Video: 19980219L3
KHÓA HỌC THONON: “THÂN THƯƠNG HÒA BÌNH” – FRANCE
Bao gồm 6 video clips, trong đó có 4 bài chép:
Video 1: THUYẾT GỈANG - Phần 1 (21 phút. Pp 2 - 7)
Video 2: VẤN ĐẠO (1) (61 phút. Pp 8 - 25)
Video 3: THUYẾT GỈANG - Phần 2 (31 phút. Pp 26 - 33)
Video 4: VẤN ĐẠO (2) (62 phút. Pp 34 - 52)
Video 5: VẤN ĐẠO (3) (58 phút. Không có bài chép)
Video 6: THUYẾT GỈANG - Phần 3 (39 phút. Không có bài chép)
Video: 19980219L3
KHÓA HỌC THONON: THÂN THƯƠNG HÒA BÌNH – FRANCE
19/02/1998
Video 1: THUYẾT GIẢNG - Phần 1
Đức Thầy: Qua một đêm tham thiền nhập định, các bạn đã giải tỏa nhiều sự phiền muộn sai quấy trong nội tâm. Hướng thẳng về tâm linh, chúng ta mới có cơ hội tụ, vui trong giờ phút thiêng liêng này.
Chúng ta ước mong gặp nhau để học cái gì đây?
Để cảm thấy sự phát triển tâm linh của chính mình. Phần hồn chúng ta là thanh nhẹ, và có thể hòa hợp với bên trên mà tiến hóa.
Tại sao trước khi chưa nhập hội trường chúng ta nhiều chuyện lo âu lắm, rồi nhập hội trường rồi, gặp với nhau qua một đêm tham thiền nhập định thì các bạn thấy giải tỏa biết bao nhiêu công chuyện? Mà nếu các bạn cứ vậy, về tới nhà rồi liên tục tu tiến như vậy, khai triển tâm linh, chúng ta mới đồng nhất, hợp nhất cùng Trời, Phật mà tu, mà tiến; mới thấy thật sự con đường của Trời, Phật là con đường chánh pháp, tiến hóa tới vô cùng, mới đem lại ánh sáng cho mặt đất.
Qua một lời chân lý các bạn đã nghe, tâm cũng bừng sáng, nhẹ; nghe lời Chúa giảng cũng nhẹ; nghe lời Phật giảng cũng nhẹ; nghe lời những vị đi trước như Khổng Tử, Lão Tử cũng nhẹ.
Do đâu mà có?
Do sự dày công phát triển tâm linh của chính họ. [01:39]
Chúng ta ngày hôm nay thấy rõ trật tự là cần thiết. Trật tự trong hội trường chúng ta có, tâm linh chúng ta có trật tự, chúng ta mới tiến thẳng tới cái chỗ mà chúng ta mong muốn được.
Sự thanh nhẹ là vô cùng.
Sự ô trược là giới hạn. Sự tranh chấp chỉ có tan vỡ, mê chấp chỉ làm ngu si con người và không có phát triển.
Mà con người thanh tịnh, phát triển đi lên rồi, con người sẽ vui và thức hòa đồng sẽ mở, tâm thức sẽ xán lạn, mới nhìn rõ nguyên khí là ánh sáng của cả Càn Khôn Vũ Trụ. Ánh sáng thanh tịnh nhất: là nguyên khí của cả Càn Khôn Vũ Trụ.
Ngày hôm nay các bạn đã cấu trúc hình thành một khối óc toàn là thanh tịnh đã đóng góp, thanh tịnh của Trời, Phật đã đóng góp. Cái ánh sáng đó nó ẩn tàng trong tâm thức của các bạn.
Mà các bạn tu, đêm đêm làm Pháp Luân Thường Chuyển, tại sao phải làm Pháp Luân Thường Chuyển huệ tâm mới khai?
Pháp Luân Thường Chuyển là lấy nguyên khí của Trời Đất, lấy ánh sáng của Trời Đất đem vào tâm thức tăm tối của chúng ta, bừng mở ra, đồng nhịp, thì chúng ta mới thấy ánh sáng là vô cùng.
Mà chúng ta cấu trúc bởi Trời, Đất hình thành, thì chúng ta từ trong cái gốc gác ánh sáng mà ra. Bây giờ chúng ta lui về thanh tịnh và trở về với ánh sáng, là thức hòa đồng chúng ta mở, chúng ta mới đứng trong cái nguyên lý tận độ quần sanh của Trời, Đất đã và đang hành sự, giúp tất cả chúng sanh tại thế gian.
Nhìn chúng ta mới thấy tất cả Càn Khôn Vũ Trụ là một. Chúng ta càng ngày càng tu, càng mở, càng tiến, càng phát triển, càng giải bỏ những sự ưu phiền và không gỡ rối được. Khi chúng ta đạt ánh sáng được là thật sự mới gỡ rối.
Nợ, nghiệp chúng ta có, ai cũng có, nó bao trùm, nghiệp lực nó bao trùm từ khối óc cho tới tay chân, chúng ta bị ràng buộc, giàu có cũng khổ, mà nghèo cũng khổ, không hiểu tại sao ta phải khổ?
Vì ta quên gốc gác sẵn có của chính chúng ta.
Gốc gác của chúng ta là ánh sáng vô cùng.
Mà muốn có ánh sáng vô cùng thì phải làm sao?
Phải thanh tịnh!
Muốn thanh tịnh thì phải làm sao?
Phải có cái pháp khứ trược lưu thanh giải ra mới bắt kịp luồng điển chấn động của Càn Khôn Vũ Trụ mà hòa tan trong sự sống động của tình Trời, thì lúc đó mới thấy giá trị của tình người từ tình Trời xây dựng. [04:35]
Cho nên, chúng ta một khối người hướng về tâm linh nô nức muốn gặp nhau. Gặp nhau ấm áp vô cùng, tình thiêng liêng sống động đó thúc giục chúng ta tương ngộ, và trong xây dựng thương yêu thật sự, không có dối trá lẫn nhau, thành ra chúng ta tin cậy lẫn nhau.
Từ xây dựng nơi niềm tin giữa con người và con người, rồi hiểu gốc gác của Trời, Đất mới thấy Đấng Toàn Năng là vô cùng, rốt cuộc chúng ta mới thấy rõ: ta là con của Đấng Toàn Năng, cấu trúc từ li từ tí cho chúng ta cộng hưởng ngày hôm nay.
Mà chúng ta thiếu thanh tịnh để khai thác lấy chính mình thì hoang phí cho một cuộc đời.
Cho nên người đời, một thời gian tranh chấp địa vị rồi phải chán, ra tu; tranh chấp cho có địa vị, rồi phải đi tu. Thanh tịnh để thấy mình, thấy mình mới khai triển được ánh sáng vô cùng của chính mình.
Khi mà khai triển được ánh sáng thì thấy chúng ta vô sanh bất tử, không bị hù hiếp bởi tử thần nữa, lúc nào cũng vui hòa cả Càn Khôn Vũ Trụ.
Chúng ta ngự trong một thể xác tinh vi nhất của Trời, Đất đã cấu thành. Phần hồn là chủ chớ không phải xác làm chủ. Phần hồn, là hướng về thanh tịnh mới thấy phần hồn.
Khi mà thấy phần hồn là chúng ta mới tái lập trật tự sẵn có từ cơ tạng tới khối óc của chúng ta.
Chủ của một Tiểu Thiên Địa, chớ quý vị không phải nhỏ đâu. Thấy nhỏ nhỏ vậy mà không thua ai hết, cái óc của quý vị không thua ai hết. Thua keo này tạo keo khác, chớ không có thua ai hết. Không có một người nào thua một người nào hết! [06:36]
Cho nên, ở đời người ta mới tạo ra cái thế cảnh là Dân Chủ: những gì, phải hỏi qua người dân mới thực hiện, thì chế độ họ sẽ tốt. Mà họ quên người dân, cũng như họ quên gốc gác của Trời, Đất, làm sao vui hòa được? Người dân, thấy người dân ngu không làm được gì, mà mình hỏi qua họ, họ hướng tâm, họ cũng đóng góp cho chế độ tốt, cho nên thế giới, ai cũng đòi có sự dân chủ.
Mà chúng ta là người tu về tâm linh thì hồn chúng ta làm chủ. Phải biết được cái hồn làm chủ mới biết được đường lối của Trời, Phật ra sao. Trời, Phật là một người dày công, khổ hạnh tu tiến mới đạt thành, chớ không phải khi không mà muốn mà đạt đâu. Ở đời có tiền, muốn, mua, nắn được cái hình, nhưng mà không đạt. Còn đây, chúng ta khổ hạnh tu, mới tiến, hòa hợp với cả Càn Khôn Vũ Trụ, mới kêu bằng Bồ Tát.
Cho nên, ở thế gian hay may quần áo. Cái hồn các bạn tu, tu, tu… cũng hội nhập mây giáng của Trời, Đất làm y, đó là Đại Đức.
Không phải lấy cái màu mà chế cái áo bận, thành là, xưng là ông Đại Đức, cái đó không có đúng.
Phải có công tu tới đó nó mới tiến tới lớn rộng, đức độ, cao siêu, kêu bằng Đại Đức.
Chỉ có phần hồn mới cảm thức được điều này, xác làm sao cảm thức được điều này. Phần hồn sáng suốt, thanh tịnh mới cảm thức được điều này.
Cho nên chúng ta càng tu càng mở, càng tu càng thấy khác. Càng thiền đi, các bạn thấy, “Thiền theo Ông Tám, thiền ngu quá, ngồi làm thinh!”
Không phải, không có làm thinh đâu! Các bạn làm thinh, các bạn mới vô được cái giới thanh tịnh sẵn có của chính bạn. Cái gốc của bạn là thanh tịnh, bạn phải về đó bạn mới an nhiên tự tại được. Cần thanh tịnh, tham thiền nhiều, hít nguyên khí của Trời, Đất nhiều, hòa hợp với cả Càn Khôn Vũ Trụ, thì thức hòa đồng của các bạn mở.
Cho nên, người tu thiền nhiều, nói chuyện có nhiều người mến, nhiều người thương, vì thức hòa đồng mở. Từ trường các bạn tốt, nhìn, họ vui, nói một, hai câu thấy thông cảm, dễ thông cảm, rất dễ thông cảm.
Còn chúng ta học cho cố, học bao nhiêu cuốn sách, ra nói hai ba câu, mình đoán trình độ họ thấp, mình khi, không thèm nói chuyện, thì mình mất cơ hội rồi, mất cơ hội tự nhiên. Chúng ta cấu trúc từ tự nhiên và hồn nhiên hình thành, mà chúng ta không có trở về với tự nhiên, làm sao biết sự hồn nhiên của cả Càn Khôn Vũ Trụ? [09:46]
Sự có mặt của chúng ta hiện tại không phải dễ gì có. Chúng ta tu nay một chút, mai một chút, rồi hội tụ, mới gặp nhau đây, cũng phải dày công lắm, phải bỏ công lắm.
Nếu mà chúng ta là người ôm của, ôm địa vị thì đâu có gặp trong căn phòng nhỏ hẹp này đâu. Chúng ta còn tranh chấp, làm sao gặp được.
Chúng ta thực hiện tình thương và đạo đức: biết thương mình mới tu, biết thương mình mới lập lại trật tự cho chính mình,biết thương mình mới cảm thức được đồng loại là quý báu. Mọi người đóng góp một chút, chúng ta có cái áo tốt bận, chúng ta có căn nhà tốt ở, chúng ta có món ăn ngon… cũng do khối óc con người đóng góp mà thôi.
Mà chúng ta không biết khối óc của chính chúng ta, làm sao chúng ta biết kính trọng khối óc của người khác?
Chúng ta tu trong trật tự và tiến hóa trong trật tự, mới thật sự là người văn minh.
Văn là có trật tự, thì nghe được, hiểu được và làm được.
Nghe được, không hiểu được và không làm được, không phải văn minh.
Trật tự của Càn Khôn là xán lạn trong tâm thức của mọi người, cho nên người tu Vô Vi thiền một thời gian rồi tự nhiên bừng sáng trong nội tâm, nói chuyện thao thao bất tuyệt, hiểu được nguyên lý này, nguyên lý nọ, vì nó trở về với gốc gác của chính nó, chỉ có một thôi, không có hai. [11:23]
Thanh tịnh là giải quyết tất cả mọi sự nghiệp duyên tội phước cũng là giải tỏa hết, thanh tịnh là giải tỏa tất cả nghiệp duyên và tội phước, không có cảnh Địa Ngục hăm dọa các bạn đâu. Óc các bạn sáng, trí các bạn minh, không có bao giờ mà bị lường gạt nữa.
Dày công đi, tu đi!
Kẻ đi trước cũng đã dày công bao nhiêu nghìn năm nay, sự thanh tịnh đã đóng góp biết là bao nhiêu, mà chúng ta ngày hôm nay có pháp để thực hiện tới thanh tịnh, mà chúng ta không làm thì uổng lắm!
Muốn đi cho kịp kỳ phải rốt ráo hành cho đúng và phải làm Pháp Luân Thường Chuyển huệ tâm nó khai, thì các bạn mới giải được tất cả những sự nợ nần từ tiền kiếp tới bây giờ, mà chính mình là người trách nhiệm mà không biết cách giải.
Cứ hành đi, rồi nó sẽ giải.
Khi mà giải được rồi, quý vị vui biết là bao nhiêu, thương biết là bao nhiêu, thương tất cả mọi người đang tạo sự đau khổ của chính họ, tại vì họ không hiểu, họ không hành; họ nói thì hay lắm, nhưng mà không hành. Như những người kỹ thuật, quay phim này kia, kia nọ, chịu hành, chịu làm mới yêu cái trật tự đó và xây dựng cho cái trật tự nó tốt.
Không có chịu hành, không chịu làm thì chúng ta không có quý cái trật tự đó mà giữ cái trật tự đó cống hiến cho tất cả mọi người.
Ngày hôm nay, chúng ta lập lại trật tự tâm lẫn thân của chính chúng ta. Càng tu càng thấy rõ mình từ nhiều kiếp lân la ở mặt đất, khổ cực chớ không phải sung sướng đâu: trai lớn lấy vợ, gái lớn lấy chồng, ôm nghiệp khổ, khổ chớ đâu có sướng đâu. [13:25] Hồi thủa trước quý vị làm cô con gái tươi đẹp; lấy chồng, đẻ con, rồi quý vị lãnh cái gì? Từ trong cái khổ nó giáo dục quý vị tiến tới dũng mãnh, thanh tịnh, chấp nhận để tận độ con em của mình, mới thực hiện tình thương và đạo đức nơi chỗ đó.
Thượng Đế giáo dục chúng ta rất tinh vi, cho chúng ta rất nhiều cơ hội để học. Mà quý vị lập lại trật tự rồi, quý vị thấy là Đấng Toàn Năng đã giáo dục chúng ta, không có bỏ một li một tí. Mà chính chúng ta bỏ Đấng Toàn Năng, loạn lạc đó thôi. Nếu chúng ta quy về thanh tịnh thì sung sướng vô cùng, giải quyết mọi trận đồ ô trược trong nội tâm đều giải tỏa,bừng sáng trong nội tâm thì các bạn mới quý yêu Đấng Toàn Năng.
Thật sự đó là niềm tin. Thấy, biết, làm được, mới là niềm tin.
Thấy, biết, mà không làm được, không xây dựng được niềm tin.
Đêm đêm, các bạn tu là đang làm, đang làm việc với Thượng Đế, đang làm việc với mọi sự quang chiếu của cả Càn Khôn Vũ Trụ hội tụ trong sự văn minh tốt đẹp nhất ở siêu quốc gia. Chúng ta có siêu quốc.
Làm thinh mà làm được nhiều việc. Mà nói la um sùm, làm rất ít. Thanh tịnh mới làm được nhiều việc. Cho nên một đêm thanh tịnh của các bạn và gặp lại tôi một vài tiếng đồng hồ, cũng như chúng ta đã sống bao nhiêu năm rồi, vui nhẹ trong tâm thức của chúng ta, giải tỏa mọi sự phiền muộn sai quấy của nội tâm, và thấy rõ chính ta chưa thanh tịnh.
Cố gắng tu hơn nữa, chúng ta sẽ đạt tới, rõ rệt hơn, sáng suốt hơn, trong tinh thần xây dựng cho nhân loại cùng tu, cùng tiến. [15:40] Không phải gia đình chúng ta là duy nhất. Sự sống chung đây là nhân loại đã kết hợp cho chúng ta.
Nền tảng văn minh của mặt đất, người đóng góp việc này, kẻ đóng góp việc nọ. Ngày hôm nay, sự liên hệ mau chóng, dùng điển thôi, dùng ordinateur, dùng computer là giải quyết nhiều chuyện trong một lúc, là điển thôi.
Rồi các bạn thấy, bây giờ các bạn tu cái khóa này là điển, khai triển điển năng sẵn có của các bạn, từ cơ tạng cho khối óc, đến khối óc, chớ không phải là chuyện tầm thường. Các bạn đang làm đại sự, giải quyết được con người để ảnh hưởng người khác, không khác Thích Ca đã tự giải quyết và ảnh hưởng chúng ta đến ngày hôm nay.
Thời điểm của Thích Ca thiếu thốn vô cùng, nhưng mà tâm thức của Ngài không có thiếu thốn, chỉ lo tu thôi. Kết hợp được luồng điển hào quang của cả Càn Khôn Vũ Trụ, Ngài mới phân giải được chân lý để tận độ quần sanh tới ngày hôm nay, giải trong siêu thức tận độ quần sanh, do công tu của Ngài. Mà Ngài làm một việc cho tất cả mọi việc: chính Ngài khai thác được cơ tạng, khối óc của Ngài, và lưu lại cho chúng ta ngày hôm nay chúng ta biết được, khai thác khối óc của chính chúng ta, chúng ta sẽ tiến tới sự quang vinh, siêu giác của Ngài đã và đang có. [17:20]
Cho nên, chúng ta đừng có mê tín dị đoan. Nói: “Tôi nuôi Ông Phật trong nhà mà có con ma nào dám tới!” Tu mà còn ác, kêu Ông Phật gác cửa để đuổi ma. Nói: “Tôi có nhà, tôi có thờ ông Thích Ca, mà ma nào dám tới?”
Cái đó là xạo, không phải là người tu đâu!
Tu là tâm thức khai mở, dũng chí phát triển. Bi, trí, dũng như Ngài thì mới giải được nghiệp chướng của chính mình, thì không có ma tới, không có thâu nghiệp chướng, nghiệp chướng đâu có tới nữa, thì mới thấy rõ thực chất của chính mình là cái gì.
Cho nên, người tu Vô Vi niềm tin mãnh liệt, khai triển thực chất của chính mình. Phải tin nơi khả năng của chính mình phát triển tới vô cùng. Nếu có Phật, chúng ta đảnh lễ Phật; nếu có Trời, chúng ta đảnh lễ Trời, thì chúng ta không có bị mê tín dị đoan.
Không bao giờ thấy Trời, không bao giờ thấy Phật, kêu Trời, kêu Phật, rồi đâm ra tạo sự mê tín cho chính mình, mà mình không thấy, không thấy cái sức mạnh thanh tịnh của Ngài ở đâu, chuyển hóa ở nơi nào, tận độ ở nơi nào, mà cứ kêu Ngài và không sửa, rồi rối, làm rối rắm tâm thức của chính mình; biến thể của nó là bán tín, bán nghi… tu hoài không tiến là vậy.
Chớ mặt đất nhiều lắm, mặt đất nhiều đạo lắm. Cả Càn Khôn Vũ Trụ chỉ có một đạo, nhưng mà họ biến chế rất nhiều đạo. Có một đạo một thôi: Tình thương và đạo đức - Có bây nhiêu đó thôi!
Bất cứ đạo nào phải thực hiện tình thương và đạo đức mới đi trở về gốc gác được.
Mà không có thực hiện tình thương, đạo đức thì không có trở về gốc gác được. [19:12]
Chúng ta ra đời, xã hội đã cho chúng ta thấy: có cha mẹ mới có chúng ta, có tình thương của cha mẹ mới xây dựng được chúng ta có ngày hôm nay hoạt động ở xã hội, thì chúng ta từ gốc tình thương mà ra.
Mà chúng ta không thực hiện tình thương và đạo đức thì chúng ta là người mất gốc.
Đạo nằm ngay nơi đó!
Tinh thần phục vụ là vô cùng, thì kỹ thuật nó mới tinh vi ở mặt đất này. Trên thế gian này, quốc gia nào biết phục vụ nhân loại, dấn thân phục vụ, giúp đỡ, xây dựng, thì quốc gia đó mới là tiến tới siêu cường được.
Còn cái quốc gia nào mà chỉ thu lợi và hại dân, hại láng giềng, quốc gia đó nó sẽ tự tiêu tan.
Chuyện trước mắt, biết bao nhiêu bài vở cho chúng ta học mà không chịu học là thiếu thanh tịnh mà thôi. Càng thanh tịnh càng yêu thương muôn loài vạn vật, yêu thương, quý thương những sự đóng góp của mọi người. Cao cả vô cùng!
Càng tu càng nhẹ là càng hiểu, càng thức.
Càng tu càng nặng, không hiểu, thì chỉ có tạo động loạn mà thôi: nghi kỵ đầu này, nghi kỵ đầu kia và không chịu sửa mình, lo chuyện bên ngoài, không lo chuyện trong nội thức, không thấy sự sai lầm của chính mình, và tạo sự sai cho người kế tiếp, là đại tội, cho nên Thượng Đế bắt buộc phải có Địa Ngục, Địa Ngục để giáo dục cho con người trở về với thật thà của chính họ và xây dựng tâm thức trong cơ đồ tiến hóa của Ngài đã và đang sắp đặt. [22:12]
[Hết video 1]
Video: 19980219L3
KHÓA HỌC THONON: “THÂN THƯƠNG HÒA BÌNH” – FRANCE
Video 2: VẤN ĐẠO (1)
Đức Thầy: Nãy giờ nói nhiều rồi, êm ả rồi, tâm thức vui rồi, bà con là một rồi, tình thương là một rồi; bây giờ đặt thêm câu hỏi thắc mắc, tại vì ăn uống tùm lum. Cứ việc đặt đi! (các bạn cười)
Bạn đạo: Kính thưa Thầy, niệm Phật và Pháp Luân Thường Chuyển làm nhiều lần trong ngày thì tốt, vậy Soi Hồn có thể làm được bao nhiêu lần tối đa trong ngày?
Đức Thầy: Như tôi đã thực hiện và báo cáo cho các bạn là: sớm, trưa, tối. Một ngày chúng ta Soi Hồn được 3 lần. Để chi? Bởi vì cơ thể chúng ta là chất tinh nó luân chuyển, chạy trong cơ thể chúng ta khắp các giới, mà chúng ta tập trung được chất tinh hướng lên trung tim bộ đầu và tiến lên tinh ba của cả Càn Khôn Vũ Trụ, thì chúng ta sẽ tạo được một phần hồn tốt tươi, ra vô trong thể xác chúng ta được.
Bạn đạo: Làm sao biết mình thở đúng? Cần điều kiện gì?
Đức Thầy: Ban đầu, nhiều người hơi yếu, hít… “Đầy rún, đầy ngực, tung lên bộ đầu”, thì trong đó cái nguyên khí nó mới mở đúng chiều phát triển từ cơ tạng tới khối óc.
Chúng ta phải để ý là: “Đầy rún, đầy ngực, tung lên bộ đầu”… hết thở được, hết hít được thì nó mới bừng sáng ở bên trong được.
Mà những người mà tu liên tục nhiều năm, nhiều tháng, thì hơi thở của họ, cái ý họ vừa tưởng là nó chuyển chạy như là hít vậy, cũng đầy rún, đầy ngực tung lên bộ đầu. Mà tới lúc đó là chúng ta mới thấy cái hơi là nó sáng như đèn neon vậy đó. Thấy hơi rõ ràng, thấy hơi sáng rõ ràng. Hít vô là nó phải sáng. Thì mình kêu bằng “huệ tâm khai”, trung tim bộ đầu chúng ta sẽ phát sáng và hiểu được nhiều chuyện, và sửa được nhiều chuyện trong tâm thức của chúng ta từ lạc hậu đi tới văn minh tốt đẹp. Cái Pháp Luân Thường Chuyển là quan trọng nhất của những người tu Vô Vi.
Bạn đạo: Kính thưa Thầy, tại sao gọi là vô sinh? [02:44]
Đức Thầy: Vô sinh là hiệp nhất cùng Trời Đất. Thì nó sống mãi, nó không có bị diệt, kêu bằng vô sinh. Nó phải hiệp khí cùng Trời Đất, nó ở trong cái chỗ đó, là kêu bằng vô sinh. Mà chúng ta làm Pháp Luân Thường Chuyển, càng làm nhiều thì nó hiệp khí cùng Trời, Đất. Khi mà các bạn hít “Đầy rún, đầy ngực tung lên bộ đầu” thì nó chạy một vòng đó, rồi nó chuyển đi lên. Thì lúc đó, các bạn nhắm mắt, các bạn thấy các bạn xuất ra; nhờ cái trớn đó mà tiến hóa tới.
Càng tu càng tiến tới hiệp nhất cùng Trời Đất rồi là “vô sinh bất diệt”, muốn đi đâu là đi, tưởng là phải có. Như tôi muốn uống ly nước, ly nước chạy tới, chớ tôi khỏi mất công đi kiếm ly nước, mệt.
Cho nên, nền tảng văn minh của xứ Mỹ, xứ Pháp tương lai cũng vậy. Họ đã chế robot, muốn uống ly cà phê, robot chế đem tới uống. Bây giờ vật chất mà còn tiến tới đó, thì trên cõi Bồng Lai của chúng ta cũng vậy. Muốn có ly cà phê, nó chạy tới, không có sao, thơm ngon, tốt đẹp.
Cho nên, quốc gia siêu thức nó khác ở chỗ đó; mà mọi người đang ao ước. Người Mỹ bây giờ muốn xây dựng lên những căn nhà ở trên không trung, đang luyện tập cuộc sống không cần dưỡng khí, và sống chung, và tương lai sẽ gởi những căn nhà đó lên trên đó. Là ý muốn con người, ai cũng muốn lên đó. Mà bây giờ chúng ta có cái pháp có thể thực hành đi tới đó, tại sao chúng ta không thực hành? Chúng ta không có nhiều tiền, không có vật chất nhiều, phải lấy nguyên khí của Trời, Đất thực hành và đưa chúng ta tới cái chỗ đó. Sung sướng vô cùng!
Bạn đạo: Kính thưa Thầy, Thầy có nói rằng, có thể làm Pháp Luân Thường Chuyển trong lúc đi, đứng. Như vậy phải hành như thế nào? [05:00]
Đức Thầy: Chúng ta đã quen hơi thở: “đầy rún, đầy ngực, tung lên bộ đầu”, thì lúc nào cũng chỉ biết có thở bụng thôi, không có thở ngực như hồi xưa tập thể thao; khác. Lúc nào chúng ta cứ thở bụng thôi. Đi đâu chúng ta chỉ thở bụng. Bởi vì lúc sơ sanh, con nít, không có đứa con nít nào mà không có thở bụng hết đó. Thì chúng ta muốn trở lại cái bản tánh tự nhiên và hồn nhiên như vậy, chúng ta phải thở bụng. Thở quen rồi, đi, đứng, ngồi, nằm, chúng ta cũng chỉ đi trong cái nhịp thở đó mà thôi.
Bạn đạo: Thầy có thường giảng: Kiến tánh là thành Phật. Như vậy, “tánh” ở đây có nghĩa gì?
Đức Thầy: Khi mà chúng ta làm Pháp Luân Thường Chuyển nó hiệp nhất, huệ tâm khai rồi, mới kiến tánh được, mới thấy sự sai lầm của chính mình, và không giẫm chân vào chỗ sai lầm nữa, thì nó mới trọn lành, kêu bằng “thành Phật”.
Bạn đạo: Thiền thì phải định. Như thế nào mới gọi là định? [06:03]
Đức Thầy: Hiệp nhất Nguyên Khí cùng Trời, Đất mới kêu bằng định. Nhờ Pháp Luân Thường Chuyển nó mới tới định. Hiệp khí cùng Trời, Đất nó mới định.
Bạn đạo: Tại sao thiền mãi mà không thấy định?
Đức Thầy: Tại bạn làm không đúng: lo việc đời nhiều hơn việc đạo. Việc đạo là chỉ có Nguyên Khí của Trời, Đất giải mở tất cả mọi sự phiền muộn sai quấy trong nội tâm mà chúng ta không chú trọng điều đó, và chú trọng chuyện đời, thì nó không bao giờ nó định được hết. Tiến tới một bước mà lùi ba bước là vậy. Người đời hay ôm chuyện đời mà quên chuyện đạo.
Bạn đạo: Tu cần thực hành Tam Công. Như vậy, Công Phu, Công Quả, Công Trình tác dụng trên sự phát triển của tâm linh như thế nào?
Đức Thầy: Công Phu: Là đêm đêm chúng ta phải tu đúng giờ giấc.
Công Quả: Là chúng ta làm đúng những cái phương pháp mà chỉ định đó, thì trong này tất cả nó đều sẽ có kết quả, kêu bằng Công Quả.
Công Trình: Là từ lúc chúng ta lười biếng, không biết làm cái này, bây giờ chúng ta làm rồi, nó mở từ giai đoạn này tới giai đoạn kia, giai đoạn nọ. Chúng ta phải dấn thân làm việc trong thanh tịnh là vậy.
Bạn đạo: Khi phục vụ nhiều, có thể công phu bị suy kém hơn. Như vậy, có nên giảm phần phục vụ để cho quân bình, hay không? [07:42]
Đức Thầy: Công phu chúng ta làm đúng mức, phục vụ không có nhiều bằng công phu. Phục vụ cái gì ở thế gian không có nhiều bằng công phu đâu. Làm trong giới hạn mấy tiếng đồng hồ của chính chúng ta mà thôi. Làm đâu đó có trật tự; làm nhiều mà không mệt, mà có trật tự.
Như tôi bây giờ, tôi làm chuyện, tính ra mọi người thấy là tôi làm nhiều lắm, nhưng mà tôi đâu có làm cái gì đâu, tôi thấy không có mệt cái gì hết. Tôi làm như không làm, nói như không nói. Như tôi giảng hồi nãy giờ cả tiếng đồng hồ, người ta thấy tôi mệt, tôi đâu có mệt đâu. Cái tôi hiểu, tôi thấy, tôi nói thôi, tôi không có làm gì mệt hết á.
Bạn đạo: Thế nào gọi là tu bằng trí, bằng ý?
Đức Thầy: Tu bằng trí, bằng ý thì phải biết niệm Phật. Niệm Phật là gom thâu cái chấn động lực trụ hóa phát triển đi lên. Trí, ý phát triển đi lên, trở về không mới hòa hợp với “không” được, hòa hợp với Không Giới để tiến hóa được. [08:47]
Bạn đạo: Khẩu nghiệp, thân nghiệp, ý nghiệp; trong ba cái nghiệp này, nghiệp nào nặng nhất?
Đức Thầy: Nghiệp nào cũng tạo tội cho chính mình.
Khẩu nghiệp: Là khi không mình tưởng là mình hơn người khác, cứ đè đầu người ta, tạo thành một tập quán xấu, tự gây sự rắc rối trong nội tâm cho chính mình.
Ý nghiệp: Là mình cứ “Tôi nhất định tôi muốn đoạt được cái đó. Tôi muốn lấy cái đó. Tôi nhất định phải yêu cô đó mới được. Tôi nhất định phải lấy chàng đó mới được!”, tức là tạo nghiệp cho chính mình. “Tôi trở về không, tôi không có yêu ai, và tôi không có khống chế ai, tôi giúp đỡ mọi người” - Ý thiện lành nó không có nghiệp.
Thân nghiệp: Là tưởng mình mạnh, tưởng mình mạnh. “Tôi đi đánh võ đi, tôi làm sếp sòng đi, tôi mang súng bắn người ta đi”… thì tạo nghiệp cho chính “tôi”; tưởng “tôi” mạnh. Nhưng mà sức mạnh “tôi” có do đấng tạo hóa cho tôi để xây dựng, tiến hóa, chớ không phải để đi giết người. Rồi tôi nắm dao, nắm súng giết người, tạo cho thân nghiệp, rốt cuộc cũng bị tù tội. Ở thế gian không tù tội nhưng mà Địa Ngục cũng phải bỏ tù. [10:26]
Bạn đạo: Trong 3 cõi Thiên, Địa, Nhân, cõi nào dễ tiến hóa nhất?
Đức Thầy: Cõi nào có trật tự đều dễ tiến hóa hết. Cũng như con người, làm… “Tôi”, bây giờ tôi làm con người thành tâm phục vụ mọi người, thì tôi cũng vẫn sống yên, không có gì khổ; không ai ghét, mà không ai tìm cách bỏ tù tôi hết. Cõi nào cũng vậy. Cõi nào cũng phải trật tự và thành tâm phục vụ thì không có bị nạn.
Bạn đạo: Chìa khóa nào giúp người tu Vô Vi giữ được sự đầm ấm trong gia cang?
Đức Thầy: Người tu Vô Vi sẵn hết tài liệu. Tìm hiểu mình, chỉ biết mình sai chẳng có ai sai, thì gia đình mới yên ổn được. Thiếu nhịn nhục thì gia đình không yên ổn. Không thấy sự sai của chính mình thì gia đình làm sao vui.
Bạn đạo: Tại sao có những lúc trong ngày niệm Phật rất là khó khăn?
Đức Thầy: Tại vì cái óc mình lo chuyện ngoài nhiều hơn chuyện trong. Cái niệm Phật, là khi đi làm về, phải có một chỗ êm ả ngồi đó niệm Phật, tưởng tới Trời Phật; tưởng tới Đấng Di Đà chỉ có 6 chữ mà toàn thân phát quang. Thì chúng ta phải dùng cái ý niệm đó để gây cái chấn động lực thanh nhẹ, phát triển luồng điển đi lên, nó hòa hợp với luồng điển của Càn Khôn Vũ Trụ thì tâm, thân chúng ta sẽ được bảo vệ bằng một điển khí từ bi của Chư Phật.
Bạn đạo: Sau một thời gian tu, có một số bạn đạo thích ngủ ngồi; nhưng khi ngủ ngồi, lưng cong, đầu quẹo. Như vậy có tốt hay không? [12:16]
Đức Thầy: Cho nên Vô Vi không có kêu người ta ngủ ngồi một cách mà không phát triển, hòa hợp với nhịp độ của cả Càn Khôn Vũ Trụ. Mình cứ ngồi, ngồi không ngay thẳng, bắt buộc ngủ ngồi như vậy là không được. Phải làm Pháp Luân Thường Chuyển cho cái Nhâm-Đốc Mạch tương thông. Ngồi, nhắm mắt là thiếp đi mấy tiếng đồng hồ, (ngồi) thẳng chớ không có méo mó. Ngồi mà cứ méo mó, ép xác mà tu như vậy, cũng ngồi một cục thôi chớ không có phát triển về tâm thức được.
Bạn đạo: Vợ chồng ở kiếp này là trả nghiệp cho kiếp này, hay là tạo nghiệp thêm?
Đức Thầy: Vợ chồng là cái nghiệp duyên ấn định của Thượng Đế để cho có cơ hội sống để học hỏi lẫn nhau mà tiến hóa. Phải nhịn nhục mới hiểu được nhiệm vụ của chính mình đối với chồng thế nào. Chồng phải nhịn nhục mới hiểu được nhiệm vụ của mình đối với vợ thế nào. Thiếu nhịn nhục thì gia cang không bao giờ tốt được.
Bạn đạo: Kính thưa, Đức Thầy có thể giảng nghĩa thêm về hai chữ “quán thông”?
Đức Thầy: Quán thông là nhìn thấu triệt được. Quán thông, cái thấu triệt, là mình hiểu cái hậu quả của mọi sự việc, kêu bằng “quán thông”. Như tôi uống rượu hại gan, tôi ăn thịt nó kẹt vô, nó hại ruột, tôi không ăn, tôi hiểu. Tôi phải hiểu rõ ràng cái việc như vậy, kêu bằng quán thông. Còn không hiểu là chỉ tự hại thôi. [13:58]
Bạn đạo: Làm sao biết được mình đạt được trực giác?
Đức Thầy: Khi mà chúng ta đạt được trực giác ngay trung tim chân mày, thì việc gì vừa đến với chúng ta, chúng ta cũng như ôm trong lòng việc đó để phân giải rõ rệt, tức là khai triển được trực giác rồi.
Thành ra, chúng ta khai triển được trực giác, những người tu Vô Vi khai triển được trực giác không bao giờ tranh chấp với ai, nhưng mà hiểu sự sai lầm của đối phương, chỉ cầu mong cho đối phương tự giải. Cho nên, những người tu Vô Vi thì được nhiều bạn thích nói chuyện với họ. Mà nói chuyện rồi lại được tự thức và tự giải.
Cái trực giác, luồng điển, từ trường tốt nó làm việc trong thanh tịnh, giúp đỡ đối phương. Cho nên, chúng ta có cuộc hội, huynh đệ bạc bàn nói chuyện với nhau, rồi nói chuyện một hồi, nói: “Thằng đó nó nói dóc. Nhưng mà nó nói dóc, sao lại tôi thấy tôi khỏe? Tôi biết thằng đó nó nói dóc mà tôi thấy nó tôi khỏe. Vì nó có thiền, nó có từ trường, nói chuyện với tôi, tôi thấy nhẹ, thấy vui, thì tôi muốn nói chuyện nữa”. Nó vậy đó! Cho nên bạn bè tu dìu dắt cho nhau trong xây dựng; mà trong đó có luồng điển từ bi, thanh tịnh, độ, chung tiến, chung hành trong giây phút chúng ta tưởng tới Chư Phật mà nói về đạo, thì chúng ta sẽ được cộng hưởng luồng điển thanh nhẹ đó.
Bạn đạo: Như vậy, trực giác khác với thiền giác như thế nào? [15:41]
Đức Thầy: Thiền giác là làm thinh; ngồi thiền nhắm mắt, hiểu được cái Cõi Trên đang tiến hóa tới chỗ nào, phần hồn đang đi đâu, đang làm việc gì, đang học được cái gì? Thanh tịnh, mà hiểu.
Còn trực giác đây là từ trường quân bình xuất phát ra, tận độ quần sanh là vậy.
Bạn đạo: Kính thưa Thầy, giảng thêm về chữ “vô quái ngại”?
Đức Thầy: Vô quái ngại là việc làm trong trật tự của chúng ta. Như tôi, bây giờ tôi tổ chức Thiền Ca, tôi phải dấn thân tôi giúp đỡ việc này, thì tôi cứ chăm chú việc này tôi làm thôi. Vô quái ngại: không có cái gì mà cản trở tôi được hết. Việc làm của tôi nhất định như vậy là tôi làm như vậy. Làm cho xong cái gì tôi hứa, là con người mới trọn nghĩa, trọn tín được, mới dấn thân vô quái ngại ở chỗ đó. Hứa là làm, không bỏ, mới xây dựng được cái đại dũng của chính mình ở tương lai.
Bạn đạo: Sau khi chấm dứt các câu niệm thì thấy điển rút trên bộ đầu. Như vậy, có thể qua nhập định liền hay không, hay là phải làm Pháp Luân Thường Chuyển trước khi qua Thiền Định? [17:00]
Đức Thầy: Nhập định liền cũng được; nhập định liền thì mình đi vô trong chỗ siêu thức. Cứ nhập định được thấy thoải mái cứ việc làm đi, đi tới để học thêm. Bởi vì khía cạnh nào mình cũng phải học và mình mới tiến, và hưởng chớ không có thua lỗ đâu. Còn làm Pháp Luân Thường Chuyển thì cơ tạng nó cũng được hưởng, Lục Căn Lục Trần nó cũng được hưởng. Việc nào cũng tốt hết, không có sao đâu.
Bạn đạo: Người thiền không nên cho máu, có phải như vậy không?
Đức Thầy: Máu là điển trong cơ thể, nhưng mà các bạn bây giờ đi cho máu thét rồi các bạn mất điển. Con người máu không đầy đủ là thiếu điển trong người.
Bạn đạo: Dạ kính thưa Thầy, phần vấn đáp sáng hôm nay cũng tạm chấm dứt nơi đây. Chúng con xin mời Thầy ban vài lời bế mạc buổi sáng hôm nay.
Đức Thầy: Hôm nay chúng ta đã hàn huyên nhiều tâm thức, không hiểu nhiều cũng hiểu ít; trong tâm thức chúng ta được nhẹ nhàng. Và tôi cũng cám ơn sự hiện diện của các bạn hôm nay và sự đóng góp tất cả mọi người, để xây dựng cho tâm thức và giải tỏa những sự thắc mắc trong nội thức của mọi người. Thành thật cảm ơn sự hiện diện của các bạn! [18:25]
-----
Bạn đạo: Dạ, kính thưa Thầy, kính thưa quý đạo hữu! Chúng ta lại tiếp tục chương trình của Khóa Sống Chung chiều hôm nay. Dạ, con xin Thầy khai mạc buổi họp ngày hôm nay!
Đức Thầy: Sớm mơi hỏi ít quá, bây giờ tiếp tục hỏi thêm đi những sự gì thắc mắc. Đừng có cất, bán không có giá đâu, cứ đem ra hỏi.
Rồi tiện đây, trên bàn tôi có hai cuốn: Cái này là “Nguyên Lý Tận Độ” chính tay tôi viết để phục vụ bạn đạo khi rảnh rỗi. Có gì buồn phiền, đọc, thì nó sẽ giải mở ra.
Rồi đây cuốn băng video của thiền ca Washington DC bên Mỹ mà VMC đã tận tâm đóng góp, và chính ông Marriott đã đích thân quay ra một cuốn băng rất đẹp. Từ hồi nào giờ Vô Vi mới có được cuốn băng tốt như vậy. Thì các bạn nên ủng hộ VMC để tiếp tục làm chuyện đem đạo vào đời. Thành thật cảm ơn các bạn!
Vừa xem băng và vừa thấy rằng, chính chúng ta tu có kết quả, muốn đem lại cho người khác. Cho nên bây giờ có phương tiện khoa học giúp đỡ mọi người, tay truyền tay để xây dựng cho nhau; và mọi người sẽ có cơ hội cộng hưởng những lời giảng, những bài hát ca vui để khai tâm mở trí cho mọi người. Mình mua quà tặng cho bà con cũng tốt.
Bạn đạo: Tại sao mỗi phần hồn đều có gốc khác nhau ở Bên Trên, dù là chiết hồn từ Thượng Đế?
Đức Thầy: Hồn là một tia sáng, một điểm linh quang, mỗi trình độ khác nhau, mỗi tầng đều khác nhau, nhưng mà nó cũng tỏa sáng theo khả năng của chính nó mà tiến hóa.
Bạn đạo: Trở về gốc gác Bên Trên rồi sự tiến hóa sẽ đi về đâu nữa? [20:49]
Đức Thầy: Trở về gốc gác Bên Trên thì sẽ được có cơ hội hội tụ. Cho nên sức mạnh của Thượng Đế càng ngày càng lớn mạnh, chớ không có yếu. Càng ngày chúng ta càng tu, càng có cơ hội hội tụ tốt. Đó là cơ đồ tâm linh tiến hóa của Thượng Đế.
Bạn đạo: Thưa Thầy, Tào Khê là gì?
Đức Thầy: Tào Khê là một luồng điển từ bi, chuyển cũng như suối vậy đó. Cho nên, người tu Vô Vi thiền định khai mở tâm trí rồi, thao thao bất tuyệt; mà nói gì cũng nói về đạo, xán lạn trong tâm hồn. Khi muốn nói đạo là không có dứt, trên Đại Bi ban chiếu, cứ tuôn chảy như suối. Cái đó là suối đạo. Tào Khê là suối đạo của phần hồn. Suối đạo là đem những lời quân bình cho mọi người cộng hưởng.
Bạn đạo: Thế nào là chủ kiến?
Đức Thầy: Bây giờ tôi thấy người ta khổ, tôi muốn cứu người đó, tôi lập cái thế để giúp đỡ người ta, dẹp đám này cứu đám kia, đó là chủ kiến. Còn mình dứt chủ kiến thì mình thấy mọi sự đều phát triển theo khả năng của chính nó, mới nhận thức được trăm hoa đua nở, màu nào sắc nấy rõ ràng; không nên lấy cái màu này chèn ép màu khác, không được. Cái tự nhiên và hồn nhiên của Trời, Đất sẵn có mới tiến hóa nhẹ nhàng được. Nếu chúng ta chèn ép chỉ có giới hạn thôi.
Bạn đạo: Kính thưa Thầy, Thầy thường giảng “Tự tiến xuyên”. Chữ xuyên ở đây có nghĩa là xuyên qua cái gì? [22:46]
Đức Thầy: Tự tiến xuyên, là khi mà chúng ta trở về điển giới rồi, là luồng điển chúng ta dễ dàng, có thể thông suốt, vượt qua bất cứ tầng số nào cũng được, tùy theo cái khả năng sẵn có của chúng ta mà tiến.
Bạn đạo: Kính thưa Thầy, tại sao Thầy lại dùng chữ “xuyên”. Xuyên ở đây có nghĩa là xuyên qua cái gì?
Đức Thầy: Xuyên qua là vượt qua những sự trở ngại, xuyên qua bất cứ những sự trở ngại nào. Trở ngại là bóng tối, mà chúng ta tu thanh tịnh tức là ánh sáng, tự nhiên ánh sáng đến là bóng tối phải tan, xuyên qua liền.
Bạn đạo: Tại sao tu Vô Vi mà không thể quên mình để cộng tác trong tinh thần phục vụ cho chung mà còn tính toán?
Đức Thầy: Những người đó còn ôm chủ kiến mới tính toán. Mà dứt khoát chủ kiến không có tính toán. Cùng chung phục vụ thì cuối cùng mọi việc sẽ hình thành tốt đẹp.
Bạn đạo: Gốc của luồng điển trong cơ tạng nằm ở nơi nào?
Đức Thầy: Luồng điển trong cơ tạng hội tụ lên trung tim bộ đầu, xuất phát ra. Cho nên khối óc con người có bao nhiêu tỷ tế bào là vậy, xuất phát tới vô cùng.
Bạn đạo: Phục vụ có khai thông được luồng điển trong cơ tạng như hành thiền không?
Đức Thầy: Phục vụ và hành thiền, hai cái đó nó tương hỗ cho nhau. Cũng như bây giờ chúng ta làm gì, dấn thân làm là làm, tu là tu, thật tình tu như vậy, thì hai cái nó mới đồng nhất, phối hợp tiến hóa dễ dãi. Cho nên, đời đạo song tu là phước huệ song tu là vậy. Phải dấn thân thực tình, thật thà, thực hành đúng mức là mới đúng. [24:35]
Bạn đạo: Làm sao biết được mình được thanh tịnh? Vì tất cả đều tùy thuộc ở sự thử thách mạnh hay yếu?
Đức Thầy: Thanh tịnh là trung tim bộ đầu, điển quang chúng ta phát triển dồi dào, hòa hợp với chấn động của Càn Khôn Vũ Trụ, thì tất cả những sự động loạn của thế gian chúng ta đem về trung ương là tức khắc thanh tịnh liền, giải quyết một cách rất nhanh chóng. Còn nếu mà còn bị kẹt ở trong cơ tạng thì lý này lẽ nọ, nói cho có nhưng mà làm không được.
Bạn đạo: Nghiêm luật gồm có những điều luật gì?
Đức Thầy: Nghiêm luật là một luồng điển sáng của đại bi ban chiếu xuống thế gian. Nếu mà chúng ta không có thanh tịnh, không thanh dịu hướng về đó thì không bao giờ chúng ta có thể tiến lên được. Thanh dịu bên trên ban chiếu là nghiêm luật, mà nếu chúng ta không có thanh tịnh và thanh sạch, không bao giờ chúng ta có cơ hội hội tụ với luồng điển của Đại Bi mà khai tâm mở trí.
Bạn đạo: Theo thứ tự, tuệ giác phát triển trước trực giác hay là ngược lại?
Đức Thầy: Thứ tự là chúng ta tu về Pháp Lý Vô Vi thì khai triển trực giác trước rồi mới đi tới huệ giác. Trực giác mở rồi mới biết đường đi tới sự thanh cao của Trời, Đất mà hội tụ triền miên, thấy càng ngày càng rõ rệt hơn, giải tiến trong từ bi. [26:10]
Bạn đạo: Thưa Thầy, tuệ giác có khác huệ giác hay không?
Đức Thầy: Tuệ giác: Trí tuệ, có trí mới có tuệ, rồi mới hiểu được. Chúng ta dụng trí phục vụ, xây dựng rồi nó mới thấy có thành quả. Lúc đó, chúng ta mới thấy rõ hơn.
Bạn đạo: Như vậy, có khác với lại huệ giác không Thầy? Tuệ với huệ có khác nhau không?
Đức Thầy: Trí tuệ.
Bạn đạo: Còn huệ?
Đức Thầy: Huệ là trong tự nhiên và hồn nhiên nó phát sáng ra vậy, nó thấy vậy đó. Trong giờ thiền tự nhiên là thấy vậy đó, là huệ. Còn này là trí tuệ, phải dùng trí nó mới đi tới tuệ được.
Bạn đạo: Người thành đạo rất hiếm. Nếu một người thành đạo mà chỉ độ được vài ngàn người, thì khi nào thế gian mới tận độ được?
Đức Thầy: Cho nên người thành đạo là người dốc lòng tu cho chính họ, và chính họ sửa họ. Họ để lại tất cả những thành quả như vậy, thì người kế tiếp bằng lòng học như vậy cũng sẽ đi tới đích. Còn chuyện mà độ quần sanh, là Thượng Đế và Đấng Toàn Năng đã an bài tất cả. Nóng, lạnh đủ chuyện để giáo dục mọi người thức tâm mà tự trở về với phần hồn chánh giác.
Bạn đạo: Nếu mà pháp Vô Vi là một pháp chánh pháp, một chánh pháp có thể độ được nhiều người, làm cách nào để phổ biến để cho mọi người đồng hưởng?
Đức Thầy: Thì mọi người bằng lòng dấn thân tận độ. Như ngày nay chúng ta đến đây, chúng ta chung sống, họp, thấy vui, thấy tâm thức thay đổi, thì chúng ta phải dấn thân. Muốn làm sao làm lớn rộng cho mọi người, thì trước hết chúng ta phải tu. Tu để ảnh hưởng người kế tiếp. Trước kia chúng ta nói chuyện khác, bây giờ chúng ta nói chuyện khác. Ta lần lần… mới ảnh hưởng. Chuyện của Thượng Đế làm cũng vậy, từ từ chớ không có giải quyết trong ý muốn của con người muốn làm là làm, không có thể có cái chuyện đó. Phải từ từ nó hình thành. [28:25]
Bạn đạo: Những chương trình Thiền Ca gần đây có nằm trong chương trình của Thượng Đế hay không?
Đức Thầy: Nếu không nằm trong chương trình của Thượng Đế, mà không tiền mà dám mở cái rạp lớn như vậy? Là Ông Thượng Đế không có giúp thì chúng ta không có làm thành công. Thượng Đế, sức mạnh của Thượng Đế chuyển động trong tâm hồn của mọi người. Cho nên có một số người dấn thân bất vụ lợi, vô quái ngại, phục vụ cho mọi người kế tiếp cộng hưởng là vậy.
Bạn đạo: Ngoài những chương trình Thiền Ca, Thượng Đế còn có chương trình gì để cứu độ chúng sanh nữa hay không?
Đức Thầy: Thượng Đế là tràng giang đại hải chương trình để cứu độ quần sanh. Cơm ăn, áo mặc cũng là Thượng Đế giúp mà thôi. Không có Thượng Đế, không có cơm ăn, không có áo mặc, không có hơi thở. Bây nhiêu đó chúng ta thấy cũng đã nhiều rồi. Còn biết bao nhiêu chuyện Thượng Đế đã và đang làm: Phục vụ tận tình, chung sống hòa bình, dẫn tiến chúng ta. Mà chúng ta chỉ phụ Thượng Đế, ngược lại con đường của Thượng Đế đi, là vụ lợi cá nhân, quên tất cả mọi người kế tiếp, và không chịu khai thác cái tài sản cuối cùng là khối óc và cơ thể của chúng ta hiện tại, là một đại tội.
Đại tội là sao? Không thấy đường đi. Có cơ hội mà không chịu khai mở ra, không thấy đường đi là tạo tội chớ làm cái gì. Tăm tối mà, đâu có đến đâu được. Tự khai mở, dũng mãnh, thăng hoa, tiến hóa, thì không có bị lệ thuộc bởi một cái bóng tối nào có thể ám ảnh chúng ta. [30:08]
Bạn đạo: Người tu thiền kể chuyện tục tĩu, dù là chuyện vui, có hại không?
Đức Thầy: Nói tới đó mới hiểu rằng khả năng của Thượng Đế là vô cùng. Mọi khía cạnh đều tận độ quần sanh, từ trược cho tới thanh, từ dục động cho tới thanh tịnh, cũng khả năng của Ngài là vô cùng mọi trạng thái là vậy. Chuyện của Thượng Đế làm là mọi trạng thái chớ không phải một trạng thái như người đời suy nghĩ.
Bạn đạo: Làm cách nào để thăng hoa tư tưởng? [30:43]
Đức Thầy: Sửa mình, tư tưởng mới thăng hoa, mà có gì cứ phát triển cái xấu của mình làm sao thăng hoa được. Phải sửa mình, khép mình, nhịn và phải chịu nhục thì mới thăng hoa được. Cũng như vợ chồng chung sống ở trong nhà, mà nhịn mà không chịu nhục thì người vợ đó cũng không có được chứng tâm. Người chồng cũng vậy. Có nhịn thì phải chịu nhục, trong gia đình mới hòa ái tương thân xây dựng. Sau cơn động loạn mới thật sự thương yêu lẫn nhau. Mà cứ tranh chấp hoài, tranh chấp hoài, chỉ có xé lẻ và không có phát triển. Muốn có căn nhà tốt phải làm cho ấm áp, chớ không nên xé nát chỗ này, chỗ nọ, thì căn nhà làm sao tốt được.
Bạn đạo: Sau một thời gian tu thiền, làm sao chứng minh được mình có điển? [31:46]
Đức Thầy: Sau một thời gian tu thiền, có thể chứng minh mình có điển. Điển là chỗ nào? Ngay trung tim bộ đầu rút, mà mọi sự thanh nhẹ. Khi chúng ta nhắm mắt là nó êm ả. Mà nhắm mắt, trước kia chúng ta nhắm mắt thấy trong tối tăm mà không có chiều sâu, ngày nay chúng ta nhắm mắt đã có chiều sâu, và bộ đầu rút thanh nhẹ. Và chúng ta nghe những lời giảng minh triết bất cứ từ đâu đến, chúng ta đều hiểu và hành được, mới thấy là chúng ta là người có điển. Chỉ có điển mới liên hệ nhanh như vậy được. Còn lấy lý đời, không bao giờ liên hệ được chân lý.
Bạn đạo: Luồng điển của Thầy giảng trực tiếp có khác với luồng điển của Thầy giảng trong băng hoặc video hay không?
Đức Thầy: Băng ở video, mà có thật sự hành thì nghe nó cũng rút vậy. Nhưng mà giảng trực tiếp thì cái từ trường sẽ làm việc, phối hợp với thanh tịnh mà làm việc trong nội tâm của mọi người. Cho nên, trực diện như thế này là rất quý!
Cho nên người tu Vô Vi nói chuyện với người chưa tu, nói nhiều không có sao. Nói một triệu lần cũng nói bao nhiêu công chuyện đó, rồi từ từ nó vô trong tâm của người chưa tu hồi nào không hay, thì mới chứng minh thanh tịnh đã làm việc.
Cho nên, người tu Vô Vi mà được mở một chút hay nói nhiều, giảng đầu này, đầu kia, đầu nọ. Nhưng mà cái người được nghe đó, tương lai họ thấy nhẹ. Ban đầu họ chống, sau rồi họ thấy nhẹ. Rồi mới thấy Thượng Đế làm việc, Chư Phật làm việc, là kêu bằng thanh tịnh làm việc.
Cho nên nhiều người ở đời, nghe nói Ông Tám giảng hay quá, lấy băng về nghe coi thử làm sao, lấy video coi, coi, coi thét rồi về thiền. Thiền… thấy: “Thấy tôi gần với Ông Tám quá! Mà bây giờ tôi được thanh nhẹ, tôi vui, tôi quyết tâm tự sửa, tự tiến, và phát đại nguyện như vậy”. Đó là chứng minh thanh tịnh đã làm việc với người, người phải cố gắng đi, không nên bỏ vỡ cái cơ hội, uổng lắm.
Bạn đạo: Kính thưa Thầy, làm sao hòa tan trong khổ mà không cảm thấy khổ? [34:03]
Đức Thầy: Nếu dấn thân trong trật tự, đâu có khổ đâu. Bây giờ tôi đang nói đây, nhiều người nhìn thấy tôi khổ. Rồi cái ông quay phim kia, nó thấy ổng khổ quá. Ổng thấy ổng có trật tự, ổng vui. Bởi vì ổng yêu cái nghề ổng, ổng sống trong trật tự của ổng, và ổng đem lại trật tự cho mọi người, thì ổng cảm thấy vui, làm sao ổng khổ. Mà người đời thấy ổng khổ. Khổ là người ta thấy. Mà chúng ta dấn thân trong khổ, chúng ta làm việc có trật tự, không bao giờ khổ.
Ở nhà lá mà biết thi thơ, biết được cái cảnh của chúng ta là một bài thơ, một tranh Trời, một bức tranh Trời, thì vui biết là bao nhiêu. Không biết lấy chính mình thì thấy khổ mà thôi. Còn biết lấy chính mình đâu có khổ.
Nhìn hình ảnh những người đau khổ ở Việt Nam: bơ vơ, ngày nắng, tối lạnh, không ai giúp đỡ. Những cái cảnh đó chúng ta cho là khổ, nhưng mà họ vẫn sống tới năm này tới năm kia. Ở đồng quê, chúng ta nhiều đứa bé cũng khổ, dòm thấy khổ, trần truồng chạy chơi cả ngày, mà nó khỏe mạnh. Quen hay là không. Sống hòa với cái giới đó là không.
Cho nên phải nhịn nhục, chúng ta ở chỗ nào cũng sống được, trên núi cũng sống được, dưới biển cũng sống được. Mà thanh nhẹ lên Trời thì chúng ta cũng sống được. Chịu nhịn nhục, chịu học hỏi là chỉ có sống được mà thôi.
Những người Việt Nam từ xứ Việt Nam ra đây, đâu có biết lái xe. Hồi trước đi trồng rau đồ, mấy bà trồng rau đồ chút chút chơi vậy thôi, nhưng mà ra đây cũng lái xe, cũng phục vụ, cũng làm chuyện đủ thứ. Bởi vì cái óc chúng ta là vô cùng, đặt tới chỗ nào thì phát triển chỗ đó. Mà chúng ta tu thanh tịnh thì mang cái óc này đi chỗ nào cũng có cuộc sống bình an, không sao hết. Dấn thân phục vụ, mà nhớ Trời mà hành sự là lại càng ngày càng tốt.
Có Trời, có Đất mới có chúng ta. Sự hình thành của chúng ta không phải là đơn giản cha và mẹ thôi. Không có Trời, Đất kết hợp hình thành, chúng ta đâu có mặt mày duyên dáng, mắt, tai, họng rõ rệt như vậy. Trong trật tự của cả Càn Khôn Vụ Trụ đã thu gọn lại, chớ không phải một người nào ở thế gian chế.
Sự duyên dáng đó là tranh Trời, chớ không phải con người thế gian có thể chế tạo được. Cho nên hiểu được chính mình thì vui bất cứ ở tình cảnh nào. Tình cảnh nào cũng là một đường lối phát triển cho tâm linh tiến hóa.
Các bạn thấy ở vườn hoa, mỗi thứ hoa đủ mỗi màu. Cái màu sắc, tại sao nó khác nhau? Bông cúc là màu khác, bông hường là màu khác, nhưng mà phải hiểu rằng, điện năng lên và xuống nó tạo thành cái màu như vậy, kết hợp thành cái màu như vậy, trăm hoa đua nở, có nơi trữ lưu. Chớ thế gian nhiều khi cắt hết, bông cúc họ phơi khô họ nấu nước uống nhưng mà còn bông cúc hoài, có chỗ trữ lưu. Là điện năng của Càn Khôn Vũ Trụ có, không có bao giờ diệt được hết. Mà chúng ta hướng về điện năng tu học, tiến hóa đi lên cảnh trên đó, tới là chỉ có mê thôi, vui đẹp, trật tự, trăm hoa đua nở, có Tiên ứng hầu chớ không phải chuyện tầm thường.
Cho nên, nhiều người có hồn thơ, họ nhìn cây hoa, họ ra một bài thơ, thấm thía vô cùng. Là do điển, cái điển thanh tịnh của họ có, họ mới tác thơ được. Người tu Vô Vi, càng tu càng thanh tịnh, tác thơ càng hay, hồn thơ càng ngày càng dồi dào và hòa hợp với cả Càn Khôn Vũ Trụ để dẫn giải tâm linh - Bé Tám đã làm hằng tuần cho mọi người.
Bạn đạo: Thưa Thầy, thường khi con người ngồi thiền, sau khi thiền khoảng 45 phút, thì đầu cảm thấy nóng bỏng và óc muốn nổ tung, làm con phải ngưng thiền, và sau đó ngủ không được nữa. Làm cách nào để tránh cái sự khó khăn đó? [38:50]
Đức Thầy: Cái trường hợp đó chúng ta phải nằm xuống, hay là uống một ly nước chanh rồi làm Chiếu Minh giải nó ra, chớ không có gì hết. Nóng là từ trong gan xông lên mà thôi, uống nước chanh là nó sẽ hạ xuống, và làm tiếp được, không có sao hết á. Và đừng sợ mất cơ hội, đừng sợ chết, là không bao giờ chúng ta chết hết. Không sợ chết, tiếp tục làm đi.
Qua cái giới này, nó biến cái dạng khác. Qua giới kia nó biến dạng khác, cứ vậy cứ tiến hóa hoài, không có sợ, không có sợ chết. Lấy nguyên khí của Trời, Đất xây dựng cho chính mình làm sao sợ chết. Có Trời cứu, Trời sát bên mình mà, làm sao mà bỏ chúng ta đâu mà sợ.
Bạn đạo: Thưa Thầy, con thích ngồi thiền đêm khuya, nhưng mà con sống một mình, và khi ngồi thiền con cảm thấy sợ. Làm sao tránh được cái sợ hãi đó? Và con muốn ngồi thiền không có nghe băng Thầy!
Đức Thầy: Phải biết cái sự có có không không của chính mình. Sự hiện diện của mình thì có Trời, có Đất hợp thành. Chúng ta sống với Trời Đất, sống với Trời Phật, không có lẻ loi, tại sao chúng ta sợ ma? Vì tánh ích kỷ. Nói: “Tôi tu pháp này mạnh để tôi đánh ma”. Cái đó là tánh ích kỷ, không có trúng.
Phải hiểu cái nguyên lý cấu trúc từ khối óc tới cơ tạng của chúng ta, thì Trời Đất hình thành, thì tại sao… Chúng ta đâu có sợ ma. Ta hiên ngang giữa Trời Đất, tức là đem ánh sáng để giải tỏa bóng tối, tại sao chúng ta sợ ma?
Phải hiểu thấu triệt những cái gì của chúng ta làm, và cái gì chúng ta đã sẵn có. Cơ tạng chúng ta có kim, mộc, thủy, hỏa, thổ, ngũ sắc ngũ quang, huyền sắc huyền quang đầy đủ, không có thiếu gì hết. Mà chúng ta thiền để làm gì? Để lập lại trật tự cho chính mình, cộng hưởng những gì của Trời, Đất đã ân ban. Thì cứ quyết tâm hành thì chẳng sợ ai hết, sợ con ma lười biếng áp đảo. Con ma lười biếng áp đảo chừng nào thì sợ ma chừng nấy. Đó là con ma lười biếng đương áp đảo mới sợ ma. Siêng năng giải, tiến, không có sợ ma đâu. [41:19]
Bạn đạo: Tôi ngồi thiền được hai năm. Năm đầu thì cảm thấy ổn định, nhưng năm thứ nhì cảm thấy bực bội. Như vậy có hành đúng pháp hay không?
Đức Thầy: Thì bây giờ, có hành đúng pháp hay không thì tôi đã phục vụ, và tôi đã làm ra, chính bản thân tôi hành, lưu lại cho tất cả mọi người. Nên rảnh xem nó một ngày hai, ba lần để khuyến khích mình tu, và thấy rõ mình đúng hay là không.
Chứ cứ tu… Vô, “tôi” ngồi tu cho có chừng, tôi niệm Nam Mô A Di Đà Phật này kia có Ông Phật độ, có Ông Tám độ, rồi rốt cuộc Ông Phật cũng không độ, Ông Tám không độ là mình yếu à.
Còn tôi, tôi khai triển tâm thức của tôi, tôi mở rộng đường đi trong cơ tạng tôi, và khối óc tôi sẽ bừng sáng ra, thì tôi mới mạnh. Vốn có sẵn mà không khai thác, cũng như Thượng Đế cho chúng ta cái xác này là một Tiểu Thiên Địa, một cái quốc gia nhỏ, mà không khai thác, kinh tế chúng ta làm sao dồi dào được, mặt mày chúng ta làm sao tươi sáng.
Chúng ta có nhiệm vụ phải khai thác cái Tiểu Thiên Địa này, là tài sản cuối cùng trong cuộc đời của chúng ta, mà không chịu khai thác thì chúng ta bị thua lỗ ở tương lai, kinh tế thất bại, cái gì cũng thất bại, không phát triển được. Dũng mãnh dày công thực hành thì sẽ có kết quả. [42:40]
Bạn đạo: Khi hành Pháp Luân Chiếu Minh, hai hàm răng đánh lập cập vào nhau, đó là vì lý do gì?
Đức Thầy: Phải làm Pháp Luân Thường Chuyển cho nhiều, để đưa lên trên khối óc cho đầy đủ, khôi phục trật tự của khối óc thì bộ răng không có rung. Chỗ lạnh, chỗ nóng, không có điều hòa nó mới rung. Khi mà làm, cương quyết làm như vậy, có người thiền, ngồi, cái đầu nó rung nó rẩy, rung rẩy, nhưng mà tôi khuyên thét, làm thét hai, ba năm nó hết trọi, nó ổn định, muốn ngồi méo một chút không được.
Nó thông hay là không thông đó thôi. Mà chúng ta áp dụng cái nguyên khí, Pháp Luân Thường Chuyển, nay hít một chút, mai hít một chút, mà phải liên tục như vậy, nó mới mở ở bên trong. Khi nó mở được rồi thì Nhâm - Đốc tương thông, con người ngồi vững vàng không có méo mó, và khỏe mạnh.
Bạn đạo: Khi thiền xong, lúc nằm ngủ cảm thấy trên đỉnh đầu phóng cao một, hai thước. Đó là ý nghĩa gì?
Đức Thầy: Cái luồng điển nó xuất ra, bởi vì trong cơ tạng… Chúng ta làm Pháp Luân Thường Chuyển nhiều đi, nó xuất ra, thì vừa nhắm mắt mình thấy ánh sáng, phóng ra ngoài, cái vía nó nhẹ rồi, thấy cái vía nó nhẹ rồi. Mình thấy phóng ra ngoài mà té ra mình chưa có phóng ra ngoài. Cái vía nó nhẹ, nó đi quần trong cái Tiểu Thiên Địa này, mình tưởng đâu ở bên ngoài. Cái ngực của chúng ta là vòm Trời, thấy cái vía đi vậy thôi.
Bạn đạo: Làm cách nào phân biệt được xuất vía trong bản thể và xuất vía ngoài bản thể? [44:21]
Đức Thầy: Xuất vía trong bản thể: là nằm xuống ngủ mới thấy đi.
Còn xuất ra ngoài bản thể: là ngồi thiền, nhắm mắt thấy xuất ra đàng hoàng. Có đi có về, đi được thì phải về được, kiểm chứng rõ ràng.
Cho nên Vô Vi không có cho tin chiêm bao, thực hành để thấy chớ không có cho tin chiêm bao. Chiêm bao là chậm tiến rồi, thực hành để thấy, đúng hơn.
Cho nên, càng làm Pháp Luân Thường Chuyển nhiều thì hơi thở chúng ta sáng; nhắm mắt thì toàn thân chúng ta sáng, cũng như cái tuýp neon sáng làm sao thì chúng ta sáng như vậy, nó mới bằng lòng ngồi lâu được, mà không có gục lên gục xuống. Thẳng lưng, ngồi thiền như vậy mới là đúng.
Rút, bộ đầu nó rút thẳng đi lên thì nó chỉ có thẳng lưng thôi, nó không có méo được. Bộ đầu chưa rút thì nó ngủ gà ngủ gục ở trong cái mê. Còn người ta làm Pháp Luân Thường Chuyển khai sáng cái chu luật trong cơ tạng, Nhâm - Đốc tương thông, nhắm mắt xuất phát đi lên rõ ràng.
Bạn đạo: Có luồng điển rút trên bộ đầu rồi, có thể bắt đầu Mật Niệm Bát Chánh được hay không?
Đức Thầy: Có điển là tập được rồi, tập để kiểm chứng Bát Chánh, 8 điểm của chúng ta ở đâu, ngày nay đã tiến tới đâu, chạy hay là không?
Khi mà nó không chạy, là chúng ta bận rộn chỗ nào? Chúng ta kiểm thảo cái chuyện bận rộn hàng ngày: vì đó mà nó xảy ra việc này, chúng ta mới tìm ra lý do mà tu sửa. Đó là cái thước đo lường. Đời đạo song tu. Niệm Bát Chánh là cái thước đo lường, đời đạo song tu. [46:19]
Bạn đạo: Thế nào là thở Pháp Luân Thường Chuyển bằng ý? Và thế nào là thở bằng hơi thở?
Đức Thầy: Người mới tập thì thở bằng hơi thở. Mà thở một thời gian nó thông rồi, là cái ý vừa tưởng là nó chuyển cũng y vậy thôi, là tới nhẹ rồi. Nhẹ rồi nó mới chuyển như vậy, vừa nhắm mắt là nó cũng hít đầy rún, đầy ngực tung lên bộ đầu. Rồi nó cảm thức ở thế gian, ăn ngủ, ỉa, tam đại sự. Rồi bây giờ tu thiền thì cũng:
Ăn: Ngồi thiền nhắm mắt, hít vô là ăn vô, rồi nó êm ả trong người.
Ngồi thiền: Ngủ.
Ỉa: Là nó phóng đi lên.
Cũng làm bao nhiêu công chuyện đó à. Một người sống mấy chục năm nay, ăn, ngủ, bài tiết, có bây nhiêu công chuyện cho tới chết mà thôi.
Còn đây, chúng ta tu đây là cũng bao nhiêu công chuyện đó. Ngồi thiền, lấy nguyên khí của Trời Đất, ăn nguyên khí của Trời Đất, rồi xuất phát ra, giải ra, nó mới tiến hóa nổi. Chớ các bạn làm, tu thiền này có gì mới lạ đâu, chuyện cũ không à.
Tam đại sự: Soi Hồn, Pháp Luân, Thiền Định là tam đại sự. Ăn, ngủ, ỉa là tam đại sự. Hằng ngày cứ làm như vậy, thường xuyên như vậy sẽ có kết quả tốt.
Bạn đạo: Thưa Thầy, tại sao khi thiền xong, con lại không ngủ được, vì trong đầu rất tỉnh táo, nhưng cơ thể mệt, muốn ngủ?
Đức Thầy: Bởi vì cơ tạng nó đầy đủ dưỡng khí, nó không có đòi ngủ. Nó thiếu dưỡng khí nó mê mệt, còn đầy đủ dưỡng khí nó tỉnh táo; tỉnh táo chúng ta làm việc. Cũng như tôi, nhiều khi 11 giờ mấy, tôi đâu có ngủ đâu, tôi viết Mục Bé Tám, trả lời thơ từ. Rồi tới sáng, sáu, bảy giờ tôi nằm ngủ một chút, là yên rồi. Người thiền ngồi thiền được 30 phút, giấc ngủ ngon lành lắm, tốt lắm. 30 phút là cũng đầy đủ. [48:27]
Bạn đạo: Thưa Thầy, tại sao khi con Niệm Phật, trong đầu bị tức như muốn nứt ra?
Đức Thầy: Cái đó là cái điển nó chưa thông. Cứ tiếp tục làm đi, nó sẽ thông. Rồi chúng ta mới lấy cái kinh nghiệm, từ mà nó tức và nó hết tức, lúc đó chúng ta mới phổ biến cho quần sanh được. Có kẹt, có thông, mà có hành, mới là người đóng góp. Kẹt, thông mà sợ, không hành, là không có bao giờ tương lai chúng ta đóng góp được chuyện gì hết.
Bạn đạo: Tại sao trong các bài giảng, Đức Chúa Jesus không có nói đến nghiệp và ăn chay?
Đức Thầy: Jesus Christ là chuyện của Jesus Christ. Khổng Tử là chuyện của Khổng Tử, mà Lão Tử là chuyện của Lão Tử. Còn Huỳnh Minh Bảo phải biết cái chuyện của Huỳnh Minh Bảo, mới mở ra. Thấy rõ ràng như vậy. Mỗi người có một vị trí, cũng tương đồng với nhau mà hành hay là không. Hành mới mở, không hành không bao giờ mở.
Cho nên chúng ta không có lầm tưởng về kinh kệ hay là Ông Phật này nói như vầy, Ông Phật kia nói như vầy, Ông Chúa kia nói như vầy. Cái vị trí của Ổng ở trong cái trường hợp đó, Ổng phải phát triển như vậy, ngoài cái đó là Ổng không có làm gì hơn được hết. Thì chúng ta ở nơi nào phát triển nơi đó, rồi cuối cùng chúng ta cũng là ánh sáng. Ánh sáng với ánh sáng hội tụ, mới là đóng góp cho tất cả mọi người ở tương lai. [50:08]
Chớ đừng có, “Tôi tu Vô Vi tôi thấy không có phát triển, mà tôi đọc sách Lão tôi thấy tôi hay lắm, này kia kia nọ. Rồi tôi đọc tới kinh Chúa, tôi thấy tôi hay lắm”. Nhưng mà không hiểu vị trí của Chúa là làm cái gì, Lão Tử là cái gì, và chúng ta là cái gì. Chúng ta cũng là một Lão Tử, cái giống này từ xa xưa tới bây giờ vẫn còn mà không chịu khai thác thôi. Không chịu khai thác là nó chỉ ở trong cái tham dục. Mà khai thác, có cái pháp khai thác, nó mới trở về Tam Thanh, thượng - trung - hạ, nó mới thanh được.
Chớ mình cứ ôm lý thuyết của ông Lão Tử, lời giảng của Jesus Christ, là chỉ… Chúng ta làm không được, chỉ cầu xin độ thôi. Phải hành mới thấy, không hành đâu có thấy. Như tôi không có nói, các bạn đâu có thấy giá trị của các bạn đang làm chủ của một Tiểu Thiên Địa, một quốc gia nhỏ nhỏ không? Không thấy đâu. Tôi là một con người nhỏ bé nhất ở trong sa mạc này, không có biết cái gì hết. Nhưng mà hiểu được rồi, mình trở về thanh tịnh để làm chủ cái Tiểu Thiên Địa này, mình mới dấn thân khai thác cái Tiểu Thiên Địa này, rồi mình thấy cái giá trị của Càn Khôn Vũ Trụ liên hệ với Tiểu Thiên Địa bằng cách nào. Mình mới dũng mãnh tu tiến được. Đó là Kinh Vô Tự. Vô Tự Chơn Kinh nằm nơi đó mà không biết, không hành, làm sao mở.
Cho nên Vô Vi chỉ có hành, khai triển trực giác thì nó mới biết được Vô Tự Chơn Kinh của chính nó.
Mỗi người một vị trí, đâu có đụng chạm nhau. Lấy lý thuyết này gắn vô cái đầu kia, lấy đầu kia gắn vô cái đầu nọ, là hư hết à. Mà điển đụng điển nó cháy máy luôn, không có tiến đâu. [52:14]
Bạn đạo: Kính thưa Thầy, cho con biết tại sao con tu hoài mà không thấy tiến?
Đức Thầy: Con phải dòm lại cái nghiệp lực của con thế nào, hành đúng hay là không? Hành cái pháp Soi Hồn, Pháp Luân Thường Chuyển, làm đúng hay là không? Pháp Luân Thường Chuyển làm đúng là chỉ có mở không có nghẹt, chỉ có tiến không có lùi. Nhiều người cứ tu hoài, mà ôm lý thuyết này, ôm lý thuyết kia, nhắm mắt để ngủ, không có hành, mở, làm sao chơn tâm thức được. Hành, mở thì chơn tâm nó mới thức được.
Rồi cũng nói là tôi tu mấy chục năm rồi, không có thấy kết quả gì hết. Mà nhiều người có thật vậy, tu mấy chục năm mà tu không có đúng, tu nửa chừng thấy chán quá, bỏ… cái khúc này này:
“Hồi hôm tôi niệm Bát Chánh, tối nay tôi quên tôi không có niệm”: Thôi cũng xong, qua được rồi thôi yên, quên rồi - Mất thêm một mối rồi!
Rồi Niệm Phật: Thôi qua được rồi cũng yên, cũng bỏ đi. Soi Hồn rồi cũng bỏ đi. Pháp Luân rồi cũng bỏ đi. Thét rồi ngồi đó kêu bằng ỷ lại mà thôi. Nhắm con mắt ngủ cho sướng. Hành không có bao nhiêu hết! Rồi dồn dập những sự ăn uống mất trật tự, nói năng mất trật tự. Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt cũng mất trật tự, thu hút bất cứ những cái chuyện gì ở bên ngoài đem vô… tưởng là mình được, mình hiểu, đâu có hiểu gì đâu, mập mờ không à, không có hiểu cái gì hết.
Phải cố gắng tu, cũng như tu thiền của Vô Vi chứng minh rõ ràng, người nào làm Pháp Luân Thường Chuyển đúng, mặt mày hồng hào, không có mét-chằn vậy. Hướng dục nó mới mét-chằn. Làm Pháp Luân Thường Chuyển đầy đủ: hồng hào, mặt tươi, mắt sáng, hồng hào. Vì nó dũng mãnh, nó không sợ chết nữa mà. Sống, tự nhiên nó hình thành tại mặt đất này, rồi chết cũng tự nhiên ra đi. Thì sống, chết nó vô can, nó hiểu được cái luật tự nhiên của Trời Đất như vậy, nó vô can. Còn cái hành của nó để phát triển, nó cứ quyết tâm hành, nó sẽ có kết quả tốt. [54:45]
Không có đổ thừa ai hết. Chính cái tâm mình dũng mãnh, làm hay là không, thực hành hay là không? Không thực hành rồi đổ thừa cái pháp, rồi nói pháp tẩu hỏa nhập ma, vừa xưng danh tu thiền, rồi cho vay lấy lời, hơn thua đủ chuyện, rồi tạo khổ cho chính mình, rồi lộn xộn.
Đời không xong, đạo không xong là khùng chứ, tẩu hỏa nhập ma là chỗ đó. Mất trật tự.
Cho nên Vô Vi có đủ cách chơi hết đó. Muốn nghe nhạc chơi êm ả: Có! Muốn hành cách nào cho khỏe mạnh: Có! Có chỉ hết đường lối.
Một ngày mà làm đúng công chuyện của Vô Vi, mà nội lạy kiếng Vô Vi đồ này kia, khỏe cho cái tim tốt, cũng hết thì giờ rồi, không có nghĩ chuyện bên ngoài. Nếu làm đúng theo Vô Vi là không có thì giờ, mà con người chỉ khỏe mạnh.
Cho nên nhiều người: 70, 80 tuổi, họ lạy kiếng Vô Vi thét rồi họ đi khám bác sĩ, bác sĩ hỏi:
- “Tại sao cái tim bà tốt như vậy? Bà ăn cái gì mà cái tim bà tốt vậy?”
Nói:
- “Tôi không có ăn cái gì hết. Tôi chỉ một ngày tôi lạy 150 lần thì tôi khỏe thôi”.
Ông bác sĩ nói:
- “Tôi mà lạy 150 lần như bà, tôi lạy đâu có nổi” (cười)… “Bà lạy 50 lần như vậy, mà 150 lần như vậy là bà khỏe quá chừng khỏe, khỏe hơn tôi nhiều quá, khỏi khám”. [56:14]
Thì nhờ bả làm nhiêu công chuyện đó!
- Tại sao bả làm bao nhiêu đó?
- Bởi vì một cái: Bả có thể liên lạc với Trời Phật được - Cái thứ nhất.
- Cái thứ nhì: Bả lại không có tốn tiền.
Bả lạy đâu có tốn tiền, mà tiêu hóa tốt, ăn uống tốt, mà luồng điển mặt mày dồi dào, tươi đẹp. 70, 80 tuổi mà người ta nói bả 60, 70 tuổi thôi. Đi bộ đi nhanh, làm cái gì cũng khỏe mạnh. Hành đúng theo Vô Vi thì chỉ có khỏe mạnh thôi.
Còn nếu tôi hành không đúng… Tôi làm việc còn nhiều hơn người thường, mà tôi càng ngày càng khỏe. Nhiều người nói tôi trẻ ra, vui lên, vui hơn hồi xưa nữa. Vì tôi thấy là tôi có thể sống với mọi người, tôi sẽ dấn thân để giải quyết những chuyện khổ tâm của mọi người, là tôi mừng. [57:15]
Bạn đạo: Kính thưa Thầy, các ngày giỗ ông bà có thể cúng trái cây hoặc đồ chay trên bàn thờ kiếng Vô Vi hay không?
Đức Thầy: Cái đó là do tâm tưởng niệm. Mình có cha mẹ chết, mình tưởng niệm. Mình biết phần hồn thì mình biết mẹ mình không bao giờ chết, đang tiến hóa ở cõi giải nghiệp thanh nhẹ, chớ không có khổ đâu. Vui lên! Nhưng mà tâm mình kính cha mẹ thì cũng như là kính Trời, Phật. Không sao, để hoa quả tưởng tới mẹ. Kiếng Vô Vi tốt, vì tâm trong lành. Chớ không có giết heo, giết bò để cúng mẹ, tạo tội cho mẹ chớ ích gì. Sự trong lành, hướng tâm về mẹ thì mẹ được ấm áp, và tiến hóa tốt. [58:12]
Bạn đạo: Kính thưa Thầy, trong chữ “Bắt Ấn Tam Muội”, Tam Muội có nghĩa là gì?
Đức Thầy: Tam Muội là 3 luồng điển thượng, trung, hạ quy hợp thành sức mạnh. Thì chúng ta thượng, trung, hạ quy hợp nó thành sức mạnh. Còn hỏa Tam Muội mà làm đúng thì nó không có bị mắt đỏ, mà lạm dụng hỏa tam muội là con mắt nó phải đó.
Cho nên Vô Vi kêu: đầy rún, đầy ngực, tung lên bộ đầu, không cho hít xuống quá rún, thì nó không có động, nó không có động hỏa Tam Muội. Bởi vì ở dưới đó nóng lắm, sắt mà nó còn tiêu mà. Nó mà mở cửa xông lên là con mắt nó đỏ. Con mắt đỏ là tánh nóng.
Những người võ sĩ muốn luyện cái hỏa Tam Muội để đánh, để hạ đối phương, con mắt đỏ lòm. Đánh mạnh lắm. Nhìn là đối phương phải sợ.
Cái hòa Tam Muội cũng quan trọng lắm!
Cho nên Vô Vi, cái gì cũng ngừa hết đó. Kêu là hít đầy rún, đầy ngực, tung lên bộ đầu thôi, không có cho đem xuống đơn điền, cũng như là người ta học nội công, ở Thiếu Lâm là phải đem xuống đơn điền cho mạnh để đánh đối phương. Ở đây không có cái đó. Ở đây giải tiến cơ tạng của chúng ta đâu đó có trật tự, phần hồn mới ra vô dễ dãi được. Cơ tạng không có trật tự thì nó lôi cuốn, phần hồn phải lo âu và không có tiến hóa được. Cho nên chứng minh: Con người bị một sợi thần kinh bất ổn là toàn thân bất ổn. Một sợi thần kinh chút xíu bất ổn là toàn thân bất ổn. [01:00:02]
Cho nên chúng ta tu ở đây, chúng ta lấy nguyên khí của Trời Đất. Nguyên khí, thanh khí điển hóa sanh vạn vật, chúng ta lấy cái đó để nuôi dưỡng cơ tạng của chúng ta tiến hóa, thì nó khỏe mạnh là nhờ chỗ đó.
Bạn đạo: Kính thưa Thầy, khi ngồi thiền xong từ 11 giờ đêm đến 5 gờ sáng, cảm thấy điển hồi lại. Sau vài tiếng đồng hồ, con có thể bắt đầu làm lại 3 pháp: Soi Hồn, Pháp Luân Thường Chuyển, Thiền Định, hay chỉ cần thở Pháp Luân để qua cơn mỏi và tiếp tục Thiền Định?
Đức Thầy: Làm Pháp Luân Thường Chuyển là cần thiết trong giờ đó. Từ 11 giờ trở đi, mình làm Pháp Luân Thường Chuyển; Trời Đất thông khai, mình mượn cái trớn đó mở cái luồng điển trong cơ tạng, làm Pháp Luân tốt đó.
Bạn đạo: Nhưng mà sau khi thiền xong một cữ từ 11 giờ đêm đến 5 giờ sáng, rồi nghỉ một hồi, rồi khi muốn hành thiền trở lại, có nên làm lại 3 pháp hay chỉ cần bắt đầu ngay từ Pháp Luân Thường Chuyển?
Đức Thầy: Sớm mơi đó…
Bạn đạo: Tối…
Đức Thầy: Mình ngồi thiền không cũng được.
Bạn đạo: Dạ, 11 giờ đêm tới 5 giờ sáng, rồi bây giờ nghỉ một tiếng, hai tiếng rồi ngồi thiền lại tiếp tục?
Đức Thầy: Ngồi thiền một chút rồi đi làm việc, hay làm cái gì đó thôi, không sao.
Bạn đạo: Tập thêm Thái Cực Quyền hay không?
Đức Thầy: Thái Cực Quyền là làm cho thần kinh, thân xác được khỏe mạnh, cái đó là làm cho gia tăng sức khỏe. Nhưng mà phải chú trọng cái thiền ở bên trong. Khỏe bên ngoài nhưng mà cần khỏe bên trong, là cần Pháp Luân Thường Chuyển nó mới khỏe bên trong. [01:01:52]
Hết video 2
Video: 19980219L3
KHÓA HỌC THONON: THÂN THƯƠNG HÒA BÌNH – FRANCE
20/02/1998
Video 3: THUYẾT GỈANG - Phần 2
Bạn đạo: Kính thưa quý đạo hữu! Hôm nay chúng ta sẽ có những câu hỏi về Pháp Lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí Phật Pháp, để cho Thầy có thể minh giải và thâu vào video. Trước tiên, con xin mời Thầy ban vài lời huấn từ.
Đức Thầy: Đêm hôm qua chúng ta đã dự văn nghệ, thấy mọi người đã phát tâm đóng góp, xây dựng một cuộc vui cho chung. Già, trẻ, bé, lớn cũng đồng hành đồng tiến, nó mới đúng theo Pháp Lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí Phật Pháp. Tất cả mọi người có quyền hành triển và khai thác lấy chính mình để tiến hóa tới vô cùng.
Càng hội tụ, càng đi lên. Càng hội tụ thì mới xây dựng được việc tốt cho chính tâm thân của hành giả và cả gia đình, xã hội tốt đẹp ở tương lai.
Chỉ có hành, Pháp Lý Vô Vi chỉ hành mới có kết quả. Lý thuyết không có kết quả. Lý thuyết, chúng ta chào đời là đã học văn chương rồi, học chữ nghĩa nhiều lắm, đọc nhiều sách lắm, nhưng mà rốt cuộc không hiểu được vị trí của mọi người. Thì mỗi người đều mỗi tiến hóa khác nhau, chớ không có chung nhau được. Viết sách thì tạo cho gọn ghẽ như vậy, chứ còn sự thật nó là khác. Sự thật là phải hành, phát triển, trí tâm mới khai mở được.
Chúng ta đọc sách, biết bao nhiêu sách nói về tuệ giác, trí tâm, đủ chuyện hết. Nhưng mà không hành đâu có biết. Hành rồi thấy, khai triển được ánh sáng trong nội tâm mới thấy rõ trí tuệ là gì, trực giác là gì. Chỉ có hành, chớ lý thuyết không có cách gì mà diễn tả nổi. Vì mức tiến là vô cùng, làm sao diễn tả nổi. [02:13]
Chúng ta tu cho phần hồn thanh nhẹ, mới tiến về cõi vô cùng, tương lai mới có chỗ đất dừng chân. Khi chúng ta muốn là vô cùng, mà chúng ta ngừng, là đó là chỗ dừng chân. Mà thanh nhẹ nó ở cõi nhẹ, mà nặng trược là ở cõi trược.
Ở thế gian, sanh ra làm người, là thân phận con gái lớn lên phải lấy chồng, trai lớn phải kiếm vợ, là chỗ dừng chân nặng trược để thức tâm. Học hỏi và tự thức tâm, chớ mỗi mỗi gia đình, mỗi cặp vợ chồng đều học hỏi lẫn nhau, chớ đâu có cái gì sung sướng đâu. Ban đầu thì ước mong cho được nhưng mà rốt cuộc rồi chỉ học bài học thích đáng trước khi ra đi mà thôi. Mà cuối cùng phải nhịn nhục mới tiến hóa được, không nhịn nhục không tiến hóa được.
Cho nên Thượng Đế đã sắp đặt một đạo cho tất cả mọi đạo là tình thương và đạo đức. Có chồng phải thương chồng, có vợ phải thật tâm thương vợ, có gia cang phải quý gia cang, thì nó mới tiến về nhân đạo rõ rệt. Nếu mà chúng ta không có biết thương vợ, thương chồng, quý gia cang thì không có nhân đạo. Không có nhân đạo làm gì có thiên đạo. Có nhân đạo mới có thiên đạo.
Cuộc đời gay gắt, kích động và phản động để đánh thức chơn tâm của chúng ta. Ta còn lối thoát, ta còn chỗ đi chớ không bị giới hạn mà ở nơi đó đâu. Nhiều người khổ là thấy mình giới hạn tới đó thôi. Không lối thoát là tại vì mình cố bám cái phạm vi nhỏ hẹp và mình không nới rộng cái tâm thức sẵn có của chính mình tiến hóa đi lên, thì mình thấy mình bơ vơ, phải tranh đấu, phải giành giựt. Giành giựt được kêu bằng kết quả. Nhưng mà kết quả ở đâu? Ở thế gian đâu có kết quả. Thế gian biết bao nhiêu cuộc cách mạng, chiến tranh, giết nhau, đâu có kết quả gì đâu, chưa có xong.
Từ kỳ trước, ông bà, cha mẹ chúng ta cũng đấu tranh bao nhiêu công chuyện đó, bây giờ chúng ta cũng thấy bao nhiêu công chuyện đó; giành giựt lẫn nhau, rồi đi tới chỗ chém giết lẫn nhau, rồi rốt cuộc phần hồn phải chịu luật mà tiến hóa; luân hồi, luân hồi để giải quyết từ con thú cho tới con người.
Con thú cũng có tình thương, cũng có vợ chồng, cũng có gia cang. Con gà nó cũng biết ấp con nó mà, nó biết âu yếm với con nó mà. Chúng ta con người cũng học những cái bài đó để tiến hóa mà thôi.
Khi mà hiểu được bài học, mà nhịn nhục là trên hết, nhịn nhục mới giải quyết được mọi sự êm đẹp cho gia cang, thì chúng ta nên đi cái con đường nhịn nhục thay vì đi con đường kích bác lẫn nhau, và đi tới chỗ tan vỡ vô ích; lúc chết hồn cũng không yên, xác cũng không ổn. [05:36]
Cho nên càng ngày càng tu càng mở trí lên. Chúng ta thấy điển quang là nhứt. Sự di động trong khối óc của chúng ta, tâm tư của chúng ta, toàn là điện năng. Từ điện năng lớn rộng của Trời, Đất đã kết thành, hợp vô trong cái Tiểu Thiên Địa mà xây dựng thành khối óc; nghe là hiểu, nói là biết.
Khổ mới mở trí. Khổ mới hướng về mình nhiều hơn.
Tại sao “tôi” khổ quá, ai cũng chê tôi, ai cũng hành hạ tôi. Tình yêu cũng gạt tôi, tiền bạc cũng không giúp đỡ tôi, tôi mới buồn. Buồn… tôi mới thấy cái sự thảm sầu của chính mình mà giải quyết lấy chính mình, chớ không có ai giúp mình trong lúc cơ hàn. Chính mình cố gắng vươn lên để có cuộc sống.
Cho nên, chúng ta tu ở đây, là Thượng Đế cho chúng ta có một cái thể xác tinh vi, đầy đủ, có chương trình đàng hoàng, mà không hiểu, không chịu đọc, không chịu thanh tịnh để nghiên cứu lấy chương trình sẵn có của chính mình, thì đâm ra hướng ngoại, tạo loạn cho chính mình, rồi phân bì đầu này, đầu nọ, rồi nói kẻ kia giàu, người nọ nghèo, rồi kích bác lẫn nhau, gây nghiệp chớ ích gì đâu. Nói bậy, tổn hại lấy thần kinh của chính mình, suy bậy cũng tổn hại lấy thần kinh của chính mình. Mà chúng… biết thương yêu, xây dựng… sự quý báu, cấu trúc bởi siêu nhiên mà hình thành. Làm con người là từ mọi trạng thái hình thành chớ không phải khi không có một trạng thái đâu. Con người mọi trạng thái. [07:27]
Cho nên ngày hôm nay chúng ta người Việt Nam chạy ra xứ Pháp, chúng ta cũng nói tiếng Pháp như người Pháp, cũng sống, cũng làm việc, cũng tâm thức bình đẳng như người Pháp. Mà trước kia chúng ta là Việt Nam, ngày nay chúng ta nói được tiếng Pháp, phải cái óc của chúng ta phải tự động không? Cái óc chúng ta phải sáng mới học được. Cái óc chúng ta tối, làm sao học được.
Thì chúng ta học được tiếng Pháp, thì người Pháp sẽ học tiếng Việt Nam. Mà người Pháp nói tiếng Việt Nam, nhiều người Pháp nói tiếng Việt Nam còn hơn người Việt Nam. Nhiều người Mỹ nói tiếng Việt Nam còn hơn người Mỹ (Việt Nam). Chính tôi đã gặp những người Mỹ đã nói bằng thi thơ, xuất khẩu thành thơ, ăn nói lễ độ. Người Mỹ, người Pháp cũng có, tôi có quen một số người Pháp xuất khẩu thành thi. Chớ không phải người Pháp không biết nói tiếng Việt Nam. Mà không phải người Việt Nam không biết nói tiếng Mỹ. Mà không phải người Việt Nam không biết nói tiếng Pháp.
Cho nên, chúng ta phải căn cứ bên trong sự sáng suốt là bình đẳng. Xác ngoài là tạm. Phân chia kẻ trắng, người vàng, người đen, vậy chớ cái óc nó cũng vậy đó thôi. Xuống nó cũng phải học nhịn nhục như nhau để tiến hóa. Mà nếu nó không nhịn nhục thì nó phải thua lỗ, nó phải xuống hạ cấp, kêu bằng hạ tầng công tác. Làm việc ở cõi nhẹ không làm được, phải làm việc ở cõi thấp.
Cho nên, ra xã hội này, không học chữ, không có bằng cấp thì không có làm chuyện ở trong berrau, office được, thì phải đi làm chuyện tay chân, cu-li. Đâu đó nó có trật tự, có tầng lớp hết.
Còn những người làm biếng thì không có tạo được phước đức cho chính mình, cho con cái mình, không làm được cái dù che thân.
Không có thể làm biếng được! Phải học, phải tiến, phải hành, phải dấn thân phục vụ, thì sau này chúng ta có về Trời, chúng ta có dịp bước thẳng vào cửa Trời được. [09:44]
Như cái tuồng hát hồi hôm đã nhắc nhở các bạn: Người lười biếng đâu có tiến tới đâu được, mà người siêng năng phục vụ mới có kết quả. Bạn đạo đã gom góp những cái ý thiện lành để nhắc nhở lẫn nhau, qua những vở kịch sống động như vậy để cho các bạn thấy.
Nếu chúng ta bằng lòng tu, bằng lòng sửa, thì chúng ta sẽ đem kết quả tốt cho gia đình chúng ta, hạnh đức chúng ta sẽ cấy được, tinh thần phục vụ của chúng ta càng ngày càng cao. Chịu tu, chịu hướng tâm về Thượng Đế, và xây dựng tinh thần phục vụ cho chúng ta, là chúng ta là tạo được một cái dù che cho gia cang cộng hưởng. Cha mẹ tu, tạo dù cho con hưởng. Mà cha mẹ không tu là thất đức. Con gái cũng lấy chồng không nên thân. Con trai lấy vợ cũng không nên thân. Nhìn đó mà thấy, gia cang tán loạn - có nhân, có quả rõ ràng.
Cho nên, người tu là quan trọng. Tu để đem lại trật tự cho gia cang, và hướng thượng, chiếu sáng cho Cửu Huyền Thất Tổ đồng tu, đồng tiến, giải nghiệp từ nhiều kiếp, thăng hoa nhẹ nhàng.
Cho nên chúng ta có những cuộc họp tâm linh, mà phải thực hành mới thấm thía. Chúng ta thấm thía lắm! Chúng ta chịu thực hành, thấm thía; thấy cảnh sanh tử rất thấm thía, thấy hồn chúng ta là bất diệt.
Người người sẽ cộng hưởng nếu mỗi người hiểu lấy chính họ, sẽ đem lại sự hòa bình cho mặt đất cả nghìn năm ở tương lai, chớ không phải chuyện giỡn đâu. Chuyện đơn sơ, các bạn tu như vậy, nhưng mà đóng góp cho tương lai, chuyện vĩ đại chớ không phải chuyện nhỏ. [12:00]
Ở thế gian bao nhiêu kiếp, lịch sử chúng ta đã học, đã thấy. Có một vị vua nào biết lấy chính họ không? Không! Chỉ ở dưới tâng bốc đưa lên, rồi hạ lệnh ký vậy thôi, chớ còn không biết lấy chính mình từ đâu đến rồi sẽ về đâu.
Cho nên, mọi người mà hiểu được mà được lên đứng vị trí sáng suốt để xây dựng cho nhau, đó là phước cho nhân loại ở tương lai.
Chúng ta mỗi người sống ở đây là cái giống xa xưa, kêu bằng lão tử, cái giống từ xa xưa, mà bây giờ không có sửa lại thì nó làm sao nó hòa hợp với Tam Thanh được. Cơ tạng chúng ta: thượng, trung, hạ, mà không giải nó ra, làm sao nó thanh nhẹ. Thanh nhẹ nó mới hòa hợp với Tam Thanh của Trời Đất, thì mới đi tới chỗ vô sanh bất diệt. Không phải một nơi này là duy nhất, còn nơi vô cùng, chúng ta phải đi, phải tới.
Qua cơn điêu luyện của tình đời đen bạc đã dẫn dắt chúng ta trở về thanh tịnh, và trở về với tự nhiên và hồn nhiên mới hội nhập vào cảnh thanh nhẹ vô cùng đó, cộng với chúng ta tu, đốn ngộ, bớt những sự phiền muộn bên ngoài, và giữ giới tiến hóa, thì chúng ta sẽ tiến nhanh hơn.
Cho nên duyên lành chúng ta được độ, và được có một cái pháp lành tự tu tự thức, thế gian rất hiếm có; lịch sử loài người, chúng ta đọc đi đọc lại, rất ít.
Bây giờ, nam phụ lão ấu biết được Vô Vi, cứ giữ pháp tu tiến, là khai mở tâm trí. Tự hành, tự thức mới hiểu được cộng đồng, Trời, Đất và người. Giá trị Trời, Đất và người liên hệ với nhau không ngừng nghỉ. Không bao giờ chúng ta bỏ những cơ hội thanh nhẹ. Cơ hội thanh nhẹ là giúp chúng ta tiến hóa tới vô cùng.
Cho nên người tu Vô Vi lúc nào cũng sống hợp thời, không bỏ dở cơ hội.
Từ thiên cơ biến chuyển, bão bùng nguy hiểm, chúng ta cũng nhìn thấy sự biến chuyển của mặt đất là do lòng tham của nhơn sinh: phá quấy, tạo thành chất đốt nhiều, làm cho thời tiết bất ổn, tạo sóng gió. Ngay trong gia cang của chúng ta cũng vậy. Trong gia đình có một người tánh nóng thì cũng tạo cho gia cang bất an, tạo thành sóng gió, trong gia cang bất ổn định. Vợ chồng gặp nhau, gây gổ… là sóng gió… không giải quyết được tánh nóng của chính mình.
Nội bộ của mỗi cá nhơn không có lập lại trật tự để khai triển tâm thức của chính họ thì tự nhiên họ phải động loạn, lo âu một cách bất chánh, làm những chuyện không cần thiết thay vì cần thiết. Cần thiết là xây dựng chính mình. Không cần thiết là muốn xây dựng người khác - tạo động. Muốn xây dựng người khác là tạo động. [15:40]
Cho nên, Vô Vi nói ra bất cứ cái gì cũng để cho mọi người tự hiểu, tự sửa, tự tu, chớ không có được quyền khống chế những hành giả theo sau. Phục vụ và xây dựng cho những hành giả theo sau mà thôi. Có nhiệm vụ đó, chớ không có đè bẹp người theo sau, rồi che đậy những cái xấu của chính mình, và không chỉ cho họ tự soi sáng lấy chính họ.
Vô Vi là chỉ cho mọi người tự soi sáng, tự thức, làm chủ của một Tiểu Thiên Địa, vinh quang vô cùng, thấy rõ ta, trong ta cái gì cũng đầy đủ. Bên ngoài Vũ Trụ có gì chúng ta có cái nấy. Vinh hạnh vô cùng, nên hướng về thanh tịnh để điều khiển Lục Căn Lục Trần, dẫn dắt nó đi lên, thay vì để cho nó lặn ngụp ở trần gian đau khổ, tạo thành cái bản chất sân si ngu muội, không thức được.
Chúng ta càng ngày càng tu, càng thấy rõ chiều sâu vô cùng thì chúng ta mới diệt được cái tham dâm. Tham dâm là tâm trí eo hẹp, muốn có, nhưng mà không biết giữ đâu. Cái gì cũng muốn có, là tham dâm, mà không biết giữ. Thậm chí tu cũng muốn thành Phật, mà không sửa làm sao thành Phật, không giải làm sao được thanh nhẹ. Phật là thanh nhẹ, mà mình giải nó mới thanh nhẹ. Tu, sửa, giải, nó mới tiến tới cái cảnh giới đó. Thì tiến tới cảnh giới đó chúng ta mới thấy Phật là bình đẳng, chớ Ông Phật không phải là một vị quan trọng như thế gian đặt ở trong chùa.
Một thức bình đẳng từ bi, hòa hợp với mọi nơi, mọi giới trong tinh thần xây dựng, chớ không có ích kỷ nữa, mới kêu bằng Phật thanh nhẹ. Chớ ở thế gian, họ cô đọng thành một cái hình, chỉ ông đó là Phật, đặt tên ông đó luôn. Cái đó là sai, không đúng.
Óc không mở, làm chuyện giới hạn, vô ích, không có dẫn tiến nhơn sanh. [18:08]
Ngày hôm nay chúng ta khai thác lấy chính ta, chúng ta mới thấy thần kinh chằng chịt, cơ quan đầy đủ. Cơ tạng của chúng ta có lập hiến, có hiến pháp, có đầy đủ hết. Mình không có thanh tịnh, không thấy cái lập hiến.
Lập hiến là: Cơ tạng của chúng ta cũng có Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, có Nước, Lửa, Gió, Đất, thành lập hiến.
Thì cái lập hiến nó phát triển, hội tụ, nó mới thành một cái hiến pháp xây dựng cho nhơn sinh. Hiến pháp là đường đi của phần hồn, vía và thể xác trong trật tự, thì con người nó mới bình an. Chúng ta tu cho phần hồn, phần vía, thể xác có trật tự thì chúng ta sẽ thấy sự bình an.
Mình là người có của, khi mà hiểu được là các bạn là một người giàu có, không phải một người nghèo khổ. Không bao giờ nghèo khổ! Có Trời, Đất hỗ trợ cho cuộc sống mà, chúng ta có thiếu thốn gì mà nghèo khổ. Thiếu hành mà thôi. Hành để khai triển tâm thức thì chúng ta không có nghèo khổ nữa.
Vĩ đại, hùng vĩ của Trời, Đất đang quang chiếu sự sống của chính chúng ta. Hoa quả, vạn vật sanh trưởng để phục vụ nhơn sinh… Lúa gạo đầy đủ. Lúa Trời, điện năng của Trời xây dựng thành lúa để cho chúng ta ấm nó, có cuộc vui sống hiện tại.
Hỏi chớ Trời, Đất thấp hơn chúng ta sao? Cao hơn chúng ta, mà vẫn/ nhẫn bình đẳng, và hạ thấp xuống phục vụ chúng ta. [19:55]
Cho nên “Thiên Thượng nhơn gian di ngã độc tôn” là chỉ: Từ trên Trời và dưới đất hợp tác giúp cho con người tiến hóa, không phải một mình Ông Thích Ca. Nhưng mà thế gian họ gom gọn lại, nói:
- “Chỉ có Ông Thích Ca thôi! Người khác không có làm được”.
Rồi họ ngược lại:
- “Không làm được thì bây giờ làm sao?”
Không có cách gì khai thác lấy chính mình là chỉ thờ cúng thôi. Nhờ Ông Phật phù hộ, té ra lấy trí khôn của mình muốn lợi dụng một người toàn giác. Muốn mướn Ông Phật làm cu-li cho mình - Không có! Tiền ở đâu mà phát lương cho Ổng mà mướn Ổng.
Đem về thờ phượng mà cầu xin Đức Phật cho con thi đậu, cho vợ tôi bình an. Cái chuyện đó là không có.
Nó phải hành triển, trở về với thực chất của Chư Phật nó mới được bình an. Ngược lại, lợi dụng là không bao giờ được bình an.
Như bây giờ, các bạn tu bây giờ có pháp, đêm đêm các bạn cứ Soi Hồn, Pháp Luân, Thiền Định, thì các bạn liên hệ với Trời, Đất rõ ràng. Các bạn có một của vô tận của Trời để sẵn cho các bạn sử dụng. Các bạn hít bao nhiêu là vô bao nhiêu. Nó sẽ hít bao nhiêu nó mở bao nhiêu.
Càng tu thì càng tiến. Mở là mở nội tâm, nội thức của chúng ta, mới “mở”. Chớ mở cửa trần gian ăn chung gì. Mở nội tâm, nội thức chúng ta thì chúng ta mới xuyên qua được mọi trạng thái. Tâm thức chúng ta xuyên qua mọi trạng thái để hiểu mà tu, thức mà tránh, không có làm loạn nữa.
Thì chúng ta có, mới có mấy ngày vui chơi, hàn huyên lại tâm thức, thấy tâm thân của chúng ta được nhẹ nhàng, yên ổn; ăn ngon ngủ yên. Ăn món ăn biết ngon, vui, vui cùng Trời, Đất. Thấy khả năng của Trời, Đất vô cùng, xây dựng và hỗ trợ cho chúng ta có cuộc sống, chúng ta phải quý trọng tất cả và xây dựng cho tất cả. Chỉ có người tu mới làm được điều này! Nhịn nhục mới có cơ hội thức tâm và xây dựng cho nhau. [22:33]
Chúng ta đã học một khóa thiêng liêng, để trở về với chính mình, để xem lại cái tranh Trời vẽ đẹp biết là bao nhiêu. Sợ chúng sanh không biết, Thượng Đế đã cho thấy vẽ ra hình dáng, tay chân, mặt mày, cho bận áo tốt, để người này đẹp hơn người kia, người kia đẹp hơn người nọ. Kỳ thật bên trong mọi người đều là đẹp.
Mọi người là bức tranh Trời tươi đẹp vô cùng, khoa học đã cho chúng ta thấy, thần kinh khối óc của chúng ta chằng chịt, cơ tạng của chúng ta cũng có thần kinh chằng chịt, rất có trật tự. Mà ai làm chủ? Sự sáng suốt làm chủ. Phần hồn là sự sáng suốt đang làm chủ cái thể xác này. Mà chúng ta tu là lập lại trật tự để nhìn rõ ta hơn và tận hưởng những gì của Trời, Phật đã ân ban chúng ta.
Chớ không nên ỷ lại nơi Trời, hay là ỷ lại nơi Phật. Cấu trúc đã hình thành từ mọi trạng thái mà có, chúng ta phải khai thác mọi trạng thái để hiểu mà tiến.
Cho nên con người hay thích hiểu chuyện người khác mà không chịu hiểu chuyện mình. Các bạn nhắm mắt, thanh tịnh, càng ngày càng hiểu thêm, càng hiểu thêm. Cơ tạng của các bạn đủ, có Lục Căn Lục Trần, có vạn linh trong đó; lúc nhắm mắt thấy biết bao nhiêu người qua lại, khác mặt nhau. Ở trong cơ tạng của các bạn đều có hết, mà thiếu thanh tịnh không thấy.
Hướng ngoại, đòi đi thấy cho được, đòi vô rạp hát coi cho được, mà rốt cuộc mình đang đóng tuồng mà không thấy. (cười)… [24:28]
Phải vui cùng Trời Đất, mới biết vui với gia cang chúng ta được. Không biết Trời Đất, phụ bạc gia cang, tạo tội, gia đình bất ổn.
Cho nên từ ngày các bạn tu thiền rồi, đối xử với nhau nó cũng khác. Giữa con người và con người phải biết kính nể lẫn nhau và xây dựng cho nhau, học hỏi lẫn nhau mà tiến hóa. Cho nên chúng ta không có kỳ thị bất cứ một ai. Học để tiến. Một cọng rau nó cũng có sự sanh trưởng tươi tốt của nó. Một đóa hoa nó cũng có cái màu tốt đẹp mà thế gian nhiều người không có thể làm được.
Chúng ta cần học nơi đó, và tìm hiểu cái luồng điển lên xuống của Trời, Đất đã tạo ra những màu sắc tốt tươi ở thế gian, trữ lưu cho nhân sanh thưởng thức. Mà nếu chúng ta tu, hiệp nhứt cùng Trời Đất, thanh tịnh, lên cõi Trời các bạn thấy kiếng sen tươi đẹp. Qua những, thấy những kiếng sen tốt tươi, trăm hoa đua nở, có Tiên ứng hầu, tươi đẹp vô cùng - Nhìn là thấy là sung sướng rồi!
Ở thế gian này, chúng ta mệt mỏi trong thời gian tranh đấu, làm lụng vì sanh hoạt, đi ra vườn hoa, chúng ta thấy cũng thảnh thơi, huống hồ mà ta thoát được thể xác này mà lên trên cảnh kia, chúng ta nhìn kiếng sen, đẹp biết là bao nhiêu, vô cùng tươi tốt, cảnh vật đều hữu tình, hữu lý.
Cho nên người thi sĩ ở thế gian, có hồn thơ mới làm được thơ, là nó hội tụ luồng thanh điển trên bộ óc, nó viết được những lời thơ rúng động tâm hồn của mọi người.
Cũng do cái hạnh đức tu học của mọi cá nhơn: Hạnh đức xây dựng tốt, hồn thơ tươi đẹp. [26:53]
Tu để sửa, tu để hiểu, tu để tiến, chứ không bao giờ tu để lùi.
Chúng ta - người tu Vô Vi là để tiến về lãnh vực thanh tịnh, nó mới hòa hợp với Trời Đất, nó mới hiểu cảnh Thiêng Liêng là gì. Không có thanh tịnh làm sao bước vô cửa Trời được!
Cho nên Ông Trời cho chúng ta khổ, để học gì? Để học sự thanh tịnh mới giải quyết được cái cảnh khổ trong nội tâm. Không có thanh tịnh, đâu có giải quyết được cảnh khổ trong nội tâm.
Các bạn tu, không nhiều thì ít cũng gặt hái được những chuyện hữu ích của Trời, Đất đang khắng khít trong tâm thức và thể xác của các bạn. Nguyên khí của Trời Đất đang dìu tiến tâm linh của các bạn, không có bỏ các bạn, thương yêu rõ ràng. Nếu các bạn càng thanh tịnh, càng quý yêu Đấng Toàn Năng, không bỏ một ai, lúc nào cũng trong xây dựng tốt đẹp.
Mà chúng ta thiếu cái pháp, không lập lại trật tự thanh tịnh của chính mình, thì cảm thấy không có lối thoát đó thôi. Nếu chúng ta thanh tịnh thì chúng ta vui hòa cùng Trời, Đất, rất thanh nhẹ.
Xác chúng ta là một bức tranh Trời, hồn chúng ta là một nhiệm vụ soi sáng cho tất cả. Thực hành đi tới đi, chúng ta sẽ có kết quả tốt ở tương lai. [28:39]
Nói được là phải làm được, không nên bỏ, uổng cơ hội. Đã có cơ hội làm con người, có cái óc, biết được mà không hành, lúc chết chỉ có khóc thôi.
Cho nên, các bạn có thì giờ, (xuống) Địa Ngục xem (xem cuốn Địa Ngục Du Ký):
- Tại sao ai cũng khóc hết?
- Có cơ hội mà không biết sửa mình, không biết xây dựng cho chính mình, tới đó, gặp cái chuyện đó, mình không có giải quyết được, bực bội, tức, khóc. Thấy sự ngu si của mình dồn dập quá nhiều, bực, khóc.
Mà chúng ta hiện tại còn sống, đêm đêm chúng ta mở nó ra, thì đâu còn sự ngu si nữa, mà đâu còn tội phước nữa. Càng tu càng mở thì không còn tội phước nữa; sự sáng suốt nó sẽ về với chúng ta.
Càng sáng suốt thì càng được sự gia hộ sáng suốt của Bề Trên. Mà thiếu sáng suốt là sự ô trược nó sẽ lôi cuốn chúng ta xuống chỗ bùn nhơ, không lối thoát.
Mỗi người đều có gia đình. Gia đình là Thượng Đế đã ân ban. Phải giữ trật tự, tu tiến.
Nhiều người tu, học về Thánh kinh rất hay, nói rất rõ, nhưng mà chưa biết mình. Nói đủ chuyện, cũng nói phần hồn mà chưa biết phần hồn. Vì đích thân chưa có làm, chưa có hành, chưa có đi, thì nó không có giải quyết được nội tâm. Mà chúng ta cứ việc hành là chúng ta khai thác cái chơn kinh trong khối óc và cơ tạng của chúng ta, thì chúng ta không có bị bực bội, và chúng ta có lối thoát rõ rệt, không bị kẹt nữa.
Cho nên, tu sửa mới tiến.
Cho nên mấy chục năm nay tôi chỉ có bây nhiêu, ngày đêm chỉ tu sửa, chỉ biết mình sai, chẳng có ai sai. Tất cả đều quý thương chúng ta, mà chúng ta chưa biết quý thương mọi người. Phải tu, hiệp nhất cùng Trời Đất; hiệp khí cùng Trời Đất mới bằng lòng dấn thân dũng mãnh hỗ trợ cho những người kế tiếp. Đó là thực hiện tình thương và đạo đức. [31:08]
Hết video 3
Video: 19980219L3
KHÓA HỌC THONON: THÂN THƯƠNG HÒA BÌNH – FRANCE
Video 4: VẤN ĐẠO (2)
Đức Thầy: Hôm nay có gì kế tiếp muốn hỏi han nữa không?
Bạn đạo: Xin Thầy cho biết, Thiền là gì?
Đức Thầy: Thiền là làm cho ổn định, để khai mở tâm thức, bất khả luận bàn. Tự khai mở tâm thức, mà bất khả luận bàn: càng nói càng động. Thiền là êm ả, thanh tịnh, để khai mở tâm thức mà thôi.
Bạn đạo: Dạ. Còn Tu là gì?
Đức Thầy: Tu là quy hội trở về nơi nhẹ, thay vì hướng về chỗ nặng. Tu, sửa mới quy hội về chỗ thanh nhẹ, thay vì hướng về chỗ nặng trược mà không giải quyết được.
Bạn đạo: Và thiền theo “Pháp Lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí Phật Pháp” sẽ gặt được kết quả gì?
Đức Thầy: [00:52]
PHÁP LÝ: Là mọi việc phải nói rành rẽ.
KHOA HỌC: Phải tiến hóa vô cùng, hướng thượng thì tiến hóa hướng thượng; hướng hạ thì tiến hóa theo chiều hướng hạ. Khoa Học là tiến hóa như vậy đó.
PHÁP LÝ VÔ VI: Từ không trở về không nữa, nó mới nhẹ. Là phải giải nó mới “không”. Không giải, không “không”. Tu để giải mở.
PHÁP LÝ VÔ VI KHOA HỌC: Là tiến triển đi lên. Hướng thượng là tiến triển đi lên, từ lớp này tiến hóa tới lớp kia.
HUYỀN BÍ: Là mình thấy, người khác không thấy. Chuyện Trời, Phật thấy và mình thấy. Là người thanh nhẹ với thanh nhẹ mới thông cảm với nhau.
PHẬT PHÁP: Là thanh nhẹ.
Bạn đạo: Thưa Thầy, tu tắt là tu làm sao?
Đức Thầy: Tu tắt là đi thẳng. Như chúng ta đi, “Pháp Lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí Phật Pháp”, là:
PHÁP LÝ: Là phải rành rẽ.
VÔ VI: Phải trở về không
KHOA HỌC: Là phải tiến triển đi lên.
HUYỀN BÍ: Là tâm thức chúng ta khai mở để thấy, hiểu cái Khoa Học Huyền Bí khai triển trong nội tâm như cả Vũ Trụ.
PHẬT PHÁP: Là thanh nhẹ.
Bạn đạo: Tu theo Pháp Lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí Phật Pháp có khó không, và có cần phải điều kiện lễ nghi gì không? [02:27]
Đức Thầy: Mỗi mỗi học cái gì ở thế gian, phải chú tâm và tìm hiểu, đi đúng đường, thì tự nhiên phát triển. Thế gian kỹ thuật, đọc, hiểu, và phải làm được, thì mọi việc nó sẽ ra những cái hình ảnh tốt. Như những người quay phim mà không hiểu đầu đuôi phải mở chỗ nào, đóng chỗ nào, và xoay chuyển chỗ nào; làm sao mà chụp được cái hình ảnh tốt được. Vấn đề kỹ thuật phải rành rẽ.
Cho nên, những người tu Pháp Lý Vô Vi, muốn tu Pháp Lý Vô Vi phải hỏi, phải học, phải rành rẽ cái việc mình sẽ làm và đang làm bằng cách nào, thì tự nhiên nó sẽ tiến.
Bạn đạo: Tu theo Pháp Lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí cần có căn duyên hay không?
Đức Thầy: Tu theo Pháp Lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí Phật Pháp: Mọi người đều có căn duyên, làm người là có trí sáng; có trí sáng tức là có căn duyên; mà chịu tìm, là sẽ tiến. Trí mà không tìm, không học trật tự của đường lối chúng ta sẽ hành, thì chúng ta chỉ lùi bước mà thôi.
Bạn đạo: Tại sao ngồi thiền theo Pháp Lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí Phật Pháp, lại ngồi xoay về hướng Nam, trong khi các pháp khác lại xoay về hướng Bắc?
Đức Thầy: Hướng Nam là cái mách điển. Khi mà các bạn lấy tay đập ngay trung tim chân mày, nó tỏa ra ánh sáng. Cũng như là vả một bạt tai, xẹt ra 36 ngôi sao, bừng sáng ra. Chỗ đó là hội tụ điện năng phát sáng. Và hướng về hướng Nam, lửa với lửa nó mới rút, giải tiến lên, hòa hợp, tiến nhanh hơn. Mà đi hướng khác thì nó dập tắt cái luồng điển đó, họ dẫn sai, và không tiến được.
Về Trời chỉ có hướng hướng Nam mới nhập Thiên Môn dễ dãi. Điển với điển mới dẫn tiến nhau nhanh chóng được. Mà trật điển là không có đúng. Như cái máy mà gắn lộn điển còn cháy máy mà. Mình đi trật hướng cũng như là gắn lộn điển; cái máy không có bao giờ phát sáng được.
Bạn đạo: Trong kinh sách thường nói: “Tây Phương Cực Lạc”. Tại sao Pháp Lý Vô Vi lại đi về hướng Nam? Có đi đúng đường không? [05:14]
Đức Thầy: Tây Phương Cực Lạc Thế Giới… Nếu mà muốn đi về Tây phương phải đi xe, mà xe của tâm linh là xe điển. Mình không mượn điển Trời đi lên trên, thì làm sao hướng về Tây phương được. Đi thẳng về Tây phương không có được, nó trật hướng đi. Ai dẫn tiến? Nhờ luồng điển dẫn tiến. Hỏa với hỏa tương thông, chốc lát là tới nơi. Nó hít một cái là chúng ta tới nơi, thì lúc đó chuyển hướng bất cứ chỗ nào lại không được. Tới đó, đi đứng được.
Cũng như các bạn tới đây, xứ Pháp này, nói người ta “trượt tuyết đi hướng nào?”. Thì tới Pháp rồi, các bạn cứ đi hướng trượt tuyết đi. Mà phải cần cái phương tiện tới Pháp trước hết. Mà chúng ta muốn đi về cửa Trời, chúng ta phải cần điển, tới cửa Trời trước hết, rồi mới chọn hướng đi đâu cũng được. Vì điển mà! Vừa nhắc là có người ta rước mình rồi.
Bạn đạo: Giờ Tý là giờ nào? Tại sao ngồi thiền theo Vô Vi phải chọn giờ Tý? [06:29]
Đức Thầy: Giờ Tý là giờ thông khai của Trời Đất. Luồng điển giữa Trời và Đất nó thông khai, chúng ta mới mượn trớn đó làm Pháp Luân Thường Chuyển, huệ tâm mới khai. Cho nên, người tu Vô Vi phải lựa giờ Tý, từ 11 giờ khuya trở đi là giờ Tý thông khai, hít thở nó dễ dàng giải mở, khai huệ tâm dễ bừng sáng hơn.
Bạn đạo: Thiền đến trình độ nào mới ngồi được tứ thời?
Đức Thầy: Không phải ngồi nhiều. Ngồi được giờ Tý, mở được là được rồi, không phải đòi hỏi tứ thời. Nhiều người nói: “Tôi ngồi tứ thời để giam hãm không cho nó đi chơi, bắt ngồi tứ thời”. Chớ kỳ thật mà tu mà giờ Tý mà mở ra được rồi, thì là đầy đủ hết rồi. Cho nên Vô Vi không có buộc người ta làm nhiều giờ. Nhưng mà người đời cứ thích hay tu nhiều, làm nhiều, đâu có phải kết quả được. Cái tâm thức mở được là trong một giây phút là hiểu hết rồi, một sắc na là hiểu hết chuyện cả thế giới.
Bạn đạo: Đang ngủ ngon giữa đêm khuya mà phải thức giấc dạy hành thiền; như vậy có hại cho sức khỏe, hay không?
Đức Thầy: Cho nên, khoa học đã chứng minh: những người ngủ ngồi khỏe hơn ngủ nằm. Ngủ ngồi, ngủ được, làm việc nhiều. Những người làm việc nhiều mà ngủ ngồi được 5 phút là nó sung sướng, nó đầy đủ rồi.
Cho nên người đời ham ngủ, mê mết, lê lết trên cái giường đó. Chớ những người khoa học mà biết được cái luật Âm Dương rồi, họ sợ mình ngủ nhiều giờ lắm. Ngủ nhiều giờ, chết, đi luôn. Mà ngủ có giờ giấc, theo chấn động của Càn Khôn Vũ Trụ, là ta lấy giờ Tý là theo chấn động của Càn Khôn Vũ Trụ, giờ Trời Đất thông khai cho mình thiền, giải trược khí và khai triển thanh điển phát sáng đi lên. Thì giờ đó, giờ hòa hợp với Càn Khôn Vũ Trụ. [08:40]
Bạn đạo: Nếu lỡ có đêm, vì công việc mệt nhọc, về khuya, có thể thiền sau giờ Tý, nghĩa là bắt đầu từ 3 giờ đêm, được hay không?
Đức Thầy: Cái giờ mà giờ Tý, là lúc nào chúng ta cũng có hiện diện hết đó. Dù có đi làm, giờ đó chúng ta nhớ, chúng ta cũng hít được nguyên khí của giờ Tý để giải mở tâm thân. Chớ không phải ngồi một đống thiền đó mà được. Cái giờ làm việc, mà tới giờ Tý tưởng tới, hít thở một chút, nó cũng giải mở được phần nào. Cái giờ thông khai nó dễ giải hơn.
Còn nói: “Tôi đi làm về, mệt quá, không thiền được!”. Cái đó là không có ý lực. Những người có ý lực người ta vẫn đi làm, vẫn thiền, vẫn nói chuyện, vẫn thiền, vẫn hít thở bằng bụng, là họ cũng giải quyết được chớ không phải không giải quyết được.
Bạn đạo: Tại sao thiền mà ngồi trên ghế thòng chân xuống cũng được, mà không phải cần phải ngồi kiết già hay bán già?
Đức Thầy: Tùy theo người, có người chân mập, họ ngồi xếp bằng ngồi không được, họ nên ngồi ghế để cho sự lưu thông điều hòa, và xương sống họ thẳng, là họ hít thở, mới giải tiến cái Đốc Mạch họ được.
Bạn đạo: Tại sao theo pháp môn Vô Vi, ngồi thiền lại phải nhắm mắt? trong khi có pháp ngồi mở mắt?
Đức Thầy: Nhắm mắt để nhìn thấy ánh sáng, thì mới là thấy ánh sáng thật trong nội tâm. Mở mắt thấy, là chỉ ngoại cảnh mà thôi. Ánh sáng ở bên ngoài không có giúp được nội tâm tiến hóa.
Bạn đạo: Tại sao phải co lưỡi, răng kề răng? [10:26]
Đức Thầy: Không co lưỡi răng kề răng, làm sao vận chuyển nước thủy - điển trong cơ tạng chuyển chạy được? Khi chúng ta co lưỡi, răng kề răng, ý niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” là nước tuôn chảy; Đông Nam, Tây Nam, Đông Bắc, Tây Bắc trong miệng chúng ta đều chảy; chảy thét, hội, keo lại, nó là Cam Lồ, ngọt.
Bạn đạo: Các người theo các tôn giáo, như là Thiên Chúa Giáo, hoặc là các đạo giáo khác, khi thiền pháp Vô Vi có bắt buộc phải niệm hai câu nguyện, hay không?
Đức Thầy: Hai câu niệm đó là hướng luồng điển đi lên - Bắt buộc! - Xây dựng luồng điển trong cơ tạng của họ.
Chớ không phải là Thiên Chúa Giáo không muốn gặp Chúa. Thiên Chúa Giáo là người muốn gặp Chúa, mà không có cách đi tới gặp Chúa, nên dùng Pháp Lý Vô Vi để mở tâm, khai tâm mở trí, và diện kiến, học hỏi nơi Chúa trực tiếp hơn.
Bạn đạo: Trong lúc làm Pháp Luân Thường Chuyển, tại sao hai tay phải kề bên hông?
Đức Thầy: Khi chúng ta làm Pháp Luân Thường Chuyển, xương sống chúng ta phải đứng. Xương sống là cái Vũ Trụ, mà chúng ta hít thở, mà xương sống không ngay thẳng thì cái Đốc Mạch nó không có thông. Phải ngay thẳng. Kèm hông là để cho xương sống nó được ngồi thẳng, và hít cho đúng chiều khai mở Nhâm Đốc, nó mới bớt dục.
Bạn đạo: Tại sao Pháp Lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí Phật Pháp không có quán tưởng như các pháp khác?
Đức Thầy: Quán tưởng là chuyện mơ hồ. Vô Vi, trực giác để thấy, còn hơn quán tưởng, mơ hồ.
Bạn đạo: Người tu Vô Vi phải tu bao lâu mới được xuất hồn?
Đức Thầy: Tùy theo những người hành pháp đúng hay là không, siêng năng hay là không, dày công hay là không. Dày công, thì cái thời gian sẽ ngắn; mà giải đãi, nó phải kéo dài. Cũng như người đời đi học cũng vậy: siêng năng học, lớp nào giải quyết lớp nấy, bài nào viết xong bài đó, thì chắc chắn phải thi đậu. Mà học rồi vớ vẩn, không làm xong bài vở, suốt kiếp không có bao giờ thi được đậu cái bằng gì hết. [12:42]
Bạn đạo: Các pháp như: Kiểm Thảo Đời Đạo, Chưởng Hưởng Dưỡng Khí, Tưởng Niệm Đức Phật, Mật Niệm Bát Chánh, là ba pháp do Ông Tư hay Ông Tám đặt ra?
Đức Thầy: Cái đó là do Ông Tư. Bởi vì người đã hành đã đạt, nói lại như vậy; và chúng ta hành, chúng ta cũng thấy có kết quả không khác gì Ông Tư đã và đang hành.
Bạn đạo: Có người nói: “Tu thiền theo Pháp Lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí là sẽ làm chủ bản thể”, là làm sao?
Đức Thầy: Sự sáng suốt của mình phải phục vụ bản thể rõ ràng. Cho nên, khi mà dốc lòng thiền rồi, Âm Dương nhiệp nhứt (13:31 nghe không rõ) rồi, thì lúc đó có hồn có vía, có sự bàn bạc.
Như bây giờ, tôi muốn đi đâu, tôi có thể bình tĩnh tôi hỏi vía: “Bây giờ tôi muốn đi tới chỗ đó, có bình an hay là xảy ra việc gì?”. Trong đó cái vía cũng báo cáo trước, mình có thể cho biết trước rằng: Tôi tới đó, ông đó sẽ vui với tôi, hay là sẽ buồn tôi bằng cách nào.
Cho nên cái vía là thuộc về xã giao, nó phục vụ cho phần hồn. Khi mà lệnh của phần hồn đưa ra là cái vía phải tìm tòi cho được và phúc đáp, báo cáo đầy đủ.
Cho nên, những người tu Vô Vi, hồn vía thông cảm rồi, hồi nhỏ tới lớn chưa bao giờ học làm thầy tướng, mà ngồi một bên người nào cũng có thể nói chuyện của họ, và để cho họ ngạc nhiên: “Tại sao anh hiểu tôi nhiều như vậy?”. Cái vía nó là tìm tòi và báo cáo cho phần hồn biết; rất có trật tự. Cũng có tổng thống, cũng có quốc hội, cũng có đủ chuyện. Cũng có hiến pháp, cũng có lập hiến bên trong; cũng như một quốc gia, không có thiếu thốn cái gì hết. [14:48]
Bạn đạo: Pháp thiền có nhiều, nhưng làm sao biết được pháp nào chánh và hiệu nghiệm?
Đức Thầy: Pháp nào thực hành có kết quả thì pháp đó chánh. Càng hiểu sự sai lầm của chính mình thì càng thấy cái pháp đó chánh, để sửa và tránh những tai nạn ở về sau.
Bạn đạo: Tại sao Ông Tám không thâu nhận đệ tử, và không nhận làm Thầy?
Đức Thầy: Bởi vì mỗi người có một khối óc tương đương với nhau; có sự hóa hóa, sanh sanh, và có sự chứng tâm của Trời Đất; làm sao Ông Tám dám làm sư phụ của người khác. Ông Tám chỉ thực hành cái pháp môn của Ông Tám hành, và nói ra cho mọi người nghe và mọi người tự hành, tự tiến, tự giải lấy thôi. Chớ Ông Tám đâu có quyền mà thâu đệ tử để mà thâu nguyệt liễm hàng tháng. Không có vụ đó! Ông Tám là một người do Trời Đất phục vụ hình thành, thì Ông Tám có hình thành được cũng phục vụ người kế tiếp mà thôi. [15:53]
Bạn đạo: Điển do đâu mà có?
Đức Thầy: Điển, thì bây giờ chúng ta ăn uống này kia kia nọ, những là chua, ngọt, mặn, bùi, đưa vào cơ thể nó biến thành acid, từ acid nó mới giải thành điển. Bởi điển năng do thực phẩm của Trời, Đất đã hình thành, đó là điển của Trời, Đất hội tụ, thì ăn vô nó biến thành khí, khí nó biến thành sắt, sắt nó trở về hư không. Đó là điển của Trời Đất.
Cho nên, xe hơi ở đây chạy ào ào, xăng ở đâu mà chạy ào ào, tại sao còn xăng hoài? Cái chất đốt nó lên trên, nó kết tụ thành mưa, mưa nó xuống dưới mặt đất, mặt đất, nó chạy đi đâu? Cái mỡ đá nó hội tụ giữa lòng biển, người ta vô lòng biển lấy dầu xài, thành ra còn hoài, luân lưu, không có mất một giọt. Nhưng mà người đời sợ hết xăng, sản xuất xe hơi sợ hết xăng, nhưng mà Ông Trời cho xăng hoài.
Có Mặt Trời chiếu nắng, đá có mỡ đá chuyển chạy dưới lòng đất, rồi từ lòng đất lấy ra, lấy xăng ra xài, là thành khí đốt. Khí đốt nó bay lên Trời, rồi nó cũng trở lại. Những cái giọt mưa đem xuống trở lại. Rồi từ ánh nắng cũng phải làm lại, đâu đó nó có trật tự, luân lưu như vậy, còn xài hoài, được hoài.
Chúng ta thấy, thực phẩm sẽ thiếu, người càng ngày càng đông, mà đâu có ai thiếu ăn đâu. Cái luật hóa hóa sanh sanh vô cùng của Trời, Đất đã và sắp đặt rõ ràng. Mà nếu chúng ta là người tu, không có phung phí của cải của Trời, Đất thì chúng ta sống bền và vui hơn, và không có sợ đói.
Chúng ta đang tu, thu thập khí điển của Trời Đất. Mà khí điển của Trời Đất bao giờ dứt là chúng ta sẽ chết. Không có bao giờ dứt; càng thu thập khí điển của Trời Đất bao la. Chúng ta chỉ thu thập có một chút thôi mà ngự trong Tiểu Thiên Địa làm chủ rõ ràng. Bằng lòng xây dựng trở về với thực chất mới thấy sự vĩ đại của Trời Đất. Chúng ta mới giao liên sự vĩ đại của Trời Đất mà sống, thì tâm thức của chúng ta không có bao giờ eo hẹo và ích kỷ nữa. Trời giúp ta, ta giúp người là đúng đường lối, không có sai. [18:52]
Bạn đạo: Tu mà không được gần minh sư, rủi đi sai đường rồi ai chỉ dẫn?
Đức Thầy: Lúc nào cũng gần minh sư. Cho nên Ông Trời Ổng sai, Ổng cho, nghĩa là: Trai lớn lấy vợ, gái lớn lấy chồng. Vợ nó là minh sư đó, chồng nó là minh sư đó. Làm khó chịu để tìm cách giải quyết cho nhau. Đó là minh sư đó. Hoàn cảnh là ân sư đó, chớ không phải không có.
Ông Trời không có ngu hơn chúng ta. Ông Trời sắp đặt đầy đủ hết, mà con người tăm tối không hiểu, chạy Đông chạy Tây vậy chớ. Ngay trong gia đình chúng ta mà biết thương yêu nhau mới xây dụng được đạo đức rõ ràng; con em sẽ khôn ngoan ở kỳ tới.
Bạn đạo: Tu cao nhưng vẫn đi lạc trên thiên giới?
Đức Thầy: Cái gì kêu bằng tu cao? Tu là sửa tiến tới vô cùng, không có cao và không có thấp. Càng tu, càng mở thức hòa đồng, bình đẳng, không có cao. Những người tu cao, xưng mình tu cao là người đó là đi sai đường. Giữ thức bình đẳng, người đó đi đúng đường.
Bạn đạo: Bấy lâu nay nghe nói có nhiều tu thiền. Tại sao rất ít người đắc quả?
Đức Thầy: Người tu thiền đắc quả không bao giờ nói cho người ta biết. Người đời tham, hay lợi dụng. Nói: “Tôi đắc quả Phật rồi”, nó lợi dụng, lợi dụng cho kỳ được, bất cứ giá nào nó cũng mua. Cho nên người tu chơn không nói mình đắc quả. Người tu chơn phải hạ mình và phục vụ là đủ rồi. Không nên nói mình đắc quả Phật. [20:50]
Bạn đạo: Trong Vô Vi, có nhiều bạn đạo biểu diễn thuật cúp điển bạn đạo khác. Hiện tượng đó có thật hay không?
Đức Thầy: Cái đó là tâm họ xấu, ác, họ muốn cúp điển đối phương, mà chính họ cúp điển họ, họ không hay. Chớ làm sao cúp điển người khác được! Điển là tự nhiên và hồn nhiên của người đó, làm sao cúp được.
Bạn đạo: Khi Soi Hồn, tay bị giật là hiện tượng gì?
Đức Thầy: Soi Hồn tay bị giựt, cái đó là thần kinh trong cơ tạng không có thông suốt. Phải làm Pháp Luân Thường Chuyển cho thiệt nhiều. Cố gắng làm cho nó thông suốt là không có giựt nữa.Thông là không có giựt, không thông nó mới giựt vậy.
Bạn đạo: Trong lúc ngồi thiền, cảm nhận như có luồng điển kéo lưng thẳng ra. Như vậy là sao?
Đức Thầy: Khi chúng ta làm Pháp Luân Thường Chuyển đúng đắn, là xương sống nó thông suốt, nó kéo thẳng đi lên. Vì luồng điển chúng ta xuất phát được, hòa hợp với luồng điển bên trên, mới kéo rút đi lên được. Chớ không có luồng điển nào chun vô thể xác chúng ta, kéo chúng ta đi lên đâu.
Chúng ta hành triển, mở ra, hòa hợp, hội nhập với bên trên, nó mới rút chúng ta đi lên. Cho nên, nhiều người ngồi 3 tiếng đồng hồ cũng như 15 phút. Nó nhẹ vô cùng vậy đó.
Bạn đạo: Ban đêm, con ngồi thiền xong, lên nằm ngủ, bỗng dưng nghe tiếng u u từ ngoài muốn nhập vào bản thể. Như vậy thì phải làm sao? [22:26]
Đức Thầy: Cái đó phải tiếp tục làm Chiếu Minh, giải cái trược khí trong gan ra, nghe u u là từ trong gan xuất ra chớ không có đâu hết á. Chúng ta giải trong gan một hồi là nó hết. Hay là uống một ly nước chanh cũng hết.
Bạn đạo: Có cách nào gia tăng công sức hành thiền trong giai đoạn ngắn hay không?
Đức Thầy: Siêng năng trong thanh tịnh, hành thiền là mới tới đích. Mà cố công, là tức là làm loạn. Cố là tôi muốn, tham. Chúng ta tu để giải tham. Mà tăng tham là chỉ chậm mà thôi. Không có tăng cái sức tham của chúng ta. Bình tĩnh, thanh tịnh, giải tiến nó mới là đúng.
Bạn đạo: Thiền 24/24 là thiền bằng cách nào?
Đức Thầy: Khi luồng điển hội tụ lên trung tim bộ đầu, lúc nào cũng rút, bừng sáng như vậy, là người đó mới có cơ hội thiền 24/24. Nói như không nói, làm như không làm, đi như không đi, đứng như không đứng. Tất cả mọi việc trở về không, tâm thức không có nung nấu một chuyện gì, và lo âu bất cứ một chuyện gì.
Bạn đạo: Xin Thầy giải thích thêm, thế nào là làm như không làm, nói như không nói. Có phải trong lãnh vực tâm linh mà thôi hay không?
Đức Thầy: Đó là lãnh vực tâm linh. Luồng điển hội tụ bên trên bộ đầu rồi, hòa hợp với cả Càn Khôn Vũ Trụ, lúc nào cũng rút giải thanh nhẹ, không có bận bịu như người đời nữa, là nói như không nói, làm như... Khi nói là sáng suốt nhưng rồi là êm. Mà khi làm cũng tận tâm, làm xong là yên. Cho nên, những người đó làm cái gì cũng khéo, cũng đẹp. Khi viết bài là viết tận tâm, viết hết, nhưng rồi xong là thôi, không có phải là để lại kể lể hay ôm ấp cái chuyện đó, không có. Vạn sự trên đời là không. Nó phải trở về không mới đúng cái đường tiến của tâm linh. [24:34]
Bạn đạo: Ngồi thiền ở nhà, có nên nghe băng Thầy hay không?
Đức Thầy: Nghe băng là hỗ trợ để phân giải, dẫn tiến luồng điển trong cơ tạng trong lúc ban đầu. Sau này mình tu thanh nhẹ, tự thức tự giải, đâu cần phải nghe băng. Nhắm mắt là thấy sáng rồi, đâu cần phải nghe băng. Mình có thể tạo ra cái băng mới cho người khác, người kế tiếp nghe được. Hỗ trợ cho nhau chớ không có gì hết.
Bạn đạo: Trên kiếng Vô Vi, nên để bông cắt hay là bông trong chậu?
Đức Thầy: Bông cắt ra cũng được, nhưng mà trắng, màu trắng tượng trưng cho sự thanh khiết vậy thôi.
Bạn đạo1: (nghe không rõ)
Đức Thầy: Cũng được. Trắng là tượng trưng cho sự thanh khiết mà thôi.
Bạn đạo: Trong lúc bắt ấn Tam Muội, có khi hai cái tay con nó bắt dính, cứng lại, là tại sao?
Đức Thầy: Cái đó là luồng điển ở trong cơ tạng nó chạy không có đều. Đâu có dính chặt được! Cái đó là trược, luồng điển nó chưa có thông suốt. Phải làm Pháp Luân để giải ra cho hết thì đâu đó nó nhẹ nhàng chớ không có dính kéo gì hết á.
Bạn đạo: Chuyện gì sẽ xảy ra trong ta vào lúc vừa được minh tâm kiến tánh?
Đức Thầy: Vừa được minh tâm kiến tánh thì phải gặp sự dâm ô ảnh hưởng, tạo dục. Là hạ tầng công tác; nếu mà chúng ta theo là chúng ta bị hạ tầng công tác, đi xuống, mất hết điển. Phải qua sự thử thách đó: tiền, tình, duyên nghiệp thử thách, tái tục thử thách.
Bạn đạo: Tại sao khi chết, xác thân không được cho bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, vì có thể kiếp sau đầu thai sẽ thiếu cái đó, phải không? [26:30]
Đức Thầy: Cái chuyện muốn cho là cho, không sao hết, không có cấm. Nhưng mà nó cũng không có lợi lộc gì. Mình thấy rõ, tu một thời gian rồi thấy cái người đó là nó có chết. Rồi có đổi cái tim, nó cũng một thời gian rồi nó cũng chết thôi. Cho cũng không có giúp được nó đời đời được. Cái thời gian giới hạn trong chu trình tiến hóa của mọi hành giả đều có, chúng ta không có thể phá luật Trời được. Vì vậy mà không cần cho.
Bạn đạo: Lỗ tai trái kêu o o nhiều lần trong ngày là sao?
Đức Thầy: Đó là trong gan, luồng điển ở trong gan nó chưa có thông suốt. Nhiều người thiếu vitamin C nó cũng bị cái đó, nó kêu như vậy. Phải thanh lọc bộ gan thì nó sẽ tốt
Bạn đạo: Người tu Vô Vi có nên trị bệnh cho người khác bằng nhân điện hay không?
Đức Thầy: Người tu Vô Vi đâu có trị bệnh người ta bằng nhân điển. Và cũng không kiếm nhân điện trị bệnh cho nó. Bởi vì người trị bệnh chưa hiểu điển của cơ thể và điển của Vũ Trụ, làm sao trị bệnh cho người đối phương. Chỉ cho nó tu, tự giải trược, hội tụ thanh điển, thì lời nói của nó là đã trị bệnh rồi, khuyên giải người cũng là trị bệnh. Nhìn người cũng là trị bệnh. Từ trường tốt mới là trị bệnh cho người khác được.
Bạn đạo: Người tu Vô Vi có nên đến thiền viện tu tập để được tiến hóa nhanh hơn không?
Đức Thầy: Thiền viện là nơi ảnh hưởng cho chung. Cho nên nhiều người đã tới thiền viện cũng gặt hái được một phần ảnh hưởng, về nhà cố gắng tu hơn, thì luồng điển nó sẽ hội tụ và tâm thức sẽ thấy mạnh hơn xưa. Cho nên thiền viện có một số người chịu tu, tới ảnh hưởng cho nhau là tốt.
Bạn đạo: Phải làm thế nào khi cuộc sống nghề nghiệp thu hút hết thời giờ và năng lực của hành giả?
Đức Thầy: Thì hành giả phải soạn cái giờ cho chính mình. Một ngày 24 tiếng đồng hồ, chúng ta phải giữ một tiếng đồng hồ cho chính mình, để khai triển tâm thức và làm việc cho chính mình, cũng là đủ cứu mình rồi.
Sau giờ làm việc của thế gian, rồi bê tha chuyện đời, ăn nhậu, nói dóc cũng mất mấy tiếng đồng hồ trong một ngày, tại sao chúng ta không tiết kiệm cái thời gian đó để lo tu tâm sửa tánh để cho chúng ta được mạnh khỏe hơn. [29:25]
Bạn đạo: Hành giả Vô Vi niệm Nam Mô A Di Đà Phật, lúc chết đi có được khối Vô Vi hay Đức Phật A Di Đà dẫn phần hồn để tiếp tục tu hành hay không?
Đức Thầy: Niệm Nam Mô A Di Đà Phật trở về không cũng được liên hệ với điển của Đấng Di Đà cứu giúp, huống hồ gì chết mà không được cứu. Còn sống mà vẫn được hỗ trợ, chết tại sao lại không được cứu. Cho nên, người hành giả sẽ kiếm chứng lấy chính mình mà hành sự đi.
Bạn đạo: Đêm nằm ngủ, có thể niệm Phật được hay không?
Đức Thầy: Lúc nào niệm Phật cũng tốt. Niệm Phật là gây một tập quán thống nhất trong cơ tạng của chúng ta, đó là tốt nhất. Giải mở về không trong thanh nhẹ.
Bạn đạo: Người tu thiền, khi mổ xẻ được tiếp máu, như vậy có ảnh hưởng gì về điển quang của người đó hay không?
Đức Thầy: Máu là điện năng trong cơ tạng, mà nếu mổ xẻ mất máu, và đổi máu mới thì tâm hồn nó cũng có phần thay đổi. Sự luân lưu nó không có liên hệ với tự nhiên nhiều hơn.
Bạn đạo: Trong khi mình nhớ tới Nam Mô A Di Đà Phật, mình phải thầm niệm hay không? Khi đó, phải thở cách nào?
Đức Thầy: Khi nhớ tới Nam Mô A Di Đà Phật, phải co lưỡi răng kề răng, tức là tập trung ý niệm Nam Mô A Di Đà Phật, tức là dẫn luồng điển trở về không.
Bạn đạo: Dạ, kính thưa Thầy, đến đây đã hết phần câu hỏi rồi.
Đức Thầy: Hết, tạo thêm câu mới đi! Ở đời, ăn cũng muốn ăn nhiều, hưởng cũng muốn hưởng nhiều, hỏi cũng muốn hỏi nhiều, mà giải là giải ít, thành ra còn nghiệp. Giải nhiều là có phước.
Được phép, được thượng lệnh thả tù ra khỏi khám. Thì xin cảm ơn thượng lệnh! (cười) [31:37]
-----
Bạn đạo: Kính thưa Đức Thầy! Kính thưa quý đạo hữu! Chiều hôm nay là buổi vấn đáp cuối cùng của Khóa Sống Chung, con xin phép Thầy được đọc tiếp tất cả những câu hỏi còn lại.
Đức Thầy: Cứ tiếp tục đi!
Bạn đạo: Khi có cha mẹ bị bệnh rối loạn thần kinh, phải làm sao? Có phải là bị quỷ nhập không? Có nên ở gần cha mẹ không, hay nên tránh, và chỉ nghĩ đến người thôi?
Đức Thầy: Hỏi, tại ở chỗ nào? Người ở chỗ nào? Ở xứ văn mình ngoài này thì phải đưa đi bác sĩ thường xuyên săn sóc. Bệnh thần kinh, bệnh điên nhập… về luật nhân quả thì cũng nhờ khoa học cũng giúp được một phần mà thôi, chớ còn nó nhiều yếu tố lắm.
Nhiều phần hồn oan ức theo, nhập, hành hạ cho tới chết để dự một cuộc xử chung ở Địa Ngục. Có nhiều người đêm đêm la lô cho tới chết mà thôi.
Cái luật nhân quả: Cho nên chúng ta sống làm người không nên làm điều ác. Kiếp này chúng ta ở ác, kiếp sau chúng ta sẽ bị sự vấn vương, lưu luyến trả thù, nó tìm cho được; hung dữ lắm chớ không phải hiền đâu.
Cho nên tu là để tránh tất cả những cái hậu quả không hay. Ác ý mình đã gieo trồng kiếp này thì kiếp sau mình phải lãnh đủ, không chạy khỏi. Nhiều bệnh bác sĩ cũng bó tay chớ không làm cái gì.
Bạn đạo: Khi người trở nên hung dữ và nguy hiểm, con có phải cho vô nhà thương trị bệnh thần kinh không? [33:42]
Đức Thầy: Cái đó là rất cần thiết. Vô nhà thương, người ta có cách, bởi vì cả thế giới nghiên cứu để giúp đỡ cho người được một phần an yên trong giấc ngủ. Nếu mà không đem vô, ở nhà mà tin bùa phép, làm thét, nó có thể tai hại tới người khác nữa.
Cho nên, cả thế giới nghiên cứu để giúp đỡ người điên khùng. Khoa học bây giờ, cả thế giới người ta đồng nhất, người ta nghiên cứu rất kỹ, chế ra loại thuốc để giúp đỡ cho người bệnh nhân bớt hỗn loạn. Cần đưa vô nhà thương chứ.
Bạn đạo: Tại sao chúng ta không có niềm tin trong khả năng hành thiền của mình?
Đức Thầy: Vì mình không chịu xây dựng ý chí của chính mình. Cương quyết, tôi đã chọn một con đường đi cho tới cùng, cương quyết như vậy, thì tin nơi khả năng của chính mình. Chớ nếu hướng ngoại… Con người: mắt, mũi, tai, miệng, hướng ngoại, là bị lôi cuốn bởi ngoại cảnh. Mà chúng ta ý thức rõ, lúc đến cũng như lúc đi, phải cương quyết hành. Cũng như ăn cơm hằng bữa, mỗi ngày như vậy, một ngày 3 buổi cơm vẫn ăn được, tại sao hành phát triển tâm thức của chúng ta mà không chịu hành? Rồi viện lý này, lẽ nọ là làm cho mình mất quân bình, thì trược điển nó lôi cuốn chúng ta. [35:06]
Bạn đạo: Cái gì càn trở chúng ta trong sự hành thiền, dù cho mình muốn hành thiền?
Đức Thầy: Bởi vì con người là tham dâm, cản trở tất cả mọi sự việc. Cho nên, phải luyện cái tánh, dẹp tham dâm thì dễ tu hơn. Mà nung nấu trong sự tham dâm, là nó lôi cuốn, nó kéo mình xuống và không có cho phát triển đi lên. Trong cái nguyên ý tham dâm mà thôi.
Bạn đạo: Tại sao có nhiều bạn đạo phải chịu nhiều khổ đau từ khi sơ sanh và trong nhiều năm tháng?
Đức Thầy: Hồi nãy tôi đã nói về luật nhân quả là như vậy. Kiếp trước có không tốt thì kiếp này phải thọ lãnh. Ra cũng như người ta nhưng mà đi đứng không có đàng hoàng. Nhiều người đui, nhiều người điếc, cũng là chuyện của tiền kiếp, có hết, bây giờ phải lãnh chịu. Gánh chịu, mà lo tưởng phần hồn, lo tu, may ra phần hồn được cứu rỗi.
Chớ nhiều người mù, đã tu Vô Vi, mà tâm thức họ vẫn sáng suốt; họ không thấy đường nhưng tâm thức họ vẫn sáng suốt, phục vụ người kế tiếp.
Ở Việt Nam chúng ta cũng có bạn đạo mù, mà dẫn người sáng. Những người sáng phải tới hỏi cách tu thế nào? Thiền cách nào? Ở Sóc Trăng, anh Hợp đã không thấy đường, và giúp đỡ được nhiều người tu, rồi đi làm phước nữa. [36:46]
Bạn đạo: Trong lúc thiền định, có thể niệm Phật được không?
Đức Thầy: Khi mà nhập định rồi là không có niệm Phật được. Nhập định là nó quên hết, chạy theo ánh sáng đi lên. Còn khi mà chúng ta cảm thấy động loạn, không định, chúng ta phải niệm Phật cho tới lúc nó định thôi.
Định là luồng điển trong cơ tạng xuất phát đi lên trên, hội nhập với điển thanh tịnh Bề Trên đi lên, kêu bằng nhập định
Bạn đạo: Thưa Thầy, phải làm sao để có một vị trí giữa một nhóm người và được người ta kính nể mình?
Đức Thầy: Là mình phải hành, phải sửa. Cho nên, trong gia đình có một người hút xì ke, cờ bạc, mà bây giờ nó dẹp xì ke, cờ bạc là ai cũng thương nó hết đó. Tâm chúng ta trần trược, bây giờ chúng ta tu, hòa hợp với nguyên khí của Trời Đất thì ai cũng vui, ai cũng thích, ai nhìn thấy cũng khỏe hết. Từ trường chúng ta tốt rồi, điển quang trong cơ tạng chúng ta đều tốt, dễ tha thứ và thương yêu hơn.
Bạn đạo: Mình phải làm sao để bớt hung dữ đối với người khác?
Đức Thầy: Hung dữ là cái bản chất chưa có đồng nhất thượng, trung, hạ, con người nó mới hung dữ. Nếu mà nó thông suốt thượng, trung, hạ, đâu có hung dữ. Nó chỉ độ giải, cứu độ và giải tiến cho đối phương mà thôi.
Bạn đạo: Tại sao con thiếu sự tự nhiên?
Đức Thầy: Tại vì mình còn dối trá lấy chính mình, mất tự nhiên. Mình thật thà là tự nhiên nó trở về tự nhiên. Phải thật thà, không có dối trá, không có láo xược, không có dối trá, là tự nhiên trở về với tự nhiên với hồn nhiên.
Lúc sơ sanh đâu có dối trá. Lớn, giấu cái này, gạt cái kia, đủ thứ hết, thành ra cái tâm thức không có đồng nhất, thiếu thật thà.
Bạn đạo: Làm cách nào tìm lại được sự tự tin, và không không nghi ngờ nơi khả năng của chính mình?
Đức Thầy: Chỉ có giải rồi thấy. Cũng như trong nhà chúng ta rác nhiều quá, mà lượm sạch sẽ, món nào hữu dụng và món nào không hữu dụng; hữu dụng chúng ta xài, không hữu dụng chúng ta liệng nó đi. Thì tâm thức của chúng ta cũng vậy, nhờ Pháp Luân Thường Chuyển thanh lọc, từ khí trược tiến tới khí thanh, thì toàn thân hữu dụng.
Bạn đạo: Mỗi Hội Ái Hữu Vô Vi cần có một lá cờ Thiên, Địa, Nhân hay không? [39:20]
Đức Thầy: Cái đó là phù hiệu nhắc nhở người tu phải đi hòa đồng, Thiên, Địa, Nhơn chung tiến luồng điển để về Thiên Quốc rõ rệt. Chớ chúng ta không có làm chánh trị. Luồng điển của Trời, Đất nó như vậy. Đó là thực hiện trong tự nhiên và hồn nhiên như vậy.
Bạn đạo: Để cho lá cờ được thống nhất, nếu muốn có lá cờ Thiên, Địa, Nhân phải liên lạc với ai?
Đức Thầy: Ở Canada đã đăng ký với chánh phủ, Hội Ái Hữu Vô Vi (nghe không rõ) Canada, đã có sự nhìn nhận của chánh phủ Canada. Nơi đó đã ghi hết, đúng theo luật lệ hiện hành. Mình có thể liên lạc, và ở đó có thể viết thơ cho mình cũng được, mình xác nhận cái lá cờ là của Hội Tu Tiến Hóa Về Tâm Linh - Điện Năng. [40:16]
Bạn đạo: Như Thầy giảng, thì tất cả mọi người đều muốn có lá cờ thì nên liên lạc với Hội Ái Hữu Vô Vi Canada để cho thống nhất về cái màu, cũng như là cái khổ các vòng tròn Thiên, Địa, Nhơn bên trong để cho trong Vô Vi có được một cái lá cờ thống nhất, mọi nơi đều treo một cái lá cờ giống nhau, chớ không phải là tự ý mỗi người làm một lá cờ, thì sau này nó sẽ khác nhau. Có phải như vậy không Thầy?
Đức Thầy: Phải có khuôn khổ đồng nhất chớ.
Bạn đạo: Thầy nói mỗi phần hồn đều có bông hoa ở cõi trên. Vậy làm sao biết bông hoa ở cõi trên đã nở bông hay chưa?
Đức Thầy: Cho nên chúng ta thấy, ở ngay ở mùa đông này, lá rụng, bông cũng mất luôn, rút hết. Nó rút đi đâu? Rút vô trong lòng đất. Mà tới lúc mà điện năng phát triển, rồi thời tiết thay đổi rồi, thuận chiều phát triển. Cho nên chúng ta lựa giờ Tý để làm Pháp Luân Thường Chuyển là thuận chiều phát triển, thì bông hoa đua nở; bộ óc của chúng ta thay đổi hết, không có bị kẹt như ở dưới bùn nữa.
Bạn đạo: Trong các buổi tổ chức chung thiền định kỳ của hội địa phương tại nơi công cộng, như phòng họp của nhà thờ, bạn đạo dựng lên một bình phong rồi tưởng đó là bàn thở để hoa quả, cúng lạy và khấn nguyện. Như thế có đúng với đường lối của tu Vô Vi không? Làm như thế có phải là mê tín dị đoan không? [41:45]
Đức Thầy: Cái đó là đường hướng đi lên. Từ xa xưa đã có một cái tập tục kính nể Bề Trên, thì chúng ta có đường lối hướng thượng, hướng về Bề Trên. Đó là cái bàn thờ để gieo rắc sự thiện lành trong óc của chúng ta, trong lúc khi bắt đầu thiền, ta thấy có Bề Trên chứng giám, luồng điển tự nhiên nó phát lên thanh nhẹ và êm ả.
Thay vì không có gì hỗ trợ, thì nó thấy không có tiến, nó thấy không có ai giúp. Cái đó là tập tục từ xa xưa đến bây giờ để nhắc nhở con người trong hành trình tiến hóa và tương ngộ với cõi thanh nhẹ, vậy thôi.
Bạn đạo: Kính thưa Thầy, như vậy, tu Vô Vi có cần cái bàn thờ đó hay không, Thầy?
Đức Thầy: Cần cái tâm! Nếu cái tâm dũng mãnh tu thì không cần làm bàn thờ làm cái gì. Rốt cuộc là chúng ta phải tu, giải, tiến hóa, là chỉ có cái tâm chúng ta thôi. Còn bàn thờ là làm cho uy nghi tốt đẹp. Sự trong lành của Bề Trên, ta hướng tâm về trong lành thay vì tranh cãi ô trược.
Bạn đạo: Khi thiền xong, lúc nằm ngủ, con thấy trên đỉnh đầu phóng cao 1-2 thước. Đó là hiện tượng gì?
Đức Thầy: Đó là luồng điển của phần vía nó nhẹ rồi. Lúc đó phần vía nó có thể chuyển xuất được đó.
Bạn đạo: Khi Soi Hồn, chỗ giữa chân mày có một vòng sáng xung quanh, có tủa sáng, ở giữa có một lỗ thủng và đi xa dần. Đó là gì?
Đức Thầy: Bên đạo TPEC (nghe không rõ), họ thiền thét rồi họ cũng thấy cái đó, cũng thấy ngũ sắc ngũ quang xuất phát ngay trung tim bộ đầu, họ thấy như vậy. Mà Vô Vi là căn bản phải từ khai mở tới cái đó trước, rồi mới đi tới những cái chuyện khác.
Bạn đạo: Có người bị bệnh hạch ở cổ, rồi bác sĩ nói là bị bệnh ung thư. Con khuyên cha mẹ đứa nhỏ nên tu theo Pháp Lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí Phật Pháp, đêm đêm Soi Hồn, Niệm Phật và Thiền Định. Nếu họ quyết tu, con họ có qua được bệnh ung thư hay không? [44:02]
Đức Thầy: Bệnh ung thư nó nhiều yếu tố. Người tu thiền nó có sự may mắn. Chịu tu thiền, may mắn gặp được bác sĩ hay mà nghe lời, tự cứu. Nhiều người tu nó may mắn lắm, thấy sắp chết nhưng mà gặp một bác sĩ tài, họ cũng cứu đượ. Vì do sự may mắn, là luồng điển nó được quân bình, nó mới có sự may mắn, tự nhiên chuyển tới giúp nó.
Bạn đạo: Khi ngồi thiền, thấy đốm lửa ngũ sắc ngay trung tâm chân mày, đó là gì?
Đức Thầy: Đó là Mô Ni Châu đó. Cứ nhìn đó, mà thẳng thắn tu tiến nữa, nó sẽ tròn và nó bay ra được.
Bạn đạo: Sau khi xả thiền, muốn ngủ, thì thấy một cục đá màu cam nâu trước mặt sáng ra, đó là gì?
Đức Thầy: Đó là cái bộ đầu nó có mở một phần. Nằm xuống thấy, là bộ đầu nó mở một phần. Rồi nó tắt liền chớ không có phải là trường, không phải lâu đâu. Khi mà nó đóng cái khớp xương lại, nó không thấy gì hết.
Bạn đạo : Trong LED Weekly số 117 có một câu hỏi là: Bạn đạo thở Pháp Luân Thường Chuyển một hơi hàng giờ đồng hồ, có đúng không? Và thở như vậy là tốt hay không tốt?
Đức Thầy: Muốn coi Pháp Luân Thường Chuyển thì lời giảng giải của Ông Tư rất rõ ràng. Khi mà chúng ta làm nhiều, trong đó nó mê, cái hơi nó chạy ra, từ lỗ tai nó cũng đem cái hơi ra được, rồi tưởng là mình hít vô, ngồi đó mê hít mấy tiếng đồng hồ cũng được, mà nó đi ra từ lỗ tai.
Cho nên phải đọc kỹ lại những cái gì mà Ông Tư đã nói. Pháp Luân Thường Chuyển: “Đầy rún đầy ngực, tung lên bộ đầu”, cố gắng, không sao, không có sợ chết, không có đứt gân đâu. Làm tới, rồi từ đó nó mới xuất phát, từ hơi thở nó xuất phát ra lỗ tai, rồi hít vô bao nhiêu được bao nhiêu. Nhẹ…. Hít trong nhẹ… nhẹ chừng nào mạnh chừng nấy là chỗ đó.
Khi mà càng nhẹ, càng hít vào thì càng thấy ánh sáng. Thấy được ánh sáng là nhẹ nữa, mà mạnh, mạnh hơn xưa. Thấy ánh sáng là mạnh hơn hồi xưa rồi. [46:28]
Bạn đạo: Nhưng mà ở đây người ta nói là thở cả giờ đồng hồ một hơi đó Thầy!
Đức Thầy: Có những người nó nói thở hai, ba tiếng nữa. Bởi vì vô bao nhiêu, ra bao nhiêu. Họ đâu có hiểu, họ mê rồi, đâu có hiểu. Mà muốn thử cho kỹ thì lấy miếng bông gòn để ngay lỗ mũi. Khi hít vô thì miếng bông gòn nó còn giữ được. Mà khi mà không hít được nũa thì miếng bông gòn nó rớt, chúng ta tính là bao nhiêu giờ?
Bạn đạo: Khi một người lạy kính Vô Vi trong phòng thiền, có tạo ra trược điển cho người đang ngồi thiền hay đang ngồi coi phim trong phòng thiền không?
Đức Thầy: Lạy kiếng Vô Vi là liên hệ với Trời Đất. Cơ tạng nó được chuyển chạy, từ trược tới thanh, cũng mở vậy à, cũng như thể thao, hoạt động làm cho tim tốt.
Bạn đạo: Khi thiền cứ bị ngáp, đó là trạng thái gì?
Đức Thầy: Khi thiền bị ngáp là trược, bên trong còn trược, chưa thanh lọc đầy đủ. Phải cố gắng làm Pháp Luân Thường Chuyển cho nhiều, cho nó dứt khoát cái ngáp đó, thì cái trược khí không có tấn công chúng ta nữa.
Bạn đạo: Sau khi ngồi thiền, nằm xuống ngủ, con thường mơ thấy Trời, mây, sông, núi. Vừa rồi trên đường đi ngang cảnh núi non, sông hồ Thụy Sỹ, con nhận ra tất cả cảnh tới đã được nhiều lần thấy trong giấc mơ.
Đức Thầy: Khi mà chúng ta nằm xuống thấy cảnh, là thấy vòm Trời, giữa ngực chúng ta nhiều cảnh lắm. Mà giữa bụng chúng ta cũng có bốn biển quy gia, có đủ chuyện, núi non đầy đủ hết đó. Thì nhìn ra bên ngoài thì nó cũng hơi giống giống vậy, không có phải thật đâu. Nhưng mà nó ở trong cơ tạng chúng ta đều có hết. Khi mà nằm ngửa xuống ngủ, thiền rồi ngủ trưa, nằm thấy, thấy rõ ràng như vậy. Nhưng mà trong Tiểu Thiên Địa này chúng ta có.
Bạn đạo: Dạo này, con ngồi thiền hay bị nhột nhột khó chịu ở đằng sau lưng. Khi ngồi thẳng lưng thì dễ chịu hơn khi ngồi không thật thẳng lưng. [48:45]
Đức Thầy: Cái đó là cũng trong bộ ruột. Bộ ruột chúng ta chạy tuốt qua đằng sau lưng nữa, chớ không phải đằng sau lưng chúng ta không có ruột, có ruột. Mà bộ ruột, vì sự ăn uống, nhai không kỹ, sự di chuyển bên trong nó không được thông suốt. Cho nên phải biết thanh lọc… nhẹ nhàng. Muốn như vậy chúng ta phải uống nước chanh để nó giải bớt cái độc tố bên trong, thì nó mới nhẹ nhàng hơn.
Bạn đạo: Hồn là vô sanh bất diệt. Như vậy vía có vô sanh bất diệt hay không?
Đức Thầy: Hồn là thật sự vô sanh bất diệt. Vía là phụ thuộc thôi. Vía là phụ thuộc, lệ thuộc bởi sự điều khiển của phần hồn.
Bạn đạo: Khi hồn lìa khỏi xác đi chịu tội, thì vía ở trong tình trạng nào?
Đức Thầy: Tùy theo luật nhân quả cộng hưởng mà theo. Cho nên, chúng ta thấy ở trên Trời có một vị Tiên, một ngôi sao xuống, đằng sau đuôi cũng có một ánh sáng chạy theo, đi theo không có rời nhau được, mà nó sẽ tiến theo luật nhân quả, rồi nó sẽ hội tụ.
Bạn đạo: Thầy thường dạy, niệm Phật nên tập trung nơi trung tâm chân mày, nhưng trường hợp của con, khi con niệm đỉnh đầu, con thấy điển rút rất mạnh khiến con tự động kéo lên đỉnh đầu. Vậy con nên tập trung nơi chân mày hay đỉnh đầu khi niệm Phật? [50:26]
Đức Thầy: Tập trung nơi chân mày là để sửa tánh. Tánh chúng ta lúc nào cũng nghiêm nghị, ngay ngắn, đủ lực lượng rồi nó mới tung phá lên trên bộ đầu. Lúc đó, chúng ta nhập định ngay trên bộ đầu, luồng điển mới hội nhập trong thanh quang mà định, lúc đó mới thấy đường đi sáng suốt hơn.
Bạn đạo: Con nít sau này có phải là dân Bích Ngọc không?
Đức Thầy: Dân Bích Ngọc thì nó thông minh đặc biệt, đi học khác hơn người thường, cuộc sống nó cũng khác hơn người thường.
Bạn đạo: Con hành pháp rất siêng năng. Từ khi nghe băng niệm Phật của Thầy, con niệm đúng như băng Thầy thì bộ đầu con được khai thông rất nhiều, luân xa trung tim chân mày chuyển động rất mạnh 24/24. Và ngay trung tim chân mày con hiện lên một dấu son tròn màu đỏ, giống như dấu son mà các chùa chấm trên trung tâm chân mày các tượng Phật. Thưa Thầy, dấu son tròn hiện lên ngay trung tâm chân mày con đó là dấu gì?
Đức Thầy: Cái đó là rất tốt. Cái đó là cái ấn chứng của Di Đà đã chuyển. Cho nên, tu, cố gắng tu đi Phật sẽ cho tam liều, giải cái nạn cho chính mình.
Bạn đạo: Người tu Vô Vi làm như thế nào cho trọn vẹn nhiệm vụ của con người “đời đạo song tu”?
Đức Thầy: Muốn đời đạo song tu, phải cố gắng tu, hướng về thanh tịnh tu, hiểu mình nhiều hơn, nhiên hậu sẽ đối đãi ở trong gia cang, mới thay đổi được. Còn chính ta không hiểu chúng ta, không hiểu sự sai lầm của chính mình, làm sao đối đãi với người khác được. Có học lễ cũng lễ của ông Thánh nào, chớ mình chưa biết cái đường lối lễ giáo cần thiết đối đãi với nhau. [52:25]
Bạn đạo: Sự liên hệ giữa cha mẹ và con cái như thế nào?
Đức Thầy: Sự liên hệ cha mẹ, con cái: Có duyên mới có nghiệp. Có duyên từ tiền kiếp, có nợ nần từ tiền kiếp. Cái luật vay trả bây giờ phải thực hiện những sự trả vay trước mắt.
Bạn đạo: Sự khác biệt giữa người có tu và người không tu như thế nào?
Đức Thầy: Người không tu họ sống trong tự nhiên hoàn cảnh của họ, xoay chuyển tới đâu họ đi theo tới đó. Người tu sửa mình, tạo một ý lực tiến hóa rõ rệt, xây dựng cho hồn và vía trong cái Tiểu Thiên Địa này được cơ hội hội ngộ với nhau chung hành, chung tiến. Lúc đó mới có nhiệm vụ độ đời.
Bạn đạo: Khi thiền mà thấy ánh sáng thì sẽ ra sao?
Đức Thầy: Khi thiền mà thấy ánh sáng không khác gì trong nhà là sạch rồi, tất cả mọi việc đều tốt. Cho nên, chúng ta nhìn lên ánh trăng, một mặt trăng chiếu cho toàn quả địa cầu. Khi mà chúng ta thấy sáng là cũng không khác gì mặt trăng đã bừng sáng trong nội tâm; sự sai lầm của chính mình dễ hiểu hơn và không phạm pháp nữa, không tạo cái sự phạm rồi tái phạm nữa.
Bạn đạo: Con đang ngồi thiền, lỗ tai trái con bị nghe “tách, tách” như dế kêu. Có khi bình thường cũng kêu, như vậy là sao? [54:07]
Đức Thầy: Phải làm Pháp Luân Thường Chuyển cho nhiều, cho nó giải luôn ra. Nó mở được giai đoạn nào phải tiếp tục làm nữa để cho nó giải, để mở trọn lành. Nó mở chưa hết thì nó còn hoài à.
Chỉ có Pháp Luân Thường Chuyển mới lập lại trật tự trong bộ gan, thì không có sự gì trở ngại khi ngồi thiền hết.
Bạn đạo: Con ngồi thiền có điển rút trên bộ đầu chạy đến sau ót, không có ánh sáng, có thể Niệm Bát Chánh được không?
Đức Thầy: Có điển chạy, niệm được. Niệm, chạy tới đâu niệm tới đó. Niệm thét nó bừng sáng, thì nó sẽ giải tỏa tất cả những sự thắc mắc trong khối óc mình.
Bạn đạo: Đức Thầy dạy, cứ nắm 3 pháp mà tu. Đa số bạn đạo hành 3 pháp chánh mà không chú ý hành các pháp trợ luân. Vậy, con xin thỉnh ý Thầy trước khi nhập thiền, nên tuần tự làm các trợ pháp như thế nào gọi là tốt nhất, để bạn đạo chúng con hành theo cho có kết quả tốt?
Đức Thầy: Soi Hồn, Pháp Luân, Thiền Định, là pháp chánh. Còn trợ luân làm cho sức khỏe, hay là những thể thao lặt vặt, đó là giúp cho sức khỏe và để cho con người tránh sự chán nản, tự tạo khỏe mạnh cho chính mình. Như lạy kiếng Vô Vi đồ này kia kia nọ, rồi thấy mình càng ngày càng khỏe, càng trẻ ra.
Làm đúng những gì của Vô Vi đề nghị, là người đã thực hành, thực hành kết quả mới nói ra. Mà chúng ta không chịu làm thì chúng ta không có kết quả, không có nên trách những người Vô Vi không giúp đỡ mình.
Bạn đạo: Con hành Pháp Luân Thường Chuyển vài tháng nay, nhưng con cảm thấy có nhiều điểm kẹt bên trong. Có phải là con làm sai vì muốn tự giải hóa mau hay không? [56:18]
Đức Thầy: Làm không đúng, làm đúng đâu có kẹt, làm đúng chỉ có thông thôi. Hít vô: đầy rún, đầy ngực tung lên bộ đầu, cứ làm tiếp như vậy, nó sẽ mở ra. Bởi bên trong không phải nhỏ đâu, nó lớn rộng lắm, mà phải làm nhiều nó mới mở đều, mà làm ít nó không có mở đều được.
Còn nói về đạo mà muốn cho người ta hiểu, phải nói cả triệu lần nhiều khi người ta chưa có hiểu. Còn cái Pháp Luân Thường Chuyển, mình làm bao nhiêu lần mình không có tính, nhưng mà sau này nó mở ra trong nháy mắt, tự nhiên mình hiểu nhiều việc. Lúc đó mới quý cái Pháp Luân Thường Chuyển Huệ Tâm Khai ở chỗ đó.
Bạn đạo: Con thấy trong một góc đó có 3 cô gái mặc áo màu xanh, nét mặt vui trò chuyện, con nhìn kỹ lại thì là 3 cây đang được gió uyển chuyển.
Đức Thầy: Thấy sự thật ở bên ngoài hay là thấy bên trong? Ngồi thiền thấy hay là thấy ở bên ngoài? Phải nói rõ ràng.
Bạn đạo: Dạ, xin ai đặt câu hỏi này xin vui lòng đứng dậy!
Bạn đạo1: Dạ thưa Thầy, con thấy ở ngoài… (nghe không rõ)
Đức Thầy: Thấy ở ngoài đường là sự thay đổi trong nội tâm của con, luồng điển của con chưa có đồng nhứt. Khi mà đồng nhứt rồi, con thấy cái gì là nó phải ra cái đó. Thấy, mà biến đi biến lại, rồi nghĩ cái đó là ma quỷ, là Tiên, là Phật là bị gạt mà thôi.
Bạn đạo1: Thưa Thầy (nghe không rõ)… lúc đó con bình thường.
Đức Thầy: Bình thường, nhìn vậy thôi, mà nhìn sự thật là mình nhìn chưa đúng, luồng điển chưa hợp nhứt, chưa xác nhận được. Cho nên người tu thiền mà xuất ra thấy Ông Phật: “Bây giờ tôi thấy Ông Phật, tôi nhìn lại một chút tôi thấy nó là con quỷ”. Là cái gì? Cái tâm tôi còn quỷ. Rồi một chặp tôi mới thấy lại Phật.
Cho nên người tu Vô Vi không có tin chiêm bao. Phải thấy rõ ràng, ra thấy Phật và đi trở lộn lại cũng thấy Phật. Mấy lần như vậy thấy Phật, mình mới xác nhận sự thật. [58:19]
Bạn đạo: Khi thở Pháp Luân Thường Chuyển, có lúc thấy hơi thoát ra hai lỗ tai, và có lúc thấy muốn ngáp hoài là tại sao? Có phải do thở không đúng không?
Đức Thầy: Nó giải chưa kịp trược khí trong người thì nó phải ngáp. Tiếp tục giải đi, nó sẽ hết.
Bạn đạo: Mỗi khi con nhắm mắt, thấy một khói sáng như mặt trăng, nhưng sáng trắng và sáng dịu chiếu vào đầu và mặt, là sao?
Đức Thầy: Đó là tốt. Thấy được những màu xanh như vậy là thích nghe băng, thích nghe triết lý, thích sự thanh cao ở bên ngoài. Luồng điển nó đi lên rồi, nó nhẹ rồi, thay đổi, bắt đầu thay đổi nhiều.
Bạn đạo: Trong thời gian tu hành, con thấy giá trị của Nam Mô A Di Đà Phật là vô cùng. Và chỉ có Nam Mô A Di Đà Phật mới có thể cứu rỗi được phần hồn của con thoát khỏi bể khổ. Đối với con, 6 chữ Nam Mô A Di Đà Phật, ai có đổi một triệu đô con cũng nghĩ là không có thể đổi.
Đức Thầy: Nam Mô A Di Đà Phật có thể phát triển và thông cảm nguyên lý của Trời, Đất. Người niệm Nam Mô A Di Đà Phật đạt tới thanh tịnh thì nhìn cái gì cũng nằm trong nguyên lý Nam Mô A Di Đà Phật; rút ngắn lại, thấy nước, lửa, gió, đất rõ rệt đang biến chuyển, khai mở. Cho nên chúng ta niệm Nam Mô A Di Đà Phật, thét rồi trở về với điển giới, mới thật sự về không, và sống trong không luôn thì con người nó không còn mê chấp nữa. Thức hòa đồng tự động mở và vui hòa với các giới, và phải giữ cái niềm tin niệm Nam Mô A Di Đà Phật để mở.
Cho nên, trước kia tôi cũng niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” vì Ông Tư dạy tôi niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” để liên lạc với Ổng, thì tôi ngày đêm lo niệm, bởi vì mình tuổi trẻ mà được liên lạc với Ông người tu, hay là Ông Tiên, Phật là mừng lắm. Niệm suốt ngày. Thì tôi đi đâu, Ông Tư nhắn cái gì là tôi biết, tôi đi thẳng tới xuống đó. [01:00:35]
Ổng hỏi: “Tại sao trễ vậy?”
Tôi nói: “Tôi mới biết từ đường Phan thanh Giản, là tôi đi thẳng xuống đây thôi”.
Đó! Mừng, mình mừng. Nhưng mà trong lúc đó, niệm thét rồi thấy tin tưởng là cái niệm nó mở được. Tôi niệm một thời gian rồi, tôi ngồi đó tôi niệm, nhắm mắt niệm. Chơi, ở nhà không ai chơi với tôi hết, tôi một mình tôi chơi thôi, tôi niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” thét tôi thấy bừng sáng ngay trước ngực tôi này, tôi thấy có xâu chuỗi đang chạy trước ngực tôi,tôi thấy những hạt chuỗi lóng lánh đang chạy trước ngực tôi, và tôi thấy có chữ VẠN (卍) xuất hiện ngay trước ngực tôi. Tôi càng niệm Phật nhiều hơn, bởi vì tôi thích xem cái đó. Mỗi 9 giờ sáng, tôi ở Việt Nam là tôi ngồi một mình, tôi chơi một mình, tôi niệm Phật, tôi thấy tôi qua tới bên Los Angles, tôi thấy xe hơi nó chạy, đèn nó chiếu sáng hết.
Cho nên, có kỳ tôi đi du lịch, lần đầu tiên tôi đi du lịch, đi Mỹ, tôi tới Los Angles, tôi không có cho người bạn tôi kêu taxi hay nhờ ai hết, tôi dẫn nó đi ô tô bus, mini bus, rồi cũng như người bổn địa. Thạo đường vậy đó, vì tôi đã đi qua rồi. Tôi tới đó tôi chơi, và tôi đi thăm những cái mộ chiến sĩ, mà mình lần đầu tiên tới, không nhờ ai, bạn nó cũng sợ mình đi lạc đường, nó cho điện thoại cho con em nó để mình liên lạc, nó dẫn, nhưng mà tôi không chịu, vì mình có khả năng, đi thôi, cứ việc đi thôi. Đi chơi đủ ngày đủ giờ rồi lên máy bay đi về Đài Loan. Lần đầu tiên tôi đi Mỹ, tôi không có cần ai giúp đỡ hết trọi.
Bạn đạo: Con tu nay được hơn 4 năm, tâm con cảm thấy nhẹ nhàng và không đòi hỏi vật chất, cảnh đời. Nhưng có điều, con ngồi thiền chưa thấy ánh sáng. Xin Thầy minh giải.
Đức Thầy: Phải dày công đi: mình đạt tới một giai đoạn, mình ghi chép một giai đoạn, rồi tiếp tục. Nó sẽ đi tới vô cùng, chớ không phải tới đứng đó mà hết đâu. Cứ tiến mãi, tiến mãi, làm mãi; có bao nhiêu công chuyện, mà mở trí khai tâm tiến hóa tới mục đích cuối cùng. [01:02:50]
[Hết video 4]