19870317Q1
ADELAIDE - LUẬN ĐẠO – Cuốn 1
Đức Thầy: .. cục cựa không được; Anh thấy không?
Bạn đạo1: Dạ.
Đức Thầy: Quy y đầu Phật mới có giải thoát!
Bạn đạo1: Dạ.
Đức Thầy: Mà, ông Tôn Ngộ Không cửa Trời, có!
Bạn đạo1: Dạ.
Đức Thầy: Không có giỡn với Ổng được đâu!
Bạn đạo1: Dạ.
Đức Thầy: Không giỡn được; không giỡn được! Anh coi, “Thiên Đàng Du Ký” Anh đọc, Anh biết rồi mà!
Bạn đạo1: Đúng rồi! Thầy có nhắc nhiều đến ngài Quan Thánh, chẳng hạn;
Đức Thầy: Ừ.
Bạn đạo1: Nhưng mà ngài Quan Thánh cũng chấp nhận.
Đức Thầy: Ừ.
Bạn đạo1: Bởi vì, thứ nhất, mình thấy rõ ràng!
Đức Thầy: Ừ.
Bạn đạo1: Tất cả trong nhân gian, tất cả tổ tiên đều thờ Đức Quan Thánh hết, Đức Phật Già Lam bên Phật Giáo nữa;
Đức Thầy: Ừ.
Bạn đạo1: Thấy rõ ràng; đọc trong truyện “Tam Quốc” có nhân vật gọi là Quan Văn Trường thật sự, nhưng mà hoàn toàn là một nhân vật hư ảo!
Đức Thầy: Trong cái hư ảo mà có thật! Do ai truyền cảm cho ông đó viết? (cười)
Bạn đạo1: Dạ.
Đức Thầy: (cười) Chớ coi ông đó như mình, chắc viết không được!
Bạn đạo1: Dạ.
Đức Thầy: Nhiều cái, mình đặt cái chuyện cũng tựa tựa như Tôn Ngộ Không chơi, mà đặt không được; viết ít trang là bỏ rồi! Rồi tựa tựa, “Địa Ngục Du Ký,” viết ít trang cũng bỏ rồi. “Nhân Gian Du Ký” mình cũng làm 7, 8 trang, chớ làm nhiều không được! Thấy không?
Bạn đạo1: Dạ.
Đức Thầy: Thử, thì biết!
Bạn đạo1: Dạ.
Đức Thầy: Bởi vì sự thật là sự thật. Nhưng mà chúng sanh chưa hiểu!
Bạn đạo1: Dạ.
Đức Thầy: Mới lên đây, không hiểu; còn u ơ! Còn những người căn Tiên, nói tới họ hiểu liền!
Bạn đạo1: Dạ.
Đức Thầy: Chớ không phải rằng là đó là mê tín! Người có căn tu từ tiền kiếp, nói họ tin liền, họ như họ sống trong cái cảnh đó vậy!
Bạn đạo1: Dạ.
Đức Thầy: Ừ. Cho nên đừng nói Cộng Sản! Không có Cộng Sản; nó là một chủ nghĩa ở Bên Trên. Một số người thôi, chớ dưới dân dã người ta cũng đóng cửa niệm Phật, người ta tu vậy; đêm nào người ta cũng đọc kinh Chúa vậy chớ! Tôi sống trong vùng Cộng Sản, và tôi châm cứu cho Kim Hải là tất cả là Thiên Chúa Giáo; đêm nào là người ta không đọc kinh! Cộng Sản làm gì?
Bạn đạo1: Dạ.
Đức Thầy: Đức tin người ta mạnh hơn! Ở đó họ bất chấp Công Sản, cho nên tới giờ đọc kinh là họ phải đọc kinh. Tôi sống trong Kim Hải mà; mà khu đó là khu của Thiên Chúa Giáo; mà tôi là người phục vụ tận tâm cho những người đồng bào mà làm, ờ, đau lưng đồ, này kia, kia nọ trong đó là họ tới với tôi hết. Tất cả là Thiên Chúa Giáo hết.
Bạn đạo1: Dạ.
Đức Thầy: Ừ; Cộng Sản nó cũng để ý tôi; để ý, để ý tại sao các Cha tới nói chuyện với tôi? Nhưng mà xin phép đàng hoàng; các Cha nói, “Tôi có tới đây tôi thăm ông Tám đó, và tôi châm cứu ông Tám!” Tôi có giấy phép, chớ tôi không có sợ tụi nó; có giấy phép, tôi mới đi; không có giấy phép, tôi không đi.
Bạn đạo1: Dạ.
Đức Thầy: Cho nên, Cha Xứ đưa cho tôi châm cứu; rồi Cha còn mời tôi, “Đi về trên đó chơi nửa ngày?” Tôi nói “Không được; tôi vô là chết đó; vô sổ đen, à!”
Bạn đạo1: Dạ.
Đức Thầy: “Tôi không có làm việc được, à!” Phải không? Thành ra tôi xin lỗi, tôi không đi.
Bạn đạo1: Dạ, không. Vấn đề thứ hai là, xin Thầy soi sáng cho: là con thấy, tu Vô Vi của mình đó,
Đức Thầy: Ừ?
Bạn đạo1: Thì, mặc dù là nói rằng là “Pháp Lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí Phật Pháp,”
Đức Thầy: Ừ?
Bạn đạo1: Là có chữ “Phật Pháp” bên trong đó,
Đức Thầy: Ừ.
Bạn đạo1: Nhưng thực sự, trong khi mà ông Tư mà dạy đạo ở đây đó, thì cái căn cốt của nó là hình như là nó thiên về vấn đề là tu Tinh, Khí, Thần nhiều hơn;
Đức Thầy: Ừ.
Bạn đạo1: Tức là tâm tu đó, Thầy! [03:21]
Đức Thầy: Ừ.
Bạn đạo1: Mà trong Phật Giáo chẳng hạn, với nhiều cái đạo khác đó,
Đức Thầy: Ừ.
Bạn đạo1: Thì có kỵ cái đó, đó Thầy!
Đức Thầy: Ừ.
Bạn đạo1: Thì nói rằng là sở dĩ mình mà khổ đó,
Đức Thầy: Ừ.
Bạn đạo1: Là tại mình có cái thân;
Đức Thầy: Ừ.
Bạn đạo1: Và vì có cái thân này, mình chấp cái thân mình là do cái Ngã, do cái chấp ngã đó, do cái chấp ta đó nó gây đủ thứ; tất cả khổ hết!
Đức Thầy: Ừ.
Bạn đạo1: Vậy thì bây giờ cần phải luyện tập để cái Ngã, không phải cái pháp không;
Đức Thầy: Ừ.
Bạn đạo1: Để cho mình duy vật, duy không đó, Thầy.
Đức Thầy: Ừ.
Bạn đạo1: Vậy thì, bây giờ, mình đi, gần như luyện đơn;
Đức Thầy: Ừ.
Bạn đạo1: Rồi mình luyện tinh, khí, thần;
Đức Thầy: Ừ.
Bạn đạo1: Để cho cái Mô Ni Châu như vậy đó thì mình càng làm, cái ngã mình càng mạnh hơn lên!
Đức Thầy: Ừ.
Bạn đạo1: Vậy thì nó có cái gì nguy hiểm không, Thầy?
Đức Thầy: Không có cái gì nguy hiểm! Bây giờ trong Phật Giáo nói rằng, “Dẹp cái Ngã đi!”
Bạn đạo1 Dạ.
Đức Thầy: “Dẹp tinh, khí, thần đi!”
Bạn đạo1: Dạ.
Đức Thầy: Thì khỏi tu! Có ông nào bò tinh, khí, thần, tu được không? Nói phải có lý do đàng hoàng. Có ông sư nào bỏ tinh, khí, thần, tu được không? Ổng phải đi được, ổng phải ăn được, ổng phải ngồi được! Ổng phải có tinh, khí, thần!
Bạn đạo1: Dạ.
Đức Thầy: Mà tinh, khí, thần, là cái thể xác này, ổng phải điều hòa, là mình phải có phương pháp làm cho cái thể xác này nó điều hòa, kêu bằng, “Đời, đạo song tu”! Đời là cái xác này nè. Nó có cái xác, mà không biết lo cho cái xác, mà Anhnói, “Tu đạo hạng nhứt, tôi không thèm cái xác này!” Anh thử đi được không, tu được không; tụng kinh được không? Không!
Bạn đạo1: Dạ.
Đức Thầy: Dùng tinh, khí, thần để độ tha!
Bạn đạo1: Dạ.
Đức Thầy: Nói là nói trong chùa vậy là nghịch? Đâu phải nghịch! Tinh, khí, thần các thầy phải cần mà; phải ăn cơm mà; thấy không ?
Bạn đạo1: Dạ.
Đức Thầy: Còn cái Phật Pháp là vô biên, tùy thức mà học, tùy duyên mà hành! Đâu có bắt buộc người ta vô cái khung đó đâu. Vô khung là không được: Anh có trình độ này, Anh phải học cái này; tôi có trình độ kia, tôi học cái kia.
Cho nên nói Vô Vi là đa diện, Vô Vi không bắt người ta vào khung, nhưng mà bắt người ta trở về với chính họ và thực hành tùy theo khả năng của họ! Đâu có sai đường! Toyota, Mercedes, Peugeot; rốt cuộc cũng về đến đích!
Bạn đạo1: Dạ.
Đức Thầy: Anh thấy không? Nhưng mà họ chấp vì hiệu khác, mà thôi! Chớ kỳ thật là có mục đích! Cái tinh vi đằng này cũng phải quy không!
Bạn đạo1: Dạ.
Đức Thầy: Đằng kia, Phật Pháp là lý quy Không; mà Anh không hành, làm sao Anh quy Không?
Bạn đạo1: Dạ.
Đức Thầy: Trong Phật Giáo là Lý quy Không; mà không hành, làm sao quy Không?
Bạn đạo1: Dạ.
Đức Thầy: Anh nắm cái cơ năng này nó liên hệ với cả càn khôn vũ trụ, nó có kim, mộc, thủy, hỏa, thổ, mà Anh không nhìn nhận cái này, làm sao Anh tiến? Phải có chớ! [06:14]
Bạn đạo1: Cám ơn Thầy. Con xin hỏi Thầy câu chót nữa;
Đức Thầy: Ừ.
Bạn đạo1: Là, trong Phật Giáo là có pháp môn là Tịnh Độ Pháp Môn,
Đức Thầy: Ừ.
Bạn đạo1: Tức là họ tin tưởng rằng là do nguồn lực của Đức A Di Đà, thứ nhất là được nói trong kinh “Vô Lượng Quang Phật” đó, Ngài phát 48 lời nguyện;
Đức Thầy: Ừ.
Bạn đạo1: Mà trong 48 lời nguyện đó, thì Ngài có lời nguyện là về lập cõi ở Tây Phương;
Đức Thầy: Ừ.
Bạn đạo1: Và tất cả những người, khi còn sống
Đức Thầy: Ừ.
Bạn đạo1: Có niệm “A Di Đà Phật,”
Đức Thầy: Ừ.
Bạn đạo1: Và nhất là khi lâm chung, nếu niệm từ 1 tiếng tới 10 tiếng đó,
Đức Thầy: Ừ.
Bạn đạo1: Thì chắc chắn mình sẽ được về cõi Tây phương Tịnh Độ đó.
Đức Thầy: Ừ.
Bạn đạo1: Và, tuy nhiên, trên đó, Tây Phương Tịnh Độ nó chia thành nhiều đẳng cấp, tùy theo cái hạnh nguyện của mình ở cõi trần;
Đức Thầy: Ừ.
Bạn đạo1: Tức là nó chia thành Thượng tinh, Trung tinh, Hạ tinh;
Đức Thầy: Ừ.
Bạn đạo1: Thượng phẩm, Hạ phẩm, Trung phẩm, thưa Thầy; dạ.
Đức Thầy: Ừ!
Bạn đạo1: Thưa Thầy, bây giờ Thầy cũng đang dạy chúng con là hết sức chú trọng đến vấn đề niệm “Nam Mô A Di Đà Phật.”
Đức Thầy: Ừ.
Bạn đạo1: Vậy 2 chữ “Nam Mô A Di Đà Phật” của Tịnh Độ Pháp Môn, và của mình đó,
Đức Thầy: Ừ.
Bạn đạo1: Nó khác nhau sao? Tại vì con biết là khi mình niệm “NAM” Lục Tự Di Đà như vậy, mình mở mấy cái luân xa, mình mở cái công phu thần lực trong người mình, để hòa đồng với cái trung tâm càn khôn vũ trụ; như vậy đó thì con xin hỏi Thầy rằng là có thể nào vẫn niệm theo, rồi mình mở những cái đó về theo cõi Tịnh Độ, không? [07:41]
Đức Thầy: Chắc chắn!
Bạn đạo1: Dạ.
Đức Thầy: Bởi vì niệm, “Nam Mô A Di Đà Phật,” nó có mấy loại ở thế gian: Anh thấy trước mắt, khẩu niệm “Nam Mô A Di Đà Phật,” khẩu khai thần khí tán! Rốt cuộc đi tới chỗ tổn thương; thấy không?
Bạn đạo1: Dạ.
Đức Thầy: Ý niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” đi tới trụ, hóa! Anh thấy không?
Bạn đạo1: Dạ.
Đức Thầy: À! Ý niệm nó khác à, nó mạnh hơn!
Còn nhiều người dùng tâm niệm, nó chỉ bình thôi. Còn ý niệm, nó khác! Ban đầu, những người tu Vô Vi là dùng tâm niệm; sau rồi lên trung tim bộ đầu Anh mới dùng ý niệm, mới kêu bằng giải thoát!
Mà đấng Di Đà chia cho nhiều đẳng cấp: Anh khẩu niệm, Ngài cũng độ: hào quang của Ngài vô cùng lớn mạnh mà rất nhạy cảm! Khi mà ở đây Anh tưởng tới Ngài là Ngài chiếu! Không phải chuyện giỡn!
Bạn đạo1: Dạ.
Đức Thầy: Anh khẩu niệm, cũng độ, nhưng mà trình độ nó chỉ ở đó!
Bạn đạo1: Dạ.
Đức Thầy: Mà tâm niệm, Ngài cũng độ!
Bạn đạo1: Dạ.
Đức Thầy: Mà ý niệm đó là Ngài rút hơn, có phương tiện rút hơn, nhanh hơn!
Bạn đạo1: Dạ.
Đức Thầy: Đó. Cho nên, chúng ta cũng có trí khôn mà để học đạo: phải xét cái nào nhanh, gọn, và có thể giải được nghiệp tâm mau lẹ, ta làm! Chớ cái đám Vô Vi này, nói thiệt, cũng lưu manh lắm, cũng đủ thứ, như “Móc ruột ông Phật ra coi thử có phải không” mới tu! Thành ra (cười) thành ra chúng ta không phải vừa đâu!
Bạn đạo1: Dạ.
Đức Thầy: Nhưng mà chúng ta dùng ý niệm thấy có hiệu lực, chúng ta mong muốn những người khác dùng ý niệm thấy hiệu lực. Và nếu những người khác dùng cái phương thức nào mà hay hơn, chúng ta phải học; thấy không?
Bạn đạo1: Dạ.
Đức Thầy: Khi mà ý niệm, Anh niệm, thường niệm, tới vô biệt niệm là Anh đi về Tịnh Độ! Anh tịnh rồi Anh mới độ tha chớ! Chớ Anh động, Anh độ ai? (cười)
Bạn đạo1: Dạ, cảm ơn Thầy.
Đức Thầy: Nó có đường lối chớ!
Bạn đạo1: Dạ, cảm ơn Thầy.
Đức Thầy: Khùng khùng vậy, nhưng mà nói nghe được, há? Rõ rệt à! (cười).
Bạn đạo1: Dạ.
Đức Thầy: Rồi, còn cái gì nữa? Tới giờ chưa ông Trưởng Ban? (bạn đạo cùng cười)
Bạn đạo2: Dạ kính thưa Thầy, cám ơn Thầy nhiều lắm; mà bây giờ thì con xin mời Thầy đi nghỉ.
Đức Thầy: Ừ!
Bạn đạo2: Ngày mai, ngày thứ 3 đó, vào khoảng 9 giờ, 7 giờ 30 tối đó, nếu anh em bạn đạo nào có những câu hỏi vấn đáp, xin tiếp tục. Và nay, Thầy giảng 9 giờ rưỡi đã qua! Hơn nữa, Thầy tuổi gìà, không thể ngồi lâu.
Đức Thầy: Ừ!
Con xin kính mời Thầy đi nghỉ.
Đức Thầy: Bởi vì ở đây đó, mình tới đây đó, cũng như là đấu trí để mở trí!
Bạn đạo2: Dạ.
Đức Thầy: Mình sài bằng súng ống điển quang; quýnh một trận coi tới đâu, há?
Bạn đạo (bạn đạo cùng cười)
Đức Thầy: Chớ mình không có sài cái u ơ nữa; bởi vì tuổi tác nó không có chờ đợi! Làm lẹ để ra đi; phải không? Thì, học thì phải lành mạnh; mà học yếu ớt, không nên học!
Bạn đạo2: Dạ.
Đức Thầy:Các Bạn tới với tôi, các Bạn không còn yếu ớt nữa! Các Bạn là một vị trí, một linh căn ở trong càn khôn vũ trụ. Mà nếu các bạn quên các bạn, là các bạn phải đành chịu lệ thuộc bởi trược khí ám ảnh, mà thôi! [11:31]
[tiếp theo là một đoạn mới]
Đức Thầy: Hôm nay là buổi thứ nhì; các bạn đã đóng góp buổi thứ nhất không ít về những sự vấn đáp thắc mắc trên con đường truy tầm chơn lý. Hôm nay chúng ta có cơ duyên tái ngộ để tìm ra những gì có thể khai triển trong tâm thức của mọi cá nhân, để tự dọn con đường truy tầm chơn lý thật sự!
Mà phải làm sao để đến được sự thanh tịnh sẵn có của chính mình, và để thấy, “Ta là chơn lý”? Chớ chúng ta không còn thì giờ để lệ thuộc nữa, không còn thì giờ để ỷ lại nữa! Chúng ta tu cho ta, sửa cho ta, và giải tất cả những nghiệp tâm: bệnh nan y là tâm bệnh của chúng ta; chúng ta phải giải quyết, nhất định phải giải quyết ở kiếp này; vì chúng ta thấy luật sinh, lão, bệnh, tử, khổ, sanh, trụ, hoại, diệt, luân hồi mãi mãi tại thế gian làm chấn động tâm hồn của chúng ta; nhưng mà rốt cuộc chúng ta chưa thấy cái chiều tiến hóa sẵn có của chính mình!
Cho nên tại sao ông Trời nuôi chúng ta, kẻ tốt, người xấu ở trong quả địa cầu này; thậm chí chúng ta chê không ngó tới nó, nhưng mà nó cũng vẫn sống trong lẽ sống của chính nó? Cọng cỏ cũng vậy, cây cối cũng vậy, vạn vật đều sống trong lẽ sống của chính nó. Tại sao?
Nhiều khi ta ghét nó lắm, ta muốn giết nó lắm, muốn tiêu diệt nó, nhưng mà không được!
Rồi giựt mình thấy rằng, “Ta là ngượi trì trệ và ta tự tiêu diệt lấy mình,” làm cho chúng ta càng ngày càng ngu muội vì sự tranh chấp và không hiểu chơn lý là gì, không hiểu ta là ai, ở đâu đến đây, rồi sẽ về đâu? Đau khổ vô cùng, không lối thoát!
Tranh chấp đủ thứ nhưng mà không biết làm sao để đưa vạn linh trở về nơi chỗ thanh sạch!
Không biết dòm lên, chỉ dòm xuống!
Dòm lên thấy rằng chúng ta còn cõi Hư Không Đại Định: không có sự thanh nhẹ, chúng ta đâu có sự sống? Ngày hôm nay các Bạn ngồi đây mà không có thanh khí điển, Bạn không có vui mà ngồi đây; không hít thở được, Bạn không ngồi đây làm gì!
Cái chiều hít thở để làm gì? Để xây dựng và nuôi dưỡng tâm thức của các Bạn, và để các Bạn tự đào sâu cái sự sáng suốt ở bên trong. Lúc ta ra đời ở thế gian, vốn ta là Không, vô tư, nhưng mà ngày nay chúng ta đầy một đầu óc suy tư, tranh chấp. Học đạo cũng muốn hơn người; làm ăn cũng muốn hơn người; đi học chữ cũng muốn hơn người ! Mà rốt cuộc ta hơn được ai?
Chúng ta xem bình diện của nhân loại: ai đã tài hơn ai? Đạo nào hay hơn đạo nào?
Rốt cuộc chỉ có cái đạo tâm mà thôi! Rốt cuộc, con người chỉ có cái tâm linh mà thôi!
Nếu không biết săn sóc và không biết nhìn lại cái chơn tâm của chính mình thì tự lường gạt mình, mà thôi! Cho nên, chúng ta đã lường gạt ta nhiều kiếp rồi; không phải mới đây! Năm nay hy vọng sang năm tốt hơn; sang năm hy vọng năm khác tốt hơn. Nhưng mà năm nào đã tốt? Năm nào cũng là tự tạo nghiệp, ghánh nặng, khổ, và không khai triển được!
Định luật, chúng ta phải theo: sanh, lão, bệnh, tử, khổ; phải theo; không từ chối được, không sửa chữa được!
Các Bạn tuổi trẻ, thấy rằng, “Tôi mạnh lắm, tôi có khả năng, tôi hy sinh, tôi có thể băng rừng, băng núi để cứu mọi người!” Nhưng mà rốt cuộc, “Tôi, tôi chưa cứu tôi được! Tôi muốn chớ!”
Việc làm là giới hạn; khi mà các Bạn đã mang cái thể xác ở thế gian này là nó giới hạn.
Cái thể xác là gì? Là cái khám tù đang giam tâm thức của các Bạn: bao nhiêu sự vọng động, muốn mà không làm được; biết mà cũng nói không được; nó giam hãm các Bạn, và nó không cho các Bạn phát triển theo ý muốn! Mà để nó kiểm soát các Bạn! Mà các Bạn tự lui về thanh tịnh thì lúc đó mới yên ổn, mới tìm ra hạnh phúc!
Các Bạn dòm lên bầu trời thế giới bên trên, lúc nào cũng thanh tịnh: dao cắt không được, súng bắn không bể!
Nhưng mà xác chúng ta ôm đây là chúng ta có nhà, có súng, có ống; bảo vệ xác, bảo vệ không được! Thấy chúng ta là bất lực chưa?
Mà chúng ta có cái cõi Hư Không Đại Định là cái tâm thức của chúng ta.
Khi chết, chúng ta rời khỏi thể xác này, đi đâu? Đó! Mới thấy rằng chúng ta là vô cùng; cái thức chúng ta là vô cùng! Chúng ta ngồi đây, chúng ta có thể suy nghiệm: trên cung trăng, nhân loại ngày hôm nay đã đem vật chất lên cung trăng được! Nhưng mà lên cung trăng về cái cõi vật chất thôi; và cái cỏi Hư Không, chưa tìm ra!
Chính các bạn có cung trăng ngay trong tiểu thiên điạ này: phía bên mặt là mặt trăng, phía bên trái là mặt trời; 2 cặp con mắt của các Bạn là 2 luồng điển khác nhau! Mà đã hiểu đâu?
Thì hai luồng điển này nó liên hệ với 2 luồng điển cuả mặt trăng, mặt trời của càn khôn vũ trụ, để phản chiếu lại tâm can,và để tìm ra thấy rõ đây là một Tiểu Thiên Địa liên hệ với càn khôn vũ trụ, không ngừng nghỉ; liên hệ không ngừng nghỉ!
Các Bạn nói, “Tôi ngừng nghỉ”?
Không ngừng nghỉ! [17:51] Các Bạn đâu có nghỉ được. Nếu mà các Bạn nghỉ, thì các Bạn không có già! Các Bạn làm việc đó: cái tim các Bạn nhảy đùng, đùng, đùng, theo nhịp tim, theo cái chấn động lực của càn khôn vũ trụ! Giờ ngủ các Bạn cũng làm việc; mà đang ngồi đây các Bạn cũng làm việc! Mà các Bạn lại nói, “Tôi không biết gì!”
Vì các Bạn thiếu thanh tịnh!
Nếu các Bạn trở về với các Bạn, các Bạn tìm ra cái tiểu thiên địa này nó liên hệ với cả càn khôn vũ trụ; tươi đẹp vô cùng, sung sướng vô cùng mới được làm con người ngự trong một thể xác đầy đủ, không thiếu phương tiện!
Các Bạn nói, “Tôi ra đây nghèo khổ, tôi không có tiền làm ăn! Đau khổ quá!”
Nhưng mà các Bạn chịu nhịn nhục đi, các Bạn thấy đầy đủ! Nhịn nhục đi!
Nhịn nhục nhiều chừng nào, các Bạn thấy ăn không hết!
Mà các Bạn tham lam chừng nào, các Bạn thấy thiếu!
Cho nên ở thế gian người ta đi tìm đường tu, “Tôi phải tìm ra tôi, tôi trở về với chính tôi”; thì các Bạn thấy, một ngày các Bạn ăn bao nhiêu? Có thì ăn 3 buổi; không, ăn 1 buổi cũng sống; mà 2 ngày ăn một buổi, cũng sống nhăn!
Nếu các Bạn ý thức được cả càn khôn vũ trụ đang cung ứng cho các Bạn, thì các Bạn lúc nào cũng tươi đẹp, sung sướng, không có thiếu thốn!
Nhưng mà khi mà các Bạn tham lam rồi, các Bạn thấy thiếu thốn, vì các Bạn muốn tham cái dư thừa để bên Bạn! Nhưng các Bạn không thấy đó là nghiệp!
Ra đây, các Bạn mang nghiệp rõ ràng đó chớ! Ở Việt Nam đâu, các Bạn không có xe hơi, đi ô tô buýt, nó rảnh; vô nhà là các Bạn ngủ rồi! Bây giờ ra đây các Bạn có chiếc xe hơi, mà chiếc cũ cũng nó một chiếc. Đó là nghiệp: cái nghiệp sắp hư, cái nghiệp sắp bệnh, sắp tàn, sắp rụng là nó về với Bạn. Rồi cái nhà các Bạn đó; khi không, qua, các Bạn mua cái nhà;tròng trên đầu các Bạn mấy chục năm cũng phải trả nợ! Nghiệp tâm: lo chuyện này, tới chuyện kia, chuyện nọ; chưa bao giờ yên! [20:02]
Tưởng đâu ra đây hưởng sao?
Các Bạn thấy rõ các Bạn không có của, mà của Trời đã xây dựng cho Bạn, và đưa các Bạn đến chỗ an toàn này; rồi các Bạn sẽ đi tới một chỗ an toàn khác nữa.
Cho nên, cái Luật Vay và Trả không ngừng nghỉ! Chớ đừng có nói, “Tôi, bây giờ tôi sướng, tôi được hường cái tiền này, tôi sướng!” Không đâu! Đây rồi một ngày nào các Bạn sẽ trả! Mà không trả, thì sẽ bị hành!
Nó phải có luật hết: có vay là phải có trả.
Cho nên, chúng ta tu là để chi? “Vỏn vẹn, tôi ra đây, tài sản hết rồi, tôi chỉ còn có phần hồn; tôi tu, tôi dưỡng cái phần hồn tôi càng ngày thanh nhẹ; tôi được giải thoát, tôi đi trước để cứu được người bạn của tôi đang lâm nguy tại thế này: họ đã giúp tôi, mà họ không biết họ; và tôi tu, tôi biết tôi, rồi tôi mới dẫn họ tiến được. Tôi đền ơn trọn lành!”
Chỉ các Bạn tu các Bạn mới đền được cái ơn này! Còn không tu, là cái ơn này các Bạn không bao giờ đền được!
Vay là phải trả! Chúng ta thấy trước mắt, mặt tiền! Mà các Bạn tu rồi, các Bạn giải thoát được, các Bạn chỉ cho những người bạn đã giúp Bạn được giải thoát như chúng ta, thì chúng ta trở lại nhìn mặt huynh đệ, tỉ muội của chúng ta trong quả địa cầu này: họ là mình, mình là họ; không có sự phá phách nữa, thương yêu vô cùng để xây dựng.
Thì cái khối người Việt Nam nhỏ bé này, đau khổ này, trở nên gì?
Trở nên hạnh phúc sung sướng, vì nó biết nó và nó biết huynh đệ, tỉ muội nó trên cả càn khôn vũ trụ!
Thì khi các Bạn tu xuất hồn rồi giải thoát, hỏi chớ, các Bạn về đâu? Về quê xưa, chốn cũ!
Cái hồn các Bạn ở đây, ai chế được? Không ai chế được! Cha mẹ sanh các Bạn, chớ còn cái hồn các Bạn, khác!
Thì các Bạn phải có nơi, có sự cấu trúc siêu nhiên mới tạo thành cái hồn của các Bạn; thì các Bạn phải về Trời mới là đúng! Các Bạn không phải người ở đây: các Bạn mang cái xác thối tha: ăn một miếng thịt, miếng cơm, qua 3 tấc lưỡi là hôi thúi; hôi thúi, chắc chắn là hôi thúi. Mổ ruột các Bạn là hôi thúi!
Nhưng mà các Bạn không chịu hôi thúi! Các Bạn chịu sự thanh nhẹ; các Bạn hít vô lỗ mũi mà hửi sự thanh nhẹ; không có bao giờ chịu ngửi cái sự hôi thúi nữa!
Mà nói các Bạn xấu, các Bạn cũng không chịu nữa! Thì các Bạn từ căn Tiên giáng lâm xuống thế gian. Bây giờ bị đọa ở thế gian để học gì?
Học dũng ! [22:40]
Nhìn lại, các Bạn thấy anh hùng vô cùng! Hồi xưa, chèo cái ghe ra biển cả cũng không dám đi; nhưng mà ngày hôm nay chúng ta gan chúng ta đi, mà không biết đi đâu! Dám đi, dám vượt biên, dám chịu sóng gió. Để tìm cái gì? Tìm cái đích của tự do!
Đổ bộ rồi thấy thế nào? Trở lại ràng buộc mình, nếu mình không tu!
Nếu mà chúng ta thấy rằng cái mức khởi hành của chúng ta là đúng, thì chúng ta phải khởi hành tới vô cùng!
“Mục đích tôi ra đi, tôi có nghĩ tới xứ Úc đâu! Tới chỗ đang học tự do là được rồi! Khỏi sự ràng buộc!”
Cái gì? Cái xác này ràng buộc; rồi bị người ta kèm kẹp, mình sợ, mình ra đi.
Bây giờ mình ra đi đây, bây giờ mình kèm kẹp lại xái xác, không có tâm hồn? Đâu có được!
Chúng ta phải tu để giải thoát mới đi tới mục đích chúng ta lúc khởi hành, “Đi chết cho rồi! Sống ở đây sống không được;chết cho rồi!”
Thì các Bạn tu cái pháp này, sẽ chết trước khi chết: cái hồn các Bạn xuất khỏi thể xác; các Bạn mới trở về quê xưa chốn cũ được! Cái cảnh đó nó sang trọng hơn cảnh này: ăn không hết, sài không hết; tâm thanh nhẹ, nhàn hạ!
Cho nên, mọi người Việt Nam ra đây, những người biết được phần hồn, biết sự đau khổ, biết thương yêu quê hương, xứ sở, giống nòi rồi lan rộng tới nhân loại, mới tìm đường tu!
Không cách nào cứu; không cách nào cứu được mình nếu không tu!
Ai làm cho Bạn thanh tịnh nữa? Ai đưa bạc tỉ cho Bạn sài nữa? Bạn phải cày, phải khổ, phải làm việc, phải bị người ta kỳ thị đủ thứ, mới có chén cơm manh áo.
“Rồi một ngày nào đó, cái định luật nó đến với tôi: sanh, lão, bệnh, tử, khổ; rồi ai lo cho tôi? Chính tôi là người tự lo và tự tiến!” [24:46]
Thì nhân cái cơ hội đó chúng ta lấy cái hoàn cảnh làm ân sư: hoàn cảnh cuả Bạn hiện tại đang giúp Bạn tìm một lối thoát cho chính Bạn; nó đang dìu dắt Bạn, cho Bạn đi đạo này, cho Bạn đi đạo nọ, cho Bạn thử cái này, ăn cái nọ; nếm cái chua, cay, chát, đắng, mặn, nồng; sống trong kích động và phản độn, các Bạn mới thấy rằng rốt cuộc thanh tịnh và sáng suốt là trên hết!
Thì Bạn có không?
Bạn có thanh tịnh và sáng suốt!
Làm sao để nhận thức ra sự thanh tịnh và sáng suốt?
Thì Bạn phải tha thứ và thương yêu.
Bạn là con người, Bạn biết tha thứ con người và thương yêu con người, thì tự nhiên cái tâm của Bạn thanh tịnh.
Bạn nhìn con thú, Bạn cũng thấy là anh em trong quả địa cầu; Bạn nhìn cọng cỏ, cũng là anh em đang hưởng cái dưỡng Thanh Khí Điển của Ngọc Hoàng Thượng Đế, của Chúa, của Phật! Cây bông cũng vậy, nó đang khoe màu, nó đang phát triển, cũng nhờ Ơn Trên đưa nó ra.
Hỏi chớ, ai vẽ cái màu đẹp như vậy? Chúng ta mới thấy sự kỳ diệu của Thượng Đế: Ngài đã làm tất cả mọi khả năng, mọi trình độ, mọi ảnh hưởng để xây dựng chúng ta! Một hột giống của cây bông được chôn dưới cát, dưới bùn, dưới lầy mà nó vươn lên nó khoe màu thêm sắc; và nếu chúng ta thanh tịnh, chúng ta có thể đàm đạo với nó, “Tôi rất hân hoan được thành tựu một đóa hoa để dâng Trời!”
Mà ngày hôm nay chúng ta xa quê hương tổ quốc, chúng ta làm cái gì để dâng cho tổ quốc chúng ta?
“Tha phương, cầu thực”; chúng ta từ trên Trời giáng lâm xuống thế gian, là tha phương cầu thực; bây giờ làm gì dâng?
Chúng ta phải tu, phải dọn tất cả những sự hôi thúi trong nội tâm: tánh hư tật xấu chúng ta hy sinh để dâng cái đóa hoa đẹp đó dâng Trời. Đó là Đạo giả!
Người tu đạo phải hành! Không dùng lý thuyết mà đạt được đâu! Lý thuyết là một chuyện; thực hành là chánh gốc.
Đó; ngày hôm nay các Bạn ra đây các Bạn thực hành, các Bạn thấy: trước kia các Bạn ở Việt Nam giàu có, chỉ tay 5 ngón là có bàn ăn rồi. Ngày hôm nay các Bạn phải nấu ăn: xắt từ sớ thịt mới thấy sự đau đớn của miếng thịt; xắt từ cọng rau mới thấy sự đau đớn của cọng rau; nấu từ hột lúa, hột gạo các Bạn mới thấy sự hy sinh của hột gạo! Đó là toàn là tâm bồ tát độ các Bạn; mà các Bạn ăn vô, các Bạn không xây dựng các Bạn trở nên một vị bồ tát để độ tha, thì tự mình thấy mình trị trệ và vô dụng!
Cho nên, miếng ăn chúng ta cũng suy nghĩ: “Trước kia tôi đâu có biết nấu ăn, tôi đâu có biết giặt quần áo, tôi đâu có biết chùi nhà, tôi đâu có biết làm này kia, kia nọ. Mà ra đây tôi làm hết!”
Để chi?
Để trở lại cái luật quân bình vay, trả rõ ràng! [28:15] Cho nên, ra đây chúng ta học lại cái luật quân bình!
Và nếu chúng ta có cơ duyên, chúng ta biết tu! Tu đi, mới thật sự giải quyết; tu đi mới thật sự báo hiếu; tu đi mới trả món nợ hiện tại ở trần gian!
Chớ còn không á, thì cái nghiệp càng ngày càng gia tăng; nó gia tăng là Bạn phải trả; nó lôi cuốn Bạn phải chịu, thổn thức thâu đêm không ngủ được; bực bội vô cùng: có hồn, không thăng hoa được; có xác, muốn đem đi đâu cũng không được; phải chờ ngày, chờ giờ! Đâu đó nó đều có quy luật hết; không có làm hơn được.
Cho nên, khi mà chúng ta học nhẫn, học hòa, chúng ta mới thấy rõ sự tăm tối của chính mình, sự trì trệ của chính mình; ăn năn, hối cãi nó mới có tiến hóa được!
Đem cái chơn chánh về tự trị tâm than! Sự chơn chánh thanh nhẹ vô cùng bất diệt đó, Bề Trên đã ban cho chúng ta trong lúc nằm nôi tới bây giờ; mà chúng ta không biết sử dụng cái quy luật chánh tâm tự trị đó, mà chúng ta đi làm chánh phủ, đi trị dân, trật lất, không có trúng!
Phải sửa mình để ảnh hưởng người khác thành một khối tươi đẹp, hòa bình, thương yêu xây dựng, mở cái thức bình đẳng hòa đồng xây dựng tâm thức, mới là một người chơn giác biết mình, biết họ; mới là anh em xây dựng càng ngày càng đông và khai triển đi tới cái chỗ, kêu bằng, “Phục hưng Quốc Hồn”! Trở lại Quốc Hồn của chúng ta!
Chúng ta không phải người ở thế gian; phải trở về cảnh đó!
Nếu mà tâm thức các Bạn không tìm ra chân lý đó thì thế gian không có ngày hòa bình! Chỉ chém giết nhau một cách vô lý, mà thôi!
Phần Hồn không bị diệt! Nhưng mà súng ống là tạm bợ, mà thôi. [30:18]
Cho nên, con người vẫn thể hiện ở thế gian: mắt, mũi, tai, miệng, ngũ tạng rõ ràng như nhau. Không làm người, thì làm thú! Không chịu đi 2 chân, thì đi 4 chân; không đi 4 chân, thì bò lết; bò lết nó tan rã, thì thành ruồi muỗi!
Đó; trước mặt các Bạn thấy địa ngục đều có tầng lớp, chớ không có chỗ nào không có tinh vi! Trời, Phật rất tinh vi, rất tự do và rất quý trọng Nhân Quyền của chúng ta. Nếu chúng ta thích cái cảnh đó, Ngài cho vào cảnh đó!
Hỏi chớ, ở thế gian, ai không biết xì ke là nguy hiểm; nhưng mà vô hút xì ke, ông Trời cũng cho đủ xì ke cho nó hút! Rồi nó hung hăng, rồi nó thấy nó tự hại nó! Lúc đó nó mới khóc, nó mới ăn năn hối cải; lúc đó nó mới biết Chúa, biết Phật;nó mới chịu đi tu.
Còn có răn dạy, cha mẹ có kêu, nó cũng không nghe; nó phải làm theo ý muốn của nó, mà thôi.
Cho nên, ý người là ý Trời!
Cho nên, chúng ta mỗi người chúng ta bằng lòng tu thì chúng ta thấy chúng ta xây dựng được một cơ đồ tâm lý rất rõ rệt để ảnh hưởng tất cả mọi người kế tiếp.
Cho nên cái phương pháp tu ở đây rất rõ rệt: Soi Hồn là làm cho bộ đầu ổn định; Pháp Luân Thường Chuyển làm cho ngũ tạng khai thông, nó khứ trược lưu thanh.
Mỗi ngày, mỗi đêm các Bạn rửa ráy đầu óc các Bạn thanh sạch, thì lúc nào các Bạn cũng nhàn hạ và sáng suốt. Đó, mới hưởng cái hạnh phúc của Thượng Đế, Cha yêu quý của chúng ta thương chúng ta vô cùng, không bỏ!
Mà chính chúng ta nghịch và bỏ Trởi, Phật mà thôi! Người đi trước luôn muốn, muốn dành dụm thì giờ để cứu rỗi những người đi sau. Như ngày hôm nay chúng ta đi ra đây, lên đất liền rồi chúng ta nghĩ những người bên nhà thế nào? Mà nếu những người đó nghe nói đổ bộ tới biên giới này hay là ở bờ biển này, chúng ta mau mau ra đón rước, chia sẻ cơm áo, áo quần! Thì ông Trời, Phật cũng vậy! Người đi trước luôn luôn độ người đi sau.
Cho nên, chúng ta người tu, càng thanh nhẹ, càng sáng suốt, thì càng làm việc tốt; đem khí giới tình thương và đạo đức độ cho tất cả chúng sanh tại thế gian!
Cái khí giới đó là khí giới, khí giới thật sự ở tương lai, và cứu rỗi tất cả nhân sinh tại quả địa cầu này!
Còn khí giới bằng súng ống, chỉ tạm bợ mà thôi! Giết họ, nhưng mà cầu hồn, họ vẫn sống!
Cho nên, có Địa Ngục để các Bạn thấy: có người chết rồi trở về, nói lại cho các Bạn nghe có cảnh địa ngục hành hạ. Tây phương cũng như là Á Châu, người Á Đông cũng có những cái sự liên kết đó; ở trong nhà thương cũng có sự ký lục đó: có người chết mấy ngày, mấy đêm rồi cũng về được. Mới biết rõ con người có cái hồn.
Hồn là bất diệt!
Cho nên, khi chúng ta hiểu được hồn bất diệt, chúng ta không có làm gì sai quấy nữa; không có chèn ép người khác,nhưng mà sửa mình để ảnh hưởng người khác là đúng đường.
Tự thức tâm trong xây dựng. [33:38]
Cho nên hôm nay có duyên lành, tôi nói vài câu với các Bạn. Thành ra cũng xin thành thật cảm ơn sự hiện diện của các Bạn hôm nay. Nếu có gì thắc mắc, thì chúng ta tiếp tục đàm đạo thêm, và xây dựng cho chung.
Bạn đạo1: Con xin cảm ơn Thầy. Và giờ, buổi Vấn Đạo bắt đầu.
Đây là câu hỏi đầu tiên: Thưa Thầy tiên tri cho biết được là khoảng bao lâu nữa, nước Việt Nam được thoát khỏi bàn tay cai trị của Cộng Sản; nhân dân Việt Nam được sống thanh bình, an cư lạc nghiệp; người Việt Nam vong quốc được tự do trở về quê hương?
Đức Thầy: Tiên tri thì tôi không biết làm cái nghề tiên tri! Thức tâm tu học, thì tôi biết. Tôi không làm việc nhà tiên tri!
Bạn đạo1: Dạ.
Đức Thầy: Vì tiên tri không biết được! Vì tâm của Bạn.
Bạn đạo1: Dạ.
Đức Thầy: Hỏi chớ, Bạn là người ta, mà tại sao Bạn ghét người đó? Thấy không?
Bạn đạo1: Dạ.
Đức Thầy: Rồi người kia cũng người ta, mà tại sao lại, lại thích người đó? Người ta không có tiên tri!
Từ khi nhân loại thức tâm, ăn năn hối cải, thấy ta là một tội hồn tại thế chưa hoàn tất, phải lo tu sửa để hòa đồng với nhau thành một khối xây dựng, ảnh hưởng chung; thì thời cuộc tự nhiên nó phải biến đổi!
Do tâm con người!
Bạn đạo1: Dạ.
Đức Thầy: Hỏi chớ, chừng nào người Việt Nam mới về được xứ Việt Nam? Tôi không phải là nhà tiên tri, tôi không có làm điều đó; dù có biết, tôi cũng không có quyền nói! Tôi chỉ cho người ta đường lối kỹ thuật cho người ta tu, tự thức tâm, rồi họ thấy, hơn là tôi nói.
Bạn đạo1: Dạ.
Đức Thầy: Bởi vì, cái gì nó nắm chắc ở trong tay á, mới là sự thức tâm. Còn ông kia ổng nói : “Ồ, ‘87 rồi mình về !” Rồi ’87, chưa về ; rồi ‘89 ; rồi, rồi năm 2000, mình mới về. Hay là bây giờ nói, “Đây, mai rồi đi về!”
Bạn đạo1: Dạ.
Đức Thầy: Cái chuyện đó không có biết được!
Nếu tôi là tiên tri, mà tôi nói trước đó, thì ông Trời không còn nữa! Cái lá bài cuối cùng là lá bài của ông Thượng Đế nắm.
Bạn đạo1: Dạ.
Đức Thầy: Cho nên không có nhà tiên tri nào nói đúng hết! Nhưng mà việc xảy ra rồi mới là biết đúng; tán đi tán lại, bởi vì câu văn của họ, “Tứ thông, bát đạt.”
Nhưng mà kỳ thật là: muốn cả thế giới hòa bình, chúng sanh phải tu! Không tu, không bao giờ có hòa bình! Tôi chỉ đoán như vậy, thôi! [36:28]
Bạn đạo1: Dạ.
Đức Thầy: Còn, kêu bằng, tiên tri năm nào, tháng nào, đó, cái đó là, kêu bằng, nói dóc! Nói như ông Trời không có! Tôi không muốn nói cái đó. Còn ông Trời, còn ông Chúa ổng làm việc! Chúng tôi có đức tin. Tôi có đức tin của Trời, Phật; tôi thấy rõ còn có Chúa làm việc; không phải người phàm làm việc!
Bạn đạo1: Dạ.
Đức Thầy: Thành ra, chúng ta, người phàm, không nên đứng vào vị trí tiên tri, mà hại mình!
Bạn đạo1: Xin cảm ơn Thầy.
Câu hỏi thứ 2: “Quốc gia thương vong, (nghe không rõ); giặc đến nhà, đàn bà cũng phải đánh”! Bạn đạo Vô Vi thoát được bàn tay Cộng Sản, được no ấm tự do, hội họp tu tập ở ngoại quốc; nên có hành động gì tích cực và cụ thể để đem 60 triệu đồng bào Việt Nam nói chung, và các Bạn đạo Vô Vi nói riêng, ra khỏi gông cùm xiềng xích của chế độ Cộng Sản, để họ cũng được no ấm, tự do hội họp tu tập, cùng tu cùng tiến với chúng ta ở hải ngoại?
Đức Thầy: Cho nên, khối Vô Vi không phải là một vị Thánh, Thần! Khối Vô Vi là một số người đau khổ, và tìm tới biên giới của Phật Pháp mà lo tu học. Khối Vô Vi không phải làm chánh trị; dứt khoát không có làm chánh trị!
Bạn đạo1: Dạ.
Đức Thầy: Không có lãnh đạo ai, nhưng mà ăn năn, sửa chữa tâm thức!
Chúng ta đã có quê hương, có khí giới ; tại sao bỏ chạy? Giặc đến, “Thất thu hữu trách,” tại sao không đánh, chạy ra đây?
Chúng ta đã thấy Thiên Cơ: Tại sao anh em ta không thương nhau, không đoàn kết? Mà để bỏ xứ, ra đi? Họ đã đem súng ống về họ đánh chúng ta; chúng ta có súng ống gì mà chúng ta chạy? Tại sao ?
Chúng ta nói vể chuyện đời: nếu mà chúng ta ngồi với nhau, thương yêu nhau trong lúc đó; chết, sống, có nhau; thì ai cứu chúng ta được? Không ai cứu được!
Mà ngày hôm nay ra đây, phải đòan kết trước hết! Lo tu tâm lẫn thân, nhiên hậu mới có cơ hội trở về xứ sở chúng ta.
Ta có mà ta bỏ chạy! Bây giờ ta không; làm sao ta khôi phục?
Ta phải lập lại một khối tình thương và đạo đức, thương yêu tin cậy lẫn nhau! Người Việt Nam với người Việt Nam phải quý người Việt Nam mới đưa người Việt Nam trở về nhà được!
Ghét người Việt Nam, không bao giờ trở về nhà được! Gắn họ tội này, tội kia, tội nọ; vô ích! Tội ta nhiều hơn; ta sửa đi để ta ngồi lại với nhau, để xây dựng một niềm tin chung, và niềm tin bất diệt!
Người Việt Nam lúc nào với người Việt Nam cũng là một nòi giống; không có chia rẽ! Phải thương yêu vô cùng, xây dựng, hy sinh!
Thì chắc chắn ( ) xứ ta, ta có ; nước ta, ta có ; dân tộc, ta có. Tại sao ta không về được?
Vì ta chia rẽ, mà không về được, mà thôi. Khối này nói hay hơn khối kia; khối kia nói hay hơn khối nọ. Nhưng mà, kỳ thật, ta không hay, ta không sửa; tâm ta động loạn, ta không hiểu!
Ta phải tu về thanh tịnh đi, rồi anh em mới ngồi lại, mới thật sự về thương yêu; mới có hòa bình, mới đem đi được.
Tám người đồng một chèo, đồng một lý tưởng, rồi mới đi được! Chúng ta đồng một lý tưởng, mới chạy ra đây được! Đem một chiếc ghe với bộ máy tầm thường, mà có thể chạy ra biển được!
Bây giờ, tại sao chúng ta không ngồi chung với nhau? Không thương yêu nhau? Không tin cậy lẫn nhau để xây dựng tái lập một chiếc thuyền trở về?
Cái đó không khó khăn! Tôi thấy những người làm chính trị, không khó khăn đối với họ!
Nhưng mà những người làm chính trị không nên ép người ta, buộc người ta vào tội Cộng Sản! Mà chỉ ở sao tốt, từ Cộng Sản họ nhảy vô tham gia với mình, thương yêu mình, xây dựng với mình; biết rõ con đường đi của chính họ cũng như trước kia người Cộng Sản nó vô nhà chúng ta, chạy ra đằng sau bếp, Dì Ba, Dì Tư chạy ra gánh nước, biết làm này, làm nọ; mọi người thương nó?
Tại sao chúng ta không biết làm cái đó? Chúng ta cứ chỉ mặt, điểm mặt người này, người nọ; hăm người này, người nọ. Để làm gì ?
Sửa mình, lo tu!
Cho nên, chúng tôi không có làm chánh trị, nhưng mà tôi thấy rằng, phải tu. Chúng tôi thấy tội chúng tôi nhiều lắm, phải tu, xây dựng để mỗi người chúng tôi biết thương yêu nhau!
Rối cái lúc trở về hay không thì tự nhiên nước ai về xứ nấy.
Thương yêu nhau, kết bè, làm ghe, tự chống chèo là đi tới nơi! [41:40] Đó, hồi chúng ta từ Việt Nam ra đi, chúng ta dấu kín không nói cho người khác, mặc, không nói; câm mồm; đến giờ đi, là đi; chúng ta mới đi được! Thấy chưa?
Mà ngày hôm nay công việc chưa gì mà la um sùm; rồi làm sao đi về? Thấy không? Đừng thấy ổng Võ Đại Tôn, chưa về tới xứ là báo chí biết hết đó! Làm sao về? Mình có con mắt, họ cũng có con mắt; mình có cái đèn, họ cũng có cái đèn!
Thì bây giờ mình phải biết đoàn kết thương yêu, xây dựng, người Việt Nam và Việt Nam phải biết thương yêu với nhau.
Còn chúng tôi người tu, thì bất cứ đạo nào cũng là một; chúng tôi thương yêu vô cùng, quý mến người tu vô cùng. Bất cứ giá nào, chúng tôi cũng quý người tu; bất cứ đạo nào chúng tôi cũng quý! Những đạo không hiểu chúng tôi, chửi chúng tôi, chúng tôi cũng thương yêu, vì người ta đã biết tu, và người ta sợ con em người ta lạc đường mà người ta quý người tu, cho nên người ta muốn giữ lại. Đó là cái lòng thành của họ, chúng tôi càng quý họ hơn! Họ có tinh thần xây dựng cho chung.
Chúng tôi người Vô Vi, chịu học nhịn nhục, học thiệt thòi. Bất cứ tôn giáo nào chửi chúng tôi, chúng tôi yêu quý họ hơn: họ chịu tu, và họ biết bảo vệ cái đạo của họ ; chúng tôi quý vô cùng ! Họ biết bảo vệ đức tin của họ là hơn vàng rồi; giá trị lắm!
Chúng tôi là kỹ thuật tu thiền mà thôi, chớ chúng tôi không phải là tôn giáo buộc người ta phải theo chúng tôi, hay là chúng tôi lãnh đạo người khác! Tự tu, tự tiến. Chúng tôi còn có cõi Tiên mà sống, không phải cõi phàm.
Cho nên Vô Vi không có làm chánh trị! Chỉ xây dựng đem những cái gì chơn chánh mà xây dựng thích đáng! Chúng tôi phải ăn năn, sửa chữa; sự đóng góp cho chung, chúng tôi cũng có tay, chân làm việc, đóng góp cho chung. Chúng tôi không bỏ xã hội! Chúng tôi không bỏ những người làm chánh trị: không bao giờ phản những người mà đã dùng chánh nghĩa hy sinh vì đất nước! Không bao giờ; bất cứ phương diện nào chúng tôi cũng cứ chánh nghĩa là chân lý.
Chúng tôi phải quy phục; nhưng chúng tôi không làm được. Chúng tôi không có khả năng làm chánh trị; chỉ có tu mà thôi. Và không biết làm chánh trị, không nên làm chánh trị! Không biết làm chánh trị mà làm chánh trị là hại dân, hại nước; yếu hèn, bán nước ăn! Chúng tôi không có cái tinh thần đó; không dám làm! Chỉ biết tu thôi. [44:28]
Thành ra, Quý Vị hỏi về chánh trị, tôi hoàn toàn dốt, nhưng mà tui luận xét về người tu của chúng tôi, chỉ có khả năng bao nhiêu đó, nói bây nhiêu đó thôi. Bây giờ trên đường truy tầm chân lý, lo tu học để một ngày nào rồi cũng gánh vác với Quý Vị trong tình thương và đạo đức. Còn sự sát phạt, chúng tôi không có khả năng làm!
Bạn đạo1: Dạ, cảm ơn Thầy. Câu hỏi tiếp: Kính thưa Thầy, tu là sửa mình; tu cũng là giúp người. Người tu đạo hãy vui lòng cứu người, cứu nước; đó có phải là do nghiệp thân không?
Đức Thầy: Không phải do nghiệp than, nhưng mà Thiên Cơ; Thiên Cơ rõ ràng!
Người dân Việt Nam, tại sao có thể nghĩ được chúng ta ngày nay ở Úc nói đạo? Chưa một người nào nghĩ ra! Có người dân Việt Nam nào nghĩ rằng nghĩ trước rằng, “Tôi sẽ ở xứ Úc nói đạo, bàn bạc về đạo pháp, bàn bạc về chánh trị”? Chưa! Chưa ai biết! Thiên cơ!
Cho nên, Quý Vị làm chánh trị nên đi xe 2 bánh: biết có hồn, có xác! Đừng nói cái xác không! Xác tạo sóng sông mê; xác là tạm thôi!
Nãy giờ, tôi nói chuyện các Bạn, trong thức các Bạn phát triển vô cùng: tìm hiểu, tìm hiểu; khai triển, khai triển. Đó là cái hồn của chúng ta là một, không có hai nữa!
Mà cái xác chúng ta là tạm bợ; một ngày nào, chúng ta phải bỏ nó ra đi! Thử hỏi chớ, làm sao, làm sao cuộc cách mạng tâm linh có thể … [46:27]
[hết băng]