Thư đến: '... Ban ngày dù mới ngủ dậy, nếu con muốn tập trung niệm Phật thì hai mắt cứ như muốn nhắm nghiền lại giống như buồn ngủ dữ lắm.'
TP HCM, ngày 18/12/1999

Kính thưa Thầy,
Con viết bức thư này kính gửi Thầy khi con đang ở trong một tâm trạng bất an, lòng con đầy lo lắng. Cuộc đời tu học của con may mắn được Thầy giáo dục, con cũng hiểu được đôi điều; Nhưng khi đứng trước nạn tai, lòng con sao bổng thấy yếu hèn, lo sợ.
Con không biết nghiệp lực của con thế nào mà sao tim con hồi hộp hoài. Đây là linh tính báo trước điều không may hay chỉ là sự yếu hèn của tâm đời. Kính mong Thầy giáo huấn và cứu giúp con một phen vì con cảm thấy đuối sức quá.
Ngoài ra việc tu tập của con thường khó khăn vì khi ngồi công phu con bị lắc ở eo lưng và cổ rất nhiều; Có khi không ngồi công phu trọn vẹn được, phải nằm làm chiếu minh rồi ngủ; Hoặc trước khi công phu con phải thở Pháp Luân Thường Chuyển trước thì mới có thể yên để hành tiếp các pháp Niệm, Soi Hồn,... Làm như vậy không đúng trật tự, con không biết có sao không? Ban ngày dù mới ngủ dậy, nếu con muốn tập trung niệm Phật thì hai mắt cứ như muốn nhắm nghiền lại giống như buồn ngủ dữ lắm. Con có bị trược hay tà khí áp đảo hay không?
Kính mong Thầy chỉ dạy cho con. Cuộc đời khổ quá; Muốn tìm về nơi thanh nhẹ mà tu tập không xong, con thấy buồn quá. Sợ lỡ một kiếp người.
Con kính chúc Thầy an khang.

Kính thư,
con,
LVĐ
 
Thư đi:
FV, ngày 18/01/2000

VĐ,
Thầy vui nhận được thư con đề ngày 18/12/1999, được biết tâm con bất an, thần kinh bất ổn, lo lắng và sợ sệt vì con hướng ngoại, tạo động trong nội tâm. Ngược lại con bằng lòng dấn thân hành pháp thì sẽ giải được những phần không cần thiết, và nó giảm được sự lo âu bất chánh.
Tim con yếu không yên; Biến thể của nó sẽ tạo ra nhiều bệnh như máu cao, tiểu đường và hồi hộp. Con cần xem bác sĩ điều trị một thời gian sẽ khỏi. Về Pháp Luân Thường Chuyển thì phải có ý niệm đầy rún, đầy ngực và tung lên bộ đầu. Nếu niệm Phật hai mắt nhắm nghiền giống như buồn ngủ dữ lắm thì cứ chú ý ánh sáng nơi trung tim chân mày và tiếp tục niệm Phật là đúng; Từ đó con sẽ nhẹ và xuất phát ánh sáng, càng ngày sẽ càng nhẹ và bớt lo âu.
Chúc con thực hành trong thanh tịnh.

Quý thương,
Lương Sĩ Hằng
Vĩ Kiên
OngTamwriting
 
Vài thư đi thư lại mới đây
361. Ngày 28-05-1994. Người viết: TV
362. Ngày 09-05-1994. Người viết: LBP
363. Ngày 19-05-1994. Người viết: VDL
364. Ngày 01-10-1999. Người viết: TTC
365. Ngày 15-12-1999. Người viết: VCT
366. Ngày 17-11-2000. Người viết: LHK
367. Ngày 23-08-1999. Người viết: TQN
368. Ngày 24-11-1999. Người viết: PVL
369. Ngày 30-12-1999. Người viết: NTTB
370. Người viết: M
371. Ngày 09-03-2000. Người viết: NVT
372. Ngày 18-12-1999. Người viết: LVĐ
373. Ngày 16-12-1999. Người viết: LĐT
374. Ngày 20-12-1999. Người viết: LU
375. Ngày 08-12-1999. Người viết: PBH
376. Ngày 19-12-1999. Người viết: NCB
377. Ngày 05-11-1999. Người viết: LH
378. Ngày 28-12-1999. Người viết: TQM
379. Ngày 14-12-1999. Người viết: CBL
380. Ngày 19-02-2000. Người viết: NMT
 
của tổng cộng 743 thư đi thư lại (được phổ biến) theo thứ tự ngược lại của ngày tải lên Thư Viện.
left-blu2 left-blu3 15 16 17 18 [19] 20 21 22 23  right-blu3 right-blu2
 
 
 
down-yel gif
Hướng dẫn cách dùng
(1)Trang 'Thư Từ Lai Vãng', cũng như cả VoviLib, là một phương tiện của chung, chứa đựng những thư đi thư lại trên đường hoằng pháp của thiền sư Lương Sĩ Hằng và bạn đồng hành trong suốt những năm Ngài còn tại thế. Chúng tôi lưu trữ những thư từ ấy trong chữ viết trong database để giúp việc truy cập của hành giả được dễ dàng hơn.
(2)Khung Tìm nhỏ ở bên trên có thể giúp quý vị tìm bài. Để sử dụng, đánh vào khung vài chữ muốn tìm của lá thư, chẳng hạn như 'VHT' (viết tắt tên người viết thư) và bấm 'Go'. Nếu tìm theo năm tháng, cần đánh theo thứ tự 'năm-tháng-ngày'. Thí dụ: '1988', hay '1988-07', hay '1988-07-06'. Nếu để trống và bấm 'Go', kết quả sẽ là tất cả thư từ hiện có! Xin dùng kiểu chữ Unicode.
(3)Để đọc một lá thư tìm được, bấm vào link của thư đó, lá thư sẽ hiện ra phía bên trái.
(4)Nếu bạn có account và đã login, có thể dùng link "Tải Thư Từ Lai Vãng lên Thư Viện" hiện ra ở bên trên để mang thư vào.
 

(Thư viện đang gom góp các thư từ lai vãng của Đức Thầy và hành giả Vô Vi. Kính mời quý bạn đạo gần xa đóng góp cho kho tàng chung này ngày càng đầy đủ hơn. Đa tạ.)

Tìm: