BRUXELLES - VẤN ĐẠO (1)
Bạn Đạo1 : Con xin cám ơn Thầy đã ban cho lời huấn từ, để giúp cho con thêm sáng suốt để giải thoát cho phần hồn bị giam hãm trong cái thể xác chật hẹp này. Vậy, tuân theo ý của Thầy, xin mời các Bạn có câu hỏi gì, cứ việc lên đặt với Thầy để Thầy giải đáp ; xin mời!
Đức Thầy : Có gì thắc mắc, lên đây hỏi, chớ chút nữa không có giờ hỏi đó nghe! Ở đây cứ quen là đi khỏi cái thiền đường rồi cái là hỏi à! Bây giờ hỏi luôn, bây giờ làm thịt Ông Tám đi; không có gì hết!
Bạn Đạo2 : Thưa Thầy, con thiền, con hít xong con thở ra, thì cứ đi lên trên đó, thở cho lâu cũng được; cái Pháp Luân Thường Chuyển thì đi vòng vòng như vậy: thở vô, thở ra, thì lên trên này. Thưa thầy, có đúng là mạch Nhâm với mạch Đốc thông không?
Đức Thầy : Đúng nó vậy; bởi vì luồng Điển nó đi như vậy là đúng. Khi ở trong này Đốc mạch nó thông, Nhâm mạch nó chuyển, thì nó ra ngoài vũ trụ, vũ trụ cũng chuyển như vậy: nó rút mình đi lên! Cho nên, khi nhắm mắt, thấy nó rút lên, đó là con đường đi về rõ ràng; chớ không phải đi bằng máy bay! À; nhắm con mắt là nó đi tới, nó rút lên thanh nhẹ; nhưng mà chưa thấy, vì còn bận bịu nghiệp duyên tại thế gian! Mà dứt khoát đi rồi, lúc ngồi là phải trong giấc ngủ của thiền mới thật sự là ngủ.
Bạn Đạo2 : Dạ, bây giờ…(nghe không rõ)
Đức Thầy : Đó, đó; lúc thiền là lúc ngủ đó; ngủ trong một cách triền miên thanh nhẹ, thì mới trở về với trật tự; mình mới thấy xa xưa có nhà, có cửa, có cha mẹ đàng hoàng, không có phải bơ vơ như những người ở trần gian chỉ tranh chấp tiền của; lệ thuộc, và bị xỏ cột ở trong gốc cây một chỗ, không phát triển được.
Bạn Đạo2: ….( nghe không rõ)
Đức Thầy : Cứ thả lỏng, không sao; bởi bị giựt mạnh ; (cười) giựt mạnh nó như vậy á!
Bạn Đạo2 : Thưa Thầy!
Đức Thầy : Thi sĩ thì phải giựt mạnh!
Bạn Đạo2: Thưa Thầy, hồi tối con ngồi, Thầy có phóng Điển cho con không mà con nhẹ quá?!
Đức Thầy : Lúc nào mà không có? Về tới đây là có hết; có hết! Nhắc Chị hoài đó mà!
Bạn Đạo2 : Dạ, con lạy tạ ơn Thầy.
Đức Thầy : Nhẹ lắm! Thi sĩ phải cho lên cao, xong rồi làm nhiều bài thơ để lại;
Bạn Đạo2 : Dạ,
Đức Thầy : Làm một xấp để cho người ta: trước khi đi, phải đóng góp một cái gì để những người kế tiếp người ta mới tìm cái “Khoa Học Huyền Bí” là cái gì! Khoa học bây giờ là Khoa Học Vật Chất; mà thực hành tu cái này là “Khoa Học Huyền Bí.” Như Chỉ nói, “Ờ, tui đứng như vậy mà nó rút, nó lâng lâng; tui đi !” Trong đó, khi mà Chỉ lâng lâng rồi, Chỉ mới thấy: “Trời ơi, cái lời thơ cao đẹp, mà tui đem về thế gian tui quên!” Ngồi nhẹ vậy, nó đi : “Ôi, nó xem cảnh đẹp nhẹ nhàng; nó tỏa ra mùi thơm; rồi những câu thơ đặc biệt mà hồi nào tới giờ mình thấy vị Tiên viết thơ, nhưng bây giờ những người tu siêu giác này làm thơ còn nhanh nhẹ hơn những vị đó!” Không phải nó giỏi hơn những vị đó, nhưng mà sự thật nó như vậy: người đi lên và người đi xuống, hai người thấy rõ ràng; người đi xuống thì nó phải lấy cái phần nặng nó giải cho thế gian; còn người đi lên đó, nó làm thơ, lúc nào cũng thanh thoát và nhẹ nhàng;
Bạn Đạo2 : Dạ,
Đức Thầy : Cái đó nó khác; tự động! Cho nên, tôi mong rằng những người dốt, không biết chữ nghĩa, không biết gì hết, lo tu pháp này rồi một ngày nào nó sáng ra cái nó làm thơ. Chính tui là một người dốt, tui đâu có biết làm thơ; hồi nhỏ, đâu có biết làm thơ; một câu cũng không biết nữa; một chữ cũng không biết đặt ở chỗ nào! Nhưng mà tự nhiên nó thông rồi nó làm, trật tự; làm bất cứ lúc nào; mà bất cứ trạng huống nào, nó phải thể hiện rõ ràng như vậy. Người ta phải chờ có hồn thơ mới làm thơ; tui, bất cứ lúc nào; ở cầu tiêu cũng làm được;bất cứ chỗ nào cũng làm được, chớ không phải nói chê chỗ này ô trược, chỗ kia thanh sạch; không ! Chỗ nào cũng làm được, kêu bằng, “Khai thông.”
Còn người giảng Đạo, không phải lựa một chỗ tốt mới giảng Đạo; người đúng lực lượng, có thực chất tu hành thì ở đâu giảng cũng có người ta nghe; không có phải đòi hỏi một chỗ tốt hơn, nhưng mà chỗ nào cũng chỗ Càn Khôn Vũ Trụ. Chúng ta, huynh đệ tỉ muội chung sống trong một nhà của vũ trụ ; phải ý thức đó mới là giảng được ; còn không hiểu cái ý thức đó, không bao giờ giảng được : cứ luần quần ở trong lý thuyết văn chương nguời khác để lại, là bị kẹt mà không thông được : không dám mở cửa cho mọi người đặt câu hỏi.
Còn đây, tui mở cửa bất cứ lúc nào ! Từ ngày mà tui khai huệ nói chuyện rồi, từ Việt Nam, là Thứ Bảy, Chủ Nhật, thì hỏi ông Hiền ở Việt Nam đó, giờ nào ổng cũng tới đặt câu hỏi được hết; bởi vì tui thấy là tui tu đạt tới đó, tui chỉ sử dụng tới đó. Rồi tui nói: “Vàng thiệt không có sợ lửa; thì thầy bùa cứ việc giết đi, không sao! Ông Tám bằng lòng chết; nếu là tầm bậy, cứ việc vẽ bùa thổi đi!”
Bởi vậy, nhiều ông cũng tới nói là, “Tui nói thiệt với Ông, tui, trên Trời cũng đi được, mà Địa Ngục tui cũng đi được, mà chỗ nào tui cũng đi được; nhà Ông mà cây trái, cây cam, tối tui thổi bùa tui bẻ không còn một trái!” Tui nói: “ Được, nhà tui có một cái buffet, không có cây mà có cái buffet; tối nay tui mở cửa cho Ông đem đổ đi hết đi!” Thì làm không được! Tới lúc đó mới tới mới chịu học. Ổng nói: “ Tui, dao mà chém vô đây, chém không đứt!” Thì tui kêu mấy người đó cho tui cái ghim bạc thôi, "Đưa cái lưng đây, đưa cái hông đây, tui đâm coi thử vô không?" Nói cái gì phải làm được ; nói : “Ờ, tui chỉ một cái, con thằn lằn rớt xuống!" Thì nhà tui thiếu cha gì, tui nhà nghèo mà, thằn lằn, thằn lằn nhiều; "Chỉ đi; chỉ coi rớt con nào không?” Không rớt! Lúc đó mới chịu thua.
Cho nên, nói dốc là nhiều; sự thật là không có. Nó chỉ dụng cái thuật thôi miên mà nói chuyện với người ta thôi, còn thực chất không có!Cho nên, cái gì mình phải thử; đừng có nể; nể là bị gạt! Bất cứ Đạo nào ở thế gian này, mình phải nói sự thật: chết cũng học hỏi, mà sống cũng học hỏi; không có gì phải sợ; sợ cái tâm mình lường gạt lấy mình mà thôi!
Cho nên, con người phải đi trong thực chất và nói mạnh, nói rõ, mới là giúp đỡ người khác được; chớ để con người bị lu bu một kiếp người ở thế gian, lu bu tăm tối, rồi cộng thêm sự tăm tối của sự ảo ảnh nữa, thì chết chắc chắn là đi xuống Địa Ngục, chớ đi đâu? Còn mình, thấy rõ cái vị trí của mình, liên hệ với Càn Khôn Vũ Trụ, khai thông khối óc, thanh quang của mình, chuyển tiếp với thanh quang của vũ trụ, thì sự sống lúc nào cũng nhẹ nhàng và thật, không có phá hoại ai.
Cho nên, những người cố bám chuyện này, chuyện nọ, rồi sợ người ta phá hoại ; rồi đâm ra gieo tư tưởng xấu, rồi viết báo, viết sách chửi người này, người nọ ; rốt cuộc không có căn bản và tự tạo loạn cho chính mình mà thôi ! Chớ cái sự thật là phải trong thực hành ; lý luận không có đi đến đâu được.
Đức Thầy : Dạ.
Bạn Đạo1 : Xin mời Thầy !
Bạn Đạo3 : Kính thưa Thầy, kính thưa quý Bác, quý Anh, Chị, Em ; hôm nay con có hai câu hỏi,
Đức Thầy : Dạ.
Bạn Đạo3 : Xin trình Thầy. Câu hỏi thứ nhất là, về phương diện thực hành ; xin Thầy xác định cho là cái luồng Điển, sau khi mình thiền một thời gian, khi đã có điển rồi, thì luồng điển đó nó sẽ đi từ huyệt Hội Âm nó đi lên, và nó đi từ phía sau lưng nó đi lên Bá Hội, rồi nó đi trở về lại Hội Âm; hay là nó đi từ phía trước nó đi lên?
Đức Thầy : Cái đó, nếu mà nói như vậy á thì nó chỉ dẫn sai mà thôi!
Bạn Đạo3: Dạ?
Đức Thầy : Không có nói là, “Nó đi từ cái huyệt Hội Âm rồi đi dẫn lên;“ đó là kêu bằng, “Dẫn điển,” cho nên không có dạy, chỉ cho người mới tu như vậy; nguy hiểm!
Soi Hồn, Pháp Luân, là nói : “Đầy rún, đầy ngực, tung lên bộ đầu!” Là tại sao? Dùng cái nguyên khí của vũ trụ nó mới đủ sức mạnh mà để mở những cái khuyết ở trong hai cái huyệt đó: nó hít vô, bữa nay hít vô một chút, mai hít vô một chút, lần lần, lần lần nó kéo dài ra; thì nó mở cái Nhâm Mạch; nó mở được rồi là nó đi tới cái chỗ, kêu bằng, lần lần diệt dục. Rồi tới cái Đốc mạch; Nhâm mạch mở xong, rồi Đốc mạch nó mới mở; đó! Nó đi một vòng như cái vòng Anh nói; nhưng mà không có thể cho người ta biết.
Những người người ta biết, người ta nói: “Ờ, bây giờ tui kéo xuống, xuống Hội Âm”; mà họ không có đi được, thành ra cái tư tưởng của nó cứ kéo xuống Hội Âm, mà nó không làm! Còn đằng này người ta cứ, “Hít vô đầy rún, đầy ngực, tung lên bộ đầu” là nó đã đi tới Hội Âm, automatic, tự động nó phải mở xuống; cái đó không cần nhắc;
Bạn Đạo3: Dạ.
Đức Thầy : Nếu nhắc là người phàm người ta nói: “Ông này ổng nói đi xuống Hội Âm, thì tui cũng nói tui đi! Tui cũng chưa làm gì, mà tui muốn đi nhanh hơn, tui đi xuống Hội Âm!” Thành thử nó khùng rồi! Nó chưa có làm, thành ra nó không có chứng minh được. Cho nên, nhiều người đọc kinh, này kia, kia nọ, nói lý thuyết Chúa thao thao bất tuyệt, nói lý thuyết Phật thao thao bất tuyệt; mà bản thân chưa hành! Nội cái dục không mà diệt không được; cái tâm bấn loạn, mà không sửa được.
Cho nên, đằng này người ta lấy cái nguyên khí của vũ trụ để giải tỏa sự bấn loạn đó, thì phải thực hành và đi tới kết quả như Anh nói, nhưng mà không thể nói được! Để tự nó cảm thức. Mà nói nó “À, tui đem xuống Hội Âm, đem vô Đốc mạch” này kia, kia nọ, làm loạn cho những người nghe! Mà ở trong thực hành đạt được, “Tui đi tới đây, tui thấy cái này.” Cũng như bây giờ người ta qua đây, bên Việt Nam qua đây, “Chị cứ đi làm đi; làm rồi Chị sẽ vui !” Chớ không nói: “Ờ, Chị đi làm, Chị lãnh bao nhiêu tiền, rồi Chị sẽ lên làm sếp!” Rồi nói tùm lum, cái óc nó loạn! “Chị đi làm, rồi Chị sẽ vui, tới thánh lãnh lương, thấy nó vui!” Rồi từ đó nó lấy đồng lương nó vô nhà băng, nó mở cái compte; nó thấy vui! “Chị làm đi; làm nữa, Chị sẽ thấy vui!” Thì người ta không có loạn.
Mà mình cắt nghĩa một đống, rồi ai cũng muốn mau hết á, ai tu cũng muốn thành Phật hết; ai ở thế gian cũng muốn làm nhà giàu hết á; rồi rốt cuộc giàu nghe lý luận thét rồi mang máng trong đầu óc; và không có thực hiên được!
Còn, trong thực hành, nó sẽ mở ra bởi vì cái trật tự của xã hội, có; mà cái trật tự của Tiểu Vũ Trụ này nó có, thì Anh nói đó là cái trật tự. Nhưng mà cái trật tự làm Pháp Luân Thường Chuyển, là nó sẽ trở về với cái trật tự tự nhiên. Cho nên, tui khuyên không nên nói cho những người mới tu những cái việc đó.
Bạn Đạo3 : Dạ.
Đức Thầy : Nhưng mà chỉ cho người ta thực hành đầy rún, đầy ngực, tung lên bộ đầu; rồi sau này nó mở, tự nhiên nó nói những cái đó; nó nói trong cái chơn thức của nó, nó thấy "Tui đã đi tới đó rồi; tui được mở rồi; một vòng quanh trong Tiểu Thiên Địa, tui đã thấy những cái gì," nó biết thôi, chớ không được nói ra! Nói người khác là loạn, bởi người khác cái trí người ta chưa mở, người ta chưa hành, người ta chỉ có ỷ lại thôi; rồi làm khổ cả đám!
Cho nên, tui khuyên những người tu mà thanh nhẹ rồi, chỉ chỉ cái lúc ban đầu mình học cái gì thì mình phải chỉ lại người ta lúc đó thôi; không có nói thêm nữa. Rồi người ta đi giai đoạn đầu rồi, tới đó họ nói ra, mình mới xây dựng cho họ; rồi họ sẽ đóng góp cho người kế tiếp.
Bạn Đạo3: Dạ thưa Thầy, cũng vì đó mà hôm nay con để cho tự nhiên.
Đức Thầy : Để tự nhiên.
Bạn Đạo3 : Chớ con không có điều khiển như vậy; là để coi nó xác định á !
Đức Thầy : Ừ; để xác định, “Tui biết là cái đó nó đi đúng.” Khi mình thực hành rồi sẽ thấy, nhưng mà không nên nói ra cho những người tu; mà những người tu không nên nghe cái đó, và chỉ thực hành trong nguyên lý hiện tại, “Bây giờ hít vô đầy rún, đầy ngực, tung lên bộ đầu; tui chỉ biết nhiêu đó thôi. Rồi tự tôi sẽ đi tới cái chỗ sáng suốt.” Đó! thì nó không bị bấn loạn.
Cho nên, nhiều người học về cái pháp “Án Ma Ni Hồng”; rồi cái dẫn, dẫn, dẫn điển vòng vòng vòng, lên đây; đó! Có một ông ở Việt Nam, ông Tiều á, ổng cũng học “Án Ma Ni Hồng” chạy vòng vòng, vòng vòng lên đây. Mà càng ngày ổng càng nóng, ổng mới tới tui. Tui hỏi : “Tại sao nóng? Bởi vì Anh không có chỗ thoát; Anh cứ chạy lòng vòng, lòng vòng rồi Anh ở đây. Cái hỏa tâm của Anh đã có nhiều rồi,Anh vòng cái nữa Anh cũng để chỗ này, thì cái hỏa tâm Anh càng ngày càng vượng, thì cái dục tánh Anh càng ngày càng cường, thì tự nhiên Anh phải nóng tánh, ích kỉ, không có phát triển được!” Sau ổng mới tới tui ổng mới Soi Hồn, ổng mới Chiếu Minh; ổng mới thấy nhẹ; thay đổi! Nó phải có lối thoát, nó đi một vòng Nhâm, Đốc để cho có lối thoát.
Bạn Đạo3 : Dạ thưa, xin thưa Thầy câu hỏi thứ hai.
Đức Thầy : Ừ!
Bạn Đạo3 : Câu hỏi thứ nhứt là câu hỏi về thực hành.
Đức Thầy : Ừ!
Bạn Đạo3 : Câu hỏi thứ hai, đại loại, về sự nhận thức.
Đức Thầy : Dạ.
Bạn Đạo3 : Xin trình Thầy cùng quý bạn đạo.
Đức Thầy : Dạ.
Bạn Đạo3 : Trong cái quá trình tu học của con để mà….(nghe không rõ)
Đức Thầy : Ừ!
Bạn Đạo3: Nhưng mà nghiệp chướng còn quá nhiều.
Đức Thầy : Dạ.
Bạn Đạo3: Trong cái giai đoạn đầu thọ cái pháp của đạo Cao Đài.
Đức Thầy : Dạ.
Bạn Đạo3 : Dựa vào đó mà làm cái công việc gọi là “Lập Công Bồi Đức”
Đức Thầy : Cái đó tốt!
Bạn Đạo3 : Và để đóng góp cho nhân sinh.
Đức Thầy : Dạ.
Bạn Đạo3 : Sau một thời gian, đến cái lúc đất nước có một sự biến Thiên về phương diện chánh trị, rồi phải bỏ nước ra đi với hai bàn tay trắng.
Đức Thầy : Dạ.
Bạn Đạo3 : Và đến đây, ngộ được cái pháp của Thầy.
Đức Thầy : Dạ.
Bạn Đạo3 : Nhận thấy nhờ đó mà biết được cái giá trị của Chân Không như thế nào.
Đức Thầy : Dạ.
Bạn Đạo3 : Bắt đầu tu tiến; lúc đó tích cực hơn.
Đức Thầy : Dạ.
Bạn Đạo3 : Bao nhiêu tiền của, bao nhiêu dự bị, bao nhiêu những cái đã tạo ra về cái sắc tướng,
Đức Thầy : Dạ.
Bạn Đạo3 : Qua câu chuyện đó là bài học lớn lao rất có giá trị; và có lẽ đến cái giai đoạn này là giai đoạn Thượng Đế chấm điểm.
Đức Thầy : Dạ.
Bạn Đạo3 : Để cho mình để đi trên cái con đường trở về với Ngài.
Đức Thầy : Dạ.
Bạn Đạo3 : Thành thử, không có cái sự buồn phiền; không có cái sự than trách về sự mất mát đã qua.
Đức Thầy : Dạ.
Bạn Đạo3 : Và cộng vào đó, cũng kính trình Thầy và các Bạn Đạo là ở đây đại đa số của chúng ta đều tu trong cái lớp tuổi trung niên; ai cũng có gia đình.
Đức Thầy : Dạ.
Bạn Đạo3 : Ai cũng có nhà cửa.
Đức Thầy : Dạ.
Bạn Đạo3 : Mà, cũng như Thầy đã từng nói, gia đình, nhà cửa, hay là vợ con, thực tại đó là bậc thầy của ta.
Đức Thầy : Ân sư;
Bạn Đạo3 : Dạ, ân sư của chúng ta; và có đau, như Thầy vừa nói: “Có đau khổ thì mới biết cái giá trị của đau khổ như thế nào.”
Đức Thầy : Dạ.
Bạn Đạo3 : Và con cũng nhận biết rằng từ trước đến nay không có một cái vị Phật nào, hay là có vị Thánh nào, hay là ngay đức Chúa Jésus Christ phải chịu đóng đinh trên cây thánh giá để mà đắc đạo; cũng như đức Phật Thích Ca cũng đã phải từ bỏ đền vàng ngôi báu; cũng như đức Khổng Tử, Ngài cũng phải bao phen đi chu du khắp cả thiên hạ để mà hành đạo, có lúc bị vây, có lúc bị đói, khổ; chấp nhận! Hễ đã tu thì phải có khổ; khổ thì mới có thành.
Đức Thầy : Dạ.
Bạn Đạo3 : Dạ, con, con biết; bởi thế cho nên, từ đó con có cái nhận thức, ngay chính mình, cái nhân vị của con người phải có một sức chiến đấu mãnh liệt; mà thiền là một phương pháp để giúp cho ta có một cái chí hướng, có cái đức “Dũng” phi thường; mà phải chăng cái dũng đó Thầy đã đạt, và cái dung, trước Thầy đã có Chúa đạt?
Đức Thầy : Dạ.
Bạn Đạo3 : Đã có Phật đạt; đã có Khổng, Mạnh, Lão, Trang đạt rồi. Bởi thế cho nên con cố gắng noi theo đó để mà để con tu, để mà tiến.
Đức Thầy : Dạ.
Bạn Đạo3: Trong thời gian gần đây, con có cái nhận định khác, nhưng con sợ là sai lầm.
Đức Thầy : Ừ!
Bạn Đạo3 : Trước đây, con có một cái nhận định là “Thiên Nhân Tương Dữ”: có Trời, có ta.
Đức Thầy : Phải rồi!
Bạn Đạo3 : Nếu như có Trời, mà chúng ta cứ ỷ lại Trời, ỷ lại Phật, như Thầy mới vừa nói: mỗi thứ mỗi kêu, van Trời Phật…( nghe không rõ)
Đức Thầy : Dạ.
Bạn Đạo3 : Đó là cái sai lầm của người đời.
Đức Thầy : Dạ.
Bạn Đạo3 : Nhưng mà, nếu ngược lại người đời, chẳng hạn bây giờ trong thời gian qua, như con nhờ phương pháp thiền này.
Đức Thầy : Dạ.
Bạn Đạo3 : Con có một sức chiến đấu mạnh mẽ hơn.
Đức Thầy : Dạ.
Bạn Đạo3 : Để mà đi ngang qua tất cả mọi sự đau khổ, xem thường mọi sự đau khổ, và lấy cái sự đau khổ đó làm một cái nguồn vui cho mình; và từ đó thấy được cái hạnh phúc, từ cái đau khổ biến ra hạnh phúc. Và con có cảm nhận điều đó, mặc dù chưa đến chỗ gọi là khá.
Đức Thầy : Lấy oán làm ân.
Bạn Đạo3 : Dạ vâng; chớ con không có dám nói là cao: con có được cái nhận thức đó, nhưng mà con sợ có một cái điềm: nếu nhận thức như vậy, và làm như vậy, thì rồi một ngày nào đó mà mình không dựa vào Thượng Đế, mình không dựa vào các đấng Bề Trên, mà mình chỉ ỷ lại sức mình, và mình quá tin tưởng ở sức mình, như vậy mình có thể trở thành người giống như người vô thần, hay không?
Đức Thầy : Không!
Bạn Đạo3 : Dạ, xin Thầy giải đáp cho con.
Đức Thầy : Mình đang tu cái pháp này, là trở lại trật tự của Thượng Đế, và không có bỏ Thượng Đế được! Vì Thượng Đế là Luật đã đặt trong cơ tạng của mọi người; không có chạy ông Trời được! Không có người nào mà bỏ ông Trời được! Người nào tu là phải trở lại với trật tự của Thượng Đế; thì tự nhiên nó quán thông hai chiều, nó mới dũng tiến được; thành ra nó không phải đi tới chỗ vô thần!
Vô thần là khác! Vô thần là không nói phần hồn; vô thần là không nói trật tự của vũ trụ; vô thần là chỉ là trật tự của con người làm thôi;nhưng mà nó không hiểu rằng cái trật tự này cấu trúc từ siêu nhiên! Nó mất cái giai đoạn đó!
Cho nên, những người tu là người ta nói về siêu nhiên, từ Đại Thanh Tịnh chiết ra mầm mống tình yêu thương của Thế Gian; chớ không phải là người thế gian tạo được! Cho nên, những người tu này mà trở lại trật tự rồi, biết quý thể xác này tức là biết quý cái Luật Trời và đi trong thanh tịnh và sáng suốt, chớ không phải bỏ! Nó là Khoa Học Huyền Bí rõ ràng; không có phải đi tới chỗ vô thần!
Nếu mà nó tu mà không có trở lại trật tự, và nó không có xuất, không đi lên tới cái tần số cao á, thì chư Tiên, chư Phật làm sao độ nó? Thấy không? Nói: “Ờ, đợi chư Tiên xuống cơ thì chư Tiên nói gì nghe lời nấy”; nhưng mà xuống cơ qua đâu? Qua con người! Thấy chưa? Mà thật, giả, mình không biết!
Cho nên, mình tu để trở lại trật tự và mình trở lại cái chỗ chân thật. Cũng như các Bạn tới Bỉ, thì chánh phủ Bỉ lo; thấy chưa? Tới Mỹ, thì chánh phủ Mỹ lo; mà tới Trung Thiên thì chư Tiên lo! Mà không tới Trung Thiên, mà cứ nói rằng “Tui cầu chư Tiên xuống giúp” mà đâu đã tới tần số đâu mà người ta lo? Cho nên, cái việc người ta lo là người ta lo. Cho nên, mình tu phải giải thoát và trật tự trở về nguyên căn nguồn cội của mình, thì đi tới đâu đều có người lo! Không có cần nói, “Tui làm gì phạm lỗi với ông Tiên”; không! “Tui phải sửa tui, tui thanh nhẹ, tui mới về với ông Tiên được; tui phải bỏ nghiệp tâm, tui mới về với ông Phật được; tui phải quán thông hai chiều, tui mới về với Thượng Đế được”; thấy chưa? “Tui biết có một mặt à, rồi tui đổ lỗi cho người khác, thì tui tiết độc chất trong đầu óc của tui, làm sao tui phát triển được? Thì càng ngày tui chỉ đóng khung ở trong một cái khung kẹt, và không phát triển được.” Đó!
Cho nên, người tu ở đây, nó phải mở ra văn minh Khoa Học Huyền Bí, và nó sẽ đập đổ những cái tư tưởng xấu của nó; và nó kiến thiết lại những tư tưởng thiện lành và xây dựng tiến hóa lên; chớ không bị kẹt nữa; bằng dũng chí thanh tịnh, chớ không phải bằng sự hùng hồn động loạn và không làm được kết quả!
Bạn Đạo3 : Dạ, kính thưa Thầy, có phải là khi trong cái tâm của chúng ta đã đạt được những cái trạng thái Chân Không;
Đức Thầy : Đó!
Bạn Đạo3 : Thì tự nhiên nó đi tới chỗ huyền đồng, hay hòa tan với vũ trụ?
Đức Thầy : Như vậy, nó phải cái “Không,” cái “Không” trước; nó có quân bình, là “Không”.
Bạn Đạo 3 : Dạ.
Đức Thầy : Rồi nó mới trở về với Chân Không; thì lúc đó mới hòa tan với vũ trụ được! Cái Chân Không là cái tim của người tu Vô Vi, là trung tim bộ đầu: nó sáng; cái này là không có ai cướp giật được! Chỉ cái này là họ cắt họ liệng được! Còn cái trung tim bộ đầu mà sáng suốt, nhắm con mắt thấy lớn rộng; cái đầu như cái nia! Cái đó là không có, không có ai cắt được! Chỉ có hành mới có đạt! Nó thanh nhẹ như vậy; lúc nào nó cũng triền miên trong thanh nhẹ, thanh tịnh, chớ không có bị động loạn. Và nó không mở chỗ đó thì nó còn lo âu; ai tới hù hiếp, nó sợ; còn đây, nó không có! Nó dòm, nó thấy rồi: “Ông kia, ông chưa tới thanh tịnh, mà ông chửi tui, thì rồi một ngày nào ông sẽ khổ thêm nhiều hơn, rồi ông sẽ trở về với thanh tịnh. Chính ông là nguồn gốc của thanh tịnh, mà ông không biết hưởng sự thanh tịnh của ông, thì tui chỉ nhường cho ông một thời gian, rồi ông sẽ tự thức, mà thôi.”
Bạn Đạo3 : Xin chân thành đội ơn Thầy!
Đức Thầy : Dạ, cảm ơn sự đóng góp của Anh!
Bạn Đạo4 : Con chào ông Tám!
Đức Thầy : Ừ!
Bạn Đạo4 : Kính thưa ông Tám, con có mấy,… một câu, hai câu, hỏi ông Tám; chỉ về vấn đề thực hành thôi à!
Đức Thầy : Ừ!
Bạn Đạo4 : Thứ nhất là, trong cái pháp môn đó, mình có 3 giai đoạn: thứ nhất là mình niệm, và mình Soi Hồn.
Đức Thầy : Soi Hồn; Soi Hồn nhẹ, chớ không phải ép mạnh đâu nghe!
Bạn Đạo4 : Dạ.
Đức Thầy : Nhẹ! Nhiều người ép mạnh, nó đau trong này á! Cái này nhẹ; cái gì của Vô Vi cũng phải nhẹ, không có làm mạnh được á, ha!
Bạn Đạo4 : Rồi sau, khi cái Soi Hồn xong á, mình mới làm Pháp Luân Thường Chuyển.
Đức Thầy : Ừm! Pháp Luân Thường Chuyển.
Bạn Đạo4 : Dạ; rồi mới tới cái giai đoạn Thiền Định. Nhưng mà trong lúc mình Pháp Luân Thường Chuyển thì con có đọc sách, thì ông Tám nói rằng là chỉ làm 3 cái tới 5 cái thôi; Pháp Luân.
Đức Thầy : Sáu cái tới 12 cái.
Bạn Đạo4 : Dạ; nhưng mà trong lúc mà làm bao nhiêu cái đó, đó, nhưng mà mình thấy người mình chưa có định được để bước vô cái thiền định đó!
Đức Thầy : Ừ!
Bạn Đạo4 : Rồi mình có thể tiếp tục Pháp Luân không, không ông Tám? Có hại không, ông Tám?
Đức Thầy : Không, làm 6 cái thôi; làm cho đúng, nhiều lắm là làm 12 cái.
Bạn Đạo4 : Dạ.
Đức Thầy : Làm cho đúng 12 cái, thì lần lần ở trong nó sẽ nới rộng ra; ban đầu, nghĩa là, Con hít, dùng lỗ mũi hít, hít vô nó mệt; thấy không?
Bạn Đạo4 : Dạ.
Đức Thầy : Dùng lỗ mũi, ban đầu ai làm cũng mệt hết á! Sau nó thông ở trong rồi, nó nhẹ rồi, lời nói nói ra nó rộng cũng như là sảnh đường, mình thấy rằng cái Pháp Luân nó có hiệu lực…. (nghe không rõ) nó khai thác ở bên trong.
Bạn Đạo4 : Dạ.
Đức Thầy : Nó mở ra! Thấy không? Thì trong lúc đó, nó đi tới giai đoạn Pháp Luân hít bằng lỗ mũi; rồi sau này hít bằng ý, trung tim bộ đầu, cái ý nó mới đi tới chỗ nhẹ; là cái ý mình vừa chuyển, nói “Pháp Luân Thường Chuyển” là tự nhiên nó no; nó đầy, nó đầy, nó đầy, lâng lâng, lâng lâng! Lúc đó, không phải hơi thở nữa nhưng mà toàn thân là ánh sáng; lúc đó là ánh sáng.
Cho nên, phải đi từ giai đoạn; giai đoạn đầu là hít thở đó; đó là giai đoạn đầu đó; rồi nó thông rồi, không có hít thở nữa mà dùng ý; dùng ý là nó chỉ là hít ánh sáng, đem ánh sáng vào cơ tạng; thì lúc đó nó không ăn đồ nặng trược được.
Bạn Đạo4 : Dạ.
Đức Thầy : Ăn đồ nặng trược là nó thấy, nghĩa là, lộn xộn trong cơ tạng. Nó phải ăn thanh chừng nào nó lại chịu chừng nấy. Mà ăn thịt thà, ô trược, thơm ngon của thế gian thì nó lật ngược tình thế, nó thấy đó là độc chất, và hại gan, hại ruột nó; nó không ăn! Nó muốn xây dựng cho vạn linh trong cơ tạng nó đồng thức như Chủ Nhân Ông; thì lúc đó nó từ chối! Cái đầu nó rung chuyển rồi, rồi nó mới xuất ra cái luồng điển, từ quang nó xuất ra, nó liên hệ với Bề Trên như cái từ quang của vũ trụ á; thì lúc đó nó định; muốn cục cựa cũng không được nữa.
Như tui hồi trước, tui lắc dữ lắm; ngồi lắc đùng, đùng, đùng; làm dữ lắm! Nhưng bây giờ, không có nữa; bây giờ tui ngồi vậy là nó rút rồi, nó phải ngồi ngay ngắn. Nhưng bây giờ tui muốn làm nó đùng như hồi trước, nó cục cựa như hồi trước, cũng được nữa! Tui xuất ra, rồi tui đạp trở lại, thì cơ thể tui toát mồ hôi liền!
Bạn Đạo4 : Dạ.
Đức Thầy : Cái đó cũng được nữa!
Bạn Đạo4 : Dạ.
Đức Thầy : Thì bây giờ, tui làm thử thì biết à! Đó, cho xuất ra; dội trở lộn lại! Mạnh như vậy đó, đó; rung cả con người! Đạp lại, nó mạnh; rồi chứng minh hồi mình ra, nó rung, nó rung hết cơ thể; rồi Thất Từng La Võng (bảy lớp gân) nó thông rồi, cái nó nhẹ.
Bạn Đạo4 : Dạ.
Đức Thầy : Trong kinh cũng nói rất rõ ràng; mà thực hành mới thấy. Rồi cái nó nhẹ; nhẹ rồi, bây giờ mình xuất ra cái, nó liên hệ với Thanh Quang ở Bên Trên, nó ngay ngắn, ngồi méo, không được. Như tui, ngồi méo một chút cũng không được; muốn thử thực tập trở lộn lại hồi xưa, nó ra mồ hôi liền!
Bạn Đạo4 : Dạ.
Đức Thầy : Đạp một cái, nó toát mồ hôi! Mạnh vậy đó!
Bạn Đạo4 : Dạ.
Đức Thầy : Thì mình điều khiển được cái Tiểu Thiên Địa của mình: Có lệnh, tụi nó mới làm; còn không có lệnh, ở dưới này tụi nó không được hoạt động! Vạn linh đồng sanh hoạt với mình! Một ngày tới tối mình rước những cái hạnh bồ tát: những cọng cỏ, miếng thịt, cọng rau, miếng cơm; là cái gì? Cái hạnh bồ tát đã hy sinh đời đời, kiếp kiếp để cho cái thế giới loài người được ấm no; đó! Cái hạnh đó là cái hạnh; mình rước hạnh bồ tát vô, mà mình bị điên, gây lộn với người ta, là trật! Mình, hạnh bồ tát, là mình phải cởi mở: mình thấy mình ăn một cọng rau cũng là cái hạnh bồ tát cho con người có cơ hội ấm no; thì lúc đó mình mới thấy mình phải giúp người khác.
Bạn Đạo4 : Dạ.
Đức Thầy : Cái tâm lành của mình như vậy.
Bạn Đạo4 : Thưa ông Tám, sau cái Pháp Luân Thường Chuyển đó,
Đức Thầy : Ừ.
Bạn Đạo4 : Mình mới bước vô cái giai đoạn Thiền Định.
Đức Thầy : Ừ.
Bạn Đạo4 : Nhưng mà tới cái giai đoạn Thiền Định đó, nếu mà cái đầu óc của mình nó lo ra quá, “Tâm hươu, ý vượn,” nó nhảy tùm lum, tùm la đó, trong khi đó mình phải làm thế nào để.. ?
Đức Thầy : Niệm Phật! Co lưỡi, răng kề răng, dùng ý niệm Phật. Nhưng mà ban ngày, mình đi làm về, mình phải có thì giờ ngồi một chỗ, niệm Phật.
Bạn Đạo4 : Dạ.
Đức Thầy : Cái đó luyện cái tâm thức; luyện cái tâm thức cho nó trở lại trật tự. Tâm thức mất trật tự, nó mới ra những cái ảo ảnh! Mà tâm thức có trật tự á, nhắm con mắt là thanh nhẹ rồi! Cho nên, nhiều người bị dạy thiền nói, “Ô, nghĩ chuyện thanh nhẹ, nghĩ chuyện Trời,Phật,” này kia, kia nọ; mà nghĩ đâu có được!
Bạn Đạo4 : Dạ.
Đức Thầy : Phải có cái trật tự nào, cái mầm mống nà, nó quân bình, thì nó mới hướng thượng: nó được rút đi lên, nó mới thanh nhẹ.
Bạn Đạo4 : Dạ.
Đức Thầy : Còn hồi nói: “Tui nghĩ, giờ này là tui sống với Phật, với Tiên; sung sướng cảnh Phật; này kia, kia nọ”; không có được! Trong này nó động! Cho nên, phải luyện, phải niệm Phật, phải co lưỡi, răng kề răng, chấn động tất cả thần kinh; và nó sẽ đem lại cái sự quân bình của cái thần kinh cơ tạng tâm thức của nó, thì nó mới được ổn định. Lúc nó nhắm là phải định; là phải do cái niệm Phật. Cho nên, cái băng niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” của tui, có giữ không; có không?
Bạn Đạo4 : Dạ, con có.
Đức Thầy : Nghe cho kỹ; cái đó là để trị tâm bệnh; cái phương thức trị tâm bệnh; mà phải thực hành! Tất cả những cái gì của tui là thực hành. Còn không thực hành, là không có xài được: dùng lý thuyết, hay mượn lý thuyết của Vô Vi, coi băng rồi mượn lý thuyết của Vô Vi, nói? Không có xài được! Phải thực hành.
Bạn Đạo4 : Dạ.
Đức Thầy : Mới nắm vững, nắm chắc, mới thấu đáo cái Khoa Học Huyền Bí trong nội thức mình thay đổi liền liền; mà phát triển, chớ không phải trì trệ.
Bạn Đạo4 : Con cám ơn Ông Tám!
Đức Thầy : Dạ.
Bạn Đạo4 : Cho con lạy ông Tám 3 lạy.
Bạn Đạo 5 : Thưa Thầy, con xin hỏi Thầy hai câu : dạ thưa Thầy, con tu cũng được hơn một năm nay.
Đức Thầy : Ừ!
Bạn Đạo5 : Thì cũng thấy được giải tỏa rất nhiều phiền muộn trong nội tâm.
Đức Thầy : Ừ!
Bạn Đạo5 : Và giải đáp câu hỏi đặt ra từ lâu. Con cũng xin hỏi Thầy: có nhiều lúc là mình muốn đi xa, nhưng còn thấy cái sự chật hẹp của nội tâm không cho mình được thực hiện cái ước muốn! Xin Thầy có vài lời minh triết để cho con giải tỏa?
Đức Thầy : Tu về Vô Vi, trong 3 năm mới bắt đầu thấy cái tánh của mình. Tánh mình ở đâu? Tánh mình từ tiền kiếp, từ nhiều kiếp cấu thành cái tánh hiện tại; nhưng mà không thanh tịnh, không thấy cái tánh mình! Ba năm, bắt đầu thấy cái tánh. Thấy cái tánh, nắm được cái tánh, mới sửa cái tánh, mới lật ngược cái tánh được. Lúc đó mới đi về Minh Triết. Cho nên, phải 3 năm.
Anh mới năm mấy, mà Anh đặt nhiều câu hỏi rất hay, rất đúng; nhưng mà sẽ tiếp tục nữa, rồi mới thấy cái tánh Anh thấy chật hẹp, bẩn thỉu; là bắt đầu bước vào cái tánh đó! L à thấy nhanh hơn người ta. Nhưng mà đúng 3 năm sẽ thấy rõ, và mình nắm chắc cái thằng này: thằng nào, mình bắt cổ nó, “Biết rồi, thằng này; không được! Tại bao nhiêu công chuyện này mà Mày làm hư hết cái cơ đồ kiến thức của Chủ Nhân Ông!” Mình thanh tịnh đến nỗi mình nắm ra, mình giảng giải, và dìu tiến nó rõ ràng; đó!
Cho nên, phải ráng tu tới 3 năm, rồi mới nhìn xung quanh: vợ, con mình là ai, mình mới hiểu, “Té ra, từ đâu, từ đâu; rồi nó cấu trúc thành những cái người này; té ra ông Trời Ổng bí mật quá! Ổng sai mấy người dạy mình tu !” Cho nên tui nói, “Hoàn cảnh là ân sư.” Cho nên, nó có cái hoàn cảnh nó đưa Anh tới tu; Anh là người học về khoa học, nhưng mà Anh đã tu cái này là Anh học Khoa Học Huyền Bí; hai cái một lượt; vừa Khoa Học Vật Chất, Khoa Học Huyền Bí; hai cái phối hợp, thì tương lai Anh mới là người thực sự hữu dụng trên mặt đất này! Ráng thực hành những gì tui nói; ghi băng, rồi Anh sẽ thấy.
Bạn Đạo5 : Con …(nghe không rõ)
Đức Thầy : Ừ!
Bạn Đạo5 : Con có nhận thấy con người sanh ra có số mạng.
Đức Thầy : Ừ!
Bạn Đạo5 : Con thấy cái số mạng đó thường là cái khuyết của mỗi người.
Đức Thầy : Ừ!
Bạn Đạo5 : Bị sa xuống.
Đức Thầy : Ừ!
Bạn Đạo5 : Phần hồn sa xuống trong cái sứ mạng, cái khuyết của nó! Thưa Thầy, có đúng không?
Đức Thầy : Cái số mạng là người thế gian: bây giờ quýnh rồi thì những thầy tướng nói Định Luật Sanh và Khắc mà thôi: nếu con người mà mơ hồ và sống ở trong cơ tạng, thì người đó phải theo số mạng. Còn người, người ta kêu, cố gắng khai mở, khai thác từ Khoa Học Vật Chất tới Khoa Học Huyền Bí, người đó không có nói số mạng! Bất tử! Không có nói số mạng!
Họ thấy họ sống cũng học hỏi, và chết cũng học hỏi; thì ở lãnh vực nào, đâu có số mạng nữa? “Tui đi làm culi, cũng học hỏi; mà tui đi làm bác sĩ, tui cũng học hỏi; mà tui làm ông tổng thống, cũng học hỏi; mà tui, ngày sau, tui xuống Địa Ngục, tui cũng phải học hỏi!” Đâu còn nói vấn đề số mạng? Học hỏi liên tục, thì chơn thức mới mở, Đạo mới đắc, trí mới đủ! À!
Người thế gian, thiếu trí thì luận về Ngũ Hành một chút là họ sợ rồi: “Cái tướng của Anh mà làm được cái việc gì!” “Thôi, ông đó ổng nói tướng tui không làm được gì.” Về, bủn rủn tay chân; về, sách vở liệng hết, không học; phải không?
Con người chúng ta bị tội, thiếu trí mới bị giam ở trong thể xác này. Bây giờ chúng ta cố gắng trở lại quân bình, thì chúng ta là người đủ trí; đủ trí là người thanh tịnh, sáng suốt; đủ trí là biết được 2 chiều: quán thông sự việc, hành động mình, mình biết. "Khi mình làm cái việc đó, có hữu ích cho tương lai cho mình ở chỗ nào, và cho nhân loại ở chỗ nào ?" Luôn luôn nghĩ như vậy. Người đó là người đủ trí. Còn làm lợi cho cá nhân, người đó thiếu trí, ích kỷ! Cho nên, phải hiểu chỗ này!
Cho nên, càng tu càng khai thác tâm thức, càng mở trí, mở tâm ra, thì lúc đó mình thấy là sự tranh chấp không có lợi cho tâm thức; sự tranh chấp không có lợi cho người tu; cho nên mình bỏ cái sự tranh chấp, mình bước vào cái lãnh vực thanh tịnh, thì mình mới đạt cái sự sáng suốt thật sự. Cho nên, lúc đó chỉ biết cười mà thôi: trong gia đình, vợ, con có chửi, mình chỉ biết cười. Nếu mà mình gây gổ, đánh đập, rốt cuộc mình cũng đi vào cái mầm mống thương yêu; đó là căn bản mình trở về Nguồn Cội. Vậy chớ mình rầy la để làm gì? Không có lợi. Mình lấy lời khuyên thanh nhẹ thay vì rầy rà không hữu ích! Cho nên, luôn luôn bước vào thanh tịnh, thì sử dụng Diệu Pháp tận độ chân tâm và ảnh hưởng gia cang xã hội tiến tới tốt đẹp trong sự nhịn nhục rõ rệt.
Bạn Đạo5 : Cảm ơn Thầy!
Đức Thầy : Ừ.