THẦY GIẢNG CHO CỘNG ÐỒNG VIỆT NAM TẠI WESTMINSTER - Cuốn 1B
Đức Thầy: ... tôi hiểu hơn. Cho nên, ông Trời, ông dậy cái thức con người chậm chậm, tiến chậm chậm ; mà nếu tu thiền, thức mau lắm, hiểu được: “Chà, người này trước ác quá, bây giờ phải thọ cái nghiệp này, cũng cân xứng chớ không có sai!” Luật Trời không có sai. Cho nên, con người thường thường làm sai thì đổ lỗi, rồi nó càng sai thêm ; chớ luật trời không có sai : mình ở hoàn cảnh nào cũng là học nhịn nhục ; tất cả ở thế gian này, nhân loại ở thế gian đang học có hai chữ “Nhịn nhục” thôi.
Ông Trời dậy có hai chữ “Nhịn nhục” thôi à ; nhưng mà nó không làm ; rồi nó trách ông Trời, rồi nó bỏ đạo ; chớ kỳ thực là nó nhịn nhục tối đa là nó thành Phật hết trọi ! Tất cả Quý Vị là Phật chớ là ai đâu ? Trong thanh tịnh, Quý Vị có không ? Động loạn, Quý Vị có không ? Cả hai khả năng, chớ không phải một khả năng ; mà động loạn ! Bây giờ, chúng ta xuống thế gian có vợ, có con, là động loạn rồi. Bây giờ ta lui về thanh tịnh ; ta đi xe hai bánh, tiến hóa tới vô cùng. Còn đi xe một bánh, chỉ tranh chấp, lý luận này kia, giết đám này cứu đám nọ ; rốt cuộc rồi có giết được ai đâu ? Chứng minh rõ ràng: ở Việt Nam giết chết bao nhiêu người, bây giờ nó cũng quy tụ, cũng sống cả triệu người, nhiều hơn nữa ; càng ngày càng nhiều hơn ; không có ai chết !
Rồi nói đạo, nói: “Tôi đem Quý Vị về Thiên Đàng” ; không chắc đem ! Quý Vị tự đem Quý Vị về Thiên Đàng : nặng trược trong tâm Quý Vị, Quý Vị hành để triển, để khai thác, để tìm hiểu Quý Vị, thì Quý Vị, tự nhiên Quý Vị, Quý Vị đi về Thiên Đàng. Chớ hồi nào đến giờ Quý Vị có nghĩ ngồi ở đây nghe đạo không ? Có nghĩ đi đến xứ Mỹ không ? Nhưng mà Quý Vị đã đến xứ Mỹ rồi, tự nhiên nó có ! Là trong cái tâm thức, trình độ, phước duyên của Quý Vị mà Quý Vị đã có.
Cho nên, chúng ta nên hướng thiện là tốt, dù có tu, không tu, phải hướng thiện thì cái xã hội tương lai của chúng ta sẽ tốt nhiều lắm ; mà hướng ác, thì không có bao giờ đạt được cái gì ! (2:03)
Bạn đạo: Câu thứ 2: Khi làm Pháp Luân Thường Chuyển, có thể nằm để làm Pháp Luân Thường Chuyển được không ? Và nếu làm như vậy, có hại không?
Đức Thầy: Khi làm Pháp Luân Thường Chuyển, phải ngồi đứng đắn làm Pháp Luân Thường Chuyển, và ý thức được “Nguyên khí của cả Càn Khôn Vũ Trụ hòa hợp với nguyên khí của Tiểu Thiên Địa của tôi, mới khai mở tâm thức của tôi” thì cái giá trị nó khác. Chớ không phải làm Pháp Luân Thường Chuyển là cũng như là đi học võ ! Không phải như vậy ! Phải nắm cái ý nguyện giải thoát, thì nó đem cái nguyên khí của cả Càn Khôn Vũ Trụ mở tâm, mở trí ; là luồng Điển Cái của Vũ Trụ mới đưa con người về Trời. (2:39)
Bạn đạo: Dạ ; một vị ghi tên là Thành ở Gardina, có 3 câu hỏi. Câu thứ nhất: Theo Pháp Lý Vô Vi, chúng tôi bắt buộc có phải ăn chay không?
Đức Thầy: Không có bắt buộc ăn chay ! Ý thức ăn chay mới là người ăn chay ; bắt buộc ăn chay là động loạn them ; bởi vì, người ta quen ăn mặn, mà người ta thấy ăn mặn là có hại cho cơ tạng, và có ác ý nhiều, người ta thức tâm, người ta không làm việc ác nữa, người ta bỏ người ta ăn chay ; đó là phải giữ giới, người giữ giới.
Còn buộc họ ăn chay, cái đó là sai ; nhất định sẽ có những sự chống báng. Không có thể buộc người ta được : khi người ta ý thức được là đó là chánh pháp ; mà buộc họ, không có đúng. Vì người đi trước họ làm được, mà người đi sau chưa làm được, phải từ từ họ sẽ làm ; rồi một ngày nào ; ông Trời còn đợi họ mà, chúng ta có quyền gì buộc họ? (3:38)
Bạn đạo: Dạ, câu thứ hai : Vật dưỡng nhân ; nếu cắt cổ gà là tội, thì nhân loại phải sống bằng gì ? Cây cỏ làm sao đủ nuôi cho nhân loại ?
Đức Thầy: Nhân loại nói rằng là “Vật dưỡng nhơn ; rồi tôi giết con gà tôi ăn” ; nhưng mà Quý Vị, ngày nay khoa học đã chứng minh, cái gì Quý Vị có khả năng làm được thì Quý Vị cứ xài ; Quý Vị không có khả năng làm được, không nên xài. Con gà Quý Vị chế không được, mà Quý Vị, khi mà cắt nó, nó chảy máu, cái tâm Quý Vị cũng xót thương nó, tội nghiệp nó : “Một bầy con, ai nuôi đây ? Tôi làm thịt nó đây, bầy con kia ai nuôi ?” Tại sao mình không có cái tình thương? Mình biết thương mình thì mình mới biết thương họ.
Còn những người nó không cần: “Phải giết nó ; tôi ăn cho khỏe !” Nhưng mà, không biết thương mình, hậu quả, đó là hậu quả, hậu quả không biết ! Hậu quả không biết thì ông Trời cũng không có nói, nhưng mà có Luật Trời : ác nhiều thì một ngày nào sẽ bị ác báo : bệnh hoạn, mổ xẻ, nằm nhà thương ; thiếu gì ! Quý Vị vô nhà thương thấy là, toàn là mổ xẻ, toàn là ăn mặn không à ! Quý Vị tìm cái hậu quả hiển hiện trước mắt.
Còn những người ăn chay, bây giờ tại sao những người ngoại quốc họ văn minh như vậy mà họ còn đi ăn chay ? Họ tìm những cái thực vật hữu lực cho cơ tạng cũng như là ăn mặn ; khỏe mạnh và bớt bệnh hoạn. Thì chúng ta ở cái xã hội này, chúng ta có thể giúp đỡ cái chánh phủ này bớt tiêu xài cái tiền bệnh hoạn ; chúng ta là một người tốt, một người thiện lành, một người biết cộng sự với nhân loại ; thì con người đó mới có khả năng ảnh hưởng người khác. (5:24)
Bạn đạo: Câu thứ 3: Theo đạo Phật, ông bà, cha mẹ sẽ đầu thai lại trong gia đình mình. Điều đó có đúng không?
Đức Thầy: Cái chuyện đó là duyên nghiệp : có ; duyên nghiệp nó phải có. Mà duyên nghiệp để làm gì ? Để con người với con người gặp nhau ; để làm gì ? Để hàn gắn lại chuyện tiền kiếp.
Còn 2 người nghịch nhau, giết hại nhau ; nhưng bây giờ nó làm vợ chồng với nhau, nó xây dựng nền tảng thương yêu. Rồi những người đó mới có cơ hội đi tu và thức tâm, cũng như là bạn đạo. (5:57)
Bạn đạo: Xuất hồn lên đi chơi ; nếu gặp quỷ thứ mạnh, thì làm sao chống?
Đức Thầy: Nếu chúng ta, tâm chúng ta là ác quỷ, thì chúng ta gặp ông Phật nó cũng biến thành quỷ ; đó là thử lòng chúng ta. Người tu thanh tịnh phải niệm Phật cho nó quân bình tư tưởng, và cơ năng điện năng trong cơ tạng, thì chúng ta xuất hồn ít có gặp những con quỷ ; vì chúng ta không còn ác ý nữa, không gặp quỷ. Nếu chúng ta còn nuôi dưỡng ác ý thì giờ phút nào xuất ra cũng là gặp quỷ không à, tại vì chúng ta ác ! Cho nên, luật nhân quả rõ rang ! (6:33)
Bạn đạo: Thưa ông Tám, với câu “Tự tu, tự chứng” cũng đúng ; nhưng nếu không cần tha lực của Ơn Trên thì làm sao biết đường chánh, tà, mà tu tiến ?
Đức Thầy: Tha lực của Ơn Trên, thì chúng ta cố gắng tu, tiến tới đó thì tự nhiên rồi Bên Trên người ta giúp. Cũng như Quý Vị đang tới xứ Hoa Kỳ đây, thì người Hoa Kỳ người ta giúp ; không có tới, làm sao người ta giúp ? Thì Quý Vị mà đi lên tới Trung Thiên, thì Trung Thiên có Chư Tiên người ta giúp ; mà lên tới Bồng Lai, thì tới Bồng Lai có Chư Tiên người ta giúp ; mà lên tới Niết Bàn, có Chư Phật người ta chiếu ! Sẵn sàng lúc nào cũng có người ta giúp hết ; không phải không có ! Mà chúng ta, bây giờ đi, nói thế gian, chúng ta đi làm lưu manh, cũng có bọn lưu manh giúp ; ăn cướp, có bọn ăn cướp giúp à ; có hết !
Cho nên, không nên cầu xin tha lực, mà khai triển khả năng sẵn có của mình hướng về con đường từ bi : mình, mọi trạng thái mình hình thành, thì trong đó mình có lượng từ bi là cao quý nhất ! Mình hướng về lượng từ bi để vun bồi từ bi càng ngày càng nhiều hơn, thì tai nạn sẽ không có, và chúng ta sẽ được sự chiếu minh của Chư Phật : nếu chúng ta thật sự trở về từ bi là được rồi ; không cần phải cầu xin. (7:53)
Bạn đạo: Dạ thưa, vị này có 3 câu hỏi, nhưng mà có liên quan với nhau, thành tôi xin phép đọc cả 3 câu một lần : Có nghe nói Đức ông Tám có hội kiến với ni sư Thanh Hải, việc này có thực không ?
Đức Thầy: Có ; bà Thanh Hải là một người tu, một người cũng trong khổ tâm tìm đạo, cứu độ chúng sanh, chớ không có ác ý giết hại ai hết. Chúng tôi có gặp nhau, vì người tu với người tu không có gì dị biệt hết ; cũng đồng tu và đồng độ chúng sanh, và độ chính mình tiến hóa.
Bạn đạo: Dạ, có thể cho biết lý do và nội dung buổi hội kiến, và giữa 2 pháp thiền có khác nhau không ? Xin...
Đức Thầy: Chúng tôi có video rõ ràng ; chúng tôi có video rõ ràng. Quý Vị có thể liên lạc với Hội Ấi Hữu Vô Vi để lấy cuốn video đó về xem, thay vì tôi nói trở lại có chỗ tôi nhớ, chỗ không. (8:48)
Bạn đạo: Xin cảm ơn ông Tám. Xin ông Tám giải thích câu: “Chín Phương Trời, mười phương Phật ; ngã chấp.” Như vậy có phải Phật lớn hơn Trời không ?
Đức Thầy: Cho nên, người ta thích Phật thì nói Phật lớn ; mà người ta thích Trời nói Trời lớn hơn Phật ; thì bây giờ ta thích ta, ta tìm ta, thì ta thấy Trời Phật ; cái đó là điểm chánh. Tôi mách Quý Vị như vậy : đừng có mê loạn nữa ! Họ nói gì: “Chín phương Trời, mười phương Phật” ; mà mình không thấy ! Đó là Đông Nam, Tây Nam, Đông Bắc, Tây Bắc, và hướng Trời một hướng nữa, là 9 hướng mà thôi ! Cái đó là con người đã có sẵn trong khối óc rồi ; mà chưa thanh tịnh mà nói tới cái đó, họ không có tin !
Khi mà người ta tu thanh tịnh, nói tới đâu họ thấy tới đó ; lúc đó họ mới thấy 9 phương Trời, 10 phương Phật. Thì Phật, chỗ nào cũng có Phật mà ; chỗ nào cũng có Thượng Đế mà ! Họ không có ý thức được, không có ý thức được Thượng Đế ở đâu, nói: “Tôi phải tu ; tới đó tôi mới gặp ông Thượng Đế” ; mà ông Thượng Đế là cái xác của họ, mà họ không hiểu : Luật của Thượng Đế ban trong xác của họ, mà họ không hiểu ! Họ làm bậy là họ khổ à ; làm bậy là khổ liền : mưu mô thiệt hay, giết hại một đám người ; coi thử, tối ngủ được không ? Ngủ không được ! Có Luật đàng hoàng hết trong đó, mà không hiểu ! Rồi cứ đi tìm Thượng Đế, thét rồi mất mình và mất cả Thượng Đế luôn !
Sửa mình để tiến hóa, thì cái tâm của mình càng ngày càng mở, lượng từ bi càng ngày càng sáng : cái dinh thự mình càng ngày càng tốt ; thì lúc đó Thượng Đế, Thượng Đế chiếu một chút xíu là mình thấy tương ngộ với Ngài : tâm mình không có dị biệt, thương tất cả chúng sanh, thấy ai cũng vui hết, không có ghét bỏ một người nào.
Cho nên, ông Trời, Quý Vị thấy, ở xã hội lưu manh có ăn cướp, có đủ thứ, mà không có bóp mũi cho tụi nó chết ; không ! Vì để cơ hội cho tụi nó thức tâm : Ông Trời còn phải chiều mà ; phải dùng diệu pháp để cho nó tiến hóa ; ông Phật cũng vậy. Mà góc nào cũng có Phật ; góc nào cũng có Trời : Quý Vị đang ngồi cái ghế này ; từ đâu đến, cái ghế này từ đâu ? Nếu nó hóa chất, thì nó từ đáy biển nó đem lên cho Quý Vị ngự ; nếu nó ở trên rừng, thì cây ở trên rừng xuống phục vụ Quý Vị ! Một khả năng trong Vũ Trụ cộng lại để phục vụ Quý Vị. Quý Vị ngồi trên khả năng của Vũ Trụ mà không thức tâm ! Thấy mình nhẹ hơn, mình mới điều khiển được nó ; mình biết được cái nhẹ, mình vun bồi cái nhẹ, thì mình không bị lầm lạc nữa ! Đó là hướng thiện và giải tỏa phiền não sái quấy. Lúc đó Quý Vị nhắm mắt là thấy Quý Vị đi tới một cái cảnh tốt đẹp hơn cái cảnh thế gian này ; tự nhiên, và không có sự mong muốn. (11:39)
Bạn đạo: Có người ăn chay, tập ngồi thiền, nhưng không có minh sư chỉ dạy ; nếu bị tẩu hỏa nhập ma thì làm thế nào để hết bệnh ?
Đức Thầy: Những người tu thiền không có thiện tâm, không có xây dựng cái điển từ bi của chính họ, họ cũng bắt chước, cái hình ông Phật chụp hình làm sao họ ngồi y như vậy ; mà trong này họ vọng động hơn, thua, thì, “Chút nữa tôi thiền đã rồi tôi ra McDonald’s ăn cho cố, hoặc là vô restaurant tôi nhậu cho nhiều,” thì tự nhiên là tẩu hỏa nhập ma, vì họ rước trược nhiều hơn thanh.
Còn nếu họ thực tâm tu, thì rước thanh nhiều hơn trược ; làm sao mà tẩu hỏa nhập ma được ? Cái đó là tại hành giả mà thôi ; không phải tại cái pháp. (12:19)
Bạn đạo: Tôi bị bệnh nói cà lăm, có thể dùng phương pháp tập thở để chữa trị không?
Đức Thầy: Dùng phương pháp tập thở. Chính cái miệng mình đã cà lăm, không nên nói nhiều, vì thần kinh mình sắp đặt không tốt ở trong đó. Mà làm, thở thét rồi, cái bộ ruột nó càng ngày càng tốt, ổn định ; lúc đó mình ít nói nhiều, mà nói một câu nó có giá trị một câu ; nó khác, vì cái từ quang vun bồi lên trên óc rồi thì lời nói của Quý Vị khác.
Quý Vị bây giờ làm người, chưa biết Quý Vị tên đó là thật không ? Không phải thật ! Vì Quý Vị chưa thấy chánh diện của Quý Vị là ai ; chưa thấy ! Khi mà thấy được chánh diện rồi, Quý Vị nói có một câu mà có giá trị, chấn động cả Càn Khôn Vũ Trụ. Cho nên, người tu thiền không nên nói chuyện nhiều ; mà người cà lăm cũng không nên nói chuyện nhiều ; lo thực tập ; tướng diện thay đổi, tâm thức cởi mở, thì mình nói một câu đáng một câu. (13:18)
Bạn đạo: Dạ, câu thứ hai của cùng một vị đó : Đang công phu mà sợ ma, thì phải làm sao?
Đức Thầy: Sợ ma là trong mình trược, trong mình trược : ăn uống động loạn, ăn uống không có trật tự. À, bây giờ Quý Vị ăn cơm với rau, rau hấp, thì 4 tiếng đồng hồ nó tiêu ; còn Quý Vị ăn rau, rồi ăn cá, rồi ăn thịt, rồi ăn vịt, rồi ăn gà ; nhiêu đó là 12 tiếng đồng hồ nó mới tiêu ! Mà một ngày ăn một buổi, Quý Vị đâu có chịu ! Ăn 2 buổi, 3 buổi ; thì nó dồn dập mấy chục tiếng đồng hồ ở trong đó nó mới tiêu được ! Thì ngày qua ngày, nó dồn dập càng ngày cái bụng càng sình lên ; rồi bệnh hoạn càng ngày càng nhiều : ở trong cái lụa ruột nó bị nghẹt hết trọi, thì cái thần kinh nó không ổn, thì đâm ra nó thiếu khả năng đóng góp của ngũ tạng, nó mới sợ ma ! Còn cái khả năng điển quang của ngũ tạng nó chạy đều, không có sợ ma ! Cho nên, Quý Vị đi thanh lọc cái ruột rồi về thử coi, không bao giờ sợ ma nữa. (14:19)
Bạn đạo: Câu thứ ba : Những nhà lãnh đạo tôn giáo như Đức Giáo Hoàng, hay Đức Đạt Lai Lạt Ma, thì có phải là đã được giải thoát chưa ?
Đức Thầy: Nói Đức Giáo Hoàng, hay Đức Đạt Ma, ở thế gian nhìn được thể xác, là chỉ có một con số mà thôi. Còn người tu, cái tâm thức là vô cùng : chúng ta không nên luận xét cái chuyện của đối phương ; mà chuyện đối phương nói ra chân lý, chúng ta nên nghe lời chân lý, để hành triển tâm thức ; đó là chánh pháp. Còn so đo, nói là “Ông Đức Giáo Hoàng đi xe tốt ; tôi đi xe xấu” thì “Hồi nào tôi mới tu như ổng được ?” Không bao giờ mình tu được!
(Hết track 1 – 14:59)
Đức Thầy: Ông Đức Giáo Hoàng có cái hay của ông Đức Giáo Hoàng ; ông Tổ Đạt Ma có cái hay của ông Tổ Đạt Ma ; mà cái ông hiện tại là xác của mình, phải làm sao hay như 2 ông đó, thì mới là mở được cái thức hòa đồng và không có ở trong cái lý luận tranh chấp và tạo sự khùng điên cho chính mình.
Bạn đạo: Một bác 74 tuổi, ý muốn thiền mà không thể nào ngồi thiền được ; xin ông Tám cho biết có phải do nghiệp nên không thiền được không ?
Đức Thầy: Không phải ! Do cái ruột nó dơ rồi ! Thanh lọc cái ruột thì tự nhiên ngồi thiền được : cái điện năng nó hút lên bộ đầu, ngồi thẳng lưng, nó mới thiền được. Còn nó bị thế nào ? Cái lụa ở trong ruột nó bị nghẹt hết ; ngồi, nó nặng trịch, nặng trịch, nặng trịch, ngồi không được ; ngồi là nó buồn ngủ, hay là nó ngứa ngáy, hay là nó nhiều chuyện ! Thanh lọc cái ruột thì tự nhiên ngồi được ; nó nhẹ !
Cái ruột là cái rễ cây cung ứng điển năng cho cái khối óc ; mà người đời bỏ tâm và bỏ ruột luôn : cái ruột của nó, mà nó không quan trọng ; áp chế cái ruột : càng ngày, gặp cái gì cũng bỏ miệng, gặp gì cũng bỏ miệng ; ăn thét rồi nó càng ngày cái ruột nó càng yếu, thì điện năng nó không có dồi dào, tâm thức nó không có cởi mở.
Cho nên, gần đây tôi có mở những cái khóa thanh lọc : người nào mà nó ngồi thiền không được, tê chân, này kia, tôi thanh lọc mấy ngày, là ngồi được yên ổn, thanh tịnh, ngồi ngay ngắn như một vị Phật, không có gì lộn xộn hết. (1:30)
Bạn đạo: Dạ, của một vị khác ; có 3 câu, mà có liên quan với nhau thành ra tôi xin phép đọc hết cả 3 câu : Xin ông Tám giải thích tại sao chúng ta nên cúng chay, hay cúng mặn, vào ngày giỗ ? Và sự cúng tế như vậy có ý nghĩa gì ? Và người thân đã mất có được hưởng những món ăn mà trong gia đình bầy ra cúng không ?
Đức Thầy: Cúng chay là mình hướng thiện, làm những chuyện thanh sạch để dâng tổ tiên, dâng cho những phần hồn thoát xác, là phần hồn nhẹ hơn. Còn nếu chúng ta cúng mặn á, thì những cái vong chết rồi á nó đi đòi mạng, nó luẩn quẩn bên chúng ta, thì cái bữa tiệc cúng nó không có vui : vui, ăn nhậu, rồi người nào người nấy về bệnh ; chớ không có lợi. Chúng ta cúng chay mới có lợi : thanh sạch, nó hướng tâm về người chết, người chết nó nhẹ hơn. Bây giờ, mình đi giết người, đi giết những phần hồn đó, là nó tạo trược cho cái gia đình ; như ăn vui vậy nhưng mà rốt cuộc về là bệnh hết, không có khỏe đâu ! Người ta bệnh, người ta không có biết đâu ; nay một chút, mai một chút, rồi nó sẽ bệnh. (2:38)
Bạn đạo: Dạ, một vị này có 2 câu hỏi. Câu thứ nhất: Tôi luôn luôn quyết định và làm nhiều điều không đúng, và sau đó thì ân hận ! Như vậy tôi phải làm sao trong cuộc sống ?
Đức Thầy: Thì đó là cái khối thần kinh bị ô nhiễm ! Bây giờ, mình thanh lọc cái khối thần kinh, bộ ruột nó càng ngày càng tốt, thì nó nhận định sáng suốt hơn, nhanh hơn, bén nhạy hơn. Vì bộ ruột ô trược cho nên suy nghĩ cái gì nó chậm trễ hơn người ta một bước ; cũng như đi cờ : người ta đi 3 bước trước, mình đi có 1 bước ; làm sao được, vì cái chấn động trong cơ tạng mình nó yếu ! Thì phải tạo cái chấn động cơ tạng mình cho nó hòa nhã, thanh nhẹ, thì nghĩ cái gì là đúng phóc cái đó chớ không có sai. (3:22)
Bạn đạo: Dạ câu thứ hai : Lúc chết đi, hồn sẽ đi đâu ; hay là đi vào cõi luân hồi đầu thai lại như phép Phật đã nói ?
Đức Thầy: Tùy duyên. Chúng ta, cái Luật Nhân Quả, ở hiền gặp hiền, ở ác gặp ác. Cho nên, kiếp này mà Quý Vị muốn tương lai Quý Vị trở lại làm người đàng hoàng hơn, Quý Vị nên hướng thiện như là phóng sanh, hay là hướng thiện để giúp đỡ người đau khổ, và tha thứ thương yêu những người ở gia đình, ai kích động mình, mình không có phiền muộn và không có trách móc người khác ; thì kiếp sau cái phần hồn sẽ được an hưởng ở cõi nhẹ hơn, giáng lâm trong những cái gia đình phúc đức hơn. (4:02)
Bạn đạo: Dạ câu hỏi tiếp theo là : Bằng phương pháp nào để dẹp bỏ được tạp niệm ?
Đức Thầy: Những tạp niệm là do ý chí của mình : ý chí mình vun bồi đi giải thoát, thì những tạp niệm không cần thiết. Mình làm việc cần thiết, thay vì không cần thiết. Những không cần thiết là chuyện gì của thiên hạ mình cũng xen vô ; đó là chuyện không cần thiết : trong này, mà xen vô chuyện đó làm gì ? Cho nên, đằng này có cái phương pháp niệm “Nam Mô A Di Đà Phật,” mình rảnh, mình niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” cho điện năng cơ tạng càng ngày càng dồi dào hơn : cái chuyện cần thiết, mình làm ; và không làm những chuyện không cần thiết.
Cho nên, người đời thường thường xen vô chuyện của người khác : xen vô chuyện của con, xen vô chuyện của cháu, xen vô chuyện của hàng xóm ; thét rồi khùng, không có phát triển được là vậy ! (4:51)
Bạn đạo: Thưa ông Tám, khi ông Tám nói: “Biển cho lặng Minh Châu mới phát”, xin ông Tám cho biết rõ lý do tại sao, và ý nghĩa của nó ?
Đức Thầy: Cơ tạng của chúng ta là 70% nước, mà chúng ta cứ dấy động hoài, thần kinh chuyển chạy hoài, thì làm sao nó yên ? Cho nên, ngồi thiền là “Biển cho lặng” : ở đâu nó lắng đọng ; tất cả relaxed, nó thả yên hết tất cả mọi sự việc, vì nó muốn tiến về Đấng Từ Bi, thì phải thanh nhẹ. À, nó giải thoát để đi đảnh lễ Phật : nó phải là Phật nó mới đảnh lễ Phật được ! Còn nó không phải trình độ Phật, cái giới Phật, làm sao nó đảnh lễ Phật được ? Chúng ta là con người, chúng ta mới đảnh lễ con người được ; mà chúng ta thanh nhẹ lên đảnh lễ Phật, là chúng ta phải ở trong cái lãnh vực của Phật chúng ta mới đảnh lễ được ; thì phải làm cho nhẹ. (5:44)
Bạn đạo: Thưa, câu hỏi tiếp theo : Theo ông Đào Duy Anh thì Vô Vi nghĩa là không được trái với đạo lý ; nhưng theo ông Tám thì “Vi” có nghĩa là nhỏ, rất nhỏ ! Vậy tưởng chừng như có sự khác biệt giữa nghĩa của ngôn từ. Theo cách viết chữ Nho thì dường như hai chữ “Vi,” về hình thức, có khác nhau. Xin ông Tám vui lòng giải thích ?
Đức Thầy: Chữ nghĩa hồi xưa nó khác, bây giờ mình động loạn quá nhiều, mình phải hướng về “Không,” thì mới có cơ hội học hỏi và tiến hóa. Kỳ này, phải lấy kinh sống mà học ; đừng có ôm ba cái kinh chết, rồi diễn giải sai hết trọi, rồi khổ cho cả đám ; không có phát triển được !
Bây giờ, Quý Vị thấy rõ không : có hỏa tiễn bay lên trời ; có vệ tinh bay lên trời : cuộc cố gắng phát triển của con người nó đi lên. Đạo cũng vậy : đạo đi nhanh hơn nữa ! Chúng ta phải đi trong tự nhiên và hồn nhiên : tất cả đạo là tự nhiên và hồn nhiên, chớ không phải, “Tôi ôm cuốn sách đạo đi, là tôi người đạo” đâu ! “Tôi nói dóc trong cuốn sách mà thôi : vì cuốn sách nó nói như vậy, tôi theo cái người viết mà tôi nói ; chớ chính tôi, tôi chưa nói được. Đạo là tự nhiên và hồn nhiên ; tôi phải phát ra mà tôi nói.” Cho nên, tôi từ hồi nào tới giờ không bao giờ tôi xem sách : để tự nó mở huệ hay làm gì nó nói được, là nói ; mà trong quần chúng người ta cần dùng tôi, thì tôi nói. Tôi nói thẳng thắn sự thật như vậy, chớ tôi không có vị nể bất cứ một ai. Cho nên, những văn chương không áp chế tôi được, vì sự thật là sự thật ; tôi phải đi về sự thật. Mà, rốt cuộc, Quý Vị phải chết với Quý Vị ; và đi tìm sự thật ! Đó là cái chánh pháp. (7:26)
Cho nên, thực hành cái pháp để mở tâm, mở trí mới rõ ràng ; rõ ràng không có ỷ lại nơi một cái văn chương người nào ! Người nào viết là cái ý của họ dọn dẹp cho nó đẹp, văn chương, để kiếm tiền ; mình phải hiểu. Rồi có nhiều người, người ta thực tâm muốn đóng góp, người ta viết ; mình coi thử người đó có hành đạo, hay lượm lặt của người khác ? Biết không ?
Cho nên, đừng có nói “Tôi hay chữ,” là hay chữ không ? Hay chữ, phải hay thức không ? Thức có mở không ? Thức còn chấp, là cái chữ nghĩa không có giá trị ! Viết là viết để đó thôi, chớ không có ai học hành. Còn mình, thực hành để ảnh hưởng người khác ; cái đó là chánh pháp. Cho nên, phải cần thực hành để tiến hóa.
À, Phật là ngu ; Phật đâu có khôn ; Phật đâu có lừa gạt người ta ; Phật là ngu : bị ngu nó mới trở về thanh tịnh. Quý Vị không thanh tịnh là Quý Vị khôn, mới không thanh tịnh : lo chuyện này, lo chuyện kia, lo chuyện nọ ; tưởng mình khôn ! Không thanh tịnh !
Mà không lo gì hết, thì tự nhiên nó ngu. Ngu nó mới thanh tịnh ; thanh tịnh nó mới sáng suốt ; sáng suốt nó mới từ bi.
Cho nên, những người ngu muội không học chữ ; dốt nát, nhưng mà nói cái gì mà đau khổ của người khác là họ giúp liền. Cái tâm họ, họ chỉ biết cái tâm không ; họ không có biết cái chữ ; không có lạc trong cái rừng văn chương. Cái rừng văn chương nó làm lý luận đủ chuyện trong óc, và không có thực hành được cái mình mong muốn.
Cho nên, người tu phải thực hành đứng đắn cái mình mong muốn để tiến hóa, vì cuối cùng chúng ta phải ra đi ! Không có ai vĩnh viễn ở trên mặt đất này mà tranh giành cái gì ; không tranh giành được cái gì ! Từ hồi nào tới giờ, cách mạng, chánh trị làm lu bù ; đâu có ai thành công đâu ? Một thời gian làm việc Tiên thôi !
Mà tâm thức của chúng ta, chúng ta phát tâm, cộng đồng ngồi lại với nhau trong cái nguyên lý phát tâm, thì nó có thực hiện được tình thương và đạo đức của Thượng Đế rõ ràng ; xã hội sẽ tốt hơn. (9:28)
Cho nên, ngày hôm nay tôi thấy rằng tôi ra đây, tôi thực hiện phương pháp công phu, và tôi cũng ảnh hưởng một số người. Chớ bây giờ tôi thấy Hội Ái Hữu Hoa Kỳ cũng nhiều người tự động phát tâm ; cái đó, sự cao quý vô cùng, không thể tìm được ! Người ta có tiền người ta không xài, người ta in kinh cho người khác ; Nnười ta in kinh cho người khác, người ta không ăn, người ta nhịn ăn, người ta in kinh cho người khác ; để chi ? Mong người khác tìm hiểu chơn lý của chính họ và tiến hóa tới cái thức hòa đồng của Chư Phật, Chư Tiên ! Cái đó là cái chánh pháp.
Tôi quý nhất là những người mà đã làm như tôi ở Việt Nam, như ông Nguyễn Xuân Liêm cũng vậy, cũng là có bao nhiêu tiền cũng dành dành, dụm dụm in kinh cho người ta ; mà bị người ta chửi cũng làm, bị người ta rày cũng làm ! Cái tâm họ muốn độ người, muốn tự mình thức tâm và ảnh hưởng người khác. Thì cái chuyện này ở thế gian, rất ít ; và chúng ta, nếu bằng lòng như vậy, thì chúng ta sẽ làm vô chủ thuyết : không có đặt cái chủ thuyết ngoại lai mà khống chế dân tộc !
Mà dân tộc phát tâm thì trở thành một chủ thuyết vĩnh cửu, và ảnh hưởng cả nhân loại : vô chủ thuyết biến thành chủ thuyết, mới là chơn lý của Phật. Mọi người phát tâm ; Quý Vị không có phát tâm, tới đây nghe làm cái gì ? Quý Vị phát tâm muốn tìm hiểu cái gì của chính tôi, thì lúc nào mà Quý Vị thực hành đi, rồi Quý Vị thấy cái chuyện này, “Ông Tám ổng làm từ hồi nào giờ, đâu có lường gạt ai ? Chính ổng lo cho tâm thân của ổng yên ổn ; bây giờ tôi biết lo cho tâm thân tôi yên ổn, tôi thấy tôi gặp ổng, thấy tôi vui vậy thôi ; chớ có gì đâu quan trọng ? Tôi có đặt ổng là ông Phật để ổng phù hộ cho tôi ! Không có vụ đó ! Ổng là bạn đồng hành tại thế gian, được giải thoát ; và tôi sẽ hành như ổng để tôi giải thoát. Chúng tôi sẽ sống trong cái cảnh an nhiên tự tại của cả Càn Khôn Vũ Trụ, cởi mở, và không có con ma nào dám léng tới hết !”
Mới thấy cái Chánh Pháp là chỗ đó : chính tâm của Quý Vị mà thôi. Quý Vị có tâm, có trí, mà không chịu vun bồi cái tâm để cho trí nó mở, nó phát triển lên, đi tới chỗ vô cùng ! Đó là “Biển cho lặng Minh Châu mới phát” ; Quý Vị được hòa đồng với cả Càn Khôn Vũ Trụ thì Quý Vị, cái luồng điển nó hòa đồng với Càn Khôn Vũ Trụ, thì cái nước ở trong đó nó lặng, thanh tịnh, yên ổn ; nó không có tranh chấp nữa, thì Minh Châu mới phát, là cái trí các Bạn mới mở.
Ở đằng này chúng tôi tu là có Mô Ni Châu : nhắm mắt, nó phát ra, nó chạy, chuyển chạy cái Càn Khôn Vũ Trụ, nó học tất cả chơn lý của Vũ Trụ, để nó ảnh hưởng chúng sanh. (12:16)
Bạn đạo: Đêm ngủ thấy mình bay luôn luôn, là tại làm sao?
Đức Thầy: Đó là cái vía ; cái vía nó được hơi nhẹ, nó chạy trong bản thể nó ; chớ không có đi ra ngoài được. Còn đi ra ngoài được, là nhắm mắt là thấy đi, về, rõ ràng ; mới phân tách được những chi tiết tạm bợ của thế gian, và hướng độ mình và giải tỏa cho người khác. (12:40)
Bạn đạo: Thưa, khi thiền cao, có phải để thức tỉnh con rắn thần ở xương sống không ?
Đức Thầy: Thức gì ?
Bạn đạo: Khi thiền cao, có phải để thức tỉnh con rắn thần ở xương sống, không?
Đức Thầy: À, “thức tỉnh con rắn thần,” là nó bớt dục á, nó bớt dục ! Thiền mà cái Mạch Đốc nó xuất lên trung tim bộ đầu rồi thì nó bớt dục, tự nhiên : cái office nó đóng cửa, không có nữa, không có cần thiết ! Cho nên, ông Thánh Gandhi hồi xưa ổng hướng về con đường cách mạng mà không động, là cái tâm ổng, cái tâm từ bi ; thì cái Đốc Mạch của ông ấy hướng thượng, ổng ngủ chung với đàn bà, không có gì hết ; thấy không ? Thì cái tâm thôi ! Do cái tâm mình : tâm làm thì thân chịu. Chớ Quý Vị có tâm, “Tâm thương yêu cô đó ; rồi bây giờ tôi bệnh hoạn, tôi phải chịu” ; có gì đâu ? Không có trách ai được : Tâm làm thì thân chịu. (13:33)
Bạn đạo: Thưa ông Tám, khi mình đau đớn, thì đó là thân thể mình đau hay là phần hồn mình đau ? Và khi mình chết đi thì phần hồn mình ra sao ?
Đức Thầy: Phần hồn mình đau : cái Luật Nhân Quả, là phần hồn đau. Thì lấy gì chứng minh phần hồn đau ? Quý Vị có người yêu, mà người yêu điện thoại nói: “Bây giờ tôi không yêu Anh nữa” ; đau lắm : “Trời ơi ; tôi nghe điện thoại của cô đó cổ nói ; tôi đau quá” ; mà thể xác đâu có đau ! “Đau quá chừng ; ngủ không được !” Đó là phần hồn đau.
Rồi cái hậu quả của ăn uống hỗn tạp nó làm cho cơ thể bất ổn, là vật chất nó vật mình ; là do cái gì ? Khi mà đau rồi là cái tâm mình cũng đau luôn ! Nói: “Bác sĩ nói tôi cancer rồi” ; cái tâm bệnh rồi, bị cái tâm bệnh rồi ; tâm bệnh nặng quá rồi ! Cả ngày chỉ nghĩ về chuyện cancer không, là nó bệnh. Càng ngày nó càng bệnh là chỗ đó ; do tâm mình thôi : cái tâm mình bệnh. Cho nên, người thế gian đây là tâm bệnh nhiều ; người nào cũng tâm bệnh : xa quê hương, xa gia đình ; đều bị tâm bệnh hết ; mà thức tâm rồi, thấy không có gì, mới giải tỏa được. Cho nên, tu thiền có cơ hội thức tâm và trị tâm bệnh cho chính mình.
Tâm bệnh là chánh pháp, xác thân là ô trược mà thôi ! (14:56)
Bạn đạo: Xin cảm ơn ông Tám. Thưa, tôi đọc theo số thứ tự cái số câu hỏi mà chúng tôi nhận được. Thưa, vừa rồi ông Tám có trả lời cho một vị, và bây giờ vị đó hỏi tiếp thêm một câu nữa : “Ông Tám trả lời rằng nếu người có đức và được điển quang của người khác thực tâm chiếu vào, thì có thể hết bệnh. Có đức là như thế nào ? Có đức, tại sao lại bị bệnh ? Và nếu người ấy không lo tu sửa mà nhờ tha lực, thì vẫn khỏi bệnh, hay sao ?”
Đức Thầy: Đó là điện năng : điện năng của những người xung quanh có đức là khêu dạy điện năng của bệnh nhân, nó thức tâm. Cho nên, người bệnh mà nằm trên giường bệnh cũng có thể đọc sách, nói về chân lý cho họ, mới khêu dạy cái tâm hồn của họ ; cũng bớt bệnh.
Bạn đạo: Thưa ông Tám, tôi được một số bạn bè trong hội Vô Vi có nói ông Tám có xuất hồn về Việt Nam...
(Hết track 2 – 15:46)
Bạn đạo: ... Và khi người xuất hồn thì hồn sẽ đi đâu, và hiện tượng ra sao ? Mộng du và xuất hồn có liên hệ gì với nhau không ? Và có ai xuất hồn xuống cõi Địa Ngục không, hay là chỉ cần xem cảnh thanh mà thôi ?
Đức Thầy: Xuất hồn ? Anh nói câu đầu lại coi.
Bạn đạo: Dạ ; “Khi người xuất hồn thì hồn sẽ đi đâu, và hiện tượng ra sao ?”
Đức Thầy: Xuất hồn là tùy, như tôi cắt nghĩa hồi nãy, là tùy cái duyên nghiệp của mình. Như bây giờ, tôi muốn hướng về cái gì đó, thì nó chỉ đi đến đó mà thôi ; mà tôi hướng về vô cùng, thì nó sẽ đi chỗ sáng lạn, ổn định ; và một thời gian, không có xuất hồn ; chỉ Định thôi. Cái đó là chánh. (0:35)
Bạn đạo: Dạ ; “Giữa mộng du và xuất hồn, có liên hệ gì ?”
Đức Thầy: Mộng du, là thần kinh nó không ổn ; mộng du là thần kinh nó không ổn. Ngay trong nhà tôi, có một đứa con của người bạn ở nhà tôi, đêm nào nó cũng mộng du ; tôi chỉ nó Soi Hồn, nó hết. Soi Hồn, Pháp Luân, Thiền Định, là nó hết mộng du. Là khối thần kinh nó không ổn định, nó biến thể ra, nó thấy cảnh này, cảnh nọ ; nó tưởng nó đi chơi : nó đứng dậy, nó ôm gối nó đi ; mà bắt, chỉ nó Soi Hồn, Pháp Luân, Thiền Định, là nó hết bệnh mộng du. (1:02)
Bạn đạo: Dạ ; “Có ai xuất hồn xuống cõi Địa Ngục không, hay là chỉ cần xem cảnh thanh ?”
Đức Thầy: Có chớ ; có chớ : nhiều người cần phải cho nó thấy cái cảnh Địa Ngục về nó mới biết tu. Cái cơ hội cuối cùng, làm con người là cơ hội cuối cùng, mà nó không thấy cái cảnh đau khổ của Địa Ngục, là nó không có chịu tu. Có nhiều người phải thấy cảnh Địa Ngục nó mới chịu tu : thấy cảnh đau khổ nó mới chịu tu. Cũng như ông Thích Ca hồi đó, ông Thái Tử, mà ông thấy người ta chết, khổ, đem xác con người đi tế Thần, lúc đó ông mới chịu tu. “Xuống Địa Ngục thì tôi thấy những cảnh đau khổ ; lo thức tâm tu sướng hơn !” (1:40)
Bạn đạo: Dạ ; “Vấn đề kinh tế không ổn định, thì làm thế nào thiền được ?”
Đức Thầy: Kinh tế không có gì không ổn định ? Cho nên, muốn biết kinh tế, thì phải biết cái thế huyền kinh : cái thế đứng của mình, và cái đầu óc, tâm trạng của mình, có hướng thượng, hướng về thiện không ; thì kinh mạch nó mới chảy điều hòa ; cái nhân duyên nó có, nói đâu người ta giúp đỡ đó, là kinh tế không có khó khăn. Mà phải biết cái thế huyền kinh, là cũng phải tu ! Nhiều người kinh tế rất khó khăn, có thể vợ chồng uống bột DDT chết, nhưng mà xin cho tôi đi, tôi chỉ cái pháp đó, rồi từ từ kinh tế họ ổn định ; ngày nay họ cũng có được sự hiện diện ở Hoa Kỳ. (2:27)
Bạn đạo: Xin ông Tám cho biết sự khác nhau giữa hồn và vía?
Đức Thầy: Vía là hành động tay chân ; còn hồn là chơn thức ; hai cái khác xa : cái hồn điều khiển cái vía, chớ cái vía không có điều khiển cái hồn. Mà cái vía là chỉ tạo sóng song mê mà thôi ; còn cái hồn mới là kêu bằng giải thoát. Cái vía hay thích đẹp, bận quần áo đẹp, đánh phấn cho đẹp : tạo sóng song mê thôi, bên ngoài đó ! Còn cái hồn là “Không, không cần thiết cái đó” ; cái hồn tự nhiên nó đẹp rồi : nếu tu, Quý Vị thấy mặt Quý Vị đẹp lắm, cả ngày chỉ nhắm mắt là thấy cái mặt của mình rồi : môi son ; chớ không phải môi chì như ở thế gian đâu ! (3:15)
Bạn đạo: Còn như tâm linh và giác quan thứ sáu, có khác với hồn và vía không ?
Đức Thầy: Tâm linh và giác quan, đó là về cái khối thần kinh ; hồn, vía, hai cái khác ; dị biệt, khác ; khác nhau lắm ; không có giống nhau. Cái hồn nó thanh nhẹ hơn ; giác quan là chỉ biết cái chuyện đó thôi ; nhưng mà cái hồn nó thực tế hơn : rờ mó được, hiểu được, và quyết định được. (3:43)
Bạn đạo: Dạ ; ở đây có hai câu hỏi có liên quan với nhau ; tôi xin phép đọc cả hai : “Xin ông Tám giải thích giùm tại sao tuổi trẻ phải mắc vào tình yêu, và làm cách nào để khỏi bị ?”
Đức Thầy: Cái luật tự nhiên của Thượng Đế đã tạo, tuổi trẻ phải học về tình yêu, là học trược. Học trược một thời gian, có vợ có chồng rồi, chán chê, mới đi tìm đạo. Tìm đạo rồi, tánh nào tật nấy, cũng trở lại cái tình yêu ; rồi phải đi tìm đạo. Rốt cuộc rồi cũng phải đi tìm đạo ; kiếp này không làm thì kiếp khác cũng làm. Cho nên, tuổi trẻ là phải học trược. Nếu không học trược thì cái Vũ Trụ này không có nhà cửa ! Khi nó ra đời, nó học thanh không à ; nó đâu cần phải đi học Kỹ sư, Bác sĩ làm cái gì ? Nó ra đời nó tu luôn, nó đâu có làm Kỹ sư, Bác sĩ ! Lấy đâu nó phác họa nhà cửa, đường xá, cho người ta ? Cho nên Thượng Đế muốn xây dựng một cơ sở ở thế gian để cho người ta vừa làm vừa thức tâm, vừa hiểu cái nguyên lý của Vũ Trụ, còn nguyên lý luật lệ của Thượng Đế, mà để sớm thức tâm ; vậy thôi. (4:47)
Bạn đạo: Dạ thưa, câu hỏi vừa rồi của một bạn đã bị mắc vào tình yêu. Bây giờ một người hỏi là: “Thưa ông Tám, có vợ và có con tu cũng được, nhưng nhận thấy trở ngại và khó khăn ; bây giờ muốn ly dị để yên tĩnh tu hành ; có nên không?
Đức Thầy: Nếu ly dị, là mình người đâu có đạo đức ; mình đâu có phải là học cái nhịn nhục và học nhẫn, học hòa ? Vợ mình là bài học đối diện với chính mình ; nó là ân nhân, mà nó cũng là một cơ cấu kiểm soát tâm linh. Nếu mình nói mình tu mà mình bỏ vợ, bỏ con, đó là mình sai !
Mình tu, phải tận tâm phục vụ, nhịn nhục tối đa, thì cái tâm thức nó mới mở cái cơ hội để tiến hóa ; chớ không phải con, vợ là kẻ nghịch đâu mà mình bỏ ! Nó nghịch chừng nào thì mình tu, mình phải hòa với nó, để mình tìm hiểu cái chơn lý, nguyên lý của cả Càn Khôn Vũ Trụ rõ ràng, và xây dựng cho người ta tiến ! Nó là ân sư, chớ nó không phải là kẻ thù ; người vợ là ân sư, chớ không phải kẻ thù. (5:56)
Bạn đạo: Thưa, một vị này có 2 câu hỏi. Câu thứ nhất : “Chúng tôi là tín đồ Công Giáo, Phật Giáo ; đến với Pháp Lý Vô Vi có bị coi là bỏ đạo và có tội với Phật, Chúa hay không ?”
Đức Thầy: Vô Vi là trở về không, giải tỏa tâm thức, và giải thoát ; thì Phật Giáo mà lớn thì trên trời cũng có ; mà Công Giáo lớn thì trên trời cũng có. Tại sao chúng ta giải thoát được ? Ta đi, đi thẳng trên đó ta học ; làm sao ta bỏ đạo được ? Cho nên, những người chết, thuộc về Công Giáo, thì khối Công Giáo người ta tới người ta hút qua ; Phật Giáo, thì Phật Giáo tới là hút qua ; làm sao bỏ đạo được ? Mà Vô Vi, Vô Vi tới thì có người Vô Vi tới là nó hút qua ; nó tiếp tục nó đi tu.
Cho nên, điện năng là chánh ; phải hiểu điện năng ! Cho nên, khi hiểu điện năng, “Tại sao tôi yêu cô đó, mà ngày nay tôi khổ như vầy ? Tôi nhìn thấy tôi thích, giá mấy tôi cũng cưới” ; đó là điện năng nó hòa hợp.
Cho nên, người tu mà Phật Giáo là có luật lệ của Phật Giáo : người tu đúng luật lệ thì điện năng mình tới đó ; mà Công Giáo, có luật lệ theo Công Giáo : mình tu đúng thì nó tới đó, mình tu bậy thì nó thành ngạ quỷ súc sanh rước, quỷ sứ nó tới rước, chớ các cha đâu có tới rước ! Phải hiểu chỗ đó. (7:13)
Cho nên, phải thấy cái điện năng của mình : mình hướng về chỗ nào ? Cho nên, mình người Công Giáo, phải tuyệt đối tin Chúa, hướng Chúa, và hướng về thiện lành, và xác thân này có chết cũng không có bị xuống Địa Ngục. Ý chí “Nhất định tôi phải về với Chúa,” thì cuộc hành hạ của thế gian đâu có nghĩa lý gì. Cho nên các cha ở trên thế giới mà chế độ thay đổi ngài cũng vẫn ở đó chết thôi, chết với Chúa, ngài không chạy, thì những người đó được cứu, bởi vì ý chí họ vô cùng! Bên Phật cũng vậy mà bên Vô Vi cũng vậy. Ý chí phải vô cùng giải thoát thì người Vô Vi mới tới hỗ trợ cho mình. Còn mình không tới giới đó, ai biết được? Mình đi nửa chừng, nói bỏ: “Chu choa, tôi tu Vô Vi 10 năm rồi chưa thấy gì!”. Chưa thấy cái ý chí mình không có gom gọn và thực hành không có đúng mức thì mình không có trách mình lại đi trách cái pháp! Cái pháp nó chỉ cho mình khứ trược lưu thanh, bổ ích từ cơ tạng tới khối óc; tại mình không hành đúng mà thôi, chớ nó đâu có ai ép ai đâu?! Mà tại vì mình bỏ, mình bỏ là mình bỏ mình. Vô Vi là một kỹ thuật điêu luyện cơ năng, khối óc, ngũ tạng; mà mình không chịu điêu luyện cơ năng, khối óc, ngũ tạng của mình là mình tự chối bỏ mình, chớ đâu có Chúa nào mà bỏ, mà đâu có Phật nào mà bỏ?! Cho nên, tu Vô Vi là một kỹ thuật để tiến gần Chúa hơn, tiến gần Phật hơn. Ở đời mình có khỏe mạnh thì mình có được như Kinh Thánh đã nói, như Kinh Phật đã dạy; thì mình đâu có xa cái nguyên lý của Phật và Chúa đâu! Chỉ giữ tâm mà tiến hóa thì hào quang sẽ bừng sáng trong giờ gần chết, không có lo. (8:58)
Bạn đạo: Xin cảm ơn ông Tám. Câu thứ hai của vị này nó là cũng giống với một cái câu của một vị khác, thành ra tôi xin phép được đọc: Con theo đạo Phật nhưng lại thích đọc kinh của Thiên Chúa, vậy con đọc kinh xong rồi thiền có bị tẩu hỏa không ; và khi chết thì con sẽ đi Thiên Đàng hay là đi Tây phương ?
Đức Thầy: Khi thiền là mình phải làm đúng, như tôi đã nói hồi nãy, áp dụng cho đúng cái phương thức : đó là cái kỹ thuật của engineer (kỹ sư, người thiết kế). Engineer phân tách rõ ràng: "Tại sao tôi phải Soi Hồn ? Tại sao tôi Pháp Luân? Tại sao tôi Thiền Định? Hữu ích gì cho cơ tạng tôi? Trong sách có nói hết trọi. Bây giờ mình phải xét coi mình làm đúng không ? Mình kiểm soát lại thử mình làm đúng không ? Đó ! Thành ra, khi mà điển năng được dồi dào thanh nhẹ, mình bảo đảm trước khi mình chết : "Tôi chết, không có bao giờ bị xuống Địa Ngục, vì tôi đã hằng sống và tôi được xuống Địa Ngục rồi ; tôi đi coi rõ ràng, đâu có bị cái gì ; à, tôi cũng xét sổ sách Bên Trên, tôi không có bị cái gì." Thì mình, trong thực hành, kết quả ; không có phải là hứa xuông của người truyền pháp, mà trong thực hành mình tự kiểm soát và nắm chắc trong hành trình mình đi.
Thành ra, tu bất cứ đạo nào cũng có thể áp dụng về cái Vô Vi mà tiến hóa, rồi trở về cái gốc đó mà thôi. Cho nên, Anh nói Anh Phật Giáo mà Anh thích đọc kinh Thiên Chúa vì cái chơn lý người ta rõ rệt, mà nó thích hợp với mình, là cái duyên của mình ở đó : mình đọc vô, lòng mình tê tái ; đó là cái duyên mình thích hợp ; rồi mình cứ việc hành đúng theo cái đó, là mình đi ; đâu có gì đâu ! (10:37)
Bạn đạo: Thưa, vừa rồi có hai vị hỏi về Thiên Đàng và Tây phương, bây giờ có một vị khác lại đặt một câu hỏi liên quan tới đó. Vị đó hỏi rằng : Có quan niệm cho rằng Thiên Đường hay Địa Ngục không phải là một cảnh trí có thực, mà chỉ là một trạng thái của tâm thức mà thôi. Điều đó có đúng không ?
Đức Thầy: Do tâm. Thiên Đường và Địa Ngục do tâm, như nãy giờ tôi cắt nghĩa. Khi mà Quý Vị nghĩ về chuyện sát hại, ám hại, giết chóc là điện năng Quý Vị thấp thì lúc chết Quý Vị phải đi về đó mà thôi ; còn nghĩ về thiện lành, từ bi, bác ái, là điện năng khối óc của Quý Vị khác, nó sáng lắm ; lúc chết, Quý Vị sẽ xuất đi trên bộ đầu, không bị xuống...
(hết băng-track 3)