Video 19950415L1 -

BUỔI GIẢNG “CUỘC SỐNG TÂM LINH”

- Phần 1: LỜI GIỚI THIỆU

Bạn đạo 1: Hân hạnh, xúc động và hân hoan được tiếp đón tất cả quý vị tại đây, hội trường Le Palais des Congrès de Montréal, tại Gia Nã Đại! Ngày hôm nay là ngày 15/4/1995; hãnh diện vì quý vị đã hưởng ứng lời mời của chúng tôi để tới đây họp bàn; xúc động vì chúng tôi thấy được rất nhiều người, cũng giống như chúng tôi khát khao đi tìm một đường hướng xây dựng cho cuộc sống tâm linh của chính mình; và hân hoan vì chúng tôi có dịp được đóng góp với cộng đồng, chia sẻ cùng quý vị những lời giảng dạy, chúng tôi nhận thấy vô cùng chân thành thực tế và thâm sâu của một người mà chúng tôi kính trọng và thương mến không biết ngần nào nói cho hết được; và chúng tôi có gọi Người là “Đức Thầy Tám,” hoặc “Đức Ông Tám”. [02:06]

Được biết, từ tấm bé, Ông Tám thể xác không khỏe mạnh và thường hay muốn tìm hiểu rõ rệt phần hồn của con người ta mà các tôn giáo có nói tới, là ở đâu? Cách đây khoảng trên 35 năm, Ông Tám gặp duyên lành, được gặp Đức Ông Tư Đỗ Thuần Hậu, ở Việt Nam, và trực tiếp học đạo với Ngài. Hôm nay, Ông Tám cũng đã ngoài 70; Ông đã đi rất nhiều nơi trên thế giới, không quản ngại sức khỏe và tuổi đã cao.

Chúng tôi xin giới thiệu ông Lương Sĩ Hằng.

Xin mời các em bé lên để tặng hoa và cảm ơn Đức Thầy [03:15] Xin cảm ơn các em, xin cảm ơn Thầy.

Xin quý vị cho một tràng pháo tay.

Sau đây, chúng tôi kính mời quý vị thưởng thức một bài thơ sâu sắc, tên là “Kiếp Người” do ông Lương Sĩ Hằng viết, và do cô Kim Anh sẽ ngâm. Kim Anh đáng lẽ là back up, nhưng mà Trang Hồng Lan đã vội đi tới được; và xin quý vị, đây là tiếng ngâm của Trang Hồng Lan.

KIẾP NGƯỜI

“Kiếp người không thật, bạn ơi

Giữ hồn tu tiến nơi nơi an toàn

Đạo tâm khai triển nhiều màn

Rõ hình rõ bóng rõ đàng ta đi

Chẳng cần tập tụng nghĩ suy

Nhiên hồn tiến hóa tùy nghi thực hành

Hồn truy nguyên lý đạo màu

Thanh thanh nhẹ nhẹ đành rành trao tâm

Xuất hồn thức dậy siêu ân

Nguyên năng sẵn có ngấm ngầm bên trong

Chẳng cần trong ước ngoài mong

Từ bi rộng mở thông giông đạo đời

Xét mình tu học thảnh thơi

Ơn trời ban xuống thăng hoa đẹp tình

Cùng chung nguyên lý cùng nhà

An nhàn vui sống chan hòa thương yêu” [7:08]

Phần 2: THUYẾT GIẢNG

Bạn đạo 2: Chúng ta cùng hân hoan kính chào ông Lương Sĩ Hằng.

Đức Thầy: Hôm nay, duyên lành, tui được gặp quý vị nơi đây.

Qua nhiều năm tu học, tui cũng tìm ra một phương pháp truy tầm những sự thật của chính mình do đâu mà có. Từ từ trong ước nguyện của tui cứ nghĩ đến có một cõi khác chớ không phải bao nhiêu đây. Chúng ta không phải vỏn vẹn bao nhiêu đây. Cho nên, không có một người nào có khối óc ở thế gian chịu thua một người nào cả, không có ai chịu phục một người nào cả, thấy rõ ta có khả năng, thua keo này, tìm keo khác, ở thế gian này tranh đua với nhau như trong sòng bạc, hơn thua Sanh, Trụ, Hoại, Diệt, Hồi Sinh. Nhìn vạn vật trên thế giới đều như vậy: Vạn vật đồng nhất thể, phải chịu cái luật nhân quả cho chung.

Do đó tui thanh tịnh suy nghĩ, và tui tìm một con đường đạo để tìm một lối giải thoát. Trước mắt tui cũng nhiều cảnh ông lên bà xuống, mách bảo, nói chuyện rất hay, tui cũng đi thử tận nơi, tui tìm hiểu tận nơi. Cuộc đời của tui không có mê tín dị đoan, xưng là Quan Âm xuống thế, nắm phất trần nhưng mà tui đến nơi tui thử, cục gạch trong nhà tui, Người nói cũng đúng; cái gì Người nói cũng đúng hết. Nhưng mà tui có cái không tin. [01:53] Nếu Quan Âm là phát triển tới vô cùng, từ bi thì không sợ cái gì, thì tui lúc đó tui mời đến, tui cầu Ngài nhập xác. Lúc đó Ngài chễm chệ nói “Ta là Quan Âm!” Mà bằng một cách gì tui để cái pháo đốt ở dưới ghế, đốt cái bùm! Là Quan Âm cũng xuống đất! Thì tui thấy không có sự thật: xưng Quan Âm mà sợ pháo là không có sự thật; thì làm sao đem lại sự hòa bình cho mặt đất được?

Do đó tui mới tìm một cách khác. Tui nói, “Không có sự thật! Tất cả người ta mê tín cúng bái đủ chuyện hết, mà không có sự thật. Tại sao con người đâm đầu vào đó làm gì?” Tui mới tìm, suy tư lấy một mình tui. Không lâu, tui gặp người bạn đến với tui. Tui thấy mắt người càng ngày càng sáng, mặt người càng ngày càng tươi. Tui mới hỏi người bạn thân của tui, tui mới hỏi: “Chú học cái gì mà mỗi tuần mỗi thấy đổi như vậy?” Nó nói: “Tui tu”. Tui, hồi đó thanh niên tui không thích người ta tu, vì tu nói những sự không thật và vô trách nhiệm, tui không thích; tui đã đi rất nhiều nơi tìm hiểu.

Thì lúc đó tui mới hạch người bạn tui: “Chú Mày phải nói đàng hoàng, không thì tao chửi thầy Mày!” Thì ông đó trọng thầy lắm: “Nếu mà Ông nói như vậy là ông thầy tui ổng nghe là ổng giết ông đó!” Tui nói, “Tui không có sợ; kể cả ông Phật thiệt tui cũng không sợ! Tui muốn tìm sự thật!” [03:37]

Thì ổng nói, “Tui sẽ make appointment cho ông đi gặp.” Lúc đó tui mới có cơ duyên gặp ông Đỗ Thuần Hậu. Gặp Người, Người lớn tuổi mà rất khiêm tốn, hạ mình, nhịn nhục. Tui thấy Người lớn tuổi mà y có thể nói chuyện lúc mình hồi còn con nít thế nào, ăn mặc đồ gì cũng nói được! Cái này, tui không bao giờ tui tin. Thì có một đêm tui đem những người, kêu bằng, người bạn biết thôi miên, biết võ Phật, bùa phép, đánh ghế trên đầu không bể, không sợ, tới để gặp ổng.

Thì lúc đó người bạn tui thôi miên, nói, “Ông già, ông ngồi xuống coi tui thôi miên nè!” Thì ông cụ nói, “Tội nghiệp tui, tui già.” Lúc đó ổng cũng sáu mươi mấy tuổi, “Tui 65 tuổi, không có dám phạm lỗi với ai hết; ông đừng thôi miên, tội nghiệp ông già.” Thì ông kia ổng nói, “Tui nói ông già ngồi xuống; tui thôi miên!” Thì ảnh thôi miên một chặp, sao con mắt nhìn ra bầu trời đỏ lòm, mà nhìn bạn bè đỏ lòm! Rồi ảnh nói, “Nguy quá,” ảnh kéo tui, ảnh nói “Nguy quá! Anh năn nỉ ông già tha lỗi cho tôi; làm tôi bây giờ mắt tôi thấy bầu trời đỏ hết, thấy mọi người đỏ hết!” Thì tui nói, “Ông biết nói tiếng Việt Nam thì ông nói, tại sao ông không nói mà ông kêu tui nói? Mà ông là Judo nữa; sợ cái gì?”

Thì ổng mới nói, “Dạ thưa Cụ, Cụ giúp giùm con. Con mắt con bây giờ hư rồi, tại con thôi miên Cụ, bây giờ con mắt con hư rồi, nhìn cái gì cũng đỏ hết!” Thì ông cụ nói, “Tui đã năn nị Cậu trước khi Cậu bước vô ngồi; tui nói tui không có làm cái gì phạm lỗi, không nên thôi miên tui. Nhưng mà Cậu thôi miên tui; thì lửa của Cậu đốt tui, đốt không được, thì nó chạy về Cậu! Cậu ngồi một chặp thì nó yên; không sao đâu.” [05:55]

Thì ngồi một chặp ảnh thấy con mắt sáng như bình thường. Đứng dậy bỏ chạy! Tui nói, “Không được; đừng có sợ; ngồi đây.” Thì cái ông bạn kia cũng vậy, nói, ông Tư nói, ông Đỗ Thuần Hậu nói rằng, “Có một ông Sãi đi xung quanh Bạn; Bạn muốn giải ổng không?” Hỏi ông kia như vậy. Ông kia ổng nói, “Dạ, con muốn giải; xin Cụ giải dùm.” Lúc đó mấy ông đó anh hùng hạ giọng hết rồi. Rồi ổng giải cho. Giải rồi, ba đứa chúng tui xin tu, tu cái phương pháp này.

Tui nói, “Làm sao ông là một con người bình thường như vậy mà cái óc ông lại có thể hiểu được nhiều chuyện? Đó là nhờ sự thanh tịnh của ông? Ông điêu luyện bằng cách pháp nào, Ông có thể chỉ cho chúng tôi không?” Ổng nói, “Ba thằng này phải có nhang đèn cúng lạy Tao mới chỉ phép; không có bao giờ mà chỉ cho 3 người này không, không, miễn phí đâu! Phải mua nhang, đèn đi!” Rồi tui mới tới, ba chúng tôi đi tới học.

Ba người tui tu, về thì tui thiền; đêm đêm tui cũng thiền, mà tui hít không được; ổng chỉ hít thở, tui làm không được. Còn 2 ông bạn kia làm thấy này, thấy kia, thấy nọ. Nhưng một thời gian rồi tui nói, “Mình cũng là con người, ông kia cũng là con người, mà tại sao ổng già như vậy mà ổng làm được, tại sao mình làm không được?” [07:28]

Thì tui mới thấy rằng, cái câu nguyện của ổng có Quan Thế Âm; tui nói “Nếu có Quan Thế Âm thật thì đêm nay dạy cho tui hít thở!” Thì tui đương nằm ở giường đó, tự nhiên bụng tui hít đầy bụng, thở ra xẹp bụng; đầy bụng, thở ra xẹp bụng, 12 lần như vậy; ngưng; rồi tới 11, rồi tới 10, tới 9, 8, 7, 3… rồi tui mới được ngưng. Rồi tui ngồi dậy là tui hít thở được, tui làm Pháp Luân được! Khi mà tui làm được, tui mừng, thiền được, tui mới chạy xuống tìm Ông Tư, tui nói rằng; tui vừa vô nhà thì ổng nói, “Thở được rồi?” Thì tui mới cảm ơn ổng, hồi hôm tui thở được: “Tui, bây giờ tui không dám ngang tàng nữa; tui biết có Quan Âm; Ngài giúp tui hôm qua tui thở được! Tui tin Ngài; từ rày về sau tui thực hành cho tới nơi!” Thì ổng cũng không cần nói gì; ổng chỉ cười cười thôi; mời tui uống nước trà; tui về.

Tui thấy ổng già như vậy mà ổng còn cái trí sáng suốt, mình một người thanh niên mà không làm được một cái gì! Phải cố gắng làm cho nó có kết quả! Tui về tui tu, tui thiền; ngày đêm tu luyện. Cả gia đình thấy ngạc nhiên: mới có 2 tuần, mà con người thay đổi hết trọi! Rồi tất cả mọi người phản đối không cho tui tu.

Lúc đó trên đầu tui thấy hình ảnh của ông Thích ca không! Tui không thấy một người nào khác! Tui thấy tui sung sướng quá, được gặp Ngài! Và lúc nào tui cũng lo thiền để tui thấy Ngài. Thì ngày đêm tui chỉ lo thiền thôi. Tui cảm thấy sung sướng, mà gia đình phản đối; nhưng mà trong này cho tui biết đó là ân nhân của tui, nhờ sự kích động và phản động của gia đình, tương lai tui sẽ thành công. [09:22] Nhiêu đó tui cố gắng tui tu, càng tu càng mở trí; viết thơ cho bạn bè người nào cũng thích, cũng muốn. Mình càng ngày càng thấy sự sai lầm của chính mình; rồi đi tới chỗ sáng suốt, thanh tịnh, thấy cảnh này, cảnh nọ. Chuyện đó tui không muốn kể ở đây nhiều quá, nhưng mà tui muốn cái phương pháp tu ở đây, đầu đuôi nó ra sao chút đỉnh cho quý vị nghe.

Chúng ta sống ở thế gian này, cõi tạm mà tưởng là thật. Xác này là xác phàm, cấu trúc bởi tứ đại giai không, nước, lửa, gió, đất hình thành. Vỏn vẹn chúng ta có khối thần kinh nhưng mà vì ngoại cảnh nó lôi cuốn, mắt, mũi, tai, miệng, chúng ta nhìn bên ngoài, hấp thụ những gì ở bên ngoài đem vô, nó dấy động bộ thần kinh của chúng ta ăn không ngon, ngủ không yên.

Con người ở thế gian này là do Trời Đất hình thành, mà không biết mình là có vị trí đại diện Trời Đất, phải hít nguyên khí của Trời Đất mà sống. Tất cả chúng ta đang sống trong cái chấn động của vũ trụ quang. Tất cả mọi người ở đây đang nhờ vũ trụ quang mà sống. Lấy lý do gì mà nói? Một cọng rau quý vị đang ăn cũng qua ngày tháng hình thành. Đó là từ điển giới của vũ trụ ban chiếu, rồi ăn vô nó biến thành thủy, thủy biến thành khí, khí biến thành sắc. Phải từ sắc giới xuống không? Trở về sắc giới. [11:00]

Tại sao chúng ta mỗi ngày phải ăn? Ăn, mà ăn một ngày 3 buổi chớ không phải ăn ít! Càng ngày càng ăn; mà rốt cuộc ăn không mỏi và không mệt, không chán, ngày nào cũng ăn cơm! Ăn cái nguyên khí của Trời Đất để mà sống.

Cho nên quý vị có mắt sáng, tâm minh, miệng nói được, mắt nháy được, đó là luồng điển của Càn Khôn Vũ Trụ! Không thể phủ nhận được! Chúng ta đang sống điển quang của chấn động của Vũ Trụ Quang, mà chúng ta lo âu là vì chúng ta mất quân bình điện năng trong nội thức.

Khi chúng ta hiểu đó là chúng ta phải lấy cái nguyên khí của Trời Đất để hỗ trợ cho ngũ tạng phát triển, trở về nguyên căn thanh nhẹ của chính nó. Quân bình.

Lúc đó quý vị sẽ mở trí ra, trong cái nguyên lý niệm Phật, lấy cái chấn động của nguyên lý “Nam Mô A Di Đà Phật” để phát triển tâm linh, và khối óc của quý vị sẽ ổn định. [12:00] Khi mà quý vị ổn định và quân bình rồi, quý vị không phải lệ thuộc bởi ngoại cảnh nữa. Lúc đó chúng ta làm chủ, biết được phần hồn là chủ thể xác, không phải thể xác là chủ phần hồn: Sự sáng suốt phục vụ thể xác, chớ không phải thể xác phục vụ sự sáng suốt.

Người thế gian hay đi ngược, tưởng ta là bảnh, ta là được. Cho nên cha mẹ sanh con, lớn nói không nghe, là tại vì nó không hiểu. Từ nhỏ tới lớn nó chỉ biết bên ngoài, nó không biết bên trong, thành cái đạo đức nó không có; cuộc sống nó không có tâm linh!

Hồn làm chủ thể xác không phải xác làm chủ cái hồn. Sự sáng suốt của ta đang làm chủ thể xác mà trật tự của thể xác chúng ta không khám phá ra được, không khai phá ra được, là do đâu? Do chúng ta thiếu thanh tịnh.

Muốn đạt được những cái chuyện đó thì chúng ta phải làm thế nào? Phải dùng cái phương pháp người đi trước đã hành, khai thác khối thần kinh cơ tạng thì chúng ta đồng hành; nhiên hậu chúng ta mới đóng góp cho chung được.

Hòa hợp với cả càn khôn vũ trụ. Xác của quý vị là cái Tiểu Thiên Địa. Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ đầy đủ, có Tim, Gan, Tỳ, Phế, Thận, Nước, Lửa, Gió, Đất đầy đủ, không thiếu một vật gì hết mà chúng ta thiếu thanh tịnh, quên mình, hướng ngoại, chạy theo ngoại cảnh.

Cuộc đời này, học có bằng cấp mới có tiền. Đua nhau đi học, rốt cuộc bệnh chết, không biết tại sao. Học tới hết bằng cấp rồi cũng bệnh chết, không biết tại sao! Thiếu thanh tịnh không biết mình.

Nếu chúng ta biết chúng ta gầy dựng cái thể xác này cũng như căn nhà, cái Tiểu Vũ Trụ này, mà chúng ta làm chủ rồi, thì xuất, nhập tự do. Đó mới thật sự tự do, thật sự tự do dân chủ, thật sự tự do nhân quyền của Thượng Đế, chớ không phải của người phàm. [14:14] Thì chúng ta đâu cạnh tranh chuyện đời làm gì?

Cạnh tranh chuyện đời để gieo họa cho chính mình. Tâm trược, nói xấu người này, hành người kia, phá người nọ; rốt cuộc mình mang họa. Cho nên, kết quả những người từ Việt Nam đã qua đây, trước kia cũng đã làm lớn, cũng đã hành hạ nhiều người rồi, bây giờ hậu quả gia cang bất ổn, cũng hiểu rồi, mới tìm đường tu, cần cố gắng tu để hiểu phần hồn mình nhiềuhơn.

Xứ Canada là xứ hòa bình; con người Canadien muốn đem lại những sự hòa bình cho thế giới, mà chúng ta có dịp tu để hiểu được phần hồn của chúng ta, chúng ta mới thật sự đóng góp cho cộng đồng hiện tại, sống một cách vô sanh bất diệt, tâm vô tư của Trời, Đất đã cấu trúc một cảnh huyền vi cho chúng ta có một thể xác tốt đẹp như thế này: ngón tay của quý vị cũng rất cao siêu, rất đầy đủ quyền năng ở trong đó, chớ không phải không.

Phải tin nơi khả năng của quý vị mới khai thác quý vị ra; lúc đó quý vị mới biết Phật là ai? Thượng Đế là ai? Chúng sanh là ai? Cơ tạng của chúng ta không khai thác được thì không thấy sự hợp tác ở bên trong này: chúng ta có Lục Căn Lục Trần, mỗi tạng của quý vị, 250 vị tỳ kheo; tổng cộng là 1250 vị tỳ kheo đang theo chúng ta tu; mà chúng ta không chịu hành triển, không đem lại hòa bình cho trong nội thức, không giáo dục bên trong, thì tự nhiên nó theo bên ngoài! Bên ngoài thì tạo sự kích động và phản động, loạn tâm; ngủ không được, không yên, nội khoa tâm lý bất ổn! [16:07]

Khi mà chúng ta tu, lấy nguyên khí của Trời Đất khai thông ngũ tạng rồi, chúng ta có cái thức hòa đồng của vũ trụ, chúng ta nhìn mọi người, tất cả là anh em chung trong quả địa cầu, chớ không phải căn nhà này. Chúng ta đang hấp thụ cái nguyên khí của cả Càn Khôn Vũ Trụ, chớ không phải là đồng tiền có thể triển hạn sự sống của ta. Không!

Cho nên, chúng ta hiểu được nguyên lý đó, mà mình là con người có khả năng, chính người đã được hưởng những gì của Thượng Đế ân ban tại thế gian này rất rõ ràng. Từ li từ tí, nóng lạnh mưa gió để hỗ trợ cho tâm linh tiến hóa trong cái Có Có, Không Không.

Cho nên, tui cũng kiên trì tui tu cho đến ngày nay. Đêm đêm tu, mấy chục tuổi không có đêm nào mà bỏ hết. Tui nói cái pháp này nó phản lão hoàn đồng, con người nó trẻ ra và khỏe mạnh. Năm nay, tui sinh năm 1923, năm nay cũng bảy mươi hai tuổi tây, bảy mươi ba tuổi ta, vẫn khỏe mạnh và trực diện quý vị, để quý vị nhận xét rõ, chính mình có khả năng giúp mình, nếu mình bằng lòng khai sáng mình, thì mình thấy nguồn gốc mình ở đâu, không bị lệ thuộc bởi âm binh mà nói Đông nói Tây vô trách nhiệm, hại cho khối óc bất ổn và gia cang bất an.

Chúng tui không phải là loại mê tín dị đoan. Tất cả những người đến với chúng tui là thử thách rất nhiều, đặt rất nhiều câu hỏi. Những thức thách đủ thứ để tìm tui và hiểu tui và thực hành tới ngày nay, tui mới có cơ duyên trực diện với quý vị. Trước kia tui ra đây một mình, ngày nay chúng tui có một khối anh em đồng hành đồng tiến, đem lại sự hòa bình cho nội tâm của mỗi gia đình. Mọi gia đình đều yên ổn, vui tươi. Họ mới bằng lòng đóng góp, tìm cái chỗ tốt để tui thỏ thẻ cùng quý vị để quý vị thấy rõ khả năng của quý vị, không nên hoang phí. Chính chúng ta có thể đem lại sự hòa bình cho mặt đất, không nên đặt sự mê tín dị đoan mà không bao giờ có kết quả. Thiên cơ biến chuyển quý vị thấy chưa? Nay bão, lụt, động đất đủ chuyện. Con người có tránh được không? [18:41]

Luật nhân quả có, ở vị trí đó là phải nhận lãnh cái vị trí đó, nhưng mà phần hồn, nói chiều sâu, Chư Tiên cũng đang làm việc. Phần nào người ta rước theo nhóm nấy để tiến hóa trong Sanh, Lão, Bệnh, Tử, Sanh, Trụ, Hoại, Diệt và Hồi Sinh liên tục ở trên mặt đất này.

Cho nên quý vị không nên tin những lời truyền thuyết và sẽ tận thế sẽ khổ. Chính xác ta sẽ tận thế đây nếu ta không lo, lo ngay cái xác của quý vị đi. Cái căn nhà quý vị tốt đẹp khỏe mạnh, cơ tạng của quý vị tốt, không khí tốt, sạch sẽ cũng như cái gia cang mà chúng ta xây dựng, nơi nào mà chúng ta trú ngụ thì đem lại tin lành cho mọi người, thực hành để tiến hóa. Chúng ta không phải vỏn vẹn bao nhiêu đây đâu, còn tới vô cùng. Quý vị thực hành phương pháp của chúng tôi rồi quý vị thấy quý vị có giá trị, quý vị có khối óc là một ánh sáng trên mặt đất này

Ai đã làm thành căn nhà này? Phải khối óc con người không? Ai đã làm thành cầu cống cho chúng ta đi? Phải khối óc con người không? Ai đã làm máy bay cho chúng ta đi? Ai đã làm tàu bè cho chúng ta đi. Đó là khối óc của con người, ngày nay đã hình thành phát triển như vậy là chia sẻ có một phần thôi. Mà nếu chúng ta trụ về chơn thật, thanh quang sáng suốt ở bên trên thì quả địa cầu vui biết là bao nhiêu. Mọi người ở đây biết tạm. Tại sao tui làm người để làm gì? Để học nhẫn và học hòa.[21:03]

Mọi gia cang, cha mẹ đẻ con ra chỉ học sự nhịn nhục mà thôi. Sanh nó ra nó ngược, nó chửi ngược rồi cũng phải nghe, phải nhịn để độ con, thương con. Cái tình thương yêu của mình thì mình thấy mình có cái gốc từ bi rồi. Mà mình tu thanh tịnh là phát triển tâm từ bi, mới độ tha tại trần được. Không có nói khoác, không có nói dóc mà không làm được.

Chính mình hành, mình khai triển mình ra thì mình làm được. Cái giá trị nắm được, rờ được, hiểu được mới là người tu của thời đại. chạm trán bất cứ việc gì. Khi mà quý vị hiểu điện năng rồi, quý vị hóa giải được, không có phải khổ. Những người không hiểu, không lối thoát, bực tức, những thanh niên bực tức thấy tui không có lối thoát, đi làm bị ăn hiếp, tui nói đi ăn cướp hay hơn, có những người nghĩ như vậy, cướp không được tui tự tử chết là hủy diệt một cuộc đời. Phần hồn của mình bị tan rã thành sâu bọ, không có phát triển được [21:41]

Cho nên cái phương pháp này sẽ gom tụ lại và tìm tàng thực chất của quý vị, đế quý vị thấy rõ quý vị là ai, đang làm cái gì đây? Rồi sẽ đi đâu? Cuối cùng của chúng ta, tu về pháp lý Vô Vi khai triển tâm thức, rồi phần hồn sáng lạng, óc sáng tâm minh mới đi vô cái cõi vô sanh bất diệt, nơi đó, thế gian nhà Phật nói rằng Niết Bàn. Chỗ đó không có cạnh tranh, chỉ thương yêu, xây dựng, và giúp đỡ mà thôi.

Chúng ta đang khao khát cái cảnh đó. Bây giờ chúng ta có khả năng hành không? Chúng ta hành thì chúng ta sẽ được, an vui, chung họp, hòa bình. Đâu có cần số người nhiều. Số người như ở trong căn phòng này mà chịu hợp tác với nhau, thương yêu xây dựng hướng thượng để tận độ quần sanh cũng cứu được nhiều người.

Cho nên tui, khi tui tu được khỏe mạnh, tâm thức tui được an vui. Tui dám gan đi khắp cả thế giới trong lúc tui không có một nhóm nào hỗ trợ. Không có tiền bạc. Tui một người tị nạn ra đây, tui vẫn đi, vẫn làm việc vì tui tin tưởng có Trời Phật, thì tui cứ đi theo chiều hướng của Trời Phật.[23:03]

Nói cho mọi người nghe, ngày hôm nay nhóm Vô Vi trên thế giới không ít. Chỗ này nghe thức tâm họ tự làm. Cái tu này tự tu tự tiến chớ không phải như cái sect là rủ người ta tới rồi kêu người ta tự sát, không có vụ đó. Chúng tui không có tin những cái chuyện đó. Chúng tui phải tự tu tự tiến chúng tui mới làm, mà nhờ người ta chúng tui không làm.

Thì quý vị có thể ở trong căn nhà, ở trên cái giường, quý vị cũng có thể làm được rồi. Một thời gian quý vị thấy tự nhiên nó thay đổi. Mình ra đời đây là trong tự nhiên và hồn nhiên. Sự hiện diện của quý vị đây là trong tự nhiên và hồn nhiên, thì quý vị phải lấy nguyên khí của Trời Đất để hóa giải sự trần trượt trong cơ tạng, trở về tự nhiên và hồn nhiên. Thì chúng ta mới là thấy đạo là gì? Đạo là quân bình, tha thứ và thương yêu, mở rộng đường cho mọi người cùng tu cùng tiến, đó là nhiệm vụ của con người ở mặt đất này. Phải hiểu lấy mình trước hết. Có tiền của xã hội, tui ăn tiền welfare là tui sống được rồi, không phải vậy. [24:14]

Cái tiền mà người ta làm cũng khổ cực lắm, chúng ta mang ơn người, mang ơn Trời Đất, chúng ta phải khai sáng chúng ta, phát minh mới đóng góp cho mọi người ở trong xã hội này. Càng già càng quý, càng già kinh nghiệm đời càng nhiều, mà lập maîtriser, lập lại trật tự rồi là một cuốn sách vàng để độ tha tại trần.

Cho nên quý vị không có nên tin một cái gì, mờ mờ ảo ảo không rớ được, rồi cầu xin thờ cúng, có được cái gì đâu. Thực hành thấy kết quả rõ ràng. Tim, Gan, Tỳ, Phế, Thận chúng ta ổn định, thần kinh chúng ta mạch lạc, cái đó là cần thiết nhất. Già không lẫn, sống là sống, chết là chết rõ ràng như vậy. Đêm đêm chúng ta tu đứng đắn có thể đi ra được, rời khỏi thể xác này, chúng ta đi tới cái cảnh tươi đẹp, sống động. Cảnh ở thế gian này là cảnh chết, cho nên Phật nói: “Thế gian đô thị giả, không có phải thật, cái cảnh giả không phải thật.

Quý vị đến đây rồi quý vị cũng ra đi với 2 bàn tay không, không có chối cãi được. Đó là sự thật chúng ta nhìn thấy hằng ngày, kẻ sống, người chết, chúng ta hiểu rồi. Cho nên bằng lòng tự sửa tự tu thì cái kết quả nó khác. Linh khí nó sẽ dồi dào, mặt mày sẽ tươi tắn. Tình đẹp của Trời ban chiếu trong tâm của mọi người. Tin Chúa, Chúa độ, tin Phật, Phật độ. [25:53]

Tu như vậy mới là tu, chớ tu mà cứ bắt ông Phật làm việc cho mình hoài cũng không được, bắt Ông Chúa làm việc cho mình hoài thì suốt đời không có thành công. Tới giờ lâm chung, ai kêu Chúa, Chúa cũng không có giúp.

Cho nên hôm nay, tui có cơ duyên về đến đây, sẵn sàng phục vụ quý vị. Trong thời gian thuyết giảng tại đây, nếu quý vị có gì thắc mắc, có thể bàn bạc cùng tôi, sau những mấy chục năm kinh nghiệm tu học. Thành thật cảm ơn sự hiện diện của quý vị. [26:50]

Phương pháp Pháp Lý Vô Vi là một kỹ thuật để mình tự sửa và tự tiến, rõ rệt! Mình là một y sư của thể xác.

Bạn đạo 2: Con kính cám ơn Thầy đã ban cho những lời chân lý rất là quý báu. [27:09]

Phần 3: CẢM TƯỞNG TU HỌC

Bạn đạo 2: Kính thưa quý vị; Thiền là thực hành. Nói đến thiền là nói đến những chứng nghiệm sau khi hành pháp. Đường vào thiền do căn duyên, kết quả nhanh hay chậm, hoàn toàn tùy thuộc vào ý chí tu tập của hành giả. Đế cụ thể hoá vấn đề, chúng tôi xin mời một vài hành giả đã tu tập theo pháp thiền Vô Vi lên trình bày kết quả của mình để quý vị tường lãm. Xin kính mời bà Bobbie.

Bạn đạo 3: (nói tiếng Anh) [02:37]

Bạn đạo 4: (chuyển dịch qua tiếng Việt) Dạ, kính thưa quý bạn, những bạn cũ và mới của tui, hình như là cuộc sống của tui lúc nào cũng phải có cái đồng hồ là quan trọng; Vì bây giờ tui chỉ được có 5 phút mà thôi để trình bày đến quý bạn. Thật ra thì, trong đời con người từ lúc tấm bé đến lúc lớn, chúng ta sanh ra thì chúng ta muốn được cha mẹ nuôi nấng, lớn lên đi học rồi muốn có công ăn việc làm; Nhưng mà trong cuộc đời chúng ta cũng gặp những nghịch cảnh và đâm ra chúng ta chán nản. Trong đời của tui thì tui có duyên may, năm 1967 thì tui gặp một sự việc đã làm cho tui rất là, một sự việc đã thay đổi cuộc đời của tui.

Bạn đạo 3: (nói tiếng Anh)

Bạn đạo 4: (chuyển dịch qua tiếng Việt) Năm 1967, là thời gian đó tui ở Việt Nam. Thật sự ra thời gian đó cũng không có phải là một thời gian dễ dàng, vì các Bạn cũng biết lúc đó là có chiến tranh ở Việt Nam.

Bạn đạo 3: (nói tiếng Anh) [04:20]

Bạn đạo 4: (chuyển dịch qua tiếng Việt) Vào năm 1967, tui là một trong những số người Mỹ hiếm hoi có duyên may được gặp ông Lương Sỹ Hằng tại phòng làm việc của ông ta, để ông ta giúp cho tui tìm hiểu thêm về tâm linh.

Bạn đạo 3: (nói tiếng Anh)

Bạn đạo 4: (chuyển dịch qua tiếng Việt) Ông Lương Sỹ Hằng lúc đó làm việc cho một công ty Mỹ. Nhưng mà dù có làm việc, ông vẫn luôn luôn có thì giờ giúp tui tìm hiểu làm sao cái bước đầu tiên, khi mà tìm hiểu về tâm linh. Những cái bước đầu tiên là những bước khó khăn nhất

Bạn đạo 3: (nói tiếng Anh) [05:39]

Bạn đạo 4: (chuyển dịch qua tiếng Việt) Và tui được liên lạc với ông Lương Sỹ Hằng, đến lúc năm 1975 tui rời Việt Nam thì lúc đó tui mất liên lạc với ông, vì ông vẫn còn ở lại.

Bạn đạo 3: (nói tiếng Anh)

Bạn đạo 4: (chuyển dịch qua tiếng Việt) Và sau vài năm thì tui được duyên may gặp lại ông ta ở trại tị nạn bên Phi Luật Tân.

Bạn đạo 3: (nói tiếng Anh)

Bạn đạo 4: (chuyển dịch qua tiếng Việt) Nhưng mà dù cách xa, tâm tôi không bao giờ xa tâm ông Lương Sỹ Hằng

Bạn đạo 3: (nói tiếng Anh)[06;37]

Bạn đạo 4: (chuyển dịch qua tiếng Việt) Và người ta cũng thường hay hỏi tôi có cô đơn hay không? Thì thật sự ra, về gia cảnh, tui không có lập gia đình, vì thế tôi sống 1 mình. Nhưng không bao giờ tui cảm thấy cô đơn vì lúc nào tâm của tôicũng có liên hệ với tâm của ông Lương Sỹ Hằng.

Bạn đạo 3: (nói tiếng Anh)

Bạn đạo 4: (chuyển dịch qua tiếng Việt) Và nếu bạn đã bắt đầu bước trên con đường tâm linh thì bạn sẽ hiểu thế nào là sự thanh tịnh trong nội tâm. Nếu ngày hôm nay, biết đâu duyên may đây là cơ hội để bạn tìm hiểu thêm về con đường tâm linh đó.

Bạn đạo 3: (nói tiếng Anh)

Bạn đạo 4: (chuyển dịch qua tiếng Việt) Tôi thành thật cảm ơn quý bạn.

Bạn đạo 2: Xin cám ơn quý vị, và bây giờ, xin mời ông Pierre LeMieux. [07:55]

Bạn đạo 5: (nói tiếng Pháp) [10:19]

Bạn đạo 1: (chuyển dịch qua tiếng Việt) Kính thưa quý vị, xin để nói ngắn gọn qua, là anh Pierre LeMieux đã thực hành phương pháp được khoảng 2 năm nay, và anh thấy rằng, nói chung, là phương pháp này tuy rất khó, rất dễ mà cũng rất khó, là tập rất khó: chúng ta phải cần kiên nhẫn và cố gắng, phải dứt khoát cố gắng và vô thì rất khó mà khi ta bỏ rất dễ nên anh thấy rằng, cái phương pháp này anh đã học hỏi được rất nhiều, anh thấy có 3 điểm anh học hỏi được, thứ nhất là thực hành, thứ 2 là thực hành, và thứ 3 cũng là thực hành; để nói về cái sự quan trọng của phần thực hành trong pháp này.

Bạn đạo 5: (nói tiếng Pháp) [12:22]

Bạn đạo 1: (chuyển dịch qua tiếng Việt) Một lần nữa, anh Pierre nói rằng không có thể nói hết được sự quan trọng của thực hành. Thực hành trong Pháp Lý Vô Vi và nói thường ra thì, chúng ta thấy là trong cuộc đời của chúng ta có rất nhiều việc để mà lôi kéo và chúng ta luôn luôn có những cái lý do để mà không có hành. Nào là bận ăn, bận làm việc, bận ngủ, bận nhiều thứ lắm, thành ra rất dễ bỏ cái phương pháp. Tuy nhiên phương pháp một khi đã hành được thì về tâm linh sâu xa vô cùng và kết quả chỉ có quý vị thực hành mới có thể biết được

Bạn đạo 5: (nói tiếng Pháp) [13:45]

Bạn đạo 1: (chuyển dịch qua tiếng Việt) Cái điều mà Đức Ông Tám thường nhắc ở trong Pháp Lý Vô Vi đó là phải tập một cái cách, một cái phương cách, một cái trật tự cho rõ ràng, một hệ thống rõ ràng và thực tế thực như vậy. Khi mà tôi, sau một thời gian hành thiền Vô Vi, thì tôi cảm thấy rằng sự cảm nhận của tôi rất bén nhạy. Tôi có những sáng kiến rất là mau lẹ, đứng trước những cảnh vật thiên nhiên như một tiếng chim hót, một cành cây. Tôi cảm thấy được sự vi diệu của chúng mà tôi nghĩ rằng đó là nhờ phương pháp mà tôi đã dùng, tôi đã hành.

Bạn đạo 5: (nói tiếng Pháp)

Bạn đạo 1: (chuyển dịch qua tiếng Việt) Riêng về vấn đề thực phẩm, nói về thiên nhiên và thực phẩm thì, nhờ phương pháp này tôi đã trở thành là ăn chay; và về tính nết thì tôi thấy rằng, sau một thời gian hành, hiện bây giờ tôi thích chia sẻ với mọi người nhiều hơn, tôi ít ích kỷ hơn xưa và tất cả những cái sự tốt lành này; tôi, thứ nhất là xin đa tạ Đức Thầy; thứ hai nữa là xin cảm ơn Gustaphe là người đã giúp cho tôi biết được phương pháp. Và còn một số tên nữa, tôi xin lỗi tôi không nghe rõ anh Pierre nói là ai, vì tôi mới bên Hoa Kỳ qua.

Bạn đạo 5: (nói tiếng Pháp) [17:12]

Bạn đạo 1: (chuyển dịch qua tiếng Việt) Anh nói rằng, để kết luận, anh nhận thấy là nếu ta so sánh cái phương pháp này như một chiếc xe đi trên con đường xa lộ lớn, thì đây là một chiếc xe rất là hay. Nhìn lại, chỉ mới 2 năm mà anh đã đạt được kết quả như vậy: anh đã làm việc, cố gắng hành thiền, đã hết sức cố gắng, và anh nghĩ rằng, đây cũng chỉ mới là bước đầu thôi; hai năm mà đã được ngần đó, và anh mong rằng, ngày hôm nay, qua 5 phút nói chuyện của anh ở đây, nếu một vài lời nào đã thức tâm được quý vị đề quý vị cũng mong mỏi làm cái việc như anh, thì đó là anh rất là sung sướng. Xin đa tạ.

Bạn đạo 6: Dạ, tôi xin thưa, tôi là Phạm Bá Lâm, sinh ngày mùng 5/10/1921 tại Thái Bình, Việt Nam. Tôi là một thành phần, đầu tiên vào đời là một quân nhân, rồi sau này làm công chức, mà công chức thì cái đời sống nó khó khăn, tôi mới đi làm ở sở Huê Kỳ.

Nhờ một cái cơ duyên là cái năm 1972, tôi làm việc ở Pleiku, thì tôi có gặp một anh trung úy, kêu là Trung Úy Long. Thưa anh em Vô Vi, không phải Long, Long là Ma Vương của chúng ta mà là một anh Long khác. Anh ấy dạy Taekwondo ở thành phố Pleiku, trong phi trường Pleiku. Tôi đi qua, tôi thấy hay, tôi muốn thọ giới anh, thì ảnh không cho tôi học. Ảnh nói tôi là: “tuổi bác lớn rồi, vì năm đó tôi 50 tuổi, đầu tóc cũng đã 2 màu rồi; ảnh không cho tôi học.[19:02]Ảnh bảo tôi rằng là, “Bác cứ về đi rồi đến tối tôi mang đến nhà Bác, cho một cái quyển mà Bác đọc xong rồi, Bác hành xong rồi, bác thấy khỏe hơn là đánh Taekwondo, còn bây giờ bác vào đây, anh em tôi nó đánh gãy gối.

Thì cái con đường này, đi vào tu hành đó, phải nói rằng là tôi được anh ấy kể cho nghe rồi tôi đem cái quyến ấy về, tôivào trong sở thì có một mình tôi có cái phone liên lạc ở 2 nơi Việt Nam, Sài Gòn với Pleiku. Tôi nghiên cứu trong một tuần lễ thì xin lỗi, ban đêm tôi say sưa đến cái nỗi mà, tôi đi xoa mạt chược về đó, đến cái giờ giấc chung là tôi đi ra ngoài, tôi ngồi trên xe jeep mà tôi cũng thiền. Thế rồi tôi về nhà tôi, tôi cũng thiền. Em tôi nó đi tuần, nó thấy tôi ngồi thiền thì nó cũng trách móc là tại sao mà khổ sở, ban đêm mà còn ngồi thiền. Thì sau một thời gian tôi ngồi thiền, tôi thấy kết quả. Tui xin nói đây là kết quả đầu tiên của tôi, tôi thấy rằng ở cái xứ Pleiku, là cái xứ gió chướng, người ta ra ngoài trời ban đêm, có khi là người chết, chết gục vì vấn đề gió chướng. [20:04]

Nhưng mà riêng tôi, từ cái khi mà, trước cái ngày đó thì tôi chưa thiền, tôi thấy tuần nào tôi cũng sổ mũi, hắt hơi, khó chịu vô cùng. Thế mà đến khi tôi hành thiền rồi đó, tôi hành cái pháp này của ông Lương Sỹ Hằng rồi đó, thưa quý vị, tôi thấy nó lạ chi mà tôi không còn sổ mũi, hắt hơi nữa. Rồi tôi khuyên vợ con tôi. Vợ con tôi bảo là, “Ông có thì giờ thì Ông thiền, chớ tôi, một ngày phải nuôi con đi học, phải nuôi đàn heo, phải thế nọ, thế kia; tôi, không thiền!” Tôi bảo, “Cứ thiền đi! Nếu muốn sống tốt, vững mạnh, phải thiền!

Thì quý vị trông cái dáng hình tôi thế này mà sinh năm 1921, năm nay tôi 74 rồi, lẽ ra tôi đã chết năm 1985 khi tôi sang đoàn tụ với con cái tôi bên đây. Nhưng mà, nhờ đến khi mà tôi tỉnh lại được, tôi gặp lại được Thầy Tám, tôi hành cái pháp này, tôi phải nói với quý vị vắn tắt rằng, nó hay vô cùng! Tôi nói bây giờ, quý vị đặt một cái bên cánh tay trái check là 1 triệu dollar, bảo tôi lấy 1 triệu đô la bỏ cái pháp này, xin lỗi quý vị, quý vị cầm về mà tiêu. Tui chấp nhận cuộc đời nghèo mà tôi hành cái pháp này. Vì tôi thấy nó khỏe vô cùng, mà tôi nói với bạn bè đó, có những người tôi dạy chỉ bảo cho họ hành theo cái pháp cũng không được đâu. Như Thầy tôi vẫn thường nói rằng là, chỉ có hành và hành, mình làm một việc cho tất cả mọi việc. Mình hành đi rồi người ta trông mình hành mà về hành.

Thì quý vị thấy rằng, ở đây phải nói rằng, biết bao nhiêu quý vị bạn đạo. Những người tài giỏi hơn tôi, Những người hành công phu rất khá hơn tôi mà quý vị không kiếm, mà trong Ban tổ chức sau thương sao mà gọi tôi, cái thằng già ngớ ngẩn lên đây để mà, nói năn thì tôi không biết rằng nói cái gì nhưng mà tôi chỉ biết rằng trong cuộc đời tôi thì phải nói rằng, thí dụ như người ta có nhiều cái thói hư tật xấu, tôi dám cam đoan với quý vị rằng bây giờ tôi đã bỏ được 95% cái thói hư tật xấu.

Còn trẻ tôi cũng một mình một nửa chai Whisky, không phải là ít; mà bây giờ thì một giọt cũng không còn. Mà năm nay, thí dụ như mọi khi mà ai chạm đến cái nọc của tôi đó, là tôi gân đầu cứng cổ lên, tôi cãi tôi ăn thua đủ! Bây giờ, xin lỗi, nếu có quý vị nào mà vì cái gì mà tôi lầm lỗi mà quý vị mắng chửi thì tôi cũng xin cảm ơn, tôi đi, chớ tôi không có buồn ai hết! Và đồ đạc của tôi, bây giờ nếu mà tôi để ai vô ý mà lấy của tôi, thì tôi cũng nghĩ rằng, cái đó tôi có lấy của người ta, người ta mới lấy lại của tôi!

Dạ, tôi chỉ có bấy nhiêu để xin trình bày, chớ thật tình muốn nói chuyện với quý vị đây. Xin phép tôi phải được một thời gian như Thầy tôi vừa mới trình bày với quý vị, thì mới đủ cho tôi nói. Dạ, cảm ơn quý vị. [22:46]

Phần 4: VẤN ĐẠO

Bạn đạo 7: Chúng tôi kính đề nghị quý vị đặt những câu vấn đạo trên giấy, quý vị chỉ cần giơ tay, Ban tiếp tân của Hội Ái Hữu Vô Vi Montreal sẽ cung cấp ngay giấy bút. Khi viết xong chúng tôi sẽ thu góp ngay. Trong khi chờ đợi những câu hỏi của quý vị, chúng tôi xin phép được đọc những câu vấn đạo nhận được từ phương xa do đường bưu điện.

Câu hỏi thứ nhất: Kính thưa ông Lương Sĩ Hằng, tức Ông Tám. Tôi có 2, 3 người bạn thực hành Pháp Lý Vô Vi, một vài dịp được chứng kiến những buổi luận đạo của ông và các bạn tôi. Tôi thấy họ đều gọi ông là Thầy, thương yêu và tôn kính ông như một bậc dẫn đạo sư. Mặt khác, qua các băng giảng kinh sách của ông cũng như lúc ông thuyết trình, tôi thấy ông phủ nhận danh xưng là Thầy. Cách ông xưng hô và đối xử với họ như bạn bè, luôn luôn trả họ về với chính họ để tự tu tự tiến. Thậm chí sau này ông còn tự xưng là “Bé Tám,” điều này khiến tôi không hiểu. Xin ông vui lòng giải thích. [01:19]

Đức Thầy: Tất cả ở thế gian, người ta phủ nhận người ta là bé! Tất cả những người đang ngồi đây đều từ cậu bé trở nên ông già! Và tôi tu thanh nhẹ, tôi không còn nghiệp, không còn vấn vương chuyện đời nữa. Thì tôi là Bé chứ gì?

Bạn đạo 7: Xin cảm ơn Thầy. [01:36]

Câu hỏi thứ hai: Kính thưa ông Lương Sĩ Hằng, tức ông Tám. Tôi là một giáo sư Vật Lý của một trường đại học. Là một khoa học gia không cho phép tôi tin mê tín dị đoan, nhưng nghiên cứu về phép thiền Vô Vi, tôi thấy có một điểm đặc biệt: Ông nói nhiều về điển quang. Theo thiển ý tu hành phải dựa vào các kinh văn đã có từ ngàn xưa, xin ông vui lòng giải thích điểm căn bản của Khoa Học Huyền Bí Phật Pháp mà Vô Vi đã khởi xướng trong các kinh điển của pháp môn này. Trong khi chờ đợi được thưởng thức món ăn tinh thần mới, là Pháp Giới Điển Quang của Vô Vi, xin ông nhận ở đây lòng tri ân của tôi.

Đức Thầy: Khi người tu mà không biết trực diện tại sao mình tu. Phải thấy đó cuộc sống của chúng ta đi được, đứng được, ngồi được, nói được, do điện mà thôi. Mà chúng ta phát triển đi lên chiều cao hơn nữa, chúng ta nhận từ đâu? Từ vũ trụ quang xuống và chúng ta về sắc giới trên cao hơn nữa thì chúng ta mới biết rằng đạo là vô sanh bất diệt. [02:50]

Cho nên, không nên lấy những cái lời kinh sách của Đức Phật đã thành công!

Phật là gì? Là một người am tường sự khổ ở thế gian mà buông bỏ tất cả sự đời, tự tu tự tiến, chính Thích Ca đã làm; ngày hôm nay ảnh hưởng quần sanh, ảnh hưởng trong cái chân lý rõ ràng; thực hành để quán thông lấy chính mình, chớ không phải bắt buộc người ta phải theo. Cho nên nhiều người nhai đi nhai lại, mở miệng thì kêu Bổn Sư Thích Ca nhưng mà không có chút nào giống Bổn Sư Thích Ca! Còn đi nói xấu người này, nói xấu người nọ; nói chuyện đó. Ít nhất mình cũng học một góc nào của Bổn Sư Thích Ca. Bổn Sư Thích Ca là kêu cái câu đó là kêu phần hồn mình, nhận được cái điển từ bi của Chư Phật. Thì chúng ta phải có một hành động từ bi cởi mở, sáng suốt hơn người phàm mới là người tu.

Người tu mà đi nói xấu người tu, cái đó là sai, không đúng. Cho nên nói về điển quang thì chúng ta tu khai triển nội thức của chính mình, phát triển khả năng sẵn có của chính mình, hướng thượng tới vô cùng thì đâu có tranh chấp chuyện thế gian, chỉ hỗ trợ và xây dựng cho nhau tiến hóa tới cõi vô sanh bất diệt. Đó là nhiệm vụ của người tu thực hành chớ không phải tu sách vở là nhai đi nhai lại, tam sao thất bổn, bổn chánh ông Phật nói một câu này, người này chép một câu sửa một chút, chép một câu sửa một chút, cái câu đó không có chính đáng. [04:25]

Người ta không hiểu, cứ ôm đó, tôi đọc đó, rồi ông Phật phù hộ tôi, nhờ tôi tụng kinh, ngày nay tôi khá giả tôi có tiền nhiều hơn, không phải vậy. Bởi vì ở thế gian họ sợ. Cái thứ nhất là cái hình nộm, thấy sợ rồi, rồi áo mão khác hơn họ, họ sợ rồi, họ phải cúng dường, tự nhiên mình có tiền. Cái đó là làm affaire thôi không có tiến được.

Còn tu khác, tu phải tự thức. tâm tự thức, dũng mãnh lên. Hiên ngang, chạm trán với bất cứ nghịch cảnh nào ở thế gian để mình quán thông sự việc đó là tâm đã tự tiến được về điển giới. Thì không còn mê chấp, sống trong an lành và thật thà.

Bạn đạo 7: Xin ông tám cho biết thế nào gọi là Tâm Điển Thực Hành?

Đức Thầy: Tâm Điển Thực Hành, cái tâm điển chúng ta khi chúng ta biết được cuộc đời là giả tạm, cuộc đời là khổ, chúng ta am tường cái khổ mà dùng cái phương pháp, lấy cái nguyên khí của Trời Đất khai sáng tâm hồn của chúng ta thì chúng ta mới thấy điển là gì? Có điển thì phải có nguyên điển, nguyên điển mới hiểu được nguyên lý Sanh, Trụ, Hoại, Diệt, và Hồi Sinh của mọi người ở thế gian

Bạn đạo 1: Thưa sau đây là một số câu hỏi hoặc tiếng Pháp hoặc là tiếng Anh. Tôi được biết là quý vị người Pháp hoặc là người Anh đã có thông dịch trực tiếp, thành ra tôi xin đọc qua câu hỏi và khi Đức Thầy trả lời thì tôi sẽ không cần phải dịch lại bằng tiếng Việt, bằng tiếng Pháp và tiếng Anh vì đã có thông dịch rồi.

(đọc tiếng Pháp)

(dịch qua tiếng Việt) Kính thưa Thầy, con đang tập phương pháp Vô Vi từ 2 năm nay, có nhiều đêm con cảm thấy là rất khó tập giữa 11 giờ đêm và 2 giờ sáng, vì con quá mệt. Cho nên con hay thường ngủ mất đi trước khi thiền. Vậy trong trường hợp đó, con có thể thiền sáng sớm khoảng 5 giờ được hay không? Và nếu thiền như vậy nó có ảnh hưởng đến sự tiến triển về tâm linh của con hay không?

Đức Thầy: 11 giờ đêm là giờ Tý. Giờ Trời Đất thông khai. Chúng ta làm pháp luân thường chuyển là mượn cái élan, cái trớn đó để đi lên. Khi mà làm được Pháp Luân Thường Chuyển vào giờ Tý, nó lợi hơn những giờ khác, nó không có còn động và chúng ta dễ dãi khai tâm mở trí và cái chiều hướng nó thông nhâm đốc rồi, nhắm mắt đúng mức rồi, chúng ta đi ra khỏi thể xác

Bạn đạo 1: Dạ, kính thưa Thầy, câu hỏi thứ 2 là nó có ảnh hưởng không? Tức là ý Thầy nói là nó có ảnh hưởng?

Đức Thầy: Có ảnh hưởng chớ! Đúng 11 giờ là giờ Tý thông khai, cái giờ đó quan trọng. Còn những giờ kia là nó ngồi chơi vậy có chừng, chớ không có dùng được cái luồng điển của Vũ Trụ Quang mà khai thông giúp cho bộ thần kinh tiến hóa.

Bạn đạo 1: Xin đa tạ Thầy.

(đọc tiếng Pháp)

(dịch qua tiếng Việt) [08:09] Kính thưa Thầy, cha con vừa mới bỏ đi sang một tiểu bang khác, thì con và anh con rất là nhớ cha con. Hiện bây giờ cha con sống cùng với một người đàn bà khác và 3 người con của bà. Ba con có điện thoại thường cho con và nói là ba con thương con lắm nhưng mà con không có biết là thật sự ba con có thương con hay không? [08:32]

Đức Thầy: Cái chuyện đó, tình cha con là trong cái mầm mống thương yêu mà ra, dù xa cách mấy, dù tình yêu quyến rủ đến đâu, tình cha con vẫn còn mãi mãi, đừng có lo. Khi chúng ta nghĩ đến cha, chúng ta tin Chúa, nghĩ Chúa tức là Cha chúng ta. Hồn chúng ta là chủ của thể xác, thực hành cho đứng đắn thì cha con không có mất mát và có cơ hội tái ngộ dễ dãi hơn.

Bạn đạo 1: (đọc tiếng Pháp)

(dịch qua tiếng Việt) Kính thưa Đức Thầy, Thầy nghĩ sao về tình trạng tâm linh tại Việt Nam ngày hôm nay. Theo người nghĩ, thì đây có phải là một nơi tốt, thuận tiện, thuận lợi cho những người tu Vô Vi hay không? Và những người đó có nên bỏ tất cả thời giờ ra để mà tu tập tại một nơi như thế hay không? Xin cảm ơn [09:41]

Đức Thầy: Nếu tại Việt Nam là cái cơ hội của người Việt Nam. Có khổ, khổ, khổ mới biết biên giới của Phật pháp. Sau sự khổ là sau sự động, sự kích động và phản động, chúng ta mới tha thiết sự thanh tịnh; mà hiểu được nguyên lý của thanh tịnh, ở nơi đó cứ việc tu, trong sự kích động mà chúng ta vẫn bình an.

Còn nếu ở nơi này, Canada là trật tự; con người cần trật tự, có cuộc sống rồi, là sợ chết. Chúng ta, tất cả người ngồi đây chỉ có thiếu cái chết thôi, không thiếu cái sống. Sống ở đây dư dả, thiếu cái chết thì chúng ta tu để cho nó thanh nhẹ. Chết là gì? Phần hồn rời khỏi thể xác mới là chết, thì chúng ta bằng lòng tu để rời bỏ thể xác, đi lên một cõi thanh nhẹ vô sanh, bất diệt mà chúng ta mong muốn. Cứ thực hành đi tới, thì 2 nơi cũng có 2 chiều phát triển. Nếu chịu tu thanh tịnh, hiểu được cái nguyên lý thì ở Việt Nam cũng tiến, mà ở Canada cũng thông [10:45]

Bạn đạo 1: (đọc tiếng Pháp)

(dịch qua tiếng Việt) Dạ, chào Bé Tám. Câu hỏi thứ nhất tôi muốn biết, bé Tám cho biết tại sao mà người ta phải xuống tóc? Cảm ơn bé Tám và xin Trời Phật giữ Bé Tám ở đây

Đức Thầy: Khi người tu mà giải được nghiệp tâm, họ không muốn có sự phiền phức. Quý vị có tóc phải phiền phức không? Sợ bụi dính nè, rồi phải đi, thì giờ đi hớt tóc nè, nhiều chuyện. Cuộc sống của người tu càng đơn giản, càng tiến, càng rảnh rỗi, càng nhẹ nhàng. Vì đó người ta hớt tóc, để cho da tóc có trực tiếp với Nguyên Khí của Trời Đất mà thở.

Cho nên, tương lai ở trên mặt đất này nó có cái mốt cạo đầu! Phải cạo đầu con người nó mới khỏe mạnh, lỗ chân lông nó hưởng cái Nguyên Khí trực tiếp, thoải mái. Những vị vô đây bắt chước tôi cạo đầu rồi, nó không bao giờ nó để tóc lại; khó chịu lắm, ngứa ngáy khó chịu lắm.

Bạn đạo 1: Cảm ơn bé Tám. Câu hỏi thứ 2 cho Bé Tám là: Bé Tám cho biết, ý nghĩ của Bé Tám về sự phá thai?

Đức Thầy: Sự phá thai? Tâm làm thân chịu. Người đó không có anh hùng mới phá thai. Tâm làm thân chịu, đó là cái bằng chứng của Thượng Đế, của Chúa cho mình thấy; đó là một cơ hội để học nhịn nhục, kiên nhẫn! Làm cha, làm mẹ mới biết chữ nhẫn là quý. Còn nếu mà phá thai, không có bằng chứng, rồi mất đạo đức, con người mất đạo đức. Không nên phá thai. Tâm làm thân chịu. Mình thức được, “Nếu mà tôi dâm dục nhiều thì tôi sẽ bị bệnh AIDS, bệnh này bệnh kia, bệnh nọ thì tui ngưng đi!” [12:56] Con người có cái trí mà không biết nuôi dưỡng cái trí, không biết tu, không biết niệm Phật, không khai cái đại trí, làm sao dứt khoát được. Cho nên những người bên Tây Phương bị lầm lạc về cái đó, tự do về cái đó quá nhiều dễ bị bệnh. Khu vực nào mà tự do nhiều về vấn đề dâm dục thì sẽ bị bệnh nhiều lắm, mất nguyên khí của Trời Đất. Đó là một đại tội của Trần gian.

Bạn đạo 8: Xin cảm ơn Thầy. Câu hỏi kế tiếp, thưa ông Tám. Tôi nghe nói làm nghề nhà hàng sẽ mang nghiệp nặng. Xin ông giải thích rõ tại sao và mang nghiệp là như thế nào?

Đức Thầy: Nghiệp sát. Mình chết có muốn ai phân thây không? Mà mình làm nhà hàng, mình phân thây hằng ngày. Cái tâm ác của mình càng tràn đầy. Làm cho ngon, phải xẻo cục này, cắt cục kia; là cái tâm mình không có thiển lành. Mình thấy vạn vật đồng nhứt thể chúng sanh tại thế gian. Vì nó xấu phước, luồn điển của nó không có được cao, nó không có hội nhập trong thể xác con người được. Nó hội nhập thể xác con thú. Chúng ta nhìn con thú có gia đình không? Nó có sự thương yêu? Tây Phương thấy rất rõ ràng. Có gia đình, có sự thương yêu, sống trong cái lý thú tình yêu của Trời Đất đã an bài.[14:20]

Bạn đạo 8: Câu hỏi thứ hai: Thưa ông Tám. Những người thuộc loại đồng tình luyến ái là như thế nào? Họ mang tội gì? Và kiếp này họ phải chịu như vậy? Thiền theo Pháp Lý Vô Vi có giúp những người này thay đổi được trạng thái của họ không?

Đức Thầy: Chắc chắn họ thiền đúng theo Pháp Lý Vô Vi thì phải giải trược cho họ. Tại sao họ hướng về dục? Tạo đồng tình luyến ái và họ không có lối thoát thì họ tìm lối thoát. Mà nếu tu về Pháp Lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí Phật Pháp thì dùng Pháp Luân Thường Chuyển, giải họ, nó đi lên khúc trên, thay vì nó tu tập ở khúc dưới và nó đòi hỏi. Nhưng mà cái đó là cái suy yếu và tự hại lấy mình, tiêu hao, phá hủy cơ tạng và không có tốt. Tôi khuyên những người đồng tình luyến ái nên chấm dứt cái đó, và tự tu, tự tiến để khai mở tâm thức của chính mình. Dục tiến thiên đàng, hơn là ở lại thế gian mà không lối thoát; tức là bệnh hoạn. [15:23]

Bạn đạo 8: Câu hỏi kế tiếp: Vẫn tiếp tục thiền và vẫn tiếp tục đời sống vợ chồng thì có gì mâu thuẫn với nhau không?

Đức Thầy: Nếu vợ chồng đồng tu, đồng tiến, thì người ta tiết kiệm nguyên khí của Trời Đất, không hướng về con đường dục; thì vợ chồng vẫn an vui, mà chồng trẻ, vợ cũng dễ thương, không có gì động chạm.

Mà nếu hướng về dục, đó là sự tiêu hao, mà thôi. Cho nên, những người ở thế gian này cũng xác nhận rõ ràng, một đêm tình dục, ban ngày chúng ta không khỏe! Sự tiêu hao nguyên khí trong cơ tạng mặt mày không tươi tắn. Nếu mà chúng ta giữ được, mà muốn giữ thì phải có một chỗ thay thế, giờ Pháp Lý Vô Vi có chỗ thay thế: làm Pháp Luân Thường Chuyển nó đem đi lên thay vì cycle, cái chiều hướng nó đi xuống, phải có thay đổi mới được! Còn không thay đổi mà bắt buộc người ta đi theo mình là người ta khùng, không được, phải có một cái phương pháp. Cho nên, cần cái pháp để giải tỏa cái trược khí trong nội tâm nội tạng, thì cái óc nó mới minh mẫn thêm, sẽ làm được nhiều việc hơn. [16:35]

Bạn đạo 8: Dạ, thưa Ban Tổ Chức có cho chúng tôi hay là quý vị nào không muốn ghi ở trong cái câu vấn đạo vào giấy, và muốn lên trên micro, chúng tôi cũng sẵn sàng, xin mời quý vị nào có những câu hỏi cần phải hỏi trực tiếp với lại Thầy Lương Sĩ Hằng.

Trong khi chờ đợi, chúng tôi tiếp tục đọc những câu hỏi mà của các vị, các quý vị ở dưới đưa lên.

Xin ông Lương Sỹ Hằng cho biết sự khác biệt giữa thiền Vô Vi và thiền bên đạo Phật?

Đức Thầy: Nói Đạo Phật, là đường của ông Phật thành công. Còn ta thiền khai triển tới quân bình mới là thấy Phật. Hai cái khác nhau. Đừng có nói, “Tôi tu theo Phật; ông tu theo Tiên!” Không phải như vậy! Không có quân bình, đâu biết Phật, Tiên là ai? Cứ mơ mộng, mơ mộng cho tới chết thôi. Không quân bình, trí không sáng, tâm không minh đâu biết Phật Tiên là ai? Chính mình không hiểu mà. Nói tôi tu Phật mà không hiểu chính mình là ai? Còn sân si, còn giận hờn, còn bị tình dục quyến rũ, bỏ vợ bỏ con. Nhiều người có rồi, đang có đây, ngay xứ Mỹ cũng có; Việt Nam cũng có! Về thăm Việt Nam, về đây bỏ vợ, bỏ con hết; bị tình dục quyến rũ!

Bạn đạo 9: Câu hỏi kế tiếp ạ: Xin Ngài từ bi chỉ dạy cho chúng tôi sự liên quan giữa tâm, thần, linh hồn và sự hoạt động của 3 thứ trong cuộc sống hiện tại và sau khi chết.

Đức Thầy: Hoạt động của 3 thứ; là 3 thứ gì?

Bạn đạo 9: Tâm, thần, và linh hồn

Đức Thầy:À, tâm, thần và linh hồn. Nó trú ngụ cái luồn điển ngay ở thần kinh của chính mình. Khối thần kinh mà tu Pháp Lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí làm Pháp Luân được rồi, nó sẽ trụ, cái tâm của Các Bạn nó ở trên đầu, 3 tấc. Cái tâm đó là tâm sáng lạng, không có phải cái tâm tranh chấp như cái tâm bằng thịt như người ta suy nghĩ. Lúc nào tâm bằng thịt cũng yên ổn, thì trí nó sáng lên. Tâm đó, tâm hướng về đâu? Nó đi về đó. Hướng về Phật nó đi về Phật. Cho nên nếu mà không có trụ được đó thì đâu có thần, thấy mệt mỏi mà đâu có thần, làm việc không sáng suốt, viết cái thơ không đầu đuôi, không rõ rệt, không quán thông, thì xét cái trí của người đó chưa có quân bình [19:15]

Bạn đạo 9: Dạ, xin cảm ơn Thầy. Câu hỏi kế tiếp. Dạ, thưa Thầy, cháu muốn biết là cỡ khoảng mấy tuổi mình mới bắt đầu tập thiền được?

Đức Thầy: Thích thiền thì cứ thiền. Cái Pháp này cho nam, phụ, lão, ấu, lấy nguyên khí của Trời Đất mà khai sáng mình, chớ không nhờ đỡ bất cứ một ai; và không có lệ thuộc vào một tổ chức nào! Tự tu, tự tiến, là nơi nào cũng tu được. Không cần nhang đèn cúng lạy gì hết, thực hành để sửa tâm sửa trí mà tiến hóa được. Trí không sáng, đừng có nói Phật, vô ích! Phật là phần nhẹ, trí chúng ta sáng, chúng ta mới nói chuyện Phật được

Bạn đạo 1: Câu hỏi thứ nhất: Kính thưa Thầy; con đã hành thiền trong vòng 8 tháng nay, nhưng chưa thấy có một kết quả nào cả. Những trở ngại đối với con về phần khó ngủ, và đặc biệt là cái sự đau ở trên vai như là vai bị lệch ra, xương vai bị lệch đó, thì đều không có thay đổi gì cả. Con rất muốn được tiến triển trong đời sống tâm linh, nhưng mà không thấy một cuộc thay đổi nào trong chính con.

Đức Thầy: Khi mà mất ngủ là do khối thần kinh, thì do đâu, làm sao mà để cho nó ngủ lại được? Cần phải Soi Hồn. Tôinói 15 phút; phải làm 15 phút. Từ Soi Hồn nó toát mồ hôi, nó đem độc tố ra khỏi thể xác. Và làm tiếp tục, làm Pháp Luân nhiều, nó đem được độc tố qua hơi thở, thì cái chuyện đau nhức ở trong mình đều là độc tố, tụ nơi đó mới là đau nhức. Cứ tiếp tục làm như vậy, tin những người đi trước đã thành công thì người đi sau này sẽ thành công. Chính một người ở Việt Nam, gặp tôi trước kia 20 năm và tôi chỉ cho cái pháp này. Người đó là người cùi! Nhưng mà ai dám nói pháp này có thể cứu được anh? Tôi nói, “Cái nghiệp của con quá lâu rồi, từ tiền kiếp. Bây giờ ráng tu cái pháp này. Pháp này là vô cùng, thực hành cho đứng đắn vô cùng, anh ta, anh là giáo sư nhưng mà ảnh cương quyết ảnh tu theo cái pháp này trong 20 năm, đúng 20 năm, tay chân ảnh hết cùi rồi, vợ con được trở lộn lại đoàn tụ. Chứ hồi trước ảnh hôi tanh, ảnh gặp tôi ảnh không dám gần. Ngày nay ảnh có thuyết giảng một cuốn băng ra nói rằng Pháp Lý Vô Vi trị bệnh cùi, chính anh đã thành công, có bằng chứng. Anh hiện tại đang còn sống ở Việt Nam [21:50].

Cho nên mình làm một việc gì phải trì kỳ trí! Một cái bệnh mà nó xảy ra, nhiều năm nhiều tháng nó mới xảy ra, không phải xảy ra tức khắc đâu. Thì cái sự hội tụ sai lầm của chính mình đã nhiều ngày, bây giờ mình sửa sai phải nhiều ngày nó mới trở lại được. Chớ nói, “Tôi thiền một chút rồi tôi ngủ, nó hết bệnh. Không phải vậy. Phải làm đúng giờ, đúng lực lượng, nó mới khai mở tâm thức. Phải dày công, cái mỗi mỗi phải dày công. Không có dày công không có làm được.

Bạn đạo 1: Xin cảm tạ Thầy. Câu hỏi thứ 2: (đọc tiếng Pháp. Chuyển dịch qua tiếng Việt)

Thưa Thầy, sau 6 tháng tập phương pháp này, thì con không có cảm thấy được một bộ đầu rút gì cả.

Đức Thầy: 6 tháng thì chỉ có nằm hít thở thôi.

Bạn đạo 1: Không biết là như vậy có phải vì con tập sai hay không?

Đức Thầy: Không phải, mới có hít thở thôi, mới có làm lại được trật tự cho bộ gan nhẹ nhàng để ngồi hít thở, nó mới giải, nhưng mà phải làm nhiều, liên tục , không có tới bữa nay làm một chút rồi mai chán, không được, phải liên tục, sống như sống với nguyên khí của Trời Đất vậy, liên hệ với Trời Đất mà sống.

Bạn đạo 1: Dạ thưa Thầy, người bạn đây nói là tập 20 phút mỗi một tối,

Đức Thầy: Ít quá!

Bạn đạo 1: Ít quá, phải cố gắng!

Đức Thầy: Hai mươi phút, mà làm được bao nhiêu trong đó? Mình hít vô cái ào, nó chỉ nhích có chút xíu à, phải liên tục làm nhiều hơn, thấy đó là món quà tinh thần, thực hành đi, tin tưởng làm đi, nó sẽ hết. Nhiều người như vậy, tôi đã qua nhiều năm kinh nghiệm và tôi, nhiều người làm như vậy và bây giờ họ cố gắng, họ đã thành công.

Bạn đạo 1: Thưa, câu hỏi thứ 3 cũng của vị này. (đọc tiếng Pháp. Chuyển dịch qua tiếng Việt)[24:03] Kính thưa Thầy, cái phương pháp hành này có ảnh hưởng đến con của tôi hay không? Vì tôi có 2 đứa con gái, mà tuổi dậy thì, tuổi mười mấy tuổi đó mà các cháu thường hay nổi loạn, thường hay bằng lời nói hoặc là bằng hành động, thì không biết là tôi có thể thay đổi thái độ của các cháu hay không? Xin cảm ơn Thầy.

Đức Thầy: Con của mình là trong cái gốc của chính mình, mà mình cố gắng sửa lại trật tự thì cái từ trường của mình tốt, chung sống với các con, do từ trường nó giúp đỡ trong tâm thức của con. Phải cố gắng tu! Người mẹ là gốc để độ con; người Mẹ mà nghịch lại con thì tự ái nó càng ngày càng gia tăng, như đuổi con ra khỏi nhà. Nhịn nhục đi, thực hành đứng đắn. Có pháp rồi, lấy cái từ trường chúng ta độ những người ở xung quanh chúng ta sẽ được bình an.

Bạn đạo 1: Xin cảm tạ Thầy. Một vị khác có hỏi (chuyển dịch qua tiếng Pháp/Anh/Việt)

Tức là theo Thầy thì cái sự gì sẽ xảy ra khi con người ta, cái phần thể xác của chúng ta chết đi? [25:24]

Đức Thầy: Người ta chết đi, khi hơi thở tắt nó mới chết. Thì cái xác không hoạt động thì tất cả những người xác mà chết rồi thì cũng như nhau thôi. Sống thì nói trí, nói hơn, nói thua, chớ chết thì cũng như nhau mà thôi. Con thú cũng chết vậy thôi. Thần kinh hết làm việc rồi, không có môi trường làm việc, nó phải ly khai. Đó, phần hồn đã rời thể xác.

Bạn đạo 1: Thưa Thầy, con xin lỗi, con không có hỏi rõ là: người bạn đó muốn hỏi, đặc biệt là về phần hồn. Chuyện gì xảy ra cho phần hồn khi mà xác chết rồi.

Đức Thầy: Phần hồn phải đi ra theo luật nhân quả. Theo luật nhân quả, mình ở đời mình làm tốt, mình sẽ gặt hái tốt. Mình làm xấu thì mình phải tới một chỗ xấu mà để học hỏi tiếp tục và thăng hoa. Cho nên ở thế gian, ai cũng có nói rằng, có thiên đàng, có địa ngục. Ta hướng tâm làm thiện thì có dịp đi lên thiên đàng, mà hướng tâm làm ác, làm dục thì cõi âm mà thôi. Cõi âm thì phải thọ tội. Tội đó là gì? Tội học hỏi nặng nhọc hơn, khổ cực hơn mới tiến hóa được. Thượng Đế không có giết ai hết đó, nhưng mà cho học đầy đủ, rồi tiến hóa trở lại. Cho nên có cảnh luân hồi.

Bạn đạo 9: Thưa Thầy, kế tiếp có câu hỏi. Ông Tám thường khuyên bảo các đạo hữu, không nên lập gia đình, mà nên tu. Vậy giả thử toàn thể các người trên thế giới đều tu và không lập gia đình thì như thế, sau 60 năm, thế giới sẽ ra sao? [27:04]

Phần 5: VẤN ĐẠO (tiếp theo)

Đức Thầy: Sau 60 năm, thế giới sẽ là Thiên Đàng tại thế: mọi người đều vui nhộn! Không phải lập gia đình mà tạo được cái gì? Trước mặt, vị nào lập gia đình đẻ con cháu được cái gì? Rốt cuộc không được cái gì hết. Trước khi chết cũng đang lo cho nó: “Sau này không biết nó sống nó làm sao đây?” Vì nó không hiểu nó! Con người không lập gia đình mà chịu tu, thì mới thấy rõ là mình đang có một gia đình Tiểu Thiên Địa này.

Mình làm chủ thì mình phải khai thông nó, biết bao nhiêu công việc làm, không có rảnh rang đâu. Nếu biết được mình không có bao giờ rảnh rang mà làm mất trật tự, không được, phải luôn luôn trong trật tự mới khai thông trí tuệ mình được.

Bạn đạo 9: Dạ thưa cảm ơn Thầy. Câu hỏi kế tiếp. Thưa ông Tám, tôi là người chưa hân hạnh được tu theo pháp thiền Vô Vi, nhưng đã nghe nhiều người nói về hành thiền có thể xuất hồn. Xin hỏi việc đó có thật như vậy không? Nếu có thật như vậy thì ông Tám cho biết vài trường hợp thực tế để chứng minh việc xuất hồn đó. Và việc xuất hồn ấy có hại gì cho thân thể về sau không? [01:22]

Đức Thầy: Cái gốc của chúng ta, từ nơi Tam Thập Tam Thiên, cõi thanh nhẹ giáng lâm xuống thế gian, giam hãm trong cơ thể tăm tối; ngày nay chúng ta được cái pháp để khai sáng tâm thức, làm Pháp Luân Thường Chuyển hòa hợp với nguyên khí của Trời Đất thì tự nhiên chúng ta thanh nhẹ, nhắm mắt thấy rời khỏi thể xác! Không có tai hại và không có nguy hiểm. Bởi vì cái gốc của chúng ta từ trên xuống mà, từ cõi thanh nhẹ. Cho nên, lúc làm con nít là chúng ta vô tư, không có động loạn, bây giờ lớn lên chúng ta động loạn, chúng ta tu để giải những cái nghiệp chướng đó, những sự động loạn trong nội tâm, quân bình rồi là chúng ta nhắm mắt theo ánh sáng mà đi. Không phải xuất hồn là cái chuyện quan trọng, tôi phải cố gắng đẩy nó ra nó mới xuất, không phải vậy. Quân bình là tự nhiên ta từ đó đến đây, và tôi sẽ từ đây về đó, chớ không có sao hết.

Bạn đạo 9: Kính thưa ông Tám, con không phải là một người tu thiền của một phái nào cả. Con chỉ nghiên cứu qua sách vở của các môn thiền. Cứ mỗi đêm con bỏ ra mười hoặc mười lăm phút để ngồi tịnh tâm. Có nhiều lần, con thấy có 5, 6 đốm sáng màu tím bao bởi màu vàng ở ngoài rất là đẹp. Xin ông Tám cho con biết ý nghĩa của những màu sáng đó?

Đức Thầy: Màu sáng đó là do tụ họp cái mô ni châu của mọi người đều có. Người chịu tu thiền mà nó thông ở trong ngũ kinh ngũ tạng. Tim, Gan, Tỳ, Phế, Thận chúng ta đều có màu sắc hết. Từ đó, đó là ngũ hành trong cơ tạng phát triển ra, trong lúc thanh tịnh, mà thôi.

Bạn đạo 9: Mỗi ngày ngồi tịnh tâm 10, 15 phút, con thường hay niệm Phật. Tối con ngủ con thấy nhiều cảnh đẹp, có thấy cảnh chùa và các đại sư khuyên con tu hành. Xin ông Tám cho biết, đó là trong giấc chiêm bao có thật, hay không? Hay là do tưởng tượng mà ra?

Đức Thầy: Đó là phần vía có tu học; cho nên cái duyên nó tái hợp để thấy cảnh mà thức tâm cho phần hồn để tu. Đó là phần vía đang phục vụ cho phần hồn; nên thức tâm, tìm một cái chánh pháp mà thực hành đi cho tới cùng. Không nên nghiên cứu nữa, rồi lạc bậy khổ thêm. [03:52]

Bạn đạo 9: Thưa Thầy Tám, trước đây tôi có tu luyện các môn phái khác như: Thiếu Lâm Tự, Nhất Chỉ Pháp Luân Công, Trung Quốc. Vậy gặp phái Vô Vi tu thiền có ảnh hưởng gì?

Đức Thầy: Thì cũng vậy đó thôi, cũng Pháp Luân Thường Chuyển khai thông, để đi về Trời chớ đâu có gì đâu, không khác! Pháp nào, giữ cái pháp đó, cố gắng tu cho tới cùng; không nên nghi nan và tự hại mình. Pháp nào, cuối cùng, cứu cánh của nó cũng hòa hợp với Đại Bi mà sống.

Bạn đạo 9: Câu hỏi kế tiếp: Kính xin ông Tám cho biết, khi Định Thần nên nhìn từ giữa 2 chân mày, hay ở Hà đạo thành?

Đức Thầy: Khi cái gì?

Bạn đạo 9: Dạ, con đọc lại. Kính xin ông Tám cho biết, khi định thần nên nhìn từ giữa 2 chân mày hay ở Hà đạo thành?

Đức Thầy: Nhìn thẳng ngay trung tim chân mày, cũng như người ta là “Cửu niên diện bích,” người ta nằm, người ta ngồi thiền, nhìn cái vách tường đó. Chúng ta nhắm mắt nhìn từ ở đây nó sẽ khai thông ra sáng, ngũ sắc ngũ quang, biến chuyển trước mắt trở thành một vòng tròn bay khắp thế giới; và chúng ta hiểu cái đi, và sự học hỏi của chúng ta, mới kêu rằng học được một chút đạo về, để thực hiện đạo đức tại mặt đất.

Bạn đạo 9: Câu hỏi kế tiếp: Làm thế nào để ngồi thiền lâu khỏi bị tê chân?

Đức Thầy: Ban đầu, ai thiền cũng tê chân, chính tôi thiền 5 phút thôi cũng không được! Cương quyết của mình, muốn tìm một lối thoát cho chính mình; thì không cần phải làm nhiều, mỗi tuần tăng một phút thôi, thì lần lần nó sẽ gia tăng. Bữa nay tôi thiền được 5 phút. Tuần tới tôi thiền 6 phút, tuần tới tôi thiền 7 phút. Một phút thôi, làm việc một phút mà không chịu làm cho chính mình, thì suốt kiếp hoang phí và không có tiến hóa nổi.

Không cần ham nhiều. “Bữa nay tối nay tôi thiền 10 tiếng; hay là 3 tiếng; rồi mai tôi không có thiền tiếng nào hết! Cái đó là tai hại vô cùng. Nay một chút, mai một chút, trì kỳ trí làm, thể xác của chúng ta cấu trúc từ siêu nhiên, bẩy ức niên mới thành hình ngồi đó chớ không phải dễ có đâu. Và chúng ta làm chút chút, rồi nói, “Tôi muốn được thành công hoài, tôimuốn làm 6 tháng; 6 tháng mà một đêm làm vài chục phút mà; đâu có thấm thía gì trong cơ tạng? Làm sao phát triển được? [06:28]

Cho nên phải dày công, nay một chút, mai chút, làm tới nó sẽ tới như tôi đã cắt nghĩa hồi nãy. Rồi sau tôi làm Pháp Luân được, tôi tu nửa tiếng, rồi một tiếng, nhiều nhứt của tôi là 3 tiếng đồng hồ. Tôi thấy tôi không còn thể xác, tôi thấy tôikhông có ở thế gian. Tôi trở về, mặt mày tôi vui tươi, sung sướng như là tôi ăn no khỏe mạnh.

Bạn đạo 9: Dạ, thưa, cám ơn Thầy. Xin mời chị Mai Thi có một vài thắc mắc muốn hỏi trực tiếp với Thầy Tám.

Bạn đạo 10: Kính thưa Đức Thầy, hồi nãy, có một vị đã hỏi Thầy là về cái thiền Vô Vi đó, và được Thầy khuyên là mình tu mà mình đừng có lập gia đình, rồi sẽ sau mấy chục năm tới thế giới này sẽ có rất nhiều cái vui. Con thắc mắc là, theo cái luật mà sinh tồn mà sanh này kia đó. Cây cỏ hay bất cứ mọi vật gì ở trên thế gian này đều phải có cái luân chuyển, mà nếu mà không có chuyện lập gia đình đó, thì sau một thời gian không sanh con đẻ cái thì trên thế gian này sẽ không có con người nữa [08:02]

Đức Thầy: Nếu muốn tu khỏe mạnh, dứt khoát giải quyết chuyện của chính mình được an lành, thì không nên lập gia đình. Còn những người còn liên lụy gia đình, nói tôi không có con, không có con nối giòng, rồi chị thấy những người nối giòng làm được việc gì bây giờ. Nhiều nhứt là chế khí giới giết người. Ở những nước siêu cường quốc, những người nối tiếp. Có tai hại không?

Cho nên, dứt khoát tu là sửa tâm sứa trí, mà người nào dứt khoát tu đó, đông người dứt khoát tu thì đem lại hòa khí cho chúng sanh, cứu độ tất cả mọi người. Nhưng mà sự tham dục trong nguyên lý âm dương nó phải có, không có thế nào mà đồng đều, mọi người đều tu Pháp Lý Vô Vi được. Có duyên lành, thực hành và dứt khoát để tự cứu tôi trước, rồi tôi mới ảnh hưởng người khác.

Thích Ca tu có một mình; tu một mình Ngài thôi; cứu Ngài thôi, rồi ảnh hưởng những người kế tiếp, chớ Ngài không có rủ người ta tu. Thích Ca không có rủ ai tu. Mà những người muốn tu Pháp Lý Vô Vi, tuổi trẻ mà tu Pháp Lý Vô Vi càng ngày càng thông minh, dũng mãnh, sáng suốt, phải dứt khoát về vấn đề tình dục. Nó không có làm rối loạn thần kinh khối óc và cơ tạng [09:22]

Bạn đạo 10: Dạ, xin cám ơn Thầy.

Đức Thầy: Đó là tôi chỉ con đường sức khỏe, mạnh khỏe. Như tôi, tôi đã dứt được những cái chuyện đó, tôi mạnh khỏe. Năm nay, tôi bảy mươi mấy tuổi, tôi vẫn khỏe mạnh, vẫn tươi tắn, không có gì buồn tủi. Nếu mà tôi với bà Tám có chuyện nhiều đó, thì chắc là tôi cũng già rồi, tóc bạc, mắt lờ. Xách cây gậy bảy mươi mấy tuổi, mới là đúng! Bây giờ tôikhông cần xách gậy mà tay tôi không có run, mỗi đêm 3 giờ khuya, tôi làm, viết, làm Mục Bé Tám để phục vụ cho quần sanh, có bấy nhiêu đó thôi. Tôi thỏa mãn rồi, chết lúc nào cũng được!

Bạn đạo 9: Dạ, xin cảm ơn Thầy, cám ơn chị Mai Thi. Con tiếp tục phần vấn đạo. Thưa ông Tám, ăn chay không sát sanh động vật, nhưng ăn rau cỏ cũng sát sanh thực vật vậy. Cây cỏ cũng cần sống, mà cắt ăn cũng bị đau vậy.[10:21]

Đức Thầy: Cây cỏ cần sống, nhưng mà cây cỏ tội nặng hơn con thú à! Nó thụ trảm bá đao nó mới chết à, chớ không phải tôi ăn cây cỏ tôi thành Phật đâu! Ăn cây cỏ phải hiểu cái tội đó nặng lắm, thì cái luồn điển nó càng ngày càng mỏng; con thú nó còn cô đọng hơn, nó còn biết yêu thương, còn cây cỏ nó chỉ tới đó thôi. Nhưng mà nó thuộc về loại nhẹ, chúng ta dễ độ. Cái xác chúng ta mỏng, cái lụa ngũ tạng mỏng, bộ ruột mỏng, phải ăn cái đồ nhẹ nó chỉ có bóp thôi. Nó bóp thôi, phù hợp với công chuyện của bộ ruột làm. Thì chúng ta tu mới độ được vạn linh đồng tiến hóa; những phần điển đó nó nhẹ, chúng ta dễ đem đi được.

Còn Đức Phật thì độ tất cả, luồng điển Ngài mạnh có thể ban chiếu bất cứ các nơi. Chúng ta còn yếu, ăn chay tốt hơn. [11:17] Người ăn chay là luồng điển còn yếu, luồng điển về Trời còn yếu, chưa đầy đủ; thì chúng ta mới hỗ trợ và giúp đỡ vạn linh trong cơ tạng tiến hóa được.

Bạn đạo 9: Dạ, xin cảm ơn Thầy. Câu hỏi kế tiếp, làm cách nào để mở được tâm linh một cách hiệu quả và nhanh chóng.

Đức Thầy: Kết quả chỉ có dứt khoát thôi! Dứt khoát mới khai mở tâm linh. Đừng có lập đi lập lại cái chuyện quá khứ của chính mình. Phải dứt khoát! “Bây giờ tôi biết con đường về rồi, tôi phải dứt khoát. Trước hết, tôi hành cái pháp này là khứ trược lưu thanh, khai sáng tâm hồn, đêm đêm tôi phải làm cái nhiệm vụ này! Dứt khoát thì tâm linh nó mới mở.” Nhiều người dứt khoát, tu một thời gian, thi thơ dồi dào, nhưng mà thi thơ là cái chuyện tạm thôi. Thi thơ để nhắc mình tu chớ không phải thi thơ để bán thi thơ mà ăn. Không có vụ đó! [12:16]

Bạn đạo 9: Xin cám ơn Thầy. Kính thưa Thầy, tu có 3 cách: tu tại gia, tu tại chợ, và tu tại chùa. Người tu tại gia phải làm như thế nào thì mới là tu hành đứng đắn?

Đức Thầy: Tu là phải biết tu bằng trí, bằng ý. Chỉ có một cách; không có 3 cách! Trí ý chúng ta quyết tu, giải thoát: tại gia chúng ta cũng giải thoát được; ở Chùa chúng ta cũng giải thoát được, làm cái nơi nào chúng ta cũng có thể giải thoát được! Chỉ trí, ý chúng ta chịu tu hay không?. Khai sáng cái trí không? Ở đây Vô Vi niệm Phật có cách chỉ rõ để cho mọi người mở đại trí của chính họ. Có nhiều người tu mấy chục năm chưa mở được đại trí, không có quán thông được chính mình. Và cái ý thiển lành đâu có mà đi? Không minh cảm trời đất làm sao có ý thiển lành. Tu bằng trí bằng ý mới về Trời chớ không phải cái xác về Trời, cái hồn nó hội tụ ánh sáng, trí, ý phát triển.

Bạn đạo 9: Xin cám ơn Thầy. Câu hỏi kế tiếp, thế nào là một cuộc sống tâm linh hoàn hảo tròn đầy?

Đức Thầy: Một cuộc sống tâm linh hoàn hảo là: trường chay, diệt dục, thực hành Pháp Lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí Phật Pháp, là lúc nào cũng an lành, chẳng có sự gì rắc rối. Ở đây có bằng chứng rồi, thấy rõ, anh Marc LaPoussée trước kia là một người nghiện á phiện, hít chất độc. Nhưng mà ngày nay anh tu rồi, anh không nghĩ tới tình, tiền, duyên nghiệp. Lúc nào nhìn mặt anh cũng an lạc,không có gì khổ sở hết, mọi người đều quý thương ảnh.

Bạn đạo 1: Dạ, kính thưa Thầy, còn một câu hỏi chót của một bạn đạo Pháp. Câu hỏi thứ nhất (đọc tiếng Pháp – rồi chuyển dịch qua tiếng Việt)

Kính thưa Thầy, trong khi mà Thầy hành thiền đó thì Thầy có trụ tâm về một ý chánh, đưa Thầy đi trong cái phần thiền hay không? Hay Thầy chỉ trụ tâm vào hơi thở và hơi thở này giúp cho Thầy có được những ý tưởng, để mà phát triển những cái ý tưởng đó trong lúc thiền ? [15:10]

Đức Thầy: Cái đó là tưởng tượng rồi; không còn tự nhiên nữa! Còn lúc thiền, người mới tu làm Pháp Luân Thường Chuyển để làm gì? Người già hóa trẻ để làm gì? Lấy Nguyên Khí của Trời Đất dưỡng ngũ tạng thì da mặt, linh khí nó sẽ khôi phục lại! Người già thường thường mất linh khí, có vợ, có con, mất linh khí hết! Mà dụng cái đó là uống thuốc trường sinh để đem lại cho mình tươi tắn. Lấy nguyên khí của Trời Đất.

Như tôi bây giờ làm lâu rồi, khi mà làm lâu rồi, không phải hít như người thường nữa, hít, tôi dùng ý thôi. Ý tôi vừa chuyển, “Đầy rún, đầy ngực, tung lên bộ đầu!” tôi thấy đầu, tay chân, mình mẩy tôi đều sáng choang, không có có gì khó khăn đối với tôi. Tôi cảm thấy sung sướng thanh nhẹ, khi tôi nghĩ tới Pháp Luân Thường Chuyển thôi, là nó chuyển chạy tự động rồi; bây giờ là đi tới chỗ tự động rồi, không phải mò mò như hồi xưa.

Những người mới thì phải lấy nguyên khí hít, thở. Còn tôi tôi nhập định rồi, kể như hết thở rồi, nó khác. Cho nên cái chỗ này của tôi nó nổi lên, nó khác. Ở đó là cái đèn; cái đèn của chúng ta đi chiếu cho tất cả mọi người. [16:28]

Bạn đạo 1: Xin cảm ơn Thầy. Thưa câu hỏi thứ 2 của vị đó (đọc tiếng Pháp – rồi chuyển dịch qua tiếng Việt) Dạ, thưa ông, trong nhóm của ông có một cuốn sách nào làm căn bản để hướng dẫn cho nhóm Vô Vi hay không? Và đó có phải là cuốn Bible, cuốn kinh thánh không, để mà hướng dẫn cuộc đời của quý vị, hay là cuốn sách đó là một cuốn do đức Thích Ca viết để hướng dẫn quý vị?

Đức Thầy: Không có Thích Ca nào viết sách! Thích Ca là tự tu tự thức, mà thôi. Còn người thế gian tu tự thức, còn bên Vô Vi là có pháp. Chính bản thân tôi làm, trong video có đầy đủ. Những bài thơ, những cuốn băng, những lời giảng của tôi, khuyến khích mọi người. Là khi tôi giảng như thế này là rút luồn điển của quý vị lên. Vô Vi là không có chèn ép ai, rút luồng điển lên để họ tự thấy, tự thức. Đó là sự công bằng nhứt trong vũ trụ này. Rút đi lên để thấy trình độ của họ tới đâu. Họ cảm thức. Nhưng ngày hôm nay, quý vị nghe tôi nói chuyện; 6 năm sau cũng cuốn băng này mà quý vị có thực hành, thấy khác; nghe, thấy khác: nó vô nhiều lắm! Luồng điển, tất cả chúng ta là điển. Để cho cái tầng số sai, nó khó hiểu, mà tầng số đứng đắn, cảm thức liền, chỉ có một mà thôi, không có hai, không có gì lộn xộn hết đó!

Đừng có mê tín dị đoan mà sợ ông Phật phạt, hay ông Trời phạt, không có. Mình phạt mình là chánh, đường thẳng không chịu đi mà đi đường quẹo, mất công vậy thôi .[18:20]

Bạn đạo 1: Xin cảm ơn Thầy. Thưa Thầy, như vậy là chấm dứt những câu hỏi.

Thưa trước khi chúng tôi chấm dứt cái phần vấn đạo này. Vị nào có còn câu hỏi mà muốn hỏi chót không? Dạ thưa, nếu không, thì chúng tôi xin mời quý vị, bây giờ là đến phần sẽ có một đoạn video của anh Dũng để đưa lên, là phần phương pháp công phu. Dạ, xin mời anh Dũng.

Đức Thầy: Tôi về đây cho Montréal, tất cả người Montréal có quyền hỏi, có quyền chửi tui, có quyền rày tui, có quyền dạy tui bất cứ lúc nào; tui đều ở trong tinh thần phục vụ cho chung. Thành thật cảm ơn sự đóng góp của quý vị.

Bạn đạo 1: Xin cảm ơn Đức Thầy. Dạ, xin kính mời anh Thăng lên để kính mời Thầy xuống.

[ tiếp theo]

Bạn đạo 1: Thiền theo Pháp Lý Vô Vi có giúp những người này thay đổi được trạng thái của họ hay không?

Đức Thầy: Chắc chắn, nếu thiền đứng đắn là thay đổi hết, mới ngỡ ra, té ra trời đất vũ trụ với tôi không có xa cách. Thành ra Chúa nói, tình thương rõ ràng. “Tui biết tu, tui biết thương tui, tui biết thương đồng loại, tui biết thương Chúa Phật.” Còn tui không biết tu, tui chỉ tranh chấp, tự hại khối thần kinh sẵn có của Trời Đất ân ban cho tui [19:51]

Bạn đạo 1: Xin cảm ơn Thầy. Xin Thầy cho biết, thứ nhất, tại sao năm 1975 Thầy rời bỏ Việt Nam để đi tị nạn?

Đức Thầy: Tui rời bỏ Việt Nam, là cái này nói cũng là Bề Trên chuyển ý cho tui đi. Mà lúc tất cả mọi người xuống tàu, chiếc tàu đó gặp khó khăn, anh bạn tui nhờ tui thông dịch mà nói chuyện với Công An. Thì tui nói được đâu người ta đồng ý. Tới giờ cuối cùng, tui tính ở lại Việt Nam. Anh công an nói, “Không được, Anh là người tổ chức! Tui là người thông dịch chớ đâu phải tổ chức. Nó bắt buộc tui phải đi, anh xuống tàu, anh không được ở đây. Thì từ đó tui đi luôn.

Bạn đạo 1: Tu ở đâu cũng như nhau. Tại sao bỏ chỗ khổ, mọi người đang cần dẫn dắt để đi xứ khác.

Đức Thầy: Ra đây tui mới thấy rõ: cái ý của Thượng Đế rất hay! Nếu tui ở nhà, tui không thể giúp được ai. Miếng giấy không có viết thơ, ra đây tui dồi dào; tui vẫn liên tục mấy chục năm nay làm việc cho Việt Nam, thơ từ gởi đến, rồi tui ra đây, tui dày công đi châm cứu, bà con cho một tháng mấy ngàn đôla, tui cũng gởi về giúp tất cả những người tu ở bên đó và những người đau khổ ở bên đó. Tui thấy ra đây tui làm được nhiều việc và tui xây dựng được hạnh đức cho chính tui, và tui có phần đóng góp cho người xứ sở tôi.

Bạn đạo 1: Xin cảm ơn Thầy.

Đức Thầy: Ừ;

Bạn đạo 1: Thưa câu hỏi thứ hai. Thầy có nói, tu thiền, khi Nhâm, Đốc khai mở. Nhưng trong các pháp hình như chỉ có kinh Đốc là chú ý nhiều hơn. Xin cho biết tại sao? [21:50]

Đức Thầy: Bởi vì, Nhâm, Đốc khi con nít nó khai thông nhâm đốc, nằm một mình, nó nằm đó nó thấy nó cười, nó vui như có người giỡn với nó. Nhâm đốc nó thông suốt, nó thấy nhiều cảnh thanh nhẹ ở bên trên. Thì chúng ta làm Pháp Luân Thường Chuyển, không có chú ý nhâm đốc gì hết. Nghĩa là làm như vậy, nó tự nhiên và hồn nhiên nó sẽ khai thông trở lại. Cho nên, những người mà tu theo Pháp Lý Vô Vi mà làm đứng đắn như vậy đó, tâm tánh nó sẽ trở lại như con nít, trong tự nhiên và hồn nhiên.

Cho nên tui không biết nói gì hơn, mọi người kính thương tui, cho tui là Thầy, cho tui là Đức Thầy, cho tui là vị Phật, nhưng mà rốt cuộc tui thấy tui là một baby, yêu thương của mọi người mà thôi.

Bạn đạo 1: Số 3, Pháp của Thầy Tám có khác Pháp của ông (cái chữ này tui không có được rõ) ông Dư hay ông Sư. Xin cho biết sự khác biệt. Như vậy, Thầy (Dư hay Sư tui không có được rõ, không biết của quý vị nào viết tui xin lỗi). Như vậy, Thầy đủ chưa được hoàn hảo đắc đạo hay sao? Xin thành thật cảm ơn Thầy.

Đức Thầy: Pháp nào cũng là pháp của Trời, Ông Sư cũng pháp của Trời, ổng hành tiến đến và ổng tiến hóa. Mà Pháp tui, từ ngày tui biết pháp tới bây giờ, tui chỉ giữ cái pháp này, bời vì lòng tui không bao giờ thay đổi. Cho nên tui có sự kết quả tốt lành trong tâm thức của chính tui. Ngày hôm nay trực diện quý vị như vậy. [23:28]

Bạn đạo 1: Xin cảm ơn Thầy. Thưa Thầy, theo con hiểu thì Vô Vi là đời đạo song tu. Nhưng sau một thời gian tu luyện, thường những người tu thiền theo Vô Vi lần lần quên Đời để chú trọng về “Đạo”. Xin Thầy cắt nghĩa tại sao như vậy và làm như thế nào để giữ quân bình đời và đạo, xin cảm ơn Thầy.

Đức Thầy: Đời, Đạo, nghĩa là vợ chồng đồng tu thì một thời gian họ chỉ hướng về Đạo mà thôi. Họ thấy đạo họ, mà cuộc sống mà không có Đạo là không có ý nghĩa. Họ đi vào Đạo họ mới thấy rõ hạnh phúc giữa Trời Đất và họ.

Bạn đạo 1: Xin cảm ơn Thầy. Thưa Thầy, đây là câu hỏi chót. Thưa Thầy, tu là gì?

Đức Thầy: Tu là sửa.

Bạn đạo 1: Thưa, có luân hồi tái sinh không?

Đức Thầy: Luân hồi tái sanh là những người không bao giờ biết sửa tu. Người chịu tu thì Phật chứng tâm, không có bị luân hồi; chỉ tiến hóa một cõi nào tiếp tục tu, mà thôi.

Bạn đạo 1: Vô Vi của ông có khác Vô Vi của Lão Tử không?

Đức Thầy: Thì cũng vậy đó thôi! Vô Vi là Đại Bi, ánh sáng vô cùng tận, mình phải học tu, nhẹ mới tới đó. Vô Vi Lão Tử, rốt cuộc mà mình tu tới đó có làm gì đâu? Thanh nhẹ, an nhàn. Như bây giờ tui đang nói chuyện với Chị, tui vẫn an nhàn, tui không có rắc rối.[24:59]

Bạn đạo 1: Dạ, cảm ơn Thầy. Dạ, thưa tất cả quý vị, quan khách ở đây. Tôi nhận thấy là ông Thầy của tôi, ông Thầy Tám, tinh thần rất là dõng mãnh, mà thể xác, tôi thấy biết rõ là ông tập đầy đủ, thành ra thể xác rất là dẻo dai. Và hôm nay, đến đây là chấm dứt cái buổi Vấn Đạo. Thưa các anh em Ban Tổ Chức có xin kính mời quý vị ra lấy chừng 5, 10 phút giải lao. Và sau đó thì có phần văn nghệ bỏ túi của các anh chị em Vô Vi trong gia đình chúng tôi. Dạ, xin cảm ơn quý vị và xin cảm ơn Đức Thầy.

Đức Thầy: Tui thành thật cảm ơn những câu hỏi đóng góp và xây dựng cho chung. Những người kế tiếp sẽ thấy cuốn băng này, và sẽ hiểu khả năng của chính họ; và phát triển khả năng của chính họ, là cuộc đời sẽ vui tươi, hạnh phúc. Gia cang sẽ tạo hòa khí, tài vượng tốt, không cần đi cầu xin săm, tin thầy bói. Thầy bói không biết họ. Săm, Tứ Thông Bát Đạt, thét rồi bị phỉnh, tự mình lường gạt mình thôi. Tu để tự thức hay hơn. Cảm ơn quý vị.

Bạn đạo 1: Xin quý vị nhớ là, các anh em có nhắc đi, nhắc lại mấy em rất là mong được trình bày cho quý vị những màn mà các em đã tập; nên để xin kính mời qúy vị sau 10 phút giải lao. Dạ, vâng; tức là đúng 4 giờ; đúng 4 giờ 20 xin quý vị trở lại, tức là trong 10 phút nữa. [26:37]

[Hết ID# Video 19950415L1]


----
vovilibrary.net >>refresh...