19840413L1
TĐ FOUNTAIN VALLEY - THUYẾT GIẢNG
Thưa các Bạn,
Hôm nay tôi được cơ hội đến đây, xuất hiện nơi đây sau thời gian tịnh dưỡng, chắc hẳn các Bạn đã nhìn mặt tôi, thấy rõ sức khỏe đã khôi phục nhiều. Theo những tin đồn đãi, kể cả cõi thiêng liêng đến người phàm hữu vi, Vô Vi, thì đã xác nhận rằng tôi là người đã bị tịch diệt không còn lưu luyến với các Bạn! Nhưng mà những cuốn băng vừa qua, tôi đã nói với các Bạn rằng: “Chúng ta là người tu về Vô Vi, phải thực hiện cho kỳ được để trở về với phần hồn chơn giác của chính ta; và chúng ta sẽ có cơ hội tương ngộ tay bắt mặt mừng trong giờ thiền giác!”
Kẻ mới tu như người đã tu, đã minh định thấy rõ là cái nghiệp chướng của mỗi cá nhơn đều khác nhau: chúng ta thấy rõ, chúng ta mới bước vào tu: nghiệp chướng là gì, do đâu tạo? Chính ta đã tạo; và ta phải gỡ nó; cho nên ta phải hành trì, ta phải đòi hỏi thời gian! Nếu không dụng thời gian và trì kỳ chí kiên nhẫn để tháo gỡ những sự sai lầm của chính mình, thì không bao giờ tiến tới được!
Cho nên, các Cõi đã chứng minh cho chúng ta thấy rằng: phải tu với mọi sự kiên trì sẵn có của chính mình, mới tiến hóa. Mọi người của chúng ta xuống thế gian đây học hỏi tu để tiến, chớ không phải tu để lùi; cho nên nhiều Bạn đã được nhồi quả và giải nghiệp, lại trách móc Thượng Ðế, trách móc Phật! Cái đó là sai!
Khi chúng ta được nhồi quả nhiều, là chúng ta đạt được món quà quý. Qua cơn thử thách, chúng ta mới rõ cái dũng chí của chúng ta nằm đâu, và phải tiến bằng cách nào; thì chúng ta mới thấy rằng chúng ta là vô cùng, và không bị trở ngại nữa!
Cho nên, với hình hài của tôi, các Bạn mong được gặp tôi, ngày nay đã xuất hiện! Thì những tin đồn đãi và những sự phá khuấy ở xung quanh, kể cả cõi thiêng liêng đi nữa, cũng đã chứng minh cho các Bạn thấy rằng: lòng tự tin giải thoát của chính mình là cao quý! Mọi người tự tu, rồi sẽ tự gặp!
Chúng ta không còn xa cách! Tôi đã nói: “Ý chí của chúng ta hướng thượng giải thoát là một!” Cho nên nhiều người phải mang lấy cái bệnh hoạn, trước giờ lâm chung cũng lo âu: “Sau này tôi chết, tôi có gặp được Ông Tám không, và tôi có thể đi đến Thiên Ðàng không?” Cái đó là một chuyện mờ ảo, không nên đặt vấn đề, đặt câu hỏi đó; nhưng mà đặt cái thành trì tiến hóa: ta thức tâm tiến tới, càng ngày càng tiến nhiều, càng mở nhiều, lượng từ bi của chúng ta càng khai triển, sức mạnh chúng ta càng ngày càng dồi dào; thì chúng ta mới thăng hoa được!
Cho nên, các Bạn đã tu và gặp phải những chuyện nhồi quả, các Bạn đừng nên thối chí! Dòm thấy tôi, rõ ràng là bao nhiêu trận, bao nhiêu chuyện nguy hiểm, bao nhiêu chuyện biến chuyển trong cuộc đời của tôi, tôi đã thuật lại tất cả cho tất cả những Bạn để nghe và suy xét, đều là trong thực hành mà ra, chớ không dụng cái lý thuyết của ai mà thêm bớt ở trong cái lý luận hiện tại! Tất cả đều ở trong thực hành! Cho nên, chúng ta, người tu, phải kiên trì!
Người bước vào tu cũng vậy: phải nghiên cứu: cái pháp này hữu ích cho chính chúng ta ở chỗ nào; và tìm hiểu cái lỗi của chúng ta, sự sái quấy của chính mình; chớ không nên tìm sự sái quấy của người khác.
Nhiều người biết được chút đỉnh chơn lý thì cứ nhìn sự sái quấy của người khác mà đâm ra mình bị lâm nạn, bị cuống cuồng trong sự sái quấy của đối phương! Cho nên, chúng ta không nên học lối thị phi, mà tự tu, tự tiến, tự giải cái nghiệp của chính chúng ta, để chúng ta về với Nguồn Cội; chớ chúng ta có đầu óc sáng suốt và đối xử với nhau trong thức bình đẳng, thương yêu, xây dựng, trao đổi; mà phải kiên trì học nhẫn, học hòa mới trao đổi được;nếu mà không học nhẫn, học hòa làm sao trao đổi được?
Cho nên ở cõi thiêng liêng Bên Trên cũng có thể phá phách chúng ta nếu chúng ta … (audio bị ngắt nghe không rõ - 4:42). Ðó! Các Bạn ỷ lại nhiều chừng nào thì những thiêng liêng sẽ giáng lâm xuống và chỉ biểu các Bạn; rồi khi các Bạn lâm vào mê hồn trận, là người ta điều khiển luôn! Cho nên, những người tu phải ý thức điều này: phần sẵn có của chính ta, chúng ta không biết xử dụng, mà muốn dùng những tha lực để cứu độ ta, thì làm sao mà được? Chính ta đã có, sẵn có toàn năng, mà không xử dụng, mà muốn xử dụng cái khả năng của người khác, thì đương nhiên sẽ bị lợi dụng và lệ thuộc!
Cho nên, Vô Vi không có ở trong chấp mê nữa; và chỉ tự hành, tự tiến, và không có chịu những cái gì mà áp chế trong tư tưởng thanh cao của người Vô Vi!
Cho nên, luôn luôn các Bạn đã ý thức rõ: bao nhiêu chuyện pha dèm đủ thứ, nhưng mà họ thiếu thực hành, rốt cuộc họ cũng phải về với các Bạn và nghiên cứu với các Bạn. Các Bạn là người thực hành, các Bạn tự đạt được sự sáng suốt đó, thì nhiên hậu các Bạn mới có một cái âm thinh cởi mở và một lòng từ bi quảng đại để cứu độ dẫn dắt những người kế tiếp.
Cho nên trên phương hành của Vô Vi, luôn luôn trong thực hành! Càng thực hành, tâm tư các Bạn càng mở; người của các Bạn càng ngày càng trẻ trung; phần hồn của các Bạn càng ngày càng thanh nhẹ! Cho nên, chúng ta thấy tình thương và đạo đức là quan trọng! Cho nên nó mở rộng tầm tay đón rước những người chưa biết tu, mà để cho họ lần lượt ý thức con đường tu, rồi họ tự tu! Chớ chúng ta không có tu dùm! Phải nhớ như vậy!
Chúng ta chỉ lúc ban đầu mà thôi, nhiên hậu mọi người là tự đi! Cũng như chiếc xe hơi: chỉ cho họ lái; họ biết lái thì để họ đi đâu, họ đi; nhưng mà đường hướng chúng ta chỉ luôn: đi bằng cách nào tới mau hơn, thì họ phải tự lái và tự đi.
Cho nên không có, trong Vô Vi không có đổ thừa được! Hổng có nói là: “Tôi tu theo đạo Ông Tám”, rồi đổ thừa,“Lỗi Ông Tám!”
Không phải! Mỗi cá nhơn phải tu, phải hiểu cái tánh tình sai lầm, và bỏ tánh hư tật xấu của chính mình, mới tiến tới sự thanh cao được. Nếu mà không bỏ cái tánh hư tật xấu, không bao giờ tiến tới sự thanh cao!
Các giới, các ngành cũng có quyền tu học để mở ra. Cái tâm thức của chúng ta càng ngày càng lớn rộng trong cái thức hòa đồng. Chớ đừng có nói: “Tui làm cái nghề này, tui tu cái kia không được!”
Cho nên, cái Vô Vi ở các nơi, tôi đã nói: “Vô Vi là hơi thở của các Bạn; mà các Bạn còn hơi thở, thì các Bạn có thể thực hiện được Vô Vi!” Chớ Vô Vi là đi trong cái Không Không, mà lấy cái vĩ đại của Trời Ðất mới chiếu rõ cái bản tánh tăm tối của chính Bạn, ngu muội của chính Bạn, mà mình thức tâm và tự chủ. Chớ không phải tu rồi càng ngày càng lệ thuộc, càng ngày càng gia tăng sự ngu muội ỷ lại, tu làm gì?
Tôi đã nói rằng: trước kia tôi tu với Ông Tư, cũng phải sự cố gắng của tôi, ngày nay mới có kết quả. Rồi các Bạn tu đây, ngày nay các Bạn thấy thanh nhẹ; rồi cũng do ý chí và sự cương quyết của các Bạn, và niềm tin sẵn có của các Bạn, niềm tin nơi khả năng sẵn có để xây dựng, để tiến tới trình độ cao siêu hơn, và càng ngày càng chịu học hỏi để giải tỏa những sự phiền muộn sái quấy trong tâm khảm của chúng ta.
Chúng ta có tứ quan, ngũ tạng, thì tứ quan, ngũ tạng này liên hệ với cả càn khôn vũ trụ; nếu chúng ta mở ra, càng ngày càng rộng, chớ không có còn eo hẹp nữa! Chúng ta có mắt, mũi, tai, miệng, có ngũ tạng; thì chúng ta phải khai thông mới thấy rõ cái khả năng sẵn có của siêu nhiên đã cấu trúc và độ trì cho chúng ta bất cứ giờ phút nào!
Cho nên, những người tu biết niệm, “Nam Mô A Di Ðà Phật” là trở về với siêu nhiên, cho nên sự may mắn nó có nhiều hơn. Mà trong lúc giai đoạn đầu mà muốn niệm, “Nam Mô A Di Ðà Phật,” không phải dễ. Vì tại sao không dễ? Phàm tánh đã nuôi dưỡng trược khí, và cái tâm ô nhiễm, tâm thức bị ô nhiễm, cho nên niệm Phật, niệm không được! Cho nên phải trì kỳ chí niệm! Niệm tới khi mà niệm được rồi, thì nó mở không khác gì hoa sen nở, tươi đẹp, thơm tho, dịu dàng; thì nó quên cái sự trần trược, đâu có cái gì mà kêu bằng “tai nạn” đến với nó nữa? Nó chỉ nhớ cái Nguyên Lý “Nam Mô A Di Ðà Phật” để khai thông vạn nẻo trong tâm thức của nó, để nó tiến tới vô cùng, vô tận. Cho nên, người tu biết nắm cái chìa khóa này, xuống Địa Ngục cũng thông, ở thế gian cũng qua được, lên Thiên Đàng còn dễ dãi hơn! Cho nên, mình từ giai đoạn một; phải hành! Không hành, chẳng ai hành cho chúng ta.
Nếu mà chúng ta ỷ lại nơi sự sáng suốt của người khác, vậy chớ ở đâu có sự bình đẳng? Ông Phật đã nói rằng: chúng ta nên tu trong thức bình đẳng. Vậy chớ ông Phật đã chứng minh chúng ta có những cái gì của ông Phật có, thì tại sao chúng ta không chịu xử dụng? Vì sao? Vì chúng ta núp ở trong cái tánh! Núp trong tánh tức là núp trong bóng tối, hiểu một bên, không hiểu một bên; cho nên đâm ra tranh chấp lẫn nhau, tu không tiến!
Nhiều người nói: “Niệm Phật rồi đâu có làm ăn cái gì được?” Không phải đâu! Tất cả nguyên lý nằm trong cái Nguyên lý “Nam Mô A Di Ðà Phật,” như tôi đã thường giảng trong nhiều băng rồi: “Nam” là lửa, “Mô” là không khí, “A” là nước, “Di” là phát triển, “Ðà” là màu sắc, “Phật” là linh cảm. Khi mà các Bạn co lưỡi niệm như vậy thì nó chuyển chạy trong cái tâm thức của các Bạn, rồi nó mở ra từ giới, và nó khai thông trí tuệ cho các Bạn; giải tỏa những sự mê chấp, mới đi tới chỗ giải thoát. Cho nên dũng chí của các Bạn sẵn có, cơ giới đầy đủ, không có thiếu thốn một cái gì. Vị Phật có cái gì trước kia thì các Bạn cũng có y như vậy!
Cho nên các Bạn phải cố gắng thực hành! Nếu mà các Bạn không cố gắng thực hành thì cái ý chí của các Bạn làm sao trở lại vị trí vĩ đại và kiên cố đời đời bất diệt? Cho nên, trong cái hành trình tu học để trở nên một sự vĩ đại kiên cố, thì chúng ta phải hành trì mãi mãi, trong thực hành! Không phải dùng lý thuyết nói suông mà không làm được!
Cho nên chính tôi, bản thân tôi, trong cái định luật Sanh, Lão, Bệnh, Tử như các Bạn đã thấy, làm việc triền mien;Sanh, Lão, Bệnh, Tử hăm dọa đủ thứ trong cơ thể của chúng tôi, nhưng mà chúng tôi vẫn trì kỳ chí lo tu, lo giải thoát.
Cho nên “Vô Vi hành đạo chớ không giành đạo”! Không có mích lòng một ai; tự lo sửa mình, hạ mình để học đạo, chớ không có chống trả bất cứ một ai; nhưng mà họ cũng vẫn tới phá! À, họ muốn khống chế tư tưởng của người hành giả Vô Vi! Đó là cái lỗi của chính họ, chớ không phải cái lỗi của người Vô Vi!
Cho nên người nào thức tâm hiểu rõ: “Ta tu khổ hạnh, tiến được một li, một tấc, nhưng mà người khác cũng muốn giành!” Vậy chớ, cuộc đời có nghĩa lý gì đối với chúng ta không? Cho nên chúng ta dụng lượng tha thứ; và hiểu được mới tha thứ, mới bỏ qua tất cả những sự tội lỗi của đối phương, mà hành trì cho kỳ được; nhiên hậu chúng ta mới ảnh hưởng họ và cứu họ.
Cho nên, những người phá chúng ta là bạn chúng ta; mà chính những người phá chúng ta lại giúp đỡ cho chúng ta tiến hóa. Cho nên, Vô Vi không sợ người ta phá; sợ mình không chịu tu mà thôi; sợ mình trì trệ, sợ mình ôm lấy sự tăm tối ngu muội, quên hẳn khả năng sẵn có của chính mình mà tự tạo sự mê lầm đen tối.
Cho nên, tôi về đây thăm các Bạn qua hình ảnh trong video, để mọi người xét và thấy rõ cái công năng công phu tu hành của một người trên 60 tuổi: cố gắng tu, cố gắng giải thoát, cố gắng tiến tới, thì lúc nào sức khỏe cũng dồi dào và không phải như những người mờ ảo và nói ra không có sự thật! À, đoán trước, đoán sau, rồi hư hết! Cho nên Vô Vi không tin những chuyện đoán trước đoán sau; chỉ tin những sự thực hành kiểm chứng sẵn có của chính hành giả, mà thôi! Cho nên tôi khuyên các Bạn nên hành, tu, và không có nên mê tín nữa. Cái gì chúng ta không thấy, không nắm được, không bao giờ chúng ta chịu! Chúng ta phải nắm được, trì kỳ chí! Không nhiều thì ít, đến ngày hôm nay, các Bạn cũng tu đã tự giải được, và thấy sửa được tâm tánh, và thấy được rõ cái tánh hư tật xấu của các Bạn, rồi các Bạn cũng đã tự nguyện với Bề Trên và sẽ giải tỏa nó đi, và “Tôi sẽ đến vô cùng thanh nhẹ!” Đó là cái ý nguyện của mọi hành giả.
Cho nên, bất cứ tôn giáo nào ở thế gian, nếu mà hành giả không chịu hành, thì cái đạo đó kể như không! Thì Vô Vi cũng vậy: nếu chúng ta không hành, thì không biết giá trị của hai chữ “Vô Vi”. Các Bạn hành rồi thì các Bạn thấy: đời, rốt cuộc cũng Không; đạo, rốt cuộc rồi nó cũng Không; là nó đi trở về với quân bình sáng lạn, nó bay bổng bất cứ lúc nào, và nó tiến tới cái chỗ cao siêu vô cùng, vô tận ở Bên Trên. Ðó mới đầy đủ Bi, Trí, Dũng!
Cho nên, cái người tu phải thực hành mới thấy; chớ còn lý thuyết bây giờ tràn ngập; chúng ta đã đọc rất nhiều và chúng ta viết rất nhiều, nhưng mà rốt cuộc rồi cũng phải đòi hỏi cái hành, mới đạt. Các Bạn bàn đầu tu một thời gian rồi đâm ra hoang mang! Đó là cái cơn nhồi quả sẽ đến với các Bạn. Nhồi trong sự hoang mang, rồi các Bạn mới dụng cái dũng chí sẵn có của các Bạn, các Bạn tiến tới, rồi các Bạn cũng không bỏ Vô Vi đâu! Rốt cuộc, vì Vô Vi là sao? Là về với chính Bạn! Ðời, các Bạn cũng Không; mà Ðạo, các Bạn cũng Không; các Bạn mới trở về quân bình thanh nhẹ ở Bên Trên. Chỉ cái đời là tạm mượn, phương tiện tạm mượn; Đạo cũng là phương tiện tạm mượn cho các Bạn để tiến; còn cái “Không Không” vô hình, vô tướng là cái Chính Tướng, Chơn Tướng của các Bạn.
Cho nên, cái tu của Vô Vi thực hành, và Vô Vi lý thuyết, hai cái, khác! Cũng có Vô Vi Lý Thuyết: nói thì hay, nhưng mà hổng có cái gì hết! Còn đằng này thực hành, rồi sẽ nói. Ðó, như người ta nói tui này kia, kia nọ, tịch diệt, đủ thứ; nhưng mà bây giờ rồi cũng còn Ông Tám ngồi đây, cũng còn đàm đạo với các Bạn, cũng còn thực hành trong đường tu, cũng còn trong những nguyên ý mến yêu Thượng Ðế và Chư Phật, Chư Tiên; không bao giờ xao xuyến và thay đổi!
Cho nên, các Bạn cũng vậy: tương lai của các Bạn cũng vậy: càng ngày càng gọt rửa sự trần trược đi, rồi các Bạn tưởng thua lỗ ở đâu? Không! Lời hơn, thanh nhẹ hơn, tốt đẹp hơn, cởi mở hơn! Ðó!
Cho nên, con người tu về Vô Vi Thực Hành nó khác; còn Vô Vi Lý Thuyết, nó khác! Vô Vi Lý Thuyết thì đâm đầu luận lý không; rốt cuộc không đi đến đâu! Còn con người thực hành, người ta làm thinh, nhưng mà một lời của người ta nó là mở hết tất cả. “Một việc cho tất cả mọi việc”: cái người đó là người Vô Vi thực hành. Còn lý thuyết, không đi đến đâu! Nghe cho hay, nghe cho mê, nghe cho đẹp, rốt cuộc không đi đến đâu! Cho nên, chúng ta cần sự thực hành!
Cho nên, đáng lẽ tôi phải bỏ nhiều thì giờ đi thăm các Bạn từ các nơi, nhưng mà thì giờ eo hẹp, và cái thời gian mới phục hồi rồi tôi cũng phải tiếp tục tĩnh dưỡng them; rồi sau này tôi sẽ đi thăm tuần tự các Bạn. Hình ảnh này cũng gây được sự sống động trong tâm thức của các Bạn, và các Bạn vẫn yên vui và xây dựng niềm tin: chúng ta đã và đang sống trên đường tu học giải thoát; tin nơi khả năng sẵn có của chính mình, tiến tới một li, được một li.
Sau này, Thiên Cơ biến chuyển, các Bạn chỉ ở nơi cái tầng số thanh lọc của các Bạn mà thôi, chớ các Bạn không có vượt qua khả năng trình độ của các Bạn được! Cho nên, ngày hôm nay các Bạn chịu xây dựng cho Bạn, thì tương lai Thiên Cơ có biến chuyển đi nữa, sập đất này, còn đất khác, các Bạn cũng vẫn đến đó ở tự nhiên, không sao!
Cho nên cố gắng đi; thầm tu thầm tiến để tự đạt, còn hơn đặt những sự mê tín, vô ý thức, không rờ mó được, không tạo được cái phần sáng suốt cho chính mình, thì chúng ta xin miễn; và chúng ta thực hành để tạo ra sự sáng suốt sẵn có của chính mình, còn hơn!
Cho nên, tôi khuyên các Bạn nên cố gắng thực hành, niệm Phật nhiều để các Bạn mở Lục Thông, rồi các Bạn mới thấy rằng: lúc nào các Bạn cũng tiếp xúc được những vị cao siêu tu học ở Bên Trên chuyển hóa cho các Bạn trực tiếp, chớ không còn gián tiếp nữa. Pháp này là pháp trực tiếp, không còn gián tiếp! Tôi nhắc rất nhiều lần: các Bạn phải cố gắng hành trì trong một giai đoạn thử thách của ban đầu, rồi sau này các Bạn sẽ nhẹ nhàng và cảm thấy hạnh phúc đời đời trong tâm thức của các Bạn.
Cho nên, cái tin vui về với các Bạn là sự hiện diện của tôi, và tôi cũng hằng ngóng nghe những tin tức tu học của các Bạn, và tôi cũng mong các Bạn tiến tới mau hơn nữa, và cố gắng trong thanh tịnh để tận độ những người xung quanh mình đang đau khổ! Thì các Bạn vượt được một mức đau khổ, thì tôi thấy rằng các Bạn có tâm rất tốt và muốn truyền pháp này cho mọi người; nhưng mà khả năng chúng ta còn yếu. Cố gắng tu một thời gian nữa, rồi chúng ta mới tận độ chúng sanh! Lời nói của các Bạn hơn vàng bạc để độ cho người ta giải thoát. Ðó! Cho nên cái phương thức công phu: phải thực hành! Tu mà không thực hành đó, thì ôm lý thuyết rồi rốt cuộc là ân hận suốt cả một cuộc đời. Mấy chục năm giới hạn, không có cơ hội tiến hóa! Cho nên, các Bạn cứ cố gắng tu đi; nghe lời tôi; tôi là người thực hành, tôi không có bao giờ nói cái gì tôi không làm. Tôi làm trước, tôi mới nói sau để tiến.
Thì hôm nay có cơ hội đến đây để thu hình và gởi đến các Bạn tình thương quý báu, và niềm thương yêu vô cùng tận của chúng ta được vun bồi mãi mãi, và chúng ta sẽ tương ngộ một ngày gần đây. Thành thật cảm ơn sự hiện diện của các bạn. (20:12)
……………….
Bạn đạo: Kính thưa Thầy, kể từ ngày con được thiện duyên được Thầy khai tâm và dạy Pháp cho đến nay đã gần 2 năm. Trong 2 năm ấy, nhờ hành pháp mà chúng con đã tìm được ở chúng con những cái xâu xa nhất của mình: cái chấp ta, ngã mạn. Tuy biết được mình là một thực thể trường tồn, sống động vô cùng, nhưng bởi vì cái xấu xa ngã mạn đó nó làm cho vô minh, ngu muội. Ngày hôm nay, nhờ hành pháp đó mà chúng con đã biết được chúng con; và cũng nhờ hành pháp đó chúng con được biết ở Thầy, biết được ở Thầy một vô tướng siêu diệu vô cùng. Nhờ vô tướng đấy mà đã dìu dắt cho chúng con cởi bỏ được cái lớp áo xấu xa đó để tìm lại được cái nguyên lai bổn tánh của mình. Với hai năm tu học đó, hôm nay chúng con xin dâng lên Thầy bài “Vô Tướng”. Bài “Vô Tướng” là để trình lên Thầy cái kết quả của hai năm tu học Pháp Lý Vô Vi mà con đã nhận được. Chúng con xin kính dâng lên Thầy:
VÔ TƯỚNG
Ðố ai biết Lão là ai?
Là mây lơ lửng giữa trời cao xanh
Là cỏ nội, là hoa đồng
Xanh xanh chân núi, hồng hồng sườn non
Khi vui gom cả Càn Khôn
Rải cho sinh chúng biết Hồn siêu nhiên
Vai mang bầu thuốc Thượng Thiên
Tay cầm Thánh bút phê trên Pháp thành
Ðộ người vay trả nghiệp thân
Ba hoàn Pháp Thủy nghiệp trần hoàn vô
Một tay xây dựng cơ đồ
Vô sanh, vô diệt, vô cơ, vô hành
Vô tướng ứng biến vạn hình
Không quy mà hợp, không tình nên duyên
Khi cao, cao vút Cửu Thiên
Khi trầm, trầm mặc du miền Sinh Luân
Nhập thế từ độ Thiên Ân
Góp tay Tạo Hóa gieo nhân vũ hồng
Thế nhân hề ngã thế nhân
Hữu duyên Pháp Thủy minh huân tam tài
[mất một đoạn, 24:43] ... soi
Thức minh trí huệ đạt khai chơn hành
Lưu con thuyền nhỏ thế trần
Nước đưa gió đẩy lửa vần vần xoay
Qua sông thuyền đã đong đầy
Viên Linh chơn giác đã quay về nguồn
Trả mình về cõi Chơn Không
Trả thuyền cho kiếp Hồng Trần tạm vay
Thong dong tỏa vị Liên Ðài
Tân hương vô lậu vừa quay bắt đầu.
………………….
Thưa, chúng con cũng là tâm sự chung của tất cả Bạn đạo. Ngày hôm nay, đời sống của chúng con là đời sống của Thầy, đời sống của Thầy là đời sống chúng con; Thầy bịnh là chúng con bịnh, Thầy vui là chúng con vui. Tâm trạng đó, tình cảm đó, anh em Vô Vi giờ này đang cảm nhận và đang sống trong cái tình thương bao bọc đó. Từ cái tình thương đó đã gây cho con một niềm cảm xúc, một lối nhớ nhung. Hôm nay, chúng con xin đại diện cho tất cả anh em để dâng lên Thầy tất cả những tấm lòng biết ơn của chúng con, và chân thành để cảm tạ Thầy, con xin phép đọc bài thơ “Nhớ Thầy”.
NHỚ THẦY
Một trăm nỗi nhớ lâng lâng
Một ngàn khổ não xoay vần lao đao
Nhớ Thầy ôi nhớ làm sao
Bao lời ân độ thuở nào còn nghe
Thầy dìu con khỏi Bến Mê
Ngập ngừng từng bước mà tê tái lòng
Ðời con sao quá phong trần
Năm mươi tuổi chẵn, nghĩa ân chưa tròn
Ðường đi lắm nẻo gian truân
Bánh xe ì ạch dặm đường mênh mông
Nhớ Thầy như nhớ số Không
Thầy trao từ độ vỡ lòng học yêu
Hành trang từ đó mang theo
Không danh, không lợi, không đeo uy quyền
Mặc ai vay trả nghiệp duyên
Tương rau hai buổi nhẹ phiền trần tâm
Vui buồn hỏi lại Pháp thân
Ðường về cô lý đã gần bao nhiêu
Nhớ Thầy như nhớ nắng chiều
Rưng rưng quê mẹ phiêu phiêu dặm đường
Một cơn gió thoảng cũng thương
Một cành lá đổ cũng vương bóng hình
Nhớ Thầy như nhớ câu kinh
Từng giây mật niệm trụ hình vào tâm
Một trái tim nhỏ mầu hồng
Chứng thành Pháp nhiệm chơn như độ đời
Bồ Tát ơi, Bồ Tát ơi!
Nghiệp duyên trần thế, sao Ngài cưu mang?
Xả thân cứu độ thế gian
Thấy sanh chúng khổ cũng hàng lệ rơi
Bồ Tát ơi, Bồ Tát ơi!
Ai vui quả vị, sao Ngài dấn thân?
Từ ngày hiểu được chữ Không
Mà sao con vẫn nghiệp trần cưu mang?
Nhớ lời Thầy, nhớ lời vàng
Một trang kinh ngọc hành trang về nguồn.
……………..
Bạn đạo: Ở gần đây, bao nhiêu tình thế của thế giới cũng như của nước Mỹ đang xáo động rất nhiều; do đó cho nên cũng ảnh hưởng tới anh em Vô Vi một phần nào trong đời sống, nên tâm thần anh em rất là xao động; kính xin Thầy, Thầy chỉ giùm cho chúng con một pháp nào dễ nhất và để giữ tâm cho chúng con, thì hằng ngày để được lắng đọng mà tu hành.
Ðức Thầy: Chỉ có cái pháp trì niệm, “Nam Mô A Di Ðà Phật” thì mới cứu kịp kỳ của sự Thiên Cơ thay đổi. Như tôi đã phân tách ở bên trên rất rõ ràng: mọi người phải dụng trí ý của mình niệm, “Nam Mô A Di Ðà Phật”; bất cứ những sự tai biến nào xảy đến thì việc đó sẽ được cứu rỗi trong đường tơ kẽ tóc! Cho nên, sự biến đổi của càn khôn vũ trụ phải có, và chính mọi người đã đọc những sấm này kia, kia nọ đã phân tách rất rõ bao nhiêu năm trước, chớ không phải bây giờ; nhưng ngày nay đã xuất hiện trước mắt cho mọi người biết, là để thức tâm chúng sanh phải lo tu và biết Nguồn Cội, để trở về với Nguồn Cội.
Cho nên hôm nay phái Vô Vi được cơ hội may mắn hiểu được Nguồn Cội nhiều hơn; nhưng mà chỉ đòi hỏi sự thực hành tương đồng với sự hiểu, thì bất cứ những sự biến chuyển nào xảy đến, tâm ta vẫn an và thấy rõ Luật Thiên Cơ rõ rệt.
Bạn đạo: Kính thưa Thầy, xin Thầy giảng cho chúng con thêm rõ ràng về Lục Tự Di Ðà: chúng con niệm “Nam Mô A Di Ðà Phật” là để nương nhờ vào cái thần lực đó, hay là niệm “Nam Mô A Di Ðà Phật” là để xử dụng một công năng tu hành để đạt được trình độ thanh tịnh để phần hồn?
Ðức Thầy: Niệm “Nam Mô A Di Ðà Phật”, thầm niệm của Vô Vi là đả, chớ không phải nhờ tha lực. Còn mở miệng “Khẩu khai thần khí tán” là nhờ tha lực; nhưng mà rốt cuộc là không có tiến. Còn thầm niệm, co lưỡi răng kề răng ý niệm, đó là công phá trược khí, và khai thông Lục Tâm sẵn có của chính mình! "Lục thông" mới là đệ tử nhà Phật.
Bạn đạo: Dạ, con xin cám ơn Thầy.... [nghe không rõ, 35:08]
Bạn đạo: Thầy nói là Thầy giải …
Bạn đạo: Hai câu đó là Thầy giải cho rồi …
…………..
Ðức Thầy: Ông Thành ra hỏi đi chớ.
Bạn đạo: Nè, ông Thành ra đi.
Bạn đạo: Dạ, hổng biết hỏi cái gì?
Ðức Thầy: Sao hổng biết? Ra cái nó có chuyện hỏi à!
Bạn đạo: Ðó, rồi ông cụ ra đi. Ra ngồi đó là biết liền. Rồi, cụ ra rồi.
Bạn đạo: Tội nghiệp chớ; ổng nhường nhiều người lắm mà!
Bạn đạo: Thì Anh cứ hỏi đi mà.
Bạn đạo: Không biết bịnh của tôi, mà sau này nó có hết hay không? Tôi, tôi đã đi …
Ðức Thầy: Hỏi lại, hỏi lại!
Bạn đạo: Kính thưa Thầy, không biết bịnh tôi có hết hay không, mà tôi đã đi nhiều chỗ, uống thuốc nhiều, mà cũng không thấy hết?
Ðức Thầy: Như tôi đã nói nhiều lần trong băng: “Bịnh do tánh sanh!” Ngày hôm nay, nhờ cái bịnh này, Ông mới thấy rõ rằng: chính tánh của Ông mà đã làm hại cái than; nhìn nhận điều này chưa?
Bạn đạo: Dạ.
Ðức Thầy: Vì mình ăn nhiều, tưởng là lớn tuổi phải ăn nhiều mới khỏe; nhưng mà rốt cuộc nó hại! Nhưng ngày nay thức tâm thì giảm bớt nó đi, giảm thiểu nó đi, thì tự nhiên nó sẽ khôi phục.
Mà cái bệnh nan y là cái bịnh tâm bịnh! “Ham sanh úy tử”, ham sống sợ chết, là cái bệnh nan y nhứt! Nhưng mà quá 60 tuổi, cái chuyện chết, sống, là tầm thường đối với định luật. Cho nên, tôi khuyên Ông không nên nghĩ về sự sống chết, và không nên nghĩ về sự bệnh hoạn; nên trì niệm nguyên ý của “Nam Mô A Di Ðà Phật” thì bịnh nó sẽ hoàn tất nhẹ nhàng; hẻ hông? Chớ không nên thấy rằng: “Tôi không ăn là tôi phải chết!” Không phải đâu! Nếu không ăn mà … nếu có ăn mà không chết á, thì tỷ phú không chết! Tỷ phú cũng phải chết! Những điều này là Ông dư hiểu rồi; nhưng mà muốn hết bịnh là phải trị căn bản của tâm bịnh trước. À, lo trì niệm “Nam Mô A Di Ðà Phật” bất cứ giá nào; thì đi tới cái chỗ giải thoát, đâu còn bịnh nữa? À! Ý thức rõ phần hồn là chánh, phần hồn là Chủ Nhân Ông của thể xác; mà Chủ Nhân Ông thức tâm thì mới cứu rỗi được cái phần bịnh hoạn của thể xác. Cho nên cố gắng niệm Phật nhiều đi! (phút 38:03)
Bạn đạo: Dạ.
…………………
Ðức Thầy: Xong chưa?
Bạn đạo: Xong rồi. Bác hỏi tí nữa.
Ðức Thầy: Ừ.
Bạn đạo: Tui không biết tại sao tui bị mấy kỳ mà không có … à, mất tâm, thì đây … mất tâm, quên hết câu chuyện, nghĩ không được, ừm … phải, phải học lại.
Ðức Thầy: Ừ, thì đó, cái gì cái quá, là nó phải mất! Cho nên tại sao có cái trược? Ăn nhiều quá, cái trược nó bao vây và nó làm cho mình mất tâm, phải hông? Nó bao phủ, cái trược nó bao phủ cái thanh; cái thanh là cái lý trí sáng suốt; mà cái lý trí sáng suốt bị bao phủ, nó ăn luồn vô trong thần kinh đó! Thành ra bây giờ bớt, là tự nhiên nó sẽ sống động trở lại, chớ không có sao hết. Cái bịnh này không phải là cái bịnh nặng; cái bịnh bị ăn nhiều, trược khí xâm phạm cái chơn giác, mà thôi, chớ không có cái gì hết!
Bạn đạo: Dạ... (phút 39:20)
………………..
Bạn đạo: Kính thưa Thầy, hôm nay, nhân cái Nguyên lý “Nam Mô A Di Ðà Phật,” con có một thắc mắc: ngày xưa kia, ngày hôm nay; ngày xưa kia, vậy thì Ðức Phật đã niệm cái gì để thành Phật, đã niệm cái gì để Ngài được thanh tịnh; mà người trần gian ngày hôm nay … (mất một đoạn 39:39) Xin Thầy giải thích giùm con.
Ðức Thầy: Cho nên, cái câu “Nam Mô A Di Ðà Phật” này không phải người phàm mà đem lại; mà chính Ðức Phật đem lại! Trong cái khi tu, cô thế rồi, thì Ngài mới dụng Ngũ Hành trong bản thể: “Nam” là lửa, “Mô” là không khí, “A” là nước, “Di” là phát triển, “Ðà” là màu sắc, “Phật” là linh cảm, nó bao dung trong cái Lục Thông của Ngài; Ngài vận dụng cái đó để sống trong cái thời kỳ Ngài thiền ở giữa rừng hoang. Cho nên, cái đó truyền lại cho chúng ta, là chúng ta phải thức tâm niệm, trì niệm, để chúng ta trở lại cũng như Ngài, tu ở ngoài rừng!
Cho nên thậm chí sau này, tương lai các Bạn tu không ăn cơm, mà không thấy đói. Cái gì cũng giảm thiểu hết! Ăn cái nguyên điển của càn khôn vũ trụ là “Nam Mô A Di Ðà Phật,” Lục Thông: Lửa hòa hợp với lửa; lửa Thiên, thấy hông?
“Mô” hòa hợp với không khí, thanh điển;
“Ðà” với màu sắc của Càn Khôn Vũ Trụ. À,
“Di” là phát triển: Tinh, Khí, Thần trụ; rồi
“Ðà” là màu sắc càn khôn vũ trụ;
“Phật” là thanh tịnh, biết mình ở vị trí nào.
Cho nên, trong cái nguyên ý xử dụng hòa hợp với Càn Khôn Vũ Trụ; cho nên đó là cái chìa khóa; xuống địa ngục chúng ta cũng ra được; ở nhân gian chúng ta cũng sống dễ dãi; mà lên thiên đàng, càng nhẹ nhõm hơn! Ta nắm được cái chìa khóa! Ðức Phật đã tu, dày công, và đạt được, nắm được cái chìa khóa đó, cho nên truyền bá cho chúng sanh. Khi Ngài gặp chúng sanh, Ngài nói: “Mô Phật!” Ðó là truyền cảm cho chúng sanh để học chữ “Mô Phật” mà mở tâm trí.
Cho nên ngày nay chúng ta được học, may mắn thấy cái Khoa Học Huyền Bí của Phật đã trao cho chúng ta, và chúng ta đang thực hành trong cái Pháp Lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí. Ðó, “Khoa Học Huyền Bí” là niệm, “Nam Mô A Di Ðà Phật”; mới hiểu được cái giá trị của Phật pháp. Thì đang hành cái đó, hả? Cho nên, càng niệm thì càng hòa đồng; chớ không, những người không niệm, chọc cái người ta biết rồi, gây lại rồi! Người ta niệm nhiều, người ta hòa đồng; cái thức họ tự nhiên hòa đồng. Còn người niệm ít đó, mình chọc có một, hai câu, biết rồi, biết người này niệm Phật ít mà thôi.
Bạn đạo: Xin cảm ơn Thầy.
Ðức Thầy: Còn cái gì nữa hôn?
Bạn đạo: Kính thưa Thầy, ở trong cái câu Thầy vừa giảng: “Bệnh do tánh mà sanh”, thì trong kinh Phật cũng nói: “Tâm thì siêu thoát, mà thoát là tất cả những cảnh hữu vi của thế giới này đều thoát hết!" Vậy thì tất cả thế giới hữu vi là do là tâm sanh ra, mà thế giới hữu vi do tâm sanh ra thì tâm cũng diệt được. Vậy thì khi tu, thiền, là để cho cái tâm mình lắng, để trụ lại cái tâm, để trụ được thì hóa được. Thì thưa Thầy, “hóa” là hóa cái gì? “Tâm diệt thế giới hữu hình này” là diệt cái gì, lấy gì mà diệt? Rồi “tâm sanh ra thế giới hữu hình này” thì cái tâm lấy gì mà sanh? Thì kính thưa Thầy giải thích cho con.
Ðức Thầy: “Tâm sanh ra cái thế giới hữu hình này” là cái ý động, muốn, vì trược.
Còn cái “tâm diệt” là quy về chơn thức mới là diệt. Cho nên chơn thức là siêu đẳng đời đời bất diệt. Phải trở về chơn thức thì mới diệt. Cho nên Pháp Lý Vô Vi nó có trụ tâm ngay trung tim bộ đầu, là dời cái con tim này lên trên, không có dùng cái ý động của tâm.
Ý động của tâm là tạo cái thế giới hữu vi. À, còn cái chơn thức á, là mới đi trở về vô vi. Cho nên hai cái, lần lượt tu từ hữu vi đi tới vô vi là từ Ðời qua Ðạo. Cho nên chúng ta đang hành từ đời qua đạo; thì khi mà qua đạo rồi á, cái trung tim bộ đầu khai triển hòa hợp với càn khôn vũ trụ, cái tâm đó mới là Ðiển Tâm đời đời bất diệt. Còn cái tâm trần trược là phải diệt; còn Ðạo Tâm là trường tồn.
Bạn đạo: Dạ kính thưa Thầy, nói đến “tâm” thì chúng con lại còn thắc mắc. Một số kinh cũng có nói rằng: nếu chúng ta nhíp được cái tâm, chúng ta giữ được cái tâm, chúng ta gìn được cái ý, nghĩa là chúng ta điều khiển được cái tâm, thì chúng ta sẽ sáng suốt và có thể đắc đạo. Giờ này, chúng con không biết cái tâm nó nằm ở đâu: bên ngoài, bên trong, bên trên, bên dưới, màu xanh, màu đỏ, thế nào; thì làm sao, phương pháp nào để chúng con giữ được cái tâm, thấy được cái tâm?
Ðức Thầy: Cho nên, ở thế gian, người mới tu thì chỉ biết ý niệm là tâm, dùng ý niệm là tâm. Cho nên, còn cái tâm, Chơn Tâm tôi mới vừa nói, là trung tim bộ đầu khai triển hòa hợp với cả Càn Khôn Vũ Trụ, là cái tâm từ bi vô tận. Ðó là cái tâm đó lúc nào cũng sáng suốt: vừa chuyển, là thấy; vừa động, là thức; đó là cái tâm sáng suốt vô cùng. Cho nên Vô Vi, thường thường khi những người làm công phu thấy trung tim bộ đầu rút rút rút, khi mình nói đạo rút rút rút, đó là chơn tâm. Và cái chơn tâm đó sẽ hòa hợp với cả Càn Khôn Vũ Trụ, nó mới thấy lực lượng Từ Bi là sức mạnh.
Bạn đạo: Kính thưa Thầy, ở trong Vô Vi thường dạy rằng: khi nào “Thủy, Hỏa tương giao”, nước với lửa mà hợp với nhau đó, thì chúng ta được khai thông các huyệt mạch. Cũng như Ngũ Tạng của chúng ta, mỗi Ngũ Tạng là tượng trưng cho, tức nhiên là Ngũ Hành. Ngũ Hành là tượng trưng cho mỗi cái chất: là Ðất, là Nước, là Gió, là Lửa. Những cái đó hợp với nhau, thì thưa Thầy, hợp làm sao, bởi vì nước mà hợp với lửa thì lửa sẽ tắt ngấm, có thể nào mà “hợp với” được? Vậy thì thưa Thầy, hợp làm sao, kính thưa Thầy?
Ðức Thầy: Hợp rất dễ! Khi mà Ngũ Hành chúng ta phân Ngũ Lão: Kim ra Kim, Mộc ra Mộc, Thủy ra Thủy, Thổ ra Thổ; hỏi: “Nước, tôi đang đổ ở dưới đất, tại sao nước thành mây? Nó phải quy nguyên lên trên không? Khi mà đổ ở dưới đất rồi, bị sôi động, bị này kia, kia nọ, nó tan biến theo không khí rồi nó trở về không”. Thì tất cả: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ cũng phải quy Không. Là tất cả trở lên! Cũng như bây giờ, tất cả những xe hơi bây giờ đang chạy ở ngoài đường, xài biết bao nhiêu dầu mà vẫn còn dầu! Cái khói nó lên nó đọng ở đâu? Rồi cái mồ hôi nó sẽ chuyển trở lộn lại quả địa cầu. Cho nên nó luôn luôn luân chuyển, luân chuyển không ngừng nghỉ. Ðó là về Luật Ngũ Hành. Còn “quy không” là đứng trên Ngũ Hành, kêu bằng “thoát ly trần tục”, kêu bằng “giải thoát”. Đứng lên trên Ngũ Hành, thì mình mới là … (hết âm thanh - phút, 47:05)
…………………
Bạn đạo: Nó cũng có tự tánh, mà nó có chơn tánh, vậy thì nó hợp nhau ở trong cái chơn tánh mà thôi.
Ðức Thầy: Ừ.
Bạn đạo: Vậy thì, thưa Thầy, có phải rằng: khi mà cái Tiểu Hồn của chúng ta mà trở về mà hợp với Ðại Hồn là hợp ở trong cái chơn tánh, hay là hợp ở trong cái thể này?
Ðức Thầy: Chơn tánh, chơn tánh của Ðại Hồn. Về hợp với chơn tánh của Ðại Hồn.
Bạn đạo: Vậy, thưa Thầy, cái chơn tánh của Ðại Hồn với chơn tánh của Tiểu Hồn, nó có khác nhau ở chỗ nào?
Ðức Thầy: Khác xa! Cái chơn tánh của Tiểu Hồn là chơn về ở tầng số trình độ thấp kém mà thôi. Còn nó biết hòa hợp với Ðại Hồn, đó là nó kêu bằng “đời đời bất diệt”. Cái chơn tánh đó siêu việt hơn. Nó cũng hai cái chơn. Về mặt đời cũng có “chơn”: về lễ độ, này kia, kia nọ, có chơn ở thế gian, có tầng số trình độ ở thế gian. Còn cái chơn tánh của Pháp Giới, nó khác. Chơn tánh của Pháp Giới nó là siêu việt, nó khác hơn: “thân ngoại thân” rồi.
Bạn đạo: Vậy thì thưa Thầy, nếu đã khác nhau thì tại sao lại nói rằng: “Một con người là một ông Thượng Đế”? Vậy ông Thượng Đế của con người có khác với ông Thượng Đế mà "Vô Cực Ðại Thiên Tôn" không?
Ðức Thầy: Khác chớ! Cho nên con người nó còn cũng như “thân ngoại thân” rồi, nó cũng là một tiểu Thượng Đế mà đang trên đường học đạo mà thôi! Cái hồn nó xuất ra nó đi học đạo mà thôi, nó không có bằng Thượng Ðế được! Nhưng mà trở về thể xác, nó là Thượng Đế của thể xác: nó thoạt lớn, thoạt nhỏ. Khi nó xuất ra, nó lớn; và nó trở nhỏ, nó trở về quy tụ ở trong cái thể xác, nó điều khiển Lục Căn Lục Trần: nó là Thượng Đế trong Tiểu Thiên Ðịa mà thôi, nó không có làm được Thượng Ðế của cả Càn Khôn Vũ Trụ!
Bạn đạo: Dạ, kính Thầy, nếu mà trong lý thuyết của Phật cũng có nói thế này: con người nó có cái Phật tánh, và nó là ông Phật. Và từ, và vì khi mà nó mới xuống trần đầu tiên thì nó là ông Phật, nó đầy đủ tất cả cái Phật tánh của một ông Phật. Nó khi mà bổn lai nguyên tánh nó là ông Phật, nó không bị một chút nhiễm cấu trần nào, nó là ông Phật. Vậy thì khi nó bước đầu nó xuống, nó cũng là ông Thượng Ðế, nó bằng ông Thượng Ðế. Bây giờ nó bị cái nhiễm trần, qua những hàng ngàn kiếp nó bị nhiễm trần rồi, thì thưa Thầy, nếu bây giờ cái nhiễm trần đó mà tu, mà lột đi hết cái nhiễm trần, thì nó có bằng ông Thượng Ðế Vô Cực Ðại Thiên Tôn hay là bằng ông Phật không?
Ðức Thầy: Nó, khi mà giáng lâm xuống thế gian, là bị trần trược ô nhiễm: Thượng Ðế học trược, đó là Thượng Đế học trược. Rồi Thượng Ðế đụng phải trược mới kêu Thượng Đế xây dựng dũng chí. Xây dựng dũng chí rồi mới trở về đi tìm Ðại Thiên Tôn, đi lên. Ði lên rồi nó trở về nó mới thấy rằng nó ở ngôi vị của Thựơng Ðế của một tiểu thiên địa. Rồi lúc đó nó mới đi lên nữa; đi lên nữa mới học từ Tiên, Thánh, Tiên, Phật, nó mới đi tới Phật Giới, nhập Niết Bàn. Cũng chưa đầy đủ nữa! Muốn trở về làm một vị Thượng Ðế Ðại Thiên Tôn không phải dễ! Cho nên phải trì kỳ chí tu học là nó làm việc theo lịnh của Thượng Ðế. Nó hòa làm một, nhưng mà ý chí của Thượng Ðế chuyển là nó phải làm, nó không có từ chối được. Ðó, nó “hòa làm một” là ở chỗ đó đó: làm việc. Cho nên Thượng Ðế, Vua Diêm Vương, cũng là nguồn gốc của Thượng Ðế. Ðó, ông vua ở thế gian cũng là nguồn gốc của Thượng Ðế, mà ông vua của bản thể cũng là nguồn gốc của Thượng Ðế, nhưng mà làm việc tùy theo trình độ sẵn có của chính chúng nó mà thôi.
Bạn đạo: Vậy thì, giờ này Thầy giảng cho nên chúng con mới hiểu được. Vì từ trước đó, một số anh em Vô Vi của chúng con thường lầm rằng: mình là ông Thượng Ðế, vậy mình tu học về hòa tan được với Thượng Ðế, là mình là ông Thượng Ðế! Nhưng bây giờ Thầy giảng thì con thấy được là chúng con có về hòa tan được, nếu công năng tu học mà về hòa tan được, thì hòa tan một phần của Thượng Ðế. Ví dụ là cơ thể, thì chúng con có về chăng được là chỉ về với ngón chân, ngón tay, sợi tóc. Đó là một phần của Thượng Ðế chớ không phải là toàn năng của Thượng Ðế.
Ðức Thầy: Ðó là đúng. Cái đó xét như vậy là đúng, vì tất cả cái cơ cấu của càn khôn vũ trụ, Thiên Cơ, đều làm việc theo ý chí của Thượng Ðế. Chớ mọi người đứng về trật tự của Thượng Ðế là đã “hòa tan” với Thượng Ðế rồi. Cũng như bây giờ, chúng ta Vô Vi, nhiều người nói: “Tui làm phước theo tình thương của Thượng Ðế”. Tình thương và đạo đức, nó cũng không gắn liền trong tia sáng đó; và làm tuần tự, nó đi lên, được đảnh lễ Ngài ở tương lai, chớ chưa làm được Thượng Ðế đâu!
Bạn đạo: Dạ kính Thầy, cái trạng thái mà nhập vào “đại định” đó là một trạng thái để mình thấy rằng tâm mình đã thanh tịnh, hay là đó là một kết quả bắt đầu cái bước đường giải thoát?
Ðức Thầy: Ðó là đối với người phàm ở thế gian, thấy đó là bắt đầu của một kết quả trên con đường giải thoát. Còn ở Bên Trên đó, thì chuyển, thấy rằng một đệ tử hiếu đạo, và Bề Trên đang chuyển cho nó tiến tới Ðạo Pháp thật sự. Trong cái Ðịnh đó nó có nhiều giới: nhiều người nhập vô, rồi đi tới Ðại Ðịnh, rồi đi tới Vô Ðịnh: nó khác à. Cũng là “Ðịnh”, nhưng mà lúc nào người ta cũng phải làm việc. À, người ta làm việc trong Định chớ không phải làm việc trong Động. Thì cái trình độ nó nhiều giới lắm! Cho nên những người mới tu nên đạt được trong cái định, đó là quý lắm rồi: bước vào triết giới để tu học và từ đó mình đã nắm được cái đường đi và hiểu được cái lốí thoát cho chính mình. Rồi từ đó mình mới đi lên gặp những sự gay cấn nữa, gay cấn của thiêng liêng. Khi mà định rồi, phải gặp thử thách của ma quỷ ở Cửa Trời, chớ không phải không có đâu! Luôn luôn có sự thử thách đó, mới nhồi quả, mới thăng hoa, mới tiến lên được! Cho nên phải qua nhiều sự thử thách mới đi tới cái chỗ vô định được.
Bạn đạo: Thưa Thầy, con lại thấy có một cái thắc mắc: là thiên đàng, địa ngục là do mình, tâm mình dựng nên hết, tại ở tâm đầu. Vậy cái thiên đàng, địa ngục đó là do tâm mình tạo, tức nhiên là một thế giới vật chất, tức nhiên là Pháp; vậy thì cái thế giới đó, tâm mình tạo được, thì mình cũng diệt được! Mình có muốn tạo thiên đàng, mình muốn tạo thiên đàng thì mình tạo; mình muốn tạo địa ngục thì mình tạo. Vậy thì khi mình đã muốn tạo mà lại mình bị “sa địa ngục”, thì thưa Thầy, cái đó vì cái cớ duyên gì?
Ðức Thầy: Cho nên con người vì si mê mới xuống địa ngục; vì si mê nó mới cuống cuồng trong sự trược rồi nó mới lôi cuốn xuống địa ngục. Rồi trong lúc mà xuống địa ngục, kêu bằng si mê, trong giai đoạn si mê đó, không có ai đánh thức nó được, chỉ nó tự thức! Khi nó đụng phải, cũng như cho làm một kiếp con người là đụng nhiều chuyện lắm, mới thấy rằng: “Tôi khao khát Thiên Ðàng!” Rồi khi mà khao khát thiên đàng, làm sao trở về thiên đàng? “Tôi phải trở về quân bình trong tâm thức của tôi”: đó, người ta nói “tâm” đó. Cái tâm tôi mất quân bình, tâm tôi còn ô trược, cho nên nó mới bị si mê lôi cuốn xuống địa ngục; và tâm tôi bây giờ phát khởi đi lên, và tôi lập lại sự quân bình của tôi, tôi mới thấy rằng: nếm được mùi Đạo chứ chưa biết thiên đàng. Mới bắt đầu nếm được mùi Ðạo, rồi từ mùi Ðạo đó dẫn dắt mới đi tới cửa Thiên Môn, mới biết Thiên Ðàng.
Cho nên cũng do tâm mà thôi: một cái trược và một cái thanh. Cái thanh nó cũng làm cho chúng ta mê: nghe cái lý Phật cao siêu, và mê trong lý Phật, và không hành lý Phật, cái đó cũng không có đi đến nơi! À, bị kẹt ở trong thanh. Bị kẹt ở trong cái lý thanh và không hành tới giới thanh thì chúng ta vẫn bị kẹt chớ không có đạt tới Phật Pháp được đâu! Phật Pháp nó siêu diệu vô cùng: trước hết phải lấy được cái quân bình của chính mình nhiên hậu mới thấy Phật Pháp, và nắm đi vững chắc Ðời và Ðạo thì hai giới đó mới thấy tự kiểm chứng và tiến được, lên Niết Bàn được. Chớ còn nếu mà con người mà chưa đạt được quân bình mà muốn nói lên Niết Bàn, cái đó là ảo tưởng mà thôi, không bao giờ có được! Phải hành, đạt tới quân bình mới biết Ðạo, và từ mùi Ðạo mới dẫn tới Niết Bàn.
Bạn đạo: Dạ, kính thưa Thầy, ở cái câu này thì con lại thấy cái vấn đề nó dạy: nếu mà bây giờ mình học lý không, mà mình không hành để tìm hiểu, thì mình mắc vào gọi là cái “lý sự”, là mình luận lý một cách mê mờ mà không tìm được cái thực nghiệm. Nếu mà bây giờ mình chỉ hành không mà không học lý á, thì mình mắc vào gọi là, là, là “chướng sự”, nghĩa là mình chỉ thấy những cái sự vật mà không thấy được cái lý để đi đến, cũng như người trong đêm tối, chỉ đi mà không biết đường đi. Thì thưa Thầy, cũng ở trong cái thiên đàng, địa ngục tâm này dựng nên đó, thì thưa Thầy, nó có khác hay là có giống cái Thiên Ðàng, Ðịa Ngục mà do Thượng Ðế tạo? Và nếu mà nó giống, thì giống ở điểm nào? Và thưa Thầy, nếu nó khác, khác ở điểm nào?
Ðức Thầy: Cho nên nó giống là chính nó khai mở ở trong cái thức hòa đồng và tự hành đi tới. Cho nên những người mà tự hành đó, cho nên Vô Vi chủ trương là “Ðời Ðạo song tu”: mình tự hành, nhưng mà phải dính líu cái đời. Do đời nó đụng, mình mới thức; thức, mình mới tiến, mới thấy giá trị của thiên đàng mà từ chối cái cảnh địa ngục, si mê có thể lôi cuốn: cho nên “Ðời Ðạo Song Tu”! Còn cái, cái phần của thiên đàng tạo đó, là ở trong tâm chúng ta quân bình rồi thì chúng ta mới thấy cái Ðại Thế Giới của Thiên Ðàng. Thấy rõ như vậy! Khi chúng ta xuất ra, chúng ta thấy rõ y như Thiên Ðàng, không có cái gì hết. Nhưng mà dòm lại cái thể xác, khi chúng ta xuất ra rồi, chúng ta trở lại thể xác của chúng ta cũng có ngôi trật tự; cái tiểu thiên địa này cũng có; nhưng mà chính ta là chủ nhân ông của cái tiểu thiên địa này. Thì nó hai cái nó có tương ứng: trong Thiên Ðàng có gì thì khối óc chúng ta có cái nấy, và trong Ngũ Tạng của chúng ta cũng có trật tự như vậy đó. Khi chúng ta trở về, chúng ta thấy cũng có cái Thanh Cảnh đó.
Cho nên người tu luyện đạo, người ta lại ngồi người ta trì niệm mãi, người ta hưởng luyện cái hào quang của họ, luyện bao nhiêu kiếp, chỉ luyện cái hào quang họ để cho trở nên cái Cô Ðộc Viên tốt lành mà cởi mở ở bên trong. Ðó, họ thấy sự thanh nhẹ, trật tự. Đó, cho nên, cái, cái, cái thể xác này đó, nó tương ứng với ở bên ngoài, Thiên Ðàng. Cho nên người tu đắc đạo rồi, nói: “Cái tâm ta, Ðịa Ngục cũng là tâm, mà Thiên Ðàng cũng là tâm!” là muốn khuyến khích hành giả phải thực hành mới khai mở được cái chơn lý ở bên trong mà hòa hợp với cái Ðại Tự Nhiên ở bên trên và cái Thiên Ðàng sẵn có. “Hòa làm một” mới nhắm con mắt đi tới Thiên Ðàng liền. Chớ tại sao những người tu đắc đạo người ta nói: “Tui nhắm con mắt cái tui tới Thiên Ðàng rồi!” mà người thế gian nói: “Không có khả năng!”? Ðó, cho nên phải hành mới biết; không hành, làm sao thấy? Cho nên đòi hỏi sự thực hành. Cho nên những kinh sách, nghĩa là Thiên Ðàng, Ðịa Ngục, do tâm của ta. Cũng như “Thiên Ðàng Du Ký” và “Ðịa Ngục Du Ký” đã nói, kể tất cả Thiên Ðàng, kể tất cả những chuyện Ðịa Ngục, nhưng mà kết luận: do tâm! Nếu tâm không hành thì không bao giờ đến. Ðó, phải lập lại trật tự cho chính mình mới đến, là vậy!
Bạn đạo: Dạ kính thưa Thầy, cũng ờ trong Thiên Ðàng, Ðịa Ngục đó, Nguyên Thủy Thiên Tôn dạy rằng: nếu mà chúng ta còn chấp vào cảnh, thì ảo cảnh đó, chúng ta cũng kẹt trong đường tu.
Ðức Thầy: Ừ.
Bạn đạo: Trong Ðạo Phật cũng nói: “Mọi cái cảnh mà chúng ta thấy hình ảnh đều là giả cảnh, đều là tạm cảnh; đó chỉ là ảo cảnh mà thôi!" Chúng ta gọi điều đó cũng, gọi là cũng tu không được. Vậy thì thưa Thầy, cái thiên đàng mà do tâm mình tạo là một ảo cảnh, cái Thiên Ðàng mà chính thật của Thượng Ðế đang ngự trên đó thì phải là ảo cảnh hay không?
Ðức Thầy: Không, nó là thực cảnh. Nó là thực cảnh, không có ảo cảnh. Còn cái thiên đàng mà lý thuyết, lý luận mà không hành đó, đó là ảo cảnh; mà Thiên Ðàng mà thực hành đó, đó là chơn cảnh, không có ảo cảnh. Cho nên đòi hỏi, kêu hành giả phải hành! Còn không hành mà nói: “Ờ, chu choa, Thiên Ðàng, Ðịa Ngục cũng tâm. Thủng thẳng cái tâm tui, tui thủng thẳng tui làm!” mà không, không làm bây giờ thì sau này không có; mà thực hành rồi, đi tới nơi. Không có sai chạy một li, một tí nào hết!
Bạn đạo: Dạ kính Thầy, vậy thì con đã thấy rằng cái thiên đàng ở tâm chỉ là một mô hình …
Ðức Thầy: Ðể khuyến tu.
Bạn đạo: … một mô hình để mà, mà, mà khuyến tu, để hướng dẫn cho tu. Cái mô hình đó nó sẽ giống như là cái hình thật ở bên trên của Thiên Ðàng. Như vậy thì con thấy rằng nếu cái mô hình đó mình mà được, mình đạt được, mình làm được, thì mình sẽ tới một cái cảnh thật của cái mô hình đó.
Ðức Thầy: Ừ.
Bạn đạo: Dạ thưa Thầy, hồi nãy giờ thì Thầy đã cho con những cái thắc mắc, mà những cái thắc mắc đó cũng là giúp chung cho bạn đạo, thì con rất là hoan hỷ và nhận lấy những cái bài giải của Thầy để về học cho chúng con để khai tâm. Chúng con xin cảm ơn Thầy.
Ðức Thầy: Ừ.