BRUXELLES – VẤN ĐẠO (2)

Bạn Đạo1: Kính chào Thầy Tám ; dạ, con đến đây với Thầy Tám với tất cả những lòng kính trọng và sự sợ hãi nữa ; nhất là kính trọng, là tại sao ? T,ại vì con thấy đây tất cả mọi người ở đây kính trọng Thầy Tám một cách khác thường ; và con thấy có Thầy Tám, con, tâm trạng rất là tốt đối với lại cả một thế giới này ; với, thứ ba nữa, thầy Tám đã giảng chúng rất là đầy cả từ tâm. Nên con kính trọng Thầy Tám vô cùng trong thâm tâm, mang tất cả tâm tình của con đến để con nói ra cho Thầy Tám. Và con đến với cái sự sỡ hải, là tại sao? Tại con, người con đầy cả những tội lỗi ; con biết con là tội lỗi, đứng gần một con người mà đầy cả sự trong suốt và trong sạch ; thế nào cũng phải có sự sợ hãi trong con.

Con biết con rất là sợ : cái sự sợ hãi đó, nói ra, thể hiện ra bằng cách là lời nói con hiện giờ đang run rẩy ; có thể là cái đó là cái gì ? Có thể là nó đến từ trong tâm của con đi ra : gần cái người quá trong sạch, thành ra con phải sợ ; nó thể hiện từ trong tâm con nó đi ra. Bây giờ con xin đặt một câu hỏi và chỉ một câu hỏi xin nhờ Thầy Tám giảng dạy cho con, là cái điều con hiện giờ con nghĩ là rất nhiều người trong đây cũng ở cái điểm đó mà người ta không biết thực hành như thế nào.

Phật đã dạy rằng như thế nào ? Phật đã dạy rằng đời là bể khổ, và nước mắt của con người từ xưa cho đến nay còn hơn cả nước biển nữa, và Chúa đã dạy rằng như thế nào ? Chúa đã nói rằng : “ Phải kính Chúa hơn hết trên tất cả mọi người, và thương người còn hơn mình nữa”, đó là hai điều quan trọng trong đạo Thiên Chúa.

Đức Thầy : Ừ !

Bạn Đạo1 : Con theo đạo Phật, thì Phật có nói rằng : “ Nguồn gốc, cội gốc sanh tử luân hồi lại đến là do phiền não, mê lầm của con người mà ra ”. Thì nói cách khác, tức là nó đến từ cái vô minh mà ra, tức là con người bị cái màng vô minh nó đưa đến ; nói cách khác, thì tất cả mọi người trong chúng sanh, trong bể khổ này, đều có một sự vô minh, bởi vì nếu tất cả mọi có sự sáng suốt thì sẽ không bao giờ có được một, thì sẽ không bao giờ gây ra những tội ác. Cái đó là con nghĩ cái đó.

Bây giờ thì con biết rằng con bị cái màng vô minh nó che lấn ; con nghĩ rằng, thành ra có nhiều, rất nhiều điều con nghĩ. Một cái sự kiện, điều gì con muốn làm á, bây giờ câu hỏi mà con muốn đặt ra là thường thường con chọn một cái vấn đề là trước việc gì con muốn đặt ra; con nói : Nên làm hay không ? khi con nói nên làm hay không nên làm là từ đó bắt đầu con thấy rằng con vô minh liền; khi con đặt ra câu hỏi nên làm hay không, không nên làm là con biết là con vô minh rồi.

Thì con thấy như thế nào, nếu mà con để cho tự nhiên cái sự việc nó đi theo, thì có một hòa thượng, con đã gặp một hòa thượng, hòa thượng đó có nói như thế này, "Nếu mà để cho sự việc, mình không quyết định sự việc gì đó, thì cái sự, thì tức là mình để cho cái nghiệp của mình nó lôi cuốn, tức là mình để cho cái nghiệp nó lôi cuốn mình ; mình phải trả nghiệp, tức là nếu mình không làm gì hết, mình để tự nhiên mình đi theo, thì tức là mình đang trả cái nghiệp đó".

Cái thứ hai nữa, nếu mà con quyết định một việc gì hoặc cái người nào quyết định một việc gì tức là họ đang tạo một cái nghiệp mới : nghiệp nó không có ác hay thiện, thiện hay ác. Con xin Thầy không cho phép con không nghĩ đến, tại Thiện Ác, tại con nghĩ rằng từ đó là từ trong tâm mà ra : Thiện hay ác không có, lành với thiện không có, chỉ có nếu mà người ta phân biệt trong khoảng không gian và thời gian, không có thiện và có ác, và có lành hay không lành mà thôi. Thì bây giờ con nghĩ cái điều con không biết là làm như thế nào ?

Bây giờ đó, làm hay không làm, không làm hay làm ? Nếu con không làm, tức là con để cái nghiệp con, con đi theo cái nghiệp của con ; và nếu con làm, tức là con đang theo một cái nghiệp mới ; con không nói là ác hay không ác, tốt hay không tốt, tức là nếu con làm ….( nghe không rõ). Thì bây giờ đó : nếu không làm, người ta nói cái người đó nhu nhược, tức là buông thả.

Đức Thầy : Ừ !

Bạn Đạo1 : Mà nếu làm, tức là như thế nào ? Nếu làm, tức là tạo một cái nghiệp mới, tức là sẽ còn theo cái sanh tử luân hồi, và cứ theo như mãi sẽ không bao giờ, không bao giờ dứt được hết. Vậy nhờ Thầy Tám giảng giúp dùm cho con hiểu.

Đức Thầy : Cho nên, ở thế gian mọi người nghe những lời giảng, kể cả lời Chúa và Phật, đều hướng về những lời minh triết ; nhưng mà không nhìn thẳng vào Chúa đã thể hiện bằng môi trường nào ? Chúa đã thể hiện bằng xác người ; Phật đã thể hiện bằng xác người ; phải nhớ chỗ đó. Hồi khởi điểm là cái gì ? Đem cái xác con người rồi tu tiến tới sự thanh nhẹ, và có những lời minh triết độ tha. Cho nên, người đời không biết, cứ nghe lời minh triết ; mà bắt chước lời minh triết làm sao được ? Cho nên, phải nhìn lại cái xác mình : xác mình có hành đúng như Chúa không ; xác mình có hành đúng như Phật không ? Đó ! Vì sai lầm ở chỗ đó mà thu lượm được những lời minh triết.

Đọc trong sách, "Những lời giảng rất hay, nhưng mà tui hành không được !" Bây giờ mình nhìn lại ; mình hành được : mình có cái cơ thể đầy đủ, có cái Tiểu Thiên Địa Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ đầy đủ, không thiếu một món gì hết. Tại sao mình không hành để nó trở lại tự nhiên ? Khi mà nó trở lại tự nhiên rồi thì Con thấy những việc làm mà nó đưa đến á, thì mình nghĩ về “ Nếu mà tui làm chánh trị, tui phải nghĩ về chánh diện ; tui phải hy sinh ; tui dấn thân hy sinh đạo đức để làm những cái gì ? Một cử, một động tui đều tốt cho những người kế tiếp”. Đó là người chánh trị chân chánh ; chớ không phải "Tui dùng lý thuyết chánh trị, rồi làm giàu có cho chính tôi, và quên tất cả mọi người." Đó là việc đó không nên làm ; thấy chưa ?

Còn việc bất cứ môi giới nào : làm thợ máy, thợ tiện, thợ này thợ kia, thằng ăn cướp đi nữa nó cũng làm, mà nó làm bằng chánh nghĩa, thì nó cũng thành Phật : nó ăn cướp của nhà giàu nó đi độ người nghèo, thì cái bước đó nó thức tâm, nó bỏ dao, nó không thèm ăn cướp nữa ; có đánh nó, nó không đánh lại nữa ; nó thành Phật ; ý chí của nó. Cho nên, muốn làm việc gì phải xây dựng sự quân bình cơ tạng và ý chí của chính mình : mình không bước vô trược, làm sao mình thấy mình thiếu thanh ? Mình không thấy đói thì làm sao mình thấy đồ ăn là quý ; thấy không ?

Cho nên, mình phải nhìn lại bản thân mình và thực chất của chính mình, và trở lại quân bình, sống trong tự nhiên, thì việc làm của mọi tần số nó sẽ đem lại tự nhiên. Thay vì cái ác nó tới với mình, nhưng mà cái thiện tới với mình. Cho nên, những người tu Vô Vi hồi trước á, ác lắm ; chưa tu, ác lắm. Rồi nó tu rồi cái nó thiện, nó không thèm làm ; chửi nó, nó cũng làm thinh ; nhưng mà trong ý chí nó là một cái gì mà nó muốn làm cho tất cả mọi người, chớ không có làm cho một mình ; nó khác, nó đổi tướng : đổi cơ tần, tần số thanh quang trong khối óc của nó thay đổi hết. Thì lúc đó nó mạnh dạn rồi, nó thấy nó hòa với tự nhiên : không phải căn nhà này, không phải sự mê chấp của nhóm người này, nhưng mà nó sống trong vũ trụ một nhà với nhân loại ; không phải sống cho một cá nhân, một nhóm người, một chế độ ; không ! Sống với nhân loại ; nó khác rồi ; cái tâm thức nó khác rồi, nới rộng rồi, vui rồi, nó thấy hạnh phúc.

Khi mà con thấy rõ hạnh phúc thì đi đâu lại không có hạnh phúc. Con đi làm chánh trị cũng có hạnh phúc vậy. Chánh trị không có giết người, chánh trị đem cái chính nghĩa cho mọi người thức tâm, lấy điều chơn chánh về tự trị tự sửa, làm cho xã hội càng ngày càng tốt, văn mình càng ngày càng phát triển. Cả cái xã hội cộng đồng Âu Châu này ngồi lại với nhau, và có một thị trường chung Âu Châu cũng là do cái đạo đức dẫn họ đến ngồi chung với nhau muốn đem lại sự hòa bình.

Rồi sau này Đông Nam Á cũng phải vậy ! sau này Việt Nam hòa bình rồi họ sẽ làm cho thị trường chung của Á Châu, rồi cũng ngồi lại với nhau. Khi mà họ thấy rằng đói rồi họ cần, họ cần sự sống, họ cần kinh tế, mà kinh tế dồi dào thì mọi người cũng đều làm được kinh tế. Người nào dở nhất may được cái áo, người nào dở nhất dọn dẹp trong nhà, hay là sản xuất món gì chùi cho sạch, xuất cảng bán cũng làm được; không có người nào mà thất nghiệp hết.

Nếu mà chịu ngồi lại với nhau thì kinh tế là nó từ cái nhỏ đi tới cái lớn, đều làm việc được hết. Mà có một số người ỷ lại nói : “ Ôi, chánh phủ nuôi tui, tui không cần làm gì hết ”; người đó nó tự giết nó thôi, chớ chánh phủ khÔng có làm vậy được. Cho nên, ở Việt Nam nhiều lắm ! hồi xưa thời thể chế tổng thống Ngô Đình Diệm tới tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, dân người nào cũng nghĩ Ông tổng thống lo cho nó, nó không chịu lo cho ông tổng thống. Khi mà nó tưởng tới ông thống thống thì nó phải làm cả xứ mạnh. Cũng như bây giờ tại sao xứ Anh người ta có bà Hoàng hậu ? ai cũng tưởng bà hoàng hậu, phá hoại bà hoàng hậu là phá hoại xứ Anh, mà giúp bà hoàng hậu thì xứ Anh sẽ phát triển. Mình không nghĩ vụ đó, ông vua sướng lắm, kệ cho nó chết đi ! lật đổ nó đi, rồi con rắn mất đầu luôn !

Từ Ngài Bảo Đại mà xuống chức rồi, bắt đầu rắn mất đầu, rồi lưu lạc tới ngày hôm nay : nó phải có đầu có đuôi ; phải hiểu chỗ đó. Một người lãnh đạo của trong nước, dù có xấu cách mấy, mà mình hướng tâm về họ, họ phải sửa. Cho nên, thể chế bên Ăng- Lê họ phải sửa : thủ tướng làm việc, dân có quyền khảo hạch, khảo hạch ; thấy không ? Thì ông vua ngồi yên ; thấy rõ không ? Thì chúng ta cũng vậy : có đầu, có mình đàng hoàng. Mà cái đầu tui không ổn, tui nghĩ cái gì cũng không được, là đầu tui mất quân bình. Cái trật tự, tui là vua chúa của một Tiểu Thiên Địa mà liên hệ với cả Càn Khôn Vũ Trụ chớ khÔng phải tầm thường.

Cái phần hồn của con người là quan trọng lắm, mà không biết làm, không biết trở về với cái vị trí thanh tịnh của mình. Mình đã ở trong ngôi vị thanh tịnh để phán xét tất cả mọi việc mà không biết, rồi chạy theo sự động loạn, rồi động loạn nó nhồi một cái thì tranh chấp, ăn thua, rốt cuộc mình càng ngày càng yếu hèn. Có đánh người ta được; đánh, đánh có giỏi cũng như mấy ông wrestling thì giỏi rồi ăn nhậu sung sướng rồi bị cancer ; rồi cũng tiêu. Ông đó mạnh lắm à, ông đánh một lần chết mấy người, nhưng mà bị cancer là tiêu ; thấy không ?

Những người mà người ta lên tới Cung Trăng, người ta nhìn được Cung Trăng, nhìn được vũ trụ. Người ta về, người ta tu, tại sao họ điên hả mà tu ? Họ lên được Cung Trăng mà còn tu, lên được Cung Trăng nhưng mà họ khÔng ở được Cung Trăng, hồn họ ở đâu họ khÔng biết, lời của Chúa văng vẳng trong tai họ, họ mới trở về họ tu, lúc đó họ mới thấy lời Chúa là còn lớn rộng còn hơn cái chỗ họ thấy, cái triết lý, cái chân lý của Chúa còn lớn rộng hơn cái cái chỗ họ thấy, nên họ phải tu.

Họ về họ nắm cuốn kinh họ đọc hoài, đó ! cho nên, con người của chúng ta phải bị nhồi quả, phải bị kích động, phải bị nhiều chuyện xô đuổi chúng ta vào vách tường chúng ta mới thấy thức tâm. Tui còn cái vị trí thanh tịnh. Ông Tám cũng mắt mũi tai miệng cũng như con chớ đâu khác gì, chúng ta là một. Tại sao Ông Tám nói được, con nói không được ; thiếu quân bình chỗ nào, Ông Tám chỉ kỷ thuật cho ; đó. ba năm sau là đứng nói thao thao bất tuyệt ; Con hiểu rồi ; Con nhìn lại Con, Con nói : “ Đủ rồi, không cần phải nhìn người khác, vô ích”.

Những cái triết lý tốt đẹp đó là người ta đã đi rồi ; còn mình chưa đi thì ít nhất cái khởi điểm của mình phải đi ; thì lúc đó mình mới tương ứng được những cái triết lí cao siêu đó ; mình cảm thấy hạnh phúc là người đi trước đã làm cho người đi sau. Thì mình có nhiệm vụ là người đi trước phải làm cho người đi sau. Thì lúc đó mới dấn thân hi sinh đạo đức ; hiểu chổ đó không ? Rất dễ, nhưng mà phải trở lại với chính mình. Đừng nghĩ cái chuyện xa xưa ; như hồi nãy, nói : “Chúa nói gì, cái đó để một bên. Thực tình cái xác này tui hiểu tui, tui biết yêu tui!” Không ; Chúa nói là tình yêu, tình thương ; còn “Tui chưa biết yêu tui thì tui chưa chịu lo cho tui”.

Cho nên, một vị bác sĩ ở thế gian cũng vậy : nhìn tất cả mọi người họ không biết thương họ : ăn bậy, ăn bạ rồi tới hỏi bác sĩ, bắt bác sĩ phải gánh chịu ! “ Tại sao Ông chữa trị sao hoài, tui còn bệnh hoài ?” Mà họ không biết rằng ông bác sĩ dặn ăn gì họ phải ăn cái nấy, ăn, ngủ, đi đứng phải ra thế nào đúng theo luật, thì họ không có bệnh ; mà họ không có làm ! Rồi rốt cuộc đổ thừa bác sĩ ; vậy đó ! Ở Thế Gian này là vậy. Mà bây giờ mình là có khối óc sáng suốt, mình là người trực tiếp trị bệnh cho chính mình ; tâm bệnh, tâm bệnh ở thế gian khó trị lắm, không có ai trị được ; nhưng mà mình là một con người ý thức được rồi, trở về với chính mình, luật quân bình là trị tâm bệnh. Như nãy giờ Ông Tám giảng là trị tâm bệnh mà thôi : vậy chớ đang trị tâm bệnh cho mọi người.

Bạn Đạo1 : Dạ, thôi con cũng xin cám ơn Ông Tám rất nhiều ; xin nhường lại những giây phút cuối cho những người bạn khác.

Đức Thầy : Dạ, cảm ơn sự đóng góp của Anh !

Bạn Đạo 2: Dạ, xin cảm ơn Thầy ; xin cảm ơn Anh Long ; chương trình của chúng ta còn 5 phút nữa. Dạ, mời anh Sang.

Bạn Đạo3 : Ông Tám, con có một câu hỏi muốn hỏi thăm Ông Tám : thưa Ông Tám, mỗi lần con mở miệng ra nói chuyện với em trai con, chỉ trao đổi vài câu thôi, là bắt đầu cãi cọ. Thưa Ông Tám, làm sao con chấm dứt cái chuyện này ?

Đức Thầy : Bắt đầu từ bữa nay trở đi là Ông Tám đã lo cho cả gia đình của con rồi ; gia đình của con đứa nào cũng có lỗ tai hết, và nó nghe rồi nó tự sửa nó : cái tâm mình thanh tịnh ; lo niệm Phật đi, để tận độ cho gia cang được yên ổn thay vì rước tà vào tâm và tạo loạn cho gia cang, có ích gì ; thiên hạ chê cười, và Ông Trời sẽ phạt xuống Địa Ngục luôn ; con hiểu chỗ đó không?

Bạn Đạo3 : Dạ.

Đức Thầy : Thì từ rày, mấy tiếng đồng hồ mà Ông Tám nói chuyện cho các con nghe là muốn tạo lập cái gia đình trở nên một cái vườn hạnh tốt đẹp trong cái ý thức của sự chơn tu. Thì con phải co lưỡi, răng kề răng, nhịn nhau đi ; từ từ sửa bởi vì sửa khối óc thành… sửa radio, mất bao nhiêu ngày, mà sửa khối óc phải mất bao nhiêu năm ; con hiểu không ? Con co lưỡi, con niệm Phật, rồi sẽ sửa ; trong vòng 2 năm thì chị em vui hết nếu nghe lời Ông Tám. Ông Tám là người ở trong tình trạng đó, và đã sửa trị. Ngày hôm nay lưu loát nói chuyện với các Con, và để các Con trở về xây dựng cái vườn hạnh tốt đẹp cho nhân loại cộng hưởng. Không phải việc nhỏ đâu các Con ; việc lớn đó ; ha ! Ráng làm đi ; ha !

Bây giờ mỗi đứa đều có ý thức hết rồi, không phải như xa xưa ngu muội nữa : có lỗ tai nghe, có tâm thức ; thấy không ? Biết nhìn lại người ta thì nhìn sự ruột thịt là quý báu và xây dựng cho nhau ; thấy không ? Biết nhịn sự ruột thịt là biết Chúa, biết Trời, biết Phật, biết đầy đủ, không có thiếu cái gì đâu. Đừng có hướng ngoại nữa mà tranh chấp ; bởi vì tụi con hướng ngoại thì các lý luận con không có vững, thì em nó nghe không vui ; hay là em nó không vững, nó nói, con nghe không vui ; thì từ đó xảy ra sự tranh chấp lẫn nhau ; mà trở lại với chân tâm rồi, không có ! Thấy không ? Nhịn nhục, lo niệm Phật một thời gian ; ha !

Bạn Đạo3 : Cám ơn Ông Tám !

Đức Thầy : Ừ ! Chị này muốn hỏi cái gì ?

Bạn Đạo4 : Dạ, con xin cám ơn Thầy !

Đức Thầy : Chị muốn hỏi !

Bạn Đạo4 : Dạ, dạ.

Bạn Đạo5 : Thưa Thầy, con là con ông Đặng Văn Cao ở Canada.

Đức Thầy : Biết rồi.

Bạn Đạo 5: Thứ nhứt con cám ơn Thầy đã…

Đức Thầy : (cười) Ổng có vô gặp tôi ; ở nhà tôi chơi ; kỳ này ổng ở nhà…

Bạn Đạo5 : Thầy giúp đỡ ba con nhiều lắm, thành ra con muốn gặp mặt Thầy để…

Đức Thầy : Con cũng phải cố gắng tìm hiểu cái pháp này để mà chấn chỉnh cái thần kinh của Con lại ; Con hiểu không ? Thần kinh Con cũng yếu chớ không mạnh ; nhớ cái đó, ha ! Cảm ơn Chị. Có còn ai, lên đi !

Bạn Đạo : (trao đổi)..

Bạn Đạo6 : Thưa Thầy, con muốn hỏi là như, thí dụ là, nghe nói Thượng Đế là thương chúng sanh, không có ghét chúng sanh, giúp đỡ chúng sanh ; nhưng mà sao trên trái đất này có nhiều người đau khổ á Thầy ; ví dụ đói đồ, khát nước, hay gì đó ?

Đức Thầy: Cho nên, Con thấy rõ : nếu mà không thương chúng sanh á, đâu cho Con có cơ hội cuối cùng mà mang cái xác làm người này ? Xác này không có ai chế được hết ; chỉ có Thượng Đế chế được ; Con hiểu không ? Là thương chúng sanh mới có cái xác. Nhưng mà chúng sanh không biết sử dụng của quý của Thượng Đế, của Chúa ; con hiểu không ? Thành ra làm cho hư : cho mọi người phấn đấu lên và thấy luật trời rõ ràng, sống với thiên nhiên, cởi mở nguyên khí của Càn Khôn Vũ Trụ, mình phải xung phong đóng góp thì xã hội đâu có đói.

Bạn Đạo6 : Nhưng mà người ta không có khả năng, rồi sao Thầy?

Đức Thầy : Sao không có khả năng ? Tại họ không chịu làm : từ trên ăn xuống dưới, ăn cho nó mạt hết, thì dân phải đói.

Bạn Đạo6 : Con lấy thí dụ thì người ta, ai, người nào thì cũng phải ăn.

Đức Thầy : Ừ ! Ăn là ăn, ăn hối lộ, ăn cướp (cười); Con chưa, sau này Con ra làm quan Con mới làm cái đó : Con chưa biết, “ăn” là “ăn hối lộ’’ đó. Ngoài ra, người ta đem tới người ta cho cái, nó lấy; nó lấy cho gia đình nó, rồi dân cho chết đói, cái đó là có, xã hội tự do chỗ nào cũng có hết !

Bạn Đạo6 : Không ; mà mấy người đó…

Đức Thầy : Bởi vì họ không có cái tâm, họ mất quân bình, họ thấy rằng “ Chu choa, đói, tui không có tiền ; chết đi, gia đình tui chết”. Họ lo cho gia đình họ, họ quên cái số lớn, thấy không ? Thì cái từ quang họ không có phát, và đưa bao nhiêu cho dân thì họ gạt hết, cũng như ma cốt ở bên Philipines, bao nhiêu cũng gạt hết ; rồi sau, sau người ta không thèm đưa nữa ; rồi ổng cũng phải chết à. Ổng phải đi vô chỗ khổ à, con hiểu không ? Trên báo chí thôi ! Nói chuyện trên báo chí mà con thấy, còn thực trạng của con người nó còn xấu xí hơn nữa, đê hèn hơn nữa, nó làm điều ngày mai xuống Địa Ngục nó vẫn làm.

Cho nên, Ông Trời phải mở Địa Ngục để giáo dục nó. Địa Ngục là cơ hội tình thương của Thượng Đế cuối cùng để cho con người ở Địa Ngục còn khổ hơn ở trần gian nữa, nó mới ý thức, nó mới trở lên. Nó đi lên là nó phải đi tìm đường tu; làm con người bây giờ cũng chưa sung sướng đâu con ! con đâu có sung sướng đâu; con mang xác làm người con đâu có sung sướng; rồi một ngày nào đó con gặp tình yêu rồi con khổ, con bước vô tình trường rồi, “ Tình Trường Là Cánh Đồng Hoa, Đố Ai Vào Đấy Khỏi Sa Lệ Sầu ”, lúc đó con khóc mới nhớ Ông Tám, đó thấy khÔng ? chưa, đường đời con còn dài đăng đẳng mà con hiểu không, thấy không ? (cười). …..

Bạn Đạo6 : Ví dụ mấy người lớn, mấy người mà làm cấp cao thì người ta làm…khÔng biết người ta…người ta chỉ biết cho mình thôi; nhưng mà dân làng thì người ta không có không có nghĩ tới.

Đức Thầy : Ừ ! Cho nên nhiều người ở thế gian, con thấy có được Ông Tám tu được thanh nhẹ, đáng lẽ Ông Tám đi kiếm chỗ làm cho lương cho cao để Ông Tám hưởng; Ông Tám có đồng nào Ông Tám đi máy bay, đi tới nói chuyện cho các con nghe, Ông Tám ngu hả ? khÔng đâu ! Ông Tám thấy là hồi nào tới giờ họ có họ giấu, họ khÔng có cho người khác, bây giờ cái gì mà Ông Tám có là Ông Tám nhất định phải cho hết người khác; cái tâm Ông Tám đã phát nguyện từ lúc còn nhỏ, là cái gì mà Ông Tám làm được là nói hết, không giấu.

Cho con ra con cạnh tranh đi nữa Ông Tám cũng mừng, hiểu không ? con ra con nói được Đạo thì Ông quỳ lạy con cũng chịu nữa, khoái lắm. Vì con người giúp con người rất ít ở thế gian, mà con người chỉ làm lợi cho cá nhân thì rất nhiều, giúp ích con người thì rất ít. Cho nên, Ông Tám không ngại tuổi già, không ngại chút nữa chết, Ông Tám nói hết những gì Ông Tám muốn nói, và để cho mọi người tự đạt và đóng góp thành một khối thanh quang trên mặt đất này, đó ! Tuổi trẻ của con cũng mong, mong được giúp người, thì con tu sau này con giúp người, con sẽ hưởng nhiều.

Bạn Đạo6 : Nhưng giúp làm sao hả Thầy ?

Đức Thầy : Con nói chuyện của con đủ rồi.

Bạn Đạo6 : Con nói tiếng Việt, con đâu biết nói.

Đức Thầy : Đâu cần con nói tiếng Việt, con nói tiếng Tây; thiếu gì Tây biết tiếng Việt, nó dịch lại, đâu có sao. Cũng như Ông Tám đi vô làm hãng Mỹ, Ông Tám đâu có biết tiếng Mỹ, người Việt Nam nó dịch tiếng Mỹ cho Ông chủ, rồi Ông chủ cũng ok, bắt tay Ông Tám hoài hoài mà. Ông Tám cứ viết chữ Việt Nam, thì tụi nó dịch ra tiếng Mỹ thôi : "Tui không biết tiếng gì hơn tiếng Việt Nam ; Ông mướn tui thì mướn, không mướn thì thôi. " Tui có cái đặc biệt là tui bán được hàng cho ổng, thì ổng mướn à ; còn tui không bán được hàng thì tui vô cửa ổng cũng đuổi tui ra ; thấy không ?

Con làm cái gì Con tận tâm, thì cái gì Con cũng phát triển được ; mà Con thiếu tận tâm, Con gian trá, là Con không phát triển được. Con thấy lỗ, nhưng mà lời ; không sao đâu ; thấy không ? Ông Tám suốt đời lỗ mà ! Người ta tới nhà nửa đêm kêu Ông Tám dậy, hỏi điều này điều nọ, Ông Tám cũng làm. Chớ bác sĩ tâm linh ở đây, đụng một cái là tiền nhiều lắm á, không có thể nói chuyện mấy tiếng đồng hồ miễn phí đâu ; như Ông Tám nói, nói tới rớt răng rồi ! Hết răng rồi Ông Tám mới cảm thức là từ hồi bé Ông Tám không răng, mà bây giờ tới ngày nay Ông Tám cũng huề mà thôi, chớ đâu có lỗ đâu mà sợ. Cứ việc nói ; hết răng thì cũng huề như hồi xưa ; đâu có lỗ mà không nói ! Tại vì những người đó nó cống cao ngạo mạn, nó tưởng nó là hay, bắt buộc người ta điều này điều kia điều nọ, rồi tự hành lấy xác nó mà nó không biết ; thấy không ? Nó không biết Luật Nhân Quả là cái gì ; còn Ông Tám, không ; Ông Tám ví Con là Ông Tám, mà Con hành đúng như Ông Tám thì Con sẽ khỏe ; ha !

Bạn Đạo6 : Nhưng mà, Thầy ơi, người ta đâu có biết là Địa Ngục hay là Thiên Đàng là có !

Đức Thầy : Trong tâm con người, trong tâm con người đó, khi mà Con gặp tới tình yêu, rồi tình yêu nó phản Con rồi lúc đó Con mới thấy đây là Địa Ngục đó. "Ông Tám ơi, thằng đó nó hứa với con; bây giờ nó bỏ, nó không tới nữa ; con ngủ không được, ăn không được !" Đó là Địa Ngục đó Con : Nó giam Con ở Địa Ngục đó ! Tới lúc đó rồi Con mới nhớ Ông Tám nói bữa nay ; thế nào cũng có ngày đó. (cười).

Bạn Đạo6 : Ví dụ nếu mà bây giờ khi con lớn con muốn có chồng đi, nhưng mà bây giờ con biết nếu mà có chồng thì nó đem sự khổ đau cho người khác, con không lấy chồng nữa ; rồi sao ; cũng được không, hay là…?

Đức Thầy : Con nói “ Không,” con nói “Không,” rất dễ ; nhưng mà lấy hay không phải dòm ở bên trong Con mới biết. (cười) Cái đó, bây giờ con hỏi anh Sang, chị Sang đó ; hỏi Chị Sang.

Bạn Đạo7 : Dạ, con là lần đầu tiên tới đây gặp Ông Tám ; có một điều thắc mắc là muốn hỏi Ông Tám là…

Đức Thầy : Mục đích.

Bạn Đạo7 : Mục đích của Ông Tám là muốn giúp cho mọi người được thanh thản tâm hồn ?

Đức Thầy : Tự trị tâm bệnh, tâm bệnh.

Bạn Đạo 7 : Tâm bệnh ; cái đó thì con thấy cái đó rất là hay ; mà có một điều con muốn hỏi là, giả sử như Ông Tám hồi xưa, chắc có lẽ đời Ông Tám hồi xưa cũng đã khổ rồi ?

Đức Thầy : Khổ nhiều rồi !

Bạn Đạo7 : Thì mới tìm cái thanh tịnh để mà tu.

Đức Thầy : Đúng !

Bạn Đạo7 : Nhưng mà Ông Tám có nghĩ tới vợ Ông Tám lúc Ông Tám tu không ?

Đức Thầy : Luôn luôn phải nghĩ vợ ! Lúc mà Ông Tám tu, Ông Tám đã nói hôm qua rồi, vợ Ông Tám bịt lỗ mũi, kéo lỗ tai, thọc cù léc.

Bạn Đạo7 : Thì con thấy bây giờ á, Ông Tám tu là Ông Tám thoát được kiếp cực khổ của đời.

Đức Thầy : Ừ !

Bạn Đạo7 : Vậy Ông Tám có bao giờ tự hỏi cái sự tu hành của mình làm cho người vợ của mình khổ ; rồi Ông Tám nói là nó chửi nó bới, Ông Tám im lặng mà nghe.

Đức Thầy : Ừ !

Bạn Đạo7 : Thì lúc mà Ông Tám càng ngày càng thăng á !

Đức Thầy : Ừ !

Bạn Đạo7 : Thì người vợ người ta càng ngày càng khổ.

Đức Thầy : Ừ !

Bạn Đạo7 : Thì Ông Tám nói là bây giờ vợ, vợ của Ông Tám đã bắt đầu đi tu.

Đức Thầy : Ừ !

Bạn Đạo7 : Thì theo cái thuyết của Ông Tám, là người nào phải khổ thì mới phải đi tu.

Đức Thầy : Chớ sao !

Bạn Đạo 7 : Còn nếu người nào người ta không cảm thấy khổ thì làm sao? Tại không phải ai cũng sướng hết, nhưng mà, như Ông Tám nói, có nhiều người người ta bị mù tịt quá rồi, hèn chi người ta khổ mà người ta khÔng biết.

Đức Thầy : Ừ !

Bạn Đạo7 : Thì giả tỷ cái người bạn đồng hành người ta tu,

Đức Thầy : Ừ !

Bạn Đạo7 : Thì người đó rất là khổ.

Đức Thầy : Ừ !

Bạn Đạo7 : Thì, theo con thấy, thì cái người mà đáng kính nhất chắc có lẽ là vợ Ông Tám ;

Đức Thầy : Ừ !

Bạn Đạo 7 : Là tại vì bao năm chịu cực khổ cho Ông Tám, để Ông Tám được thăng trầm như vậy.

Đức Thầy : Ừ !

Bạn Đạo7 : Thì có thể trong những cái người đồng bào ở đây.

Đức Thầy : Ừ !

Bạn Đạo7 : Có rất nhiều người chắc cũng bị người đồng hành chửi bới, là nói tại sao theo Ông Tám ; thì bây giờ Ông Tám phải giải quyết làm sao để cho cái người đồng hành đó cũng cùng hướng ?

Đức Thầy : Ừ !

Bạn Đạo7 : Mà trên cái cuộc đời, tại sao là người ta khổ ? Là tại vì hai cái người cùng đi chung cùng đường, và không lên cùng lúc. Thì bây giờ xin Ông Tám hỏi làm sao phải giúp những cái người đồng hành đó cùng đi lên một lúc ?

Đức Thầy : Tôi hỏi, ngày hôm nay Chị làm bác sĩ rồi, Chị thấy có gia đình nào đồng đi lên một lúc không ?

Bạn Đạo7 : Không !

Đức Thầy : Ở trong xã hội này, thực chất ;

Bạn Đạo7 : Không !

Đức Thầy : Không ..

Bạn Đạo7 : Không có đi lên một lúc.

Đức Thầy : Thì mình thấy cái luật.

Bạn Đạo7 : Nhưng mà cái luật, cái đó…

Đức Thầy : Cái luật, nghĩa là, tui tu như vậy, thì trong lúc đó tui tu bà Tám khổ lắm !

Bạn Đạo7 : Dạ.

Đức Thầy : Bả khổ bả mới hướng tâm về tôi, bả lo, bả thương yêu : bả vì ôm sự thương yêu cho nên bả lo cho tui : "Biết thằng này tu, bữa sau nó khùng ! Thương quá, mà lo ; thương quá, mà chửi ; thương quá, mà thọc cù léc ; thương quá mà từ chối tất cả những chuyện gì tui cần !" Đó ; vì thương quá ! Cho nên, tu rồi mới thấy cái tu hiệu lực ở chỗ nào : khi mà tui tu tới thanh nhẹ rồi, "Tui càng tu thì cái gia đình tui la tui, nhưng mà nó sẽ được hưởng những cái phước khác ; cái gia đình lần lần lần, từ cái động loạn mà nó cảm thấy an ninh, nó cảm thấy vui : thấy nó giận, mà nó vui ; nó chọc tui mà tui không giận thì tự nhiên nó vui ; nó tìm cái lạ trong tui."

Bạn Đạo7 : Dạ.

Đức Thầy : Và từ đó cái từ quang của tui mới chuyển cho gia đình ; tui mới cho họ những cái mà tui không dám nói. Bởi vì một người thanh nhẹ ngồi với một người ô trược, thì người thanh nhẹ thế nào cũng phải làm việc cho người ô trược.

Bạn Đạo7 : Dạ.

Đức Thầy : Người ô trược, họ thấy là "Khi tui gặp chồng tui cái tui thấy thanh thản vô cùng ; vui ; mà tui thích thọc léc ổng, là tui vui ; chớ tui không thích về tình dục nữa, tui không thích chuyện ô trược nữa, tui thấy tui chọc giỡn ổng mà tui vui !" Đó, nó có sự trao đổi liên hệ thăng hoa trong cái tâm thức ; thì mình thấy cái tu nó có giá trị. Cho nên, tui không phải là người điên ; tui thấy rõ: "Tui càng tu, vợ tui càng vui ; tui càng tu, vợ tui càng trẻ ; tui càng tu, hoàn cảnh tui càng yên ổn ; tui càng tu, vợ tui càng được phước nhiều ; tại sao tui không làm cho vợ tui hưởng ? Vậy chứ, tui yêu vợ tui chỗ nào ? Tui yêu vợ tui mà tui đày vợ tui, tui cho vợ tui khổ, vợ tui không được hưởng cái gì hết."

Bạn Đạo7 : Nhưng mà cái đó tại vì Ông Tám tu được rồi thì Ông Tám mới có cái ý nghĩ như vậy.

Đức Thầy : Đó !

Bạn Đạo7 : Nhưng mà cái người vợ chưa tu á,

Đức Thầy : Thì người vợ chưa tu ; tui là có một người vợ chưa tu

Bạn Đạo7 : Dạ, người vợ chưa tu thì người ta đâu có hiểu được như vậy, mà người ta cảm thấy cái sung sướng của người ta ? Tại vì Ông Tám tu được rồi Ông Tám mới thấy là Ông Tám sung sướng ; khi nào, mặc dù là Ông nói là "Vợ tui chửi tui."

Đức Thầy : Ừ !

Bạn Đạo 7 : Là "Vợ tui sung sướng ;" nhưng mà Ông Tám có hiểu người vợ sung sướng lúc đó hay không ?

Đức Thầy : Có chớ ; nếu mà không sung sướng, làm sao sống với tui bạc đầu được ? (cười).

Bạn Đạo7 : Không ! Vậy con mới nói cái người vợ đó là đáng quý, là vì yêu Ông Tám thì mới theo Ông Tám cả đời .

Đức Thầy : Chớ sao ! Còn nếu không yêu Ông Tám thì nó bỏ đi rồi.

Bạn Đạo7 : Thì vậy đó !

Đức Thầy : Nó trắng ra trắng, đen ra đen, rõ ràng !

Bạn Đạo7 : Đó ! Nhưng mà như vậy chứng tỏ nếu mà một người nào, ví dụ như con muốn tu chẳng hạn.

Đức Thầy : Ừ !

Bạn Đạo7 : Mà người chồng không có muốn, người chồng thấy khổ, thì bấy giờ làm sao?

Đức Thầy : Không, khi mình tu ; bây giờ tui giảng về khoa học, về sức khỏe : tu để hai người được sức khỏe, chớ không phải tu là bỏ đi ; cái tu của tui hồi trước khác !

Bạn Đạo7 : Dạ.

Đức Thầy : Tu, hồi trước tâm tui quằn quại khổ cực ; mà tui tu, tui được trở lại lành mạnh nhẹ nhàng, trong nhịn nhục ; thấy tui làm được sự nhịn nhục, tui thấy tui sung sướng. Rồi bây giờ, nghĩa là Chị có điều kiện tốt quá, gia đình chồng con đầy đủ, thì bây giờ cần sức khỏe để sống vui : Thì tu cái pháp này để sức khỏe, sống vui, chớ không phải tu rồi "Tui bỏ Ông tui đi ;" cái đó là ổng không chịu rồi ; đâu có ông chồng nào chịu.

Bạn Đạo7 : Không, cái người tu không bỏ, nhưng mà cái người đời người ta bỏ, thì làm sao?

Đức Thầy : Không có bỏ được, bởi vì luôn luôn muốn tu cái pháp này là hai vợ chồng phải bàn bạc thuận ý với nhau, thực hành trong vui vẻ ; cũng như hai vợ chồng a,nh Đức cũng thực hành, ảnh cảm thấy vui, khỏe.

Bạn Đạo7 : Tại người vợ Ảnh tu theo.

Đức Thầy : Người vợ Ảnh tu theo.

Bạn Đạo7: Rồi bây giờ người chồng không tu theo, thì Ông Tám nghĩ làm sao?

Đức Thầy : Không tu theo thì mình phải chỉ cho người ta biết rằng "Anh có cái pháp gì hơn, hơn cái pháp này, luyện sức khỏe hơn cái pháp này, thì Anh đề nghị, em theo Anh. (cười) Còn cái của em mà đạt được sức khỏe thì Anh phải theo em ; đó mới thực sự là tình yêu rõ ràng trong cái cuộc hạnh phúc !"

Bạn Đạo7 : Tại vì con thấy là con sợ là một người tu phải lên thượng quá, còn cái người kia ?

Đức Thầy : Không, không, không có lên ; không có lên được : Nó tùy cái duyên nghiệp của gia cang mà nó ….( nghe không rõ) với nhau ; không có gì hết : thấy ông kia ổng nói vợ ổng chửi, chớ thương !

Bạn Đạo7 : Thì chắc chắn là thương.

Đức Thầy : Rồi, ra đây lần lần, lần lần ổng hiểu, ổng nghe băng, ổng hiểu, rồi ổng giữ cái thanh tịnh đó mà ổng độ cho gia cang ; sau này gia cang mới yêu quý ổng vô cùng.

Bạn Đạo7 : Nhưng mà cái thời gian là bao lâu?

Đức Thầy : Thời gian thì do…

Bạn Đạo7 : Trời định ?

Đức Thầy : Không phải ! Do cái công năng công phu của mình, thời gian tu của mình. Bởi vậy càng ngày thấy trẻ đẹp, khỏe, và không có sử dụng nhiều, xài phí tiền bạc của gia đình, thì gia đình mới quý. Còn mình, mới một chút lấy tiền xài, hay đi chơi tầm bậy tầm bạ, thì gia đình nó buồn : tu mà càng ngày càng hư thì nó buồn ; còn tu càng ngày càng lên, thì con người muốn con người nên, chớ con người muốn người hư đâu ! Nó giận, nó la, nhưng mà nó thấy : "Ông này nên, ổng không có xài gì hết á ; ổng ăn mấy cọng cỏ, vậy mà ổng vui !" (cười) Thấy không ? Thì gia đình nó vui với ổng ; hiểu chưa ?

Cho nên, cái tu này là lập lại trật tự và sức khỏe cho con người, trước hết ; cho hỏi, trật tự và sức khỏe, gia đình nào cũng cần ; tất cả thế giới đều cần trật tự và sức khỏe. Đó, cái đó là cần thiết. Con không có làm chuyện ảo ảnh nữa ; đó, thực chất ! Thành ra, cái phương pháp này là cũng như cái exercise làm khai thác bên trong.

Bạn Đạo7 : Thì cái phương pháp này thì con thấy rất là tốt, tại vì người ta tự lo tâm, thì rất là hay.

Đức Thầy : Tốt, người ta tự lo tâm, không có lệ bởi ông Đạo nào hết.

Bạn Đạo7 : Còn con thì con hỏi cái người như Ông Tám á !

Đức Thầy : Ừ !

Bạn Đạo7 : Chớ còn nếu mà những cái người chỉ thực hành cái phương pháp ; pháp này thì con thấy rất là hay.

Đức Thầy : Ừ !

Bạn Đạo7 : Trong đầu con, con nghĩ… tại vì ở Âu Châu này cái xã hội rất là..

Đức Thầy: Hướng ngoại.

Bạn Đạo7 : Hướng ngoại tới điên cuồng ; con người phải hướng về nội tâm ; thì con đang muốn tìm hiểu để giúp đỡ những người ;

Đức Thầy : Đó ! người bệnh nhân đó ; cái đó quan trọng lắm : giúp được bệnh nhân á. Sau này, mình làm một vị bác sĩ mà giúp được bệnh nhân càng ngày càng đông, cũng như mình ngồi tòa sen ! Họ tới họ quý mình ; thương yêu lắm, thương yêu vô cùng. Mà mình phải thực hành mới đem cái từ quang : khi mà thực hành, Con thực hành rồi, nhìn vô trong kiếng, "Con mắt , con mắt tui bây giờ nó có từ quang ; tui nhìn cái gì nó có hai cái ; cũng như cái bóng đèn này, tui nhìn thấy có bóng đèn nữa, cái… (nghe không rõ) nó, tui biết."

Rồi cái người đó nó tới : "Nó bệnh nhân, nó tới tui, nhưng mà nó không phải bệnh ; nó bị tà xâm : nó bị ma chiếm ! "Mà tui nhìn một chặp, tui thấy cái bóng đen nó đi mất : tui đã giúp người mà tui không có nói !" Chị thấy không ? Thì nhiều phương diện giúp người ta. Ông Tám đâu có phải bác sĩ, nhưng mà sau giải phóng Cộng Sản về rồi thì Ông Tám ra trị bệnh tự nhiên : một buổi sớm mai, 158 người ; buổi chiều 110, 120 ; mà ở gia đình, mà một mình lo : ướt hết quần áo ; đó ! Là phải ở đâu, ở đâu mới có cái đó ? Mình lấy cái energy của vũ trụ ; b,ởi khi đó mình mới thấy mình liên hệ với Càn Khôn Vũ Trụ thì mình sống hẳn vào trong cái energy đó, thì mình làm cái gì cũng là giúp đỡ người ta ; người ta tới với mình người ta khỏe mạnh, không có bị kẹt nữa. Mà làm vị bác sĩ mà không lấy được cái energy của vũ trụ mà đem hợp tác với mình á, thì trị người ta không được, mình không có y đức. Có y đức là cái tâm vô quái ngại giúp ; giúp, giúp, càng ngày càng phát triển ; sợ làm không hết mà thôi.

Bạn Đạo7 : Dạ, con có muốn hỏi thêm một câu thế này.

Đức Thầy : Ừ !

Bạn Đạo7 : Là vì những người nào người ta theo cái ;…

Đức Thầy : Cái phương pháp;

Bạn Đạo7 : Cái phương pháp của Ông Tám, rồi một ngày nào đó người ta ngừng ; thì có hậu quả gì không ?

Đức Thầy: Ngừng thì họ thấy họ tăm tối thôi, mặt mày họ sẽ xấu đi ! Mà mỗi ngày họ thiền, thì mặt mày họ phát quang, tươi. Mà họ bỏ đi thì càng ngày càng quạu quọ, bởi vì đóng cửa lại ; nó còn bực tức hơn hồi xưa nữa.

Bạn Đạo7 : Nhưng mà nếu mà như cái phương pháp này thì mỗi phải mỗi làm

Đức Thầy : Mỗi đêm mỗi ngày phải làm ; làm là tự nhiên thấy trẻ à, thấy mình uống thuốc trực tiếp, mình lấy cái nguyên khí của vũ trụ sửa trị ngũ tạng, trực tiếp. Dạ, cám ơn sự đóng góp !

Bạn Đạo7: Dạ, xin cảm ơn Thầy !

Đức Thầy : Ừ !

Bạn Đạo7: Cám ơn quý Cô Bác đã nhín chút xíu thời giờ cho..

Đức Thầy : Xin mời Anh lên !

Bạn Đạo7 : Xin mời Anh Sáu lên đây đi, khÔng sao ! Anh cứ tự nhiên lên trên này để có dịp muốn gần gũi Thầy.

Bạn Đạo8 : Dạ, kính chào Ông Tám.

Đức Thầy : Dạ.

Bạn Đạo8 : Trước tiên tui xin chân thành cám ơn Ông Tám.

Đức Thầy : Dạ.

Bạn Đạo8 : ..cho tui gặp được chưởng môn của phái Vô Vi.

Đức Thầy : Dạ.

Bạn Đạo8 : Và được nghe những lời chỉ giáo của Ông Tám trong suốt mấy giờ qua, tôi được một phần thÔng cảm; nhưng có một điều, tui xin hỏi Ông Tám : Bây giờ Ông Tám dùng chữ “ Hòa”; vậy chúng ta, những người tu hòa được với Cộng hay không?

Đức Thầy : Hòa với Trời Phật trước hết !

Bạn Đạo8 : Vâng !

Đức Thầy : Hoà với Trời Phật trước hết; mà căn bản thân thích với mình mà chưa hòa, cơ tạng mình chưa hòa, mà nói đi hòa với Việt Cộng; hỏi tại sao Cộng Sản, nó ở trong bưng mà người quốc gia chạy theo cộng sản; hồi xưa người quốc gia chạy theo Cộng Sản phải khÔng ?

Bạn Đạo8 : Vâng.

Đức Thầy : Tại sao mình không làm cái tốt hơn để hút Cộng Sản về với mình, là mình phải sửa trật tự, trong lúc nó mất trật tự, mình có trật tự, nó phải theo. Không, “ Bất Chiến Tự Nhiên Thành”, khÔng phải khí giới mà giết được ai, Anh thấy chỗ đó khÔng ?

Bạn Đạo8 : Vâng.

Đức Thầy : Thì mình thấy hồi trước mình đi bằng cách gì, mình đi bằng, bây giờ dòm lại nhiều người đi, nói “ Ôi, tui dại dột, tui đi theo hồi trước đó ”; mà con nhà giàu đi theo chớ khÔng phải con nhà nghèo. Bạn tui là tụi nhà giàu khÔng à ! chạy theo, đó; rồi bây giờ mình thấy rằng đi mấy chục năm, những người đã đi mấy chục năm mà viết thư cho tôi, và ngộ được cái pháp này, nói : “ Trời mấy chục năm tui chỉ tìm cái đường tu thôi, mà tui bị lạc vô khổ như vậy, bây giờ tui tu cái này tui sung sướng quá ”, đó ! những người bên đó người ta tu sướng lắm, khỏe mạnh như vậy đó; mà ở trong cái chỗ kêu bằng vùng kinh tế mới mà họ khỏe mạnh, đó ! thì cần nhất là sức khỏe, trật tự và sức khỏe; trật tự khối óc và cơ tạng cũng là sức khỏe thì tự nhiên mình thu hút họ; khÔng phải thu hút họ nhưng mà chỉ họ trở về với họ, thì tự nhiên họ mới dẹp những chất độc trong óc, khÔng có tiết ra những cái chuyện hận thù nữa ! họ biết họ nhiều hơn thì không có hận thù. Họ không biết họ, họ mới hận thù ; Anh thấy không ? Người ở trong gia đình của Anh mà không biết thân phận của nó, nó đâu có ghét ông chủ nhà ; nó không biết cái thân phận của nó, nó phải ghét ông chủ nhà ; là tình trạng của Việt Nam bấy nhiêu đó thôi.

Bạn Đạo7 : Làm sao tất cả mọi người đều tu được ?

Đức Thầy : Thì từ từ nó sẽ đi, bây giờ cũng như cái câu mà Anh hỏi đó, thì "Những người theo Cộng Sản, làm sao cả thế giới theo Cộng Sản được ?" Thì cũng vậy đó thôi, tới một thơi gian nào rồi cũng phải hạ màn, rồi cái khác nó đi tới; bởi vì cái luật nó phải đi tới; hồi nào tới giờ bên Cộng Sản cứ chửi tự do : Tụi đó không nên thân, tụi đó ăn bám, tụi này kia, kia nọ, phong kiến ; nhưng bây giờ ta bắt chước tự do để ta buôn bán làm ăn nè !" Anh thấy không ?

Hồi nào tới giờ họ chê không à ; mà bấy giờ họ bắt chước họ làm. Rồi Anh thấy, rồi họ sẽ lan tràn thì, “ Bất Chiến Tự Nhiên Thành ! ” Cái luật nó phải đi đến như vậy, chớ không cách gì ; mà bây giờ người ta đã gieo cái cái óc hận thù, và người ta bị đau khổ và người ta đã bị giảm thọ : mình rước cái óc hận thù vô, mình giết mình, rồi lấy ai chống ai ? Anh lấy ai chống ai ? Rồi mình, bây giờ mình tu rồi lấy người cứu người là đúng hơn là chống ; lấy người cứu người, còn đúng hơn là chống ; đó ! Cũng như bây giờ, Anh hành cái pháp này, sau này Anh trở nên thanh nhẹ, thanh thản, vui hòa, thì không lý Anh đi giết người ta !

Anh đem cái khí giới gì ? Khí giới tình thương Anh đi khắp thế gian ; đi đâu Anh cũng nói tận dụng khả năng sẵn có của chính mình, thì mới đóng góp được cho xã hội quần chúng. Còn không tận dụng khả năng của chính mình và ỷ lại người khác, chỉ có lợi dụng và gây sự kích động mà thôi, không có lợi ích gì hết ; thấy không ? Đó, mình thấy rõ cái đường lối, rồi mình đi, lấy cái chánh pháp để tự trị để sửa tâm sửa tánh, thì nhiên hậu ảnh hưởng người khác, và làm việc đâu đó nó có trật tự và không bị lệ thuộc !

Bạn Đạo7 : Cám ơn Ông Tám đã giảng ; cám ơn Ban Tổ Chức !

Đức Thầy : Cám ơn Anh đã đóng góp !

Bạn Đạo1 : Xin chân thành cảm ơn !


----
vovilibrary.net >>refresh...