Video 19871108L3

GIẢNG TẠI DALLAS FORT WORTH - Cuốn 1

([mp3.1)

Bạn đạo1: Nhân dịp có Thầy Tám đến viếng thăm vùng Dallas-FortWorth, chúng tôi xin tổ chức một buổi họp mặt tất cả quý vị đồng hương, cùng tất cả quý bạn đạo ở vùng này. Và hôm nay, bởi vì, có lẽ vì lý do kỹ thuật cho nên Thầy Tám đến trễ; theo chương trình ấn định thì:

- 9 giờ đến 10 giờ 30, Thầy Tám thuyết giảng cùng những câu hỏi của các bạn nêu lên để Thầy Tám giải đáp và học hỏi.

- 10 giờ 30 đến 11 giờ, Thầy cùng dự tiệc trà thân mật và

- 11 giờ thì bế mạc, để Thầy còn phải tiếp tục chương trình của Thầy vào lúc 12 giờ [01:17]

Vậy hôm nay tôi được đề cử lên đây để điều khiển chương trình; xin quý vị, quý anh chị, cùng cô bác và tất cả quý đạo hữu, sau khi Thầy thuyết giảng, tất cả quý vị có những câu hỏi thắc mắc, bất cứ một câu hỏi gì, Quý Vị đưa lên và để Thầy giải đáp. Nếu như quý vị không tiện đưa ra câu hỏi thì quý vị có thể viết trên giấy và đưa tôi. Tôi đứng đây, tôi đọc lên, nhờ Thầy giải đáp dùm cho quý vị.

Tất cả như vậy là chương trình ngày hôm nay; và tôi cũng xin thay mặt cáo lỗi cùng tất cả quý vị về sự chậm trễ; bởi vì lý do kỹ thuật mà chúng tôi cũng cảm thấy áy náy để cho quý vị chờ hơi lâu. Xin chào tất cả. [02:53]

Đức Thầy: Xin mời quý vị.

Bạn đạo1: Nam Mô Ngọc Hoàng Thượng Đế Vô Cực Đại Thiên Tôn. Nam Mô Ngọc Hoàng Thượng Đế Vô Cực Đại Thiên Tôn. Nam Mô Ngọc Hoàng Thượng Đế Vô Cực Đại Thiên Tôn. Nam Mô A Di Đà Phật. Nam Mô A Di Đà Phật. Nam Mô A Di Đà Phật. Vạn Vật Thái Bình.

Kính thưa Đức Thầy, kính thưa tất cả qúy vị đạo hữu, tất cả quý vị đồng hương; hôm nay tất cả chúng con được tề tựu nơi đây để được Đức Thầy cùng tất cả quý vị đồng hương đến đây để cùng nhau học hỏi. [04:18]

Con xin nói qua về chương trình thuyết giảng ngày hôm nay:

Và bây giờ con xin mời Thầy ban cho chúng con những lời giáo huấn.

Nam Mô A Di Đà Phật, Vạn Vật Thái Bình.

Đức Thầy: Hôm nay, tôi có duyên lành đến đây thăm các bạn đạo. Xin thành thật cảm ơn Ban Tổ Chức đã cho tôi có cơ hội cùng đồng hương nói đôi lời về sức khỏe của chúng ta, đang cư ngụ tại mặt đất này, và mọi người chúng ta phải cố gắng tìm hiểu sự hiện hữu của chính chúng ta, vị trí của chính chúng ta ở đâu? [05:44]

Mang xác thân đầy đủ: Nước, Lửa, Gió, Đất. Tứ giả hợp thành. Có khối óc thông minh, có tứ quang: Mắt, Mũi, Tai, Miệng, để nhìn xem vạn vật đang tiến triển trước mặt chúng ta và nhận thức trong nội tâm của chúng ta đang chuyển hóa trong thanh tịnh.

Mọi người chúng ta đều có cái quyền năng riêng biệt là sự sáng suốt. Sáng suốt đó ẩn tàng bên trong là Tha Thứ và Thương yêu. Chúng ta đã từng sống trong gia đình, chung đụng với xã hội, đã bị khai triển biết bao nhiêu sự kích động và phản động, gồm thâu trở nên sự thù hận, ghen ghét lẫn nhau quên mình, mà muốn hạ họ. Để chi? Để đem lại sự phiền muộn cho 2 bên, chuyện đó chúng ta đã làm.

Ngày hôm nay chúng ta nhìn lại vị trí sẵn có của chính chúng ta, nên làm việc gì tốt hơn. Một sự sáng suốt tràn đầy, liên hệ với cả Càn Khôn Vũ Trụ đang điều khiển một thể xác nhỏ bé này. Nhưng mà kỳ thật, thể xác này nó bao gồm tất cả mọi sự, bên liên hệ, bên ngoài có, bên trong có. [07:15]

Các Bạn cũng có Mắt, Mũi, Tai, Miệng. Có Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, có Tim, Gan, Tỳ, Phế, Thận. Mọi người đều mang nước đi đây đi đó, 70% nước trong cơ thể chuyển hóa luân lưu, do sự sáng suốt đang điều khiển thể xác mà đành quên Luật Trời. Chúng ta giáng lâm xuống thế gian là đã ôm một Luật Trời rõ ràng. Luật Trời đó nằm ở đâu? Hiện tại đang làm gì với chúng ta? Chúng ta đang ngồi đây. Nó đang làm gì? Luật Trời đang làm gì?

Tham, Sân, Si, Hỉ, Nộ, Ái, Ố, Dục. Nó đòi hỏi chúng ta. Nó đặt những câu hỏi hằng ngày. Bạn có tham không? Bạn có mê không? Bạn có si không? Bạn có sân không? Bạn có lâm pha những trận đồ vô lý rồi trở lại ăn năn không? Đó là Luật Trời đó các Bạn. Xác của các Bạn đây là một Luật Trời, để đặt những câu hỏi, Hỏi vị trí các Bạn ở đâu? Đang làm gì? Đến đây học gì? Học Bi, Trí, Dũng [08:21]

Tại sao nói Phật mới có Bi, Trí, Dũng? Người phàm lại có Bi, Trí, Dũng? Chúng ta nhìn thẳng vào trong gia đình, nhìn thẳng vào thân xác. Chúng ta biết yêu thân xác, biết si mê thân xác, là chúng ta học chữ Bi: biết nuôi dưỡng nó hằng ngày: ăn, ngủ, ỉa, tam đại sự phục vụ đầy đủ. Đó là chữ Bi.

Khi chúng ta ăn, chúng ta cũng quên, không biết giá trị của món ăn. “Tại sao cọng rau nó hy sinh cho tôi? Tại sao hột lúa nó hy sinh cho tôi? Tại sao con thú nó hy sinh cho tôi được ăn, được ấm nó? Nó hạnh gì? Phải hạnh Bồ Tát không?”

Nó hy sinh xương thịt cho các Bạn được ăn một tô phở ấm no cơ thể, để các Bạn hãnh diện đi đây, đi đó. Mà để làm gì? “Tôi được sự ấm no, tôi được sự bình an. Mà sau sự bình an, tôi phải làm điều gì? Ai đã cho tôi sự bình an đó? Vạn linh đã đóng góp cho tôi có một cơ thể, tôi có cái manh áo mặc, tôi có cái ghế ngồi, tôi có cái căn nhà ở. Phải trí khôn của loài người đã ban cho tôi không? Tôi đang sống trong cái ấm êm của tình thương thật sự. Tôi càng thanh tịnh, càng nhìn lại tình thương rõ rệt bao vây xung quanh tôi, trong nội thức tôi, xây dựng cho cơ tạng tôi được ấm no qua cái định luật Sanh, Lão, Bệnh, Tử, Khổ. Hỏi, ai khỏi già không? Ai khỏi bệnh không? Ai khỏi chết không? [10:00] Nhưng vẫn đòi hỏi sự ấm no đó! Ai là cung phụng sự ấm no?.

Chúng ta đang thiếu nợ rõ ràng! Chúng ta đã mượn biết bao cái hạnh hy sinh của những vị Bồ Tát đó, mà tâm chúng ta không thực hiện được một chút Bồ Tát thương yêu và tha thứ!

Ngay trong gia đình chúng ta còn cãi vả, còn chấp nhứt; ngay giữa tình người và tình người, chúng ta còn chia rẽ, không biết thương yêu nhau, không biết sử dụng cái khí giới tình thương và đạo đức để sửa mình và độ tha. Căn bản của con người, khi chúng ta chung đụng, giáng lâm xuống thế gian, chúng ta thấy rằng, lúc sơ sanh, tất cả đều là vô tư: lúc chúng ta làm đứa bé, vô tư, ai cũng ôm, cũng ẳm, thấy hương thơm rõ ràng, quý chúng ta! Chúng ta vốn là không, vô tư; mà ngày hôm nay chúng ta lại bóp méo sự thật, kẻ thương người ghét; sống trong sự mê chấp, con đường đi càng ngày càng ngắn và không có tiến xa được! [11:11]

Lúc chúng ta giáng lâm xuống thế gian, bao nhiêu người thương yêu chúng ta, và tâm tư chúng ta là vô tư, bao nhiêu người đã mến chúng ta. Thì các Bạn nhìn cái bóng đèn, hiểu rồi. Cái chấn động lực lúc đó, cái chấn động lực thanh nhẹ của ta đang nằm trong nôi đó. Là lúc đó là lúc thanh nhẹ vô cùng mà các Bạn nhìn lên Mặt Trời thấy rõ không?

Cái chấn động của Mặt TRời, cả triệu triệu lần nhanh hơn cái bóng đèn này, chiếu cho tất cả Càn Khôn Vũ Trụ được. Cái bóng đèn hiện tại đây đang kích động và phản động, chạm nhau, cực động, cực nhanh nó mới phóng ra ánh sáng. Thì mọi người được hưởng ánh sáng đó.

Rồi bây giờ, khi chúng ta giáng lâm, chúng ta đã đem cái ánh sáng từ bi xuống thế gian. Mà ngày hôm nay, chúng ta mất hẳn cái ánh sáng từ bi. Rồi đâm ra, chúng ta hướng về một vị Phật. Ô tôi theo ông Phật từ bi hay hơn, theo ông Trời từ bi, tôi lập phe lập đảng.

Tôi quên tôi, tôi quên sự từ bi nó ẩn tàng trong tâm thức của tôi. Nếu tôi chịu khai thác lấy tôi và tôi đứng trong Luật Trời. Vị trí của tôi hiện tại xuống thế gian học Bi, Trí, Dũng. Thật sự tôi có chữ Bi, tôi có thương yêu. Tôi biết bảo vệ thể xác này là tôi đã trên đường học chữ Bi. Mà khi tôi biết bảo vệ chữ Bi là tôi có trí sử dụng những cái gì khả năng sẵn có của tôi. Và tôi dũng hành là tôi phục vụ tất cả như tất cả đã phục vụ tôi [12:51].

Cái áo của các Bạn đang mặc là trí khôn của loài người đã phục vụ. Chúng ta đã mang ơn rất nhiều, chưa bao giờ chịu trả. Chưa bao giờ thực tâm, thực tình để phục vụ như chúng sanh đã phục vụ chúng ta.

Cho nên, ngày hôm nay, tôi đến đây với là một con người tại thế, và tôi đã bỏ công tu hành, tìm hiều ra cái nguyên năng sẵn có của chính tôi. Và cái cấu trúc siêu nhiên mà tôi đã thành đạt.

Ngày hôm nay, có sự hiện diện đối với các Bạn, thì các Bạn không khác gì tôi. Các Bạn có cặp mắt, có lỗ tai, có lỗ mũi, có cái miệng. Thì tôi cũng bao nhiêu công chuyện đó.

Chúng ta đồng nhứt thể, đồng sự đau đớn, đồng sự thương yêu, một tinh thần xây dựng cho nhau. Vì sao chúng ta không làm được? Vì chúng ta hướng ngoại, lo âu, vì ngoại cảnh, vì tiền, vì tình, bên ngoài không, mà sự thật bên trong không chịu sử dụng. Không trở lại với sự ấm êm sẵn có của chúng ta và vươn lên để làm càng ngày càng sáng suốt hơn, càng thanh tịnh hơn, càng cởi mở hơn, mới thấy giá trị giữa con người và con người là bất diệt [14:11]

Tình thương và đạo đức là bất diệt, là khí giới sắc bén nhất cả quả địa cầu này. Nếu chúng ta không có cái tình thương và đạo đức của Thượng Đế, của Trời, Phật thì làm sao chúng ta có nguyên khí ngồi đây hít thở mà để nghe đạo.

Thì tất cả mọi người đang sống trong nguyên khí sẵn có, hít vô thở ra đồng một nhịp. Các Bạn thấy rõ chưa? Sự cấu trúc đó (nghe không rõ) của Chư Tiên, Chư Phật. Chư Tiên, Chư Phật do đâu? Do con người tiến hóa lên. Đau khổ mới bước qua biên giới của Phật Pháp và tu luyện giải thoát, bỏ xác này và quy nguyên về với phần hồn. Và không bao giờ bị lệ thuộc bởi đời nữa.

Thì ngày hôm nay, chúng ta, từ con người có khả năng tiến tới Tiên, Phật và hòa với Trời, Đất trong sự sống của lẽ sống. Mà các bạn xuống thế gian đây đang học cái gì? Học Luật Trời rõ ràng. [15:54]

Làm vợ, làm chồng, sanh con đẻ cháu, thay mẹ thay cha, để thực hiện cái tình thương của mẹ đất, tình thương của Cha Trời đối với gia đình mình. Thì chúng ta đem cái đạo vào đời, sung sướng vô cùng, xã hội tốt đẹp, mọi người biết thương yêu quý mến lẫn nhau, trong nháy mắt là chúng ta làm được nhiều việc. Mà trong cái kích động phá hoại thì làm sao mà chúng ta tiến được.

Tại sao chúng ta phải phá hoại? Vì tối tăm, không biết mình. Mà mỗi người biết mình rồi, trong thanh tịnh, hiểu rõ mình rồi, sung sướng vô cùng. Thấy huynh đệ tỷ muội chúng ta là một nhà, sống chung trong một quả địa cầu không có khác nhau chỗ nào hết. Nhà nào cũng dùng nguyên khí mà để sống, cũng hít vô và thở ra để sống.

Cho nên chúng ta không có gây cái cảnh tàn tật trong nội tâm nữa và không chia rẽ, không bận áo rách trong nội tâm nữa. Nội tâm của chúng ta hướng thượng, trọn lành về chân lý thì chúng ta không bao giờ trình diện với Thượng Đế bằng áo rách nữa. Không có chia năm xẻ bảy trong tâm. Nhưng mà tâm chúng ta luôn luôn thấy có chữ hòa để tiến. Thì mọi người đã và đang hòa với chúng ta. Chúng ta mới có manh áo, mới có cái quần tốt, mới có đôi giày tốt, mới có cái ghế ngồi, mới có phương tiện di chuyển tại thế. [16:32]

Chiếc xe hơi các Bạn ngồi đó là không khác gì cái tòa sen. Và trí khôn của loài người đã vươn lên, và cấu trúc thành chiếc xe hơi và để cho các bạn được an ngự đi theo ý muốn của các Bạn. Vậy cái tâm hồn các Bạn ở đâu? Quê hương các Bạn ở đâu? Quê hương của các Bạn là nguồn cội bất diệt trong thanh tịnh.

Cho nên cái tâm của các Bạn và cái Luật của các Bạn đang ôm này xắp lại trật tự. Khi mà trật tự rồi, các Bạn nháy con mắt, các Bạn về Trời, đâu có phải đi xin ai cho mà các Bạn về Trời đâu. Nhẹ là làm Trời, nặng làm Đất. Mà tâm hồn các Bạn nặng cái hằn học vào trong sự tránh chấp mãi mãi. Rồi làm sao các Bạn tiến?

Cho nên phải có cái phương pháp tu thiền. Cái phương pháp tu thiền của chúng tôi là người đã thực hành. Chúng tôi thấy rõ rằng, cái Pháp Soi Hồn, Pháp Luân Thiền Định, nó lập lại trật tự. Mà lấy cái gì chứng minh? Làm một việc gì phải có sự chứng minh. Khối óc của chúng ta lộn xộn, động loạn, nghi ngại, nghi việc này, nghi việc kia, nghi việc nọ, mà chính mình không có trật tự. Thì mượn cái Pháp Soi Hồn như thế này thì tự nhiên nó sẽ quy trở lại cái chấn động lực. Vì chúng ta ra đời thì cái mỏ ác chúng ta mềm. Lúc đó là thanh nhẹ, ra vô dễ dãi rồi, mà bây giờ tới lớn đi rồi, cái mỏ ác nó càng ngày càng cứng, chỉ hướng ngoại. Sợ. Sợ thua, sợ mất, sợ lỗ. Vì đó mà nó lôi cuốn, nó càng ngày càng trói buộc, chúng ta không phát triển được, mất tự do. [18:20]

Rồi chúng ta Soi Hồn để cho nó mở trở lộn lại, nhắm con mắt, chúng ta thấy ánh sáng, là ánh sáng thật, mở mắt thấy ánh sáng là tạm bợ. Khi chúng ta biết khai triển cái chỗ đó là chúng ta làm ổn định cái thần kinh của khối óc, thì cũng như lúc sơ sanh, nhẹ, nhàn hạ. Ngồi đâu chúng ta cũng thấy nhàn hạ, thấy liên hệ với được cảnh hư không nhẹ nhàng. Và chúng ta làm Pháp Luân Thường Chuyển là hít cái nguyên khí vô, thanh khí vô, mới giải được cái trược khí trong nội tâm, nội tạng.

Mỗi ngày chúng ta thu hút vô, thịt thú, rau cỏ, trước khi nó bị giết, nó cũng là động loạn. Một cọng rau cắt nó cũng là động loạn, “Thụ trảm bá đao” mà một miếng thịt trước khi giết nó cũng bị động loạn. Thì chúng ta đem cái máu đó vào tâm thì càng ngày càng động loạn. Lấy cái gì thanh lọc? lấy cái nguyên khí cả Càn khôn Vũ Trụ thanh lọc được. Cho nên cái Pháp Luân Thường Chuyển của chúng tôi đang hành là làm cho con người thanh lọc, và con người càng ngày càng trẻ đi.

Mỗi ngày một việc, phải thanh lọc đâu đó nó trở về trật tự. Khi mà đạt tới trật tự rồi, con người nó thanh nhẹ. Các Bạn làm ăn cũng vậy. Mở căn tiệm mà có trật tự, đâu đó, khách hàng người ta vô không có buồn mình, thì công việc nó sẽ chạy, đâu đó phải có trật tự. Vì cơ tạng của chúng ta có trật tự, thì lời nói của chúng ta không có mang khẩu nghiệp và không có nói bậy. Sự thật là sự thật, không sợ mất mát. Vì nguyên căn bổn tánh của chúng ta là thật trong chơn lý, không ngoài chơn lý. [19:55]

Cho nên chúng ta phải hiểu đường hướng đi là phải trong thật thà và minh triết, mới thấy rõ được cái chơn tâm của chính mình.

Nhiều người ở thế gian hỏi, tôi có tâm. Tâm ở đâu? Hỏi thét không biết đường trả lời. Tâm ở đâu? Khi ngộ chuyện mới thấy tâm. Khi thấy một người đang trôi giữa dòng sông, mình nhảy xuống mình cứu họ. Lúc đó mới thấy cái tâm của mình. Tâm mình là hồn nhiên, tự nhiên.

Đó, ngày hôm nay, cái Pháp tu của chúng tôi là làm Pháp Luân Thường Chuyển để trở về với hồn nhiên và tự nhiên. Căn bản của con người phải học cái trật tự của chính mình. Nhiên Hậu chúng ta bước vào tôn giáo nào, chúng ta không có mang cái khẩu nghiệp đối với vị kính yêu của chúng ta. Con người không có trật tự, không biết cấu trúc của Siêu Nhiên, không biết Bề Trên ở đâu? Rồi đâm ra lạm dụng, tự hại lấy mình, theo hoài mà không đắc. [21:00]

Bây giờ chúng ta lập lại trật tự rồi, chúng ta thấy tưởng là đến. Cái hình hài của con người là Tiểu Thiên Địa tương đồng (nghe không rõ), mà sự liên hệ không ngừng nghỉ. Hít vô và thở ra, chúng ta với Càn Khôn Vũ Trụ không có thể cắt đứt được. Và chúng ta với chúng sanh không có thể cắt đứt được. Tình huynh đệ của chúng ta không có bị tiêu diệt được.

Tại sao tình huynh đệ chúng ta không bị tiêu diệt được? Bây giờ chúng ta thấy một người ngã xuống chết. Hỏi mọi người nôn nao đi cứu người đó, mà dù không biết người đó tên gì, mà không biết xứ nào. Nhưng mà chúng ta chỉ có phận sự đi cứu là cái tâm của chúng ta là một, thấy chưa?

Cho nên, cái tình huynh đệ trong quả địa cầu phải nhớ trong quả địa cầu kín mít, không có sự chia cắt nữa. Cho nên chúng ta hiểu sớm, chúng ta thức sớm, chúng ta sửa sớm, chúng ta trở về với căn bản của chính chúng ta. Thì đi tới đâu đem lại sự bằng an cho mọi người. Đó là cái vốn đó các Bạn. Đó là tiền đó các Bạn, đó là vị trí của các Bạn và các Bạn không bao giờ bị lường gạt nữa. Vì các Bạn chỉ ôm tình thương đi các nơi, sửa mình và hướng độ người khác. Cái căn bản ít nhất của loài người là phải đi vào đó. Nếu chúng ta là con người mà không có căn bản tình thương, thì khổ lắm. Chỉ ôm sự thù hận mà không bao giờ tiến nổi, làm cho mình cuồng trí, loạn óc. [22:41]

Còn sự thật của chúng ta không phải vậy, trở về sự thanh thản, cải lão hoàn đồng, trẻ trung chấp nhận, kiên nhẫn, cởi mở, vui hòa với mọi giới, vì chúng ta nằm trong cái luật rõ ràng. Mọi người đều có cái luật rõ ràng, không có ai có thể xâm phạm ai được hết.

Khi chúng ta hiểu được hồn bất diệt, thì chúng ta đâu có làm những điều sái quấy mà để chịu tội. Tưởng đâu kiếp này tôi ăn cướp của người ta rồi kiếp sau tôi trốn chỗ khác, người ta không tới bắt tôi được. Tôi ăn, hồn tôi bất diệt. Một ngày nào đó nó sẽ tương ứng.

Tôi hiều hồn tôi bất diệt là không bao giờ tôi làm bậy, mà tôi đi đường lớn, không có đi đường nhỏ, đường đường chính chính nằm trong Luật Trời rõ ràng. Tôi sẽ thực hiện cho kỳ được sự sáng suốt sẵn có của chính tôi để tôi tiến tới và tôi hưởng cái hạnh phúc (nghe không rõ). Hạnh phúc nhơn sinh trong tâm của người, chớ không ở ngoài, không có đi đâu ra ngoài mà tìm hạnh phúc được. Chỉ trong chơn tâm mình có hạnh phúc mà không biết tìm không bao giờ có.

Cho nên những người tu về môn Thiền này, ban ngày đi làm khổ cực, tối về làm Soi Hồn, Pháp Luân Thiền Định, cảm thấy cái tâm nó nhàn hạ, nó giải quyết được một số vấn đề lận đận, lao đao, chính nó đã tạo ra và bây giờ dẹp mất đi, mới thấy nhàn hạ, mới thấy sung sướng. Đó là hạnh phúc. [24:20]

Tất cả những người trong xã hội đều có những đường lối như vậy, Khứ Trược Lưu Thanh. Bây giờ mình ra xã hội, thế nào cũng rước trược. Sự tranh cãi, sự thị phi này kia kia nọ, mình rước Trược, về nhà mình giải, lập lại trật tự.

Cho nên cái phương pháp của chúng tôi hành là cái phương pháp của mọi người, của tất cả nhân loại, tất cả tôn giáo đều có thể thực hành. Thực hành để làm gì? Lập lại trật tự của chính mình và sức khỏe cho mình. Đó là nhu cầu cần thiết của chúng sinh, chớ không phải cái nhóm này là tôn giáo. Không! nhóm này là con người chịu trở về với căn bản của con người, và đạt được sức khỏe, tâm nó an lạc. Nó trị dứt cái tâm bệnh của nó. Vì sự nghi ngờ bất chánh, sự điên loạn của nó, vì nó quá tham lam. Và nó dứt khoát, và nó thấy đầy đủ, lúc nào nó cũng có thừa ban cho người khác, thì lúc đó nó mới tìm ra cái hạnh phúc cho chính nó. [25:24]

Thành ra những người tu cái pháp này, 6 tháng đầu, từ thực hành cho đứng đắn như vậy, thấy mặt mày tươi. Rồi 3 năm sau thấy rõ cái tánh của mình tăm tối, mình mới nhìn nhận lại chính tôi sai chớ không có ai sai. Tội tôi làm tôi chịu, thì tôi mở tâm ra

Sau 3 năm rồi, mở tâm rồi, tôi thấy mọi người đều vui với mình. Lúc đó chúng ta tiến trong đà tiến thanh tịnh và không có bôn ba, sống trong trật tự, dễ dãi, học hỏi các nơi và hòa với các giới. thì cái tâm của chúng ta mới phát triển.

Cho nên, anh em bạn đạo Vô Vi ở Dallas, rồi đây họ sẽ có cơ hội ngồi với nhau hằng tuần để trao đổi, để học hỏi trong cái sự thương yêu, cởi mở. Nếu chúng ta không có trao đổi với nhau làm sao biết được. Như tôi đi hành, hành được cái Pháp này mà tôi không ra tôi trao đổi với bà con, bà con không hiểu cái khả năng của chính mình.

Tại sao tôi phải hành cái Pháp này? Tôi khổ, tôi thấy tôi làm con người nhưng không đàng hoàng. Tôi thấy tôi làm con người bận rộn một cách vô lý, có thể tôi điên cuồng, tới hồi chết tôi không biết tôi sẽ đi về đâu. Và tôi không biết tôi từ đâu đến đây. Tôi mượn được cái Pháp này, ngày hôm nay tôi thanh tịnh, tôi thấy rồi. Tôi thấy đến đây tôi học cái gì? Tại sao cái cõi thế gian có thể làm được nhiều việc như vậy? [26:54]

Kỳ thật con người ở thế gian mà biết tu rồi, có thể làm (nghe không rõ). Mọi người vui hòa với nhau và trong thanh tịnh, mới quyết định bây giờ, thanh tịnh, quyết định tương lai, ngày chết của chúng ta, không còn lưu luyến tại trần và chả có đi xuống địa ngục nữa.

Người ta lập sẵn đường nhẹ rồi. Nhẹ thì đi lên Trời, nặng thì xuống Địa Ngục, rất rõ ràng. Mà chính mình kiểm soát từ li từ tí, từ hằng đêm, hằng giờ, hằng phút. Chúng ta thanh tịnh rồi, chúng ta mới thấy kinh kệ của những người đi trước để lại. Trong Chùa cũng vậy, trong nhà thờ cũng vậy. Bất cứ tôn giáo nào, kinh kệ đều rất hữu lý và có cứu cánh hết. Vì mình động không hiểu thôi. Mình tịnh mình mới thấy, rất đúng. Không có trật tự, đọc kinh đâu có hiểu. Con người có trật tự rồi, đọc kinh mới hiểu. Xem kinh mới minh con đường đi và từ đó mình chọn con đường cho phần hồn tiến.

Mình thấy tất cả tôn giáo ở thế gian đều là tốt, không có bất cứ tôn giáo nào xấu. Cho nên, phải tránh cái sự kêu là kích bác giữa tôn giáo với nhau. Mình chỉ lo lập lại trật tự cho chính mình. Nhiêu Hậu mới hưởng cái phần hạnh phúc mà của những người đi trước đã dành lại cho chúng ta. [28:17]

Cái hạnh phúc đó triền miên và vô cùng, sung sướng. Không phải tiền bạc là sung sướng. Ngày hôm nay, quý vị lớn tuổi rồi, có tiền. Tiền có giúp quý vị dẹp được cái nghiệp tâm không? Sự đau khổ buồn lo dẹp được không? Đồng tiền nó dẹp được không? Nó chỉ tạo thêm sự buồn lo cho quý vị mà thôi.

Khi mà quý vị tu rồi, quý vị thấy rằng, tôi đã dẹp được nghiệp tâm. Tôi thấy rằng, tôi từ không đến, tôi phải trở về với không. Thì tôi nhìn tất cả mọi người. Mọi người là tôi. Nhìn căn nhà cũng là tôi, trí khôn của loài người đóng góp, nhìn ra Càn Khôn Vũ Trụ cũng là tôi, tâm của quý vị được nhẹ.

Quý vị còn xa cách, “Ô, cái ông đó lớn! Cái nhà đó to!” Không phải! Nó cũng một thứ thôi. Trí khôn của loài người. Cái áo quý vị đang mặc đây cũng trí khôn của loài người đóng góp. Thì khi mà quý vị ý thức được cái đó, là quý vị sống trong thanh tịnh, định tức khắc, không có gì động hết. Thì hạnh hi sinh nó sẽ tràn ngập, lúc đó mới vấn thân vô sửa mình và để phục vụ người khác. [29:28]

Càng ngày càng thiền càng thấy nhẹ, càng ngày càng thiền càng mở trí, mới bằng lòng phục vụ người khác vì đường tôi đi có thành tài, có kết quả và không phải trong mê tín, không phải trong cầu xin, cầu xin ma quỷ tới hộ độ. Không! Tôi là phần sáng suốt, tôi phải giải tỏa cái phần ô trược của tôi và lưu lại phần sáng suốt và để phục vụ tận tâm, tận tình để mọi người sống trong sự cộng hưởng, hạnh phúc hiện tại của quả địa cầu [30:00]

Sự văn minh đó tiến bộ vô cùng mà tâm linh còn trì trệ, không chịu tiến bộ, không chịu hòa với nhau. Ngày hôm nay, chúng ta ngồi đây quay phim hết rồi, thâu hình vô hết rồi. Ba bốn chục năm về trước đâu có nghĩ được chuyện đó, ngày nay chúng ta đã có. Rồi sau này chúng ta sẽ có nữa. Hỏi chớ, tu xuất hồn. Hồn ở đâu mà nói xuất. Hỏi chớ quý vị có kiến thức không? Có chớ.

Quý vị làm ơn, ôm cái kiến thức đó để trên bàn này coi. Kiến thức đó nó vô hình nhưng mà có. Trong không mà có. Hồi nãy giờ chúng ta hiểu, trong cái gì? Trong cái không mà hiểu, chớ có phải cái xác này hiểu đâu. Cái xác là phương tiện thôi. Còn cái tâm thức của ta là chánh. Truyển cảm với nhau, hiểu biết với nhau trong tinh thần xây dựng, cởi mở và tự ăn năn, và tự làm lấy cho chính mình.

Sự quyết tâm đó là minh xây dựng cho mình mới có trật tự. chính ta là vũ trụ. Mà cái vụ trụ này không có trật tự đó thì cái thiên cơ hư hết. Thiên cơ do ai làm? Do con người làm. Mà con người đứng sống trong vòng trật tự đó thì đâu có thiên cơ động loạn đâu. Chỉ có sự hòa hợp tiến hóa, nhìn nhau, hiểu nhau. Nhìn nhau thương yêu nhau. Nhìn nhau trong cái tâm xây dựng, cởi mở cho nhau.

Có phải đồng tiền mạnh không? Không! Đồng tiền không mạnh, cái tâm thức con người mạnh hơn. Cái tâm con người chế ra bom nguyên tử chớ không phải bom nguyên tử chế ra cái tâm con người. Mà tâm con người thức tâm rồi, ai mà đi chế cái đồ sát nhân.

Chúng ta thấy rõ cái hồn bất diệt, chúng ta chế bom nguyên tử giết ai. Hiểu cái này, sanh tử cũng như nhau, không bao giờ còn khổ nữa. Các Bạn bây giờ ham sống sợ chết này, chắc chắn gì các Bạn tránh khỏi cái chết không? [32:11]

Hỏi những vị bô lão tránh khỏi cái chết không? Biết trước mình sẽ chết nhưng mà chưa ý thức được sống chết như nhau, thì còn buồn lo. Chúng ta sống, cũng đang học, đang sửa trật tự để tiến hóa. Chết ta cũng tiến hóa, thì chết sống như nhau.

Chết là một cuộc thay đổi. Hằng ngày chúng ta rước sự chết vào tâm thân mà không hay. Con thú các Bạn ăn nó phải chết không? Cọng rau các Bạn ăn nó phải chết không? Nhưng mà nó hồi sinh. Hồi sinh đó các Bạn. Đang sống với chúng ta, rồi một ngày nào chúng ta chết, chúng ta cũng có chỗ hồi sinh, tùy theo trình độ thanh tịnh hay là động loạn.

Động loạn thì ra đi, cũng say sưa, cũng hắc bạch, cũng phân minh thì quỷ sứ nó rước, cùng ở trong cảnh sống. Cảnh sống bị cảnh cáo, cảnh sống của địa ngục. Còn con người thanh thản, công chính, làm đâu đàng hoàng, thì người đó phải đi tới chỗ thanh nhẹ. Đó là trật tự của Càn Khôn. Đó là Luật Trời, không có ai tránh khỏi được. Mà bây giờ mình biết xây dựng ngay bây giờ thì tương lai mình sẽ được. Mà không biết xây dựng ngay bây giờ thì tương lai mình đâu có hưởng được.

Bây giờ các Bạn đi làm, qua đây tay không chớ có gì? Mà các Bạn đi làm, chịu khổ, rồi ngày hôm nay các Bạn có xe hơi, có nhà. Rồi bây giờ các Bạn cảm thấy cái tu nữa, thì tương lai các Bạn đi đâu? Khi phần hồn rời khỏi thể xác thì đổ bộ về chỗ thanh tịnh, nếu các Bạn là người tu[33:49]

Còn nếu các Bạn là người tranh chấp thì tự nhiên là phải có sự trả thù của người ta rồi, thì đi vô trong cái chỗ động loạn. Cho nên chúng ta có cái trí khôn, vận dụng cái trí khôn của chúng ta mà sắp đặt con đường cho kỳ tới.

Cái phước ngày hôm nay chúng ta đang còn, chúng ta mới được ngồi đây. Biết bao nhiêu người vượt biên đã chết rồi, không còn (nghe không rõ). Mà ngày hôm nay, chúng ta có phước duyên thấy rằng, làm sao để lập lại trật tự cho chính mình. Cũng là con người đã khám phá ra và chỉ cho con người biết. Mà nếu chúng ta bằng lòng về chúng ta là họ. Chỉ sửa một chút xíu thôi, căn bản là chung, huynh đệ tỉ muội có một nhà, không có sự xa cách.

Giống dân nào cũng là một cái thức mà thôi, để tiến hóa. Cho nên ông Trời ổng sản xuất ra có một khuôn hết thẩy, ai cũng là ngũ tạng, tứ chi, có bao nhiêu công chuyện đó mà Thanh với Trược thôi. Thanh thì nó hiểu, nó nói chuyện hòa. Mà Trược thì nó nói chuyện ăn thua, rốt cuộc rồi nó cũng phải đầu hàng.

Cho nên, ông Tôn Ngộ Không có 72 phép màu đánh cả Càn Khôn Vũ Trụ, rốt cuộc cũng phải đầu hàng với Đức Phật Như Lai! Đại Thanh Tịnh thắng tất cả. [35:05]

Hỏi chớ, các Bạn có thanh tịnh ở bên trong không? Nếu các bạn chịu tha thứ và thương yêu, tự nhiên các Bạn thấy thanh tịnh à. Tôi không có thù oán, tôi không có ghét ai hết đó, tôi hưởng về cái đời đời bất diệt thanh tịnh. Đó là cái vốn căn bản của nhân sinh, hòa hợp với Càn Khôn Vũ Trụ. Tại sao tôi không lấy khôn ngoan, và sử dụng cái đó?

Tôi đâm ra chạy theo con đường động loạn để làm gì? Để giết tôi mà thôi. Tôi giận họ, tôi ghét họ là ghét tôi. Tôi giận họ là tôi giân tôi. Các Bạn thấy càng giận một người bạn, tối đố các bạn ngủ được không? Mất ngủ là giết bạn rồi. Tế bào nó hư hết rồi, khối óc nó hư hết, mà chúng ta cởi mở, thương yêu, tìm hiểu, xây dựng thì tế bào nó sống động. Con người nó trẻ là nhờ cái chỗ đó.

Năm nay, tôi cũng tới thềm 66 tuổi rồi. Tôi không nhờ cái Pháp này, ngày hôm nay tôi không có thể ngồi đây nói chuyện với các Bạn được, đi đây đi đó. Vì sao? Tại sao tôi phải hi sinh như vậy?

Tôi thấy con người có khả năng cái tiến cho con người được hưởng hạnh phúc tại trái đất. Chính tôi đã được hưởng và đang hưởng. Tôi muốn nói cho mọi người sẽ hưởng và được hưởng như tôi. Cái đó là sự tận tâm thực hành, tìm kiếm trong cái khoa học huyền bí trong cái nội tâm của mọi người.

Tại sao nói Khoa Học Huyền Bí? Cái phương pháp này thực hành là khoa học, Soi Hồn, Pháp Luân, Thiền Định, hít thở, lấy cái nguyên khí của Trời, Đất cải tiến tâm linh của mình. Có phải khoa học không? Tâm linh tôi hồi trước buồn, giận, ghét, hờn, giận. Bây giờ tôi thay đổi nó. Tôi không ghét, không hờn giận mà tôi nắm trong cái căn bản, tha thứ và thương yêu. [37:10]

Cho nên nhiều người đời, làm sao mà tha thứ được. Thằng đó nó cướp của tôi mà tha thứ. Tại vì mình chưa hiều của của ông Trời. Ngày hôm nay chúng ta ra đây, may mắn được đến đây, là ông Trời giúp chúng ta mới đến đây, không chìm dưới biển rồi, mà quên đi rồi đâm ra sân hận vì ba cái đồng tiền nhỏ bé đó mà thù ghét giết hại lẫn nhau, rốt cuộc rồi mình giết họ, họ không biết đau, mà họ chết, mình còn sống, mình là đau.

Người đi trước được hạnh phúc tiến hóa, mà mình bơ vơ tại thế, vẫn còn đau đớn. Cho nên hiểu được cái chơn lý này, cái gì cũng giải quyết được hết. Hạng nhứt chúng ta là người Việt Nam, đã chịu khổ nhứt, xa quê hương, xa xứ sở để làm gì đây? Để sửa mình tiến hóa, mong tương lai có cơ hội để đóng góp cho tất cả mọi người, khi chúng ta về xứ. Thì phải lập lại trật tự, nếu không lập lại trật tự, không bao giờ được hết. không sửa thì không bao giờ tiến.

Cho nên, cái phương thức công phu của chúng tôi nó rất đơn giản, và sẽ đem lại cho các bạn vui thú, thực hành và cởi mở. Tiện đây, có gì thắc mắc, xin hỏi, tôi sẽ trả lời. [38:37]

Bạn đạo1: Sau đây là phần vấn đáp, mời tất cá quý vị đồng hương, tất cả quý bạn đạo nào có câu hỏi thắc mắc, lên đây để Thầy Tám sẽ giải đáp cho tất cả chúng ta.

Bạn đạo2: Nam Mô Ngọc Hoàng Thượng Đế Vô Cực Đại Thiên Tôn. Nam Mô Ngọc Hoàng Thượng Đế Vô Cực Đại Thiên Tôn. Nam Mô Ngọc Hoàng Thượng Đế Vô Cực Đại Thiên Tôn. Nam Mô A Di Đà Phật, Vạn Vật Thái Bình.

Kính thưa Thầy, con có nghe những bạn đạo nói lại thì còn khoảng 18 người bạn đạo chưa xuống tóc. Thì con xin hỏi, con có nằm trong danh sách 18 người bạn đạo đó, hay không? Và nếu không, con xin nguyện xuống tóc. Xin Thầy chứng tâm cho con. Nam Mô A Di Đà Phật, Vạn Vật Thái Bình.

Đức Thầy: Nói 18 người gì? 18 người chưa xuống tóc, hả?

Bạn đạo2: Dạ! Con nghe bạn đạo nói lại thì khoảng 18 người bạn đạo đó chưa ra để mà trình diện Thầy xuống tóc.

Đức Thầy: Rồi bây giờ anh muốn xuống tóc, hả?

Bạn đạo2: Dạ! Con phát tâm xuống.

Đức Thầy: Để bữa khác xuống tóc, được không?

Bạn đạo2: Dạ, thưa được

Bạn đạo: Kính mời tất cả bạn đạo nào có câu hỏi, xin mời lên đây.

Bạn đạo3: Nam Mô Ngọc Hoàng Thượng Đế Vô Cực Đại Thiên Tôn. Nam Mô A Di Đà Phật, Vạn Vật Thái Bình. Kính thưa Thầy, con có vài thắc mắc về vấn đề phương pháp niệm Lục Tự Di Đà [40;50]

Theo sách của Thầy chỉ dẫn thì cái băng niệm Phật của Thầy từ bên Úc, với lại cái cái băng niệm Phật của Thầy sau này, thì cách thức niệm Phật Lục Tự Di Đà, là 6 chữ Lục Tự Di Đà nằm trên 6 Luân Xa và con được biết sau nay, có vấn đề niệm 6 chữ Lục Tự Di Đà, chỉ trên trung tâm bộ đầu mà thôi. Thì con kính mong Thầy xác nhận khi nào chúng ta niệm 6 chữ Lục Tự Di Đà trên 6 Luân Xa. Và khi nào chỉ niệm chỉ trên đỉnh đầu mà thôi.

Đức Thầy: Khi chúng ta niệm là dụng ý ngay trung tim bộ đầu, tại sao phải nhớ chỗ này. Khi chúng ta co lưỡi răng kề răng, ý niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” đó, thì cái phần điển ở đây hướng thẳng bên trên. Mà bên trên là một lò lửa lớn, mà chúng ta ăn cái gì đây. Ăn Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, thịt rau đồ trong này. Thì nó vận chuyển hóa sanh khí, khí biến sanh sắc, nó lên nó trụ ở đây. [42:04]

Chúng ta niệm cái chấn động lực đó, nó sẽ nung náu thành cái nước miếng càng ngày càng keo ngọt. Đó là linh đơn, là một vị thuốc uống cho cái tâm nó thanh nhẹ, trị dứt cái tâm bệnh. Trị dứt cái tâm bệnh rồi, niệm lâu rồi mới dùng ý niệm Nam Mô a Di Đà Phật, chuyển Lục Căn Lục trần ở trong này, toàn thân đồng niệm Phật. Tại sao?

Trong căn nhà, 5 người, 1 người tu, 4 người không có tu nó động loạn. Mà bây giờ ở đây, toàn thân mình hồi trước tới giờ mình chỉ dạy nó học thị phi đồ, này kia, kia nọ; nhưng mà ngày hôm nay chúng ta chỉ cho nó, phải trở lại với thực chất của chính nó và để hưởng cái thanh khí, cũng như là Chủ Nhân Ông đã (nghe không rõ); thì dùng ý niệm cho toàn thân, thì lúc đó nó mới đạt sự quân bình, từ hạ, trung, thượng, thì con người luôn vui tươi. [43:15]

Bạn đạo3: Kính thưa Thầy, như vậy là chúng con xin niệm 6 chữ Lục tự Di Đà nằm trên 6 Luân Xa?

Đức Thầy: Không phải 6 Luân Xa. Cái đó là mấy người mới tu thôi. Tu lâu là dùng ý niệm mà chuyển cho toàn thân là niệm.

Bạn đạo3: Chỉ trên đỉnh đầu mà thôi, Thầy?

Đức Thầy: À; trên đỉnh đầu

Bạn đạo3: Xin cảm ơn Thầy

Bạn đạo: Kính thưa Đức Thầy, con có một câu hỏi: Sau thời gian con làm Pháp Luân Thường Chuyển, bây giờ, con cảm thấy, hiện giờ con cảm thấy con (nghe không rõ)

Đức Thầy: Thấy làm sao?

Bạn đạo: Con cảm thấy như nó nhức nhức ở phía sau này nè, Thầy; có khi nó nhức nhức. Lúc mà con làm Pháp Luân Thường Chuyển thì nó trụ đỉnh đầu; nhưng mà những lúc mà con không làm, cũng như con đi làm hoặc là trong cái giờ mà con không đi làm, con cảm thấy như nó nhức nhức; hình như nó nhức nhức, nó xoáy xoáy làm sao đó chỗ này, Thầy! [44:18]

Đức Thầy: Cái đó không sao.

Bạn đạo4: Không sao hả Thầy?

Đức Thầy: Cái đó nhiều khi là ăn đồ kích thích nó cũng bị cái đó, ăn đồ cay, (nghe không rõ)

Bạn đạo4: Con hỏi Thầy được không ạ? Thầy coi con hiện giờ con có thể bắt ấn được chưa, Thầy?

Đức Thầy: Chưa; cái điển nó chạy chưa có mạnh. Khi mà nó chạy mạnh thì tự nhiên trong cái mê đó nó có (nghe không rõ), há!

Bạn đạo4: Dạ!

Đức Thầy: Thời gian, thời gian nữa [44:52]

Video 19871108L3

GIẢNG TẠI DALLAS FOR WORTH, Cuốn 1 (phần 2)

Bạn đạo5: Nam Mô Ngọc Hoàng Thượng Đế Vô Cực Đại Thiên Tôn. Nam Mô Ngọc Hoàng Thượng Đế Vô Cực Đại Thiên Tôn. Nam Mô Ngọc Hoàng Thượng Đế Vô Cực Đại Thiên Tôn. Nam Mô A Di Đà Phật, Vạn Vật Thái Bình.

Dạ, kính thưa Thầy, trước khi Thầy qua đây, con, với bà xã con qua đây. Trước khi Thầy qua đây, Con có hỏi Thầy một điều, còn nóng tánh, đôi lúc cũng gây gỗ, hay là đêm 28 tháng 10, khoảng 4 giờ, con thấy Thầy bên nhà qua, ngồi trên ghế, cái, con ra hỏi Thầy, nhờ Thầy trả lời câu hỏi đó; và Thầy trả lời rồi, “Mình nóng tánh, mình gây gổ là mình tự ôm mình vô, mà thôi.” (nghe không rõ) [0:42]

Đức Thầy: Sau khi trả lời như vậy, đúng như vậy, cái vía nó thay tôi trả lời cho Anh, vậy thôi. Khi mà một người nóng tánh đó, là tốt; người nóng tánh là tánh tốt; nhưng mà trói buộc! Khi nóng rồi mới thấy được hành động của Anh! Bỏ đi! Anh hiểu không?

Bạn đạo5: Dạ!

Đức Thầy: Bởi vì cái nóng đó là do cái hỏa can nó xông lên. Chớ mình ăn cái gì, cái ăn uống cũng phải lo nữa; không nên ăn đồ kích thích nhiều: cay, này kia, kia nọ, không nên ăn; bớt nó đi, thì cái nóng tánh sẽ giảm bớt; ha!

Bạn đạo1: Xin mời các Bạn nào còn có câu hỏi?

Bạn đạo6: Thưa Thầy, hôm nay con đến đây không phải để con có câu hỏi. Con chỉ đến xin quý Thầy một vài việc: thứ nhất là (nghe không rõ) đến phỏng vấn, thì chúng con ở đây rất là vui mừng để đón Thầy. Con có một cái ý nghĩ rằng: Thầy đến đây cũng như là Thầy đã mang mùa Xuân đến cho chúng con. Do đó, mỗi năm, Vô Vi chúng ta có những ngày tết. Đó là những ngày tết ở Đại Hội, và những ngày Tết Nguyên Đán thì may mắn lắm, một cái địa phương nào đó mới được Thầy đến trong các ngày Tết Nguyên Đán đó. [01:24]

Nhưng mà, (nghe không rõ) của chúng ta đây thì Thầy đến vào những cái ngày không phải là ngày tết. Nhưng tôi nghĩ rằng Thầy đến là mang mùa Xuân đến cho tất cả chúng ta, nên xem đây là những ngày Tết với Thầy.

Sẵn dịp này, con xin đại diện cho gia đình thôi chớ không dám đại diện cho ai hết. Kính chúc Thầy một năm mới có nhiều sức khỏe và một năm mới có nhiều học trò ngoan. Đó là chúc tết Thầy.

Đức Thầy: Thành thật cảm ơn lời chúc tụng của Anh. Khi mà chúng ta biết được cái chân trời mới trong nội tâm, đó là sung sướng, vì chúng ta thấy rằng, chính mình là người có trọng trách giải thoát cho chính mình, mình thấy vui tươi hơn hẳn. Đó là một sự rất đúng lý. Không có cái gì kêu bằng kích động trong nội tâm! Sau khi nghe giảng cũng như sau khi thực hành, và hớn hở chung vui, sống với nhau trong tình thân huynh đệ, tỉ muội trong quả địa cầu. Tâm hồn người nào cũng nô nức và cởi mở, hướng về một mùa Xuân thanh tịnh. Thành thật cảm ơn Anh! [03:38]

Bạn đạo6: Thưa Thầy, vấn đề thứ hai: chúng con nghĩ rằng, tất cả các anh em Vô Vi, không phải riêng Dallas For Worth, mà là toàn thế giới đã từng nghe những băng giảng của Thầy cũng như từng xem những băng video của Thầy, có thể nói hằng ngàn cuộn; nhưng mà cái tâm, rót những lời giảng của Thầy vào tâm, con nghĩ rằng, không có được bao nhiêu! Riêng cá nhân con thì quá trì trệ; nhưng mà con nghĩ rằng, có nhiều người bạn đạo khác cũng có những cái trì trệ đó.

Cái trì trệ đó, con nghĩ rằng, tại vì chúng con bị đui và bị điếc, nên không có nhận được những lời Thầy giảng cũng như những lời Thầy đã cực khổ quay ở trên video. Thì con nghĩ rằng, chính cái tình thương đó mà các anh em chúng con, từ địa phương này đến địa phương kia, đều có những sự chia rẽ.

Bằng chứng là sau cái Đại Hội tình thương yêu và tha thứ ở tại Vancouver thì sau đó, đến cái tết, con có nghe những thắc mắc ở bên Úc về cái nhà máy Vô Vi Plastic, có những cái đụng chạm nho nhỏ trong đó. Kế đến, vừa mới đây thôi, có những cái lá thư ở California gởi phổ biến các nơi, cũng có những cái thắc mắc đó nữa. Tức là con nghĩ rằng, anh em chúng con còn thiếu cái sự thương yêu và tha thứ mà Thầy vừa dạy, cũng như đã từng dạy biết bao nhiêu cuộn băng, cũng như là biết bao nhiêu cuộn video.

Con xin phép hỏi Thầy để hỏi các Bạn ở đây, có ai là không thương Thầy Tám? Xin giơ tay lên. Tôi nghĩ rằng, ở đây, không ai ghét Thầy Tám hết; ai cũng thương Thầy Tám hết. Chính Thầy Tám cũng rất là thương anh em chúng ta, cũng như là thương anh em tất cả toàn thế giới.

Vậy thì, hôm nay, con xin mạo muội đề nghị với một việc Thầy. Hi vọng rằng, trong tương lai, các anh em chúng con sẽ tiến bộ hơn trên vấn đề học đạo. [05;55]

Thưa Thầy, thưa các quý vị! Tui nghĩ rằng, Thầy của chúng ta không phải là mang cái họ Lương, tên là Lương Sĩ Hằng, cái họ đời, tôi nghĩ rằng Thầy của chúng ta mang một cái họ ẩn tàng ở trong, đó là cái họ Thương. Tôi nghĩ rằng, Thầy của chúng ta là Thương Sĩ Hằng.

Là từ rày sắp tới, tôi xin đề nghị với quý vị rằng, phải tránh những cái tị hiềm, những cái nhỏ nhoi, những cái hiềm khích. Tôi ví dụ như, có khi quý vị còn ở chung một cái (nghe không rõ) nhưng mà vì hiềm khích nên quý vị không bao giờ ngó tới nhau. Cả năm trời quý vị không bao giờ hỏi han với nhau, mặc dù là cùng tu Vô Vi, cùng là con của Thầy, học đạo với Thầy.

Vì vậy, tôi xin đề nghị tất cả quý vị, chúng ta cùng mang cái họ đó. Cái họ Thương, đặt vào tâm của mình, đặt vào tim của mình. Như tôi đây, tên hồi xưa giờ là, tôi rất mắc cỡ khi người ta gọi tên tôi, thành tôi không hãnh diện; tôi nghĩ ra, tên tôi xấu lắm. Nhưng mà giờ thì xin phép Thầy, cho con được mang cái họ Thương của Thầy. Con tên là Thương Hằng Lợi. Thì tôi nghĩ rằng, quý vị nhìn tôi, quý vị cảm thấy thương tôi hơn và tôi cũng cảm thấy hãnh diện hơn. Và tôi cũng mong rằng, quý vị hãy cùng tôi mang cái họ đó.

Chúng ta trên cái họ đời, thì còn nhiều ngăn cách quá. Bây giờ chúng ta hãy mang cái họ đạo, cái họ đó là họ của đòan kết; cái họ đó là cái họ những người thật sự thương yêu và tha thứ. Thì con xin trình lên Thầy cũng như xin trình lên các quý vị: nếu quý vị cho phép thì cho tôi được gọi quý vị, ngoài cái họ đời ra, được mang thêm cái chữ “Thương” chứng tử trên đầu; để rồi quý vị, cũng như tôi, sẽ xóa bỏ bao nhiêu cái hiềm khích từ trước tới giờ, cũng như là chúng ta sẽ làm cho Thầy được vui lòng, khi Thầy đã tốn biết bao nhiêu công sức để giảng dạy cho chúng ta nghe.

Và tôi mong rằng, những cái hiềm khích, những cái tị hiềm đó sẽ xóa bỏ, không những tất cả anh em Vô Vi ở Dallas for Worth, mà còn ở khắp thế giới nữa. Xin kính chào Thầy, xin kính cám ơn Thầy. [08:35]

Đức Thầy; Cảm ơn sự đóng góp của Anh. Vì căn bản của chúng sanh đều có chữ Thương: không Thương, không làm gì (nghe không rõ); không Thương, không làm cha, làm con; không thương, không vì đồng bào! Đó là căn bản của chữ Thương.

Thương, ngày hôm nay chúng ta thực hiện trở về với trật tự. Để chi? Để trở lại với căn bản, ôm lấy khí giới tình thương mà sống. Nếu chúng ta không có tình thương, không có ngày này.

Nhưng trong bạn đạo, cái Thương nó từ đâu nó đến? Cái Thương nó từ ghét lên! Cái ghét nó mới thấy rõ cái tánh phàm của nó; cái ghét nó nới thấy rõ sự ngu muội của nó; rồi nó chán chê trên đường ngu muội, mà trở về thực chất thương yêu!

Cho nên, bạn đạo khắp Năm Châu của Vô Vi bị đụng, nhưng mà đụng đó là nhồi quả.

Người tu biết chấp nhận sự nhồi quả đó mới có cơ hội tiến hóa, vì sau cái ghét là cái thương. Cho nên bạn đạo Vô Vi (nghe không rõ) cãi dữ lắm, nhưng mà rốt cuộc thương yêu! [09;46] Vì muốn dẹp cái đám này trở về cái đám kia thì phải quét dọn! Trong cái quét dọn đó, tưởng lầm là ghét nhau. Không! Thương yêu, mà thôi! Rốt cuộc rồi các bạn thấy: những người tu Vô Vi thương nhau lắm. Xa nhau, ghét nhau, chửi nhau; nhưng mà thương nhau! Vì cái ghét nó làm cho nó chán chê cảnh đời. Do cái tâm phàm tăm tối của nó, nó ghét; và nó bỏ cái ghét trở về thật sự thương yêu! Nó trở về thật sự với sự thương yêu.

Cho nên, ông Phật ổng đi tu, ổng mới thấy đạo; Ổng ra phố ổng chơi, mới thấy đạo: lấn át với nhau hay là giết chóc nhau, ổng thấy cái đời nó ác, ổng ghét cái đời mà ổng trở về tình thương. Vì bạn đạo với nhau mà không chịu đem cái tình thương sẵn có của chính mình đối đãi với nhau thì giữa bạn đạo với bạn đạo ghét thêm, thêm người ít kỷ, độc tài.

Sống muốn gì? Muốn trở lại thực chất tình thương của họ, đồng ngồi với nhau. Cho nên, anh em For Worth Dallas, khắp Năm Châu đang ở trong cái chu trình đó.

Nhưng mà trong cái chu trình đó là gì? Chu trình điêu luyện tâm thức. Rốt cuộc rồi chỉ biết thương yêu nhau và xây dựng cho nhau đồng tu, đồng tiến; Chớ không có cái gì khác hơn! Rốt cuộc cái chữ “thương” là mọi người đã có sẵn hết cả rồi, không có người nào không có chữ “thương”; mà tại họ không chịu sử dụng thôi! Khi họ sử dụng rồi là đáng giá ngàn vàng! [11:50]

Bạn đạo7: Nam Mô a Di Đà Phật. Dạ, kính thưa Thầy, con có câu hỏi là ở Việt Nam (nghe không rõ)

Đức Thầy; Đạo nào?

Bạn đạo7: Dạ, ông Đạo Ngang, đạo Dừa

Đức Thầy: Đạo Dừa?

Bạn đạo7: Dạ!

Bạn đạo: Nhưng mà con nghe người ta nói ổng là không có tắm rửa gì hết, và ổng ngồi thiền. Như vậy có đúng, hay là không?

Đức Thầy; Cái đó là công chuyện của mọi người, vì ổng ăn trái cây không à! Ổng ăn trái cây thì ổng cảm thấy lạnh, làm sao ổng tắm với nước lạnh được? Ổng cảm thấy lạnh. Ổng sống, những đồ sống sít, tự nhiên ổng không cần tắm.

Bạn đạo7: Và nếu mình như vậy, nếu mà không có sạch sẽ, có thể ngồi Thiền được không?

Đức Thầy: Không sạch sẽ? Ngồi thiền đâu phải cái xác! Ngồi thiền là ý chí. Khi cái ý chí Anh ngồi thiền là Anh tìm một cái gì hữu ích để giải thoát, chớ không phải là Anh tìm ra hưởng thụ! Anh tầm đạo, chớ không phải tầm đời. Thì cái phần đó, cái thức nó khác rồi, không phải nó chịu về thể xác. Thể xác là thể tháo thôi. Còn cái tâm thức tu học nó phải tìm con đường giải thoát cho tâm hồn; cái đó khác! Cái chuyện dơ hay sạch, nó không cần để ý, bởi vì xác nó từ bụi trần mà đến, từ đất mà cấu trúc thành; nó không có dám chê đất đâu; quý lắm! [13:22]

Người tu nó phải quý lắm: nếu không có đất thì không có xác này! Nếu mà chúng ta không thường trụ với đất đó, thì cái bao tử của chúng ta sẽ yên: Thổ mà! Nếu mà thiếu thổ là bao tử nó phải chịu. Cho nên, người ở bên Mỹ thường thường bị đau bao tử, là thiếu thể tháo, thiếu đi bộ dưới mặt đất. Còn các Bạn có vườn, ra làm vườn, đi chân không, nó tốt lắm! Thổ đối với cái Tỳ nó tốt; không có thổ khí đâu có thành chơn, hợp với cơ thể đây, cái xác này! Cho nên ông Phật Tế Công ổng tu, mấy năm tắm một lần, đâu có sao, vì tâm Ngài hướng thượng và đổi được thanh khí; sạch!

Bạn đạo7: Dạ, xin cảm ơn Thầy

Bạn đạo8; Nam Mô Ngọc Hoàng Thượng Đế Vô Cực Đại Thiên Tôn. Nam Mô Ngọc Hoàng Thượng Đế Vô Cực Đại Thiên Tôn. Nam Mô Ngọc Hoàng Thượng Đế Vô Cực Đại Thiên Tôn. Nam Mô A Di Đà Phật. Nam Mô A Di Đà Phật. Nam Mô A Di Đà Phật. Nam Mô a Di Đà Phật. Bạch Thầy, con có điều con muốn hỏi Thầy. [14:37]

Đức Thầy: Dạ!

Bạn đạo8: Thưa Thầy, trước đây con lính Mỹ đó, thì con làm một thời gian con bị thương; thì sau khi con nằm bệnh viện, bệnh viện (nghe không rõ) đó, khoảng 3 tháng, thì con buồn quá, buồn quá, nằm đó thì bao nhiêu năm chiến tranh Việt Nam mình cầm súng đánh giặc, mà không bị thương, không có bị gì hết; mà đi trên biển cả một chiếc thuyền nhỏ, không có sao hết; mà sang đây làm một việc nhỏ nhẹ, chạy máy computer, cũng bị thương! Cái này buồn nản quá; thôi, để mình tự vẫn chết cho rồi; lấy thuốc Tây để mà giữ lại đó, tự tử mình chết cho rồi!

Thì nhân duyên, một đêm đó, trời sáng ngày chết, tự tự chết cho rồi, nằm buồn quá, không có thân nhân lên thăm nữa. Sau cùng có đứa con nó đi theo, rồi để nó sống sao nó sống. Trời sinh nó ra thì Trời dưỡng nó. Sau đó, con nằm một đêm, sáng ngày nó tự nhiên sao gặp cái chị đó, chị Kim. Chỉ tới chị thăm tôi, chỉ nói bị thương bao lâu rồi? Con nói, “Thưa Chị, bị thương hơn 3 tháng rồi, buồn quá, tôi muốn chết cho rồi Chị ơi! Tôi đau nhức, tôi muốn chết cho rồi, buồn quá!” Cái chị nói, “Thôi, đừng có chết; để tôi bày cho Ông một cái pháp này; Ông biết Thiền không?” Tôi nói, “Tôi có nghe, Chị; tôi Thiền, tôi nghe ông Thầy Tám, biết từ Việt Nam chớ, tôi không biết chỗ nào hết trơn đó. Nghe đâu cái Pháp Thiền hay lắm?” Cái, bà chỉ nói, bà chị đó bày tôi Thiền. Ông nói, từ từ, “Ông Soi Hồn rồi ông Thiền, rồi nó sẽ quên đi hết tất cả, đưa đến một cái danh mục hay hơn; chớ Ông đừng có tự làm mình chết. Ông đem cái dao tự chết, uống thuốc ông chết (nghe không rõ) như là bị chiếm lĩnh linh hồn!” Thế là tôi nói, “Dạ thưa Chị, chị bày dùm tôi cái Thiền để tôi tập!”

Chỉ bày cho tôi cách Soi Hồn, rồi đến Chiếu Minh tập thở. Sau khi tôi làm được 3 hôm, tôi thấy con người tôi nó thoải mái, thì nó vui vẻ, không có buồn rầu nữa; thấy con người nó sung sướng, thì tự nhiên nó bớt đau, bớt nhức. Tôi cảm ơn Trời, Phật đã cho tôi được sống, về để mà tu. Tôi tập cái hạnh lại! Chớ trước, nhiều cái nghiệp chướng nặng nề mà mình gây ra, từ kiếp này, muôn ngàn kiếp trước mà bị cái tội lỗi nên bị như vậy. Ông Trời thương minh rồi đó! Mình còn sống như thế này là Ổng thương mình, để mình còn tu; chớ không thôi mình bị thương mình chết mất, tức là mình chìm đắm mãi! “Thôi, tôi cũng cảm ơn chị đã giúp tôi! Từ đó tới bữa nay, chỉ giới thiệu cho tôi một anh Phú nữa; tôi gặp cái anh nữa là, Khiêm ở Canada, ảnh đến ảnh chỉ cho tôi. Thế là từ đó cho tới nay, tôi Soi Hồn; từ đó tôi tu tập cái tánh lại, tôi thấy con người nó không có nóng nảy nữa. Nó nhẹ đi một ít phần nào. [17:20]

Sau hôm đó, tôi đến nhà một người bạn tôi chơi. Tôi nói, vì trong thời gian tôi hơn một năm, tôi bị thương nằm bệnh viện tôi mới về, tới nhà anh tôi chơi. Nghe nói anh học một cái Pháp Thiền đó, của ông Thầy nào nó hay lắm, anh chỉ tôi với!” Ảnh nói, “Không, tôi học cái Pháp Thiền 2 năm rồi; nhưng mà của Anh theo phương pháp Thiền nào?” Thì người bạn mới bảo là tôi theo pháp Thiền của (nghe không rõ); Như Lai thiền. Tôi nói, anh Thiền thế nào? Anh nói ngồi tập trung tư tưởng, đỡ tánh nóng bớt. Tôi nói vậy sao mà, anh đi đánh lộn, uống rượu, uống bia nhiều quá, đâu có tốt! Tập thiền theo cái pháp ông Thầy Tám ổng dạy, tôi biểu là tập cái tánh kiên nhẫn, tu tập tánh kiên nhẫn, ôn hòa. Nhưng mà anh thiền xong ảnh còn gây xáo trộn quá. Ảnh nói không, tập thiền bên này chỉ ăn thịt ăn cá cho nhiều để mà mượn cái sinh vật, con vật để mà cho có sinh lực để mà sống. Chớ còn khi Thiền như anh là khổ xác. Tôi nói không, mỗi bên có cái pháp để tôi theo cái pháp của ông Thầy Tám thôi. Tôi không biết tin đạo Phật, để tôi theo cái pháp đó, tôi thấy là càng giết hại sinh linh nhiều đó, càng vay nợ nần của con vật nhiều tôi phải trả nhiều quá, tôi không dám ăn mặn nhiều. Thế là tháng 7, tôi xin ăn chay luôn một tháng, ăn muối mè với ăn rau cải thôi. Thấy con người nó nhẹ nhàng quá, đêm nằm thấy mơ mộng, tôi xin gặp ông Thầy Tám để lạy ổng một lạy, ổng chỉ mình cái phương pháp minh tu sao cho giải thoát, cái nghiệp chướng của mình nặng nề quá, mà bây giờ tôi qua Mỹ mà còn bị thương như thế này, đau khổ đời quá. Hôm tôi ngủ mơ màng, thấy ông Thầy đang ngồi thuyết pháp. Tôi nói, không, tôi nghe Đức thầy Tám chớ tôi không nghe. Mở mắt ra, tôi nhìn không thấy gì hết, tôi ngủ lại. khi mà ổng tới vỗ vai, Thầy Tám nè, ông thuyết pháp cho con nghe. Tôi nói, ông Thầy Tám, tôi thấy hình ổng khác à, giống như ông Phật Di Lặc vậy. Ổng trắng, mặt ổng đỏ, tôi biết cái tướng ổng đẹp chớ không phải ông mặc đồ đen, xấu như vậy đâu, ổng giận đó. [19:32]

(nghe không rõ) hôm nay tôi rất hân hạnh được gặp Thầy, thì con xin phép Thầy cho con, những nghiệp chướng nó nặng nề quá, mà phải (nghe không rõ) như thế này. Xin phép Thầy, chỉ dẫn cho con cái phương pháp nào để con tu, con sớm được giải thoát? Con cảm ơn Thầy.

Đức Thầy; Tôi đã nói, lúc giảng là tôi đã nói cho Anh rất nhiều. Nghiệp chướng do đâu mà ra? Do mất quân bình; Anh hiểu không?

Hồi đó Anh chiến đấu, Anh nghĩ địch nó ác lắm, mình phải làm sao cứu nó! Thì tự nhiên Anh cống hiến về cái Trược, đối phương đánh Anh là Trược, mà Anh tiến về Trược đó, thì nó hút Anh, Anh mất quân bình. Cái tâm Anh lúc nào cũng thổn thức, muốn diệt đối phương để mà đạt được một cái gì! Nó, rốt cuộc là mình chưa thấy rõ cái quyền năng quân bình của mình, mới là giải quyết cho hai bên.

Bạn đạo8: Dạ!

Đức Thầy: Thấy không? Cho nên ngày hôm nay Anh bắt được cái pháp này, là trở lại trật tự quân bình cho chính Anh trong nguyên ý “Nam Mô A Di Đà Phật”; Anh nhớ, Anh dùng co lưỡi răng kề răng, Anh dụng “Nam Mô A Di Đà Phật” là Anh uống thuốc Linh đơn để trị cái tâm bệnh Anh trước hết, thì cái nghiệp chướng nó không có bành trướng.

Khi Anh niệm Phật cho nó điều hòa hết, ý niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” là nghĩ toàn thân nó đồng niệm với Anh, tôi (nghe không rõ). Bởi vì cái thể xác của Anh đó, không phải một mình Anh; cái hồn của Anh là chủ,

Bạn đạo8: Dạ!

Đức Thầy: Mà Lục Căn lục Trần nó làm việc với Anh, cũng như 12 ông Thánh sống vậy đó, ha! [21:00]

Thì ở trong đó, cũng Tim, Gan, Tỳ, Phế, Thận, một bộ phận 250 vị tỳ kheo, tổng cộng 1.250 vị tỳ kheo nó đang theo Anh! Mà Anh hướng thượng đó thì nó mới tiến hóa, nó được nhẹ nhàng; mà Anh hướng hạ về tranh chấp, là nó ùn ùn nó đi theo Anh! Mà càng ngày nó cũng như xỏ mũi, và nó kéo Anh đi ra, vì sự tranh chấp mà không có lợi cho Anh và không có lợi cho ai hết! Anh thấy chưa?

Bây giờ Anh trở lại nguyên ý “Nam Mô A Di Đà Phật” đó, Anh thấy chấn động lực của cả Càn Khôn Vũ Trụ là quan trọng. Nếu mà Càn Khôn Vũ Trụ không có sự chấn động lực thanh nhẹ đó, thì chúng ta không có ánh sáng. Anh dòm cái đèn này, nó 2 sợi dây đụng nhau là chấn động mạnh lắm; nó phát ra ánh sáng, cũng như thu hình được; thấy không? Mà trong này đó, hai sợi dây của Anh lạc đường, thì Anh thấy cực khổ ghê lắm!

Nó đau anh chạy theo cái đau, nó vui anh chạy theo cái vui, anh mất quân bình. Vui buồn một thứ, anh mới quân bình. Chết sống một thứ, anh mới là anh hùng chánh nghĩa. Anh thấy cái chết cũng như cái sống. Bây giờ anh ăn đây, anh đang mang cái nghiệp thân là anh đang tiến hóa về tâm linh. Nó đau chính mình nè. Anh chán đời, anh đi đâu? Cũng phải trở vể tâm linh không? Anh trở về tâm linh, lúc đó anh gặp chị Kim, chị Kim nói có mấy câu anh chấp nhận. Anh trở về với tâm linh không? Anh phải tiếp tục thực hành với tâm linh là niệm Phật là cái chấn động lực Nam Mô A Di Đà Phật. “Nam” là lửa, “Mô” là không khí, “A” là nước, “Di” là phát triển, “Đà” là màu sắc, “Phật” là linh cảm.

Thì chấn động lực trong cái cơ tạng của anh được điều hòa lại, là anh trị cái tâm bệnh anh. Khi mà tâm anh điều hòa rồi đó là cái thân anh đó, phải bớt bệnh. Anh là người y sĩ gần nhứt và duy nhứt cho cái thể xác này. Nếu mà cái ý chí anh tiến tới vô cùng, thì cái sự đau đớn đâu có nghĩa lý gì.

Lúc anh ra trận, anh nói rằng, dù cho chết một nửa thân, tôi cũng phải diệt địch, phải không? Nhưng mà khi đau nửa thân rồi, nếu mà anh than về cái đau, làm sao anh diệt địch. Cái hùng khí của anh lúc đó nó vươn lên. Mà bây giờ anh hiểu được cái phần hồn, là anh sử dụng luồng khí âm, trở về giải thoát. Anh mới thấy rằng anh tha phương, cầu thực từ bao nhiêu kiếp luân hồi tại thế. Anh ăn thịt con thú anh thấy sự đau khổ của nó. Nó muốn hi sinh để trở nên làm con người. Cọng rau thụ trảm bá đao, nó cũng muốn hi sinh được làm con người, mà chúng ta con người, có cơ hội làm Tiên, làm Phật. [23:50]

Ông Phật là con người gần nhứt, Thì bây giờ, tại sao người không thành là vì ôm nghiệp chướng, nghiệp tâm. Nghiệp tâm là thù hằn, ghen ghét, mê chấp nó tạo nghiệp tâm. Càng ngày càng bành trướng làm cho cái tâm anh bất an, thì làm sao anh phát triển. Bây giờ anh niệm Phật cái nó mở ra. Cái chấn động lực nó Kim ra Kim, Mộc ra Mộc, Thủy ra Thủy, Thổ ra Thổ, nó điều hòa. Nó liên hệ với Càn Khôn Vũ Trụ là một.

Anh thấy anh với Càn Khôn Vũ Trụ là một, anh không có nguyên khí của Trời, Đất anh làm sao anh sống? Tất cả mọi người trong này, không có nguyên khí của Trời, Phật, làm sao sống? Mà không có tình Mẹ trong mình làm sao sống? Nghĩa là không có đô la, Kim Mẫu, Kim Mẫu đó. Đô la. Đô la mua cái này, cái kia cái nọ là tình thương yêu của người mẹ. Con muốn gì mẹ phục vụ đó, anh thấy không?

Khi mà anh hiểu được nguyên căn của mọi sự và quán thông rồi, anh mới trở về ổn định. Anh thấy, mọi người là anh. Anh nhờ nghiệp thân này, anh mới có cơ hội tiến hóa về tâm linh và anh mới có cơ hội trở về nguồn cội, tương lai anh sẽ được nhìn mặt cha, mẹ thật của anh ở trên Trời. [25:07]

Anh đâu có thấy người ở đây chế ra được đâu, thấy rằng anh bị tàn tật, bị nhức chân mà kêu chế ra một người như anh đó, có cái hãng nào mà cầu được không? Không có một người khoa học, bác học nào có thể chế ra anh được, thì anh mới thấy anh là vô cùng và anh là bất diệt. Nhưng mà bài học anh phải học.

Trước kia mình có làm cho mình đỡ đau, bây giờ mình đau là đúng. Trước kia tôi có gạt tiền người ta, bây giờ người ta gạt tôi là đúng rồi. Tôi không có gì phải lo. Phải không?

Tôi không sống ở cảnh này, mai tôi sống ở cảnh kia. Nhưng mà tôi biết cái hồn tôi bất diệt, tôi không có lường gạt ai mà tôi không có lường gạt tôi nữa. Chính tôi là người đã lường gạt tôi nhiều. Tôi sử dụng hùng khí sai. Tôi tưởng là hùng khí tôi có thể diệt tất cả đối phương, Không! Chính tôi là người đã diệt tôi rồi. Bây giờ tôi trở về với tôi là tôi sống động, tôi cứu tôi và cứu người, 2 người được cứu thay vì 2 người sẽ chết. Cái nào lợi hơn?

Anh sử dụng hùng khí thăng hoa về cõi trời, về Càn Khôn Vũ Trụ, Tam Giới Thượng, Trung, Hạ của anh thống nhứt rồi thì tôi hỏi anh, giải được nghiệp tâm chưa? Sung sướng vô cùng. Anh thấy con người đi trong rừng tối sai lầm, mà còn đem lại sự chém giết lẫn nhau, giết luôn cả mình nữa. Chính mình gạt mình rõ ràng. Cho nên cửa Địa Ngục đóng mà cứ đâm đầu đi xuống, là mình giết mình, do cái tánh nóng. Tánh nóng nó tạo sự ngu si, đần độn, tự hại mình mà không hay. [26:47]

Cho nên, ở thế gian này, chưa có ai, người nào thấy rõ cái tội của họ. Chưa có người nào đạt được cái Luật Trời. Mà ngày nay tôi giảng cho tất cả biết, Luật Trời giáng lâm để cho chúng ta một cái phép lạ là cái thể xác này. Ôm cái thể xác đầy đủ luật kích động và phản động để có có hội thức tâm, cũng nhờ cái xác này.

Lúc trẻ, hùng mạnh lắm. Lúc già, thôi. Cái gì cũng thôi. Cũng ổng chớ hổng ai. Lúc kia thì ổng nói, tới đi mày, tới đi, tới đi, tới nữa, tới. Rồi bây giờ ổng nói thôi đi mày, thôi đi. Cũng là ổng, thấy chưa?

Cho nên mình hiểu cái Luật rồi, mình nắm vững cái Luật, mình đứng ở trong cái vị trí trung dung để thăng hoa, mới thật sự là giải nghiệp chướng. Đối với gia đình, đối với con em, mình thấy rõ, đường của chúng nó đi như vậy, nó phải đi, rồi nó thức. Mà mình làm gia trưởng, mình làm cha mẹ, mình phải gây một cái gương lành, sống động hướng về tâm linh để các con nó thấy rằng, còn một cõi thoát nữa. Đó là cái điều may mắn nhứt và hạnh phúc nhứt cho gia cang nào biết được, tìm về nguồn cội. Chúng ta không phải là chỉ có cha mẹ ở thế gian. Cha mẹ thế gian tượng trưng, đó là bài học để cho chúng ta có cơ hội thức tâm để tiến hóa mà nhìn lại cha mẹ thật, cả hàng tỉ năm không gặp, biến dạng hết trọi rồi. [28:15]

Bây giờ nói tới ông Trời, kẻ ghét người thương là vậy. Nhưng mà khi tới cái cơn đau khổ cô đơn rồi, mới kêu: Trời ơn, (nghe không rõ). Đó, những chiến sĩ ở biên cương cũng vậy. Mang súng đi rần, rần, rần, mà tới cái giờ cô đơn, lạc loài, ngồi đó kêu: Trời ơi, một tiếng trong tâm thôi. Lúc đó mới biết Trời trong tâm.

Nhưng mà ông Trời không bao giờ xa chúng ta. Ông cha ta không có bao giờ xa chúng ta. Mẹ ta không bao giờ xa chúng ta. Chúng ta có cái xác là có mẹ, có tình thương. Cho nên, ngày hôm nay chúng ta phát giác ra cái đó, chúng ta phải tận dụng cái khí giới tình thương để đối đãi giữa con người và con người. Giữa tình người với nhau phải có tình thương. Nếu không có tình thương là tự gạt mình và không đem lại lợi lộc cho ai hết, ở tương lai.

Cho nên ngày hôm nay, anh có duyên lành, anh thấy tình thương tới với anh chưa? Chị Kim đến là tình thương đó, anh thấy không? Rồi chị Kim đến nói cho anh nghe, rồi anh thực hiện rồi anh thấy rồi, anh quý anh nhiều lắm, anh thấy chấp nhận cái hoàn cảnh này để anh có cơ hội tiến hóa về phần hồn. Thay vì mà anh ngon lành nữa, thì anh cũng đi nhậu đi chơi vậy thôi, phung phí thì giờ mà không được một kết quả tốt trong nội thức. Rồi lần lần cái nội thức anh mở, rồi anh đi tới cái vô thức là anh vô quái ngại rồi.

Ở thế gian anh muốn giúp ai là giúp, anh đi tới đâu anh chỉ đem 2 chữ bằng an, bằng sự thật hành trình cuộc sống của anh tại thế. Học bao nhiêu nói bao nhiêu đủ rồi, không cần phải thuyết pháp nhiều, là đủ cứu người ta. Thấy không? [29:59]

Tôi cũng có nhiều cuốn băng và trong cái phương pháp công phu, tôi cũng thực hành thì anh nhìn vô đó, coi lại, trao đổi với anh em thì từ từ mình sẽ đi đến. Cái quan trọng nhứt là phải sử dụng cái khí giới tình thương của chính mình thay vì vật chất, thấy không?

Vật chất nó tiến hóa do trí khôn của loài người giúp nó thôi, thấy không? Chớ chúng ta không có nên theo vật chất mà theo trí khôn của loài người, để thăng hoa tư tưởng và khai triển tâm linh, tiến tới vô cùng, thì chúng ta không còn sự bơ vơ tại thế nữa.

Bạn đạo: Kính thưa Thầy và kính thưa toàn thể quý vị. Hôm nay chúng tôi có 3 câu hỏi chính để hỏi. Một là câu hỏi có liên quan về lịch sử Vô Vi. Cái thứ 2 là về Kinh Dịch, Cái thứ 3 là câu hỏi liên quan về Dưỡng Sinh, tức là Tam Mạch Đàn. Nếu có thì giờ, chúng ta sẽ liên tục đặt câu hỏi liên quan đến 3 câu hỏi đó [31:13]

Đức Thầy: Dạ!

Bạn đạo: Kính thưa Thầy, Đức Vĩ Kiên theo trong truyền thuyết và theo trong những băng giảng thì Ngài đã tu trên 5.000 năm, trước thời kỳ Đức Phật ra đời. Hiện nay đã trên 2.500 năm. Tại sao Ngài lại không có một đường lối tu tập, tự lập độc lập, mà lại góp nhặt và đi theo hướng của Đức Thích Ca, lấy kinh A Di Đà làm chánh. Trong lời nguyện hằng đêm, có nói đến Đức Di Lạc, thời kỳ hiện tại, là kỷ nguyên ta bà thế giới của Đức Phật Thích Ca dạy Long Hoa Giáo Chủ Di Lạc là tên của một vị tưởng tượng chớ không có thật sự. Làm sao chứng minh sự tu hành của bạn đạo được?

Đức Thầy: Thì nói về chuyện tu, người ta thấy rằng, dùng danh từ tại thế. Thích Ca, Vĩ Kiên hay là Phật cũng là đều vô danh hết. Chỉ xây dựng làm sao tâm thức được cởi mở trong thanh nhẹ. Cái đó là cái quan trọng. Còn việc đề cao một vị Phật, cái đó không đúng. Phật Thích Ca cũng nói rằng; “Nhân nhân giai thành Phật” Mọi người đều có tâm Phật, nếu không chịu gọt rửa, bỏ nghiệp chướng mê chấp, thì con người không bao giờ tiến tới Phật. “Nhân nhân giai thành Phật” kia mà.

Thành ra cái Phật là vô danh. người người chịu tu thì người người được cộng hưởng cái đó. Chớ không có đề cao một vị Vĩ Kiên hay là Di Lạc này kia kia nọ. Đó là mượn danh từ để tiến hóa mà thôi. Bởi vì chúng sanh đang học qua những cái khóa đó. Mượn cái đó và chỉ đường cho người ta thoát về sự thanh tịnh của chính họ. Chớ không có mượn danh của ông Phật Thích Ca để làm thương mãi, buôn bán, không có vụ đó. Chỉ thực hành để cảm thức sự thanh nhẹ của tâm linh. Cái đó là điều cần thiết, chớ còn Phật là vốn vô danh, Phật không có danh. Chư phật là, nguyên lai của Chư Phật là thanh khí điển Càn Khôn Vũ Trụ, sinh sống hấp thụ cùng (nghe không rõ) mọi người cũng có, luồng điển âm và luồng điển dương được thanh sạch và tiến về Phật tâm. [ 33:40]

Cho nên Đức Phật nói là “Nhơn nhơn giai thành Phật”. Cho nên người đời còn mê chấp, còn cung phụng ông Phật, đề cao một ông Phật. Cái đó là chuyện sai lầm. Nhưng mà mượn cái cây gậy đó để tiến tới thanh tịnh trong nội tâm. Cái đó là chơn chánh. Mượn cái đó. Cho nên Hữu Vi có, Vô Vi có. Nhưng mà phải nhớ rằng, khi chúng ta học cái gì cũng phải dùng cái ý, trọn ý trọn lành của chúng ta tìm hiểu cái nguyên căn mà để đạt, chớ không phải chọn cái nguyên căn mà để ỷ lại, thụt lùi. Cái đó là thất bại, không có đúng trong cái Khoa Học Huyền Bí

Bạn đạo: Tôi xin hỏi tiếp câu hỏi thứ 2 về Kinh Dịch. Trong Kinh A Di Đà, Đức Tổ Sư Đỗ Thuần Hậu cũng có nhắc nhiều đoạn trong Kinh Dịch về như; Càn Khôn, (nghe không rõ), huynh trưởng Trịnh Công Thắng. Về tu chính cũng có nhắc đến hành động Tỳ Trung Liên Hoa, tức là (nghe không rõ), có 8 lỗ, Thanh Địa về Bát Quái. Xin thầy cho biết và ban dẫn cho chúng tôi những cái (nghe không rõ) và những cái vị trí của những quẻ trong Kinh Dịch vô cùng quan trọng. Hiện nay trên thế giới đó. Nhiều lãnh vực như Khoa Học, Y Tế, Vật Lý người ta cũng đang áp dụng Kinh Dịch, thí dụ như là 2 nhà khoa học Trung Hoa được giải thưởng Nobel là cũng nhờ áp dụng kinh Dịch. Hay là các nhà cai trị nước trên thế giới như ở Indo hay là Trung Quốc hay là ở nhiều nước trên thế giới, người ta áp dụng như binh thư Tôn Tẩn, đang áp dụng Kinh Dịch. Xin thầy rao giảng cho chúng con biết

Đức Thầy: Áp dụng trong Kinh Dịch là mượn cái Kinh Dịch. Nhưng mà cái trí thông minh của con người, khác! Bây giờ anh nói Kinh Dịch, thiếu gì người muốn áp dụng. Áp dụng không được! Cái sự thông minh, căn lành của người đó thuộc về ở giới nào? Nó dòm vô Kinh Dịch, nó đọc, nó biến hóa, mà nó tác dụng và nó tìm ra được cái nguyên lý. [35:40]

Còn Kinh Dịch có bán đầy phố hết; nhưng mà mượn cái đó để tiến. Cái tiến đó là cái gì? Sự thanh tịnh thông minh của con người.

Cho nên, người tu thiền của Vô Vi, một thời gian rồi, nắm Kinh Dịch mới thấy, “Ô, cái này nó đã sắp đặt rồi. cũng như trật tự Dịch Lý trong khối óc của chúng ta, trong cơ tạng của chúng ta đang khai triển, không cần phải học; nhưng mà tới đó nhìn vô Kinh Dịch, chúng ta thấy rõ rồi: xác định cái việc đó là như vậy. Nhưng mà chỉ có tạm mà thôi, không có sự vĩnh cửu.

Cái Dịch Lý là các Bạn Soi Hồn, Pháp Luân, Thiền Định; càng đồ này kia, kia nọ là nằm ở chỗ đó! Thượng, Trung, Hạ quy nhứt rồi, nắm cái không đó, từ cái số 0 nhìn lại tới số 9, biến hóa đó, mới thấy rõ cái đường đi, nước bước. Đó!

Cho nên, tại sao những người tu Vô Vi lại tới đó, nó lại hiểu? Nó, hồi nào giờ nó không phải coi trước, mà nó nhìn mặt ông đó, nó thấy ông đó sao đang khổ! Nó đâu có học Dịch Lý, nhưng mà ảnh đang khổ. Rồi nó nói một chặp, Anh nghe, hết khổ! Rồi từ từ cái anh đó tới kiếm nó hoài; mà người đó hồi nào giờ không có học Dịch Lý; mà chính nó tu cái pháp này là nó học Dịch Lý!

Dịch Lý khai thông là quý vô vàn, trong (nghe không rõ) cũng có nói. Rất rõ ràng: cắt nghĩa về cái Dịch Lý. Ngũ hành kích động và phản động, Dịch Lý nó sẽ khai thông. Mà trong cái cơ tạng của các Bạn là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ rõ ràng. Mà sắp lại trật tự, thì tự nhiên biến thể của nó là một Dịch Lý: tự nhiên đi ra một cái sự thông minh mà hồi nào giờ không biết, không bao giờ học! Mà thấy rõ những cái điều; “Cha! Anh đó đang bị cái tai nạn; mình nói cho ảnh thức tâm để ảnh quy về!” Giữa bạn đạo với nhau, có gặp mỗi tuần là quý lắm. [37:51]

Người phát triển lúc nào cũng biết chịu thực hành rồi tự nhiên nó đi tới biết Dịch Lý; nó tự mở trí ra.

Còn cái Dịch Lý kêu bằng sách đó, người ta ghi chép như vậy, chớ kỳ thật là nó ở trong cái tự nhiên và siêu nhiên. Mà nếu mà thực hành về Soi Hồn, Pháp Luân, Thiền Định là trở về tự nhiên và siêu nhiên. Thì tự nhiên rõ cái Dịch Lý rất dễ dãi, không khó khăn.

Bạn đạo: Dạ thưa, con xin hỏi Thầy một câu hỏi nữa vể Dưỡng Sinh.

Đức Thầy: Dạ!

Bạn đạo: Trong ...

Đức Thầy: Trong cái tâm đạo, tôi cũng có nói về Dưỡng Sinh, tu thiền Dưỡng Sinh. Khi Anh tu thiền, Anh đạt tới quân bình, mọi người hướng về Anh, thì cái sức sống củaAanh đó, thấy càng ngày càng mạnh thêm; sức sống của Anh càng ngày càng nhẹ thêm. Chớ Dưỡng Sinh không phải là ăn món này, ăn món kia, ăn món nọ để dưỡng sinh! Anh ăn được cái nguyên lý đó, Anh mới thẩy cảnh sống đời đời bất diệt.

Là cái phương pháp tu thiền này nó tới cái Dưỡng Sinh sau khi tu thiền, mình thấy mọi người đều là chân lý. Sự kích động và phản động đều là ân nhân của mình. Đó là Dưỡng Sinh: sống một cách nhẹ nhàng và không bị lệ thuộc. Anh hiểu cái chỗ này chưa?

Đó, trong cái Kinh Đạo Tâm có nói rõ ràng. cái phần Dưỡng Sinh tu thiền. Tu thiền mới đạt được Dưỡng Sinh. Mà nghe nói là Anh phải ăn cái này 3 gram, 4 gram, 5 gram; chặp Anh quên, thành ra không thành Dưỡng Sinh mà hại sinh nữa; lộn luôn!

Còn cái này là nó trật tự rồi; nó trở về trật tự rồi mới thấy, cái Dưỡng Sinh, khi mà bạn đạo hợp với nhau trong một tuần, thấy nó cởi mở ghê lắm! Nó kích động rồi; rồi người này đem cái sáng suốt, người này đem cái phần thanh điển tới, người kia đem phần thanh điển; được hưởng cái Dưỡng Sinh trong giây phút đó! [39:50]

Rồi khi mà mình quán thông được nhiều cõi rồi, mình thấy té ra, tất cả đều là chân lý, cò gì mà không phải chân lý? Cái ghế này cũng là chân lý: trí khôn của loài người đã cấu trúc cho tôi được cơ hội ngồi đây; cái bàn này cũng là chân lý; cái micro này cũng là chân lý! “Đó là Dưỡng Sinh! Tôi sung sướng vô cùng; tôi thấy tôi hưởng hạnh phúc!” Khi Dưỡng Sinh, đạt được là hạnh phúc; mà cảm thấy được hạnh phúc, tức là Dưỡng Sinh! [40:15] Đó là cái cứu cánh cuối cùng! Thực tế như vậy.

Còn cái kia, Dưỡng Sinh về thuốc men này kia; nước uống cũng là Dưỡng Sinh; nước lạnh cũng là Dưỡng Sinh! Anh biểu tình, nhịn đói, ở Việt Nam Anh biểu tình, nhịn đói 9 ngày, có nước uống, không chết! Dưỡng Sinh! Thấy không? Nước cũng là Dưỡng Sinh.

Nhưng mà mình, ở trong này có Nước, Lửa, Gió, Đất, Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ; mà điều hòa thì tự nhiên cái sức Dưỡng Sinh vô cùng, tươi tắn, trẻ đẹp, mà không có khó khăn trong nội tâm. Cho nên (nghe không rõ) tôi cũng đã nêu rõ (nghe không rõ), Anh hỏi đây từ cuốn quán thông đến cuốn Nội Đạo Tâm; hai cuốn cắt nghĩa hết!

Bạn đạo: Thưa, còn ở trong Dưỡng Sinh đó, trong tài liệu Dưỡng Sinh có nói về Tam Mạch Đản, tức là 3 vùng trắng đó. Thì khi Nhân Sinh qua mà thuyết trình về tài liệu về Dưỡng Sinh đó, có nói về cái câu: Tam Mạch Đản, cái đó là quan trọng nhứt trong người chúng ta. Mà tôi thấy, ở đây không có vị nào mà không bị Tam Mạch Đản hết. Vậy thì phải làm thế nào để giải thoát khỏi tăng và giảm? Tam Mạch Đản là nói về con mắt của mình, trừ khi tiên sinh quan sát một người nào đó, thì tiên sinh đừng nắm bàn tay, giữa ngón tay trỏ và tay trái, thứ nhứt; thứ nhì là quan sát con mắt; thứ 3 là lỗ tai. Cũng như bên Vô Vi, chúng ta là quan sát cái tinh, khí, thần của mỗi người. Cái đó là quan trọng. Xin Thầy rao giảng cho chúng con biết về cái Tam Mạch Đản nó như thế nào, nó quan trọng như vậy? Với chúng ta đây, trong tài liệu đó, không thấy người nào mà không bị Tam Mạch Đản hết!

Đức Thầy: Khi mà Anh đọc tới cái chỗ đó đó, Anh phải hỏi Osawa còn sống không? Ổng đang ở đâu? Phải hỏi chỗ này! Còn cái phương thiền mà đem so sánh với ông Osawa là xa cách lắm. Phương thiền là dòm căn bản cái điển hào quang của mọi người; cái đó là sự dày công thăng hoa trở về thực chất của phần hồn.

Còn cái đó là nói tạm bợ về vật chất: Ổng nói về Y lý. Nhưng mà cái thời điểm đó, không khí khác; thời điểm bây giờ, không khí khác! Thay đổi; thời tiết bây giờ thay đổi! Cho nên, nhiều khi anh dùng Osawa là một chuyện; nhưng mà có người dùng được, có người dùng không được. Thời điểm khác! Phải hiểu cái chỗ đó.

Rồi còn nói rằng là Tam Mạch Đản, này kia, kia nọ. Hỏi chớ, người tu Vô Vi là người thanh lọc cái đó và trở lại luôn luôn cặp mắt sáng tốt; nhìn cặp mắt nào, người nào có thật sự thiền là cặp mắt họ sáng; họ không có lu mờ và chứa những cái chuyện đó ô trược! Không có ô trược! [43:07]

Mà người dụng lý nói Vô Vi thì cặp mắt khác; mà người thực hiện Vô Vi, cặp mắt khác! Ta nói, Vô Vi căn cứ vào luồng điển ở trên đầu của con người, kêu bằng đi vào chỗ siêu thoát, chớ không phải căn cứ vào lý luận của người phàm mà áp đảo tinh thần! Cái đó không có. Vô Vi không chấp nhận cái đó.

Vô Vi về luồng điển thực chất của hành giả, mà thôi; rồi trở về tự nhiên tu thét rồi con người nó hồi nào giờ không nói cho ai nghe, mà người ta nhìn, “Sao lúc này Anh trẻ, vui?” Là cái luồng thanh quang và từ quang của nó tự xuất phát lên. Cái phần đó nó khác. Phần đó là về điển giới, nó quan trọng nhứt của con người.

Con người không có điển, không cử động được. Mà điển không điều hòa là loạn tâm! Mà điển liên hệ với Càn Khôn Vũ Trụ, trở về với thức, rồi đi tới chơn thức, rồi đi tới vô thức! Cái phần đó, chỉ trong thực hành chớ không phải nói rằng, “Tôi quen ông Thầy, ông Thầy ổng cho tôi cái đó!” Không; không có cho được!

Người nào không hành, không tu, thì không đạt.

Đó là sự công bằng, nằm hẳn trong cái luật của Càn Khôn Vũ Trụ: không thêm, và không bớt, và không lo âu!

Còn cái phương thiền mà nói với ông Osawa, điện hỏi ông Osawa, ăn tới bây giờ, hỏi ổng còn sống không? Ổng cũng phải chết vậy! Chết rồi ổng đi đâu? Thì cái phần đó ổng không có nói! Thì bây giờ chúng ta đang sử dụng cái cứu cánh của phần hồn, cứu cánh trong lúc giải thoát, thì thế nào? Chúng ta thấy nó khác hơn.

Mỗi người phải hành mới tiến được; không hành, không tiến được. Anh thấy rõ cái đó không?

Cho nên, nhiều người đọc sách, bị lệ thuộc trong cuốn sách mà không dám đặt câu hỏi: “Tại sao? Ông đi đâu? Ông làm được những gì?” Rốt cuộc ông chỉ ở trong thời điểm đó! Rồi qua cái thời điểm đó, ông làm được cái gì?

Cho nên, cái Vũ Trụ Càn Khôn đang thay đổi, đây là đi lần, lần, lần, đến cái Kỷ Nguyên Di Lạc: Mọi người sẽ vui, các đạo lần lần sau qua cái cơn nhồi quả, thanh lọc rồi, các đạo sẽ vui nhiều hơn, cảm thức phần hồn quan trọng; mọi người đều vui.

Cho nên, chúng ta sống trong chế độ tự do này, thấy càng ngày càng nhiều người tu: bất cứ tôn giáo nào, rồi họ sẽ đi! Ngay cả không khí cũng thay đổi; chớ năm nay là khác nhiều lắm.

Anh còn gì khác?

Bạn đạo: Nếu có thì giờ thì con sẽ hỏi thêm [45:50]

Đức Thầy; Hỏi đi; hỏi thêm; trao đổi mới có thiên, có hợp.

Bạn đạo: Trong băng thuyết giảng Thầy có nói, hủy hoại thân thể là có tội với Thượng Đế. Nhưng tại sao trong băng Cha giảng, muốn tu hành tân tiến, con nên phát tâm hoạn! Hai cái đó nó có nghịch lý với nhau không?

Đức Thầy: Phát tâm làm sao?

Bạn đạo: Hoạn; đó là cắt cái của quý đi đó; trong băng Cha giảng có nói.

Đức Thầy: Cha nào nói?

Bạn đạo: Dạ, trong cái băng (nghe không rõ)

Đức Thầy: Không có Cha nào mà nói,

Bạn đạo: Cuốn băng của anh Bình cho. Muốn tu hành tân tiến, không nên bắt tâm hoạn đi.

Đức Thầy: Bắt tâm hoạn, là tu nhờ cái thanh điển đi lên, thì cái trược điển không có lưu. Cái trược điển là sức nóng nó tạo ra dục, biết không? Cái phát tâm là mở bộ đầu, xuất phát đi lên, chớ không phải kêu cắt cái của quý! Dịch sai nữa.

Bạn đạo: Nghe hoạn là con nghe (nghe không rõ)

Đức Thầy; Hoạn là có hoạn: chuyển cái phần trược điển này lên trên đầu. Cho nên người tu, người ta tu về Vô Vi, người ta diệt dục, cái mặt người đó hồng hào, người ta hồng hào; nhưng mà người ta không có đủ điển mà người ta sài, người ta hướng thượng, người ta vẫn sài! Bởi vì khi Anh giáng lâm xuống, ngược cái đầu lại, Anh thấy không, thì nó phải tạo dục.[47:18]

Mà bây giờ, mình tu, mình làm Pháp Luân thì nó ngược trở lộn lại, nó đi lên; sức hút! Cho nên cái đầu của tôi, cái đèn nó chiếu, nhìn cái mặt của tôi một chút nó đỏ liền; hút hết, nóng lên liền; cái đầu nó hút vậy đó.

Khi mà mình tu, cái bộ đầu nó hút lên được rồi đó, mình thấy cơ quan dục đó nó mất hồi nào, không hay. (nghe không rõ) phục vụ lên trên, nó dục tiến, chớ không phải cái dục như ở thế gian là ứ đọng dục. Cho nên, cái sự ân ái chỉ có chút xíu thôi, rồi cái chán, không có cái gì giá trị hết! Kêu bằng gạt mình trong 5 phút thôi, 10 phút thôi là hết rồi. Đó.

Còn cái này là nó nuôi dưỡng hằng ngày, 24 trên 24; cái phần thanh nhẹ đó, nó dục tiến, đi lên.

Còn gì nữa?

Bạn đạo: Trong kỳ Đại Hội lần thứ tư tại Long Beach, California, chị bạn có nhắc lời Thầy (nghe không rõ) làm chủ trương mở mang về diện, là đặt nặng trọng tâm xã hội và cứu tế lên hằng đầu. Bởi vậy, hoặc là giúp đỡ lo lắng sức khỏe, nơi ăn chốn ở, nghỉ ngơi cho các bạn đạo, đặc biệt là các bạn đạo già. Trên thực tế, chưa có một bạn đạo già nào được cái may mắn hưởng thụ cái hồng ân đó. Như vậy có lệch lạc với trọng tâm của tổ chức Thiền Viện ngày hôm nay, không? [48:42]

Đức Thầy: Trước hết, muốn tổ chức Thiền Viện là mọi người muốn có một cái nơi để những người lão về đó ở, rồi kiếm công việc của các xưởng về đó làm việc để vui sống với nhau. Nhưng mà bây giờ mới xây được có căn nhà, chưa thành Thiền Viện, làm sao đem ông già về? Có bác sĩ đâu mà lo? Thấy không? Cái chuyện gì, lập cái chùa cũng phải mấy chục năm cũng lập cơ sở, thì đặt cái đại nguyện như vậy đó, rồi mọi người sẽ noi theo đó rồi làm tới. Lúc đó là mấy ông cụ về sống, phải có bác sĩ, có người này, người nọ lo nữa.

Cho nên, không phải là mới xây lên là thành đâu! Không phải thành! Còn phải nhân sự nữa chớ; phải cần nhân sự nữa chớ. Rồi phải có chỗ ăn, chỗ ở, rồi mấy người già mới tới đó ở được! Cái trọng tâm là muốn như vậy, nhưng mà thành sự cũng phải đòi hỏi thời gian, chớ đâu có phải là nói cái có liền a! Chúng ta Vô Vi là nghèo lắm à, người đóng có chút xíu mà, đâu có tiền bạc gì!

Nhưng mà lần lần rồi họ có quyết tâm họ sẽ đi đến. Những vị bác sĩ đó, họ quyết tâm họ thấy rằng, tiền của của ông Trời, họ thấy rằng cần phục vụ, chớ mấy người bô lão đứng trong sự hiu quạnh, thì họ sẽ phát tâm đi tới. Đó là vạch con đường cho mọi người sẽ phát tâm đi tới. [50:10]

Bạn đạo: Con xin thành kính tri ân Thầy đã mở trí huệ cho chúng con. Chúng con có thể hiểu qua những câu hỏi đó, các tâm trạng đó; Thầy hôm nay là mở mang cho con.

Đức Thầy: Dạ! Cảm ơn sự đóng góp của Anh rất nhiều.

Bạn đạo: Bây giờ đã quá 15 phút, như chương trình đã ấn định. Con xin cảm tạ Đức Thầy hôm nay đã (nghe không rõ) cho chúng con, với tất cả quý bạn đạo. Sau đây, chúng con xin mời Thầy cùng tất cả quý vị quan khách cũng như quý vị bạn đạo, trước sau để dùng bữa tiệc trà thân mật.

Đức Thầy: Cảm ơn anh chị Bình; tất cả anh em đã tổ chức một buổi đàm đạo, mà chúng ta nghèo mà ngày hôm nay ngồi ghế trật tự vậy, tôi mừng lắm. Tôi thì phát tâm nói đạo thôi, chớ tiền thì không có; thiếu tiền, có nhiều thì tôi đã cất cái nhà và rước ông già về nhà ở rồi, không có để mà ở bơ vơ vậy! Có tâm, nhưng mà không có lực, thì chỉ ngày đêm lo công phu lo tu, và đóng góp những cái gì mà mình đạt được nói cho tất cả mọi người biết; mọi người sẽ tự đi và sẽ đóng góp nhiều hơn, rồi mọi người sẽ thực hành đúng hơn, hay là giỏi hơn tôi, và giúp đỡ mọi người kế tiếp. Thành thật cảm ơn sự hiện diện của các bạn ngày hôm nay. [51:48]

Bạn đạo: (cùng vỗ tay) [01:00:01]


----
vovilibrary.net >>refresh...