Những Pháp Hành Thêm
Bên cạnh những pháp chính, và tùy theo khả năng, hành giả nên thực hiện thêm những pháp phụ nhưng rất quan trọng và hữu ích trong việc sửa tánh và hổ trợ cho tâm thân, đó là: Niệm Phật, Thể Dục Trợ Luân, Lạy Kiếng Vô Vi, Niệm Bát Nhã, Mật Niệm Bát Chánh, Kiểm Điểm Đời Đạo, và Chưởng Hưởng Dưỡng Khí.
(Bấm vào một trong các đề tài trên để đọc thêm.)
Đứng thẳng trước kính Vô Vi. Nếu nhà không có kính Vô Vi thì quay về hướng Nam, bắt đầu lạy. Trong lúc lạy, co lưỡi, răng kề răng, miệng ngậm, niệm Phật trên đỉnh đầu. Tiếp tục niệm Phật và lạy. Mỗi lần tập 50 lạy như vậy. Hơi thở bình thường.
Chu kỳ một lạy là: Tay chắp -- Đưa cao lên khỏi đầu -- Khom người lạy -- Đầu gối, ngón tay, đầu chạm đất -- Đứng lên.
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
... đọc thêm>> |
Lạy kiếng, trước hết là giúp cho sức khỏe của cơ tạng.
Về điển giới, Thiền Sư Lương Sĩ Hằng đã giải thích như sau:
... Nếu mà các bạn trược, thì các bạn không thấy cái gì, cũng xá mà thấy cái phàm ngã của bạn mà thôi. Khi cái tâm các bạn nhẹ rồi các bạn xá thấy sự thanh cao, thấy Tiên Phật, thấy cảnh trời, trong một nháy mắt là thấy hết trọi rồi. Cho nên cái kiếng Vô Vi rất huyền diệu cho người tu học trong thực hành mà kiểm chứng mỗi kỳ, mỗi buổi sáng. Nhiều khi các bạn làm sái quấy trong đêm, sáng đứng trước kiếng các bạn sợ, tự động các bạn sợ nhìn mặt thằng này nó sa sút quá! tự mình sợ, sa sút rồi sẽ đi đâu, mình sợ! Cho nên cái sợ đó nó tạo cái ăn năn, rồi về, mình mới ăn năn, mình mới lo tu nữa. Cái kiếng đó nó nhắc hằng ngày nếu các bạn biết sử dụng nó, chớ đừng cho cái kiếng đó là một vị Thánh gác cửa hay là một vị Thần giữ cửa...
![]() |
Kính Vô Vi là biểu trưng cho thanh quang của càn khôn vũ trụ và cũng là biểu trưng cho lòng trung nghĩa.
Cách tốt là thượng kính Vô Vi trong phòng khách, hướng về cửa ra vào hay cửa sổ, nơi sáng sủa, khang trang, có nhiều ánh sáng chiếu vào. Kính nên dùng hình bán nguyệt (nửa hình tròn) vì hình bán nguyệt nhận ánh sáng mặt trăng dịu hơn. Ban ngày thì nhận ánh sáng mặt trời.
Chọn ngày mùng một hay ngày thứ mười lăm (ngày rằm) trong tháng âm lịch để thượng kính.
Kính Vô Vi khi gắn lên tường phải phủ vải đỏ cho đến khi làm lễ thượng kính.
Khi dâng hoa và ngũ quả (năm loại trái cây tượng trưng cho ngũ tạng) thì dùng hoa màu trắng (tượng trưng cho huệ linh) đặt phía bên trái (từ ngoài nhìn vào kiếng). Đức Thầy có dạy phía bên trái mạnh hơn, ngũ quả thì đặt ngay chính giữa. Nếu làm ăn buôn bán thì nhớ dâng hoa mỗi ngày, còn không vào mồng một hay rằm thì dâng hoa và ngũ quả.
Đúng 12 giờ trưa, gia chủ đứng trước kính, chắp tay trước ngực và nguyện 3 lần: Xin Đức Quan Thánh Đế Quân hộ độ cho gia cang chúng con được bình an, tu hành tinh tấn.
Rồi ngồi trước kính trong tư thế thiền và tập trung ý trí lên trung tâm bộ đầu thầm niệm Nam Mô A Di Đà Phật liên tục từ năm tới mười phút. Xong rồi xá 3 lần.
Mỗi nhà chỉ nên thượng một kính Vô Vi thôi. Nếu bạn nào đã thượng kính rồi mà không phải hình bán nguyệt thì cứ giữ kính cũ.
Trường hợp nếu kính Vô Vi bị vàng ố, đó là Bên Trên đã rước bớt một phần nạn cho chúng ta và chúng ta nên thay một kính Vô Vi mới. Khi thay, thầm nguyện trên đỉnh đầu: (1) Xin mời quý vị chuyển qua kính mới. (2) Xin Đức Quan Thánh Đế Quân hộ độ cho gia cang chúng con được bình an, tu hành tinh tấn (nguyện 3 lần).
Kính cũ có thể dùng để soi mặt hoặc bỏ đi cũng không sao. Có thể mời thêm bạn đạo đến chung thiền để tăng thêm lòng thành kính và niềm tin.
Mỗi buổi sáng trước khi rời khỏi nhà hay buổi chiều khi trở về, hành giả đứng trước kính Vô Vi, chắp tay trước ngực, thầm niệm trên đỉnh đầu Nam Mô A Di Đà Phật 3 lần, rồi xá 3 cái.