19870917Q2

T/V NHẪN HÒA: KHÓA “PHÁT TÂM TU THIỀN” - Cuốn 3ABC

(mp3.1)

Bạn đạo1: ... hỗn láo ha! Đạo là cái gì? Tạo danh tạo lợi ha? Đi ra ngoài kia! Tất cả mọi người ai là đồng đạo, muốn thành đạo thì ở đây, muốn phá đạo thì đi ra ngoài kia. (nghe không rõ) đâu, hỉ cứt mũi không sạch, lên tiếng dạy đời, (nghe không rõ: vẫn còn hỗn láo nè?) tên này nè, còn tốt kia kìa, tụi bây hả, tụi bây hả? Tao thí Cha tụi bây là tụi bây chết à! Hỉ cứt mũi không sạch, đòi dạy ông già. Đạo là cái gì?

Bạn đạo2: Thôi đi ông ơi! Bây giờ ông hiểu tình thương giải quyết sao. Ông trả tiền tui là tui đi ra à.

Bạn đạo1: Mày đứng đây, tán vô mặt nó liền, đó là đạo; Mày hỗn láo hả? Xuống Đại Hội (nghe không rõ) đuổi tao ra khỏi Đại Hội. Tụi bây làm cái gì? Tụi bây muốn cái gì? Thằng Lạc ha, nói ông Tư. Ai?

Bạn đạo2: Dạ.

Bạn đạo1: : Thì thôi là cái thứ gì? Nói ông Lạc làm cái thứ gì?

Bạn đạo2: Tui kính trọng tui, tui là người mến đạo, thông hiểu ra, tui coi thường anh Trung tui lắm, người quý trọng, thế đạo này là cái gì? (nghe không rõ)

Bạn đạo1: Mày mang cái nghiệp, Mày biết Mày không Mày? Mày phách lối hả, hỉ mũi cứt sạch , cái nợ tiền kiếp của mày có thấy không, thằng con mày (nghe không rõ) rồi, tui kị cái tụi này vậy, tụi bây bán rầy hả? Tất cả những thằng ở đây nè, muốn trở thành cái nhẫn hòa này nè thì tâm đạo, tao đuổi thẳng đó. Tao là người phát tâm làm đạo, tao đau khổ vì đời, tao vô đạo tụi bây lợi dụng tao hả?

Bạn đạo2: (nghe không rõ) Tui xuất tiền ra kì này, tui xuất tiền bao nhiêu, trả tui đi! Tui sẽ rời khỏi Thiền Viện Nhẫn Hòa này. Tui đòi tiền, tui đòi tiền. [03:02]

Bạn đạo1: Tụi bây hỗn hả? Rồi ông xuống Đại Hội đuổi tao ra hả? Phỉ báng tao ha? Sáng mắt ra! Lợi dụng Thầy, hả?

Bạn đạo2: Bao nhiêu tuổi rồi, bao nhiêu tuổi rồi?

Bạn đạo3: Có Tao ở đây; đừng có lộn xộn; Tao sẽ giải quyết.

Bạn đạo4: Nam Mô Ngọc Hoàng Thượng Đế Vô Cực Đại Thiên Tôn, Nam Mô A Di Đà Phật, kính thưa Đức Thầy, kính thưa quý bác, quý anh, chị. Sau buổi học đạo tối hôm qua, chúng con có nhiều câu không có đủ trình độ để giải quyết;trước khi con giao lớp học lại cho anh Vũ Đức Trọng điều khiển ngày hôm nay, con xin trình bày lên Đức Thầy những câu thắc mắc của quý bạn đạo hôm qua để xin Thầy minh giải.

Câu thứ nhất: Làm sao được trở về tâm không?

Nếu con có nhiều câu giải đáp nhưng mà chưa được thỏa đáng, vậy xin Đức Thầy dạy cho chúng con.

Đức Thầy: Cho nên, những băng giảng đó mà tui đã nói là phải hi sinh tánh hư tật xấu, bỏ tất cả những cái ý xấu của mình, những sự tăm tối; xây dựng những cái ý lành, tự nhiên nó sẽ đi về tâm không. Nếu mà còn ôm trong cái chuyện,kêu bằng, tăm tối, bất tài, nghi kị, lười tiến, cái đó là nó không phải tầm đạo, cái đó là chỉ hại đạo và giết đạo mà thôi.[05:06]

Thì cái bản chất tham, sân, si, hỉ, nộ, ái, ố, dục cũng là của Thượng Đế, nhưng mà hướng thượng thì sử dụng khác, mà hướng hạ thì sử dụng khác.

Hướng thượng thì nói tham sân si, hỉ , nộ, ái, ố dục, câu nào nghe cũng dữ lắm, nhưng mà rút mở tâm (nghe không rõ) và không có để (nghe không rõ)

Còn nếu mà hướng hạ, thì câu nào chính mình chưa thông, ép đối phương, (nghe không rõ) cái chuyện đó là đương nhiên phải có.

Cho nên, hiểu được đường lối này rất dễ, quy không, bởi vì mình hướng thượng, đó là tính chất của Thượng Đế, cái bản thể này là cơ cấu đang kiểm soát phần hồn. Đạt những cái lý do đó, tham, sân, si, nóng nảy, từ nóng nảy đụng với nóng nảy mới giải mở ra, sẽ không còn nóng nảy nữa. Hỏa với hỏa tương giao, thành ra bình thản. Còn thủy, hỏa tương khắc thì nó động, người thanh tịnh, người đổ, đổ lửa vô; rồi đằng này nó không có, nó tương giao, hỏa hỏa tương giao, đi tới tận cùng nó không còn nữa. Cho nên, cái tầm cứu độ tui la, rầy um sùm, nhưng mà lại giúp đỡ nhau; tui giải cái hỏa tâm. Còn cái phần, kêu bằng, ghim gút đó là tự tạo thêm họa và đốt lấy nó, không bao giờ tắt. Cái đó nó hại thân.

Cho nên tại sao chúng ta tu chúng ta lại thức cái pháp Soi Hồn, Pháp Luân, Thiền Định; để chi? Giải tỏa cái hỏa tâm. Người nào cũng có hỏa tâm; khi nóng nảy trong gia cang ta vô ta Thiền Định rồi ta thấy nhẹ rồi, mở rồi, “Tui thấy hồi nãy tui không la thì tui yên”; là ở tương lai, bởi vì cái hỏa nó đi rồi, nó không có bị (nghe không rõ) thì tự nhiên nó thông. Thông làm một, đối phương với mình làm một, không có khác nhau, không có cái gì hết.

Cho nên, mỗi người đều có hỏa, ông Trời vẫn chọc mọi người, Đại Thanh Tịnh vẫn chọc, cho la lên, cho nóng lên, phải không? Cho không khí khó chịu lên, coi cho nóng trong này nó bay đi.

Thì chúng ta hiểu rằng trong này nó là nguyên ý của Tiểu Thiên đĐịa này, tương đồng với cái nguyên ý của càn khôn vũ trụ, chúng ta nên học cái khóa sáng suốt, thấy rõ ta với vũ trụ là một.

Tại sao ta không bình tâm để coi thiên cơ trong cơ tạng ta nó biến chuyển tới đâu? [07:56]

Nó đến là nó phải đi, và nó sẽ giải; giải rồi nó sẽ thức; thức nó phải hành. Thấy rõ chưa?

Cho nên đạo là phải học, phải đi vô, phải bị động, phải bị kích chúng ta mới thấy Thiên. Còn không chấp nhận nhồi động, kích, vậy ch ta học đời sướng hơn, đi nhảy đầm sướng hơn, học đạo làm chi?

Học đạo là tìm tàng cái bên trong, ch không có tìm tàng cái bên ngoài.

Cho nên hôm giờ các bạn nghe cái bản tánh sân, nhịn nhục, nhịn nhục tối đa. Còn không nhịn nhục thì bữa nay phải động, động thử coi còn có nhịn nhục không?

Nghe thì thấy hay, nhưng mà bây giờ phải hành. Hành rồi chúng ta mới thấy ta nhịn nhục, giá trị của nhịn nhục. Hễ nhịn nhục được rồi là thương yêu, không có oán trách nữa.; thấy rõ không?

Rất dễ, kỹ thuật rất dễ nhưng mà nó qua cái trường, đó là cái khuyết. Sớm mơi tui nghe rầy la, này kia, kia nọ là cái khuyết nội tâm mà thôi ch không có sự ám hại.

Hãy nhớ, người đời đã nói vậy là có sự ám hại; mà người đạo nói như vậy đó là cái khuyết mở tâm.

Thì các bạn đâu nắm được cái khuyết mở tâm? Động cho nó cực động, rồi nó trở về tịnh, thấy không? Tịnh tối đa thì nó trở về động.

Cho nên ông Trời ổng làm việc trong sạch. Thấy rõ chưa? Đại Thanh Tịnh rồi, cực tịnh rồi làm việc cho chúng sanh, không có bỏ chúng ta đâu. Mà chúng ta động cực động mới nhớ đấng Cha Trời là hay; khổ thiệt khổ mới biết trời Phật đã hành đúng.

Còn không, mình đứng ở ngoài mình lý luận nói, “Ông Phật ng làm bậy! Ngu quá! Sung sướng không muốn, muốn chịu khổ!” Phải không?

Cho nên, sự trách móc đều không hiểu tận cùng; mà hiểu tận cùng, đó là một. [09:57]

Chúng ta đang làm cái gì đây?

Đang làm cái việc tận cùng. Các bạn đang làm pháp luân Thường Chuyển, ha, nó từ giai đọan khúc mắc ở bên trong, mà các bạn cho nó chạy, chạy, chạy, chạy, chạy cho đến Nm Đốc tương thông. Vì cái vốn cùng vô cực thì chỉ có hòa tiến và tự giải, tự tạo nó nằm ở trong đó.

Nhiều người không hiểu và không hành; nói đạo mà không hành thì đạo không bao giờ có.

Hành rồi, chúng ta mới kiểm chứng rồi: Tui hành tới giai đoạn này, nhưng mà tới đó tui thấy tui còn bị đụng. Đụng rồi,đụng để chi? Đụng để tui mở, đụng để tui tiến. Ngồi để chi? Ngồi để tui vượt qua, ch không phải ngồi để tui ở lại.

Mình thấy Lục Trần nó siêu không? Tự đặt tất cả mọi hoàn cảnh đều là nhờ mình cũng lí luận, mình cũng ăn học, mình cũng ăn nói đúng đắn, mà tại sao nó lại nhồi mình? Ha ha; thấy không? Cái nhồi là cái tiến siêu hơn; được nhồi để rồi người đó đươc siêu hơn; mà không được nhồi thì người đó chỉ ở một chỗ thôi. Tui bỏ lớp học này, tui tiến tới lớp học cao hơn nữa.”

Cho nên, tới đây học thì có lớp có lang ch, có trình độ ch, nhưng mà học với ai? Chuyện học giữa con người với con người, mà con người là ai?

Cấu trúc bởi siêu nhiên mà có.

Siêu nhiên là gì?

Do Đại Thanh Tịnh cấu tạo.

Học với ai bây giờ?

Học với ông Trời. Vì tất cả những ông Trời con này đều khó chịu, không có ông Trời con nào mà dễ chịu hết, thấy không? Vì ổng hành trong khổ, ổng mới thể hiện cái khổ; mà ổng thể hiện cái khổ, cái đau đớn, thì người thế gian luôn luôn là thương mãi hóa, nghĩa là như là muốn tròn, hay là đánh bóng cho đẹp mới bán được; mà cái này gai góc, lửa là lửa, sắt là sắt, để nhìn thấy sự chắc của nó, và nó tiến, té ra cũng (nghe không rõ)[12:19]

Thấy nó làm cái búa, mà nó không thanh tịnh, nó vẫn cứu đời, phải không? Thấy cọng gai nó cũng là thanh tịnh, nó vẫn cứu đời, đâu ai thấy gai bỏ, gai góc bỏ? Gai góc cần lắm ch. Không cần cái gai góc ngày nay người ta lấy cây sắt người ta đâm vô mình, cứu mạng à: từ cái chông gai, châm cứu, mới cứu được cái thân bệnh.

Tất cả đều là hữu ích. Cho nên, một lời nói, một tiếng gào, một giọt mưa đều là hữu ích; mà tại tâm ta chưa rõ, bị hỏa tâm ám, thành ra bực!

Mà dẹp được hỏa tâm rồi, thanh, thương yêu, mở ra tất cả đều là chân lý: vạn linh kết hợp cấu trúc siêu nhiên từ cái thận cho tới thể xác.

Mà trong cái thể xác đó ai ngự trị?

Người chịu đựng ngự trị.

Mà người đó là gì?

Sáng suốt. Rốt cuộc cũng phải bỏ xác mà ra đi, rốt cuộc cũng phải tha thứ và thương yêu. Khi mà chết ra khỏi cái xác rồi, nhìn lại cái xác thê thảm, “Vì tui mà Anh khổ mấy chục năm; vì tui mà Trời phải động, thiên cơ phải biến chuyển! Tất cả vì tui thiếu thanh tịnh nhân gian di nhã độc tôn, khổ vì tui. Mà tui không biết mang ơn, tui tầm duyên duyên để chịu tội, xuống địa ngục để chịu tội, đẩy lui tất cả!”

Cho nên tui thường dạy, cái áo các bạn mặc, chén cơm các bạn ăn, lời nói tiếng động các bạn đều phải biết cảm ơn: tất cả là thọ ơn, vì lớp học này là lớp học tạm từ lúc chào đời đến bây giờ, chớ các bạn đâu có mới học đây đâu! Đây là ôn bài và thể hiện tâm thức sẵn có của chính chúng ta, hướng thượng tự đi; còn học là đã học rồi. Học ngay trong gia đình, học ngay trong xã hội, học lúc tập tành mới bước đi, bắt đầu học đạo rồi; nhưng chưa biết quý đạo. Ngày hôm nay thực hiện được rồi chúng ta mới thấy là đạo trong tâm! Giữ đó mà đi, chấp nhận chịu nhồi quả, chịu khổ cực, chịu đau đớn. Sau cái cực là tâm phải tịnh. Phải nhớ cái chỗ này!

Cho nên, các bạn làm Pháp Luân thường Chuyển làm, thức giác, mặt mày sáng lạng, tâm thấy tươi nhẹ, ăn ngon, ngủ yên, mà đến cái phần đòi ăn bây giờ nó không phải như hồi xưa: hồi xưa đòi ăn, bây giờ không đòi ăn nữa, con ăn ??? ông lo tu, bởi vì hưởng nguyên khí của Trời Phật cho quá nhiều: “Tui biết làm Pháp Luân Thường Chuyển thì nguyên khí tui cũng giúp cho tui nhiều lắm. Tui không có đòi hỏi nhiều, tui không có đòi hỏi món ngon vật lạ; tui đòi hỏi sự thành thật của tui đối với (nghe không rõ). Tui không tiếp tục lường gạt nữa; nhìn ngoại cảnh lường gạt, tui không sài, tui mới sài cái nội thức của tui.”

Tu cái đạo là phải chịu buông bỏ tất cả, mới trở về được.

Cho nên cái khóa này là khóa Phát Tâm Tu Thiền là phải buông bỏ, buông bỏ bản chất sân si, buồn tủi, so đo; gạt đi để mọi người phát tâm cộng tác với ông Trời. Ai khôn cộng tác thì nhiều; ai dại họ sẽ đi từ từ sẽ đến, một tình thương của chúng ta, chúng ta từ ngu khờ đi tới khôn Ngoan. Cho nên hành động cứ việc làm để ảnh hưởng người khác. Cho nên Phật, toàn dân cứ về Ngài và chỉ lo cho Ngài thôi chớ đâu có lo cho dân? Nhưng mà sau rồi dân mới thấy rằng Ngài làm đúng: “Nếu chúng ta làm như Ngài thì chúng ta giải thoát, chúng ta không bị nghiệp tâm, chúng ta không bị trói buộc, chúng ta không bị lẽ này, lý kia mà giam hãm phần sáng xuốt của chính chúng ta. [16:48]

Cho nên Đức Phật đã thành công. Mọi người thèm một cuộc cách mạng tâm linh của Ngài, mà muốn làm, không chịu làm! Cho tới bây giờ chúng ta phát tâm là chúng ta muốn làm, và chúng ta phải chịu làm, bất cứ tình cảnh nào xảy đến, tâm ta vẫn thản nhiên, vì ta thấy rõ rằng không còn việc nữa, sanh , lão, bệnh, tử, khổ nhất định chúng ta đã kham rồi; bây giờ chỉ còn chờ cái dịp là hồi sinh mà thôi.

Lấy cái gì, tánh hư tật xấu, lấy cái gì diệt tánh hư tật xấu?

Lấy cái gươm tình thương và đạo đức sẵn có trong tâm, chặt đứt nó đi, thực hiện tình thương và đạo đức nhiều chừng nào, chặt đứt hẳn cái tâm tư ác nghiệp trong nội tâm của chúng ta.

Cho nên các bạn qua bài học phải sôi nổi. Trong sự sôi nổi này, sau khóa học, các bạn về tự nghiền ngẫm và các bạn thấy chợ đời nó đương nhiên là thấy, các bạn bình thản tu trong rừng người, lấy động làm tịnh, lấy người làm rừng, mà tha hồ đi đâu, đi đâu cũng vậy: đâu cũng là tiền nhân, đâu cũng là thiền đường, cả càn khôn vũ trụ chỗ nào kích động nhiều ta lấy đó làm tịnh; nhưng mà phải hành, phải tháo g nó ra, tháo gở cái cái nghiệp tâm, không nên trói buộc, không nên vun bồi cái tánh hư tật xấu, tận diệt; mà chúng ta noi theo cái gương tình thương và đạo đức.

Khí giới tình thương và đạo đức và cái gươm đó thường trực, sử dụng cái gươm đó để cắt đứt mọi sự liên lạc ác nghiệt có thể gây cho tâm chúng ta. [18:47]

Cho nên nhiều người học đạo chưa hiểu cái gươm, đó là cái gươm tình thương và đạo đức, một khí giới sắc bén nhất mà mọi người có quyền sử dụng nó bất cứ lúc nào.

Cho nên chúng ta hướng thượng lên trung tim bộ đầu để gom cái luồn điển trung tim bộ đầu, để hòa với cả càn khôn vũ trụ; tâm của chúng ta, chấn động lực luôn luôn ý Nam Mô A Di Đà Phật hòa hợp với càn khôn vũ trụ, đó là sự thanh tịnh. Mà đại thanh tịnh là sức mạnh mà đấng tạo hóa tạo ra vạn linh tại thế.

Mà chúng ta hòa với đại thanh tịnh thì chúng ta thế nào?

Chúng ta phải có sự thương, thương yêu tất cả những gì kích động và phản động. Lúc đó chúng ta (nghe không rõ), thật sự chúng ta xuống đây học kích động và phản động lúc chào đời cho đến bây giờ, ông Trời hành hạ tới ngày hôm nay, chông Trời đâu có cứu gì đâu? Có mơn trớn gì đâu? Chửi mắng từ đầu đến cuối, từ sớm mơi cho đến tối chiều, ôm cái xác này đã đặt biết bao nhiêu câu hỏi cho tâm thức, “Mày làm gì đây? Sáng dậy Mày rửa mặt cho sạch sẽ rồi Mày đi đâu đây? Đi ăn cướp của người ta hả? Mày làm cái gì?

Cả ngày nó hỏi; mình làm sao mình trả lời?

Chỉ có tu, mới hiểu được, “Nhờ Ngài theo con mà con của con mới có tiến hóa; nhờ Ngài truy tầm con, con mới rõ chân lý, là cái xác này. [20:29] Nó đòi đỏi nhiều chuyện lắm, biết bao nhiêu sự phức tạp, sớm mơi tới chiều 24 trên 24 các bạn nhận biết được bao nhiêu sự tích cực, phức tạp đó mà không phải của bạn, đó nó quá hay.

Bạn là cái gì qua được thì thôi, nhưng mà công chuyện đó nó không chịu, nó bắt phải làm, làm như vậy đó, “Ổng làm như vậy không được; nó đòi hỏi, rồi bây giờ các bạn phải làm sao?

Tui phải hạ mình xuống, dẹp tự ái, làm hay hơn nó (nghe không rõ), từ cái có nó biến thành không, từ cái không nó biến thành có, rồi bây giờ mình làm cái có biến thành không, tận tâm làm việc đó thì nó đâu còn nữa?” Rất dễ, hổng khó.

Cho nên các bạn học qua cái khóa này, rồi sẽ tiếp tục trong mấy ngày ngắn ngủi, mà mình rút về cái thì giờ của thiên hạ, thành ra cái đụng chạm, không ra, đụng nữa đi rồi sẽ mở nữa, không có bao giờ hao phí một giọt tinh điển của các bạn,mà các bạn sẽ giác 2 luồng tinh điển trước khi mãn Khóa rời khỏi Thiền Viện Nhẫn Hòa và các bạn nhớ thương Thiền Viện Nhẫn Hòa ở tương lai[21:55]

Nhờ nó có cơ hội chèn, chèn nó có cơ hội tiến mà những người đó cho biết tại đây cũng vậy, bị nhồi tối đa, nó mới thành cái hiện tượng nhẫn hòa nếu như người ở đây không bị nhồi tối đa thì 2 chữ nhẫn hòa không có ý nghĩa gì hết, những người ở lại đây chịu nhồi, chịu nhồi tiếp đi rồi sẽ thể hiện một cái ánh dương lành ở ánh sáng tương lai. Có bạn nào có gì thắc mắc nữa không? có bạn nào?

Bạn đạo4: Thưa Thầy, đạo này chúng con có bàn đến tâm thức và trí thức, các con cũng bàn bạc qua có một số bạn đạo chưa hiểu tâm thức quan trọng hay là trí thức quan trọng. Xin Đức Thầy chỉ dạy cho chúng con.

Đức Thầy: trí thức là sự chuyển hóa của bên ngoài mà thôi, tui chỉ xét, xét tới khả năng của tui tới đó thôi, còn cái tâm thức tự nhiên nó thể hiện ra, nói 1 cách hồn nhiên sẽ thấy cái người mà rớt xuống sông, tự nhiên cái tâm thức không cần cởi áo cũng nhảy xuống cứu người ta. Từ lúc đó mới thấy tâm thức. chính nó làm nó xét có nên cứu họ, hay làm sao? Cứu nó tui có chết không? có nhiều lý do cho người có trí. Cho nên người trí học đạo, dùng trí thức học đạo, nó chậm hơn, rồi xét, “Cái lý do này tui cũng không cần; lý do kia tui cũng không cần. Tui có cái lý thuyết với tui”; nhưng mà cái hành động cần, còn cái tâm thức nó hành rồi nó mới nói, đó là tâm thức. Cái tâm nó mới thấy rằng: “Không được, cái này phải làm liền”; tâm thức nó hành. Tự nhiên bề trên xuống thấy hình ảnh của tui, chửi cho nó, nó càng ghét mình, mình càng gởi điển cho nó, chửi cho nó hết liền, thét rồi tình trạng hn ẩu,(nghe không rõ) khi không nó nói, “Mày chửi tao rồi Thượng Đế nói không thèm! Không biết có phải không? Tưởng tao là Cha, không biết có phải không? Nói xạo, chửi nó một mách, chửi Trời một mách, Trời ơi thằng đó theo dõi núm đầu nó rồi tui theo nó, nó mới nói ba luyện, (nghe không rõ) có nhiều cách.

Cho nên cái tâm là hướng thượng sau những sự kích động nghèo nàn, bi cực mới thấy tâm, mới bước vào biên giới Phật Pháp.

Còn trí thức không có đối tượng; khi lý luận chưa tới ngưỡng cửa nữa, “Bởi vì tui lý luận ch tui đâu có đi!” Trí thức là biến thể của đi; biến thể ra là, “Lý luận, nhưng tui chưa tin”; còn tâm thức nó đã đi. Nó khác ở chỗ đó. [25:11]Tui đang đi kia!”

Cho nên các bạn thấy nhất người ta tự quy nhất, đó là cái tâm, ch tui không có dự trù để chỉ trích. Nói tui bây giờ tui làm có tiền, tui bỏ nhẫn hòa 2 đồng hay 3 đồng, hổng có nói. Dễ chỗ tui tới tui thấy cha Long làm việc khổ quá, “Tao cho mày 500, Mày lo đi!” Mà không bao giờ đi với Chúa, bởi vì khi mà nó nói “Ờ, tui cho Mày 500 nè, nó nghĩ, “Thằng này nó làm việc cho cộng đồng, tha nhơn, mà đem cái thân xác khổ cực thể hiện, nhờ cái thân xác đó mới cảm động cái lòng từ bi của mình, giây phút mà đưa 500 đó đó, nó đạt cái gì? Từ bi! Mình học được chữ từ bi nơi thằng Long đang khổ, mình học, bỏ 500 mà không nhớ, không tiếc; mà đưa 500 cho con điếm nó gạt, về nhớ hoài; phải không? Tới đó nhớ 500 đổi tướng, khỏe khoắn, “Trời, tui thấy tui giúp gì đâu, tui thấy khỏe lắm; bởi vì nó, nó thế tui giúp người khác nữa, nó làm việc đại sự, nó không có còn làm việc cho cá nhân, nó không phải lo rủ nhậu, nó không có đi chơi bời, thì nó bước ra tui cũng được hưởng lây, (nghe không rõ) thấy có cái tướng nó khác.

Vì vô phước, nhìn cái mặt nó khốn cùng lắm, mà nói với những người vô phước, cái gì cũng so đo hết; một triệu việc là so đo một triệu việc, hơn thua một triệu việc, mánh lới một triệu việc; cái đó gọi là vô phước.

Người có phước không có làm như vậy, chỉ biết thương yêu, chỉ biết hạ mình, nhịn nhục tối đa, luôn luôn giữ luật, đi theo lề lối nhẫn hòa tốt đẹp; con người đó có phước. [27:22]

Bạn đạo4: Dạ kính thưa Đức Thầy, một buổi nữa, hôm nay chúng tui muốn bàn bạc, nhưng mà chúng ta thiền đến một lúc nào đó, chúng ta có thể nói tâm của con người qua dáng đi, lời nói, và gương mặt. Dạ thưa Thầy có đúng không?

Đức Thầy: Tùy theo trình độ, trình độ cao nó khác, trình độ mà thoát tục rồi thì con người dáng đi lời nói đều khác hết, một cử một động của nó đều để cho người ta lưu ý mà được mở tâm, chớ không có lưu ý mà ganh ghét.

Có người nói đi thiệt đẹp, mà họ dòm họ nói “Thằng đó nó là giả bộ, không có sự thật!”

Còn người ta thật, đi một bước là một bước, nói một lời là 1 lời, không có sửa đổi. Cái đó, nhưng mà ảnh hưởng cứu đời. Ta vì việc này, việc nọ, không có, không có thật. Cái không thật không phải chân lý. Chân lý là sự thật. Cho nên một cử một động thiên cơ biến chuyển này kia kia nọ là một cử một động của ông Trời; kỳ thật mưa ra mưa, nắng ra nắng, lạnh ra lạnh, nhưng mà rốt cuộc cũng đều hồi sinh hết.

Phải cứu không? Hành động của Ngài ít ác hơn mà cứu: sau cái nóng ghê nóng bực ăn ngủ không được, nhưng mà những cái cây đó có thì giờ, qua cái cơn đó thì nó lại có trái, nó lại cứu chúng sanh. Thấy không?

Từ cơn đều có sắp đặt trật tự, chân lý tròn không có bao giờ méo. Tại chúng sanh không hiểu, bỏ xứ này chạy đi xứ kia, bỏ chỗ này chạy đi chỗ kia cũng vậy đó thôi, chỉ có Phật quốc xứ Trời là tốt nhất thôi chớ không có xứ nào đẹp hơn xứ này.

Xứ nào cũng là trường học của chúng sanh mà thôi. Đành học rồi thi ch không có hiểu được cái gì hết. Cho nên, có kẻ già người trẻ. Hỏi chớ, mấy người già muốn sao? Đó, sắp đi rồi sao, không phải chỗ này, mấy ông già (nghe không rõ), khi mà chắc chắn là tha thứ, đi để học nữa mà bây giờ hổng đi dũng chí, tới gặp bài học khó khăn, làm sao học? Bây giờ bắt đầu bây giờ, gây phúc điền, gây dũng chí, tới đó mới thăng hoa và tiến hóa được. [30:10]

Bạn đạo: Bây giờ xin cảm tạ lời minh triết giảng bài của Đức Thầy; con chúc Thầy, tất cả các bạn đạo của chúng con đã sung sướng; con xin cảm tạ Đức Thầy.

Sau đây con xin mời Đức Thầy giảng tiếp ngày hôm nay và diễn lớp học cho anh Nguyễn Đức Trọng điều khiển ngày hôm nay. Con cảm ơn Đức Thầy, cảm ơn quý bạn.

Bạn đạoNĐT: Nam Mô A Di Đà Phật, kính thưa Thầy, trước khi bắt đầu chương trình ngày hôm nay , con xin bồi hồi đọc bài thơ cảm tạ Thượng Đế đã cho chúng con cơ hội họp nhau tại Thiền Viện Nhẫn Hòa và học hỏi dưới sự hướng dẫn của Đức Thầy; xin mời anh Hòa.

Bạn đạoH: xin phép Thầy, con xin đọc bài thơ:

“Phát đạt điển quang học chữ hòa

Tâm hồn mộ đạo học gần xa

Tu tâm luyện tánh về không giới

Thiền định chu du rõ tình cha

Cảm ơn ánh đạo chiếu ban

Cảm ơn phụ mẫu điển quang hộ trì

Cảm ơn chân tịnh quyền uy

Cảm ơn Thầy Mẹ thảo khi khô cằn

Cảm ơn diệu tướng phụ hoàng

Cảm ơn tam giới đạo tràng khai minh [31:43]

Cảm ơn khóa học tâm linh

Cảm ơn đụng chạm xét mình (nghe không rõ)

Cảm ơn kích động gió mưa

Cảm ơn huynh tỉ dạy cho thật lòng

Cảm ơn chân lý khai thông

Cảm ơn một dòng ly khóc càn khôn

Cảm ơn rõ biệt chủ hồn

Cảm ơn hoàng phụ thiên tôn cho bày

Cảm ơn học đạo dựng xây

Cảm ơn từ mẫu đêm ngày nhất quang

Cảm ơn thiên lý mở đàng

Cảm ơn huynh tỉ mở màn khai thông

Cảm ơn thấu rõ khó khăn

Cảm ơn Ngài độ phá vòng chấp mê

Cảm ơn dệt bỏ cơn mê

Cảm ơn an lạc hầu kề tâm con

Cảm ơn sáng tỏ (nghe không rõ)

Cảm ơn khai thị đường mòn hở nam

Cảm ơn thấu rõ âm hao

Cảm ơn không biết nói sao đủ đầy

Xin Cha cứu vớt con bầy

Ngàn năm xây dựng chung ngày thiện lương”

Nam Mô A Di Đà Phật.

Bạn đạoNĐT: Kính thưa Đức Thầy, hôm qua chúng con nghe bài giảng của Đức Thầy vào buổi sáng, trưa, chiều và buổi tối, chúng con đã họp nhau và thảo luận với nhau; chúng con còn vài câu hỏi liên quan đến bài giảng của Đức Thầy ngày hôm qua, con xin đọc ra đây, và sau đó con sẽ tiếp tục đọc những câu hỏi mà các bạn đạo đã viết cho chúng con chưa kịp thảo luận ngày hôm qua. Chúng con xin Thầy minh giám.

ính thưa Đức Thầy, điển vượt thoát khỏi bộ đầu là như thế nào? Điều đó có phải là đạt nhờ hành giả đã đạt tâm không, hay không? [33:41]

Đức Thầy: Muốn điển thoát bộ đầu là phải hành, như chúng ta đã có ba pháp vậy, phải hành đúng đắn, nghiêm chỉnh, thì ngay trung tim bộ đầu nó mới rút lên trên.

Bởi vì sao?

Tui đã giảng rất nhiều trong băng, khi chúng ta giáng lâm xuống thế gian là chúng ta đã lật ngược cái đầu (nghe không rõ). Bây giờ chúng ta trở về thì chúng ta phải làm cái Pháp Luân Thường Chuyển.

Mà hỏi, càn khôn vũ trụ có Pháp Luân Thường Chuyển không?

Nếu càn khôn vũ trụ không có cái Pháp Luân Thường Chuyển thì càn khôn vũ trụ không còn! Mất! Cho nên Đức Diêu TKim Mẫu phóng cái Pháp Luân Thường Chuyển để cứu con Ngài.

Mà cứu bằng cách gì?

Móc lên. Mà chúng ta làm pháp luân hít vô đầy rún, đầy ngực, tung lên bộ đầu, nó mới (nghe không rõ); hai cái nó mới tương ngộ, nó mới rút đi lên. Thấy rõ.

Cho nên Pháp luân Thường Chuyển quan trọng lắm, để cho muốn đi về giải thoát thì phải làm Pháp Luân Thường Chuyển, để lên rồi mới trụ, từ đó nó mới rút lên bộ đầu. Khi chúng ta tưởng một chút xíu là thấy nó rút lên trên, tỏa một màu thanh nhẹ và xuất phát đi lên, tâm tư lúc nào cũng không, không, an nhiên tự tại; không còn dùng cái phàm tâm so đo nữa, thì cũng nhờ Pháp Luân Thường Chuyển.

Nếu các bạn đạo vô tu mà không hành Pháp Luân Thường Chuyển, làm sao thấy cái đó?

Nhiều người mới tu, mới tu bây giờ, “Đi vô hổm rày 2, 3 tháng mà tui không thấy cái đó?” Cái tội của các bạn nhiều kiếp, mà mới 2, 3 tháng mà (nghe không rõ)? Phải làm nhiều; sau này làm nhiều tầng lớp bị kẹt lố bịch, ô trược, phải khai thông nó mới thức tâm; từ đó cũng như ăn chay cũng vậy, người ta đương ăn mặn tự nhiên kêu ăn chay, ta đâu có chịu. Khi mà làm Pháp Luân Thường Chuyển, sống với nguyên khí của càn khôn vũ trụ rồi tự nhiên người ta không có ăn mặn, người ta ăn chay. Nó nhẹ nhàng rồi đi có nhiệm vụ, lúc đó họ cũng độ một chút, họ cứu cái con vật mà nó muốn tiến hóa lên làm con người, thì lúc đó cái tâm họ thấy rồi, họ không nỡ bỏ và họ cứu. Họ cứu cũng đem về cho Mẹ mà thôi. Nghĩ đến Diêu TKim Mẫu, khi chúng ta dụng tới bất cứ một cái gì, đều do Ngài mà ra. Cha Trời Mẹ Đất, làm sao chúng ta chịu (nghe không rõ) như thế này?

Cái xác phàm này không sống, không thực vật, không sống thì vật ai cho, mà đành quên Mẹ, Diêu TKim Mẫu cũng là mẹ mình, chớ đua đòi chạy đi đâu? Đi kiếm tiền mà quên mẹ gây ra đại tội. Mà kiếm tiền trước đó là mẹ, thì đó là phước;càng tu càng dễ dãi, càng nhẹ nhàng, càng mở trí.

Cho nên cái luồng điển nó phải đi khai thông ngũ tạng, lục phủ nó mới hội tụ để lên trên bộ đầu. Lúc đó mới thừa tiếp cấu trúc thành cái thánh thai, thì chúng ta đi về Trời (nghe không rõ), [37:08]

Chúng ta từ đó xuống mà. Bây giờ ở trên nhắc ta đi về, phải thực tâm, thực lòng và chịu sống với hiện tại, đừng có mờ ảo nữa, không nghĩ quá khư, không đạt vấn đề tương lai, thực hành ngay bây giờ thì chúng ta mới hưởng.

Ch ngồi nghĩ chuyện quá khứ, nghĩ chuyện tương lai, đâu có hưởng! “Tương lai tui không đủ và tha thứ, tui thấy tui sung sướng mà bây giờ tui khổ!” Đâu có hưởng! Thấy không? Thành ra mất hẳn sự thông minh và không muốn, cũng có cơ hội s dụng khả năng sẵn có cuả chính mình. Sống với hiện tại, “Giây phút này tui học đạo, giây phút này tui nghe đạo, giây phút này tui sung sướng với đạo mùi; chính tui là đạo! Tui không nghĩ chuyện khác nữa nên tui ngồi đây tui tu, tui cầu xin cho cha mẹ mình, này kia, kia nọ

Rồi, “Tui tu để bữa sau tui làm giàu, tui cầu tui tu đề sau này tui làm chủ nhà bang”; cái đó là mờ ảo, không có tiến được.

Tui tu để diệt trừ ma quỷ”; cái đó cũng là cái tai hại ác nghiệp đó! Ma quỷ nó muốn tiến không? Tại sao mình không đem tâm cứu, mà muốn diệt ma quỷ?

Đó, cho nên mình hiểu đường lối rất rõ ràng, hiểu cái hiện tại, giờ phút này làm việc này phải tận tình tận tâm để thực hiện, chớ sao? Phải thấy rõ; chớ còn không thì nghĩa là chỉ tạo động cho chính mình và học không được đạo! [38:53]

Cho nên, tới đây mới có mấy ngày, nhưng mà giờ phút này có một số bạn quên hết chuyện gia đình, quên không biết là ai, nói, “Thây kệ nó!”

Tại sao đi nhanh như vậy?

Có tu, có hành thì luồn điển nó triển nó hòa thông suốt và nó chiếu sáng. Ta thấy nó đang về quê xưa chốn cũ, nó nói,“Sung sướng quá! Chuyện gì, nó nghĩ chuyện gì, nghĩ chuyện trần trược làm gì nữa? Đạo ở trong tâm đó, đã ngự triển giải hóa tâm tâm tiến, mở từ từng lớp khai triển tới vô cùng.

Mà cái tận hưởng ở đâu?

Còn cái chấp mê mà từ gia cang nó mang tới đây, rồi đâm ra rã rời, mất hết rồi, nó là đống rác, được mấy trận phong ba, nó quyét dọn hết rồi, nó rửa sạch hết rồi, pháp thủy nó rửa sạch hết rồi, bây giờ mình phải giữ tâm thanh tịnh để tu!

Còn người mới chưa biết đạo, thấy lạ, nhưng rồi cũng vui, thấy cái tình cảnh đó ta có, tình cảnh sân, si ta có, tình cảnh đụng chạm ta có; nhưng mà ta chưa biết mở. Ngày nay ta đây cửa đạo chúng ta thấy rằng mở bằng cách nào?

Hỏa với hỏa tương nhau, bình thanh tịnh, không có gì hết! Rồi có đụng mới có tiến, có kích động có phản động mới có thức tâm.

Cũng thấy được học, học xong cái khóa này ra thấy con người nó sẽ đi tới cái chỗ thông minh hơn, thì nó hiểu nhiều khía cạnh, tâm như ý; thay vì trường đời không dạy nó, thiếu một chút, thiếu một chút như chấm nước mắm vậy ch không có biết nước mắm làm bằng cái gì, thành không hiểu. Mà vô đây nó biết nước mắm, nguồn gốc của nước mắm, thì nó thấy nước mắm khác,

Rồi, tới câu gì tiếp?

Bạn đạoNĐT: Chúng con xin cảm ơn Thầy.

Và đây là câu hỏi tiếp theo: "Quy không chánh pháp" nghĩa là gì?

Đức Thầy: Quy không chánh pháp, là ở bên trên, trong cái chỗ, kêu bằng, không còn nhiễm trần nữa.

Mà nó ở bên trên là ở nơi nào?

Mà nói tu mình chỉ trung tim bộ đầu, nhưng mà kì thật nó ở trong tâm; mà tu không mượn trung tim bộ đầu để mở thì đâu thấy cái thế ở bên trong? Có thế, có huyền, có kinh; thế ở bên trong là cái thế ngự chúng ta ở bên trong, mà cái huyền ảo của cơ thể nó biến chuyển vô cùng.

Cũng như thiên cơ, thiên cơ, tim mạch khai triển hướng thượng, nó có đầy đủ hết à, mà không mượn cái pháp này mở ra thì làm sao chúng ta rút được thanh điển mà ở, kêu bằng, quy không, trở về không thì chúng ta mới học cái chánh pháp nơi đó?

Tui nắm vững cái nguyên lý tha thứ và thương yêu thì bộ đầu chúng ta sáng suốt. Khi ta gây lộn thì cái đầu ta bừng sáng lên, tâm ta mở lên, bực bội là cái đầu bừng sáng lên! Quy không chánh pháp ở đó, tới đó ta la um sùm mà không giận: quy không chơn pháp! Cũng la, cũng la um sùm, mà nó không có giận ai hết. [43:08]

Giờ để mọi người thấy rằng mình có khả năng la lên như những người la một hồi thì cái hỏa tâm nó ra, rồi nó mới trở về với cái chánh pháp. Thanh tịnh, thanh tịnh là chánh pháp đó.

Mà thanh tịnh có nhiều lớp la. Phải học hoài. Cho nên, “Tui thanh tịnh rồi tui tu, bây giờ Anh là người đời, khác tui. Tui thanh tịnh tui mới nói chuyện với Anh!” Trật lất rồi!

Thanh tịnh là phải học nữa, học thanh, học hòa, học nhẫn, và học khai triển tâm thanh tịnh, rồi học tiếp sức với Đại Thanh Tịnh, “Tui vừa làm vừa nghĩ nó. Cho nên, dòm thấy Đại Thanh Tịnh rảnh quá, ng ăn chơi chớ làm gì? Nhưng mà ng làm việc nhiều hơn, xuất hồn rồi ông Trời ng ngồi ng chơi chớ có làm gì đâu? Mà ng làm nhiều việc lắm!

Mình dòm thấy mình, rồi mình mới thấy ng làm việc nhiều hơn. Mà mình chưa thấy mình đó, mình thấy ng không có làm việc,

Bạn đạoNĐT: Chúng con xin cảm ơn Thầy.

Đức Thầy: (cười)

Bạn đạoNĐT: Câu hỏi kế tiếp là câu hỏi trong một cái bài để tu tập của chúng con, do anh Tư soạn ra, và chúng con có câu hỏi như thế này: Người mới vào tu thiền phải thực hành theo thứ tự nào? Câu hói đó gồm có 4 câu trả lời. [44:41]

[Hết mp3.1]

(bắt đầu mp3.2)

[Đức Thầy: Thanh tịnh là phải học nữa, học thanh, học hòa, học nhẫn, và học khai triển tâm thanh tịnh, rồi học tiếp sức với đại thanh tịnh, “Tui vừa làm vừa nghĩ nó. Cho nên, dòm thấy Đại Thanh Tịnh rảnh quá, ng ăn chơi chớ làm gì? Nhưng mà ng làm việc nhiều hơn, xuất hồn rồi ông Trời ng ngồi ng chơi chớ có làm gì đâu? Mà ng làm nhiều việc lắm!

Mình dòm thấy mình, rồi mình mới thấy ng làm việc nhiều hơn. Mà mình chưa thấy mình đó, mình thấy ng không có làm việc,

Bạn đạoNĐT: Chúng con xin cảm ơn Thầy.

Đức Thầy: (cười)

Bạn đạoNĐT: Câu hỏi kế tiếp là câu hỏi trong một cái bài để tu tập của chúng con, do anh Tư soạn ra, và chúng con có câu hỏi như thế này: Người mới vào tu thiền phải thực hành theo thứ tự nào?

Câu hói đó gồm có 4 câu trả lời:] câu thứ nhất trả lời câu hỏi đó là: tùy theo căn cơ thực hành theo khả năng cá nhân. Câu trả lời thứ hai: hỏi Chiếu Minh (nghe không rõ) rồi Thiền Định. Câu trả lời thứ ba: Soi Hồn, Thường Chuyển, Chíếu Minh, rồi Thiền Định. Câu trả lời thứ 4: Chiếu Minh thời gian đầu; sau đó là Soi Hồn, Thường Chuyển, rồi Thiền Định.

Đức Thầy: Cái người mới tu đó, nói mới tu, nhưng mà kì thật người ta vô đây không phải là đi chơi! Khi người ta muốn tu là người ta nghe qua rồi là người ta có cái cái ý niệm tìm con đường tu; nhưng mà có duyên từ tiền kiếp sắp đặt đến ngày nay họ mới bước vào tu. Khi đó họ muốn tu là họ đã nghĩ đến Trời Phật, họ phải nghĩ đến cái pháp này, vì cái pháp là cái phương tiện giúp cho họ được sức khỏe, ổn định để họ trở về với nguyên căn của họ. Ch mọi người đều có căn để (nghe không rõ), kẻ thuộc Quan Âm, người thuộc Quan Thánh, kẻ tánh nóng người tánh hiền, nhưng mà tại sao cái pháp này có thể chỉ cho tu?

Pháp này là pháp hòa đồng, kẻ hung hóa hiền, nóng đi, mà với người sử dụng cái pháp này nó giải cái khứ trược lưu thanh: trược nó mới nóng, mà giải được cái trược đó thì nó trở thành kẻ hung hóa hiền, nó trở nên hiền lành.

Rồi kẻ hiền mà chỉ tu cái pháp này sẽ dễ tiến tới thành đạo, vì tiền kiếp nó đã tu rồi, rồi ngày nay nó mới ngộ cái đạo, nó mới thấy rằng “Tui phải học cái pháp này”; nhưng mà nó đã tu rồi, ch không phải mới tu đây. [03:12]

Còn cái phương pháp kỹ thuật này là chỉ cho sức khỏe, làm Soi Hồn, Pháp Luân, Thiền Định: thứ nhất đối với thể xác là sức khỏe; thứ nhì là giải tỏa những sự trần trược; thứ ba khai thông điển giới.

Nó phải đi tới trật tự, mà phải dày công, phải ngày giờ đòi hỏi ch không phải, “Tui vô tui ngồi tui cứ Soi Hồn, Pháp Luân, Thiền Định một chút vậy là nói tui tu mười mấy năm! Đâu có được. (nghe không rõ), “Tui phải kiểm chứng lấy tui,vì cái pháp của tui trong thực hành, tui phải khám phá những cái gì tốt của tui và tui sẽ khai trừ những cái gì xấu của tui. Đó là người mới tu

Mới tu là mới biết học cái pháp này thôi, cho nên vô đây bạn đạo chỉ cho người ta biết cái pháp Soi Hồn, Pháp Luân, Thiền Định một cách người ta đã tu từ lâu, đừng có nói mới tu. Cơ duyên còn duyên họ đến đây, họ hỏi sơ cái phương pháp để cơ thể họ được bình an; rồi còn thấy đạo ở trong tâm, kẻ tốt người xấu.

Con người bước vô tu để làm kiểu, lợi dụng cái đạo để kéo lôi cuốn một số người trở về với con đường bất chánh, cũng có.

Nhưng mà người biết tu Soi Hồn, Pháp Luân, Thiền Định rồi thì cũng có bấy nhiêu đó, vì nghe không vô.

Nghe vô nó mới tê tái tâm hồn, nó mới thực hiện. Còn không tê tái tâm hồn, nó không có, bỏ ngoài tai nó quên mất (nghe không rõ) đi.

Cho nên, cái pháp Soi Hồn, Pháp Luân, Thường Chuyển này là nó đem lại an ninh cho người hành giả. Cái nào không vô được là tự nó phải ra. Cái nào vô được là nó sẽ lĩnh hội và nó đi. Tùy cái duyên trí từ tiền kiếp cho đến bây giờ, trở lại cái căn cơ sẵn có của nó; thành ra nó không có bị gạt. Tôn giáo nào tu cũng được, đây không phải tôn giáo, là cái kỹ thuật đem đến cho mình cái sức khỏe, và trở về với căn bản của chính mình. [05:34]

Cái người ta Thiên Chúa Giáo là Thiên Chúa Giáo, người Phật giáo là Phật giáo. Bây giờ tui kêu sư tổ thì cũng kêu nhất định như vậy, như người ta thích biểu Quan Âm là Quan Âm, Quan Thánh là Quan Thánh. Bây giờ các bạn có đập bàn thờ, nó cũng lập bàn thờ khác; phải không?

Cho nên cái gì mà bên trên sắp đặt đều có luật hết; người thế gian không có thể tham muốn hoài, sa chữa người ta được. Thiếu gì: họ cũng đi chùa, họ cũng đi nhà thờ, họ cũng tu thiền phương pháp này, họ đâu có nói cho các bạn nghe đâu! Tu cái pháp này là cái pháp của chung, ch không phải của đám Vô Vi này, thực hiện cho khỏe mạnh, trật tự và siêng năng hơn, thay vì lười biếng.

Bạn đạoNĐT: Con xin cảm ơn Thầy. Sau đây con xin đọc những câu hỏi mà các bạn đạo đã viết và bỏ vào hòm thư trong ngày hôm qua.

Đây là câu hỏi của chị Minh: Thưa Thầy mỗi khi anh Lạc nói chuyện với bạn đạo thì anh khóc và con cũng khóc theo, và trong lúc đó con cảm thấy anh Lạc rất cao quý và thương yêu tất cả nhân loại. Theo con nghĩ thì anh Lạc có một luồngđiển rất thanh cao và rất hòa hợp với tâm hồn của con. Nhưng có một số bạn đạo cho rằng anh Lạc khóc giả.

Xin thầy cho con biết anh Lac có điển, hay không?

Đức Thầy: Cho nên, anh Lạc là một người tu từ nhiều kiếp, và tới kiếp này anh sống với một cái địa vị ảnh có, nhưng mà ảnh không bao giờ phung phí, bề ngoài thôi các bạn thấy nhìn thấy cũng được rồi, cũng đủ hiểu rồi; và tâm anh muốn để mọi người có cơ hội tu. Các bạn cũng thấy việc làm của anh Lạc rồi.

Và tại sao anh Lạc khóc? Khi anh Lạc bước lên chỗ nào để nói về đạo là anh Lạc khóc, vì thương họ nhiều nhưng mà người tu có ít, thấy đông vậy nhưng mà tu có ít, và bề trên đã làm việc rất nhiều, chính anh đã cảm nhận được, họ để trong tay anh, giảng pháp trong tay anh, nhiều chuyện ảnh được hưởng, nhưng mà người khác không được hưởng; xúc động, mọi người đây đến học đạo, bề trên đến ban phước, nhưng mà chúng sanh không ai biết nhận, thì đâm ra gây hấn lẫn nhau, đố kị lẫn nhau, chê anh Lạc bước lên là khóc! Vậy chớ, ảnh học lên đại học mà ảnh khóc như vậy, ai mà người ta thành công!

Khóc này khóc gì? Khóc vì tình thương, khóc vì sự hi sinh của chính mình nhưng mà không gặt hái được cái gì. Tội gì? Tội cho những người không chịu tu, những người tu đồng tu, đồng chí hướng tu học, biết tha thứ và thương yêu, ai cũng đồng tình với anh Lạc. Anh đã dính líu đồng xu nào? Bên ngoài phao du nói anh ăn cắp tiền, nói anh lấy tiền mua nhà,mà anh đâu có giữ tài chánh! Mỗi tháng bỏ 5, 600 điện thoại cho bạn đạo, báo tin cùng bạn, không kể rằng, “Tiền của tui trả đây”; không! Thấy không?

Lúc nào cũng sắp đặt cho được có cơ hội nhiều người tu hơn, không dùng lý thuyết, lý luận, mà không hành. Trong thực hành anh đã làm rất nhiều cho Vô Vi; nhiều bạn cản anh lại, chính đường lối của anh là đường lối chung, in kinh sách cho mọi người thực hiện, muốn người dân Việt Nam xa quê hương muốn đọc lại chữ Việt Nam, nhưng mà đọc lại chân lý và thấy được cái nguồn gốc của chính mình, ai lại không sợ, ai lại không tin? Chính anh đã thúc đẩy để làm chuyện này:mời người này, mời người nọ, để chi? Để đóng góp coi thử cái tài năng của người tu khắp mọi địa cầu này ai là giỏi, ai là thành đạt, ai là thành thực? Và anh phải so sánh với cái pháp lý Vô Vi này coi thử có đúng đường lối anh đã và đang đi, hay là các bạn đã và đang đi?

Cái chuyện đó anh làm cho ai? Làm cho tất cả bạn đạo, để cho các bạn thấy rằng cái nào phải các bạn đi, cái nào mà bị lừa các bạn bỏ, chính anh đã chọn, chính anh đã làm, và chính anh là người bị xử nghiệp, nhưng mà anh vẫn không có ý trả thù, vẫn thương yêu những người chửi. Chúng ta đi từ người mà để làm việc cho chính họ, ch không có những phê phán mà đem ác ý, chèn ép bất cứ một ai. [11:00]

Bao nhiêu lần anh xin từ chức, nhưng mà tui thấy bề trên cảm động, không muốn anh nghỉ, tui truyền cảm cái luồng điển đó cho anh, (nghe không rõ), còn muốn hưởng phước thì tiếp tục, còn không hưởng thì cứ việc độ; con người phát tâm làm cho Vô Vi có ăn cái gì đâu? Từ ngày anh Lạc, chị Lạc làm việc, là giúp anh em, có hưởng được đồng xu nào đâu? Nhưng mà tại sao Người làm? Người thấy sự hiện diện của người thể xác và sự có nữa hiện tại do BTrên sắp đặt. Anh là một sinh viên nghèo nàn. Chưa bao giờ có người sinh viên nghèo nàn mà đi học thành tài mà họ có thể gửi tiền về báo hiếu, xây dựng nhà cửa cho cha mẹ, giành dụm tiền ăn của mình để đóng góp cho gia đình! Tới ngày hôm nay cũng vậy:báo hiếu trọn lành, tâm đạo rõ rệt. Cha mẹ lớn tuổi, mẹ anh 83 tuổi mới lìa trần là một chuyện hạnh phúc. Có thể cung dưỡng mẹ hiền tới 83 tuổi, là niềm vui mừng. Đó, thấy cái tâm người ta khiêm tốn, lại bị người đời tấn công khinh thị,nhưng mà họ anh vẫn dùng một tâm từ là hướng thượng và nghe những lời phân giải của bên trên mà thực hành cho đúng đường lồi.

Cho nên lúc nào đứng trước máy ghi âm, đối với bạn đạo: tưởng đến Thượng Đế, tưởng đến Ngọc Hoàng Thượng Đế Đại Thiên Tôn là Người phải rơi lụy, vì thấy nhiều người làm việc không nhiều cho chúng sanh, nhưng mà Thượng Đế lại làm việc nhiều hơn, nhưng mà chúng sanh vẫn phũ phàng; tâm cảm động để thức tâm bạn đạo ch không phải học khóc giả. [13:22]

Làm sao khóc giả được? Một người trí thức mà đâu có đứng khóc giả được? Khóc một cách ngon lành, khóc đó mọi người cảm động, có tâm đạo đều cảm động; mà nhiều kỳ rồi đều thương anh. Xung quanh anh phá anh, nhưng mà bạn đạo lại thương anh và giữ anh lại, theo tui thấy rất rõ ràng.

Đó. Cho nên người có tâm đạo làm việc cho Vô Vi không có vụ lợi; cũng như anh Long bây giờ đâu có vụ lợi đâu?

Bạn đạo5: Dạ kính thưa Thầy, nhân tiện Thầy bàn đến vấn đề anh Lạc, con xin trình bày Thầy mọi việc mà con thấy đến ngày hôm nay sau khi con dự đại hội ở Los, con về con có thưa Thầy, con sẽ vui nhẫn con sẽ đóng cửa Thiền đường để con tu, thì con thấy đạo hết rồi. Sau đó anh Diễm là người tố anh Lạc nặng nhất. Con nhận được cái thơ, con cho cái chuyện trò anh Diễm là trò cười, con bỏ qua. Khi con vô đạo Vô Vi, con quý mến anh Trung là người tâm đạo mà con có thể làm sau Thầy, mà đến anh Trung con quý mến, thì vừa rồi con có nhận được cái thơ của anh Trung tố cáo anh Lạc một lần nữa, mà tố cáo kỳ này không phải chỉ riêng anh Trung mà anh Lạc, anh Trung có lấy rất nhiều chữ ký, ngoài tất cả chữ ký đó mà con coi hầu hết là ở dưới Los, còn bạn đạo sao thì không biết.

Dạ thưa Thầy, sẵn đây, hiện tại trong cái nhóm bạn đạo của chúng con đây cũng còn nhiều người hoang mang về những cái hành động của anh Lạc; mà tối hôm qua con thức con nói chuyện với một vị bạn đạo từ phương xa tới đây, cũng tâm tình suốt đêm, thì con thấy nặng nề vô cùng. Con không muốn nêu ra đây là vì con muốn tất cả bạn đạo đều huy hoàng để thành đạo, chứ không phải cấu xé và tố cáo. Nhân tiện Thầy bàn đến, và con xin Thầy giảng rõ cái vấn đề giữa anh Trung và cái nhóm chữ ký đó phổ biến khắp Năm Châu, và để thỏa mãn cái lòng khát khao của một vị bạn đạo tối hôm qua tâm sự với con, và con xin Thầy minh giải cho vấn đề giữa anh Trung và anh Lạc, và anh Trung tố cáo anh Lạc có đúng không, thưa Thầy? [15:49]

Đức Thầy: Anh Trung, trong thơ anh Trung không phải anh Trung đích thân tố cáo, nhưng mà tất cả xung quanh yêu cầu anh Trung tố cáo. Tui có trả lời cái thơ của anh Trung. Cái chuyện người ta làm, mà mình không làm, không nên xen vô! Đây là chuyện Trời, chuyện Phật tâm, thì mình chỉ lo tu mà thôi. Còn nhiều mạnh thường quân người ta đóng góp, không có chịu bỏ tên vô, làm sao tha cho mình? Còn cái chuyện khai thứ của (nghe không rõ) đối với chánh phủ Hoa kỳ, một đồng mảy may một đồng xu cũng không lọt. Tại sao mình đem tâm nghi kị một người đã phát tâm bỏ tiền cứu đời và tận tâm với bạn đạo? Rồi muốn hạ phẩm chất của Người để làm gì?

Có viết cái thơ cũng khuyến cáo, cũng như việc làm của anh Long hiện tại trong cái trại này, ai đâu có biết, ở xa đâu có biết, “Thằng Long nó ham làm cái chức Quản Lý!” Nó ham chức quản lý sao nó không giành cái nhà mobilhome nó ở,mà nó ở chi cái lò sưởi, mà nó làm thay phải chịu tội nó, nó bỏ những hành động xấu xa quá khứ, để mà trở về trong thiện giác, giày xéo lấy mình, gạt mình trong xó không khác gì quy ẩn, lo việc hành hạ, làm Lục Căn Lục Trần để cho nó hiểu đạo, dẹp tánh sân si rồi, ai đâu có biết?

Chúng ta tới đây, chúng ta nhìn công tác “Thôi, các bạn đào 3 thước đất thôi, nhổ cỏ chừng 3 thước, bạn thấy cũng đau đớn rồi. Rồi đếm coi thử họ đã làm bao nhiêu thước? Họ canh bao nhiêu ngày, bao nhiêu giờ với mấy người là lập một nơi khang trang để cho chúng ta về đây tận hưởng cái niềm tin của Thượng Đế? [18:03]

Còn hỏi người nhà giàu làm được không? Chính là người phát tâm! Người phát tâm là người giàu nhất, giàu cái tình thương, giàu tha thứ, giàu tức các pơng diện!

Cho nên chúng ta phải hiểu điều này: muốn phê phán anh Lạc, phải kiểm điểm từ đầu đến cuối, nếu không có anh Lạc,đâu có bao nhiêu sách vở phát triển đều đều như vậy? Trước kia có anh Long làm nhỏ nhỏ, nhưng mà làm đi, làm lại không có tí (nghe không rõ). Ai là người đem lại giấy phép đầu tiên? Chính anh Lạc.

Rồi anh Lạc thấy rằng làm việc không có kế hoạch, anh mới ôm vào anh làm. Anh biết bao nhiêu công chuyện ở cơ xưởng anh, công chuyện của anh không có phải ít mà ôm vào để chịu trách nhiệm và chung sống với anh, em. Đáng lẽ người ta có địa vị, trí thức, người ta không cần biết cái đám bần cùng này; nhưng mà vì tâm đạo, người ta thấy mình cao hơn, mình lại chửi người ta, đè đầu người ta, phê phán người ta, bắt buộc người ta; nhưng mà cái việc làm mình không có đáp ứng, việc, công việc cần mình không có tham gia, mình đi moi móc! Té ra mình không phải tâm người tầm đạo!

Người tầm đạo phải buông bỏ; người nào đóng góp cho đạo là người đó giải nghiệp; người nào ăn cắp của đạo 1 đồng cắc bạc cũng không có ôm qua khỏi địa cầu đâu! Một cắc thôi, đừng có nói tới mấy trăm ngàn đô la!

Thì cái tâm không có, thì cái nghiệp vẫn còn, cái phước không đạt, mà không thấy. Lẻo lẻo đôi môi để làm gì? Thực hành không có, tự hại mình; phước không có, nhìn lại anh Lạc có phước, anh nghèo mà anh thành một người trí thức, đó là phước của bề trên cho sẵn rồi; rồi anh không có kiêu hãnh: cái áo anh bận áo secondhand cũng không tốt đâu, vợ con cũng vậy; để chi?

Để chuộc tội và để lại số tiền mình có, có thể giúp ai? Con mình học hành thành rồi tương lai giúp xã hội, tâm hướng về đạo cái nó cứu. Cái chuyện đó là cái chuyện rất tròn, rất tốt. Nhưng mà nào ai thông! Kẻ này phá, người kia chửi; ở ngoài tọc mạch, có phần thị phi, đâu có làm được cái gì?

Tu phải lấy chơn tâm. Dùng ý chí ta đạt được cái gì? Duyên nghiệp của mình không thấy rõ, phước đức của mình không biết hưởng, tự phá hủy, phá đạo và phá tâm. Làm sao tiến?

Cho nên tui có khuyên tất cả những người rằng đừng có sai lầm! Bỏ đi, không nên ôm nghiệp nữa! Còn chuyện phát tâm này của mọi người, để họ làm. [21:53]

Ngày hôm nay có 3 vị chủ tịch, 2 vị kia bồi đắp cho 1 vị, giúp đỡ càng ngày càng tốt hơn. Nếu 2 vị đó vô phá hoại và làm xấu hơn, thì ông Trời cũng không ngó họ.

Thêm 2 vị nữa là bồi đắp cho cái cây tốt hơn, bón phân tốt hơn, xây dựng cho nó đẹp hơn, chớ không phải bước vào đây phá hoại! Nó có hứa cái gì? Mình đóng góp với khả năng của mình, tận tâm cũng như người đi trước đã hi sinh bao nhiêu năm rồi, mà mình chưa hi sinh, rồi đâm ra chê bai đủ thứ hết, rồi thức tâm nó khổ, làm sao tu?

Người ta lập Thiền Viện để làm gì? Người ta lập thiền viện để tu, để mở, để tiến.

Lập Thiền viện để trói buộc lẫn nhau, lập làm gì? Ta tốt quá đi, thì chỗ để chuộc tội phát tâm, chớ không phải chỗ hưởng. Không phải chỗ hưởng thụ, mọi người bước chân vào đây đều có đóng góp hết. Để chi? Để cho người hậu tiến, từ duyên của người từ Việt Nam bước tới đây thấy cái ảnh hưởng tốt, thấy cái thanh khí của Trời Phật, chớ không có lập địa vị cho cá nhân; không! Không có địa vị nào hết!

“Chính tui, tui bước tới đây, tui phải đóng tiền tui mới thực hành, ri bước mới xuống. Anh không được cùng ăn được. Mình không làm, phải chia sớt, không nhiều thì ít.” Cho nên ngày hôm nay chúng ta có cơ hội đòan tụ với nhau để giữa người Việt Nam thấy người Việt Nam, có số người Việt Nam kỳ lạ, biết thương lẫn nhau, biết hi sinh không chấp nhất, vô quái ngại mới là người tu đạo.

Tâm còn không ái ngại, không tu đạo được và không có đảm bảo được! Phải hiểu cái từ bi này, đừng có lầm địa vị là cao hơn chân lý; địa vị không cao hơn chân lý. Trước kia một mình anh Lạc làm, cam khổ nhiều chuyện; ngày nay bạn đạo thấy bồi thêm 2 vị nữa, và 2 vị giúp đ anh Lạc, đó là một, mới đúng chân lý để tiến tới mạnh hơn, không còn sự nghi kị nữa.

Còn cái sự phá vòng ở bên ngoài, tự nó sanh, tự nó diệt, không cần biết! Tâm ta phải tu, ta biết. Tất cả ở đây là cộng đồng phát tâm hết thảy, không có chuyện gì của cá nhân hết thảy.

Bạn đạo5: D, con xin đội ơn những lời chỉ dạy của Đức Thầy. Chính vì lý do đó con nhận được cái thơ của anh Diễm, con dục ngay vào xó rác. Cái thơ của anh Trung, khi con nhận được, con cũng dục ngay vào xó rác; là vì con chỉ biết tu thôi, còn sự tranh chấp không có còn nữa, anh Trung gọi điện thoại cho con yêu cầu con lấy chữ ký để gởi xuống ảnh, con nói con không làm những chuyện đó, “Anh làm là quyền của Anh, anh Diễm là quyền của anh Diễm. Thơ của Anh và anh Diễm tui đều dục vào xó rác hết. Tuy nhiên, việc này tui có dịp tui sẽ trình thẳng với Đức Thầy.” Ch còn tất cả bạn đạo đây, con chưa hề tiết lộ cái tin mà con sẽ trình Thầy trong ngày hôm nay.[25:35]

Vì Thầy bàn với anh Lạc nên con trình Thầy, chứ thật sự ra 2 cái thơ của anh Diễm và anh Trung con đều dục xó rác ngay khi con xé ra con coi. Con chỉ biết tu mà thôi. Dạ, xin đội ơn lời chỉ dạy của Đức Thầy.

Đức Thầy: Cái thơ đó tui cũng trả lời hết rồi. Cái thơ đó đã viết và chắc là sẽ đăng báo Vô Vi để mọi người có tâm tu thấy rõ giá trị của đám Vô Vi tu tập, đừng làm mất giá trị của đám người Vô Vi tu học. Người Vô Vi tu học không phải là ngu, toàn là trí thức, người giỏi có, bác sĩ có, kỹ sư có, bác học có, ch không phải tầm thường; nhưng mà người đó phát tâm thấy rõ con đường tu, tự thức trong đóng góp.

Người nào mà phá hoại thì tự nó sẽ ra đi, không cần thiết nữa.[26:23]

Bạn đạoNTM: Thưa Thầy (nghe không rõ) từ đó đến giờ sau Thầy thì con cũng đồng ý (nghe không rõ) là 2 người mà con muốn gặp. [27:05] Còn (nghe không rõ) thì con chưa gặp, nên con chưa dám nói.

Khi mà (nghe không rõ) tố anh Lạc đó, thì chúng con không có ý kiến. Mình chỉ biết phận mình thôi. Nhưng mà đến khi anh Trung, gọi anh Trung xuống, (nghe không rõ) thì cá nhân con thấy có một cái điều gì đó, vì khi (nghe không rõ) quý vị ở đây đó, 2 người này không có ý kiến, nhưng mà khi ông Tư ý kiến làm đó, thì con nghĩ cái người mà mình săn tin, khi mà Thầy quy ẩn (nghe không rõ) thì con nghĩ như vậy đó. Tuy nhiên, cá nhân anh Lạc đó thì con cứ nghĩ (nghe không rõ) dù là chưa nhận của anh 1 đồng bạc, nhưng mà cái ơn của anh ban cho con, cá nhân con (nghe không rõ) thì con cũng không phải vì cái ơn đó mà mình nói mình bênh anh Lạc. Con thấy, con nghĩ anh Trung tu lâu nhất, (nghe không rõ) nhà cao đức trọng, nhiều khi anh Trung làm việc đó con cũng thắc mắc. Lâu rồi con không có dính dáng tới anh, em nữa; con ngồi ở nhà con tu một mình, (nghe không rõ) mệt mỏi lúc đầu, một mình mình tu, (nghe không rõ) nhân tiện đây con cũng xin phép Thầy (nghe không rõ) của Thầy, tu là phải hòa, nhưng mà con tự thấy gạo con chưa nấu thành cơm, làm sao con mời anh (nghe không rõ) hưởng được? Đôi khi con ở nhà con niệm bao giờ con nấu được thành cơm,con mới mở cửa mời ra; thì từ đó con trái ý Thầy. [29:00]

Nhưng mà con, Thầy biết không, Thầy cho con một (nghe không rõ) Là một cái ơn huệ mà Thầy ban cho con, nhưng mà khi con nhận đó là con đã hứa với Thầy rồi, con nhận thấy là không phải là khỏe, con còn nhớ Thầy có nói 1 câu: “Ăn 1,trả 10”; con không trả được 10 thì con trả (nghe không rõ) đối với con, con hứa quá, con không trả ni, thì con tự nguyện con cố gắng con tu nhiều hơn, và làm Thầy vui lòng hơn.

(nghe không rõ) thì anh Trung gọi điện thoại (nghe không rõ) hôm nay em lên đây là vì huynh, em xin lỗi là tại sao trong cái rủi này có cái gì đó, thành em hướng lên để hỏi cho rõ?” Thì anh Trung có nói một câu: “Tui không định làm, nhưng họ yêu cầu quá!” Theo cái sự mê muội của con đó, con thấy cái đó cũng không phải nữa; mà vừa rồi Thầy trả lời, con cũng không thấy phải nữa, là vì anh tu anh phải có cái chủ quyền của anh đó, tại làm sao anh không muốn mà nhiều người làm anh phải làm? Như vậy là anh vẫn không có cái chủ quyền của anh đó, vì Thầy có dặn mình tự tu, tự tiến không có nghe lời ai hết, mà không có cho ai mượn cái phát nguồn của mình hết, thì như vậy thì mình nghe người khác có phải là tin người, hay không?

Không phải con trong cái rủi sau ngày hôm sau con tin Chúa thì con không lên nữa, con chỉ cầu khỏi chỉ 1 câu đó thì con không lên nữa. Còn mấy vị bên đó về sau thì cũng bên này choảng qua, bên kia gây lại, người thì bảo là phải ký, người thì bảo là “Tui không ký; người thì bảo là không có đóng góp thì không có quyền hỏi, người thì bảo mình không đóng góp nhưng mình là Vô Vi thì mình có quyền. Thì con chẳng hiểu quyền đó là quyền gì? Mà đóng góp là đóng góp cái gì? Mình đóng góp 1 đồng, nhưng mình đã hưởng của người ta bao nhiêu cuộn băng, bao nhiêu cuốn sách, thành từ đó mình còn thiếu nợ chứ không phải mình đóng!

Đó là ý riêng của con, nhưng mà con đã không trả lời anh, em nữa, vì con nghĩ khi mà con nói ra đó là tâm con không yên trước, và con trở về con tự nhủ con thiền luôn, vì tâm con còn nặng nề lắm, con không có nhẹ được. Thì con thấy quý vị ở đó, đó, có người nói với con đó là anh Lạc thế này, anh Lạc thế khác; người thì chia 2 sẻ 3, người thì nói tốt; thành ra con, con nghĩ là con đi xa khỏi (nghe không rõ) con không có dính dáng gì cái chi hết.

Nhưng mà khi con đặt niềm tin vào ai đó, con muốn giữ niềm tin đó được trọn vẹn. Khi con quý Thầy như ông Cha thì con phải tìm hiểu trước khi con quý Thầy, con quý anh Lạc, khi con nghe họ nói anh Lạc, con không phải tò mò, nhưng mà con giữ niềm tin (nghe không rõ). Vì bây giờ mình đạt, mai mốt mình có niềm tin vào cái gì đó thì nó đổ vỡ, thì chính mình đã tin, (nghe không rõ) .

Con phải xây nền móng cho chắc chắn, con cũng còn u mê, thành ai nói Thầy, con cũng không thích, bởi vì Thầy là người mà con đặt, đặt hết niềm tin vào đó. Khi mà con đặt là con chắc chắn rồi, con làm việc gì mà con không làm nổi riêng cá nhân con. Thành ra khi mà nói anh Lạc đó, mà người khác nói, thì con không tin, nhưng mà khi con nhìn thấy anh Trung nói, rồi chia 2 xẻ 3, thành ra anh Trung con cũng quý, mà anh Lạc con cũng kính; con cũng chẳng hiểu ra làm sao hết; thì từ đó làm cho tâm con sao động.

Thầy la thì con biết (nghe không rõ), con nghĩ cách nhiều, đằng nào cũng có thắc mắc nhiều hay không? Thì nhân tiện đây đó con xin, kính xin ý kiến của con lên Thầy. [33:47]

Đức Thầy: Tui thấy rằng cái cơ hội này để chi?

Để cho Chị thấy rõ đời là gì? Đạo là gì?

Đời đạo song tu.

Còn người tu sự thật về tâm đạo, cái thơ đó không có nghĩa lý gì hết. Thơ là thơ; còn người tâm đời là nên theo hay là không? Đó, mình mới thấy cái tâm mình đời hay là đạo?

Còn nói rằng Chị tu, chị hi vọng nơi anh Trung, hi vọng nơi anh (nghe không rõ) ? Không nên đặt hi vọng nơi đó.

Tu Vô Vi là thực hành đạo của chính mình. Mình chỉ lo tu thôi.

Hi vọng một cái chuyện gì ở bên ngoài là tạo nghiệp vào tâm! Phải hiểu chỗ đó.

Mình tu, nó tu, hổng có mặt thì tui đi xin ông Tám, tui xin ông Trời, ông Trời đẻ ông Tám mà. Không cầu xin ông Tám! Xin ông Trời! Mà ông Trời trong tui! Tu để làm sáng lạng cái tâm tui, để tui thấy ông Trời!” Cái đó là cần thiết.

Tui chỉ đường tu nó như vậy, không phải, “Tui cần nhiều; tui si mê, tui hoàn toàn tin ông Tám!” Không, không nên tin!

Nhưng mà, “Tui biết rằng ông Trời tạo ra ông Tám, mà ông Trời bây giờ còn phải xin ông Tám, thì tui phải xin ông Trời thôi! Ông Trời nằm trong tui, bây giờ tui tăm tối tại vì tui không chịu rước ánh sáng của Ngài vào tâm tui. Tui ráng tu trong thanh tịnh, tui ráng hòa với mọi người để tui học cái ánh sáng giá trị, và tui thấy rõ sự hiện diện của Ngài ở khắp các nơi; không phải nơi anh Trung, không phải nơi ông Tám, không phải nơi anh Diễm! Phải hiểu chỗ này.

Thì cái nợ đời bị lạm dụng, thấy người này thích mình, người kia thích mình, lạm dụng tạo cái cơ hội cho chính mình. Cho nên cái đó thì chỉ đi xuống địa ngục mà thôi. [36:02]

Thấy, từ ngày tui ra đây tui nói đạo, tui đâu có dám xưng tui là Thầy của các bạn đâu? Tui là bạn, cho phép các bạn kêu tui bằng Thằng kia mà! Không có người nào đi truyền đạo mà dám nói như vậy; tui cho phép ai kêu tui bằng thằng, cứ việc! Tui (nghe không rõ) nhiều điển hơn, đồng đẳng với tui, tâm giao với tui mới tiến bộ hơn. Tui mới đi mà tui có chết trong địa vị? Chúng ta đều là con nít nuôi lớn hết thảy; phải biết thương yêu học hỏi.

Cho nên, “Tui quan trọng việc này, quan trọng việc kia, quan trọng việc nọ là tạo nghiệp cho tâm! Cho nên, người đạo mới can thiệp chuyện đời, chỉ có đi xuống ch không có đi lên! Chắc chắn như vậy!

Chính tâm họ, họ biết, “Khi không, mình đang thanh thản tu thiền; giờ mình can thiệp đi vô chuyện này, là tối ngày nó cứ đi ra chuyện này không à, nó đâu có ra tâm đạo nữa!” Giam mình hồi nào, không hay, rồi lẻo lẻo nói dóc trước bạn đạo, tâm không hành; tội nặng lắm! Phải hiểu chỗ này!

Thức giác đi, sớm đi để trở về với chính mình và giữ một niềm tin vĩ đại đối với đấng Đại Thanh Tịnh và để tâm ta được thanh tịnh, tỉ thí với nó cũng cầu xin tới chỗ thanh tịnh, mà thôi.

Ngày hôm nay chúng ta nghèo chúng ta có…[37:43]

[Hết mp3.2]

[bắt đầu mp3.3]

Đức Thầy: … Chính tâm họ, họ biết, “Khi không, mình đang thanh thản tu thiền; giờ mình can thiệp đi vô chuyện này là tối ngày nó cứ đi ra chuyện này không à, nó đâu có ra tâm đạo nữa!” Giam mình hồi nào không hay, rồi lẻo lẻo nói dóc trước bạn đạo, tâm không hành; tội nặng lắm! Phải hiểu chỗ này!

Thức giác đi, sớm đi, để trở về với chính mình và giữ một niềm tin vĩ đại đối với đấng Đại Thanh Tịnh, và để tâm ta được thanh tịnh, tỉ thí với nó cũng cầu xin tới chỗ thanh tịnh, mà thôi.

Ngày hôm nay chúng ta nghèo, chúng ta [00:37]


----
vovilibrary.net >>refresh...