BA NĂM THÀNH LẬP TĐ THIỀN THỨC- THUYẾT PHÁP – Cuốn 2
Bạn đạo1: Kính thưa Quý Vị, trong khi chờ đợi Quý Vị đặt câu hỏi, tui xin đặt câu hỏi kế tiếp của một bạn đạo.
Kính thưa Thầy, chúng con có một người bạn tên là Trần Thanh Long, bạn đạo hiện đang ở Sài Gòn ; lúc trước cùng tu và có hướng trường chay tiệt dục, nhưng sao do duyên nghiệp, anh đã lập gia đình vào tháng 5 năm 1994 ; sau đó anh cảm thấy ăn năn vì không giữ được lời hứa. Xin Thầy chỉ dạy.
Đức Thầy: Cái đó, ảnh phải cương quyết. Khi mà ảnh lập gia đình là ảnh mất linh khí rồi. Mà chúng ta tu, tạo linh khí để tiến hóa tới cõi trên. Đó là phải chịu, phải chịu trì trệ lâu lắm mới khôi phục ; tu, ngày đêm lo tu mới khôi phục được. Cho nên, người già tu nó hơi khó ; mất linh khí, sanh con, dâm dục, tai hại kể cả thể xác ! Khó thấy sáng là ở chỗ đó. Tuổi trẻ mà cương quyết, dứt khoát thất tình lục dục là rất mau, dễ thấy ánh sáng !
Bạn đạo1: Tiếp sau đây, có một Quý Vị muốn đặt câu hỏi với Thầy. Xin mời chị Hồng đi lên máy ghi âm.
Bạn đạo2: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật ; Nam Mô A Di Đà Phật ; Nam Mô Phật Tổ, Phật Thầy cảm ứng chứng minh ; Bạch Lương Sỹ Hằng, Pháp Đạo Vô Vi, Giáo Chủ Hiện Tiền Ta Bà Cứu Thế :
Con, pháp danh Từ Thiện,
hôm nay, ngày 30 tháng 7 âm lịch,
hữu duyên cũng có căn lành ;
bấy lâu nghe danh Lương Sĩ, vậy mà
hằng mong được tái ngộ Di Đà cùng Kim Thân.
Mấy lời giáo chủ phân trần.
Con nghe qua thấu rõ thân phân cạn lòng.
Hôm nay con xin thưa với đức Ngài,
Xin Ngài từ bi đại lượng
Cho con hiểu rõ về cái pháp đạo Vô Vi.
Đó là một ngọn đuốc soi đường, dẫn lối cho trong tất cả đạo hữu có căn lành và có duyên lành nhiều đời, nhiều kiếp. [02:31] Hôm nay, lần đầu tiên con cũng được diện kiến và nghe thấy. Con xin Ngài từ bi hoan hỉ nói rõ cho con biết về cái thời thế hiện tiền, con chưa quán triệt Linh Căn như thế nào, và Đồng Bóng, như thế nào ?
Đức Thầy: Đồng bóng là cõi Âm ; họ cũng làm việc rất nhiều cho vũ trụ này ; họ xuống, họ cũng khuyến đạo, lo tu, để đóng góp công đức của chính họ ; làm việc rất nhiều, chớ không phải là cõi âm không có làm việc ; làm rất nhiều, nhưng mà đường đi lên tới Phật là phải dứt khoát ; vì con người có cái thể xác, cuối cùng là phải dứt khoát tu tiến, thì tu có thể gặt hái được kết quả tốt ở tương lai, ở Cõi Trên thanh tịnh, và diện kiến Như Lai để tận độ quần sanh ở tương lai.
Bạn đạo2: Dạ ; còn linh căn, như thế nào ?
Đức Thầy: Linh căn là mọi người đều có một linh căn ở thế gian, tùy theo trình độ thấp và cao. Ở cõi âm nó cũng là linh căn ; mà lên trên cũng có linh căn ; nó ở, các giới đều có linh căn phát triển ! Cho nên, hiểu được cái nguyên lý đó mới mở được thức hòa đồng ; không có thể là, “Ta tu cao, ta chê người khác” ; là tự đóng cửa ; càng ngày càng tăm tối và không có phát triển. Phải kính trọng mọi linh căn đang phát triển ở các giới, chớ không phải riêng loài người ! [04:14]
Bạn đạo2: Dạ, mô Phật ; đa tạ công đức của Thầy. Xin Thầy hoan hỉ cho con xin thêm một câu nữa : con cũng thường nghe huynh đệ đã nói, “Trong Thời Kỳ Mạt Pháp, trong 96 ức linh căn, còn lại 92 ức.” Xin Thầy nói cho con rõ về 92 ức đó ?
Đức Thầy: Cái đó là cái chuyện đó không có nói chuyện ở đây được, bởi vì con người, còn mang xác con người, trong óc giới hạn, không nói cái chuyện u ơ mà con người không rớ tới được ; là chỉ hại người ta mà thôi. Cho nên, ở đây không có có thuyết bàn về cái vụ bây giờ bao nhiêu số ! Cái con số của Vũ Trụ, không bao giờ mà đếm được ! [05:03]
Bạn đạo2: Đa tạ công đức của Thầy, cùng trong quý chư đạo hữu nữ, nam có mặt hôm nay. Tui xin hết.
Đức Thầy: Cảm ơn.
Bạn đạo1: Xin cảm ơn chị Hồng ; cảm ơn Thầy.
Kính thưa Quý Vị, Quý Vị nào còn muốn đặt câu hỏi, xin Quý Vị cứ việc biên giấy rồi đưa chúng tui. Trong thời gian chờ đợi, kính thưa Thầy, vì có anh Lazlo Kovacs, một bạn đạo Vô Vi đã lâu rồi, thưa, Anh là người Mỹ, Anh có câu hỏi đặt với Thầy. Xin kính mời anh Lazlo Kovacs cùng với chị Lạc làm thông dịch. Xin lỗi Quý Vị, vì anh đi, anh có bị bệnh thành ra anh đi hơi chậm.
Bạn đạo3: (tiếng Anh)
Bạn đạo4: (chuyển dịch qua tiếng Việt) Kính thưa đức Thầy, kính thưa tất cả Quý Vị ; tui tên là Lazlo Kovacs, tui không biết là Quý Vị có nhớ tui không, nhưng mà tui đã bắt đầu thiền Pháp Lý Vô Vi cách đây 12 năm (từ năm 1982) ; và chúng tui, từ khi bắt đầu thiền tới nay, tui cảm thấy rất là sung sướng và thích thú được thiền.
Bạn đạo3: (tiếng Anh) [08:18]
Bạn đạo4: (chuyển dịch qua tiếng Việt) Suốt 12 năm vừa qua, tôi đã hành thiền rất là đều đặn hằng ngày, hằng đêm. Và nhờ cái phương pháp thiền này, cuộc sống của tôi thật là sung sướng. Tôi cảm thấy con người phát triển rõ rệt và tui mỗi ngày mỗi gần gũi mọi người xung quanh tôi hơn ; gần gũi thương yêu gia đình hơn ; và tâm trí tôi phát sáng hơn. Cách đây 4 tháng, tui có bị một cái stroke, tim bị đứt, và tui liệt một nửa bên trái của người tui ! Thì cái chuyện đứng tim đó, theo bác sĩ cho biết, là có một cái cục bướu trong óc ; cục bướu đó có ở trong óc từ trên 2 năm nay.
Bạn đạo3: (tiếng Anh)
Bạn đạo4: (chuyển dịch qua tiếng Việt) Nhờ cái phương pháp Công Phu trong khi Thiền, tui đã cảm thấy được có một cái sự rất là sai trái ở trong tui, rất là không có được tốt lành.
Bạn đạo3: (tiếng Anh)
Bạn đạo4: (chuyển dịch qua tiếng Việt) Tuy nhiên, tuy biết là cảm thấy được có cái sự gì rất sai trái trong người mình, nhưng vì tui không có theo dõi sát cái sức khỏe thể xác của tui, cho nên tui đã bị cái chuyện này xảy ra cho tui.
Bạn đạo3: (tiếng Anh)
Bạn đạo4: (chuyển dịch qua tiếng Việt) Căn nguyên là vì một cái mạch máu nhỏ đã bị nghẹt, và từ đó oxy không có lên được óc. Vì thế tui đã bị stroke, và bây giờ tui đã bị liệt như vầy.
Bạn đạo3: (tiếng Anh) [11:02]
Bạn đạo4: (chuyển dịch qua tiếng Việt) Dĩ nhiên, gia đình tui rất là ngạc nhiên, bởi vì cái stroke đó, vì chính tui vẫn còn trẻ, tui mới có 50 tuổi.
Bạn đạo3: (tiếng Anh)
Bạn đạo4: (chuyển dịch qua tiếng Việt) Khi tui suy nghĩ ngược trở về quá khứ, thì tui nhận thấy là, không biết, nếu mà một người đàn ông, hay đàn bà, mà dốc lòng tu tập phương pháp Vô Vi, thì có cách nào để tránh những cái chuyện như là những cái chuyện vừa xảy ra cho tui ? Tại vì, ví dụ một sự mà đứt tim như vậy, nó rất là, đối với một gia đình tui chẳng hạn, coi như là đã phá hủy rất là nhiều những cái sự đức tin ở trong gia đình. Thành ra, tui xin hỏi đức Thầy là, tui nghĩ rằng và tui được hiểu rằng Pháp Lý Vô Vi là giúp cho vừa thể xác, vừa tinh thần, và vừa tâm linh và mỗi ngày mình mỗi tráng kiện hơn. Vậy thì tại sao những chuyện này lại xảy ra ? Xin đức Thầy trả lời. [13:00]
Đức Thầy: Cho nên, “Đời từ đạo song tu” ; cái xác mình là đời, sự ăn uống cũng rất cần thiết, chớ không phải, “Tui khỏe, tui ăn được bao nhiêu, tui ăn” ; khi mình ăn cái món gì, mình phải hiểu cái hậu quả của thể xác. Cho nên, gần đây, tui đã mở nhiều cho mọi người ý thức được, từ cái ăn giết mình ! Còn cái Đạo là cái tâm mình phải hướng thẳng, đi lên ; người tin Chúa là hướng thẳng Chúa, tin Phật hướng thẳng Phật, và không bao giờ lung lay ; thì cái giờ phút lâm chung, phần hồn sẽ được cứu. Thì “Đời, đạo song tu” ; cho nên tu Vô Vi phải theo dõi, bởi vì cái thời thế nó thay đổi, con người nó tu nó thấy khỏe, rồi ăn cho nhiều, rồi bất chấp, tự hại mình mỗi ngày một chút. Rồi cái sự vận hành trong cơ tạng nó không có thông được giữa tim, gan, thận ; thì nó mới xảy ra cái vụ đó. Còn nhiều người bị cái bướu trong óc, thì bây giờ, văn minh nó cũng có được, mổ rồi, hít, tập một thời gian là đi được, chớ không có gì hết. Đã có rất nhiều người, không có tu pháp Vô Vi, nhưng mà họ cũng khôi phục được ; sau khi họ mổ rồi, họ tập thét rồi họ cũng đi lại được.
Bạn đạo4: (tiếng Anh)
Đức Thầy: Cuộc sống mình nhớ là tin Chúa là Chúa đang giúp đỡ mình ; tin Phật là Phật đang giúp đỡ mình. Cái luồng điển Từ Quang đang chiếu cho tất cả mọi người tùy theo sự tín ngưỡng sẵn có của chính họ. Chớ không nên buộc người ta tin Chúa, bỏ Chúa ! Không được ! Đang tin Phật, bỏ Phật ! Không được ! Vì đường hướng người ta đi như vậy, cứ giữ như vậy mà đi tới luôn luôn. Cuộc sống của chính chúng ta là có bằng chứng đàng hoàng, có Vũ Trụ Quang, có đức tin xây dựng cho chính mình. [15:17]
Bạn đạo3: (tiếng Anh)
Bạn đạo4: Xin đa tạ đức Thầy.
Bạn đạo3: (tiếng Anh)
Bạn đạo4: (chuyển dịch qua tiếng Việt) Kính thưa Thầy, khi những chuyện như vậy xảy ra, những cái trục trặc này xảy ra cho cái xác này đó, thì có cái cách nào để sửa nó không ?
Đức Thầy: Cái đó là nó, bây giờ văn minh bây giờ, nó, bướu óc, mổ bướu óc rồi tập thời gian, rồi đi lại ; chớ có gì đâu mà sửa không được ! Nhiều người đã thành công rồi, chớ đâu phải một người ! Không có lo ! Lo đức tin thôi. Nếu Anh tin Chúa, thì Anh về với Chúa, Anh sẽ được toàn thân cứu rỗi ; không có lo.
Bạn đạo4: (Chuyển dịch qua tiếng Anh)[17:12]
Bạn đạo3: (tiếng Anh)
Bạn đạo4: (chuyển dịch qua tiếng Việt) Kính thưa đức Thầy, vâng, con rất là tin tưởng ở đức Chúa ; và để chứng minh sự đức tin đó, cái ngày, một ngày rưỡi trước khi người ta mổ cho con đó, thì bác sĩ có mở ra xem qua trước và con thấy rằng cái mạch máu mà hôm trước nó bị nghẹt đó, thì tự nhiên không biết tại sao nó hết nghẹt ! Con biết cái đó là nhờ đức tin của Chúa Cha, con hướng thượng rất nhiều ; thì con tin mãnh liệt, cho nên có sự việc đó xảy ra.
Đức Thầy: Mình thiền để xây dựng niềm tin ; thiền để xây dựng niềm tin. Thì khi mà niềm tin trọn lành rồi thì được cứu ; không có sao hết ! [18:03]
Bạn đạo4: (Chuyển dịch qua tiếng Anh)
Bạn đạo3: (tiếng Anh)
Bạn đạo4: (chuyển dịch qua tiếng Việt) Con xin đa tạ đức Thầy.
Bạn đạo3: (tiếng Anh)
Bạn đạo4: (chuyển dịch qua tiếng Việt) Xin cảm ơn đức Thầy, và cảm ơn Quý Vị đã cho phép tôi có dịp này để lên nói và làm quen lại với tất cả.
Đức Thầy: Cho nên, nhìn mặt Lazlo Kovacs nhìn vẫn tươi, cho nên giữ sự thanh tịnh, đừng có sợ. Mặt mày vẫn tươi vì niềm tin đã xây dựng được tốt.
Bạn đạo1: Kính thưa Quý Vị, tiếp theo phần đặt câu hỏi xin kính mời em Hùng lên trước máy ghi âm ; kính mời em Hùng ; kính mời Em.
Bạn đạo5: Kính thưa Thầy, con thấy dạo này đầu óc con nó động loạn hoài, cái tâm đạo con nó bớt, mất bớt ; con muốn,
Đức Thầy: Vì ở đây nó có cái pháp, kêu bằng, Pháp Luân Thường Chuyển, nó mới lập lại trật tự ; nó giải được cái trược khí trong người. Khi Con hít thở là Con đem độc tố ở trong người ra, thì khối thần kinh nó sẽ ổn định. Cho nên, phải cố gắng làm cái đó. Pháp là phải hành ; đúng giờ, đúng giấc hành đúng như vậy, thì nó mới giải quyết được. Chớ nay hành, mai bỏ, không bao giờ làm được cái gì hết ! Nó không phải là, mình hành liên tục mới gây được cái tập quán tốt ; niềm tin vững mạnh. Chớ mình mở con mắt, lỗ tai nghe, đời phỉnh ; nghe chuyện đời. Tu, đừng có coi TV nhiều ; chuyện đời nó làm cho mình động loạn thêm thôi ; rồi coi phim này kia, kia nọ, chỉ có hại, chớ không có lợi. Mình đang dẫn dắt, hội tụ khối thần kinh của mình nó ổn định đi lên, thì cứ giữ cái đó mà đi lên, thì nó mới giải quyết được ! [20:17]
Bạn đạo5: Dạ ; làm sao để con kềm chế được cái tình yêu ? (cười) Con bị cái đó hoài, mà không có chừa được đó, Thầy !
Đức Thầy: Khi mà Con muốn tu, Con phải hướng về đức Phật. Một vị Phật là một con người đau khổ, cảm nhận sự đau khổ của mọi người, người ta mới dứt khoát thất tình lục dục ; cho nên đi tu. Mà Con đi tu mà Con chun vô cái đó, Con không hướng về con đường kia, là Con tự hại thôi ; đừng nên tu !
Mình xưng tu, là mình phải hiểu con đường tại sao tu ; con người tại sao thành công ; con người làm sao được thành Phật ? Thì chúng ta xây dựng cho chính mình và giữ lấy lề lối rõ ràng. Chớ bây giờ, Con vừa mới thanh tịnh được một chút, rồi con nghĩ về tình yêu ! Tiến 1 bước, lùi 3 bước ! Tình yêu là hướng về cõi âm ; dâm dục là hướng về cõi âm ; không có phát triển, khối óc không có phát triển, không bao giờ sáng được ! Có tu gì, tu, óc vẫn không sáng ! Cho nên, phái dứt khoát thất tình lục dục ; mà tuổi trẻ mà dứt khoát thất tình lục dục, thì tương lai, món quà quý của nhân loại ! [21:24]
Bạn đạo5: Có cách nào làm cho con dễ dứt khoát được không, Thầy ?
Đức Thầy: Thì bây giờ Con phải đọc những cuốn sách “Địa Ngục Du Ký” cho nhiều ; hằng ngày Con rảnh, Con đọc đi, thay vì nói chuyện bá láp ! Đọc “Địa Ngục Du Ký” để thức tâm ; thấy không ?
Bạn đạo5: Dạ.
Đức Thầy: Thì cái âm nó sẽ rời lần lần, và nó sẽ không có xâm chiếm trong trí óc của Con được. Khi Con đọc, Con có cái óc sáng suốt, Con sẽ dứt khoát cái này, dứt khoát cái kia, dứt khoát cái nọ. Nay một chút, mai một chút, hội tụ thành một lực lượng dứt khoát, thì Con chỉ có tiến lên, không có đi xuống ! Con phải làm cho Con như vậy. Rồi còn bây giờ Con đương tu, đương thiền, bây giờ ra đọc cuốn sách tình yêu ; thấy cái hình dâm dục nó kéo Con xuống à ! Không có được ! Con nhìn cái hình ảnh thiển lành, tu tiến, khổ công tu học của người khác ; cái đó là Con cần thiết ; thì Con mới dứt khoát không hại cái hồn nữa. Con ôm cái xác thét là hại cái hồn mà thôi !
Bạn đạo5: Cảm ơn Thầy. [22:35]
Bạn đạo1: Kính thưa Thầy, để tiếp nối chương trình, xin kính mời anh Mai có câu hỏi muốn đặt với thầy. Xin kính mời anh Mai.
Bạn đạo6: Kính thưa đức Thầy, ban ấn loát của Nhà In Vô Vi đó, cần phải sửa đổi một vài điểm, một vài điểm nhỏ trong cái “Tôi Tầm Đạo” trong những lần mà tái bản kỳ tới. Kính thưa đức Thầy, trong phần tiểu sử cụ Đỗ Thuần Hậu, trang 137 có ghi rằng, “Cụ Đỗ Thuần Hậu sinh năm 1887 tại tỉnh Sa Đéc” ; và trang 139 thì nói rằng “Cụ hưởng thọ được 84 tuổi, và liểu đạo năm 1967.” Như vậy thì chúng tui trừ ra, là từ năm 67 mà trừ ra năm 87 ; thì như vậy thì chỉ có 80 tuổi thôi. Thành ra chúng con xin Thầy cho biết là cụ Đỗ Thuần Hậu, thực sự là Cụ thọ bao nhiêu tuổi. Rồi lấy cái năm mà cụ liễu đạo, trừ ra, để sửa lại cho nó đúng cái tài liệu này.
Đức Thầy: Tài liệu có đầy đủ thì anh, em phải coi lại cho kỹ, để làm cho nó đồng nhứt. Rồi bây giờ hỏi ra, đâu có biết ; tui không bao giờ thấy ông Đỗ Thuần Hậu chết hết đó ! Nhiều người cứ lo cái chuyện chết của ông Đỗ Thuần Hậu để làm gì ? Ổng không có chết ! Thành tâm tu, lên gặp ổng, chớ đâu có gì đâu ! Thì tui gặp hoài ; không có chuyện gì hết ! Mà ở thế gian cứ nói chuyện chết của ông Đỗ Thuần Hậu ! Đâu có chết ; không có chết ; mà Quý Vị, tương lai, cũng không có người nào chết hết đó ; chết cái xác, chớ cái hồn đâu có chết ! [24;13]
Bạn đạo6: Kính thưa đức Thầy, con có một số các bạn đạo mới vào tu đó, Thầy, con có gởi cho họ cuốn sách này ; và trong khi họ đọc thì họ hỏi con, con không biết ngõ trả lời. Ví dụ như, ở phần “Tiểu sử của ông Lương Sĩ Hằng,” trang 141, thì ghi rằng, “Từ tháng giêng năm ’75, Ông bị cầm tù trong 13 tháng và 1 tuần tại Việt Nam, vì bị tình nghi là làm do thám cho Mỹ.” Thì như vậy, tháng giêng năm ‘75 thì Sài Gòn chưa có mất ; thành ra xin Thầy điều chỉnh lại !
Đức Thầy: Bắt tui về tội vượt biên ; nhưng mà trong hồ sơ nó là “Nghi theo CIA ; nhưng mà rốt cuộc tui nói, “Tìm tui, đủ bằng chứng mà tui làm CIA, đem tui ra cột cờ bắn, không có gì hết ! Tui cũng già rồi, không cần thiết sự sống.”
Bạn đạo: Dạ, kính thưa đức Thầy, trong sách ghi là tháng 1 năm ’75 ; kính thưa đức Thầy xin xác nhận lại cho nó, để sửa lại cho đúng. Có phải là đức Thầy bị tháng Giêng năm ‘75 không, vì tháng 4 mới “Giải phóng” ! [25:11]
Đức Thầy: Đâu có, sau “Giải Phóng” chớ ; làm sao để Tháng Giêng được !
Bạn đạo6: Dạ.
Đức Thầy: Sau “Giải Phóng” !
Bạn đạo6: Dạ ; dạ, xin cảm ơn đức Thầy.
Bạn đạo1: Dạ, qua cái đặt câu hỏi của anh Mai, xin Ban Kinh Sách coi lại vấn đề mà (nghe không rõ), ngày, giờ, cho chính xác hơn, và xin in lại để đính chánh.
Kính thưa Quý Vị, tiếp theo phần đặt câu hỏi, xin kính mời anh Linh ; kính mời anh Linh lên để đặt câu hỏi với đức Thầy.
Bạn đạo7: Kính chào Thầy ; con, từ ngày con đi Khoá Thah Lọc, con cảm thấy học nhiều bài học tại (nghe không rõ), nhìn thấy đường tâm đạo đi xuống, thấy đường đời thì lâu hơn ! Con không biết cách làm sao làm cho tâm đạo con càng ngày nó càng mạnh thêm ?
Đức Thầy: Thì đó, cái dũng chí Con ; Con phải nhớ lúc, “Tại sao tâm đạo tui nó gia tăng ? Tui tưởng về Trời, Phật, tưởng vể phần hồn ; tui hành để tui giải thoát ; thì phần đạo tui nó gia tăng ! Còn về đời thì tất cả những TV, chuyện đời, nó lôi cuốn ; mà tui theo nó là nó cuống cuồng ! Có bao nhiêu đó. Mỗi ngày tui phải giữ cái lề lối” ; như, tui dặn, ‘Về nhà, phải ngồi thanh tịnh, nhìn trung tin chân mày, ý niệm, “Nam Mô A Di Đà Phật.’” Khi chúng ta niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” là chúng ta tưởng có sự liên hệ với đấng Di Đà ; cái tâm từ bi nó sẽ phát khởi ; ngồi trong thanh tịnh một cách yên tịnh của chính mình mà thôi. Chính, bây giờ, mình, 24 tiếng đồng hồ, mình phải dành cái giờ để làm việc cho chính mình, là thanh tịnh ! Cho nó phát thì tự nhiên Con sẽ khôi phục. [26:55]
Bạn đạo1: Kính thưa Thầy, tiếp theo đây là phần đặt câu hỏi của một vị nữ bạn đạo :
Bạch Thầy, má tui, khi ở Việt Nam ăn chay và chuyên môn niệm Phật. Vậy một Chúa Nhật thỉnh thoảng nấu đồ ăn mặn cho con cháu dùng ; khi niệm Phật ; đến (nghe không rõ), là Bà tự mình đánh mình ; hoặc khi con cháu đến ngày hành kinh ngồi gần, Bà cảm thấy say sẫm, khó chịu, nhức đầu ; Má tui hay có ảo tưởng, sợ ngồi gần giường của vợ chồng, và sợ lây trược. Điều này khiến con cháu rất là khổ tâm. Kính xin Thầy có thể giải tỏa cho má tôi hết những ý tưởng trên ?
Đức Thầy: Cho nên, bả có cơ hội phân minh trược, thanh rõ ràng ; khi mà bả hướng về tu thanh tịnh, bả không có làm thịt, làm cá, hay là nấu mặn được. Trược nó xâm chiếm trong lỗ chân lông bả, rồi bả tự độc bà, đi không có đúng đường. Ta tu, người ta phải tinh tấn lo tu, nó mới tiến được. Một chặp cái này, chăp cái kia, chặp cái nọ, làm loạn ; những lỗ chân lông cũng không có yên ; nó hút cái trược vô ! Thành ra bả đập bả là vậy đó ! Khuyên bả, ăn chay thì cứ ăn chay ; đừng có đả động tới chuyện mặn nữa, thì cái trược khí nó không có xâm chiếm.
Bạn đạo1: Kính thưa Thầy, tiếp theo :
Thưa Thầy, con tên Trần Văn Minh ; Pháp Vô Vi, con tự tìm tới đây khi con vào pháp Vô Vi, sự phát triển về con rất khả quan. Khi con lo cho cha già, thì sự phát triển đó giảm bớt dần. Tại sao ? Xin Thầy giải thích. Nam Mô A Di Đà Phật.
Đức Thầy: Thì phải lo tu cho chính mình. Lo tu là lo sửa tiến, khối óc mình càng ngày càng minh mẫn hơn. Còn cái chuyện mà mình lo chuyện đời, thì phải lôi cuốn rồi. Cho nên, tui khuyên những người tu tiến tới phải giữ cái tâm thanh tịnh luôn luôn. Nếu mà lo về đời, một chút, nó cũng kéo ; đương thiền, nghĩ về trời Phật, thì nó thanh nhẹ ; mà buông bỏ, chuyện đời, nghĩ về dâm dục, thì nó kéo xuống liền, tức khắc ! Thử, thấy rõ ràng ! [29:00]
Bạn đạo1: Kính thưa Quý Vị, Quý Vị nào còn đặt câu hỏi, xin vui lòng đưa gấp cho chúng tui ; chỉ còn 15 phút nữa, thầy Tám sẽ rời khỏi nơi đây. Một lần nữa, xin phép có một vị đặt câu hỏi ; kính mời Chị.
Bạn đạo7: Kính thưa Thầy, con xin Thầy hoan hỉ, cùng trong quý đạo hữu cho tui xin vài giây. Vừa nghe Thầy dạy xong, có một vị mà nói rằng tu tiến tới đường phân biệt mà trược, thanh rõ ràng. Nhưng mà con cũng xin Thầy, con đang đứng trong cái hoàn cảnh đó ; nhưng mà bây giờ, vì hoàn cảnh nội gia quyến thuộc của con, con cũng đành phải nấu mặn cho chồng, cho con ăn. Gia đình con đó, 8 người con, mà 4 đứa thì theo con ăn chay, còn 4 đứa thì theo ba nó ăn mặn. Thì Con còn phải làm cái phận sự đó. Thì, sau khi con nghe Thầy giảng qua pháp Vô Vi, đời đạo song tu, con nghĩ rằng nếu đời con không tròn, thì đạo con không vuông ; cho nên, lý do đó, mỗi lần con phải nấu mặn cho chồng, cho con ăn, thì con lại nhức đầu hay là muốn bệnh ; mà không thể nào tránh được cái hoàn cảnh đó. Con xin Thầy cho con biết ? [30:18]
Đức Thầy: Dứt khoát, là việc đó nó phải xong !
Bạn đạo7: Nhưng mà,
Đức Thầy: Nếu mình không dứt khoát đó, thì luôn luôn nó bị lệ thuộc bởi ngoại cảnh. Dứt khoát nó mới xong.
Bạn đạo7: Mô Phật ; xin Thầy hoan hỉ ; vì trong hoàn cảnh, ở xứ Mỹ này, con cái phải đi làm, thì không ai lo cho con những cái phần đó. Nếu con không lo, thì ngoài con ra, không còn ai lo nữa. Con xin Thầy làm ơn để cứu cánh cho con !
Đức Thầy: Ở chỗ này rất dễ dãi ! Nếu mà chị ăn chay, thì chị cho cơm tháng cho chồng ăn mặn đi ! Có cái gì đâu mà khó khăn ?
Bạn đạo7: Xin thầy hoan hỉ cho con một điều nữa : vì hoản cảnh kinh tế khó khăn, gia đình con không đủ khả năng để làm những việc đó ! [31:00]
Đức Thầy: Thì mình yêu cầu, cho chồng biết là, “Tui ăn chay, tui được khỏe mạnh. Thì trong tình yêu thương gia đình, phải giúp đỡ lẫn nhau. Còn nếu mà tui nấu mặn đó, tui mang bệnh, thì cái kinh tế còn khó khăn.” Cắt nghĩa cho gia đình thông cảm, và đem lại sức khỏe cho đôi bên. Ăn chay là gia đình sẽ đạt sức khỏe tốt ; và không có hại.
Bạn đạo7: Con xin Thầy hoan hỉ cho con một giây phút nữa. Con cũng xin nói hết cả nỗi lòng của mình : đứng trong hoàn cảnh đó thì con cũng có nói như những lời Thầy dạy ; nhưng mà trong gia đình con nghĩ rằng, hoa nở thì cũng có ngày, cho nên bây giờ cái thời kỳ hoa chưa được nở, thành ra con không biết làm sao để tìm cách để mà giải quyết. Đó là điều thứ nhứt. Điều thứ hai nữa, thì con cũng có nhờ nhiều huynh đệ để mà trợ duyên cho con, và vạch đường cho con đi ; thì, con thiết nghĩ, cũng xin trình với Thầy, câu này có đúng hay không ? Nếu tâm vô quái ngại, thật ra, tại sao con nhìn thấy mặn mà tâm con tưởng như chay, để con khỏi phải phân biệt trược, thanh, mà làm cho con phải khó xử ? Vì lý do đó cho nên con rất là lo lắng ; con sợ rằng thân tứ đại này cũng chưa có được vững ; một ngày nào đó, con sợ bị những cái phiền não nó sẽ lấn át về cái tâm linh của con. [32:39]
Hôm nay, lần đầu tiên nhân duyên gặp được Thầy trên đường giáo đạo của pháp Vô Vi, lòng con cũng thấy rất vui mừng phấn khởi. Đường tu của con cũng chưa có được hữu duyên như trong các đạo muội huynh đệ mà gặp Thầy sớm, cho nên con tự phải lo cho mình một cái hành trang làm cư sĩ tại gia, tạm gọi. Hôm nay, những lời pháp bảo Thầy đã ban cho chúng con cùng nghe, cùng hiểu, cùng biết ; thì con cũng nguyện đem hết sức mình noi theo gương đó để mà lo cho mình một cái đường tu tinh tấn, đại hùng, đại lực ; và cùng mong mỏi các chư huynh đệ cũng đồng hành, đồng tiến. Thì con cũng hằng mong, xin Thầy hoan hỉ cho con những điều con chưa hiểu biết. Xin đa tạ công đức Thầy.
Đức Thầy: Cái gì mà chúng ta nói chuyện tu, chúng ta phải dốc lòng, dứt khoát. Tu để cứu cả gia cang, không phải tu chỉ cứu mình thôi ; thì phải dứt khoát làm chuyện lớn cho chung ; không có làm chuyện cá nhân. Tính dứt khoát là, cái tính dứt khoát là cái tính làm chuyện lớn đó ; không có làm chuyện u ơ như thế gian, nay chay, mai mặn, lộn xộn ; làm cho gia cang không có yên đâu !
Bạn đạo7: Mô Phật, xin Thầy hoan hỉ.
Đức Thầy: Tập quán xấu và tập quán tốt, nó khác nhau ; khác xa lắm ! Người ăn chay, lần lần nó nhẹ, và nó thức tâm hướng về con đường cứu độ nhiều hơn là hướng về con đường phá hoại. Một mặt mình hướng về cứu độ, ăn chay để cho cơ tạng nó ổn định ; mình đi chặt đầu con gà, làm ô trược tâm thức! Ác! “Cái ác, tui không làm nữa ; dứt khoát, ác, tui không làm nữa ; thì tui mới giải được cái nghiệp tâm.”
Bạn đạo7: Mô Phật ; xin Thầy hoan hỉ cho con.
Đức Thầy: Ừ.
Bạn đạo7: Riêng con thì con độ chay,
Đức Thầy: Ừ.
Bạn đạo7: Cũng được 17 năm rồi,
Đức Thầy: Ừ.
Bạn đạo7: Và trong các đứa con của con đó, thì nó cũng ăn chay theo con,
Đức Thầy: Ừ.
Bạn đạo7: cũng được 10 năm. Sau khi được chồng con lãnh qua Mỹ này, thì qua được 4 năm, nhưng mà con có 4 đứa con nó theo ba nó, nó ăn mặn ; còn 4 đứa thì giữ giới theo con. Nhưng mà đứng trong cái hoàn cảnh này thì con không biết phương nào giải quyết. Có nhiều khi con cũng đi nghe những lần các thầy thuyết pháp, thì bảo rằng con như vậy. Bây giờ con không biết làm sao. Thì hồi nãy nghe Thầy nói như vậy đó, con nghĩ rằng nếu mà con dứt bỏ, không nấu nướng, không lo cho gia đình nữa, thì như vậy con có trọn bổn phận của con, hay không ? [35:28]
Đức Thầy: Ừ. Cương quyết tu thì mới cứu được gia cang.
Bạn đạo7: Nhưng bây giờ, các hài nhi nó còn rất nhỏ. Có nhiều lần con cũng muốn dứt khoát ; nhưng mà con cũng nghe nhiều vị đã nói, “Nếu đời không tròn, thì đạo không vuông” ; con xin Thầy hoan hỉ con cái điều đó, và (nghe không rõ)
Đức Thầy: “Đời tròn” là mình không có ăn cướp của chồng, con ; mình giúp đỡ chồng, con ; thì chung sống trong tình yêu thương, thì chung ăn, chung hưởng ! Phải đem cái nhẹ cho chồng mình, đem cái nhẹ cho con mình. Mình đem cái trược cho chồng, con mình, nó ăn chừng nào nó ác chừng nấy, thì mình thấy mình không nhẫn tâm làm điều đó ; và cứu giúp cho nó được thanh thoát, thay vì nó nung đúc trong cái sự ác tâm !
Bạn đạo7: Mô Phật ; cám ơn Thầy ![36:18]
Đức Thầy: Ừ.
Bạn đạo1: Kính thưa Quý Vị ; tiếp theo phần đặt câu hỏi.
Thưa Thầy, Ba Hồn là gì ?
Đức Thầy: Chuyện đó, có 1 hồn mà lo chưa xong ; ở đây, người ta học một hồn, mà chưa xong ; mà đòi 3 hồn, rồi đẻ ra khùng, rồi đổ thừa ông Tám nữa ! Tui không nói cái đó.
Bạn đạo1: Dạ.
Bạn đạo1: Thưa Thầy, câu hỏi thứ hai tiếp tục :
Chín Vía là gì ?
Đức Thầy: Ừ, có một vía mà lo chưa xong ; mà đòi tới 9 vía ! Là rồi lấy gì hơn người ta ; rồi lộn xộn luôn ! Không được ; ở đây không có nói chuyện đó.
Bạn đạo1: Thưa Thầy, câu hỏi số ba:
Khi thiền một thời gian, tự dưng cảm thấy buồn buồn, và rất buồn.
Đức Thầy: Ừ.
Bạn đạo1: Kính nhờ Thầy minh giải cho con.
Đức Thầy: Buồn ; buồn chừng nào, phải lấy nguyên khí điển của Càn Khôn Vũ Trụ, làm Pháp Luân Thường Chuyển, mới giải được hết cái buồn ! Nó trở về trật tự là nó không buồn ; người buồn là người mất trật tự ; mà trở về với trật tự thanh nhẹ là không còn buồn nữa, chỉ có vui mà thôi. Cho nên, người tu Vô Vi dốc lòng tu, mặt mày nó thấy vui, sáng, hồng, tươi ; nó khác !
Bạn đạo1: Thưa Thầy, con thường xuyên nghe bộ đầu có tiếng kêu rắc rắc và rất là nhẹ, trong lúc thiền, kể cả lúc không thiền cũng có trạng thái này. Xin Thầy minh giải ? [37:29]
Đức Thầy: Cái đó tốt ; cái điển nó lần lần nó hội tụ, nó rắc y như, sau văng, như văng sọ dừa ; không có sao ! Chính bản thân tui, đi giữa đường mà nó văng như văng sọ dừa ; tui mới vô Lý Hồng Chương, kêu ổng rọi kiếng coi thử làm sao ? Rọi, bộ đầu đàng hoàng ; không bị, normal, đàng hoàng ; ổng xác nhận là normal ; tui mới truyền pháp ; chớ tui không có chịu truyền pháp ! Bởi vì, nếu tui tu mà khùng, tui đâu có truyền cho người ta ! Rọi kiếng đàng hoàng ; ổng chứng nhận là bộ đầu tui tốt, không có gì hết ! Tui có kể trạng thái cho ổng nghe.
Bạn đạo1: Kính thưa Thầy, đang thiền, con cảm thấy có một sợi chỉ trắng thòng xuống ngay đỉnh đầu ; người bị nhấc bổng lên khỏi mặt đất khoảng 1 tấc rưỡi ; và con thấy con đang mặc đồ trắng ! Tất cả 3 lần.
Đức Thầy: Tốt ; cái đó tốt ! Cố gắng giữ cái chỗ đó mà đi thôi ; mà đừng có, không cần ngó lên trên ; ngó ngay trung tim chân mày ; thì lúc đó mình thấy mình bay ra dễ dãi, không có khó khăn. [38:28]
Bạn đạo1: Kính thưa Thầy, đang thiền, con có cảm giác như có con gián đang bò ở trên đỉnh đầu.
Đức Thầy: Đó là điển nó đang chạy đó ; không có sao hết ; cái đó không có hại.
Bạn đạo1: Kính thưa Thầy, Khóa 3, Thầy dạy các con trụ ở giữa 2 chân mày. Vậy trụ giữa 2 chân mày thì niệm Phật ở giữa 2 chân mày, hay vẫn niệm Phật ở đỉnh đầu ?
Đức Thầy: Ở hai chân mày. Đỉnh đầu là tự động ; khi mà hội tụ đủ rồi, nó chỉ, vừa tưởng là nó lên đầu rồi ; mà không có cần chú ý cái đó ! Chú ý ngay trung tim chân mày, để sửa tánh, sửa tâm ; càng chú ý trung tim chân mày, con người nó càng bớt dâm dục, mà cái tâm nó càng an.
Bạn đạo1: Kính thưa Thầy, khi con niệm Phật ở đỉnh đầu, và trụ ở giữa 2 chân mày thì thấy hình như đỉnh đầu và giữa 2 chân mày nhập lại thành một ; như vậy có đúng đường không ?
Đức Thầy: Thì, cho nên, tui nói, cứ chú ý ngay trung tim chân mày thì tự nhiên nó sẽ hội tụ lên trung tim bộ đầu ! Nó mở lần lần ; đi tới đó, đủ công lực rồi, là nó, nghĩa là, thường trực trên trung tim bộ đầu. Người ta kêu bằng, “Niệm, thường niệm, vô biệt niệm” ; vừa tưởng, là nó trụ lên đó rồi ; những chuyện gì mà khó xử, mà trụ lên đó là giải quyết được !
Bạn đạo1: Kính thưa Quý Vị, thời gian còn rất ngắn ; Quý Vị nào muốn đặt câu hỏi, xin vui lòng giơ tay cho chúng tôi biết ! [39:57] Dạ, xin kính mời bà chị bên ngoài đặt câu hỏi với Thầy trước.
Bạn đạo8: Mô Phật, xin thưa Thầy, sao con vô sở con làm việc, con có ghét một cô đó quá ; bây giờ con làm sao cho đừng ghét cổ nữa, Thầy ! Con thấy mặt cổ là con ghét rồi à !
Đức Thầy: Nghĩ cổ là mình, là đâu có ghét ! Tại mình nghĩ cổ là cổ ! Bây giờ, cổ cũng đầu, cổ, tay, chân, như mình ! Nghĩ cổ là mình, là đâu có ghét !
Bạn đạo8: Con thấy cổ sao mà nịnh, nịnh thằng manager ; rồi ăn nói cái kiểu mà supervisor ; sao con thấy ghét quá !
Đức Thầy: Không được ! Cái tâm mình còn sân ! Mình thấy cổ là mình. Vì trình độ cổ chưa hiểu. Nếu cổ hiểu được là cổ không có nịnh bậy, nịnh bạ. Tại vì cổ chưa hiểu ! Thương cổ thôi ; thì nó yên. Mà cái thương, cái thanh tịnh của mình giúp cổ sau này đổi tánh.
Bạn đạo8: Sao cái tâm tánh con kỳ quá ; nhiều lúc con giận quá thì con niệm Phật cho nó bớt bớt dần xuống ; mà con thấy cổ là con ghét quá trời ghét ; con không thể nhìn mặt cổ !
Đức thầy: Không được ! Con làm Pháp luân Thường Chuyển chưa đủ ; thức hòa đồng chưa mở ; thấy người ta, ghét ! Chớ cọng cỏ, có cọng cỏ nào xấu đâu ? Cọng cỏ nào cũng trồng trước nhà, đàng hoàng, xanh tươi ; cái bông nào cũng đẹp ; tại sao mình không mở Thức Hòa Đồng ? Thức hòa đồng, là chứng minh cái thức hòa đồng mình chưa mở ; mình nên ghét mình hơn ! Làm nhiều hơn, công phu nhiều hơn, cho nó mở. Đó là đàng hoàng. Còn ghét một ngày là gặp được sư phụ rồi ! Người đó là sư phụ của Con đó !
Bạn đạo8: Con không biết kiếp trước con có nợ cổ, hay cổ nợ con cái gì ? [41: 44]
Đức Thầy: Sư phụ Con đó !
Bạn đạo8: Mà chừng nào Con hết ghét sư phụ, là đúng là Con trở lại con đường trung tín, hiếu, nghĩa rõ ràng.
Bạn đạo8: Con niệm Phật hoài, mà sao con cứ ghét hoài vậy, Thầy ?
Đức Thầy: Phải làm Pháp Luân Thường Chuyển nhiều.
Bạn đạo8: Dạ, con cám ơn.
Đức Thầy: Rồi Soi Hồn ; mỗi buổi sáng Soi Hồn 15 phút ; nhìn ngay trung tim chân mày ; lúc nào mình gặp cổ là mình nhìn ngay trung tim chân mày cổ.
Bạn đạo8: Con gặp cổ là con chú tâm ngay cái chân mày, con niệm Phật hoài à ! Con không có nhìn cổ ! Nhìn cổ là con thấy ghét rồi !
Đức Thầy: À, không được ; không được ! Gặp sư phụ mà ghét, đâu có được !
Bạn đạo8: Con xin cám ơn Thầy.
Bạn đạo1: Kính thưa Quý Vị, vì thời gian có giới hạn, xin thu sẵn cái micro ; xin kính mời anh Thịnh đặt câu hỏi luôn đi ; dạ.
Bạn đạo9: Nam Mô A Di Đà Phật, kính lạy Thầy. Thưa Thầy, nhờ sự chỉ giáo của Thầy mà các bạn đạo chúng con đã được tu thiền từ năm 1983 đến giờ. Cũng nhờ sự chỉ giáo đó mà gia đình con, lúc đầu động loạn, con cái thì lúc nào trong túi cũng dao lớn, dao bé ; và con thì bệnh tật ; rồi thành ra, nhờ chỉ giáo mà ảnh hưởng của việc Thiền, nên con con đã trở nên người trưởng thành rất tốt, và bệnh tật của con cũng khỏi ! Sau đó, vì sự thử thách của Thiền nên vợ con thì hiền thục nhưng nhất định không cho con thiền ; sau, nhờ các bạn đạo chỉ giáo cho phương pháp thiền, nên đã hai vợ chồng hòa thuận đâu vào đó. Hiện nay, có một điều chúng con đang thắc mắc là : nên để theo tùy ở Trên định đoạt đời sống của mình, thể xác của mình ; hay là mình phải dùng khoa học để chữa trị ? Vì ít lâu nay thì tự nhiên con thấy áp xuất máu con cao ; thì con nghĩ là, “Thôi, đến cái tuổi 70 này rồi, thì nếu mà Trời gọi thì mình về thôi, việc gì phải chữa chạy, vì ngày nào cũng uống thuốc, cũng là vất vả” ; nhưng mà đối với khoa học thì bảo còn sống ngày nào phải chữa ngày đó. Thì xin Thầy chỉ giáo. [43:49]
Đức Thầy: Tuổi trên 50 thì thường thường bị áp huyết cao, thì mình có được bác sĩ giúp đỡ, thì mình nên dùng thuốc ; đâu có sao đâu ; không có hại ! Không có hại về vấn đề tu ; còn thiền tốt hơn nữa ! Đừng có nên để áp huyết cao, rồi nó bị cũng như anh Lazlo Kovacs ! Một cú là thấy mệt đó ; ân hận lắm đó ! Bây giờ có bác sĩ, mình nên theo dõi bác sĩ. Viên thuốc, không phải là muốn chế là chế đâu ; người ta nghiên cứu một viên thuốc cả trăm năm mới thành tựu ; đó là mình có phước mình mới được dùng cái đó ; không có sao. Mà không có dùng quá theo lời chỉ dẫn của bác sĩ ; thấy không ?
Bạn đạo1: Kính thưa Quý Vị, còn một câu hỏi cuối cùng ; kính xin Bác đặt câu hỏi. Thưa Bác, có cái máy ghi âm sau lưng Bác ; xin chuyển máy ghi âm lên ; thôi, được rồi Bác, xin Bác đặt câu hỏi. Ở trong này nè anh, anh Thịnh ơi !
Đức Thầy: Hiện giờ, Vô Vi cũng có chỗ thanh lọc cho nó hạ máu được ; nếu thanh lọc hạ máu được thì khỏi cần dùng thuốc. Có nhiều người bị máu cao, thanh lọc rồi nó trở lại bình thường đó ! Tại vấn đề ăn uống mất trật tự của chính mình ; ăn nhiều, nó bị.
Bạn đạo9: Kính thưa Thầy, con là Hoàng Thị Bách ạ ;
Đức Thầy: Dạ.
Bạn đạo9: Con đã được cái sự chỉ dạy của Thầy.
Đức Thầy: Dạ.
Bạn đạo9: Trong thời gian con về sống chung với các con con, thì, thưa Thầy, con cũng học bài nhiều lắm.
Đức Thầy: Phải vậy !
Bạn đạo9: Nhưng ngày nay thì, thưa Thầy, con cũng đã thức giác ; chứ trước, thật sự thì con cứ buồn buồn trong bụng ;
Đức Thầy: Ừ !
Bạn đạo9: Con buồn cả Thầy luôn !
Đức Thầy: Ừ !
Bạn đạo9: Nhưng bây giờ, thưa Thầy, từ ngày con nhận được bức thư của Thầy cho con, con mừng lắm và con càng cố gắng ; khó khăn cách nào con cũng vượt qua.
Đức Thầy: Về nhà gặp sư phụ chớ !
Bạn đạo9: Dạ ; thưa Thầy, con cũng để chân thành cảm ơn Thầy, và cũng để cho quý bạn đạo thấy là cái sự,
Đức Thầy: Ừ !
Bạn đạo9: Đấy, khó khăn bao nhiêu thì lại tốt bấy nhiêu !
Đức Thầy: Tiến bộ và thanh tịnh bấy nhiêu ! Không có lo.
Bạn đạo9: Dạ.
Đức Thầy: “Hoàn cảnh là ân sư” là vậy ; phải vì hoàn cảnh và tu, mới là đúng ; mà đi theo ai là cũng mệt lắm.
Bạn đạo1: Kính thưa đức Thầy, kính thưa các Bạn Đạo ; quá 5 phút của chương trình ! Tuy nhiên, vì còn vài bạn đạo đặt câu hỏi, đó, thành ra bạn đạo nào mà cám ơn Thầy thì cũng không cần ; mình cảm ơn đảnh lễ trong tâm thì Thầy cũng biết rồi. Còn vấn đề đặt câu hỏi, xin các Bạn Đạo có thể đặt câu hỏi. Xin phép Thầy thêm 5 phút nữa, Thầy!
Bạn đạo10: Dạ, xin Thầy hoan hỉ cho con xin 5 phút. Dạ, bạch Thầy, con mù, con không có thấy đường ; à, con mới vừa mổ, con chỉ thấy mờ mờ thôi ; nhưng con có một yêu cầu, con muốn nhìn tận mặt Thầy ; Thầy có hoan hỉ cho, hay không ? [46:29]
Hết