251. Lập Hội Ái Hữu Vô Vi - ngồi chung với nhau, để trao đổi  checkbox
  Hỏi : Tại sao cái pháp môn này của Ông Tám lập ra, thấy đông người như vậy mà không có tổ chức gì hết? Dạ, kính hỏi Ông Tám, có nên làm...
  Đáp : [nghe/xem] - [download]   - ArrowFromIcon
Ở đây, nghĩa là, số người của chúng ta ban đầu ít, rồi lần lần đông, thì tự nhiên phải có trật tự. Nhưng mà bây giờ tất cả những bạn đạo ở...
252. Lập thiền đường  checkbox
  Hỏi : Tại sao Thầy dạy “Người nào muốn mở thiền đường phải biết sử dụng Cánh Cửa Nhân Quả mà làm con người?”
  Đáp : [nghe/xem] - [download]   - ArrowFromIcon
Thì, luật Nhân Quả là chúng ta phải gieo cái nhân lành, chúng ta phải, lập thiền đường phải tu thiền nhiều, tự thức, mới cống hiến cho người kế tiếp...
253. Lấy đạo tạo đời, tự rước sóng gió  checkbox
  Hỏi : Khi mình quen một người nữ thì mình chỉ chuốc lấy cái khổ của người ta mà thôi?
  Đáp : [nghe/xem] - [download]   - ArrowFromIcon
Đâu có phải chuốc lấy cái khổ. Mình phải làm sao chỉ cho họ thấy khả năng sẵn có của họ và họ soi sáng lấy họ, thắp đèn lòng để họ tự đi....
254. Lấy gì để gây ra tội ?  checkbox
  Hỏi : Linh căn đầu tiên mới giáng thế với nguyên điển của Thượng Đế thì lấy gì để gây ra tội lỗi?
  Đáp : [nghe/xem] - [download]   - ArrowFromIcon
Luôn luôn nó xuống đây có nhiệm vụ, nhưng mà xuống thế gian trần trược... Cũng như những người tu, tu mà đắc đạo, luôn luôn sáng suốt, mà tại sao...
255. Lạy kiếng Vô Vi dẹp tự ái  checkbox
  Hỏi : Tại sao con lạy kiếng Vô Vi thì thấy rõ ràng rằng mình dẹp bỏ được tự ái rất nhiều, dẹp được bớt tự ái rất nhiều?
  Đáp : [nghe/xem] - [download]   - ArrowFromIcon
Tốt lắm! Dẹp rất nhiều; bởi vì khi cái lạy như đó là giúp cho tim, ruột, thần kinh khối óc hóa giải trược khí ra ngoài; thì cái tự ái nó không còn:...
256. Lấy kinh sống mà học đừng ôm kinh chết rồi diễn giải sai - Đạo là tự nhiên hồn nhiên  checkbox
  Hỏi : Theo ông Đào Duy Anh thì Vô Vi nghĩa là không được trái với đạo lý, nhưng theo ông Tám thì “Vi” có nghĩa là nhỏ, rất nhỏ! Vậy tưởng...
  Đáp : (xem cột bên phải)  - [download]   - ArrowFromIcon
Theo ông Đào Duy Anh thì Vô Vi nghĩa là không được trái với đạo lý, nhưng theo ông Tám thì “Vi” có nghĩa là nhỏ, rất nhỏ! Vậy tưởng chừng như có sự...
257. Linh mục Công giáo tu thiền Vô Vi  checkbox
  Hỏi : Một vị linh mục tu thiền Vô-Vi thì làm thế nào giải thích như cho giáo dân công giáo về việc tu thiền Vô-Vi này?
  Đáp : [nghe/xem] - [download]   - ArrowFromIcon
Nếu Ngài là linh mục, Ngài chưa hiểu Ngài, tu Vô-Vi thì Ngài sẽ thấy Ngài nhiều hơn rồi Ngài phân tách cho tất cả mọi người thấy rõ là chính tôi đã...
258. Loài côn trùng, cục đá trên núi... tiến hóa như thế nào  checkbox
  Hỏi : Thượng Đế đã cho loài người nhiều cái phương pháp tu để tiến thân. Dạ con chưa hiểu là, thí dụ như là những cái loại côn trùng, như...
  Đáp : [nghe/xem] - [download]   - ArrowFromIcon
Có chứ, có chứ! Tại sao nó thấy ánh sáng, nó lại đòi chạy tới? Có mặt trời, có mặt trăng, có thanh khí, để cho nó có cơ hội tiến hóa. Nó ngoi lên...
259. Loài người từ đâu đến?  checkbox
  Hỏi : Thưa Thầy, loài người từ đâu đến?
  Đáp : [nghe/xem] - [download]
Loài người đã hình thành từ cấu trúc siêu nhiên thanh nhẹ, đến trần trược để học hỏi và dũng mãnh tiến hóa trở về với cõi thanh nhẹ.
260. Lợi ích, ý nghĩa, giá trị của một thiền viện  checkbox
  Hỏi : Xin Thầy dạy cho chúng con được biết sự ích lợi của một cái thiền viện.
  Đáp : [nghe/xem] - [download]   - ArrowFromIcon
Thiền viện, nếu thanh tịnh thấy ích lợi vô cùng. Một vách tường đâu có phải dễ xây đâu! Bao nhiêu sự thông minh đã đóng góp kết thành một căn nhà...
 
của tổng cộng 668 Câu vấn đáp (được phổ biến) theo thứ tự của phần Tựa.
left-blu2 left-blu3 22 23 24 25 [26] 27 28 29 30  right-blu3 right-blu2
Master at TSXD
 
 
 
Lấy kinh sống mà học đừng ôm kinh chết rồi diễn giải sai - Đạo là tự nhiên hồn nhiên
 
Hỏi: Theo ông Đào Duy Anh thì Vô Vi nghĩa là không được trái với đạo lý, nhưng theo ông Tám thì “Vi” có nghĩa là nhỏ, rất nhỏ! Vậy tưởng chừng như có sự khác biệt giữa nghĩa của ngôn từ. Theo cách viết chữ Nho thì dường như hai chữ “Vi” về hình thức có khác nhau, xin ông Tám vui lòng giải thích?   -  ArrowFromIcon
Đáp:
download [mp3]
 
Theo ông Đào Duy Anh thì Vô Vi nghĩa là không được trái với đạo lý, nhưng theo ông Tám thì “Vi” có nghĩa là nhỏ, rất nhỏ! Vậy tưởng chừng như có sự khác biệt giữa nghĩa của ngôn từ. Theo cách viết chữ Nho thì dường như hai chữ “Vi” về hình thức có khác nhau, xin ông Tám vui lòng giải thích? Đức Thầy: Chữ nghĩa hồi xưa nó khác, bây giờ mình động loạn quá nhiều mình phải hướng về “Không” thì mới có cơ hội học hỏi và tiến hóa. Kỳ này phải lấy kinh sống mà học, đừng có ôm ba cái kinh chết rồi diễn giải sai hết trọi, rồi khổ cho cả đám, không có phát triển được!

Bây giờ quý vị thấy rõ không: có hỏa tiễn bay lên trời, có vệ tinh bay lên trời, cuộc cố gắng phát triển của con người nó đi lên. Đạo cũng vậy, đạo đi nhanh hơn nữa. Chúng ta phải đi trong tự nhiên và hồn nhiên. Tất cả đạo là tự nhiên và hồn nhiên, chớ không phải tôi ôm cuốn sách đạo đi là tôi người đạo đâu! Tôi nói dóc trong cuốn sách mà thôi! Vì cuốn sách nó nói như vậy, tôi theo cái người viết mà tôi nói chứ chính tôi tôi chưa nói được. Đạo là tự nhiên và hồn nhiên, tôi phải phát ra mà tôi nói. Cho nên, tôi từ hồi nào tới giờ không bao giờ tôi xem sách, để tự nó mở huệ hay làm gì nó nói được là nói; mà trong quần chúng người ta cần dùng tôi thì tôi nói. Tôi nói thẳng thắn sự thật như vậy chớ tôi không có vị nể bất cứ một ai. Cho nên, những văn chương không áp chế tôi được vì sự thật là sự thật, tôi phải đi về sự thật. Mà rốt cuộc quý vị phải chết với quý vị và đi tìm sự thật. Đó là cái chánh pháp.

Cho nên, thực hành cái pháp để mở tâm mở trí mới rõ ràng. Rõ ràng, không có ỷ lại nơi một cái văn chương người nào. Người nào viết là cái ý của họ dọn dẹp cho nó đẹp, văn chương để kiếm tiền, mình phải hiểu. Rồi có nhiều người, người ta thực tâm muốn đóng góp, người ta viết, mình coi thử người đó có hành đạo hay lượm lặt của người khác, biết không? Cho nên, đừng có nói tôi hay chữ là hay chữ không; hay chữ phải hay thức không? Thức có mở không? Thức còn chấp là cái chữ nghĩa không có giá trị! Viết là viết để đó thôi chớ không có ai học hành. Còn mình thực hành để ảnh hưởng người khác, cái đó là chánh pháp. Cho nên phải cần thực hành để tiến hóa.

À, Phật là ngu, Phật đâu có khôn, Phật đâu có lừa gạt người ta, Phật là ngu! Bị ngu nó mới trở về thanh tịnh. Quý vị không thanh tịnh là quý vị khôn mới không thanh tịnh: lo chuyện này, lo chuyện kia, lo chuyện nọ, tưởng mình khôn! Không thanh tịnh! Mà không lo gì hết thì tự nhiên nó ngu, ngu nó mới thanh tịnh; thanh tịnh nó mới sáng suốt, sáng suốt nó mới từ bi. Cho nên những người ngu muội không học chữ, dốt nát nhưng mà nói cái gì mà đau khổ của người khác là họ giúp liền. Cái tâm họ, họ chỉ biết cái tâm không, họ không có biết cái chữ, không có lạc trong cái rừng văn chương. Cái rừng văn chương nó làm lý luận đủ chuyện trong óc và không có thực hành được cái mình mong muốn. Cho nên người tu phải thực hành đứng đắn cái mình mong muốn để tiến hóa, vì cuối cùng chúng ta phải ra đi, không có ai vĩnh viễn ở trên mặt đất này mà tranh giành cái gì; không tranh giành được cái gì! Từ hồi nào tới giờ cách mạng, chánh trị làm lu bù đâu có ai thành công đâu?! Một thời gian làm việc Tiên thôi! Mà tâm thức của chúng ta, chúng ta phát tâm, cộng đồng ngồi lại với nhau trong cái nguyên lý phát tâm thì nó có thực hiện được tình thương và đạo đức của Thượng Đế rõ ràng, xã hội sẽ tốt hơn.

Cho nên ngày hôm nay tôi thấy rằng tôi ra đây, tôi thực hiện phương pháp công phu và tôi cũng ảnh hưởng một số người. Chớ bây giờ tôi thấy Hội Ái Hữu Hoa Kỳ cũng nhiều người tự động phát tâm, cái đó sự cao quý vô cùng, không thể tìm được! Người ta có tiền người ta không xài, người ta in kinh cho người khác. Người ta in kinh cho người khác, người ta không ăn, người ta nhịn ăn, người ta in kinh cho người khác; để chi? mong người khác tìm hiểu chơn lý của chính họ và tiến hóa tới cái thức hòa đồng của Chư Phật, Chư Tiên, cái đó là cái chánh pháp. Tôi quý nhất là những người mà đã làm như tôi ở Việt Nam, như ông Nguyễn Xuân Liêm cũng vậy, cũng là có bao nhiêu tiền cũng dành dành dụm dụm in kinh cho người ta. Mà bị người ta chửi cũng làm, bị người ta rầy cũng làm! Cái tâm họ muốn độ người, muốn tự mình thức tâm và ảnh hưởng người khác. Thì cái chuyện này ở thế gian rất ít, và chúng ta nếu bằng lòng như vậy thì chúng ta sẽ làm vô chủ thuyết, không có đặt cái chủ thuyết ngoại lai mà khống chế dân tộc. Mà dân tộc phát tâm thì trở thành một chủ thuyết vĩnh cửu và ảnh hưởng cả nhân loại. Vô chủ thuyết biến thành chủ thuyết mới là chơn lý của Phật. Mọi người phát tâm, quý vị không có phát tâm, tới đây nghe làm cái gì? Quý vị phát tâm muốn tìm hiểu cái gì của chính tôi thì lúc nào mà quý vị thực hành đi, rồi quý vị thấy cái chuyện này ông Tám ổng làm từ hồi nào giờ, đâu có lường gạt ai? Chính ổng lo cho tâm thân của ổng yên ổn, bây giờ tôi biết lo cho tâm thân tôi yên ổn, tôi thấy tôi gặp ổng thấy tôi vui vậy thôi, chứ có gì đâu quan trọng?! Tôi có đặt ổng là ông Phật để ổng phù hộ cho tôi? Không có vụ đó! Ổng là bạn đồng hành tại thế gian được giải thoát và tôi sẽ hành như ổng để tôi giải thoát. Chúng tôi sẽ sống trong cái cảnh an nhiên tự tại của cả Càn Khôn Vũ Trụ, cởi mở và không có con ma nào dám lén tới hết, mới thấy cái chánh pháp là chỗ đó. Chính tâm của quý vị mà thôi. Quý vị có tâm, có trí mà không chịu vun bồi cái tâm để cho trí nó mở, nó phát triển lên, đi tới chỗ vô cùng. Đó là “Biển cho lặng Minh Châu mới phát”. Quý vị được hòa đồng với cả Càn Khôn Vũ Trụ thì quý vị, cái luồng điển nó hòa đồng với Càn Khôn Vũ Trụ thì cái nước ở trong đó nó lặng, thanh tịnh, yên ổn, nó không có tranh chấp nữa thì Minh Châu mới phát là cái trí các bạn mới mở. Ở đằng này chúng tôi tu là có Mô Ni Châu, nhắm mắt nó phát ra, nó chạy, chuyển chạy cái Càn Khôn Vũ Trụ, nó học tất cả chơn lý của Vũ Trụ để nó ảnh hưởng chúng sanh.

 
--- oOo ---
 
 
right-yel gif
Hướng dẫn cách dùng
 
Ghi Chú:

Trang Vấn Đáp này đang được cập nhật thường xuyên. Mọi ý kiến đóng góp, yêu cầu, hay thắc mắc, xin thư về chúng tôi qua địa chỉ info@vovilibrary.net. Đa tạ.

Tìm:
>> Advanced Search