361. Soi hồn nước mắt chảy  checkbox
  Hỏi : Khi con Soi Hồn thì đôi khi nước mắt con có chảy ra, như vậy là sao hả Thầy?
  Đáp : [nghe/xem] - [download]   - ArrowFromIcon
Không sao! Cái nước ở trong gan nó ra, không ăn chung gì. Nó là cái trược thủy. Mồ hôi, nước mắt - trược thủy. Nó ra tốt, ra rồi nhẹ nhàng.
362. Soi hồn thấy trán bị ngứa  checkbox
  Hỏi : Thưa ông Tám, mỗi khi con Soi Hồn thấy trán mình bị ngứa, vậy đó là tại làm sao?
  Đáp : [nghe/xem] - [download]   - ArrowFromIcon
Là độc tố trong mình nó ra, dâm tánh mình nó xuất hiện; đó là độc tố nó ra nó ngứa. Cho nên phải làm Pháp Luân Chiếu Minh cho nhiều để cho thanh lọc...
363. Soi hồn và làm Pháp Luân Thường Chuyển một lúc có được không?  checkbox
  Hỏi : Soi Hồn, làm Pháp Luân Thường Chuyển cùng một lúc có sao không Thầy?
  Đáp : [nghe/xem] - [download]   - ArrowFromIcon
Đâu có được. Nó tức ở trong đó: Soi Hồn là Soi Hồn; thở thường. Pháp Luân Thường Chuyển, người ta hít cho đầy rún, đầy ngực, tung lên bộ đầu,...
364. Sống thì phải tu  checkbox
  Hỏi : Thưa Thầy, theo thông thường ở đời người ta nói sống thì phải tu. Xin Thầy cắt nghĩa tại sao sống thì phải tu?
  Đáp : Sống đương nhiên là phải tu. Dù không bằng lòng, chúng ta cũng phải bằng lòng khi giáng sanh xuống thế! Chúng ta đã khóc la vì bị giam hãm trong thể xác eo...
365. Sự chết tốt lành của người tu  checkbox
  Hỏi : Xin Thầy chỉ cho sự chết tốt lành của người tu, nghĩa là của người không có bệnh trần thế, không có bệnh của xác thân? Xin cám ơn...
  Đáp : [nghe/xem] - [download]   - ArrowFromIcon
Bởi vì con người mà đã biết sự sáng suốt của mình là vô cùng, cho nên phải vun bồi sự sáng suốt; thì lúc đó mình đi với sự sáng suốt. Mà trong lúc...
366. Sự cương quyết của phần hồn  checkbox
  Hỏi : Nếu đánh thức mãi nhưng họ vẫn không thức thì sao?
  Đáp : [nghe/xem] - [download]   - ArrowFromIcon
Sự cương quyết của phần hồn, sự sáng suốt của phần hồn đang bảo vệ thể xác, tại sao không tập trung để làm một việc hữu ích cho cái tiểu thiên...
367. Sử dụng Minh Cảnh Đài  checkbox
  Hỏi : Thầy nói là dùng từ điển để mà nói chuyện với đối phương. Vậy, khi mà chúng ta chưa có từ điển, thì ta có thể dùng, thí dụ như...
  Đáp : [nghe/xem] - [download]   - ArrowFromIcon
Cho nên cái người mà có Minh Cảnh Đài đó, là người đã có từ điển rồi, con hiểu chưa? Minh Cảnh Đài là người đã có từ điển, còn người chưa có...
368. Sự đánh đập và nhồi quả của cơ thể  checkbox
  Hỏi : Con hay bị đau ở người, nhứt là thỉnh thoảng, cái bụng chứa này cũng như bị căng lên đó, căng lên hầu như có thể nửa ngày, hoặc một...
  Đáp : [nghe/xem] - [download]   - ArrowFromIcon
Không phải đâu, cái đó là anh bị những sự đánh đập của cơ thể, rồi những cái máu ứ nó ra không có hết. Cái đó anh phải uống cái thuốc trật đả...
369. Sự khác biệt giữa điển Bề Trên và điển của ma  checkbox
  Hỏi : Xin Thầy dạy cho chúng con cách phân biệt điển của Bề Trên giáng xuống để dậy chúng con, và điển của ma xuống để dụ dỗ chúng con.
  Đáp : [nghe/xem] - [download]   - ArrowFromIcon
Ðó. Cái phần của Bề Trên xuống, là nó không có nhập trong cơ thể, và nó không có thể điều khiển mình được. Phần Bề Trên xuống là lúc nào mình cũng...
370. Sự khai mở của các Luân Xa  checkbox
  Hỏi : Xin Thầy giải thích ngọn ngành hơn cho chúng con về sự khai mở của từng luân xa như thế nào, thế nào mình biết là mình khai mở, khai mở...
  Đáp : (xem cột bên phải)  - [download]   - ArrowFromIcon
Phải dày công tu thiền. Cái người mà được khai mở đó là họ đã dày công tu thiền. Cho nên chúng ta nói về chỉ chỗ này, chỉ chỗ kia nhưng mà nó không...
 
của tổng cộng 510 Câu vấn đáp (được phổ biến) theo thứ tự của phần Tựa.
left-blu2 left-blu3 33 34 35 36 [37] 38 39 40 41  right-blu3 right-blu2
Master in 1980s
 
 
 
Sự khai mở của các Luân Xa
 
Hỏi: Xin Thầy giải thích ngọn ngành hơn cho chúng con về sự khai mở của từng luân xa như thế nào, thế nào mình biết là mình khai mở, khai mở được tới mức nào?   -  ArrowFromIcon
Đáp:
download [mp3]
 
Phải dày công tu thiền. Cái người mà được khai mở đó là họ đã dày công tu thiền. Cho nên chúng ta nói về chỉ chỗ này, chỉ chỗ kia nhưng mà nó không dày công, rồi nó đi không được. Nó không nổ được. Nó không mở được. Nó phải thiền đúng pháp, đêm đêm lo thiền đúng pháp là gặt hái trở lộn lại cái của thanh tịnh của mình. Sau cái nổ đó là cái trược. Cái trược nó nổ rồi thì nó bừng sáng trong nội tâm. Chứ đừng có thấy bây giờ văn minh, anh đương thiền, tôi đưa micro tôi bấm cái... b... ừm... nổ ra (cười). Cái đó cũng xạo được, nhưng mà sự thật là phải dày công. Thấy micro nó còn làm được mà bây giờ mình làm không được sao? Mình dày công! Ở trong này nó mỏng lắm! Trong cái cơ tạng mình, trong cái lụa mỏng này mình làm Pháp Luân Thường Chuyển đem nguyên khí của trời đất vô thì cái dương khí nó đưa lên, thì cái âm khí tới đó nó rút lên tới một mức độ nào nó sẽ nổ. Nó tung ra là bừng sáng hết cả nội tâm, óc sáng tâm minh. Trong có một giây thôi là hiểu tất cả những cái chuyện gì ở thế giới mà mình chưa biết.

Cho nên cảnh Phật... Ở thế gian nói đi về xứ Phật khó lắm. Bây giờ người ta còn đi tìm chỗ ông Phật Thích Ca hồi trước ngồi cây Bồ Đề lo tu tịnh đó. Họ đi tìm họ coi chơi thôi chứ họ đâu có biết trong gốc họ, trong cơ tạng họ có cây Bồ Đề, có Vũ Trụ, có Càn Khôn, có hết mà họ không chịu khai mở. Mà hông biết cái chìa khóa nào để khai mở. Là phải lấy cái nguyên khí Càn Khôn Vũ Trụ mới khai mở được chớ không phải ngồi lỳ đó mà mở đâu. Phải lấy cái nguyên khí của Càn Khôn Vũ Trụ mới khai mở được. Thì đằng đây chúng ta có Pháp luân thường chuyển để nó khai mở. Cho nên những người căn nặng làm Pháp Luân Thường Chuyển đều, đúng thì nó sẽ nhẹ lại, tránh cái cảnh luân hồi. Lục đạo khai thông không có cớ luân hồi nữa, sáng suốt và thanh nhẹ. Thì ông Phật hồi xưa cũng là dày công lo tu chứ có ông Phật nào mà khi không cái đùng thành Phật đâu. Tu bỏ ăn, bỏ uống, bỏ ngủ mà, nó mới thức tâm, hào quang mới bừng sáng. Bây giờ tại sao người ta nói trì trệ, chậm chạp? Là ăn no, ngủ kỹ mà không chịu tu, không chịu lo sửa tâm thân, cố chấp, dấy động làm bộ óc không có thông thì càng ngu. Chứ ở đời nói khôn... lẻo lẻo, nói chuyện lẻo lẻo nhưng mà ngu. Ngu là không biết mình là ngu. Biết chuyện người ta hay lắm nhưng mà không biết chuyện mình là ngu.

Cho nên nhiều người tu, mới sơ sơ biết chuyện người ta, nói lẻo lẻo chuyện người ta nhưng mà chuyện nó, nó chưa biết. Bảo đảm nó chưa biết chuyện nó, cũng cho là khôn. Thầy bói, thầy tướng đủ chuyện hết nhưng mà chuyện của nó sẽ xảy ra nó không biết. Tại sao người ta kính nể ông Phật? Là ông Phật ông tu, biết chuyện của ổng và hóa độ quần sanh. Ông không có lấy cái biết mà đi phê bình người ta. Ông ấy lấy cái thanh quang ông chuyển độ cho mọi giới được thanh nhẹ và tiến lên như ổng. Thì người ta kính nể, bất vụ lợi mới được. Còn vụ lợi mách bảo lấy tiền, cái đó không được! Cái đó không đúng, đi vào con đường trược và không phát triển. Dũng chí của tâm linh không có. Đại hùng, đại lực, đại từ bi không có. Tham tiền, tham bạc là không có đại hùng, đại lực, đại từ bi. Khi mà biết được cái Như Lai tánh của chúng ta là không cần tiền bạc gì hết, tự nhiên nó hội tụ thôi, không có lo! Khi mà các bạn lên trên rồi: “tôi muốn uống ly nước” thì nước nó chạy tới trước mắt, đâu cần phải đi rót, đi nấu khổ cực, nhẹ rồi. Tu để hưởng cái đó! Cho nên càng tu để đạt tới sự vinh quang ở tương lai là chỗ đó. Nhiều người không chịu tu, muốn đắc, muốn phù hộ cho đắc, không có vụ đó! Phật không có hộ phò! Ông Phật là ông chỉ hành đắc đạo để cho mình học theo đường lối đó mình đi thôi. Mình càng học đường đó là mình càng dũng mãnh, không có cái duyên nghiệp nào mà trì kéo chúng ta được hết. Tâm làm thân chịu, mỗi người một việc. Có khối óc là phải biết trách nhiệm lấy nó, khỏi cần lo. Mình cứ lo thanh tịnh, lo tu thôi là cứu độ được đối phương. Khi mà tu thanh tịnh, điển rút bộ đầu, bộc sáng bộ đầu thì cái điển chúng ta mới hóa độ được cho tất cả xung quanh chúng ta. Không có vốn làm sao hóa độ được? Người có vốn không cần phải nói nhiều, thanh tịnh lo tu là độ được rồi.

 
--- oOo ---
 
 
right-yel gif
Hướng dẫn cách dùng
 
Ghi Chú:

Trang Vấn Đáp này đang được cập nhật thường xuyên. Mọi ý kiến đóng góp, yêu cầu, hay thắc mắc, xin thư về chúng tôi qua địa chỉ info@vovilibrary.net. Đa tạ.

Tìm:
>> Advanced Search