471. Sự chết tốt lành của người tu  checkbox
  Hỏi : Xin Thầy chỉ cho sự chết tốt lành của người tu, nghĩa là của người không có bệnh trần thế, không có bệnh của xác thân? Xin cám ơn...
  Đáp : [nghe/xem] - [download]   - ArrowFromIcon
Bởi vì con người mà đã biết sự sáng suốt của mình là vô cùng, cho nên phải vun bồi sự sáng suốt; thì lúc đó mình đi với sự sáng suốt. Mà trong lúc...
472. Sự cương quyết của phần hồn  checkbox
  Hỏi : Nếu đánh thức mãi nhưng họ vẫn không thức thì sao?
  Đáp : [nghe/xem] - [download]   - ArrowFromIcon
Sự cương quyết của phần hồn, sự sáng suốt của phần hồn đang bảo vệ thể xác, tại sao không tập trung để làm một việc hữu ích cho cái tiểu thiên...
473. Sử dụng Minh Cảnh Đài  checkbox
  Hỏi : Thầy nói là dùng từ điển để mà nói chuyện với đối phương. Vậy, khi mà chúng ta chưa có từ điển, thì ta có thể dùng, thí dụ như...
  Đáp : [nghe/xem] - [download]   - ArrowFromIcon
Cho nên cái người mà có Minh Cảnh Đài đó, là người đã có từ điển rồi, con hiểu chưa? Minh Cảnh Đài là người đã có từ điển, còn người chưa có...
474. Sự đánh đập và nhồi quả của cơ thể  checkbox
  Hỏi : Con hay bị đau ở người, nhứt là thỉnh thoảng, cái bụng chứa này cũng như bị căng lên đó, căng lên hầu như có thể nửa ngày, hoặc một...
  Đáp : [nghe/xem] - [download]   - ArrowFromIcon
Không phải đâu, cái đó là anh bị những sự đánh đập của cơ thể, rồi những cái máu ứ nó ra không có hết. Cái đó anh phải uống cái thuốc trật đả...
475. Sự khác biệt giữa điển Bề Trên và điển của ma  checkbox
  Hỏi : Xin Thầy dạy cho chúng con cách phân biệt điển của Bề Trên giáng xuống để dậy chúng con, và điển của ma xuống để dụ dỗ chúng con.
  Đáp : [nghe/xem] - [download]   - ArrowFromIcon
Ðó. Cái phần của Bề Trên xuống, là nó không có nhập trong cơ thể, và nó không có thể điều khiển mình được. Phần Bề Trên xuống là lúc nào mình cũng...
476. Sự khai mở của các Luân Xa  checkbox
  Hỏi : Xin Thầy giải thích ngọn ngành hơn cho chúng con về sự khai mở của từng luân xa như thế nào, thế nào mình biết là mình khai mở, khai mở...
  Đáp : [nghe/xem] - [download]   - ArrowFromIcon
Phải dày công tu thiền. Cái người mà được khai mở đó là họ đã dày công tu thiền. Cho nên chúng ta nói về chỉ chỗ này, chỉ chỗ kia nhưng mà nó không...
477. Sự kiêu ngạo từ đâu nó phát và làm sao cho nó hết  checkbox
  Hỏi : [Một tâm sự dài...] Xin Thầy trả lời dùm, Thầy giúp cho con biết cái sự kiêu ngạo từ đâu nó phát và làm sao cho nó hết...
  Đáp : (xem cột bên phải)  - [download]   - ArrowFromIcon
Sự cống cao ngạo mạn cũng là ở trong sự tăm tối mà thôi. Lúc anh tu là đâu có phải ông thầy chùa độ anh tu được, ông thượng tọa độ anh tu được!...
478. Sự sống trong lẽ sống  checkbox
  Hỏi : Con nghe lời Thầy dạy là: chúng ta đi tìm sự sống trong lẽ sống, nhưng mà câu nói này con hiểu, mà con không hiểu được chính xác, xin Thầy...
  Đáp : [nghe/xem] - [download]   - ArrowFromIcon
“Sự sống trong lẽ sống”: tràn đầy từ trong tới ngoài, từ trước mắt ta, sau lưng ta, từ sinh hoạt hằng ngày, từ cọng cỏ, miếng rau chúng ta ăn vô,...
479. Sự thắc mắc của người khác là của ta  checkbox
  Hỏi : Con thấy bạn đạo lên hỏi Thầy thế này, thế kia, thế nọ, con cũng muốn hỏi như mấy bạn đạo nhưng con không biết gì để hỏi, thành...
  Đáp : [nghe/xem] - [download]   - ArrowFromIcon
Con nói con không hỏi, nhưng hổm rày con hỏi nhiều lắm, tất cả mọi người là con. Khi con bước vô trong cái nhà này là trong cái cơ đồ của Thượng Đế:...
480. Sự thanh lọc ba giới của Tiểu Thiên Địa  checkbox
  Hỏi : Dạ kính thưa Thầy, cái luồng điển mà được rút lên đó, là tùy theo cái sự thanh nhẹ của hành giả thì được rút lên nhiều phải không?
  Đáp : [nghe/xem] - [download]   - ArrowFromIcon
Sự thanh lọc của ba giới của Tiểu Thiên Địa này. Cho nên nhiều khi cái dục giới, nó là thử thách hạng nhứt. Dục giới với thanh giới, hai cái nó tương...
 
của tổng cộng 668 Câu vấn đáp (được phổ biến) theo thứ tự của phần Tựa.
left-blu2 left-blu3 44 45 46 47 [48] 49 50 51 52  right-blu3 right-blu2
Master in 1980s
 
 
 
Sự kiêu ngạo từ đâu nó phát và làm sao cho nó hết
 
Hỏi: [Một tâm sự dài...] Xin Thầy trả lời dùm, Thầy giúp cho con biết cái sự kiêu ngạo từ đâu nó phát và làm sao cho nó hết...   -  ArrowFromIcon
Đáp:
00:00
download [mp3]
 
Sự cống cao ngạo mạn cũng là ở trong sự tăm tối mà thôi. Lúc anh tu là đâu có phải ông thầy chùa độ anh tu được, ông thượng tọa độ anh tu được! Ông Phật độ anh tu! Phải nhớ! Khi anh bước vô chùa là anh có chiêm ngưỡng hình của Thích Ca, anh chiêm ngưỡng sự thanh tịnh và anh đọc những sách từ bi của Ngài, anh mới đi tu. Nhưng mà tại sao cái ông giữ chùa như vậy? Vì ông giữ chùa đã thờ ông Thích Ca, nhưng mà không hành như ông Thích Ca, thì cái hành động của ông là cũng như người phàm mà thôi; anh phải hiểu chỗ này! Thì anh tha thứ ổng, bởi ông có phận sự chỉ giữ chùa để phụng thờ cái chơn lý đó, cho mọi người kế tiếp tới truy tầm chân lý và truy nghiệm, suy ngẫm cái dung nhan 36 tướng tốt của Đức Thích Ca. Mà Đức Thích Ca làm gì mới thành Phật? Đó! Anh phải hỏi! Hỏi ngược lại chính mình: Tôi tới đây tôi tìm cái gì? Tôi tìm ông Thích Ca. Mà ông Thích Ca làm gì thành Phật? Ổng cũng có vợ có con, mà ổng tu bằng cách nào thành Phật? Vì anh sơ ý chỗ này, nếu anh tìm ngay lúc đó thì ngày nay anh cũng là một vị Phật! Anh giải bỏ tất cả những sự bi ai của nội tâm mà tiến tới sự từ bi thật sự. Chính Ngài ngồi trên bàn, bằng xi măng, đâu có hoạt động được, nhưng mà mọi người vô nhìn dung nhan Ngài là phải quỳ lạy, trút những gánh nặng, những tâm tư đau khổ, trút vô trong cái hình nộm đó - nội một chút kỷ niệm sơ sơ của thế gian để lại… Nhưng mà ông thầy chùa là ổng chỉ phục vụ cái chùa đó thôi, ổng bản tánh người thường. Chính mấy người không biết, tưởng ông thầy chùa là ông Phật và đề cao lên, thành ra mình bị lầm lạc mà không hay! Chính mình gạt mình chớ đâu ông thầy chùa gạt mình, vì tánh ổng tánh phàm mà. Đó! Cho nên anh gõ đầu thầy chùa, thì anh cũng có tội nữa! Bởi vì ông này (cười...) ông giữ chùa, chớ ổng không phải ông Phật, đó là anh có tội: cái tội cống cao ngạo mạn, và cái tội anh không hiểu cái nhiệm vụ và trình độ của mọi người. Khi anh hiểu nhiệm vụ và trình độ mọi người, anh gõ đầu nó là anh độ cho nó. Còn anh không hiểu trình độ của nó mà anh gõ cho nó là anh đập tim anh, anh khổ ở chỗ đó, khổ trong cái tánh cống cao ngạo mạn của chính mình, rồi ôm cống cao ngạo mạn đó, rồi thù hiềm những người tu! Không phải là tất cả ba vị thầy chùa đó, nhưng mà còn cả triệu vị thầy chùa cũng đã thành công mà mình đâu có biết. Mà mình đâu có phải đi theo thầy chùa để tu; mình theo chiêm ngưỡng cái dung nhan của Đức Phật mà mình tìm cái đường lối trở về với chơn lý, coi thử mình có thể thực thi như Ngài không! Thì ông thầy chùa kia có mắc mớ gì mình đâu mà mình thù nghịch ổng? Ổng làm theo cái nghề chuyên môn của ổng mà thôi, chuyên môn giữ chùa mà, tánh phàm giữ chùa vậy thôi, đâu có làm cái gì mà mích lòng mình! Cho nên mình thấy mình có tội, thấy chưa?

Càng ngày anh càng thức tâm trên đường đời, anh thấy rõ rồi. Chơn Lý trên đường đi: tôi phải làm tôi mới có sống; tôi đã đi lính mà tôi phải đàng hoàng; tôi là một người yêu nước, yêu quốc hồn, yêu xứ sở tôi; tôi chịu hy sinh bất cứ giá nào mà người khác không! Người khác bán nước ăn, lấy tiền bỏ túi, nhưng mà cái đó đâu cần anh đánh, cần anh giận đâu? Không! Những người đó họ vì tham, họ rước rác vào tâm, họ hành khổ họ rồi gia cang họ kết quả không có yên. Luật Trời có. Nếu anh tin Phật thì luật Trời có, luật của Phật có, thì phạt họ triền miên. Rốt cuộc anh thấy dù cho họ có bỏ xứ, họ hốt bạc bỏ ra đi, rốt cuộc giờ phút lâm chung họ thế nào? Anh chưa thấy điều này.

Có luật Trời; không thể nào tránh khỏi, không cần anh trị, nhưng mà anh sửa lại, anh sửa cái tâm thức của anh, càng ngày càng cao, càng siêu diệu, càng cởi mở, càng hòa đồng, càng yêu thương nhơn loại, càng yêu thương đồng bào, càng yêu thương xứ sở, thì cái con đường đó chính anh đã hành và ảnh hưởng người khác. Còn anh nói: “Tôi giận mấy cái thằng đó...”, thì tự nhiên người khác đâu có học được cái hạnh của anh, vì nhờ mấy người đó mà đưa tài liệu cho anh để anh có cơ hội thức tâm, sửa tâm và đẹp hơn, tốt hơn, để cứu vớt đồng bào ở xứ sở của chúng ta. Tại sao anh không hành? Cũng là một cái lỗi nữa! Tại sao anh không hành? nhờ người đó, những người tham lam đó, những cái chiếc xe lật đi trước mà bị lật xuống hố như thế đó, anh đã thấy rồi, hậu quả của nó không có bao giờ tốt. Tại sao anh không sửa mà để ảnh hưởng chúng sanh?

Cho nên ngày hôm nay anh có duyên lành về với Vô Vi, anh kêu ở đây cho anh một cái bài Quốc Hồn để anh đọc, và anh sẽ hành trở về quốc nội của anh, trở về cái Tiểu Thiên Địa này, quân bình, cởi mở, khai triển hòa hợp với càn khôn vũ trụ, anh mới thấy, mới kêu bằng lập quốc trở lại. Còn nếu chúng ta còn sân si, còn thù hận, làm sao chúng ta khôi phục được một quốc gia ta yêu dấu trong niềm tin của chúng ta đây? Cho nên phải hết sức từ bi mới cứu độ được. Hỏi chớ luật Trời có không? Có hết! chúng ta không lo. Sự ác ôn nó sẽ bị ác ôn vầy xéo, và chúng ta nhân cái cơ hội làm người này là kỳ chót mà biết tu, lập lai quân bình, học từ bi và thực hiện từ bi, thì khôi phục; bất chiến tự nhiên thành, anh thấy rõ không?

Cho nên tội ta, ta không hiểu đó thôi; không nên trách người khác, bởi vậy từ rày về sau anh gặp tôi, tôi cũng như anh; trước kia tôi cũng có đầu óc như vậy: ghét, ghét những người ăn hiếp, người ăn hiếp người là tôi bất bình, tôi không chịu. Nhưng mà ngày hôm nay tôi tu rồi tôi thấy rằng: tôi biết trách người khác mà không biết trách tôi. Tôi biết rầy người khác tham lam mà tôi không chừa sự tham lam, cho nên tôi phải tu. Tôi tu rồi tôi mới thật sự hy sinh cho tất cả, ngày lẫn đêm học hỏi để cống hiến, ngày lẫn đêm học hỏi để cống hiến chuyện hữu ích và để cho họ tự thức, tự dẫn tiến, và họ không phải lệ thuộc với tôi. Tôi không có quản lý họ. Pháp này tôi đưa ra, họ hành, họ là chủ của pháp, và họ sẽ khai triển cái pháp và họ sẽ tận độ cho chính họ ảnh hưởng người khác. Cho nên chúng ta có nhiều chùa, nhiều tâm linh, nhiều cơ sở, nhiều Phật chớ không phải một ông Phật, anh thấy chỗ đó không? Cái thức bình đẳng hòa đồng mà anh mong muốn cũng như tôi mong muốn.

Cho nên ngày hôm nay chúng ta tương ngộ nơi đây nên nắm cái cơ hội này, và thực hành để đi tới. Từ lúc anh giận hờn, bây giờ dẹp hết; anh đi trong cái chỗ từ bi mọi người phải kính phục quỳ trước mặt anh mà anh cũng không cần thấy cái sự quỳ nữa. Lúc đó anh mới thấy cái giá trị và anh cũng không nên chấp ông thầy chùa, ông thượng tọa, ông cha… bởi vì mỗi người cái nhiệm vụ mỗi cái trình độ khác nhau. Chân lý thì sờ sờ. Kinh Phật lúc nào cũng sống động, kinh của Chúa lúc nào cũng sống động, coi người phụng sự có thực hiện đúng như Ngài hay là không. Cái đó là cái chuyện bề ngoài, còn coi ta chịu làm không? Nếu ta chịu làm thì ta có cơ hội cứu độ ta và cứu độ chúng sanh.

 
--- oOo ---
 
 
right-yel gif
Hướng dẫn cách dùng
 
Ghi Chú:

Trang Vấn Đáp này đang được cập nhật thường xuyên. Mọi ý kiến đóng góp, yêu cầu, hay thắc mắc, xin thư về chúng tôi qua địa chỉ info@vovilibrary.net. Đa tạ.

Tìm:
>> Advanced Search