THẦY GIẢNG CHO CỘNG ÐỒNG VIỆT NAM TẠI WESTMINSTER - Cuốn 2 -

Đức Thầy: ... Một năm thôi, cứ nghe băng ông Tám rồi thực hành như vậy đó, không cần thiền ; rồi tự nhiên tâm nó vui ; mới thấy cái điện năng mình nó quan trọng, thì lúc đó mới nhận thức ra hào quang là cái gì. Ông Phật ổng ăn ngày hột lúa, điện năng trong ruột ổng nhẹ nó mới hút được lên trên óc, nó tỏa ra cái ánh hào quang. Mà mình ăn nhiều quá : ăn một chén cũng la không đủ ; ăn hai chén cũng la không đủ ; rồi đi nhậu thêm nữa, rồi tự nhiên nó hành ! Tất cả con người nó có ba bộ phận quan trọng: tim, gan, thận; mà tim, gan, thận bất ổn, mà làm sao thấy được cái gì ? Cho nên, người ta ăn ít người ta mới tim, gan, thận nó ổn định, nó không có bệnh nữa. (0:47)

Bạn đạo: Thưa, câu giải thích của ông Tám vừa rồi đã giúp cho một phần nào trả lời câu hỏi sau đây, là: "Tại sao phải súc ruột cho nó gầy đi?"

Đức Thầy: Không phải súc ruột cho nó gầy đi ! Súc ruột để thức tâm ; để thấy cái miệng mình ác thiệt ! Cái miệng mình là cộng tác với cái ruột : ăn mà nhai không kỹ, áp chế cái ruột càng ngày càng phình lên, rồi nó ép lấy cái gan, rồi nó ép lấy cái tim ; ép cái gan, khi mình nói những lời bất chánh với vợ con, mình gây gổ mà mình không muốn ; bị cái ruột nó ép cái gan, thành ra mình tánh nóng bất thường ; khi mình đọc cuốn sách, mình thấy hết hồn : “Tại sao tôi nóng như vậy?” Nhưng mà không có biết cái nguyên lý : thì con người có 200 thước vuông cái ruột, mà nó đồ thực phẩm, nó vô nó dồn nhiều quá, thành con người nó phải đứng thẳng lên, ngay thẳng lên ; nhưng mà cái bụng nó phình lên là trong đó nó chứa nhiều quá, nó không có chỗ chứa nữa nó mới phình ra, thì tự nhiên nó phải đi làm cái việc của nó : nó ép tới gan, rồi ép tới cái bọng đái luôn, rồi ép tới cái tim luôn, rồi là máu cao ! Thì bây giờ súc ruột cho nó thanh nhẹ, nó mới hòa hợp với nguyên khí cả Càn Khôn Vũ Trụ, thì cái tâm thức nó mở, cái lượng từ bi nó mới sáng thêm.

Cho nên, vì lý do đó người ta phải đi đúng luật là không có mập phì vậy, và ăn cho nhiều, không tốt ! Ăn ít mà tiêu hóa tốt thì điện năng nó mới dồi dào. (2:20) Cho nên, ăn uống, ăn cơm với rau 4 tiếng đồng hồ tiêu ; mà ăn cơm với cá là 12 tiếng đồng hồ tiêu ; thì chúng ta chọn cái nào hay hơn ? Làm cho cái bộ phận ruột nó được yên ổn, thì cái bộ răng phải nhai kỹ, hợp tác với cái ruột : khi mình ăn, mình nhai kỹ, nhai 40 lần, mình nuốt, hòa tan với nước miếng nuốt, thì hỗ trợ cho cái ruột tốt. Cái ruột làm việc chỉ có bóp thôi, mà mình bắt nó quá, nó bóp không nổi ; nó càng ngày nó càng yếu, nó phình ra là nó bị tê liệt, thần kinh bị tê liệt !

Cho nên, những chỗ súc ruột mà người ta có nghiên cứu, người ta nói rõ là bị sưng ruột, thần kinh sưng ! Mà khi mình súc rồi, nó nhẹ rồi, người ta, khi người ta rờ tới cái ruột nó hơi ê ê, đó là cái thần kinh mình nó ổn định lại, thần kinh không bị tê liệt.

Cho nên, thần kinh với ruột là quan trọng lắm ! Người già chừng nào thì cái lụa ở trong ruột nó càng ngày càng đóng, chìm. Khi chúng ta đổ ly nước, ở trong cái ly đó, mà chúng ta không rửa cái ly, thì càng ngày nó càng dầy thêm; mà chúng ta rửa rồi thì cái lụa ở trong đó nó sạch : cái lụa ở trong đó nó có cả triệu cái lỗ, nó hút những cái chất nhờn của thực phẩm để nó cung ứng cho ngũ tạng, thì chúng ta khỏe mạnh ; mà chúng ta càng ngày càng, càng, càng ép nó thì nó không làm việc được, thì chúng ta phải sanh bệnh. (3:48)

Bạn đạo: Dạ thưa, quý vị hỏi về tại sao lại súc ruột ? Cơ quan chúng tôi có quen với một người họ chuyên giải phẫu các tử thi ; thì thường thường cái ruột già của một người đường kính vào khoảng 2.5 cm, nhưng mà nhiều cái người mà giải phẫu tử thi đó, mà nó cắt cái ruột già của mấy người chết đó ra, nhiều khi chỉ còn lại có 1cm thôi, vì ở chung quanh thành nó bị đóng, sau bao nhiêu năm, bị đóng, và cái đường kính của nó bị thu nhỏ lại.

Đức Thầy: Cho nên, con người trên 30 tuổi nên đi súc ruột cho nó sạch ; không có hại gì hết ; súc ruột ít lần thì nó khỏe mạnh trong người ; thấy vui ! Không làm thì không biết ; làm rồi mới thấy cái giá trị. Chính tôi nói ra là tôi dấn thân làm rồi : tôi súc cả 7, 80 lần ; tôi khỏe mạnh ; mà con người tôi nó trẻ, da mặt tôi nó láng ; tốt hơn hồi xưa nhiều lắm! (4:41)

Bạn đạo: Dạ thưa, có một vị có 4 câu hỏi. Câu thứ nhất : Con người có một khả năng hay nhiều khả năng khác nhau ? Vì ông Tám giảng con người có một khả năng.

Đức Thầy: Khả năng vô cùng, con người đều có hết. Cho nên, ai cũng tự ái: mẹ chửi con, con cũng giận : khả năng vô cùng : bất phục ; một khả năng vô cùng ! Mà trong cái hành trình vô cùng đó nó sẽ phát triển nhiều khả năng về chi tiết, cũng như cái cây nó có cái nhành, có lá, vậy thôi ; có cái chánh của nó là luồng điển liên hệ với luồng điển cái của Trung Tâm Sinh Lực. Cho nên, con người, ép người ta vô vách tường, tự nhiên nó mạnh lại.

Bạn đạo: Câu thứ hai: “Gươm chặt đầu - gươm trí tuệ” ? Xin nói rõ hơn.

Đức Thầy: Chặt đầu là gì ? Thì lấy cái gươm trí tuệ để chặt đầu những người mắc ô trược, mê chấp ; là người ta đem cái chân lý sáng suốt truyền bá vậy, mà nhiều khi truyền bá họ không nghe, họ phải dùng cái ý cũng như chặt đầu, kích bác họ, chọc giận họ, chửi mắng họ ; rồi họ mới gạt đi cái luồng trược điển ; rồi đối phương nó thấy nhẹ nhàng và thức tâm. (5:54)

Bạn đạo: Câu thứ ba: Đức Phật thoạt đầu nhịn ăn để tịnh tọa tìm đường giải thoát, nhưng đã không thành; sau, Đức Phật dùng sữa được dâng lên, lấy lại được sức khỏe mới phát huy trí lực để tìm ra con đường giải thoát. Ông Tám giảng Đức Phật nhịn thể xác để sáng ra, rồi mới tìm ra đường giải thoát ; tôi e không đúng. Một thân thể suy nhược không có đủ sức mạnh trí tuệ thì không khám phá ra được một điều gì.

Đức Thầy: Đức Phật đã thấy cuộc đời tranh chấp, và chán, để tìm ra cái nguyên năng điển quang của Vũ Trụ ; mà khi Ngài sáng rồi, Ngài phải mang cái xác để tận độ chúng sanh ; cho nên Ngài cần thực vật để thuyết giảng cho chúng sanh, vậy thôi ; chớ kỳ thật là sự thanh nhẹ mới mở trí. (6:41)

Bạn đạo: Thưa, câu thứ tư : Phương pháp thiền xuất hồn của ông Tám có giống phương pháp thiền xuất hồn của các vị Lạt Ma ở bên Tây Tạng hay không ? Và hai phương pháp có cùng một mục tiêu không ?

Đức Thầy: Mục tiêu của chúng tôi, chúng tôi không có tham khảo về việc bên đó ; mà chúng tôi là giải thoát để phát triển về tâm linh. Còn cái của họ, nghe bên Tây Tạng thì cũng có xuất hồn, nhưng mà họ bắt buộc người ta thờ nhiều quá, thờ những cái hình bóng nhiều quá ! Chính Master Liu, tôi có đi thăm Ngài, mà tôi thấy bàn thờ nhiều quá, rất bận rộn !

Còn đằng này, trực tiếp : nói Vị đó thì mình phải tới đó, chớ không có để qua một cái hình nộm ; chúng tôi không có chấp nhận qua cái hình nộm : đi thẳng thì chúng tôi học ; còn không đi thẳng, chúng tôi không học. Thì mỗi người có một gốc, cái năng khiếu khác nhau.

Thì bên kia người ta phải dùng bùa chú phù hộ ; còn đằng này chúng tôi không có dùng bùa chú phù hộ, mà không gây mê tín cho bất cứ người nào, và khuyên mọi người phải tự thức, lấy hoàn cảnh là ân sư mà tiến hóa.

Hoàn cảnh của Quý Vị là quý lắm : nếu Quý Vị không có hoàn cảnh thì - không có bị hoàn cảnh bắt buộc - thì Quý Vị không có mặt ở xứ Mỹ, và không có cơ hội gặp tôi để bàn bạc về tâm linh. (8:01)

Bạn đạo: Người tu để tóc khác với người không có tóc, thế nào? Có phải cho dễ tu hơn không?

Đức Thầy: Người không có tóc là để thấy mình, để hiểu rõ mình : mình là trong gốc từ bi mà ra thì để...

(Hết track mp3.1- 08:19)

Bạn đạo: Dưỡng sinh theo cách của ông Tám truyền giảng là tịnh ; còn phương cách của bọn Cộng Sản, ngược lại là động. Muốn để tâm nhân nhìn vào hẳn phải hoang mang. Xin ông Tám cho một lời khuyên chính đáng

Đức Thầy: Bởi vì vốn của họ là tâm linh, mà họ nghe đằng này thuyết giảng rồi tự dưng nó khêu dậy cái tâm linh của họ, họ sẽ bước vào hàng ngũ sẵn có của chính họ, chớ không có động đâu. Họ nói thì mình nghe động vì mình đi 2 chiều, còn họ đi có 1 chiều ; thì họ sẵn có cũng 2 chiều, mà mình nói rồi họ nghe rồi họ thức tâm. Cho nên, đừng nói Cộng Sản không tu : nhiều người Cộng Sản cũng đã tu Vô Vi ; thực hành rồi họ mới viết thơ cho tôi, họ nói: “Tôi đi kháng chiến 25 năm mà tìm, không có tìm ra pháp ; bây giờ tôi thấy cái pháp này ổn định.” Họ viết thơ cho tôi. (0:53)

Bạn đạo: Dạ thưa, một câu hỏi của một vị khác, cũng có liên quan đến vấn đề này, thành tôi xin đọc qua để cái việc tư tưởng cho nó được liên tục : “Ông Tám dùng thiền trong dưỡng sinh ; bọn Cộng Sản cũng hô hào dưỡng sinh ; một số dân chúng, nhất là những người lớn tuổi, tham gia ; một số trí thức chế độ cũ cũng tham gia rất tích cực. Vậy chủ trương thiền dưỡng sinh của ông Tám và dưỡng sinh mà bọn Cộng Sản Việt Nam đang hô hào, có gì giống nhau và có gì khác nhau ?

Đức Thầy: Ở đây khác biệt ; không có theo bên kia. Ở đây đi đúng khoa học tâm linh rõ ràng : không có gạt bên này, bỏ bên kia ; không bao giờ đi như vậy ; đi 2 chiều rõ rệt : xác và hồn, rất rõ rệt ! Còn bên kia làm sao, tôi không biết ; dưỡng sinh họ làm sao, tôi không có tham dự với Cộng Sản ; tôi không biết.

Bạn đạo: Xin ông Tám cho biết rằng bọn Cộng Sản có tin thế giới linh hồn hay không ? Nếu không, tại sao Hồ Chí Minh trong di chúc có nói ông ta sắp sửa gặp ông Mác (Marx), ông Lê (Lenin) ? Bọn Cộng Sản tự mâu thuẫn về phương diện linh hồn rõ ràng rồi, phải không Ông Tám?

Đức Thầy: Đó là mâu thuẫn ! Như tôi nói đó : bởi vì hồi mà Cộng Sản đến đó, có một người ở Bạc Liêu mà đi ở bên Cao Bằng - Lạng Sơn, họ học cái phương pháp tham thiền của tôi, mặt họ sáng, rất tốt ; họ tới họ xin ý kiến thăm tôi, họ đem một số cán bộ vô nhà tôi ; nó nói: “Thời buổi này mà Anh còn nói chuyện xuất hồn hả ?” Tôi nói : “Anh mà không biết xuất hồn, Anh là người phản Đảng : Anh biết Hồ Chí Minh là Đảng trưởng không, mà Anh nói vậy là Anh có lỗi” ; vì nó có cuốn sách nó tập võ, “Nhơn Sinh Thất Thập”, cái gì “Cổ Lai Hy”. Thì tôi nói: “Hồ Chí Minh nói rõ ràng : ‘Khi tôi chết, tôi xuất hồn, tôi đi thăm Các Mác (Karl Marx).’ Thế giới lãnh đạo chỉ có Hồ Chí Minh nói xuất hồn, mà tại sao Anh phủ nhận chuyện xuất hồn ?” Thì mấy chú đó nói : “Ê, ôm cái thùng !” Tôi có viết những cuốn sách tay rất nhỏ, có hình tôi tham thiền, đem ra phát cho người ta.

Rồi gần đây, ở Hà Nội, người ta mới vượt biên người ta chạy qua, người ta ôm cuốn sách ; tôi mới tới Vancouver, họ đưa, nói : “Bây giờ tôi tìm ra Ông rồi!” Thì tôi mới chứng nhận, tôi mới chứng minh rõ là họ đã đem cái thùng sách của tôi đi về Hà Nội ; bởi vì tôi nói: “Ở thế giới, không có ai nói chuyện xuất hồn hết ; chỉ có Hồ Chí Minh nói : ‘Rồi tôi chết, tôi sẽ đi thăm Các Mác’. Vậy Ông lấy cái xác nào đi thăm ? Lấy cái hồn đi thăm ! Mà rõ ràng là tụi con nít không có nói láo : ‘Đêm qua em mơ em thấy Bác Hồ, tóc Bác bạc phơ !’” Đó ; thì lúc đó nó để yên cho tôi, không có làm gì. “Còn nếu mà Anh chống sự xuất hồn, đó là Anh phản Đảng !” Tôi nói vậy, thì nó ôm sách đi ! Vô nhà tôi mà ; có anh Thuần thấy hết. (3:47)

Bạn đạo: Xin ông Tám giải thích : Hồn, Vía, tâm linh, và giác quan thứ sáu. Tôi xin phép nói rõ, “giác quan thứ sáu” chứ không phải là giác quan theo thần kinh hệ.

Đức Thầy: Giác quan thứ sáu là sự thông minh của con người. Hồn, vía, nó khác : hồn nó xuất ra, nó bỏ cái xác ; đi trên cái đó, không có dưới cái đó.

Bạn đạo: Con người có sự sống, con gà có sự sống, cây cỏ có sự sống, thậm chí loài đất đá cũng có sự sống. Vậy ta dùng cây cỏ để sống cho chính ta ; vậy ta có phạm giới sát sanh khi ăn chay bằng cây cỏ hay không ? Xin ông Tám cho biết ý kiến.

Đức Thầy: Cây cỏ nó là “thủ trảm bá đao,” tội nó còn nặng hơn con thú ; nhưng mà nó được cứu qua con người ; nó được đi lên. Còn con thú, nó phải đúng cái luật nó mới được tiến hóa : con thú cũng phải thọ bao nhiêu năm, bao nhiêu kiếp nó mới tiến hóa. Mà mình ngắt gọn nó, mà trong lúc mình không có khả năng điển quang ! Cũng như ông Tế Công, Ổng tu Ổng có thể ăn thịt chó được, là Ổng vừa đưa miếng thịt vô miệng là cái điển nó rút lên, thì Ông thấy cái hình con chó nó ở trên…; thì cái đó là khác : cái đó là cái khả năng điển quang của con người.

Bên Vô Vi thì làm Pháp Luân Thường Chuyển rồi, sau này thấy được mới độ chút xíu ; mà mình thấy rõ ràng ! Cái đó là cứu độ, chớ không phải giết. Thì khi mà mình không thấy mình ăn vô, là hậu quả nó dồn cục trong đó, mình giải không được, rồi nó sanh ra bệnh, chớ không có gì đâu ! Nói về nguyên lý của điển năng mới được. (5:28)

Bạn đạo: Dịch lý và Thiền tương đồng ở những điểm nào ? Thiền có điểm nào nghịch lại với Dịch lý không ? Xin ông Tám vui lòng...

Đức Thầy: Dịch lý là căn bản của Thiền ; mà tâm thức của mình không thức, là không có phải là Dịch lý. : tâm thức toàn năng mới là dịch lý của Vũ Trụ. Mà con người thiền mà tâm không thức là nó đi ngược với dịch lý ; thành ra khi đoán trúng, khi đoán sai.

Bạn đạo: Nằm chiêm bao, tôi thấy ánh sáng và thấy Thượng Đế ; tâm thức bắt phải nói với thầy Tám. Xin Thầy cho biết hiện tượng này ?

Đức Thầy: Điểm đó là có duyên tu học ; phải cố gắng tu lên một bước nữa ; chuyện đời không ích gì ; phải thức giác và đi trọn lành lên trên càng tốt. (6:21)

Bạn đạo: Nằm ngủ thấy có (nghe không rõ… ) : cầm cái chổi quét sân, cho một bài thơ: “Tới đây nước lụt thủy tràn, Minh Vương mở hội gặp đàn Chúa tôi” ?

Đức Thầy: Cái đó là người ta cho thấy rõ là Thánh nhân sẽ giáng thế, xuống thế gian để độ thế gian ; chớ không có phải là kêu mình đi làm ; đừng có lo vấn đề đó.

Bạn đạo: Thưa ông Tám, mỗi khi con Soi Hồn, thấy trán mình bị ngứa ; vậy đó là tại làm sao ?

Đức Thầy: Là độc tố trong mình nó ra, dâm tánh mình nó xuất hiện ; đó là độc tố nó ra, nó ngứa. Cho nên, phải làm Pháp Luân Chiếu Minh cho nhiều, để cho thanh lọc bộ ruột càng ngày càng tốt. Tốt hơn nữa thì đi súc ruột, thì nó hết ngứa. (7:10)

Bạn đạo: Thưa ông Tám, con Soi Hồn, con có Soi Hồn, nhưng sao thấy học con quên hoài ? Xin ông Tám giải thích.

Đức Thầy: Đi học quên hoài là tại bộ thần kinh của bộ ruột nó bị dơ lắm rồi, không có được tốt ; cho nên phải súc nhiều ; rồi sau này cái bộ ruột nó nhỏ lại, nó nhẹ rồi, nó cung ứng lên khối óc ; lúc đó nhớ dai lắm, không có bao giờ quên.

Bạn đạo: Dạ thưa, chúng tôi hết cái phần câu hỏi bằng tiếng Việt, thành ra bây giờ phần của một người có câu hỏi bằng tiếng Anh./.

(hết track 2)


----
vovilibrary.net >>refresh...