PHÁP LÝ VÔ VI – NHỮNG PHÁP HÀNH THÊM

Nguyên Lý "NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT"

NAM: là thật ở phương Nam - cửa Trời. NAM, thật phương Nam lửa Bính Ðinh: là nó chỉ phát điển ra; cũng như,cơ tạng của mình ở ngay trung tim chân mày, hai luồng điển nó chấu lại nó mới phát hỏa sáng ra. NAM thật phương Nam lửa Bính Ðinh.

: chỉ rõ vật vô hình: Khi chúng ta nhắm mắt, thấy được cảnh ở bên trên rõ rệt.

A: Nhâm Quý gồm thâu nơi thận: Thủy, Điển tương giao: Thận thủy, cái thận mà bất ổn, cái óc không có yên, ngủ không được; mà Thủy, Điển tương giao là khỏe mạnh, người ngủ yên.

DI: giữ bền 3 báu linh Tinh, Khí, Thần. Tinh, Khí, Thần trụ hóa đi lên trên thì con người nó ổn định.

ÐÀ: ấy sắc vàng bao trùm khắp cả: Là tất cả, chúng ta thanh tịnh rồi thì từ quang nó phát triển ra châu thân, được bảo vệ châu thân. Ánh vàng bao trùm khắp cả.

PHẬT: hay thân tịnh ở nơi mình. Mình biết chuyện mình để sửa tiến, ăn năn hối cải, sám hối, tiến hóa, thì con người nó mới được thanh nhẹ.

Người tu niệm Nam Mô A Di Ðà Phật phải hiểu cái nguyên lý của Nam Mô A Di Ðà Phật. [video1-01:30]

Rồi, người mới tập thì niệm Nam Mô A Di Ðà Phật”:

NAM: Khi chúng ta nhắm mắt, chúng ta niệm NAM… thì tập trung ở đây (trung tâm chân mày).
MÔ: Tập trung ở đây (trung tâm bộ đầu).
A: Ở thận (sau lưng).
DI: Là phát triển
; nằm ở đây (giữa ngực).
ÐÀ: Ánh sáng ở xung quanh.
PHẬT: Hay thân tịnh ở nơi mình (rốn) [video1-01:52]

Những cái luân xa đó nó chuyển chạy như vậy, con người nó mới kết hợp, nhẹ; “Nam Mô A Di Ðà Phật”; thì nó mới kết hợp được một luồng quang. Cũng như Đức A Di Ðà tu, chỉ niệm cái NAM MÔ A DI ÐÀ PHẬT, nhưng mà Ngài đi bất cứ nơi nào, Vũ Trụ Càn Khôn này; khi Ngài nhập định là xuất liền; cũng nắm cái nguyên lý NAM MÔ A DI ÐÀ PHẬT. Tất cả đều nước, lửa, gió, đất phối hợp, thì nơi nào Ngài cũng có thể đến được. Cho nên, chúng ta thực hành như Ngài đã và đương thực hành thì chúng ta có ngày tương ngộ Ngài rất dễ dàng, không khó khăn, và giúp đỡ được nhiều người ở tương lai. Thì điển năng càng ngày càng dồi dào, từ quang càng ngày càng sáng suốt, và chỉ biết tận độ, không có phá hoại, vì nó giải tiến lên bên trên, chớ không có ứ đọng mà nói chuyện sanh, khắc. Không thuộc về võ Phật; nó thuộc về văn Phật.

Nguyên lý của NAM MÔ A DI ÐÀ PHẬT ; tôi nói lại một lần nữa:

NAM: thật phương Nam lửa Bính Ðinh
: chỉ rõ vật vô hình
A
: Nhâm Quý gồm thâu nơi thận
DI
: giữ bền ba báu linh Tinh, Khí, Thần
ÐÀ
: ấy sắc vàng bao trùm khắp cả
PHẬT
: hay thân tịnh ở nơi mình

[hết video1-03:12]

[Video 2]

THỂ DỤC TRỢ LUÂN

Đây là phương pháp TRỢ LUÂN

Mỗi ngày có thiền, không thiền, cũng có thể tập như môn thể thao làm cho điều hòa máu huyết. Hạng nhất là bệnh trĩ, bệnh cao máu có thể tự trị được, ngừa được.

[hết video2-01:08]

[Video 3]

CẦU NGUYỆN SAU BỮA ĂN - NIỆM BÁT NHÃ MA LA MẬT ĐA

Sau bữa ăn chúng ta phải thành tâm, vì khi chúng ta ăn là nhờ vạn linh đóng góp cơ tạng mới được phát triển, thì luồng điển ấy, chúng ta hướng tâm để cầu nguyện. Ý niệm, chớ không nói ra miệng; ý niệm. Phải học thuộc lòng mấy câu này:

NAM MÔ BÁT NHÃ MA LA MẬT ĐA

SẮC BẤT THỊ KHÔNG, KHÔNG BẤT THỊ SẮC

THỜI NHỨT KIẾN NGŨ UẨN GIAI KHÔNG

THỌ TƯỞNG HÌNH THỨC DIỆC PHỤC NHƯ THỊ

ĐỘ NHẤT THIẾT KHỔ ÁCH

Thì luồng điển nó đi lên bộ đầu. Những người tu, tu lâu thì có điển trên bộ đầu, nên dẫn tiến phần điển đi lên cao hơn, nhẹ hơn, có cơ hội giải thoát vạn linh đồng tiến với chúng ta, thì chúng ta mới sẽ mở được thức hòa đồng thanh nhẹ. Cầu nguyện sau bữa ăn là đúng đường đồng dẫn tiến; trước bữa ăn cầu nguyện là ỷ lại thôi, chớ không có làm được gì hết; chúng ta gánh vác, chúng ta giải, tiến, mới là chơn chánh.

Trong ý, niệm:

“NAM MÔ BÁT NHÃ MA LA MẬT ĐA”: là nước miếng chúng ta chuyển chạy và rút tiến lên trên khối óc, tiến hóa đi lên. Nam Mô Bát Nhã Ma La Mật Ða

SẮC BẤT THỊ KHÔNG, KHÔNG BẤT THỊ SẮC”: Nó đồng đẳng với nhau: Sắc cũng là Không, Không cũng là Sắc.

THỜI NHỨT KIẾN NGŨ UẨN GIAI KHÔNG: Bộ đầu chúng ta không còn nữa mới dẫn tiến lên cõi thanh nhẹ; vạn linh đồng tiến. Thời Nhất Kiến Ngũ Uẩn Giai Không

THỌ TƯỞNG HÌNH THỨC DIỆC PHỤC NHƯ THỊ”: Tất cả đều đồng tu như chính phần Hồn đang tiến hóa.

Rồi NAM MÔ A DI ÐÀ PHẬT - 3 lần vậy. Rồi xá, nghỉ.

[hết video3-01:58]

[Video 4]

LẠY KIẾNG VÔ VI

Những người có Kiếng Vô Vi có thể lạy trước Kiếng Vô Vi: Một lạy báo hiếu cho Cha, một lạy báo hiếu cho Mẹ; và luôn tiện làm cho tất cả những thần kinh được hoạt động lại, máu huyết điều hòa sau khi lạy. Mỗi lần, lạy 50 lần; khỏe mạnh, tim, gan tốt.

(Chắp hai tay đưa cao lên qua đầu, từ từ hạ hai tay chống xuống đất rồi quỳ hai đầu gối xuống đất, có thể quỳ từng chân một. Đầu cúi xuống, đỉnh đầu chạm đất. Từ từ đứng lên, tay chắp trước ngực - tính là 1 lần. Tiếp tục lặp lại 50 lần như vậy)

[hết video4-01:02]

[Video 5]

CHƯỞNG HƯỞNG DƯỠNG KHÍ

Những người tu lâu có điển rút bộ đầu, mỗi buổi sáng 5, 6 giờ sáng phải ra giữa trời chú ý trung tim bộ đầu, hít một hơi một từ lỗ mũi xuống bụng hít một hơi một. Làm ba lần như vậy là được rồi, bộ óc sẽ được thanh nhẹ.

[hết video5-00:24]

[Video 6]

MẬT NIỆM BÁT CHÁNH

Mỗi ngày, từ 6 giờ tối đến 10 giờ tối, chúng ta phải dành thì giờ để niệm Bát Chánh. Niệm Bát Chánh phải niệm cách sao?

Những người có điển rồi mới niệm được, là cái ý để đây, bắt đầu từ đây (môi trên).

NAM… MÔ… A… DI… ĐÀ… PHẬT… cuối cùng nó ở đây (chóp mũi).

NAM… MÔ… A… DI… ĐÀ… PHẬT… cuối cùng ở đây (trung tim chân mày)

[Thầy không niệm điểm trung tim giữa trán]

NAM… MÔ… A… DI… ĐÀ… PHẬT… cuối cùng ở đây (Nê Hườn Cung)

Rồi đi tới lần lần NAM… MÔ… A… DI… ĐÀ… PHẬT… cuối cùng ở đây (trung tim đỉnh đầu)

NAM… MÔ… A… DI… ĐÀ… PHẬT… cuối cùng ở đây (Ngọc Chẩm)

NAM… MÔ… A… DI… ĐÀ… PHẬT… cuối cùng đằng sau này, cái này là kêu bằng Hiệp Tích.

NAM… MÔ… A… DI… ĐÀ… PHẬT… tới thận, trung tim cái thận

Cứ niệm như vậy 3 lần, nhắm mắt niệm. Tôi niệm thực tập cho các bạn coi.

Những người có điển, niệm, thấy nó chạy rõ ràng. Càng niệm càng lâu, 8 điểm nó rõ rệt và nó sáng choang ra, con người mới kiểm soát được, ngày nay mình không có làm gì bậy bạ, luồng điển thông; thay vì luồng điển nghẹt, là không đựơc: niệm tới có 2, 3 chỗ là nó ngưng, đó là nghẹt, lo chuyện đời nhiều quá! Thì chúng ta phải nên bỏ, ăn năn sám hối và bỏ. Niệm lại, thì từ nhiên nó sẽ thông và sáng; khi sáng rồi, con người thanh nhẹ, không nói bậy bạ được; nói đâu cũng là triết lý, thì dẫn dắt đời tiến hóa. [video5-01:29]

[Đức Thầy hướng dẫn bạn đạo niệm Bát Chánh]

Ðây là phương pháp NIỆM BÁT CHÁNH

Sau những giờ thiền thanh tịnh, có điển rồi, phải dùng cái Bát Chánh để tự kiểm soát lấy mình.

Cái ý niệm là NAM… khởi đầu từ đây (môi trên) MÔ… A… DI… ĐÀ… PHẬT… cuối cùng ở đây (chóp mũi).

NAM… MÔ… A… DI… ĐÀ… PHẬT… cuối cùng ở đây (trung tim chân mày)

NAM… MÔ… A… DI… ĐÀ… PHẬT… cuối cùng ở đây (trung tim giữa trán)

NAM… MÔ… A… DI… ĐÀ… PHẬT… lên đây (Nê Hườn Cung)

Rồi đi tới lần lần, NAM… MÔ… A… DI… ĐÀ… PHẬT… (trung tim đỉnh đầu)

NAM… MÔ… A… DI… ĐÀ… PHẬT… Ngọc Chẩm.

NAM… MÔ… A… DI… ĐÀ… PHẬT… tới Hiệp Tích.

NAM… MÔ… A… DI… ĐÀ… PHẬT… tới chỗ Thận Thủy.

Là 8 chỗ.

Thì mỗi ngày, từ 6 giờ tới 10 giờ tối, rảnh ngồi chỉ niệm 3 lần, dẫn cái luồng điển nó chạy. Và sau, có công phu thanh nhẹ mới làm được; người mới công phu không có thể làm được. Công phu thiền lâu nó có luồng điển mới dẫn nó đi: có đường lối tự kiểm soát hành động mình. Người tu lâu, niệm là nó phải bừng sáng hết; 8 điểm đó sẽ bật sáng tùy theo trình độ tiến hóa; càng ngày càng sáng, càng thanh nhẹ. Mà mất cái ánh sáng đó là con người nó bực bội. Thì con người phải có, sống, có phương pháp tự kiểm soát mình. Nếu mà không làm được những cái huyệt này, là không bao giờ kiểm soát mình được; hành động dễ sai lắm. Tu này là có cái phương pháp tự kiểm soát sự tiến hóa của phần Hồn. Mất ánh sáng đó là không được; động.

[video6-03:04]

[Hết]


----
vovilibrary.net >>refresh...