1. Làm sao thương yêu nhau hơn và tu thành đạo chứ không giành đạo - Quan trọng là ta biết thương yêu ta  checkbox
  Hỏi : (Xin Thầy dạy chúng con) thương yêu nhau, dìu dắt nhau trong cái con đường tu đạo, đừng có chấp, đừng mê, đừng làm những gì thương tổn...
  Đáp : [nghe/xem] - [download]   - ArrowFromIcon
Cho nên, năm trăm cuốn băng Thầy nói đều hết rồi nói tất cả phải làm thế nào để đạt đạo. Cái thứ nhất quan trọng là phải biết thương yêu và...
2. Mổ xẻ cắt xén bộ phận cơ thể có ảnh hưởng đến việc tu không - Hồn tu lên tầng lớp khác thì bận đồ khác, nói chuyện khác  checkbox
  Hỏi : Những người bệnh, chẳng hạn như là họ mổ hay cắt xén một bộ phận nào trong người họ tu có bị ảnh hưởng gì không? tức là, khi Thượng...
  Đáp : [nghe/xem] - [download]   - ArrowFromIcon
Không có mất! Mở huệ thì cái điển nó còn anh thấy cái tay này chặt, thấy không? làm cái tay giả; mấy thằng cha tay giả nó ngứa, nó gãi cái bàn tay giả...
3. Hít vô bụng rất lớn và thở ra bụng ép rất sát - Dâm nhiều mất trung khí  checkbox
  Hỏi : Khi con thở thì bụng con rất lớn và khi thở ra thì nó ép vô rất là sát. Xin hỏi Thầy: hít vô bụng, thở ra lớn nhiều chừng nào tốt chừng...
  Đáp : [nghe/xem] - [download]   - ArrowFromIcon
Đúng! Con làm rất đúng, không có sao hết không có sai chút nào hết, đó là càng ngày càng mạnh, đúng không? càng ngày càng mạnh. Con thử con có vợ, con dâm...
4. Mỗi câu mỗi chữ trong Lời Nguyện là mấy luồng điển có chấn động khác nhau - Người tu sống đơn giản  checkbox
  Hỏi : Mình niệm tới chỗ Cực Lạc Thế Giới Quan Thế Âm Bồ Tát rồi mới tới Nam Mô Long Hoa Giáo Chủ họ hỏi con như vậy. Nếu như vậy là đẳng...
  Đáp : [nghe/xem] - [download]   - ArrowFromIcon
Không phải đâu! Cái đó mấy luồng điển, người ta mấy luồng điển cũng có trật tự của Càn Khôn Vũ Trụ mà niệm như vậy cũng có sự chứng minh của...
5. Niệm Phật tam huê trụ đảnh - Ngứa là dâm tánh  checkbox
  Hỏi : Mình niệm Nam Mô A Di Đà Phật, Nam Mô A Di Đà Phật, Nam Mô A Di Đà Phật trên đầu ... là tốt hay là mình niệm, chẳng hạn như là hít vô...
  Đáp : [nghe/xem] - [download]   - ArrowFromIcon
Không, cái chậm đó là khác, bây giờ, sau này chỉ chú ý ngay trung tim bộ đầu thôi. Niệm như vậy đấy, niệm liên tục ở trên bộ đầu ấy, nó tốt hơn....
6. Tu rồi ảnh hưởng người khác như thế nào  checkbox
  Hỏi : Thưa Thầy, Thầy dạy là “Ông tu, ông đắc, bà tu, bà đắc!” Nếu mà mình tu xong rồi có ảnh hưởng đến người khác nghĩa là như thế...
  Đáp : [nghe/xem] - [download]   - ArrowFromIcon
Ảnh hưởng đến người khác là những cái vong linh mà những cái phần hồn ... mấy cục thịt mà mình ăn đây này mấy chục kí lô ở trong này nè, nó liên...
7. Ấn Di Đà - Cảm giác người bổng lên - Đổi nhân tướng và pháp tướng  checkbox
  Hỏi : Con thấy ánh sáng một thời gian nhưng sao có lúc con ngồi rảnh, con ngồi thường thôi à, thí dụ học bài hay gì con thử nhiều khi đọc sách...
  Đáp : [nghe/xem] - [download]   - ArrowFromIcon
Cho nên con có ấn chứng đây này, ấn chứng tròn ở trán này, con hiểu chưa? Đó là ấn chứng của luồng điển Di Đà mà con đã niệm Phật đó! Cái đó nó...
8. Thở chiếu minh ngủ quên - Chiếu minh làm nhiều được, trị nhiều bệnh  checkbox
  Hỏi : Mình nằm thở Chiếu Minh đó, mình đang thở cái ngủ quên rồi dậy nó có hại không?
  Đáp : [nghe/xem] - [download]   - ArrowFromIcon
Không sao! Dỗ ngủ không sao.
Bạn đạo: Dạ, còn như là mỗi ngày thở Chiếu Mình thì Thầy nói ít thì chừng một ngày ba lần hay hai lần. Ừ,...
9. Soi hồn và làm Pháp Luân Thường Chuyển một lúc có được không?  checkbox
  Hỏi : Soi Hồn, làm Pháp Luân Thường Chuyển cùng một lúc có sao không Thầy?
  Đáp : [nghe/xem] - [download]   - ArrowFromIcon
Đâu có được. Nó tức ở trong đó: Soi Hồn là Soi Hồn; thở thường. Pháp Luân Thường Chuyển, người ta hít cho đầy rún, đầy ngực, tung lên bộ đầu,...
10. Thầy kể chuyện Ông Tư làm bùa và trị bệnh cứu người  checkbox
  Hỏi : Thầy kể chuyện Ông Tư làm bùa và trị bệnh cứu người - Ông Hai Sa Đéc vẽ bùa Ngũ Lôi. (câu hỏi bị mất trong băng, tạm ghi)
  Đáp : [nghe/xem] - [download]   - ArrowFromIcon
Bạn Đạo: Thầy kể chuyện Đức Ông Tư
Đức Thầy: Cái gì ông nói hết cũng được. Phi công tới nói chuyện với ổng ông nói chuyện về...
 
của tổng cộng 668 Câu vấn đáp (được phổ biến)
[1] 2 3 4 5 6 7 8  right-blu3 right-blu2
Master at TSXD
 
 
 
Lưu luyến
 
Hỏi: Khi mà người xuống trần này, khi mà phải lìa trần thì thường thường bịn rịn với trần gian. Bây giờ có người phải xuống Địa Ngục rồi sau đó từ Địa Ngục lại tu tiên. Có người trên Trời lại bị đày xuống dưới. Thế thì từ Địa Ngục lên trần gian hay từ trên Trời xuống thì có bịn rịn như mình lúc đang ở trần mà lìa trần không?   -  ArrowFromIcon
Đáp:
download [mp3]
 
Bị sao? Bị bịnh gì?

Bạn đạo: Bịn rịn. Ví dụ như mình khi mình sống ở trần này, lúc mình chết thì thế nào mình cũng lưu luyến lấy trần. Thế rồi bây giờ xuống địa ngục mà phải lên trên nữa, lên trên trần hay là đang ở trên thiên đàng mà trở lại xuống trần nữa thì lúc đó có lưu luyến như là lúc mà lìa trần không?

Nó cũng có cái chỗ kêu bằng ở trần thì nó làm cho con người mê hoặc mà nó có cái cảnh lưu luyến. Còn cảnh địa ngục không có cái chỗ lưu luyến, khi mà ra đi là mừng lắm rồi, không có lưu luyến nữa. Học, học cho kỳ được để thi mà để đi chớ không có lưu luyến cái chuyện địa ngục nữa. Còn Thiên Đàng mà phải rớt xuống trần gian thì có nhiều người vì nhiệm vụ mà xuống trần gian, thấy không? Và có một số quá thái bị sa đọa thẳng xuống địa ngục nữa chứ không phải nói trần gian, cũng phải học vậy thôi. Mà tất cả những khóa đó cũng là ông Trời tạo mà thôi để học và tiến. Thành ra cái thiên đàng mà xuống trần gian nó vì nhiệm vụ, nó không có cái gì lưu luyến mà nó chỉ đem sự thông minh sáng suốt xuống thế gian. Rồi nó trụ hóa trong cái cơ thể nào và đứa nhỏ đó đặc biệt thông minh trong đường đạo, học giải tiến mau mà từ hồi nào tới giờ không học qua cái đó mà vẫn hiểu cái đó. Vì sao? Vì nó có nhiệm vụ thì phần hồn của nó được ra vô dễ dãi, được đi đó, được đi đi về về để làm việc, cứu độ. Đó, cái phần ở bên trên xuống thường có như vậy. Còn thành phần bên trên mà làm sái quấy sa đọa xuống thế gian thì tất cả chúng ta đây cũng có rất nhiều đây. Phạt một ngàn năm không cất đầu nổi, tôi tính ngàn năm cho coi, hôm trước tôi tính cho anh chưa.

Bạn đạo: Chưa.

Anh là ông Tiên, anh xuống đây anh cưới một bà Tiên, anh đẻ một thằng Tiên là thằng con Tiên đó chứ gì. Anh tới 60 tuổi chết chứ gì hay là 70 tuổi anh chết hả. Rồi mấy đứa nó tiếp tục nó là anh chứ gì nữa vẫn sống và tiếp tục sanh sản nữa. Cứ đám này tới đám kia đám nọ, một ngàn năm chưa thanh toán hết cái đợt của anh, thấy không? Chúng ta cũng vẫn bị đọa xuống thế gian. Đọa là gì? Đọa là cho học và cho tiến. Chớ không phải đọa là mất đâu, anh thấy không? Nhiều người nói chu cha tôi đọa xuống trần gian khổ. Phải học khổ mà học khổ mới tiến mau. Cho nên con ma còn thèm thể xác con người, nhập vô thể xác con người để học tu, nhập thể xác con người để vẽ bùa, rồi cũng nói đạo, cũng trị bịnh, nhờ cái cơ cấu đó nó học để nó tiến. Cho nên, con người chúng ta xuống đây có cơ hội học đó chứ. Nhưng mà Bề Trên nói bằng "đọa" cho nó tiến thôi. Cũng như ông Trời ông đọa ông Phật cho ông Phật sáng thêm lên. Đọa là ban bố cho nó chớ, Đại Từ Bi mà. Người cha mà xem xét đúng đắn rồi nó phạt người con. Cũng như ở Việt Nam gởi đi qua Hoa Kỳ cúp không gởi tiền cho nó thì thằng con bữa sau nó lỡ làm ông gì rồi. Nó tức quá cha tôi không giúp tôi, tôi phải nên thân chứ gì nữa. Cái đó là đại từ bi chứ đâu phải eo hẹp, nó có những trường hợp đó xảy ra. Bây giờ chúng ta cũng vậy con Trời đang du học tại thế, thấy không? Mà nếu chúng ta không hiểu rõ khổ là bài học thì chúng ta là chậm tiến. Mà chúng ta rõ bài học khổ là bài học chúng ta tiến nhanh hơn, vững hơn, trưởng thành hơn, anh thấy không? Mỗi mỗi đều là học thôi, xuống địa ngục cũng học, lên thiên đàng cũng học.

Cho nên, nhiều người nó làm liều, hết sức là xuống địa ngục là cùng. Nhưng mà xuống đó học bài gay gắt, phải học chứ sao. Tại mình chấp nhận mà, tôi giết anh để tôi xuống địa ngục là cùng chứ gì nữa thì nó phải chịu chứ gì nữa, đó là sự quyết định của nó tự xuống địa ngục chứ không phải Thượng Đế bắt nó, thấy không? Cho nên, các giới đều do Thượng Đế là phần hồn của mình là chánh là chính do mình quyết định mà thôi. Nếu cố công “thăng” thì nó cũng đi lên nhẹ mà không cố công thì nó hạ xuống trược, phải không? Ở trong trường chúng ta đều học đủ hết rồi, luân thường đạo lý gia cang đủ thứ ở trong trường chú nào học ra cũng được vậy. Nhưng bây giờ ra làm ăn có tiền năm thê bảy thiếp làm cho gia đình lộn xộn. Ai đày nó? Nó đày nó chứ. Chứ đâu có trường nào dạy nó đi làm điều đó. Có trường học dạy nó không? Bây giờ nó đau lưng nó mỏi mắt nó đủ thứ, tại vì hồi đó nó hại nó chứ, có ông Trời nào hại đâu. Nhưng mà ở thế gian người ta nói Trời hại gian thần. Câu đó cũng có nhưng mà chính nó hại nó bởi vì nó chấp nhận. Tôi thách mà. Tôi nếm mà. Tôi đâu có sợ ai. Ngoài tôi không còn ai hết thì nó phải thọ trong cái cực hình đó, trong cái nghiệp thân đó nó có cơ hội học hỏi và nó cũng có cơ hội thấy sự sai lầm của nó nhiều hơn. Lúc đó, nó ăn năn mới là chánh. Chớ bây giờ mình khuyên nó: "ờ, đúng!". Ông thầy dạy nó, đúng. Vô trong trường học, đúng! Cái gì cũng đúng hết, nhưng mà ra nó không có làm đúng. Nói chuyện chúng ta đây người nào không nhiều thì ít cũng vô trường học rồi ra có chú nào làm đúng, đâu có! Thế nào cũng chạy méo chút hà, phải không? Đó, cho nên đời cũng là trường học dạy nữa. Cái sự chênh lệch đó cũng là bài học vậy mà chính nó tạo cho nó. Cho nên, đừng trách Trời Đất và đừng trách người khác mà chỉ nhận xét rõ chính mình tạo cho mình sai lầm để cho mình sớm chấp nhận sửa đi, nó mau hơn hay là để một ngày kia bị người ta hạch hỏi thì cũng nhìn nhận bao nhiêu đó, vô ích, phải không? Bây giờ ta nhìn nhận sớm còn hay hơn.

Cho nên, tu là vậy, tu bổ. Khi mà anh tu bổ, anh thấy chỗ nào lủng, chỗ nào hư thì anh thấy sai. Ai làm hư? Ai làm lủng? Ai làm hư? Ai làm cho cái thận hư? Ai làm cho bao tử hư? Cũng cái thằng cha này thôi, phải không? Thì bây giờ thằng cha này ngưng lại, phải vun bồi cho nó tốt lại, sửa chữa nó đi. Cho nên, tất cả bác sĩ trên thế giới hỏi cái bịnh gì khó chữa nhất? Cái miệng chữa không được thôi. Chớ còn cái bịnh gì cũng chữa được hết chỉ có cái miệng khó chữa nhất, thấy không? Mà nếu chúng ta tu chúng ta thức giác, chúng ta thấy mỗi hành động một do mình có cân lượng phân xét ra. Thượng trung hạ đều có cân lượng phân xét mà mình không chịu áp dụng thì mình bị kẹt đó thôi. Thì chung quy chỉ có phần hồn tự sanh và tự diệt, mỗi hành động đều là bài học hết thảy thì thấy ở đâu chúng ta cũng cầu tiến. Mà bây giờ hỏi chứ tại sao phải xuống thế cứu người? Khi mà tôi muốn xuống thế cứu người, tôi phải đạt sang suốt, tôi ngộ được đạo. Tôi biết đường đến đường đi. Tôi xuống độ người chỉ cho họ. Còn tôi trong mờ ám làm sao chỉ cho người được, anh thấy không? Đó, cho nên cái người tu sáng suốt lại tha thiết muốn trở lại độ cho những người tăm tối. Vì cái nguyên chất của người tăm tối đó có thể trở nên sáng như người đã đạt sáng. Nếu không chỉ họ thì uổng lắm, tội họ lắm, có chút xíu đó họ biết rồi, thấy không? Không có khó khăn. Mình là người hành đạo mình sáng suốt rồi mình còn tiếc cái gì nữa. Cho nên, cái người ngộ đạo thì anh muốn nói chuyện mấy tiếng đồ họ cũng nói. Nói chết bỏ cũng nói mà không có lợi gì cho họ, họ cũng nói. Họ nói phải làm vậy làm vậy sướng, họ nói hoài vậy thôi. Mà mình nghe cũng có lý, mà do cái lý đó mình ưng thuận và mình tự sửa mình và mình phải hành, còn không hành thì mất cơ hội. Cho nên, tất cả không phải nói nịnh ông Trời nhưng mà tất cả đều do ông Trời làm ra. Mà bây giờ xét ông Trời là ai? Ông Trời là do bạn mà thôi. Bạn là ông Trời con, muốn làm gì làm.

 
--- oOo ---
 
 
right-yel gif
Hướng dẫn cách dùng
 
Ghi Chú:

Trang Vấn Đáp này đang được cập nhật thường xuyên. Mọi ý kiến đóng góp, yêu cầu, hay thắc mắc, xin thư về chúng tôi qua địa chỉ info@vovilibrary.net. Đa tạ.

Tìm:
>> Advanced Search