THỰC HÀNH TỰ CỨU
(Bài ca)
Vô Vi, Vô Vi, Vô Vi!
Tu Vô Vi là ngõ bí khai thông
Một lòng đạt Pháp (một lòng đạt Pháp)
Nhiệm mầu sẽ đến cho tâm hồn người thanh thoát hơn
Tu Vô Vi là Pháp Lý thâm sâu
Không cầu cũng có (không cầu cũng có)
Dọn đường tiến hoá cho Linh Hồn về chốn Thiên Ðường
Tu Vô Vi là tùy nghi tiến hóa, hát lên ca ngợi tình thương
Ðời sống tuy không cầu, rồi việc gì cũng sẽ đến
Có, Không, và Hóa Sanh là Vô Vi
Tu Vô Vi là ngõ bí khai thông
Một lòng đạt Pháp (một lòng đạt Pháp)
Nhiệm mầu sẽ đến cho tâm hồn người thanh thoát hơn
Tu Vô Vi là Pháp Lý thâm sâu, không cầu cũng có
Dọn đường tiến hoá cho Linh Hồn về chốn Thiên Ðường
Tu Vô Vi là tùy nghi tiến hóa, hát lên ca ngợi tình thương
Ðời sống tuy không cầu, rồi việc gì cũng sẽ đến
Có, Không, và Hóa Sanh là Vô Vi
Ðời sống tuy không cầu, rồi việc gì cũng sẽ đến
Có, Không, và Hóa Sanh là Vô Vi
Ðời sống tuy không cầu, rồi việc gì cũng sẽ đến
Có, Không, và Hóa Sanh là Vô Vi
Ðời sống tuy không cầu, rồi việc gì cũng sẽ đến
Có, Không, và Hóa Sanh là Vô Vi!
Đức Thầy: Duyên lành đến, chúng ta có bương chải đi đâu, rốt cuộc cũng có cơ duyên hội tụ, kẻ đời như người đạo.
Ðạo là gì? Ðạo vốn không. Ðời là gì? Bận rộn, nhưng rốt cuộc ra đi với hai bàn tay không! Ðến đây với bàn tay không, rồi sẽ ra đi với bàn tay không; thậm chí cái xác của chúng ta cũng phải trở về không! Vạn sự ở trên đời lưu luyến ở trần gian rốt cuộc cũng quy không! Vạn sự ở trên đời là không!
Cho nên, tất cả quý vị đã thấy rõ những thiên cơ biến chuyển không ngừng nghỉ: thành phố tráng lệ, trong mấy chục giây sẽ không còn gì hết!
Vậy chúng ta có sự hiện diện ở mặt đất để làm gì? Tại sao chúng ta khôn lanh như vậy mà bị ràng buộc ở thế gian, để làm gì? Chúng ta có hồn, có vía, có xác. Sự hiện diện của chúng ta có khối óc. Khối óc là gì? Khối óc là ánh sáng của mặt đất: chính khối óc đã làm những chuyện cầu, cống, xe cộ, máy bay, đủ thứ, do khối óc!
Chúng ta, người đang mang khối óc, nhưng mà còn hướng ngoại bởi mắt, mũi, tai, miệng, tranh chấp; chạy theo đồng tiền, tưởng đồng tiền là mạnh nhứt! Ðồng tiền là gì? Sự nhìn nhận của cộng đồng nhân sinh, đồng tiền mới có giá trị.
Thì chúng ta tu để làm gì? Ðể giải bỏ những sự trần trược của thế gian, lui về với tự nhiên và hồn nhiên; thì óc chúng ta sẽ sáng, tâm chúng ta sẽ minh. Thấy rõ hành động của chính chúng ta, chúng ta sửa, mới thật sự là sửa tiến.
Cho nên, cuộc sống của chúng ta trong đời: kích động và phản động, biết bao nhiêu sự kích động và phản động để nhắc nhở cái vốn thanh tịnh chúng ta đã mất từ nhiều kiếp. Khi các bạn bị kích động và phản động ngoại cảnh rồi, các bạn lui về thanh tịnh tự xét thì các bạn mới có thể giải quyết được. Cho nên người ta sai lầm, thiếu thanh tịnh, không biết cái vốn từ đâu đến rồi sẽ về đâu, vì vậy cho nên gây ra chiến tranh. Mỗi khi có chiến tranh là có sự cứu giúp. Cảm động lòng người cũng như lòng Trời, sau sự chết chóc rồi mới giúp đỡ lẫn nhau: đó là thực hiện khí giới “Tình Thương và Đạo Đức”. Cơ trời biến chuyển, quý vị sẽ thấy chúng ta động lòng lắm: chỗ này chết, chỗ kia chết; thì tự nhiên bộc phát tâm từ bi muốn cứu độ người khác. Đó là khí giới tình thương sẵn có trong mọi người đều có! Ở đời phải thọ lãnh nhiều sự kích động và phản động chúng ta mới thấy được Tình Thương và Đạo Đức là giá trị. Tình Thương và Đạo Đức là khối khí giới tối tân nhứt của Thượng Ðế đã ân ban cho tất cả nhơn sanh trên mặt đất này. Cuối cùng phải thực hiện Tình Thương và Đạo Đức mới giải quyết được trận đồ Thiên Cơ biến chuyển: khắp các nơi có chiến tranh, khắp các nơi có tai nạn thiên cơ rồi người mới giúp người. Lúc đó mới thấy là càng giúp người càng thấy sự huyền diệu của Trời, huyền diệu của Chúa, huyền diệu của Phật.
Người tu giải bỏ tất cả những sự tranh chấp trần trược ở thế gian mà trở về với sự thanh nhẹ từ bi cứu độ quần sanh thì chúng ta mới có cái xã hội an vui tại mặt đất này. Sự sáng suốt của chúng ta bằng lòng ngồi lại với nhau, đóng góp với nhau, thì nhân loại đâu có khổ? Vì thiếu sự chia sớt: thay vì mưu lợi để hại người, cứu người và giúp mình trong cơ tiến hóa, biết hồn, biết vía, biết cái cơ năng hiện hữu quý giá của Trời đất đã ân ban, chúng ta mới thành tâm tu luyện. Ðêm đêm lo tu, đêm đêm trở về với tự nhiên và hồn nhiên, thì cuộc sống nó mới an yên và có hạnh phúc được. Chúng ta có duyên lành có hiện diện tại mặt đất áp dụng tất cả nguyên khí của Trời đất để khai sáng tâm thức của chúng ta, chúng ta mới thấy rõ: "Ta là một khả năng trong vũ trụ!" Bằng lòng hướng về thanh tịnh đóng góp cho chung thì xã hội sẽ sung sướng vô cùng.
Hôm nay tôi có duyên lành đến đây đôi chút trình bày với quý vị để hiểu rõ: "Chúng ta không phải đồ bỏ tại thế gian, chúng ta là một khả năng của vũ trụ! Nên quy về khối óc và phát triển tâm linh; tâm chúng ta không phải cái tim bằng thịt: trung tim bộ đầu là Chơn Tâm của chúng ta!" Khi các bạn tu, thanh điển nó dồi dào phát sáng lên trung tim bộ đầu rồi, các bạn mới cảm thấy Vũ Trụ nó gắn liền với các bạn. Cho nên hôm nay Ban tổ chức của Hội Ái Hữu Vô Vi mời tôi đến đây, có duyên lành được gặp quý vị đồng hương nơi đây, và chúng ta có cơ hội, nên bàn bạc sâu hơn. Và tiện đây, tôi cũng dành thì giờ để cho quý vị đặt nhiều câu hỏi. Chúng ta truyền cảm với nhau trong tâm thức, và tự học hỏi, dấn thân, hướng thượng, tiến hóa. Chúng ta có phần hồn, có vía, có cơ sở tinh vi của Trời đất cho. Tiểu Thiên Ðịa này là một xứ của chúng ta, chúng ta phải khai sáng nó và trở về với thanh tịnh để tận hưởng hạnh phúc của Trời đất đã tạo duyên cho chúng ta có cơ hội sống trên mặt đất này.
Thành thật cảm ơn quý vị. Tiếp đây, xin quý vị đặt tiếp tục những câu hỏi, tôi sẽ minh giải lần lần.
(Nhạc..)
Bạn đạo: Kính thưa Thầy, con là Nguyễn Huy Đức, ở Bỉ, xin có một số câu hỏi về triết lý tâm linh, nhờ Thầy giải đáp: người ta chết rồi sẽ đi về đâu? Những người không tu thì sẽ như thế nào?
Đức Thầy: Cho nên có Luật Nhân Quả đàng hoàng! Chúng ta làm người, chúng ta có nhân từ, có từ ái, bác ái từ bi, xây dựng cho chung, thì tương lai, khi chết, là phần hồn chúng ta sẽ nương cái luồng điển thanh nhẹ, có người đưa rước và có người giúp đỡ. Cho nên nhiều người nó hổng có tu Pháp Lý Vô Vi mà tâm nó tốt, tâm bác ái tràn đầy, muốn mọi người hướng về trật tự và xây dựng cho chung. Cái tinh thần đó ở thế gian gọi là “chánh nghĩa”, tốt lắm! Những người đó chết cũng thành Thần vậy! Mà Thần, họ sẽ có cơ hội dự những cuộc thuyết pháp của chư Phật, họ cũng tu tiến trở về cõi Phật được.
Bạn đạo: Kính thưa Thiền sư, kính thưa quý vị, để mở đầu những câu hỏi mà tôi thắc mắc cùng có nhiều người bạn khác cũng thắc mắc như tôi, tôi xin đặt câu hỏi ra đây để kính nhờ Thiền sư giải đáp: đời đang vui quá, tại sao phải tu thiền?
Đức Thầy: Ðời đang vui, do đâu có sự vui? Do sự quân bình của cơ thể, mới kêu bằng vui; mà nếu chúng ta là người bệnh hoạn, không có vui! Vậy, tu cái Pháp Lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí này là để lập lại trật tự của chính mình, càng quân bình hơn, càng khỏe mạnh hơn, thì niềm vui chúng ta sẽ gia tăng, thật sự vui hơn!
Bạn đạo: Muốn tu thiền nhưng còn nhiều chuyện phải lo, như: gia đình bị chia cắt mỗi người một nơi, chuyện làm ăn, và rất nhiều chuyện khác phải lo, làm sao yên tâm mà ngồi tu thiền được? Xin Thiền sư giải đáp, xin cảm ơn.
Đức Thầy: Lo là lo chuyện ở bên ngoài, còn cái lo chánh thức là cái tâm của chúng ta! Lúc nào chúng ta sống với cái tâm mà chúng ta có cơ hội lập lại trật tự cho chơn tâm của chúng ta, thì chúng ta cái điều đáng lo phải lo trước; cho nên nhiên hậu mọi việc chúng ta giải quyết rất dễ dãi trong trật tự thanh tịnh.
Bạn đạo: Tu thiền có gì trở ngại cho gia đình, vợ con, hay cha mẹ không?
Đức Thầy: Tu thiền là lập lại trật tự cho chính mình và đem lại sự an vui cho gia đình, cái thứ nhứt là không có bệnh hoạn. Không có lệ thuộc ngoại cảnh và không có bệnh hoạn, đó là niềm vui cho gia đình. Vì ở đời này có nhiều cái pháp đã làm cho gia đình người ta bất ổn cho nên phải bàn bạc trước khi hành cái Pháp Lý Vô Vi này. Pháp Lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí, chớ không phải là tu không phát triển! Tu cái này là phát triển trở lại quân bình, thanh tịnh và sáng suốt thêm. Ngay trong gia cang của chúng ta, có vợ có chồng, có anh em bà con vui họp trong thanh tịnh, tràn đầy thương yêu và nhịn nhục.
Bạn đạo: Xin Thiền Sư cho chúng tôi biết: có phải Pháp Lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí Phật Pháp cũng xuất phát từ giáo lý từ bi bác ái của Ðức Phật không?
Đức Thầy: Pháp Lý Vô Vi là của gốc đi về Phật, thực hành như Phật; chớ không phải là "gốc gác của Phật" rồi mượn cái "Phật" đó mà nói, nói hoài mà không đi tới được! Cái này là thực hành, lập lại trật tự cho chính mình, phát triển sự quân bình, trở về với thanh tịnh mới nói chuyện "Phật". Còn chưa hiểu cái gì, nói chuyện "Phật", rồi xưng danh "Phật tử" cũng mất công mà thôi, không tiến! Cái này chúng ta hành trước, nói sau: hai cái khác!
Bạn đạo: Xin thưa Thiền sư, Thiền sư cho rằng chúng tôi, cũng như Thiền sư, đến đây đã là có cái duyên. Trong cái duyên đó, cũng như ở trong cái căn tu, thì là nó đến với hồn nhiên và thiên nhiên. Thì cái câu gọi là: "Tại sao ta phải tu?" (đây là một cái câu hỏi tại sao), thì cái câu hỏi, nếu mà giải thích cho nó rõ ràng, thì nó cũng khá mâu thuẫn! Chẳng hạn như, không ai đặt một câu hỏi cho ông một tỷ phú là "Tại sao ông phải giàu?"; hoặc giả, người ta không có ai hỏi một câu hỏi là "Tại sao ông phải nghèo?" Cái câu hỏi tại sao, người ta chỉ hỏi là "Tại sao, hay là ông (hay là bà), tại sao phải thiếu tiền mà không trả?" Nó, cái nghĩa nó là như vậy. Thì cái câu hỏi "Tại sao ta phải tu?" có phải là một cái câu hỏi chất vấn hay không? Xin thưa Thiền sư.
Đức Thầy: “Tại sao ta phải tu?”, như hồi nãy tôi đã giải thích: đời là kích động và phản động, chúng ta lập lại trật tự cho chính mình. Tu theo Pháp Lý Vô Vi không phải là tu một cách tủi thân đi tu: tu là nghiên cứu cái phương pháp quân bình để chính mình, và để đối phó với ngoại cảnh trong thanh tịnh.
Bạn đạo: Thiền mà không làm phước, như vậy thiền có kết quả không?
Đức Thầy: Thiền tức là làm phước: mình thiền là mình lo cho lục căn lục trần đâu đó nó có trật tự, và mình là người thật sự báo hiếu. Khi mà người con biết tu thiền, khỏe mạnh, tâm thức đầy đủ, hồn vía đầy đủ, cha mẹ an vui: báo hiếu! Ðó là người "được phước", chớ không cần "làm phước".
Bạn đạo: "Pháp Lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí" có nghĩa là gì?
Đức Thầy: "Pháp Lý" là phải nói rành rẽ cái sự việc đó từ đâu đến và cuối cùng nó sẽ đi đến đâu. "Vô Vi" là nó trở về Không, thanh nhẹ sáng suốt ở bề trên. "Khoa Học" là tiến triển tới vô cùng. "Huyền Bí" là mắt phàm không thấy. "Phật Pháp" là thanh nhẹ.
Bạn đạo: Xin Thầy dạy con rõ: con vẫn biết "đời là vô thường", nhưng sao tâm con vẫn phiền não hoài?
Đức Thầy: Phiền não là mình quên tự chủ. Nếu mà tự chủ được, đâu có còn phiền não nữa? Tự chủ được, hiểu được nguyên lý liên hệ giữa Trời, Đất và Người, đâu có cái gì phiền não? Như ngày hôm nay mà mọi người ngồi đây hiểu được Trời, Đất, Người: chúng ta là đại diện Trời đất làm người đàng hoàng tốt đẹp thì chúng ta đồng an vui, có cái gì mà phải khổ lo?
Bạn đạo: Chúng tôi xin đọc câu hỏi của một vị khác: "Tôi là người Thiên Chúa Giáo, nếu hành thiền Vô Vi có gì hại không?"
Đức Thầy: Người Thiên Chúa Giáo, không hại! Lập lại trật tự mới thấy cái quyền uy của Chúa vô cùng tận đã ban chiếu cho nhơn sanh ở thế gian không lúc nào than phiền; mà nếu mọi người biết tu về Pháp Lý Vô Vi càng kính yêu Chúa nhiều hơn, lúc nào cũng ban chiếu trong tâm thức tiến hóa của tâm linh.
Bạn đạo: Như Thầy vừa nói: "Trời có trước, Phật có sau"; như vậy Trời là gì, là ai?
Đức Thầy: Trời là trong tự nhiên và hồn nhiên; nhưng mà chưa có trình độ thanh cao, đâu có gặp được Thượng Ðế mà nói chuyện? Nhưng mà mình lấy cái tâm phàm mà xét: tất cả trong tự nhiên và hồn nhiên đã có trước Phật có; nguyên lý của Trời đất có trước Phật có.
Bạn đạo: Kính thưa Thiền sư, theo Thiền sư giảng: con người có phần hồn thì phải chịu định luật Sanh, Tử, Luân Hồi. Như vậy, khi con người bỏ xác, thì phải bị theo cái định luật đó, nghĩa là làm ác phải chịu nghiệp quả, làm thiện, hưởng phước; và phải tùy theo luật Nhân Quả để đầu thai lại, hoặc làm người hay làm thú chẳng hạn. Mới vừa rồi, Thiền sư có giảng rằng: "Kỳ này là kỳ chót, cái xác này là cái xác chót!" có nghĩa là sao?
Đức Thầy: Là cuối cùng, khi chúng ta bây giờ nhìn thấy vật chất đang giúp cho chúng ta rất nhiều, tiến hóa nào là: tivi, cassette, … phát triển ào ào, mà tâm thức chúng ta không phát triển. Chúng ta thấy vật chất còn tiến, tại sao chúng ta có một khả năng siêu nhiên, có một khối óc tinh vi của Trời đất hình thành cho chúng ta, và chúng ta không tự thanh tịnh mà mở trói cho chính mình, thì mình thấy rất hổ thẹn! Luật Trời có trước luật đời. Luật Trời là luật gì? Luật Nhân Quả. Người tu lấy nguyên khí của Trời đất khai thông tâm thức của chính mình thì mình bằng lòng sống trong luật Nhân Quả, “không làm khổ bất cứ ai là không có khổ mình”, tự nhiên phát triển trở về trong tự nhiên và hồn nhiên, sống hạnh phúc, có Trời, có đất, có người, vui vẻ, tươi đẹp; lúc chết, ra đi cũng bình an và tinh tấn chớ không có mê muội như xưa nữa.
Bạn đạo: Như vậy nghĩa là không còn đầu thai lại để chịu nghiệp quả nữa hay sao?
Đức Thầy: Tùy theo luật Nhân Quả! Luật của Trời là luật Nhân Quả: nếu chúng ta làm điều ác, sát sanh hại vật, kiếp sau chúng ta phải luân hồi về cảnh đó để chịu một trận bị người khác giết chóc chúng ta. Cho nên, “luân hồi, luân hồi; quả báo, quả báo” còn hoài!
Bạn đạo: Làm thế nào mới gọi là “thật sự tu”, thưa Thầy?
Đức Thầy: Mỗi ngày, cái pháp người đi trước đề ra như thế nào, chúng ta cứ giữ đúng kỷ luật như vậy, làm. Nghiêm luật: “Mỗi ngày làm bây nhiêu công chuyện cho chính tôi: một ngày 23 tiếng đồng hồ làm cho xã hội, một tiếng đồng hồ làm cho tôi. Tôi phải dành lại được sự êm lặng đó làm cho khối óc thần kinh tôi được êm ả và thông suốt”. Cương quyết như vậy, và dứt khoát như vậy, sẽ có kết quả tốt ở tương lai!
Bạn đạo: Thưa Thầy, tại sao gọi là "tu tâm"?
Đức Thầy: Tu tâm, là ở đời họ nói: “Tu tâm là tâm tôi hổng làm bậy” là tu tâm. Cái gì mới “hổng làm bậy”? Nội ăn cũng đủ bậy rồi: từ nhỏ tới lớn là ăn thịt không cũng đủ bậy rồi! Làm sao mới biết cái vị trí của cái tâm? Người tu Vô Vi nhờ Soi Hồn, niệm Phật, Pháp Luân Thường Chuyển, trung tim bộ đầu khai triển, hòa hợp với Thanh Quang ở bên trên, thì việc gì rắc rối, chúng ta hướng tâm về đó là giải quyết được liền. Đó là tâm thật của người tu Vô Vi, tâm thật của phần hồn để tiến hóa. Chớ người đời hổng biết tâm, tưởng là con tim này. Trật rồi! Cái tâm này nó mới là đúng: “điển tâm” mới là thật sự “tâm”.
Bạn đạo: Chúng tôi xin đọc thêm một phần của câu hỏi trên: “Tại sao khi con đọc Kinh Sám Hối mà con lại buồn ngủ; mà khi đọc xong bài kinh này, con không buồn ngủ nữa? Cứ mỗi lần đọc là phải bị như vậy. Như vậy có phải là nghiệp nặng không?”
Đức Thầy: Sám hối ăn năn là phải sửa, chớ không phải đọc kinh là sửa được! Ðọc là cũng như ỷ lại mà thôi! Sửa: nguồn gốc do đâu mà chúng ta có ác ý nói xấu người khác? Nguồn gốc do đâu? Tâm ta thiếu thanh tịnh! Pháp Lý Vô Vi có phương pháp tu để giải trược, và đem lại con người trở nên thanh tịnh; thì tự nhiên nó mạnh mẽ, và nó không có nghĩ chuyện sai lầm của người khác mà để tạo cho tâm thân nó bất ổn. Còn khi mà đọc Kinh Sám Hối mà tâm mình không sửa, đọc thôi, đọc ở bề ngoài thôi, thì nó phải buồn ngủ, hay là nó mệt, nó thay đổi bất thường. Còn cái này sửa; tự nhiên nó vui, nó khỏe! Lúc đó nó thấy nguyên khí của Trời đất "thanh khí điển hóa sanh vạn vật", nó chung sống với thanh khí điển thay vì sống với sự tranh chấp của trường đời ô trược.
Bạn đạo: Kính thưa Thầy, con là một người theo đạo Công Giáo, nhiều khi đến nhà thờ không đọc kinh Công Giáo lại niệm Phật Di Ðà nhiều hơn; vậy khi chết sẽ đi về đâu?
Đức Thầy: Niệm Phật là sửa mình, còn đọc kinh mà không sửa mình thì cũng như không! Lời Chúa nhắc nhở từ ly từ tí mà mình không có sửa đúng Kinh Thánh cũng tới nhà thờ vô ích! Mà niệm "Nam Mô A Di Ðà Phật" và sửa tâm sửa trí mà vô trong cái nhà thờ chúng ta mới thấy trược thanh nó ra thế nào, người có thực chất hành và người không hành nó thế nào. Càng niệm Phật càng thấy được gần Chúa hơn. Niệm Phật để trở về Không, mới học từ bi và thực hiện từ bi được!
Bạn đạo: "Quân bình" là gì? Một người đời, sống bình thường, không có đủ quân bình hay sao?
Đức Thầy: Một người thường, sống ở ngoài đời, không có đủ quân bình vì mắt, mũi, tai, miệng lôi cuốn theo tình đời mà thôi; trong nội thức bỏ quên! Còn người tu, quân bình tâm thức, nhận định hậu quả của sự việc, thích sống trong luật Nhân Quả hơn là hỗn ẩu.
Bạn đạo: Lúc đầu, con có nghe Thầy giảng là: “Chúng ta nên dẹp tất cả những vật chất hoặc những cái đua đòi ở bề ngoài để hướng tâm, tịnh, để tìm ra được chân lý của phương pháp Vô Vi. Không nên chạy theo đồng tiền, không nên lo làm để kiếm tiền nhiều!” Nhưng theo con nghĩ: nếu mà mình cứ lo tu tâm, mà cha già hoặc là những người thân đang cần tiền ở Việt Nam, mà bên đây không chạy theo đồng tiền để kiếm được ra tiền để giúp gia đình thì tâm cũng không tịnh. Thì con cũng không biết là phải làm như thế nào?
Đức Thầy: Phương pháp của Pháp Lý Vô Vi là hỗ trợ cho người có hiếu đối với gia đình có sức khỏe. Nếu mà con chịu thiền, chịu nghiên cứu, và có hiếu thảo đối với gia đình thì dễ thiền được và có sức khỏe. Trước hết, chúng ta có sức khỏe chúng ta mới kiếm tiền cho gia đình. Kiếm tiền rồi mà về bệnh hoạn, gia đình cũng không có tiền xài! Sức khỏe trên hết! Cho nên cái Pháp Lý Vô Vi giúp cho mình có sức khỏe thêm, thì mình có dũng mãnh dấn thân để cứu độ gia cang, cũng như cứu độ đồng loại.
Bạn đạo: Như Thầy là Thầy nói thì con cũng thấy có cái lý. Nhưng mà theo quan niệm của con nghĩ thì, vừa tu như Thầy dạy, và cũng vừa nên chú trọng cố gắng siêng năng để làm việc, và lúc nào cũng phải nghĩ: làm để có tiền để nuôi cha nếu cha mẹ mình còn sống, anh chị em mình hạnh phúc, thì chính tâm con nghĩ rằng chính con cũng được hạnh phúc và khỏe mạnh. Thành ra con nghĩ như là Thầy dạy: “Không nên chạy theo đồng tiền!” đối với con thì chắc không có dễ, vì lúc nào con cũng quan niệm con cần phải làm có tiền để lo cho gia đình những lúc gia đình cần.
Đức Thầy: Phải kiếm tiền thì chạy cách nào? Cũng như: “Tôi muốn chiếm đoạt tiền người ta, tôi muốn giành giật của của người ta cho tôi mau giầu". Không! "Cái đó tôi thành thật, tôi là người có hiếu, đem thể xác lao động của tôi tìm một đồng tiền giúp đỡ gia cang”, đó là tôi thực hiện chữ “hiếu”, tôi là làm phước, là đi trong đường đạo, chứ đi ngoài đạo đâu?
Bạn đạo: Thì con cũng nghĩ như vậy, là mình làm với cái sự cố gắng của tạo ra, chứ không phải cướp giựt hay là gạt gẫm người khác để kiếm tiền; nhưng mà con không thể bỏ được ngoài cái ý định đó, thành ra con sẽ cố gắng.
Đức Thầy: Hết sức làm! Vẫn tiếp tục! Mà thiền Vô Vi nó sẽ tăng gia sức lực, sáng suốt hơn. Mà nó dày công phục vụ, như nó làm cơ sở nào nó tận tâm cơ sở đó; thì đồng lương nó sẽ khá, đồng tiền nó có nhiều, nhiều người quý mến nó; thành thấy nó an vui, nó thật sự giúp đỡ gia đình trong tình thương và đạo đức.
Bạn đạo: Dạ. Với lại con cũng có một cái chuyện là: (khóc) cách đây một năm, con đã mất một đứa con! Nhiều người bạn khuyên con là không nên sanh nữa, với cái tuổi của con hiện giờ. Nhưng con cũng không biết rằng con có nên sanh như những người bạn khuyên. Có một số người bảo rằng, nếu con không sanh thêm đứa nữa, thì sau này về già sẽ rất là cô đơn. (khóc) Nhưng theo con nghĩ thì, cô đơn con không sợ, con chỉ sợ không làm tròn bổn phận một người mẹ đối với con. Theo ý Thầy, xin Thầy cho biết, con có nên …?
Đức Thầy: Sanh con, không phải muốn sanh là sanh! Thiếu gì người có tiền, nhà giàu, muốn có đứa con, hổng có! Cái duyên nó đến, cái nợ nó đến: tiền kiếp con có thiếu nợ người ta, kiếp này không chạy chối nào, phải trả nợ! Không chạy chối được, thế nào nó đến! Chớ còn muốn “cố có một đứa con, để rồi tôi hưởng về già”! Hỏi chớ: cái cảnh này là cảnh tạm, làm sao tính chuyện già được? Nhiều người hiểu lầm, tưởng là cảnh này là cảnh vĩnh cửu. Không phải vĩnh cửu đâu! Vạn sự ở trên đời là không! Xác chúng ta rốt cuộc rồi cũng phải quy không! Cho nên đừng nghĩ cái chuyện mà chúng ta không có thể bàn tính được, chuyện đó là định luật của Càn Khôn Vũ Trụ đã sắp sẵn: khi mà duyên đến với chúng ta, ta thọ lãnh, và ta thực hành. Thực hành tình mẹ phải có một cái tình từ mẫu đối với con: ngày hôm nay làm vợ, phải làm sao trở nên một vị hiền thê, gia cang mới yên ổn; làm mẹ phải làm một từ mẫu, con nó mới tiến hóa được.
Bạn đạo: Thưa Thầy, “tu hành” là gì?
Đức Thầy: Tu là phải hành: hành là hành Pháp, khai tâm mở trí. Tu mà hổng hành thì tâm không mở, trí không khai; là chỉ nói láo thôi! Lập lại chuyện Tiên, Phật, Thánh, là nói láo, thị phi, chớ đâu có tiến hóa được! Trực giác mới là đúng! Lập lại những lời của Phật nhưng mà chưa bao giờ nó hành được một ly, một tí nào. Nó lập đi, lập lại hoài, không bao giờ tiến được! Âm thinh của nó không có hòa tan với các giới được. Chính nó không có thực hành, nó ôm lý thuyết rồi cuối cùng nó không thoát được, nó bị kẹt!
(Nhạc & một đoạn bài ca...)
Hà Ha, Ha Ha, Há Ha,
Hà Há, Há Ha, Ha, Hà!
Bạn đạo: Kính thưa Thầy, con, Huyền Châu, từ Houston, tiểu bang Texas, Hoa Kỳ, sẽ đặt một số câu hỏi về cách ngồi thiền và thời gian thiền, xin Thầy giải đáp. Khi vô hành thiền, tại sao hành giả phải "răng kề răng, co lưỡi"?
Đức Thầy: Khi chúng ta co lưỡi, răng kề răng, là chúng ta đang thực thi: "co lưỡi, răng kề răng, nó mới tập trung Tinh, Khí, Thần”, cũng như cái ấn của Quan Âm đã có từ lâu. Như thế này: hai tay chúng ta chắp lại, làm vầy là ấn của Quan Âm đây. Tinh, Khí, Thần trụ; co lưỡi, răng kề răng, thì nó mới trụ và thăng hoa đi lên được.
Bạn đạo: Có nên niệm "Nam Mô A Di Ðà Phật" bằng tiếng Phạn hay không?
Đức Thầy: "Nam Mô A Di Ðà Phật", tiếng Phạn, tiếng Tầu, tiếng Tây gì đọc ra, cái chấn động mà nó tương đồng hòa hợp với chấn động của Càn Khôn Vũ Trụ là được.
Bạn đạo: Tại sao phải niệm "Nam Mô A Di Ðà Phật"?
Đức Thầy: Niệm "Nam Mô A Di Ðà Phật" là giải tỏa tất cả những sự trược ô trong nội tâm và hướng tâm thẳng đi lên.
Bạn đạo: Thế nào là niệm "Nam Mô A Di Ðà Phật"?
Đức Thầy: Niệm "Nam Mô A Di Ðà Phật", co lưỡi, răng kề răng, miệng ngậm, mắt nhắm. Dùng ý thầm niệm:
NAM: khi ý thầm niệm chữ "Nam...", chú ý tập trung ngay trung tâm giữa hai chân mày.
MÔ: khi ý thầm niệm chữ "Mô...", chú ý tập trung ngay trung tâm bộ đầu.
A: khi ý thầm niệm chữ “A...”, chú ý tập trung ngay trung tâm hai trái thận.
DI: khi ý thầm niệm chữ "Di...", chú ý tập trung ngay trung tâm giữa ngực.
ÐÀ: khi ý thầm niệm chữ "Ðà...", là ánh sáng xung quanh tất cả lỗ chân lông phát quang trong thanh tịnh.
PHẬT: khi ý thầm niệm chữ "Phật...", chú ý tập trung ngay về nơi rún.
Niệm "Nam Mô A Di Ðà Phật" là để cho chấn động lực chuyển chạy toàn thân giúp khai thông Ngũ Tạng, Ngũ Kinh, và giúp khai mở phần Ðiển Tâm trên bộ đầu. Tập lúc nào cũng được.
Bạn đạo: Tại sao ngồi thiền xoay về hướng Nam?
Đức Thầy: Hướng Nam: trung tim chân mày, chúng ta lấy tay đánh vô, nó xẹt, tá hỏa tam tinh ra. Cái luồng điển Âm Dương nằm từ bên trái qua trên mặt hợp nhất để xuất phát đi lên, nó hòa hợp với hướng Nam. Thiên Ðàng chỉ có lửa chớ hổng có cửa chận đường. Mà luồng điển của chúng ta mà hòa hợp với luồng điển ở bên trên thì chỉ có rút đi lên thôi, không có đi xuống nữa.
Bạn đạo: Thế nào là “niệm”?
Đức Thầy: “Niệm” là ý niệm: cái ý mình tưởng, niệm trong cái sự thanh nhẹ chớ không phải là la lô cho người ta nghe. Cái đó là “khẩu khai thần khí tán”, không bao giờ phát triển trong tâm thức con được. Xuất phát ra là tịnh, thanh tịnh.
Bạn đạo: Có người không cần niệm Lục Tự Di Ðà mà chỉ hành thiền (Soi Hồn, Pháp Luân Thường Chuyển, Thiền Ðịnh), có mở sáu luân xa hay không?
Đức Thầy: Cái đó cũng như là thể tháo, nó khác! Còn cái này, cái ý niệm về phần hồn nó phải có một cái chỗ thanh nhẹ và mục đích tiến tới vô cùng tận, nó khác! Còn cái kia tập thể tháo, nó khác!
Bạn đạo: Tại sao phải niệm “A Di Ðà Phật”, và niệm Phật có gì tốt cho người thiền?
Đức Thầy: Ở đây chúng tôi có cái băng niệm Phật và giải thích rõ ràng: niệm Phật để tìm lại chấn động quân bình của tâm thức, khối thần kinh sẽ ổn định và điện năng sẽ dồi dào. Cách niệm Phật của Vô Vi khác, nó rất khoa học! Khi niệm Phật, nước miếng tuôn chảy là chứng minh máu huyết chúng ta đương lưu thông trong cơ tạng tốt đẹp. Càng niệm càng khỏe! Có một người ở San Diego họ bị thụt lưỡi, không nói được; mà họ chỉ nghe băng tôi và niệm Phật. Khi tôi đến, họ đi xe lăn tới thăm tôi. Tôi hỏi chứ: “Ai trị? Có phải nhân điện không?” Nói: “Không phải! Nhờ tôi nghe băng không à, tự nhiên tôi nói chuyện được!” Là cái chấn động trong cơ tạng: nếu mà họ nghe được, và họ hướng tâm về chấn động của Vũ Trụ Quang (Vũ Trụ Quang đang hỗ trợ và cứu giúp chúng ta hằng ngày, hằng giờ, hằng phút); nếu chúng ta hướng về đó, thì cái luồng điển chúng ta nó chỉ đi lên và giải mở sự trần trược trong nội tạng, và nó sẽ khai thông trí tuệ cho chính mình.
(Nhạc và ngâm thơ...)
Tại sao lại phải tu Thiền?
Ích chi lại phải nhủ khuyên người đời?
Thưa, vì trật tự ở đời
Tu là tu bổ lập đời an khang.
Bạn đạo: Tại sao phải “Soi Hồn”?
Đức Thầy: Soi Hồn là làm chấn chỉnh khối óc của chúng ta lại: hai luồng điển, hai sợi thần kinh ở đây nó thông suốt vô trung ương, phát sáng!
Bạn đạo: Tại sao phải “Pháp Luân”?
Đức Thầy: Pháp Luân Thường Chuyển là lấy nguyên khí của Trời đất để khai mở cơ tạng của chúng ta. Trong cơ tạng của chúng ta là cấu trúc bởi nguyên khí của Trời đất. Nguyên khí của Trời đất ban chiếu, hạt gạo mới thành, thì chúng ta mới có cơm ăn; ăn vô rồi biến sanh Thủy; Thủy biến sanh Khí; Khí biến sanh Sắc (bụng đói, mặt xanh; ăn no, mặt hồng): đó là Ðiển. Tất cả chúng ta là điển. Phải lấy cái Pháp Luân Thường Chuyển khai mở ra, điển hòa hợp với điển, tâm con người mới ổn định. Khi mà hiệp nhứt cùng Trời đất thì huệ tâm mới sáng.
Bạn đạo: Tại sao phải “Thiền Ðịnh”?
Đức Thầy: Lúc luồng điển đang làm Pháp Luân Thường Chuyển mà nó thông Nhâm, Ðốc mạch rồi, nó chỉ có một hướng đi lên hiệp khí cùng Trời đất. Lúc đó chúng ta mới Thiền Ðịnh. Nó hòa hợp làm một, thì bên trên chỉ có rút chúng ta đi lên thôi. Nhập định, quên tất cả những thế sự, đi theo ánh sáng vô cùng tận mà tiến hóa.
Bạn đạo: Xin Thầy cho biết sự hữu ích của "Soi Hồn"?
Đức Thầy: "Soi Hồn" là chấn chỉnh tất cả những chấn động trên khối óc. Đâu đó có trật tự, nhìn khác. Bộ đầu càng ngày càng phát triển thì cơ tạng càng ngày càng phát triển theo: bên trên mà đàng hoàng thì bên dưới sẽ tiến hóa chung một đường lối và không vọng động nữa. Cho nên những người Soi Hồn một thời gian, rồi bây giờ giận ai, rồi "tôi muốn trả thù người đó!" hay là "ghét người đó!", vừa Soi Hồn, nó ra cả một chương trình từ đầu chí cuối, là: "Hậu quả mình lãnh đủ! Thôi, không có làm chuyện trả thù nữa!” Nó là một cơ quan quan trọng, và nó sẽ giúp đỡ cho con người khai tâm mở trí và sửa tâm sửa tánh, thay đổi tất cả ở bên trong, sự uất hận của bộ gan.
Bạn đạo: Khi Soi Hồn, hai cánh tay bị mỏi thì phải làm sao, thưa Thầy?
Đức Thầy: Hai cánh tay bị mỏi, thì có cái phương pháp Xả Thiền là làm cho máu nó chạy đều đó. Bóp bên này, bóp bên kia, thì nó chạy đều; rồi mình Soi Hồn lại, đâu có sao đâu?
Bạn đạo: Làm sao biết được là Soi Hồn có kết quả đúng?
Đức Thầy: Khi mà có kết quả đúng á, là mình tâm tánh được thay đổi: hồi nào giờ thích nói láo, bây giờ hết rồi! Lần lần nó sửa tâm sửa tánh, nó không có nói bậy nữa. Đâu đó nó đàng hoàng, nghiêm chỉnh. Cặp mắt nó được thay đổi tốt, cái nhìn nó khác.
Bạn đạo: Ðể ngón tay trỏ chận ở trán để làm gì?
Đức Thầy: Những ngón tay của ta là kết hợp từ trong cơ tạng: tim, gan, tỳ, phế, thận là Ngũ Hành. Hai bên hợp lại, luồng điển Âm, Dương, vừa để như thế này là điển nó chạy rồi, và ý chúng ta tập trung ngay trung tim chân mày là điển nó tụ lần lần ngay chỗ đó. Lâu ngày nhắm mắt, vừa để tay lên vầy là nó thấy sáng rồi!
Bạn đạo: Nguyên tắc của Soi Hồn là: "Nhìn thẳng ngay trung tim chân mày, lắng nghe điển chạy trung tim bộ đầu", có phải vậy không, thưa Thầy?
Đức Thầy: Thì những người ban đầu hay lo chuyện đời, bịt vô lỗ tai nghe "ồ, ồ". Chúng ta cứ theo cái tiếng "ồ, ồ" đó nghe, lần lần nó sẽ giải. Cái tiếng nó sẽ đi ra khỏi, không còn ở trong lỗ tai chúng ta nữa, thì chúng ta bắt đầu tập trung được rồi.
Bạn đạo: Soi Hồn cần bao nhiêu phút mới được?
Đức Thầy: Ít nhứt là năm phút, tới mười lăm phút là nhiều nhứt.
Bạn đạo: Có cần làm hơn số quy định đó hay không? Và có hại gì không, nếu mình làm thêm?
Đức Thầy: Không cần làm hơn! Cái gì quá cũng là hư; cái nào vừa là đúng.
Bạn đạo: Nếu bị tàn tật ở mấy ngón tay, nếu muốn Thiền thì phải Soi Hồn bằng cách nào?
Đức Thầy: Tàn tật ở tay thì phải lấy bông gòn bịt lỗ tai lại trong giờ đó.
Bạn đạo: Trong lúc Soi Hồn, tâm ý của mình như thế nào?
Đức Thầy: Tâm ý lúc Soi Hồn mà nếu mà nó vọng động hướng chuyện ngoài nhiều quá, chúng ta phải dùng ý niệm: “Nam Mô A Di Ðà Phật”. Ý niệm, chớ không phải là miệng môi. Ý niệm để cái điển nó chạy đều một vòng hòa hợp với Càn Khôn Vũ Trụ nó mới mở được.
Bạn đạo: Khi Soi Hồn mà bị nhức đầu thì Soi Hồn có hết được hay không?
Đức Thầy: Những người nhức đầu kinh niên dày công Soi Hồn thì bệnh đó tự động nó sẽ đi mất. Nhiều người đã thành công rồi!
(Nhạc...)
Bạn đạo: Thưa Thầy, tại sao thở Chiếu Minh phải đếm từ 1 đến 12, rồi từ 1 đến 11, v.v… cho tới số không?
Đức Thầy: Bời vì tất cả 1 tới 12 là một giáp. Từ một giáp mà giải được một giáp trở về không mới là đúng toán Trời. Nó hai mươi bốn trên hai mươi bốn. Chúng ta sống đây cũng hai mươi bốn trên hai mươi bốn, mà nó giải được tất cả trở về Không mới là đúng. Về Không là thanh nhẹ, không còn nghiệp duyên nữa. Trong thực hành mà hiểu được Ðạo mới là đúng. Ðạo vốn quân bình, là Không!
Bạn đạo: Chúng con xin Ðức Thầy kể lại lúc đầu hành trình của Ðức Thầy gặp khó khăn khi làm Pháp Luân Thường Chuyển, và nguyên nhân nào phát sinh ra Thở Chiếu Minh?
Đức Thầy: Thì lúc mà ban đầu tôi làm Pháp Luân Thường Chuyển, tôi làm cũng không có được; vô ngồi thiền, tôi thiền cũng không có được. Tôi tính tôi cũng bỏ cái pháp này, không làm được! Ngồi năm phút, ngồi cũng không yên. Làm Pháp Luân Thường Chuyển, hít cũng không vô; bởi vì mình là học võ, tập thể tháo, đâu có hít vô bụng được? Nhưng mà từ lúc đó, tôi nằm, tôi nói: "Nếu có Quan Âm thì giúp tôi. Tôi muốn tu lắm, tôi muốn hành cái pháp này!" Thì tôi vừa nằm, ở đường hẻm này, Việt Nam nằm ghế bố đó, thì tự nhiên cái bụng tôi cứ hít vô, thở ra; hít vô, thở ra, mà tôi muốn ngưng, ngưng không được! Tôi thấy sao lạ vậy? Cứ hít vô, thở ra, hít vô, thở ra: một tới mười hai, rồi một tới mười, một tới chín, một tới tám, một tới bảy, một tới sáu, năm, ba, hai, một; rồi ngưng. Tôi muốn hít, hít lại không được! Rồi một hồi rồi tôi mới tự động làm, cũng bấy nhiêu công chuyện đó. Làm, tôi thấy khỏe quá! Tôi làm hai, ba lần một đêm vậy đó! Rồi cái thì tôi thấy khỏe, sáng, tôi đi xuống thăm Ông Tư, Ổng nhìn mặt Ổng nói: "Hít được rồi!" Thì mình cũng nói: "Ông này thiệt là tinh đó! Mình chưa có nói mà Ổng nói “Hít được rồi!'" Mà tôi cũng không có khen Ổng hay vì tôi sợ Ổng gạt thôi! Tôi nghĩ: "Thôi! Mình ngồi đó dạ, dạ, ngồi vậy thôi”. Nhiều cái Ổng nói trúng mình mà tôi không bao giờ khen. Khen, sợ Ổng làm bậy á! Thành ra, sợ người ta gạt, tôi không có bao giờ mà khen bậy đâu. Thành ra Ổng nói: "Thằng cha này khó chịu nhất thế giới này! Thử tôi đủ chuyện hết!" Ổng nói tôi vậy đó. Cho nên mình muốn học cái gì, phải nghe, phải xét cho kỹ, rồi hành cho đúng, thì mới đạt được kết quả! Nghe mà không xét, cứ đâm đầu làm lung tung hết á, rồi làm loạn cho chính mình! Phải xét cho kỹ và hành cho đúng, mới có kết quả.
(Bài ca)
Trời đất sinh ra chúng sinh muôn loài
Ðời sống hóa ra bao điều không an
Nhiều kiếp trôi qua nhớ về Cha Trời
Thực hành tâm thức tiến vào Cõi Không
Vô Vi khai sáng thân tâm hòa vui
Toàn thân tiến về Thanh
Người Thiền tự thức tiến vô
Bình tâm thầm tu thức giác Nhất Nguyên
Phiền ưu không còn
Tình thương không ngừng đổi trao
Cùng vui cùng tiến cùng tu
Từ nay có Ðạo có Ðời an vui
Một điểm linh quang sáng tại địa cầu
Trời đất phóng thâu tâm lành chỉnh tu
Dũng khí tâm linh xóa tan ưu phiền
Thực hành tâm thức tiến vào Cõi Không
Vô Vi khai sáng thân tâm hòa vui
Toàn thân tiến về Thanh
Người Thiền tự thức tiến vô
Bình tâm thầm tu thức giác Nhất Nguyên
Phiền ưu không còn
Tình thương không ngừng đổi trao
Cùng vui cùng tiến cùng tu
Từ nay có Ðạo có Ðời an vui
Một điểm linh quang sáng tại địa cầu
Trời đất phóng thâu tâm lành chỉnh tu
Dũng khí tâm linh xóa tan ưu phiền
Thực hành tâm thức tiến vào Cõi Không
Vô Vi! Vô Vi! Vô Vi!
(Bài đồng ca)
Phương pháp tu thân nào đi tắt
Quyết chí tu sao đạt quân bình
Tu pháp sao thanh lọc trược ô
Pháp định thần, đời đạo song tu.
Thực hành nhanh Vô Vi trung đạo
Thực hành cho tâm thần tự cứu
Thực hành cho tấm lòng thanh tịnh
Tự mình tu cho đạo đời an khang.
Ðường vạn nan dũng hành không lùi
Người thành tu tâm cần trong sáng
Lòng thành tu trí hồn xinh đẹp
Niệm thường xuyên danh Phật A Di Ðà.
Này dập dồn nhịp sống thăng trầm vọng tâm
Trí tuệ mờ lu vía hồn thờ ơ
Bởi vậy cần tu pháp thực hành mau
Qui Không vô cùng.
Nhờ Lục Tự mà tiến tìm về thực chân
Hướng về cõi Thiên thoát vòng nghiệp lao
Trí tuệ hồi sinh lý đạo đào sâu
Qui Không vô cùng.
Người tu thiền luyện hồn
cho sáng ngời hằng ngày hằng giờ
Kiên trì vượt bờ mê sắc màu
Ðời vô thường, nguyện hành tu
không cầu đạo đời, đạo đời
Nhớ là giữ lòng trung mới thành.
Người thiền tu tâm đạt an lành
Diệt lòng tham tị hiềm dâm tánh
Lòng từ bi quyết tạo nhân lành
Dồi mài cho phúc điền càng thêm tươi
Phúc điền càng thêm tươi
Càng thêm tươi mát, tươi mát.
Hãy nhớ cho tu là tu sửa
Chánh pháp tu tâm đạt quân bình
Hãy phá tan mê mù dị đoan
Chánh đạo là về cội Hồn Nhiên
(Bắt đầu Track #2)
(Nhạc...)
Bạn đạo: Xin Thầy cho biết “Thiền” là gì?
Đức Thầy: “Thiền” là làm cho ổn định để khai mở tâm thức bất khả luận bàn; tự khai mở tâm thức mà bất khả luận bàn; càng nói, càng động. Thiền là êm ả, thanh tịnh để khai mở tâm thức mà thôi.
Bạn đạo: Và Thiền theo Pháp Lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí Phật Pháp sẽ gặt được kết quả gì?
Đức Thầy: “Pháp Lý” là mọi việc phải nói rành rẽ. “Khoa học” phải tiến hóa vô cùng: hướng thượng thì tiến hóa hướng thượng, hướng hạ thì tiến hóa theo chiều hướng hạ; khoa học là tiến hóa như vậy đó. “Pháp Lý Vô Vi”: từ Không trở về Không nữa nó mới nhẹ. Là phải giải nó mới Không; không giải hổng Không; tu để giải, mở. “Pháp Lý Vô Vi Khoa Học” là tiến triển đi lên. Hướng thượng là tiến triển đi lên, từ lớp này tiến hóa tới lớp kia. “Huyền Bí” là mình thấy, người khác không thấy. Chuyện Trời Phật thấy và mình thấy là người thanh nhẹ với thanh nhẹ mới thông cảm với nhau. “Phật Pháp” là thanh nhẹ.
Bạn đạo: Dạ, còn “Tu” là gì?
Đức Thầy: “Tu” là quy hội trở về nơi nhẹ thay vì hướng về chỗ nặng. Tu sửa mới quy hội về chỗ thanh nhẹ thay vì hướng về chỗ nặng trược, không giải quyết được.
Bạn đạo: Thưa Thầy, “Tu tắt” là tu làm sao?
Đức Thầy: “Tu tắt” là đi thẳng. Như chúng ta đi Pháp Lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí Phật Pháp là: “Pháp Lý” là phải rành rẽ, “Vô Vi” phải trở về Không, “Khoa Học” là phải tiến triển đi lên, “Huyền Bí” là tâm thức chúng ta khai mở để thấy, hiểu những cái khoa học huyền bí trong nội tâm như cả vũ trụ, “Phật Pháp” là thanh nhẹ.
Bạn đạo: Tu theo Pháp Lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí cần có căn duyên hay không?
Đức Thầy: Tu theo Pháp Lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí Phật Pháp thì mọi người đều có căn duyên. Làm người là có trí sáng; có trí sáng tức là có căn duyên; mà chịu tìm là sẽ tiến. Trí mà không tìm, không học trật tự của đường lối chúng ta sẽ hành, thì chúng ta chỉ lùi bước mà thôi!
Bạn đạo: Tu theo Pháp Lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí Phật Pháp có khó không, và có cần phải điều kiện lễ nghi gì không?
Đức Thầy: Mỗi, mỗi học cái gì ở thế gian, phải chú tâm và tìm hiểu. Đi đúng đường, thì tự nhiên phát triển. Thế gian, kỹ thuật đọc, hiểu, và phải làm được, thì mọi việc nó sẽ ra những cái hình ảnh tốt. Như những người quay phim mà không hiểu đầu đuôi, phải mở chỗ nào, đóng chỗ nào, và xoay chuyển chỗ nào, làm sao mà chụp được cái hình tốt được? Vấn đề kỹ thuật phải rành rẽ! Cho nên những người tu Pháp Lý Vô Vi, muốn tu Pháp Lý Vô Vi, phải hỏi, phải học, phải rành rẽ cái việc mình sẽ làm và đang làm bằng cách nào, thì tự nhiên nó sẽ tiến.
Bạn đạo: Tại sao ông Tám không thâu nhận đệ tử và không nhận làm thầy?
Đức Thầy: Bởi vì mỗi người có một khối óc tương đương với nhau, có sự hóa hóa sanh sanh, và có sự chứng tâm của Trời đất, làm sao ông Tám dám làm sư phụ của người khác? Ông Tám chỉ thực hành cái pháp môn của ông Tám hành, và nói ra cho mọi người nghe và mọi người tự hành, tự tiến, tự giải lấy thôi; chớ ông Tám đâu có quyền mà thâu đệ tử để mà thâu nguyệt liễm hàng tháng? Không có vụ đó! Ông Tám là một người do Trời đất phục vụ hình thành, cho nên ông Tám có hình thành được cũng phải phục vụ người kế tiếp mà thôi!
Bạn đạo: Phải làm thế nào khi cuộc sống nghề nghiệp thu hút hết thời giờ và năng lực của hành giả?
Đức Thầy: Thì hành giả phải soạn cái giờ cho chính mình! Một ngày hai mươi bốn giờ, chúng ta phải giữ một tiêng đồng hồ cho chính mình để khai triển tâm thức và làm việc cho chính mình cũng là đủ cứu mình rồi. Sau giờ làm việc của thế gian, rồi bê tha chuyện đời, ăn nhậu, nói dóc, cũng mất mấy tiếng đồng hồ trong một ngày! Tại sao chúng ta không tiết kiệm cái thời gian đó để lo tu tâm sửa tánh để cho chúng ta được mạnh khỏe hơn?
Bạn đạo: Sự khác biệt giữa người có tu và người không tu như thế nào?
Đức Thầy: Người không tu họ sống trong tự nhiên, hoàn cảnh của họ xoay chuyển tới đâu họ đi theo tới đó. Người tu sửa mình, tạo một ý lực tiến hóa rõ rệt, xây dựng cho hồn và vía trong cái Tiểu Thiên Ðịa này được cơ hội hội ngộ với nhau chung hành, chung tiến; lúc đó mới có nhiệm vụ “độ đời”.
Bạn đạo: Pháp Thiền có nhiều, nhưng làm sao biết được pháp nào chánh và hiệu nghiệm?
Đức Thầy: Pháp nào thực hành có kết quả thì pháp đó chánh. Càng hiểu sự sai lầm của chính mình thì càng thấy cái pháp đó chánh để sửa và tránh những tai nạn ở về sau.
(Bài ca)
Vô Vi huyền diệu khai triển tâm linh
Vô Vi huyền diệu triết lý khai minh.
Bạn đạo: Có người nói: “Tu thiền theo Pháp Lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí là sẽ làm chủ bản thể” là làm sao?
Đức Thầy: Sự sáng suốt của mình phải phục vụ bản thể rõ ràng. Cho nên khi mà dốc lòng thiền rồi, Âm Dương hiệp nhất di nhơn rồi, thì lúc đó có hồn, có vía, có sự bàn bạc. Như bây giờ tôi muốn đi đâu, tôi có thể bình tĩnh tôi hỏi vía: bây giờ tôi muốn đi tới chỗ đó, có bình an hay là xảy ra việc gì? Trong đó cái vía cũng báo cáo trước, mình có thể cho biết trước rồi: tôi tới đó, ông đó sẽ vui với tôi, hay là sẽ buồn tôi bằng cách nào? Cho nên cái vía là thuộc về xã giao, nó phục vụ cho phần hồn: khi mà lệnh của phần hồn đưa ra là cái vía phải tìm tòi cho được và phúc đáp, báo cáo đầy đủ. Cho nên những người tu Vô Vi hồn vía thông cảm rồi, mình từ nhỏ đến lớn chưa bao giờ học làm thầy tướng mà ngồi một bên người nào cũng có thể nói chuyện của họ, và để cho họ ngạc nhiên: “Tại sao anh hiểu tôi nhiều như vậy?” Cái vía nó là tìm tòi và nó báo cáo cho phần hồn biết, rất có trật tự: cũng có tổng thống, cũng có quốc hội, cũng có đủ chuyện; cũng có hiến pháp, cũng có lập hiến ở bên trong cũng như một quốc gia, không có thiếu thốn cái gì hết!
Bạn đạo: Có cách nào gia tăng công sức hành thiền trong giai đoạn ngắn hay không?
Đức Thầy: Siêng năng trong thanh tịnh hành thiền là mới tới đích. Cố công, là tức là làm loạn. “Cố” là “tôi muốn”: tham! Chúng ta tu để giải tham, mà tăng tham là chỉ chậm mà thôi! Không có tăng cái sức tham của chúng ta. Bình tĩnh thanh tịnh giải tiến nó mới đúng.
Bạn đạo: Ðang ngủ ngon giữa đêm khuya mà phải thức giấc dậy hành thiền, như vậy có hại cho sức khỏe hay không?
Đức Thầy: Cho nên khoa học đã chứng minh: những người ngủ ngồi khỏe hơn ngủ nằm. Những người làm việc nhiều mà ngủ ngồi được năm phút là nó sung sướng, nó đầy đủ rồi. Người đời ham ngủ, mê mết, lê lết trên cái giường đó. Cho nên những người khoa học mà biết được cái luật Âm Dương rồi, họ sợ mình ngủ nhiều giờ lắm. Ngủ nhiều giờ, chết, đi luôn! Mà ngủ có giờ giấc, theo chấn động của Càn Khôn Vũ Trụ (là ta lấy giờ Tý là theo chấn động của Càn Khôn Vũ Trụ), giờ Trời đất thông khai, cho mình thiền, giải trược khí và khai triển thanh điển, phát sáng đi lên; thì giờ đó, giờ hòa hợp với Càn Khôn Vũ Trụ.
Bạn đạo: Tại sao Pháp Lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí Phật Pháp không có quán tưởng như các pháp khác?
Đức Thầy: Quán tưởng là chuyện mơ hồ. Vô Vi, trực giác để thấy; còn hơn quán tưởng mơ hồ!
Bạn đạo: Nếu mà pháp Vô Vi là một pháp, chánh pháp, một chánh pháp có thể độ được nhiều người, làm cách nào để phổ biến để cho mọi người đồng hưởng?
Đức Thầy: Thì mọi người bằng lòng dấn thân tận độ! Như ngày nay chúng ta đến đây, chúng ta chung sống, thấy vui, thấy tâm thức thay đổi, thì chúng ta phải dấn thân muốn làm sao làm lớn rộng cho mọi người, thì trước hết chúng ta phải tu! Tu để ảnh hưởng người kế tiếp: trước kia chúng ta nói chuyện khác, bây giờ chúng ta nói chuyện khác, tới lần lần kia mới ảnh hưởng. Chuyện của Thượng Ðế làm cũng vậy: từ từ, chớ không có giải quyết trong ý muốn của con người muốn làm là làm! Không có thể có cái chuyện đó. Phải từ từ nó hình hành.
Bạn đạo: Tu cao, nhưng vẫn đi lạc trên Thiên Giới?
Đức Thầy: Cái gì kêu bằng “tu cao”? Tu là sửa tiến tới vô cùng; không có “cao” và hổng có “thấp”. Càng tu càng mở thức hòa đồng bình đẳng, không có “cao”. Những người tu cao, xưng mình “tu cao”, là người đó là đi sai đường! Giữ thức bình đẳng, người đó đi đúng đường.
Bạn đạo: Bấy lâu nay nghe nói có nhiều người tu thiền, tại sao rất ít người đắc quả?
Đức Thầy: Người tu thiền đắc quả không bao giờ nói cho người ta biết! Người đời tham, hay lợi dụng! Như tôi đắc quả Phật rồi, nó lợi dụng! Lợi dụng cho kỳ được á; bất cứ giá nào nó cũng mua! Cho nên người tu chơn không nói mình “đắc quả”. Người tu chơn phải hạ mình và phục vụ là đủ rồi, không nên nói mình “đắc quả Phật”!
(Bài ca)
Phật Pháp vô biên quán thông Ðời Ðạo
Vượt gió theo mây về quê Nguồn Cội
Bạn đạo: Con sẽ trình bày với đức Thầy lá cờ Vô Vi và xin Thầy cho vài lời giải thích.
Đức Thầy: Lá cờ Vô Vi, bên trên, là phải Trời không? Luồng điển dịu thanh bao la lớn rộng! “Ðịa” là mặt đất, “Nhân” là gánh chịu: chúng ta có cái xác này là mặt đất. Thiên, Ðịa, Nhân: gánh chịu. Lá cờ Thiên, Ðịa, Nhân của tất cả nhơn loại; ai cũng phải biết nguyên lý của Thiên, Ðịa, Nhân. Lá cờ này không phải dành cho một quốc gia mà dành cho một tâm thức biết phát triển lấy tâm thức mà đi lên tới vô cùng. Cái vốn sẵn của nhân loại có, mà không biết sử dụng mới sanh ra chiến tranh! Lá cờ này cũng là lá cờ hòa bình cho nhân loại, mỗi người đều có vị trí trong đó hết! Chúng ta tu, mở tâm, khai trí, tiến tới sự hòa bình sẵn có của Trời đất, chớ không phải một nhóm làm chánh trị! Chúng ta không có làm chánh trị! Chúng ta thực thi khai triển tâm thức thượng, trung, hạ rõ rệt, là cống hiến cho nhân loại. Chính mọi người trên mặt đất đều phải có ba luồng điển này mới sống an yên được. Sống mà hổng biết Trời, hổng biết Ðất, hổng biết mình, làm sao vui được? Có bạc tỷ cũng không có vui! Sống, biết Trời, biết Ðất, biết mình, mới vui, mới tạo được nghìn năm hòa bình được! Cho nên Cơ Trời chuyển để cho nhân loại thấy rõ khả năng sẵn có mọi người có, tài sản mọi người có, trong xây dựng tiến hóa chớ không phải giới hạn, và không bị lệ thuộc.
Cho nên lá cờ này của nhân loại, của tất cả những người chịu tu, và ý thức rõ: giữ lấy nó làm kỷ niệm! Sự mầu nhiệm của Trời đất có, đang phục vụ chúng ta. Chúng ta không hòa tan với sự mầu nhiệm của Trời đất thì chúng ta mất tất cả, chỉ ôm lấy sự khổ buồn mà thôi! Nếu chúng ta đi đúng đường lối là chỉ sáng lạng tâm hồn, và hãnh diện được làm con người! Không phải dễ làm được con người! Ngày nay tôi rất hãnh diện được làm con người, có Trời có đất hỗ trợ cho tôi, có vạn linh. Bây giờ cộng đồng nhân loại của chúng ta đã cho chúng ta có cái áo tốt bận, có món ăn ngon, có cái nhà ở tốt, thì chúng ta đâu có bị lẻ loi nữa, đâu có sợ ma nữa? Tất cả mọi người chung hợp hòa bình để xây dựng cho chúng ta tiến, mà chúng ta không chịu tiến là chúng ta là người thua lỗ mà thôi! Đã là con người là hãnh diện nhất, mà biết Trời, biết Phật; chúng ta biết Trời, biết Phật là luồng điển Ðại Bi ở bên trên ban chiếu cho chúng ta bất cứ giờ phút nào cũng bình an, không có thiếu thốn đâu! Trên đó không bao giờ có người ích kỷ, không có người xấu! Ở thế gian có người xấu, còn ở trên đó không có người xấu. Ai ai cũng biết thương yêu và xây dựng, lúc nào cũng sẵn sàng giúp đỡ, không có bỏ chúng ta đâu. Nếu chúng ta đến đó, chỉ mạch lạc từ ly từ tí trong cuộc sống của chúng ta phải làm sao.
Bây giờ các bạn may mắn mới gặp được Pháp Lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí Phật Pháp, mà gặp được cái này là chỉ áp dụng lấy nguyên khí của Trời đất mới giải bày nội tâm nội thức của các bạn. Mà các bạn đạt tới thanh tịnh là biết bao nhiêu sự nhắn nhủ của Bề Trên đối với chính chúng ta, và ta phải cố gắng giải nữa mới tiến tới sự tốt đẹp ở tương lai. Cho nên người Vô Vi thực hành đứng đắn là cần sự rõ rệt, chớ không có lợi dụng được, mà không có giả ảo được; thực tế trong chu trình tiến hóa! Cuộc sống chúng ta được bao nhiêu thì hưởng bấy nhiêu, chớ không bị giới hạn, và không có bị lợi dụng đâu! Thượng Ðế lúc nào cũng ban ơn tốt cho chúng ta, mà chúng ta không hành tốt là chúng ta tự hại mà thôi!
Bạn đạo: Kính thưa Thầy, đã biết tu là có ba luồng điển Thiên, Ðịa, Nhân; nhưng tại sao ngày hôm nay Vô Vi lại đặt ra một lá cờ để làm gì?
Đức Thầy: Lá cờ của Vô Vi để đánh thức mọi người, và từ cái thắc mắc đó mới có duyên độ người ta! “Tại sao tu mà có cờ? Làm quốc gia, chánh trị mới có cờ; tu lại có cờ?” Mà ngày hôm nay, hồi nãy giờ tôi giải thích là các bạn cần cái cờ là luồng điển của các bạn đi tới vô cùng. Chúng ta đều cộng hưởng luồng điển của Trời đất mới thấy sự bình đẳng trong nội tâm, thương yêu và xây dựng cho nhau. Từ hồi xa xưa tới bây giờ họ đặt một cái cờ cho họ, mà tới họ là hổng phải dễ tới! Còn cờ này là để nhắc các bạn thấy là các bạn đi về Trời bất cứ lúc nào, không phải qua Immigration khổ cực vậy đâu, qua cái tâm thanh tịnh là đi tới! Hành đi, rồi sẽ có passport đi rõ rang! Không có thiếu đâu, không có sợ đâu! Trời Phật đâu có eo hẹp! Mình eo hẹp, mình nghĩ Trời Phật eo hẹp, chớ Trời Phật không có eo hẹp! Càng hiểu lá cờ lại càng vui. “Thiên, Ðịa, Nhân”: thì bây giờ mình là con người, là nhân lành, nhân tốt của Thượng Ðế, mà mình hổng biết làm điều lành là tự hại. Mình là nhân lành của Thượng Ðế!
Bạn đạo: Mỗi Hội Ái Hữu Vô Vi cần có một lá cờ Thiên Ðịa Nhân hay không?
Đức Thầy: Cái đó là phù hiệu nhắc nhở người tu phải đi hòa đồng Thiên, Ðịa, Nhân, chung tiến luồng điển để về Thiên Quốc rõ rệt; chớ chúng ta không có làm chánh trị! Luồng điển của Trời đất nó như vậy; đó là thực hiện trong tự nhiên và hồn nhiên như vậy.
Bạn đạo: Hành giả Vô Vi niệm “Nam Mô A Di Ðà Phật”, lúc chết đi, có được khối Vô Vi hay đức Phật A Di Ðà dẫn phần hồn để tiếp tục tu hành hay không?
Đức Thầy: Niệm “Nam Mô A Di Ðà Phật” trở về Không cũng được liên hệ với điển của đấng Di Ðà cứu giúp huống hồ gì chết mà không được cứu? Còn sống mà vẫn được hỗ trợ, chết tại sao lại không được cứu? Cho nên hành giả sẽ kiểm chứng lấy chính mình mà hành sự đi!
Bạn đạo: Các người theo các tôn giáo như là Thiên Chúa Giáo hoặc là các đạo giáo khác khi thiền pháp Vô Vi có bắt buộc phải niệm hai câu nguyện hay không?
Đức Thầy: Hai câu niệm đó là hướng luồng điển đi lên: bắt buộc! Xây dựng luồng điển trong cơ tạng của họ chớ không phải là Thiên Chúa Giáo không muốn gặp Chúa. Thiên Chúa Giáo là người muốn gặp Chúa mà không có cách đi tới gặp Chúa nên dùng Pháp Lý Vô Vi để mở tâm, khai tâm mở trí, và diện kiến học hỏi nơi Chúa trực tiếp hơn.
Bạn đạo: Trường hợp con làm việc trong nhà thương hay làm việc xã hội, phải hành như thế nào để được luôn thanh tịnh?
Đức Thầy: Thì chúng ta phải biết niệm Phật! Khi mà chúng ta niệm Phật trung tim bộ đầu nó trụ rồi á, chúng ta nhìn việc gì chúng ta cũng giải được: nó cũng nằm trong nguyên lý đó mà thôi! Người bịnh, chúng ta nhìn ngay trung tim chân mày của họ là mình cũng ban rải cái từ trường tu học của mình giúp họ trên giường bịnh.
Bạn đạo: Trong thời gian tu hành, con thấy giá trị của “Nam Mô A Di Ðà Phật” là vô cùng; và chỉ có “Nam Mô A Di Ðà Phật” mới có thể cứu rỗi được phần hồn của con thoát khỏi bể khổ. Ðối với con, sáu chữ “Nam Mô A Di Ðà Phật”, ai có đổi một triệu đô, con cũng nghĩ là không có thể đổi.
Đức Thầy: “Nam Mô A Di Ðà Phật” có thể phát triển và thông cảm nguyên lý của Trời đất. Người niệm “Nam Mô A Di Ðà Phật” mà đạt tới thanh tịnh thì nhìn cái gì cũng nằm ở trong nguyên lý “Nam Mô A Di Ðà Phật”, rút ngắn lại, thấy nước, lửa, gió, đất rõ rệt, đang biến chuyển, khai mở! Chúng ta niệm “Nam Mô A Di Ðà Phật” thét rồi trở về với điển giới, mới thật sự về Không và sống trong Không luôn; thì con người nó không còn mê chấp nữa, thức hòa đồng tự động mở và vui hòa với các giới. Phải giữ cái niềm tin niệm “Nam Mô A Di Ðà Phật” để mở!
Trước kia tôi cũng niệm “Nam Mô A Di Ðà Phật”, bị Ông Tư dạy tôi niệm “Nam Mô A Di Ðà Phật” để liên lạc với Ổng. Thì tôi ngày đêm lo niệm! Bởi vì mình tuổi trẻ mà được liên lạc với người tu, hay là ông Tiên ông Phật, mừng lắm! Niệm suốt ngày: thì tôi đi đâu, Ông Tư nhắn cái gì thì tôi biết, tôi đi thẳng tới xuống đó. Rồi Ổng hỏi: “Tại sao trễ vậy?” Tôi nói: “Tôi mới biết từ đường Phan Thanh Giản rồi tôi đi thẳng xuống đây thôi!” Ðó; mừng, mình mừng! Nhưng mà trong lúc đó, niệm thét rồi thấy tin tưởng là cái niệm nó mở được. Ngồi đó tôi niệm, nhắm mắt niệm. Chơi, ở nhà hổng có ai chơi với tôi hết, tôi một mình tôi chơi thôi! Tôi niệm “Nam Mô A Di Ðà Phật”, thét tôi thấy bừng sáng ngay trước ngực tôi thôi. Tôi thấy xâu chuổi đang chạy trước ngực tôi. Tôi thấy những hạt chuỗi lóng lánh đang chạy trước ngực tôi, và tôi thấy có chữ “Vạn” xuất hiện ngay trước ngực tôi! Tôi càng niệm Phật nhiều hơn bởi vì tôi thích xem cái đó! Mỗi 9 giờ sáng tôi ở Việt Nam là tôi ngồi một mình, chơi một mình, tôi niệm Phật. Thấy tôi qua tới bên Los Angeles, tôi thấy xe hơi nó chạy đèn nó chiếu sáng hết! Lần đầu tiên tôi đi du lịch, đi Mỹ, tôi tới Los Angeles, tôi không có cho người bạn tôi kêu taxi hay là nhờ ai hết. Tôi dẫn nó đi auto bus, mini bus, rồi cũng như người bổn địa: thạo đường vậy đó! Vì tôi đã đi qua rồi! Tôi tới đó tôi chơi, rồi tôi đi thăm những cái mộ chiến sĩ. Mà mình, lần đầu tiên tới, hổng nhờ ai, bạn nó cũng sợ mình đi lạc đường, nó cho điện thoại cho con em nó để mình liên lạc nó dẫn, nhưng mà tôi không chịu, bởi vì mình có khả năng đi thôi, cứ việc đi thôi! Đi chơi đủ ngày, đủ giờ, rồi lên máy bay đi về Ðài Loan! Lần đầu tiên tôi đi Mỹ tôi không có cần ai giúp đỡ hết trọi á!
Bạn đạo: Tu mà không được gần minh sư, rủi đi sai đường rồi ai chỉ dẫn?
Đức Thầy: Lúc nào cũng gần minh sư! Cho nên Ông Trời Ổng sai. Ổng cho, nghĩa là: trai lớn lấy vợ, gái lớn lấy chồng. Vợ nó là minh sư đó, chồng nó là minh sư đó! Làm khó chịu để tìm cách giải quyết cho nhau: đó là minh sư đó! Hoàn cảnh là ân sư đó! Chớ hổng phải không có! Ông Trời không có ngu hơn chúng ta! Ông Trời sắp đặt đầy đủ hết, mà con người tăm tối, không hiểu, chạy Ðông chạy Tây vậy chớ. Ngay trong gia đình chúng ta mà biết thương yêu nhau mới xây dựng được đạo đức rõ ràng, con em sẽ khôn ngoan ở kỳ tới.
Bạn đạo: Vợ chồng ở kiếp này là trả nghiệp cho kiếp này hay là tạo nghiệp thêm?
Đức Thầy: Vợ chồng là cái nghiệp duyên ấn định của Thượng Ðế để cho có cơ hội sống để học hỏi lẫn nhau mà tiến hóa. Phải nhịn nhục mới hiểu được nhiệm vụ của chính mình đối với chồng thế nào? Chồng phải nhịn nhục mới hiểu được nhiệm vụ của mình đối với vợ thế nào? Thiếu nhịn nhục thì gia cang không bao giờ tốt được!
Bạn đạo: Sự liên hệ giữa cha mẹ và con cái như thế nào?
Đức Thầy: Sự liên hệ cha mẹ, con cái: có duyên mới có nghiệp! Có duyên từ tiền kiếp, có nợ nần từ tiền kiếp, cái luật vay trả bây giờ phải thực hiện những sự trả vay trước mắt.
Bạn đạo: Người tu Vô Vi làm như thế nào cho trọn vẹn nhiệm vụ của con người “đời đạo song tu”?
Đức Thầy: Muốn "đời đạo song tu" phải cố gắng tu, hướng về thanh tịnh tu, hiểu mình nhiều hơn, nhiên hậu sự đối đãi ở trong gia cang mới thay đổi được. Còn chính ta không hiểu chúng ta, không hiểu sự sai lầm của chính mình làm sao đối đãi với người khác được? Có học lễ cũng lễ của ông thánh nào chớ mình chưa biết cái đường lối lễ giáo cần thiết đối đãi với nhau.
Bạn đạo: Làm cách nào tìm lại được sự tự tin và không nghi ngờ nơi khả năng của chính mình?
Đức Thầy: Chỉ có giải rồi thấy! Cũng như trong nhà chúng ta rác nhiều quá mà lượm sạch sẽ, món nào hữu dụng và món nào không hữu dụng: hữu dụng chúng ta xài, không hữu dụng chúng ta liệng nó đi! Thì tâm thức của chúng ta cũng vậy: nhờ Pháp Luân Thường Chuyển thanh lọc từ khí trược tiến tới khí thanh, toàn thân hữu dụng.
Bạn đạo: Thưa Thầy, phải làm sao để có một vị trí giữa một nhóm người và được người ta kính nể mình?
Đức Thầy: Là mình phải hành, phải sửa! Trong gia đình có một người hút xìke, cờ bạc, mà bây giờ nó dẹp xìke, cờ bạc, là ai cũng thương nó hết đó! Tâm chúng ta trần trược, và bây giờ chúng ta tu, hòa hợp với nguyên khí của Trời đất, thì ai cũng vui, ai cũng thích, ai nhìn thấy cũng khỏe hết. Từ trường chúng ta tốt rồi, điển quang trong cơ tạng chúng ta đều tốt, dễ tha thứ và thương yêu hơn.
Bạn đạo: Khẩu nghiệp, thân nghiệp, ý nghiệp: trong ba cái nghiệp này, nghiệp nào nặng nhất?
Đức Thầy: Nghiệp nào cũng tạo tội cho chính mình! "Khẩu nghiệp" là khi không mình tưởng đâu mình hơn người khác, cứ đè đầu người ta, tạo thành một tập quán xấu, tự gây sự rắc rối trong nội tâm cho chính mình. "Ý nghiệp" là mình cứ “tôi nhất định tôi mới đoạt được cái đó, tôi muốn lấy cái đó; tôi nhất định phải yêu cô đó mới được; tôi nhất định phải lấy chàng đó mới được!”, tức là tạo nghiệp cho chính mình. “Tôi trở về Không, tôi không có yêu ai, và tôi không có khống chế ai; tôi giúp đỡ mọi người”: ý thiện lành, nó không có nghiệp. “Thân nghiệp” là tưởng mình mạnh. “Tôi đi đánh võ đi, tôi làm xếp sòng đi, tôi mang súng bắn người ta đi”: tạo nghiệp cho chính tôi! Tưởng tôi mạnh, nhưng mà sức mạnh tôi có là do đấng Tạo Hóa cho tôi để xây dựng tiến hóa chớ không phải để đi giết người. Rồi tôi nắm dao, nắm súng, giết người, tạo cho thân nghiệp, rốt cuộc cũng bị tù tội. Ở thế gian không tù tội nhưng địa ngục cũng phải bỏ tù.
Bạn đạo: Tại sao, trong các bài giảng, đức Chúa Jésus không có nói đến nghiệp và ăn chay?
Đức Thầy: Jésus Christ là chuyện của Jésus Christ, Khổng Tử là chuyện của Khổng Tử, mà Lão Tử là chuyện của Lão Tử, còn Huỳnh Minh Bảo phải biết cái chuyện của Huỳnh Minh Bảo mới mở ra! Thấy rõ ràng như vậy! Mỗi người có một vị trí cũng tương đồng với nhau mà hành hay là không? Hành mới mở, không hành không bao giờ mở! Cho nên chúng ta không có lầm tưởng về kinh kệ, hay là ông Phật này nói như vầy, ông Phật kia nói như vầy, ông Chúa kia nói như vầy. Cái vị trí của Ổng ở trong cái trường hợp đó Ổng phải phát triển như vậy; ngoài cái đó là Ổng không có làm cái gì hơn được hết. Thì chúng ta ở nơi nào, phát triển nơi đó; rồi cuối cùng chúng ta cũng là ánh sáng. Ánh sáng với ánh sáng hội tụ mới là đóng góp cho tất cả mọi người ở tương lai.
Chớ đừng có: “Tôi tu Vô Vi, tôi thấy hổng có phát triển; mà tôi đọc sách Lão, tôi thấy tôi hay lắm; này kia, kia nọ. Rồi tôi đọc tới kinh Chúa, tôi thấy tôi hay lắm!” Nhưng mà hổng hiểu vị trí của Chúa là làm cái gì, Lão Tử là cái gì, và chúng ta là cái gì? Chúng ta cũng là một Lão Tử! Cái giống này từ xa xưa tới bây giờ vẫn còn mà không chịu khai thác thôi! Không chịu khai thác là nó chỉ ở trong cái tham dục. Có cái pháp khai thác nó, nó mới trở về Tam Thanh: Thượng, Trung, Hạ, nó mới thanh được! Chớ mình cứ ôm lý thuyết của ông Lão Tử, lời giảng của Jésus Christ; chúng ta làm không được, chỉ cầu xin độ thôi! Phải hành, mới thấy; không hành, đâu có thấy? Như tôi không có nói, các bạn đâu có thấy giá trị của các bạn đang làm chủ của một tiểu thiên địa, một quốc gia nhỏ nhỏ không? Không thấy đâu! “Tui là con người nhỏ bé nhất ở trong sa mạc này, hổng có biết cái gì hết đó!” Nhưng mà hiểu được rồi, mình trở về thanh tịnh để làm chủ cái tiểu thiên địa này, mình mới dấn thân khai thác cái tiểu thiên địa này, rồi mình mới thấy cái giá trị của Càn Khôn Vũ Trụ liên hệ với tiểu thiên địa bằng cách nào, mình mới dũng mãnh tu tiến được. Ðó là Kinh Vô Tự! Vô Tự Chơn Kinh nằm nơi đó, mà không biết, không hành, làm sao mở? Cho nên Vô Vi chỉ có hành, khai triển trực giác, thì nó mới biết được Vô Tự Chơn Kinh của chính nó. Mỗi người một vị trí đâu có đụng chạm nhau? Lấy lý thuyết này gắn vô, lấy đầu kia gắn vô cái đầu nọ là hư hết à! Ðiển à, điển đụng điển à, nó cháy máy luôn á! Không có tiến đâu!
Bạn đạo: Tại sao có nhiều bạn đạo phải chịu nhiều khổ đau từ khi sơ sanh và trong nhiều năm tháng?
Đức Thầy: Hồi nãy tôi đã nói về Luật Nhân Quả là như vậy: kiếp trước có không tốt, thì kiếp này phải thọ lãnh! Ra, cũng như người ta, nhưng mà đi đứng không có đàng hoàng. Nhiều người đui, nhiều người điếc, cũng là chuyện của tiền kiếp. Có hết! Bây giờ phải lãnh chịu. Gánh chịu mà lo tu, may ra phần hồn được cứu rỗi! Cho nên nhiều người mù tu Vô Vi mà tâm thức họ vẫn sáng suốt. Hổng thấy đường, nhưng mà tâm thức vẫn sáng suốt phục vụ người kế tiếp. Ở Việt Nam chúng ta cũng có bạn đạo mù mà những người sáng phải tới hỏi cách tu thế nào, thiền cách nào? Ở Sóc Trăng, anh Hợp đã không thấy đường mà giúp đỡ được nhiều người tu; rồi đi làm phước nữa!
Bạn đạo: Kính thưa Thầy, làm sao “hòa tan trong khổ mà không cảm thấy khổ”?
Đức Thầy: Nếu dấn thân trong trật tự đâu có khổ đâu? Bây giờ tôi đang nói đây, nhiều người nhìn thấy tôi khổ; rồi cái ông quay phim kia nói: thấy ổng khổ quá! Ổng thấy ổng có trật tự ổng vui, bởi vì ổng yêu cái nghề ổng, ổng sống trong trật tự của ổng và ổng đem lại trật tự cho mọi người. Ổng cảm thấy vui, làm sao ổng khổ mà người đời thấy ổng khổ? Khổ là người ta thấy; mà chúng ta dấn thân trong khổ làm việc có trật tự không bao giờ khổ! Ở nhà lá mà biết thi thơ, biết được cái cảnh của chúng ta là một bài thơ, một bức tranh Trời, thì vui biết là bao nhiêu! Hổng biết lấy chính mình thì thấy khổ mà thôi; còn biết lấy chính mình đâu có khổ? Nhìn hình ảnh những người đau khổ ở Việt Nam: bơ vơ, ngày nắng, tối lạnh, không ai giúp đỡ. Những cái cảnh đó, chúng ta cho là khổ; nhưng mà họ vẫn sống, năm này tới năm kia! Còn ở đồng quê chúng ta, nhiều đứa bé dòm thấy ở trần truồng chạy chơi cả ngày mà nó khỏe mạnh. Quen hay là không! Sống hòa với cái giới đó là không. Cho nên phải nhịn nhục, chúng ta ở chỗ nào cũng sống được! Trên núi cũng sống được, dưới biển cũng sống được, mà thanh nhẹ lên Trời thì chúng ta cũng sống được. Chịu nhịn nhục, chịu học hỏi, là chỉ có sống được mà thôi! Những người Việt Nam từ xứ Việt Nam ra đây đâu có biết lái xe? Hồi trước mấy bà là trồng rau đồ chút chút chơi vậy thôi nhưng mà ra đây cũng lái xe, cũng phục vụ, cũng làm chuyện đủ thứ, … Bởi vì cái óc chúng ta là vô cùng, đặt tới chỗ nào thì phát triển chỗ đó! Mà chúng ta tu thanh tịnh, thì mang cái óc này đi chỗ nào cũng có cuộc sống bình an, không sao hết! Dấn thân phục vụ, mà nhớ Trời mà hành sự, là lại càng ngày càng tốt! Có Trời, có Đất, mới có chúng ta! Sự hình thành của chúng ta không phải là đơn giản: cha và mẹ thôi. Hổng có Trời Đất kết hợp hình thành, chúng ta đâu có mặt mày duyên dáng, mắt, tai, họng rõ rệt như vậy? Trong trật tự của cả Càn Khôn Vũ Trụ đã thu gọn lại, chứ không phải một người nào ở thế gian chế. Sự duyên dáng đó là tranh Trời, chứ không phải con người thế gian có thể chế tạo được. Cho nên hiểu được chính mình thì vui bất cứ ở tình cảnh nào. Tình cảnh nào cũng là một đường lối phát triển cho tâm linh tiến hóa.
Bạn đạo: Thức hòa đồng là do ý thức sanh ra hay là của các thức?
Đức Thầy: Chúng ta có ngũ tạng, ngũ sắc, ngũ quang, huyền sắc, huyền quang hội tụ được mới hòa đồng, nhờ Pháp Luân Thường Chuyển hội tụ được mới hòa đồng; mà chưa hội tụ được thì chưa chịu hòa đồng. Hãy còn sân si chấp nhứt đủ chuyện hết, gây gỗ lẫn nhau. Hòa đồng rồi, không có gây gỗ. Người ta nói cái gì thì mình ở ngay vị trí của họ để minh xét họ thì không có bao giờ mình động chạm với họ. Chuyện họ làm lúc nào cũng đúng theo trình độ tiến hóa của chính họ. Chúng ta không có quyền năng gì sửa đổi cái trình độ sẵn có của người ta. Chính họ tự tu tự giải thì họ mới đạt được!
Bạn đạo: Người thành đạo rất hiếm; nếu một người thành đạo mà chỉ độ được vài ngàn người thì khi nào thế gian mới tận độ được?
Đức Thầy: Cho nên người thành đạo là người dốc lòng tu cho chính họ, và chính họ sửa họ; họ để lại tất cả những thành quả như vậy thì người kế tiếp bằng lòng học như vậy cũng sẽ đi tới đích. Còn chuyện mà độ quần sanh là Thượng Đế và Đấng Toàn Năng đã an bài tất cả: nóng, lạnh, đủ chuyện … để giáo dục mọi người thức tâm mà tự trở về với phần hồn chánh giác.
Bạn đạo: Kính thưa Thầy giảng thêm về chữ “vô quái ngại”.
Đức Thầy: “Vô quái ngại” là việc làm trong trật tự của chúng ta. Như tôi bây giờ tôi tổ chức Thiền ca tôi phải dấn thân tôi giúp đỡ việc này, thì tôi cứ chăm chú việc này tôi làm thôi! “Vô quái ngại”, không có cái gì mà cản trở tôi được hết đó! Việc làm của tôi nhất định như vậy là tôi làm như vậy. Làm cho xong cái gì tôi hứa, là con người mới trọn nghĩa trọn tín được, mới dấn thân vô quái ngại ở chỗ đó. Hứa là làm, không bỏ, mới xây dựng được cái Đại Dũng của chính mình ở tương lai!
(Bài ca)
Trăng soi đưa đường về cõi Hư Không
Gieo gương tận độ thanh tịnh tự tu.
Bạn đạo: Xin Thầy giải thích cho chúng con ý nghĩa của chủ đề Thiền ca “Tôi và Anh”.
Đức Thầy: Tôi và anh ở thế gian này gặp nhau mà biết nhau, không chịu cùng nhau hợp tác xây dựng tâm linh, tôi và anh vẫn bỡ ngỡ tại thế gian. Người thiếu cái này, người thiếu cái kia, không có hợp nhứt. Cho nên Thiền ca “Tôi và Anh” đã dẫn dắt những tâm trạng bơ vơ tại thế và để họ hiểu họ nhiều hơn. Họ hiểu nguyên lý của Trời đất, họ hiểu bức tranh Trời Phật đã ban cho họ một tâm thức rõ rệt mà họ không có dấn thân hợp tác với nhau xây dựng cho thế giới hòa bình tốt đẹp để đánh thức lẫn nhau mà thôi, và đưa cái pháp Vô Vi cho người ta thực hành để họ thấy giá trị của chính họ. Họ là một bức tranh Trời lớn rộng của Trời đất đã sắp đặt xuống thế gian để lãnh một nhiệm vụ xây dựng và giúp đỡ tất cả mọi người, chớ không phải “tôi khôn hơn anh, tôi kiếm tiền nhiều hơn anh, tôi hưởng thụ nhiều hơn anh”, nhưng mà rốt cuộc “tôi bị nạn nhiều hơn anh”! Cho nên anh em phải bàn bạc trong tinh thần xây dựng thế giới nó mới có hòa bình.
Bạn đạo: Những chương trình Thiền ca gần đây có nằm trong chương trình của Thượng Đế hay không?
Đức Thầy: Nếu không nằm trong chương trình của Thượng Ðế mà không tiền mà dám mở ở cái rạp lớn như vậy? Là ông Thượng Ðế không có giúp thì chúng ta không có làm thành công! Sức mạnh của Thượng Ðế chuyển động trong tâm hồn của mọi người. Cho nên có một số người dấn thân bất vụ lợi, vô quái ngại phục vụ cho mọi người kế tiếp cộng hưởng là vậy.
Bạn đạo: Ngoài những chương trình Thiền Ca, Thượng Ðế còn có chương trình gì để cứu độ chúng sanh nữa hay không?
Đức Thầy: Thượng Ðế là tràng giang đại hải chương trình để cứu độ quần sanh: cơm ăn, áo mặc, cũng là Thượng Ðế giúp mà thôi! Không có Thượng Ðế, không có cơm ăn, không có áo mặc, không có hơi thở! Bây nhiêu đó chúng ta thấy cũng đã nhiều rồi, còn biết bao nhiêu chuyện Thượng Ðế đã và đang làm. Phục vụ tận tình, chung sống hòa bình dẫn tiến chúng ta mà chúng ta chỉ phụ Thượng Ðế! Ngược lại con đường của Thượng Ðế đi là vụ lợi cá nhân. Quên tất cả mọi người kế tiếp, và không chịu khai thác cái tài sản cuối cùng là khối óc và cơ thể của chúng ta hiện tại là một đại tội! Ðại tội là sao? Không thấy đường đi, có cơ hội mà hổng chịu khai mở ra! Không thấy đường đi là tạo tội chớ làm cái gì? Tăm tối mà, đâu có đến đâu được! Tự khai mở dũng mãnh thăng hoa tiến hóa không có bị lệ thuộc bởi một cái bóng tối nào có thể ám ảnh chúng ta!
Bạn đạo: Người tu thiền kể chuyện tục tĩu, dù là chuyện vui, có hại không?
Đức Thầy: Nói tới đó mới hiểu rằng khả năng của Thượng Ðế là vô cùng! Mọi khía cạnh đều tận độ quần sanh: từ trược cho tới thanh, từ dục động cho tới thanh tịnh, cũng khả năng của Ngài là vô cùng; “mọi trạng thái" là vậy! Chuyện của Thượng Ðế làm là mọi trạng thái chớ không phải một trạng thái như người đời suy nghĩ.
Bạn đạo: Kính thưa Thầy, các ngày giỗ ông bà có thể cúng trái cây hoặc đồ chay trên bàn thờ kiếng Vô Vi hay không?
Đức Thầy: Cái đó là do tâm tưởng niệm. Mình có cha mẹ chết, mình biết phần hồn thì mình biết mẹ mình không bao giờ chết, đang tiến hóa ở cõi giải nghiệp thanh nhẹ chớ không có khổ đâu! Vui lên! Nhưng mà tâm mình kính cha mẹ thì cũng như kính Trời Phật. Không sao! Để hoa quả tưởng tới mẹ, kiếng Vô Vi tốt, cái tâm trong lành; chớ không có giết heo, giết bò để cúng mẹ, tạo tội cho mẹ chứ ích gì? Sự trong lành hướng tâm về mẹ thì mẹ được ấm áp và tiến hóa tốt.
Bạn đạo: Trong các buổi tổ chức chung thiền định kỳ của Hội địa phương tại nơi công cộng như phòng họp của nhà thờ, bạn đạo dựng lên một bình phong rồi tưởng đó là bàn thờ, để hoa quả, cúng lạy và khấn nguyện; như thế có đúng với đường lối của tu Vô Vi không? Làm như thế có phải là mê tín dị đoan không?
Đức Thầy: Cái đó là đường hướng đi lên. Từ xa xưa đã có một cái tập tục kính nể bề trên, thì chúng ta có đường lối hướng thượng, hướng về bề trên; đó là cái bàn thờ để gieo rắc sự thiển lành trong óc của chúng ta. Trong lúc, khi bắt đầu thiền, ta thấy có bề trên chứng giám, luồng điển tự nhiên nó phát lên, thanh nhẹ và êm ả, thay vì không có cái gì hỗ trợ thì nó thấy không có tiến, nó thấy không có ai giúp! Cái đó là tập tục từ xa xưa đến bây giờ để nhắc nhở con người trong hành trình tiến hóa và tương ngộ với cõi thanh nhẹ vậy thôi.
Bạn đạo: Kính thưa Thầy, như vậy tu Vô Vi có cần cái bàn thờ đó hay không Thầy?
Đức Thầy: Cần cái tâm! Nếu cái tâm dũng mãnh tu thì hổng cần làm bàn thờ làm cái gì. Rốt cuộc là chúng ta phải tu, giải, tiến hóa, là chỉ có cái tâm chúng ta thôi! Còn bàn thờ là làm cho uy nghi tốt đẹp. Sự trong lành của bề trên, ta hướng tâm về trong lành thay vì tranh cãi ô trược!
Bạn đạo: Rằm tháng 7 cúng cô hồn có được không vì mình đã tu theo Vô Vi rồi?
Đức Thầy: Vì cái tập quán của người đời thì nói người chết khổ thôi! Chớ mà biết cảnh ở bên đó là người chết người ta thoát nghiệp rồi, người ta nhẹ hơn chúng ta! Bên đó cũng có trật tự, cũng có nhiều người làm việc tốt đẹp lắm chớ không có phải lôi thôi như bên này. Người ta nhẹ nhàng hơn! Cho nên nhiều người tưởng lầm: "Cha mẹ tôi chết, rồi bây giờ chết đói! Trưa nào tôi cũng nấu cơm cho má ăn; bây giờ má chết rồi, ai nấu (cười) cơm cho má ăn?" Người ta qua cái giới đó, nó biến cái dạng khác rồi, nó ăn món khác, đâu có phải ăn món đồ của chúng ta đâu mà lo? Cho nên chúng ta phải vui, đưa phần hồn được tiến hóa, được giải nghiệp. Thành tâm tu và hướng tâm về người thì người sẽ vui, dễ hội tụ hơn!
Bạn đạo: Khi có một người trong gia đình qua đời, con phải niệm, phải cầu nguyện như thế nào?
Đức Thầy: Người gia đình qua đời, chúng ta cầu nguyện phần hồn là cầu nguyện cho cha hay là mẹ được siêu thăng tịnh độ; đó là ý lực của mình thương yêu và gởi gắm đến mẹ hiền. Người chết lạnh lắm, nhưng mà chúng ta có tâm gởi đến một luồng điển sưởi ấm cho mẹ hiền; đó là cao quý, thật sự báo hiếu hơn, trực tiếp hơn!
Bạn đạo: Tu Vô Vi, Tết có bắt buộc cúng Ông Táo và cúng ông bà hay không?
Đức Thầy: Cái đó là tục lệ hồi xưa người ta thấy là: có cảnh Trời mới có nhân gian, có thần thánh mới có người ta. Và họ tin như vậy, thì cũng một phương cách phát triển Nhân Ðạo: biết có Trời, có Đất, có Ông Táo, chúng ta hổng dám làm bậy! Ăn bậy, nói bậy, Ổng về Trời Ổng báo cáo thì ông Thượng Ðế phạt! Cái đó cũng giáo dục con người dữ trở nên hiền. Cái tập tục đó là tốt chớ không có xấu! Cho nên ai cũng rộn rịp đưa Ông Táo về Trời để Ổng báo cáo những hành động xấu của chúng ta (bạn đạo cười), rồi ta ăn năn sám hối, lo tu. Cho nên người tu Vô Vi cũng thương Ông Táo lắm, mà Ông Táo cũng thương người tu Vô Vi, mà Ông Thổ Thần cũng thương người tu Vô Vi. Người tu Vô Vi là dốc lòng tu sửa lấy chính mình, rất hiếm có trên mặt đất!
Bạn đạo: Có người bị bệnh hạch ở cổ, rồi bác sĩ nói là bị bịnh ung thư. Con khuyên cha mẹ đứa nhỏ nên tu theo Pháp Lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí Phật Pháp, đêm đêm Soi Hồn, niệm Phật, và Thiền Ðịnh. Nếu họ quyết tu, con họ có qua được bệnh ung thư hay không?
Đức Thầy: Bệnh ung thư nó nhiều yếu tố. Người tu thiền nó có sự may mắn: chịu tu thiền, may mắn gặp được bác sĩ hay, mà nghe lời tự cứu. Nhiều người tu nó may mắn lắm: thấy sắp chết, nhưng mà gặp một bác sĩ tài họ cũng cứu được. Thì do sự may mắn, là luồng điển nó được quân bình nó mới có sự may mắn, tự nhiên chuyển tới giúp nó.
Bạn đạo: Khi có cha mẹ bị bịnh rối loạn thần kinh phải làm sao? Có phải là bị quỷ nhập không? Có nên ở gần cha mẹ không, hay nên tránh, và chỉ nghĩ đến người thôi?
Đức Thầy: Họ hiện tại ở chỗ nào? Người ở chỗ nào? Ở xứ văn minh ngoài này thì phải đưa đi bác sĩ thường xuyên săn sóc. Bịnh thần kinh, bịnh điên, nhập, về luật nhân quả, khoa học cũng giúp được một phần mà thôi. Chớ còn nó nhiều yếu tố lắm: nhiều phần hồn oan ức theo nhập, hành hạ cho tới chết để dự một cuộc xử chung ở Ðịa Ngục. Có nhiều người đêm đêm la lô cho tới chết mà thôi! Cái Luật Nhân Quả, cho nên chúng ta sống làm người, không nên làm điều ác! Kiếp này chúng ta ở ác, kiếp sau chúng ta sẽ bị. Sự vấn vương, lưu luyến, trả thù. Nó tìm cho được; hung dữ lắm chớ hổng phải hiền đâu! Cho nên, tu là để tránh tất cả những cái hậu quả không hay. Ác ý mình đã gieo trồng kiếp này thì kiếp sau mình phải lãnh đủ, không chạy khỏi! Nhiều bịnh, bác sĩ cũng bó tay chớ không làm cái gì!
Bạn đạo: Người tu Vô Vi có nên đi trị bịnh bằng nhân điện hay không, trị bịnh cho người khác bằng nhân điện hay không?
Đức Thầy: Người tu Vô Vi đâu có trị bệnh cho người ta bằng nhân điện, và cũng không kiếm nhân điện mà trị bệnh cho nó. Bởi vì người trị bệnh chưa hiểu điển của cơ thể và điển của vũ trụ làm sao trị bệnh cho người đối phương? Chỉ cho nó tu, tự giải trược, hội tụ thanh điển, thì lời nói của nó là đã trị bệnh rồi. Khuyên giải người cũng là trị bệnh, nhìn người cũng là trị bệnh: từ trường tốt mới là trị bệnh cho người khác được!
(bài hát)
Tu Thiền là thực hiện hiếu nghĩa và trung tín
Gieo nhân ngọt là ta có những trái thơm ngon
Thiền định tâm ta thoát vòng ô trược
Cứu chính mình tuy sống khổ ta vẫn vui.
Tu Thiền là giải nghiệp giải mê mở tâm trí
Tu Thiền là thắc mắc sẽ tiêu tan
Tự ta tu ta chứng minh Ðời Ðạo
Thanh thoát hồn thành tâm hướng Thiên Ðàng.
Tu Thiền là thực hiện hiếu nghĩa và trung tín
Gieo nhân ngọt là ta có những trái thơm ngon
Thiền định tâm ta thoát vòng ô trược
Cứu chính mình tuy sống khổ ta vẫn vui.
Tu Thiền là giải nghiệp giải mê mở tâm trí
Tu Thiền là thắc mắc sẽ tiêu tan
Tự ta tu ta chứng minh Ðời Ðạo
Thanh thoát hồn thành tâm hướng Thiên Ðàng.
Bạn đạo: Kính thưa Đức Thầy, có thể giảng nghĩa thêm về hai chữ “quán thông”?
Đức Thầy: “Quán thông” là nhìn thấu triệt được. Quán thông cái thấu triệt là mình hiểu cái hậu quả của mọi sự việc, kêu bằng "quán thông". Như: tôi uống rượu, hại gan; tôi ăn thịt, nó kẹt vô, nó hại ruột, tôi không ăn. Tôi hiểu, tôi phải hiểu rõ ràng cái việc như vậy, kêu bằng “quán thông”. Còn không hiểu là chỉ tự hại thôi!
Bạn đạo: Thầy có thường giảng: “Kiến tánh là thành Phật”, như vậy “tánh” ở đây có nghĩa gì?
Đức Thầy: Khi mà chúng ta làm Pháp Luân Thường Chuyển nó hiệp nhứt, huệ tâm khai rồi mới kiến tánh được, mới thấy sự sai lầm của chính mình, và không dẫm chân vào chỗ sai lầm nữa thì nó mới trọn lành, kêu bằng "thành Phật".
Bạn đạo: “Nghiêm luật” gồm có những điều luật gì?
Đức Thầy: “Nghiêm luật” là một luồng điển sáng của Ðại Bi ban chiếu xuống thế gian. Nếu mà chúng ta không có thanh tịnh, không có thanh dịu hướng về đó, thì không có bao giờ chúng ta có thể tiến lên được. Thanh dịu Bên Trên ban chiếu là Nghiêm luật; mà nếu chúng ta không có thanh tịnh và thanh sạch, không bao giờ chúng ta có cơ hội hội tụ với luồng điển của Ðại Bi mà khai tâm mở trí!
Bạn đạo: Chìa khóa nào giúp người tu Vô Vi giữ được sự đầm ấm trong gia cang?
Đức Thầy: Người tu Vô Vi sẵn hết tài liệu, tìm hiểu mình, chỉ biết mình sai, chẳng có ai sai, thì gia đình mới yên ổn được. Thiếu nhịn nhục thì gia đình không yên ổn. Không thấy sự sai của chính mình thì gia đình làm sao vui?
Bạn đạo: Trong ba cõi: Thiên, Ðịa, Nhân, cõi nào dễ tiến hóa nhứt?
Đức Thầy: Cõi nào có trật tự đều dễ tiến hóa hết! Cũng như tui, bây giờ tui làm con người thành tâm phục vụ mọi người thì tui cũng vẫn sống yên, hổng có cái gì khổ! Hổng ai ghét, mà hổng ai tìm cách bỏ tù tui hết. Cõi nào cũng vậy, cõi nào cũng phải trật tự và thành tâm phục vụ thì không có bị nạn.
Bạn đạo: Làm cách nào để thăng hoa tư tưởng?
Đức Thầy: Sửa mình, tư tưởng mới thăng hoa; mà cứ phát triển cái xấu của mình á, làm sao thăng hoa được? Phải sửa mình, khép mình, nhịn, và phải chịu nhục, thì mới thăng hoa được! Cũng như vợ chồng chung sống ở trong nhà, nhịn mà không chịu nhục á, thì người vợ đó cũng không có được chứng tâm. Người chồng cũng vậy. Có nhịn thì phải chịu nhục, trong gia đình mới hòa ái tương thân. Xây dựng sau cơn động loạn mới thật sự thương yêu lẫn nhau; mà cứ tranh chấp hoài, tranh chấp hoài, chỉ có xé lẻ và không có phát triển. Muốn có một căn nhà tốt, phải làm cho ấm áp; chớ không nên xé nát chỗ này, chỗ nọ, thì căn nhà làm sao tốt được?
Bạn đạo: Làm sao biết được mình đạt được trực giác?
Đức Thầy: Khi mà chúng ta đạt được trực giác ngay trung tim chân mày, thì việc gì vừa đến với chúng ta, chúng ta cũng như ôm trong lòng việc đó để phân giải rõ rệt, tức là khai triển được trực giác rồi. Những người tu Vô Vi khai triển trực giác không bao giờ tranh chấp với ai, nhưng mà hiểu sự sai lầm của đối phương, chỉ cầu mong cho đối phương tự giải. Cho nên những người tu Vô Vi lại được nhiều bạn thích nói chuyện với họ, mà nói chuyện rồi lại được tự thức và tự giải. Cái trực giác là luồng điển từ trường tốt; nó làm việc trong thanh tịnh giúp đỡ đối phương.
Bạn đạo: Như vậy “trực giác” khác với “thiền giác” như thế nào?
Đức Thầy: "Thiền giác" là làm thinh, ngồi thiền, nhắm mắt, hiểu được cái Cõi Trên đang tiến hóa tới chỗ nào, phần hồn đang đi đâu, đang làm việc gì, đang học được cái gì? Thanh tịnh mà hiểu. Còn “trực giác” đây là từ trường quân bình xuất phát ra, tận độ quần sanh là vậy.
Bạn đạo: Thưa Thầy, “tuệ giác” có khác “huệ giác” hay không?
Đức Thầy: “Tuệ giác”: trí tuệ. Có trí mới có tuệ, rồi mới hiểu được. Chúng ta dụng trí phục vụ, xây dựng, rồi nó mới thấy có cái thành quả; lúc đó chúng ta mới thấy rõ hơn.
Bạn đạo: Như vậy có khác với lại "huệ giác" không Thầy? "Tuệ" với "huệ" có khác nhau không?
Đức Thầy: Trí tuệ.
Bạn đạo: Còn "huệ"?
Đức Thầy: "Huệ" là trong tự nhiên và hồn nhiên nó phát sáng ra vậy đó, nó thấy vậy đó. Cũng như trong giờ thiền tự nhiên nó thấy vậy đó, là "huệ". Còn đằng này, "trí tuệ": nó phải dụng “trí” nó mới đi tới "tuệ" được, nó mới hiểu được.
Bạn đạo: Theo thứ tự, "tuệ giác" phát triển trước "trực giác" hay là ngược lại?
Đức Thầy: Chúng ta tu về Pháp Lý Vô Vi thì khai triển trực giác trước, rồi mới đi tới huệ giác: trực giác mở rồi mới biết đường đi tới sự thanh cao của Trời đất mà hội tụ triền miên, thấy càng ngày càng rõ rệt hơn, giải tiến trong từ bi!
Bạn đạo: Làm sao biết được mình được thanh tịnh, vì tất cả đều tùy thuộc ở sự thử thách mạnh hay yếu?
Đức Thầy: Thanh tịnh là trung tim bộ đầu điển quang chúng ta phát triển dồi dào hòa hợp với chấn động của Càn Khôn Vũ Trụ. Thì tất cả những sự động loạn của thế gian chúng ta đem về trung ương thì tức khắc thanh tịnh liền, giải quyết một cách rất nhanh chóng! Còn nếu mà còn bị kẹt ở trong cơ tạng á, thì lý này lẽ nọ, nói cho có, nhưng mà làm hổng được!
Bạn đạo: "Ngày ngày khó qua, nhưng ngày ngày qua!”, “Mấy ai cho than hồng khi tuyết rơi?”, “Nước mắt chan cơm": hỏi, tâm sự của Thầy cho ba câu trên?
Đức Thầy: "Ngày ngày khó qua": bây giờ, nhiều người thay thế tôi một tiếng đồng hồ ngồi nói chuyện là rất khó qua, nhưng mà tôi vẫn qua! Ngày ngày tôi đều khó qua; mà sự đau khổ của mọi người đã giao cho tôi, tôi chỉ thầm rơi lệ ở trong tâm. Khi mình có được chén cơm ăn, (khóc) luôn luôn tâm thức phải nghĩ đến người đau khổ. Họ không có cơm ăn, họ bị bão bùng, họ không có mền đắp, họ không có thuốc thang. Các bạn nghĩ sao? (khóc) Nếu các bạn phát triển được tâm từ bi, phải biết thương mọi người! Phải biết gánh cái khổ trong tâm của chính mình mới độ được người kế tiếp! Cho nên hiện tại, ở Việt nam, có một số người nghèo khổ, bơ vơ, không ai nghĩ tới. Nhận được món quà của tôi, người chỉ biết khóc. "Không biết tại sao có người đem gạo cho tôi ăn trong lúc tôi cơ hàn, thay vì xã hội không ngó đến tôi?" Cũng như người ở trong tuyết, tuyết rơi mà mình đem than cho họ, quý biết là bao nhiêu, để sưởi ấm qua ngày! Cho nên "Ngày ngày khó qua, nhưng ngày ngày qua!" thì chúng ta đã qua được, thì chúng ta cũng phải làm cho những người đau khổ tự qua!
Cho nên Pháp Lý Vô Vi (khóc) là "cứu khổ, ban vui"! Chúng ta là ở trong khổ, mà giải được cái khổ chúng ta mới vui. Vui cùng Trời đất, chớ không phải vui với người thế gian để khoe khoang! Vui cùng Trời đất, tâm thức tôi hiểu được giá trị của Trời đất, tình thương của Trời đất đã cứu tôi, tôi đã khổ tôi mới lâm xuống thế gian này, hồn tôi bị giam trong bóng tối không bừng ánh sáng nổi. Bây giờ tôi phải tu, tôi dốc lòng hướng thượng để cứu khổ, ban vui cho cứu chính tôi! Mỗi hành giả Vô Vi là cứu khổ, ban vui lấy chính mình! Các bạn thực hành đi, rồi tâm từ bi các bạn phát triển; lúc đó các bạn mới thật sự làm phước, giúp cho những người bơ vơ không ai nghĩ tới họ. Tự động, Trời Phật, Quan Âm sẽ chuyển cho các bạn đi làm phước (xúc động) và xây hạnh đức cho các bạn.
Cho nên tôi không dám khoe khoang: tôi ra đây bao nhiêu năm, khổ cực, tôi dành dụm được cũng cho người đau khổ chứ không phải của tôi. Tôi không có tiền bạc gì hết, thậm chí quần áo tôi đang mặc đây cũng người ta cho tôi chứ tôi không có khả năng mua được; nhưng mà tâm tôi muốn cứu những người đau khổ tự thoát nạn. Chúng ta có ăn, có mặc, chúng ta phải nghĩ đến những người thiếu ăn, thiếu mặc trong giây phút Thiên Cơ chuyển động này, rất ác liệt! Tôi không tiện đem những cái hình ảnh mà tôi đã làm ở Việt Nam cho các bạn xem. Hôm nay chắc cũng quên đem. Nếu muốn coi thì ngày mai các bạn coi, sẽ nhìn thấy những người đau khổ mà động lòng từ bi, thương yêu và cứu giúp.
Tại sao người ta nhìn tôi: "Ông được mọi người thương, mà Ông nói chuyện Ông lại khóc?” Tôi đã cảm động nhiều năm, và tôi thấy những cảnh đau khổ của người Việt Nam trong lúc ly tán quê hương, tan xương nát thịt, khổ lắm, không có ai sung sướng, và được gặp nhau đây để trao cái pháp cho mọi người thực hành để tự cứu. Đó là điều quan trọng và sự mong muốn nhứt trong đời tôi! Lúc nào tôi cũng cảm động và nhớ thương những người đau khổ, vì chính tôi ở trong giai đoạn đau khổ đó tôi biết. Không phải là người sung sướng đâu! Các bạn đừng nhìn lầm tôi là người sung sướng! (khóc) Nước mắt chan cơm trong giai đoạn này. Lúc ly tán, sự đau khổ của người Việt Nam triền miên, vì bom đạn, vì chiến tranh, vì thù hận, gieo khổ cho nhau cho mãi cho đến ngày nay chưa giải quyết được! Biến thể của nó là tham dâm, hối lộ, giết dân, mất trật tự, không bảo vệ luật lệ cho chung! Vẫn còn đau khổ; chưa thoát nạn đâu! Không khác gì một cái thân xác đang bị cancer, không biết bùng nổ lúc nào!
(Bài ca)
Vô Vi huyền diệu khai triển tâm linh
Vô Vi huyền diệu triết lý khai minh
Phật Pháp vô biên quán thông Ðời Ðạo
Vượt gió theo mây về quê Nguồn Cội
Trăng soi đưa đường về cõi Hư Không
Gieo gương tận độ thanh tịnh tự tu.
Tu Thiền là thực hiện hiếu nghĩa và trung tín
Gieo nhân ngọt là ta có những trái thơm ngon
Thiền định tâm ta thoát vòng ô trược
Cứu chính mình tuy sống khổ ta vẫn vui.
Tu Thiền là giải nghiệp giải mê mở tâm trí
Tu Thiền là thắc mắc sẽ tiêu tan
Tự ta tu ta chứng minh Ðời Ðạo
Thanh thoát hồn thành tâm hướng Thiên Ðàng.
Tu Thiền là thực hiện hiếu nghĩa và trung tín
Gieo nhân ngọt là ta có những trái thơm ngon
Thiền định tâm ta thoát vòng ô trược
Cứu chính mình tuy sống khổ ta vẫn vui.
Tu Thiền là giải nghiệp giải mê mở tâm trí
Tu Thiền là thắc mắc sẽ tiêu tan
Tự ta tu ta chứng minh Ðời Ðạo
Thanh thoát hồn thành tâm hướng Thiên Ðàng.