1986 Khóa 1 - TV Quy Thức: Vấn đạo 6
Ông Tám: Súng ống không có bắn được ai; chết rồi, rồi cũng hồi sinh, nhưng mà tình thương ngày hôm nay cứu vớt chúng ta. Không có tình thương trên mặt đất này, ngày hôm nay chúng ta không có ngày hội tụ giữa người Việt Nam và Việt Nam ở đây. Kẻ đi máy bay, người đi chui, cực, khổ cực như ngày nay cũng đến đây; rồi mới thấy rõ cái khí giới vô cùng của Thượng Đế lúc nào cũng cứu nhân độ thế, khí giới là để cứu người chớ không phải giết người, nhưng mà thế gian tạo ra khí giới vật chất để giết người. Cho nên chúng ta hiểu được rồi và chúng ta biết con đường tu, chúng ta lấy cái khí giới thanh nhẹ nhứt cả càn khôn vũ trụ để khai mở tất cả những sự lố bịch trong nội tâm nội thức của chúng ta. Lục căn lục trần đấu tranh ngu muội, chúng ta giải tỏa cho nó, cho nó khôn lên, cho nó nhẹ nhàng, cho nó biết êm dịu là gì, giá trị là gì, tình thương là gì, để nó hòa với bên trên là cứu tất cả. Khí giới của Trời là cứu tất cả, khí giới của Trời không bao giờ giết tất cả, mà vật chất thế gian chỉ hù hét và hăm giết chúng sanh; đó là một đại tội đối với Thượng Đế.
Thì hôm nay, tôi vỏn vẹn có bài thơ này giải thích cho các bạn chút đỉnh để nghe trước khi ngày mai cũng là sẽ đến lúc mãn khóa và chúng ta sẽ chia tay ra về, thì nhớ giữ lấy khí giới tình thương sẵn có của các bạn mà để nuôi dưỡng nó, giúp ta và dìu họ tiến hóa.
Thành thật cảm ơn sự hiện diện các bạn. Tiếp tục, các bạn nên hỏi cái gì cần thiết, cái gì tôi sẽ trả lời theo trình độ sẵn có của chính tôi.
Bạn đạo: Kính thưa Thầy, trong khi học khóa A Di Đà, chúng con muốn Thầy giải thích về tiền sử của A Di Đà. Theo chúng con biết, thì Đức Thích Ca từ kiếp người, rồi sau nhiều chuyển kiếp tu hành mới thành đắc đạo và thành Phật, còn Đức A Di Đà từ đâu đến?
Ông Tám: Đức A Di Đà truyền khoa mà thôi, còn Phật Tổ là Đức Thích Ca. Trong kinh A Di Đà cũng nói rất rõ, có giải thích hết, chịu khó đọc lại thì rõ rệt, về Thích Ca truyền đạo mà Di Đà truyền khoa, trong thực hành.
Bạn đạo: Thưa, con không hiểu về cái chỗ đó, nghĩa là A Di Đà là người hay là gì?
Ông Tám: Một vị Phật; cũng người.
Bạn đạo: Cũng con người?
Ông Tám: Nhưng mà cái căn của người là một vị Phật, đại căn, đại linh căn, cho nên cứu độ chúng sanh, không cần phải học chữ như chúng sanh, nhưng mà đắc đạo.
Bạn đạo: Còn cái sử của A Di Đà là thế nào Thầy?
Ông Tám: Cái sử là nguyên căn, ở trên trời, từ bao nhiêu, bao nhiêu, bao nhiêu triệu năm nay vẫn còn. Cho nên căn một người, linh căn của một người ở thế gian đây, mà cái căn họ trên kia cũng vẫn còn trơ trơ như vậy. Nhưng mà anh nói muốn biết cái sử là bao nhiêu ngàn năm, bao nhiêu như ở thế gian ghi chép, cái đó là không có bàn được. Và mỗi con người là bây giờ bảy ức niên mới cấu trúc thành cái thể xác con người, hỏi chớ con người đã có từ bao lâu? Cho nên cái sử sách ở thế gian viết, chép trong cái thời đó và tới đây mà thôi, rồi cái chuyện vô cùng đâu có biết được? Còn nếu mà phải kể, kể cái lý lịch vô cùng, thì không có sử sách nào mà chép hết. Nó là vô tự chơn kinh! Vô tự chơn kinh, không ngày giờ, không không gian, không thời gian; cho nên nó huyền diệu tới vậy đó. Chớ hỏi chớ người đời cần hỏi bằng cớ, còn này kia kia nọ, năm ngày tháng giờ, nhưng mà tới hồi tu rồi thì thấy không có gì hết. Tôi không phải có ngày tháng năm giờ, mà tôi cũng không phải cái tuổi này, mà tôi không phải cái tên người này. Khi mà anh phất rồi, té ra anh không phải, không phải người ở thế gian. Nếu mà truy lùng về thế gian, thì phải lấy kinh sách mà nói; còn về điển, là nó là vô cùng. Nói về thế gian thì đâu có giá trị gì? Không có giá trị gì hết! Cái vô cùng mới là cái giá trị, và cái bất diệt mới là cái giá trị.
Cho nên chúng ta thực hành rồi, tại sao không nói thực hành theo sách? Không, chúng ta về điển, ĐIỂN KINH! Mà lấy cái gì chứng minh điển? Như hôm qua tôi đã giải thích rồi: một cái nháy của chúng ta cũng là điển, là của cơ tạng; mà cái thức của chúng ta cũng là điển trong thanh tịnh; mà cái điển thanh tịnh đó ở đâu mà có? năm nào, tháng nào, hay là không không gian, không thời gian? Anh hiểu chỗ đó không?
Cho nên tại sao chúng ta tu, chúng ta vỏn vẹn chỉ có học cái KHÔNG thôi! Nếu mà không biết học cái KHÔNG đó, con người đó còn so đo và không bao giờ tiến nổi. Cho nên khi mà anh tu rồi, anh thấy cái đầu nó rút; nó rút về đâu? Về KHÔNG chớ. Cái khi rút đó, nó có nói một hai ba bốn năm sáu? Không có, không có so đo, không ngày không đêm nữa. Nó không không gian không thời gian, nó mới biến thành một hào quang vô cùng sáng suốt và bất diệt.
Cho nên cái Phật Pháp vô biên, không có giới hạn. Ta hiểu cái câu này: Phật Pháp là vô biên, không có giới hạn. Cho nên kinh A Di Đà không có nói về niên kỷ, không có năm nào, không có tháng nào. Nó là không không gian, không thời gian kia mà!
Bạn đạo: Thưa Thầy, như vậy là từ đâu ra kinh A Di Đà?
Ông Tám: Kinh A Di Đà là mượn cái xác của con người thế gian tu thành Phật, và diễn tả những cái lời đó ghi chép tại thế gian mà thôi: Đức A Di Đà Phật. Nhưng mà cái nguyên chánh gốc của nó không phải, mượn xác mà thôi. Như ngày hôm nay tôi đang nói chuyện các bạn thì các bạn chỉ ghi cái xác ông Tám thôi, nhưng mà cái âm thinh thì các bạn phải truy tầm. Cái chơn lý tròn trịa này các bạn phải truy tầm. Nó là thuộc về từ siêu âm, âm mà diễn giải qua cái trật tự thực hành của cái thể xác ông Tám, phải hiểu cái chỗ này. Còn cái mà bạn nhận được, không phải cái đó, không phải ông Tám nữa rồi. Tôi cảm thấy nhẹ, tôi cảm thấy ông Tám ổng nói tôi nghe, tôi thấy đầu tôi rút, tôi thấy tâm tôi thanh thản, tôi thấy hình như tôi đã ở chỗ đó rồi, trong chỗ không không gian và không thời gian. Tôi đã rơi vào điểm không còn so đo nữa, tôi đã rơi qua chỗ đó rồi, thấy rõ chỗ đó là điển giới.
Cho nên nói còn nói niên kỷ là giới hạn ở trong cái khung của thế gian mà thôi, trong cái khuôn khổ quy định của thế gian mà thôi. Thì cái đó họ muốn đặt năm nào lại không được, vì cái ông Di Đà ổng cũng có lịch sử của ổng chứ; nhưng mà cái Di Đà này là thuộc về điển quang, nó khác. Cho nên lúc nào anh có luồng điển rồi, anh tưởng đến Đức Di Đà thì trực tiếp anh được hưởng được. Mà hưởng về, cái tâm nó thanh nhẹ và không có nghĩ cái chuyện đời nữa, nó sung sướng quá. Phải đi tương xứng về, để hiểu cái lịch sử đó, rồi hiểu về cái chân lý đó, là không không gian và không thời gian.
Bạn đạo: Dạ cám ơn Thầy.
Bạn đạo khác: Kính thưa Thầy, đa số chúng con khi nghe băng video kinh A Di Đà, thì nhiều khi nhắm mắt và rút, mà nhiều khi không nghe gì hết. Như vậy thưa Thầy, nghe như vậy có đúng không, hay là cần phải đọc văn tự kinh A Di Đà mới là đúng?
Ông Tám: Không. Khi mà ngồi nghe như vậy mà được rút như vậy đó, mới là tương xứng qua cái chỗ tôi giải thích rồi. Tại sao tôi coi video của chợ đời là tôi mở mắt, và tôi truy tầm nó ra và tôi biết cái đó? Còn cái đằng này, tại sao tôi phải nhắm mắt? Mà khi tôi nhắm mắt, là tôi cảm thấy tôi sung sướng, tôi thấy nhẹ nhàng, như tôi được một cái gì rồi, phải không? Trong lúc tôi ngồi đó, tôi thấy tôi nhẹ nhàng quá rồi! Mà tại sao cũng âm thinh của con người nói ra, mà trong cái video kia, trong cái ti vi kia, cũng con người nói ra, mà nó lại khác hơn, nó không rút cái đầu của tôi? À! Cái gì, cái đó là cái gì? Cái đó là sống động vô cùng, và không có giới hạn! Còn cái mà tôi hiểu và tôi phê luận đây, là giới hạn; mà cái tôi không thể phê luận được, là vô giới hạn; mà tôi đang hòa tan với vô giới hạn, thì tôi cảm thấy tôi nhẹ nhàng, thấy rõ chưa? (9:28)
Con đường đạo, nó khác ở chỗ đó đó. Nếu người nào có thực hành thì mới cảm thấy, còn những người nào mà không có thực hành đó, nghe ông này ổng giảng gì đâu, tôi nghe sao nó mệt quá, nó mênh mông quá. Cái đó là cái trình độ chưa có khai mở, sự tối tăm tràn đầy trược khí trong nội tâm; cái đó phải hành một thời gian, giải cái trược, thì tự nhiên là thấy rút bộ đầu. Cái người nào mà giải được cái trược rồi, coi kinh A Di Đà mà giải thích đó, tự nhiên ngồi một chập cái thấy nhắm mắt, không coi hình ảnh nữa: điển hình, có nơi trụ hóa, có nơi thăng hoa, có nơi tiến hóa, có nơi học hỏi. Thì trong thời gian đó, các bạn cũng đang học, đang tiến, đang tiến theo luồng điển ở bên trên đang hỗ trợ, tùy theo trình độ sẵn có của chính mình, nhưng mà chưa trọn lành, chưa thức đủ, chưa thấy mạo diện và cách sắp đặt ở bên trên, mà cảm thấy nhẹ nhàng mà thôi; rồi cố gắng coi nữa, nó khác. Ba tháng trước coi như thế này, ba tháng sau coi như thế này; nó không có giống nhau. Nó không giống nhau! Ba tháng trước mình coi, khuyến khích mình thiền; mình thiền rồi, ba tháng sau mình coi, thấy nó khác nhiều, nó hiểu nhiều hơn. Rồi ba năm sau, nó càng hiểu nhiều hơn, mà nó khác hơn nữa. Nó thấy, cứ ba năm sau nó siêu diệu vô cùng, mở trí vô cùng, thấy một chữ là vàng ngọc, chớ không cần nghe cả câu. Lúc đó nó khác nữa rồi, thấy hông? Mới thấy rằng, người ta đang dẫn mình tiến tới sáng suốt để thức tâm và nhận định.
Đó, cho nên đi học là học vậy đó. Các bạn ngồi đây, nghe tôi nói âm thinh này, nghe nó dịu dàng mà nó sung sướng, nhưng mà đứng lên lập lại không được. Rồi tôi đang làm cái gì đây? Tôi đang rút cái tầng điển quang của các bạn mà thôi. Rồi để lên, rồi một ngày nào bạn cố gắng, rồi nó 6 tháng sau, hay là 3 tháng sau, hay 3 năm sau, các bạn nói: Ôi cha! Ông Tám cái bữa đó ổng nói rồi, mà bây giờ mình mới hiểu! Ở Amphion mình nghe rồi, mà bây giờ mình mới hiểu! (cười) Là do gì? Do sự dày công. Tôi tu tới đó, và tôi sáng suốt thanh nhẹ tới đó, tôi mới thấy rõ: À, hồi đó thiệt là tôi đi học rõ ràng, giúp đỡ tôi rõ ràng, mở trí tôi rõ ràng, mà tôi bị chưa thanh nhẹ, tôi chưa đón nhận được; và tôi tu tới ngày hôm nay, tôi phân tách rõ ràng: siêu diệu vô cùng! Lúc đó, tôi mới lấy đó làm hành trang độ tha, giúp người khác.
Bạn đạo: Dạ thưa, con cám ơn Thầy. Thưa Thầy, lúc mà bộ đầu rút, mà như là trạng thái mê, như vậy đó là phần hồn được học, hay là có cả …
Ông Tám: Phần hồn được học.
Bạn đạo: Phần hồn được học.
Ông Tám: Phần hồn được học. Chuyển tiếp.
Bạn đạo: Nếu vậy có nên đọc kinh A Di Đà bằng cuốn sách để cho cái phần vía và lục căn lục trần được học thêm không?
Ông Tám: Tốt chứ, tốt chứ! Sự phân luận của mình, nếu có khả năng, nếu mà các bạn bây giờ bị rút như vậy, thì các bạn đọc kinh A Di Đà một chập, nó cũng bắt nhắm mắt hà. Chưa có đủ trình độ! Rồi khi mà nó nhẹ rồi, nó mở ra, nó thấy một câu đáng quá; chỉ coi đi coi lại, chỉ coi trang đầu mà mấy năm chưa xong! Cho nên mình thấy: vô cùng sống động là kinh A Di Đà, chơn kinh!
Bạn đạo: Xin cảm ơn Thầy.
Bạn đạo khác: Dạ, thật ra thì hôm nay con không có định lên đặng hỏi câu nào. Nhưng mà hồi sớm mai này, trong buổi thảo luận với các anh em, có bàn về vấn đề niết bàn. Thì bây giờ, con xin hỏi Thầy hai câu vắn tắt.
Câu thứ nhứt: xin Thầy giải nghĩa cái giải thoát là thế nào? và niết bàn là thế nào? Và câu thứ nhì là: hành giả mà tu theo Pháp Lý Vô Vi, tới trình độ nào mới được giải thoát?
Dạ thưa, xin Thầy minh giải hai câu đó.
Ông Tám: Giải thoát đó, muốn biết giải thoát đó, thì phải biết cái cấm cố trước, mới biết giải thoát sau. Chúng ta đang bị cấm cố ở tù trong thể xác này. Biết đọc sách, biết Trời Phật, mà không bao giờ thấy. Biết cung trăng, người ta đương đi lên cung trăng bằng vệ tinh, mà chúng ta không đi được. Biết ngôi sao này, ngôi sao nọ, mà chúng ta tới không được. Chúng ta đang bị cấm cố trong cái thể xác này! Phần hồn đang bị kẹt ở trong thể xác này, bị tù trong thể xác này, còn vẫn tăm tối. Bây giờ chúng ta phải làm thế nào mới đi đến giải thoát? Cái gì đang cấm cố, cái gì đang ràng buộc chúng ta? Là phải sự tăm tối không? Tăm tối là gì? Là trược điển. Rồi bây giờ chúng ta có cái pháp, ta giải trược, khử trược lưu thanh, thì mỗi đêm ta hành. Hồi nào giờ, chưa hành không biết; bây giờ hành rồi, thấy đầu óc êm, cơ tạng êm lần. Càng hành càng thay đổi, càng hành càng cảm thức về đạo pháp; thì chúng ta đã tự mở trói cho chính mình. Đó, chúng ta bị tội, chúng ta bị cấm cố trong cái thể xác này, mà bây giờ chúng ta thoát lần: Hiểu rồi, hiểu rồi, tôi hiểu đạo lý rồi, tôi thấy điển là gì rồi, tôi thấy sự tập trung là gì rồi. Hồi trước tôi niệm Nam Mô A Di Đà Phật, nó không tập trung. Bây giờ, tôi ngồi tôi nhắm mắt, tôi thấy nó tập trung. Sau cái soi hồn dày công, cái pháp luân dày công, tôi thấy nó tập trung ở bộ đầu. Tôi cảm thấy rõ ràng như vậy: là muốn biết giải thoát, thì phải biết mình đã bị cấm cố, rồi tự mở lần, rồi chúng ta mới thấy cái chuyện giải thoát. Giải thoát là từ li từ tí khai mở trong sự tăm tối của chúng ta tiến tới trọn lành, lúc đó chúng ta mới ly khai cái bản thể, kêu bằng giải thoát. Ngồi đây, nhưng mà không phải ngồi đây. Ở trên dòm thấy thể xác, dòm thấy một cái xác thân ô trược, bùn lầy như thế này, chúng ta dòm thấy.
Cho nên, tại sao cần phải nhập định mới xuất? Nếu không nhập định, không xuất. Nhập là vô trong, định là mới xuất. Định là quân bình; mà không có quân bình thì không có định, làm sao xuất? Thì các bạn cứ kiểm soát. Bây giờ tôi ngồi chưa có định, là tôi chưa quân bình. Tại sao tôi chưa quân bình? Tôi chưa dày công; tôi chưa thật sự tin nơi khả năng sẵn có của chính tôi, và tôi là người trách nhiệm giải thoát, mở trói cho chính tôi, không có đợi ai hết. Tôi phải có cái tinh thần và ý chí đó, thì tôi mới mở được, thì lúc đó mới hiểu cái giá trị của giải thoát. Giải thoát là gì? Biển cho lặng minh châu mới phát, lòng cho riêng mới gọi là thần. Thân ngoại thân, nó mới sáng suốt; mà thân nội thân đó, nó còn lệ thuộc bởi ngoại cảnh.
Cho nên cái giải thoát đây là phải thực hành đi tới, chớ không phải là nói: tôi tu, tôi nhập cái môn này, rồi tôi chết, tôi được giải thoát. Không, tôi phải thực hành. Tôi bước lên được một bước thì tôi đã thoát được một bước, tôi bước lên một li thì tôi đã thoát được một li. Cái giải thoát của người Vô Vi là vô cùng, không phải là một tấc hay là một thước. (17:27)
Còn cái niết bàn, là tất cả chúng ta quy về phần hồn rồi, thanh điển hòa với thanh điển, chúng ta mới vượt qua cái giới định huệ ở bên trên, chúng ta mới có khả năng nhập niết bàn. Nhưng mà niết bàn cũng là cái luân xa đưa chúng sanh xuống thế gian nhập thế vì tội lỗi. Tới đó nó quay mạnh lắm; nếu mà chúng ta không có cái chấn động lực tương đồng mà để tiến tới vượt qua, thì nó quất một cái là chúng ta đi xuống liền. Cho nên các bạn, nhiều bạn ngồi thiền thấy tôi đi thơ thới nhẹ nhàng ở bên trên vậy, tự nhiên cái nó hồi lại bản thể. Đó, bị cái đó, nó quay chuyển một cái là chúng ta rớt xuống liền, tức khắc, trong động liền. Đó, cho nên, nói tới từng số đó, ở đây ít người có trình độ đó, thành ra nói nó nghe không có tương xứng. Chớ kỳ thật, có trình độ, cảm thấy sung sướng lắm. Bởi cái niết bàn là khi chúng ta đi tới, nghĩa là khi định rồi đó, xuất ra đi tới đó, thấy rõ ràng, rất gần, một cái màn rất mỏng mà tôi bước không tới. Là tới đó, niết bàn đó nó xoay chuyển, mà nếu chúng ta không có tương đồng thanh tịnh như vậy, chấn động lực như vậy, chúng ta không bao giờ bước qua được, chỉ thấy đẹp mà thôi. Về, nói hồi hôm tôi thấy ông Thích Ca, tôi thấy ông này, ông nọ đẹp, nhưng hổng bao giờ tôi gần được. Thấy hổng ai gác hết, nhưng mà không vô được. Cho nên, thiên đàng không cửa mà có lửa chận đường. Và chúng ta nuôi mỗi đêm đây, pháp luân thường chuyển là nuôi cái thanh khí điển, mà cái lửa đó là cái lửa thanh cực thanh, cực tịnh, hòa với thiên môn, chúng ta mới nhập được, mới hầu mong tới niết bàn. Nơi đó là tự túc, chớ không có ai giúp chúng ta.
Cho nên ở dưới này mà nếu chúng ta hổng gom đầy đủ đó, thì không có bao giờ chúng ta có thể về đó mà ngự được. Hổng phải ông Trời làm sẵn cho chúng ta. Chúng ta là một đứa con ngoan của ông Trời, phải làm sẵn ở đó, thưởng những khả năng của chính mình. Cho nên công đức vô cùng của người tu tại thế phải rất nhiều, phải tu rất nhiều, công đức rất nhiều. Công phu, công quả, công trình đầy đủ, mới có cơ hội tiến hóa.
Cho nên các bạn thấy rằng: ở đời này, ngày hôm nay, các bạn có một địa vị ở thế gian, các bạn cũng công phu, công trình rất nhiều, về đời phục vụ hết sức. Nó cũng vô, nó chọn tánh tình các bạn rồi nó mới cho các bạn thi đậu bác sĩ, chớ không phải là khi không, khơi khơi ai thi đậu bác sĩ đâu? Mỗi người một căn phước khác nhau. Cho nên cái tu hành này nó cũng vậy. Và may thay, lành thay, các bạn được cái pháp này để lập lại quân bình! Thì các bạn cứ cố gắng đi, tin nơi tôi và thực hành như tôi đã thực hành, thì các bạn trong nháy mắt, tu nhứt kiếp, ngộ nhứt thời, rất rõ ràng! Tu một kiếp vậy, nhưng mà trong một tích tắc là các bạn tới nơi rồi. Nó quân bình là các bạn vô rồi, có gì đâu! Nhưng mà trong cái lúc hành đó, cứ chán nãn hoài là không được! Ta không chấp ở trong đó nữa, ta biết con đường đi, là ta phải đi mà thôi. Cương quyết giữ lấy mà đi, thì tới đó, nó tới rồi. Thấy một kiếp con người ngắn gọn lắm, có mấy chục năm thôi! Có bây nhiêu đâu, trên trời không có bao nhiêu ngày; nhưng mà chúng sanh cứ nói: “Chu cha, tôi tu mười năm, hai chục năm”, tưởng đâu nhiều lắm; nó không có bao nhiêu hết, kết thúc nó không có bao nhiêu giờ đồng hồ con người ta. Cho nên phải hiểu chỗ này, và phải dày công thực hành, và âm thầm tự tu tự tiến mới có chỗ giải quyết; còn không đó, thì các bạn có đổi cờ đi nữa, có đi cái thế khác đi nữa, nó cũng lận đận, lao đao, chớ không có cách nào mà đi lên được. Còn trừ phi tu Vô Vi, cố gắng đi, có bao nhiêu tâm điểm cứ việc thực hành bấy nhiêu, các bạn sẽ mở và đến tới giải thoát, lúc đó mới ngộ rõ niết bàn là gì? (21:54)
Bạn đạo: Con có câu hỏi: trong Kinh A Di Đà, nảy Ba cắt nghĩa về niết bàn, thì trong kinh A Di Đà có nói về niết bàn trần gian là sao?
Ông Tám: Niết bàn trần gian: bây giờ chúng ta ở niết bàn trần gian đang bàn bạc về đạo pháp. Khi mà chúng ta tu và chúng ta làm pháp luân thường chuyển đầy đủ rồi, mở miệng chỉ nói đạo thôi. Khi mà nó qua được cái giới này rồi, cái sự bàn bạc nó khác. Niết bàn, con nói niết bàn, thì cái người có trình độ điển quang đó, cái bộ đầu nó sáng, nó bàn luận về đạo pháp mà thôi, không có nói cái chuyện đời. Niết bàn trần gian: con người ở thế gian mà tâm thơ thới, phá chấp, phá mê, không còn vọng động nữa, biết mình đã về tới nơi bằng một cái phương pháp rõ rệt, không có cái gì mà nghi ngờ nữa; đó là niết bàn tại thế gian. An, tâm thân an lạc rõ rệt, không có bực bội vì một cái phương pháp mà chúng ta phát triển, vì khai triển từ từng một, thượng, trung, hạ, mà ở dưới này nó khai đi lên tới trung, trung rồi nó tới thượng đây là gì? Niết bàn. Mà chúng ta đang bàn bạc về đạo pháp, câu nào cũng trong thanh nhẹ cởi mở, an nhiên tự tại cho tâm hồn của chính chúng ta, thấy rõ ràng nhẹ nhàng và được bảo vệ bởi một sự hành trì sẵn có của mọi hành giả chớ không có mượn của ai; con thấy chỗ đó không? Phải hành mới tới.
Cho nên niết bàn ở thế gian rất khó, có rõ ràng, mà bằng về tâm điển. Người tu có tâm điển, bàn bạc khác; mà người tu không có tâm điển thì bàn bạc một chút đó, là chỉ gây lộn và đổ vỡ mà thôi. Mà người tu về đạo đó, bàn bạc hoài nó mở tới hoài; có phải niết bàn không? Nó lớn rộng, nó khai thông. Cho nên lấy cái thế gian mà để chỉ cho thiên đàng; mà ở thế gian không đạt, là thiên đàng không bao giờ có. Mở được cái niết bàn thế gian mới biết cái niết bàn của thiên đàng. Giải thoát mới đến đó được.
Bạn đạo: Con còn một câu thắc mắc: những lúc mà trồi sụt của con đó, cũng như là con thấy là hồi lúc trước đó, hồi lúc Vancouver đó, con đạt được một cái sự thanh tịnh rất là huyền diệu mà con không tả được, thì cái đó mà tự nhiên con mất đi, một phần hay là mất đi, thì con có, trong cái sự phân vân đó, con có tự đặt một câu hỏi; nhưng mà câu hỏi đó, dù sao đi nữa trong tâm con cũng nhứt quyết con giữ niềm tin là con đi tới, con sẽ trở lại cái trạng thái đó. Nhưng mà cái câu hỏi này con hỏi ra có thể giúp cho những bạn đạo mà trong giây phút chán nãn vì gặp những cái như vậy. Thì thưa Ba, nghĩa là, đời, nghĩa là những gì mình đạt được ở đời cũng như ở trong đạo, con thấy nó cũng như là hư ảo. Là nếu mà nói như vậy đó thì, đời đó, thì trong có, nó trở lại không; mà trong đạo, thì trong không mà có; nhưng mà có đó, rồi trở lại không. Thì người tu đạt được cái gì ngoài cái không?
Ông Tám: Đó, cho nên cái cơ tiến hóa vô cùng chứng minh ở chỗ đó. Khi con đạt tới có, nó trở lại không; mà trong không, nó sẽ có; coi thử đức tin của con còn hay là không? Mà nếu đức tin của con còn và ý chí của con mạnh đó, thì lục căn lục trần đâu có phản trắc con được mà con trở lại mất, con thấy chưa? Trong có, nó có thể không; nhưng mà trong không, nó lại có. Con dòm ở đời thấy không? Rác đó! Tiêu rồi, “mày như rác!” là tiêu rồi còn gì? Nhưng mà rác sẽ thành phân; mà phân chạy vô đâu? Phân lại nuôi dưỡng người, con thấy hông? Trồng cây trái , hoa quả để nuôi dưỡng người, con thấy không? Con thấy sự huyền diệu, từ cái không đi tới cái có, và từ cái có đi tới cái không, liên tục như vậy không ngừng nghỉ, mới kêu bằng nhập định được. (26:48)
Ờ, con thấy rằng ở Vancouver con được nhẹ nhàng; còn tại sao cái nhẹ nhàng của con nó ở dưới, ở đâu mà có? Con không hiểu. Trong lúc đó, Hà Tiên Cô nhập thể xác con, và đem tất cả thần lực để độ tất cả bạn đạo, từ cử chỉ một, từ một điệu múa là một lời thơ êm ấm để độ tha. Lúc đó công quả con có, mượn xác con, thì con nhận được cái phần thanh điển của mọi người hướng về con. Mọi người dâng thanh điển hướng về con, con rơi vào chỗ thanh nhẹ, hòa tan trong cái thứ hạnh phúc cộng đồng của nhơn sanh, con thấy chỗ đó không? À, con được hưởng trong giây phút đó, rồi con phải tu nữa; rồi con càng tu nữa, rồi một ngày nào đó sẽ có một cái công quả lớn lao hơn, một cái việc quan trọng hơn, con chưa biết trước được; nhưng mà một ngày nào đó, con sẽ rơi vào trong cái dung điểm còn an lạc hơn nữa. Khi con nghe một tiếng đờn, khi con ngắm một cành hoa, con đã rơi vào trong cái dung điểm an lạc rồi, sau giây phút công quả vĩ đại đó. Cho nên con phải trì tâm, và thấy đây là thi thố [28:19] (nghe không rõ), đây là dẫn tiến, đây là đang độ con, thì con không bao giờ mất cơ hội.
Bạn đạo: Con kính thưa Thầy, cho con xin hỏi một câu: khi mà mình thiền mà mình nói mình thả lỏng bộ đầu, là như thế nào, con xin Thầy giảng cho.
Ông Tám: Thả lỏng bộ đầu là cứ nghĩ rằng: tôi không có gì thắc mắc hết, làm sao cũng được. Tôi ở giới thinh không giáng lâm xuống thế gian, tôi không phải người ở đây, tôi không có gì tranh chấp trong đầu óc của tôi hết. Con còn ngồi vô mà con không có thả lỏng bộ đầu, con còn nghĩ mai coi cái xe, nó con bù lon nào chưa chặt, cái đó hổng được; hay là mai công việc làm nó thế nào, con bỏ hết đi, thả lỏng. Con không nên để đời ràng buộc con nữa, và cũng chả để đạo ràng buộc con nữa. Con phải thả lỏng hết, đời đạo cũng không luôn, thì con đạt được sự thanh nhẹ. Bởi vì con chấp cái này, cái kia, cái nọ, là cũng như rước bụi vào tâm, con hiểu hông? Còn con không chấp cái gì hết, con thấy tất cả đều là không. Chính cái xác của con cũng không kia mà, có gì đâu mà con phải lo? Con an tịnh trong giây phút đó; giây phút đó, giây phút trọn lành của Trời Phật và của con, thấy hông?
Bạn đạo: Dạ. Cho con xin hỏi một câu nữa là: khi mà con nghe Thầy giảng thôi đó, thì có nhiều bạn đạo là rút, không có còn thấy mình ở đâu nữa; còn thí dụ như con đó, con mắt đó nó muốn nhắm, mà sao mà con nghe được lời Thầy giảng? Dạ, xin Thầy giảng dùm con.
Ông Tám: Cái đó tốt, bởi vì con tùy theo trình độ con mới thấy mỗi trình độ khác nhau. Có nhiều người, người ta khi mà nghe qua âm thinh Thầy, họ cảm thấy an nhàn, nơi này là nơi an nhàn, nơi này thanh tịnh cho tôi rồi. Họ thấy không cần nghĩ gì nữa hết, họ giao phó tất cả cho Đại Tự Nhiên rồi họ không có nghĩ chuyện đời nữa, thì họ không có, không có lưu gì nữa hết. Còn con, trình độ của con mới tới đó, vừa rút một chút, mà vừa nghe một chút, con còn vừa lo. Con, cái tánh con còn lo chuyện này chuyện nọ, mà cái dục tính của con nó cũng còn đòi hỏi nữa, thì cái đó nó làm cho con để con có cơ hội tự thức trược và thanh, giữa trược và thanh, con hiểu chưa? Thì lần lần lần lần con chiếm lại được toàn thanh đó, thì cái trược nó đi rồi. Thì lúc đó con nhắm mắt, con không nghĩ nữa rồi. Không cần nghe cái gì nữa hết, ông Tám nói chuyện ông Tám, còn chuyện tôi đi tôi đi, thấy hông? Bởi vì kêu ông Tám cho tôi mượn cái gậy, bây giờ tôi đi được, không lý tôi làm phiền ông Tám nữa? Tôi trả cái gậy lại ông Tám, cái tôi tôi đi, thấy hông? Những người nhẹ, vừa nghe là họ đi rồi, không cần biết gì nữa hết.
Bạn đạo: Dạ, con cám ơn Thầy.
Ông Tám: Đừng có sợ, nói chuyện như ở trong gia đình, không có cái gì hết.
Bạn đạo: Dạ thưa Thầy, nhiều lần Thầy dạy: đời đạo song tu. Dạ, con luôn luôn con nghĩ là con ráng, nhưng mà con không biết con có, có thể tu tiến được, và có thể đi tới cái ...?
Ông Tám: Ở đời, từ thiên đình cho tới thế gian, cũng đều hưởng ứng cái tâm lành của một thiện nhơn. Nhưng mà chị ngày nay đóng vai hiền thê và hiền mẫu, chị thấy hông? đã bằng lòng chấp nhận làm hết phận sự của mình đối với chồng con, chị thấy chỗ này chưa? À! đó là nhơn đạo, chị thấy hông? Đó, đạo là đó đó chứ gì! Nhơn đạo có rồi thiên đạo mới chứng. Chị đã đi trong đường nhân đạo rõ ràng, thấy hông? Thì mình phải chấp nhận, nhịn nhục như chị, đó là đúng, đúng đường lối, không sao đâu. Có tâm hiền, thì Trời Phật chứng, không lo, thấy hông? Cho nên, đã đóng vai trò đó và xứng đáng với vai trò đó, là được rồi: nhân đạo, chị hiểu hông? Mà cộng với cái pháp Vô Vi, có những lời khuyên nhủ và có những luồng điển của người chồng đã tu và bạn đạo đã đóng góp, chị thấy rằng, không có khó khăn trên đường đạo ở tương lai. Cố gắng trì tâm niệm Phật. (33:24)
Bạn đạo: Dạ, con xin cám ơn.
Bạn đạo khác: Dạ, con tên Huyền. Hồi nãy, bác Mai có điện thoại xin gởi lời thăm ông Tám, các bạn. Con lên đây đặng chuyển lời của bác Mai.
Ông Tám: Cảm ơn bác nhiều lắm, bác luôn luôn lo; nhưng mà, chắc bác cũng có dịp đi học chớ?
Bạn đạo: Dạ bác sẽ tới, bác tới.
Ông Tám: Vậy thì tốt lắm, cảm ơn nhiều.
Còn cái gì nữa, chớ bao nhiêu đó à? Người ta lên, người ta hỏi công chuyện, đâu có nhấn điện thoại đâu. Còn cái gì nữa?
Bạn đạo: Dạ, xin phép hỏi ông Tám. Con hổm rày con đau cái đầu gối; mà con thiền chừng 20, 25 phút cái đau quá, con chịu không nổi. Mà nếu mà con ngưng đó, thì thiền 20 phút thì kể như không có thiền. Mà nếu mà con hổng ngưng, con đau quá con chịu hổng nổi. Mà ngưng rồi con cũng phải xả thiền, xả thiền con làm rộn các bạn, mới có 20 phút hà. Rồi con hổng biết làm sao, mà nếu ...
Ông Tám: Niệm Phật đi! Tu tâm, chớ đâu phải tu đầu gối đâu mà lo? Đâu có đạo nào mà đạo chỉ tu đầu gối đâu? À, tu tâm; phải giữ tâm thanh tịnh niệm Phật!
Bạn đạo: Dạ, đau quá con chịu không nổi, con phải đứng dậy.
Ông Tám: Ờ, đứng dậy thì đứng dậy, nhưng mà mình niệm Phật thôi. Đâu có sao, bạn đạo đâu có chấp vấn đề đó! À, tu tâm, đâu phải tu đầu gối đâu?
Bạn đạo: Dạ, xin cám ơn ông Tám.
Ông Tám: Dược sư mà than đau, đau đầu gối, là tôi không biết than đau cái gì? (Cười)
Bạn đạo: Dạ kính thưa Thầy, dạ hồi trưa này con biên tên vào ở đây, dạ nói chuyện về mấy cái phẩm vị của những vị tì kheo ở trong bản thân của mình; thấy nói rằng: nếu mình tu được tới thành phần, ông Tư dùng chữ “thành phần”, thì con không hiểu tới thành phần là thành phần gì? Nhưng mà, khi nào mình tu tới thành phần ông Tư nói đó, thì những tì kheo ở trong bản thể mình nó được giữ chức La Hán; rồi xong rồi, nếu mà mình tu được đắc quả Phật chẳng hạn, thì những vị tì kheo đó cũng thành Phật như mình. Dạ, thì nếu mà thành Phật hết một lượt thì, dạ còn có ở chung với nhau hay không, hay là…?
Ông Tám: Ở chung với nhau chớ đâu! Bây giờ bác thấy nè: ông Phật ổng ngồi trên tòa sen, tại sao những cái lá sen cũng có mấy ông Phật tử ổng ngồi xung quanh, bác thấy hông? Mà tại sao ông Tư ổng nói “thành phần”? Vượt qua khỏi Hà Đào Thành đó, cái phần đó nó tiến lên, nó khác. Mà ổng nói “thành phần” để cho người ta tìm coi làm sao: “thành phần” là trình độ đó. Nhưng phần ổng nói giọng nhà quê: tu thành phần (cười). Ai hổng biết người ta chưởi, người ta nói ông đó ổng nói gì lạ quá: thành phần. Nhưng mà ổng nói đó, vượt qua khỏi Hà Đào Thành, cái phần đó nó tiến triển đi lên bộ đầu. Chớ ổng để cho những người tu, cho nên hồi đó ổng không có cho phát, kinh A Di Đà của ổng có trình độ mới hiểu được. Vượt qua khỏi cái đó, nó cũng không khác gì cái tòa sen, thấy hông? Thì lúc đó được chức, chức La Hán. Nhưng mà ổng mượn về kinh ổng nói thôi, chớ thiệt là điển mà thôi. (37:40)
Bạn đạo: Dạ thưa, hồi nãy Thầy có nói về chuyện “tu nhứt kiếp, ngộ nhứt thời”, thì bấy lâu nay con vẫn tưởng là cái câu đó để dành cho những người ít ấn chứng, mà tu mãi mà chả thấy cái gì hết, thành ra mong rằng một ngày kia, ngộ nhứt thời.
Ông Tám: Không phải đâu. “Tu nhứt kiếp, ngộ nhứt thời” là người ta kể cái thời gian chúng ta tu đó, ta không có tính được, nhưng mà khi ta ngộ là ta ngộ, hiểu không?
Bạn đạo: Dạ, thì cái đó cũng là cái sự ước mong của những người …
Ông Tám: Cho nên nhiều người mà đi học đó, cũng vậy: tôi thi, chắc gì tôi đậu không? Mà tôi vẫn đi học, tới ngày thi nói ... Nó như vậy đó, câu người ta nhắc vậy. Ở đời này đó, cứ việc học, rồi tới bữa thi ai..., phải hông? Là khuyên như vậy đó. Nhiều người nói: “Chu cha! Tôi tu hai năm mà không thấy gì hết. Thôi dẹp, bỏ trường!” Thấy chưa? Thiệt hại cho mình, chớ không phải thiệt thòi cho người khác, thấy hông? Cho nên, người ta dặn cái câu: “Tu nhứt kiếp, ngộ nhứt thời” là kêu chúng ta phải kiên nhẫn hành trì đi, đừng có bỏ cơ hội, uổng lắm! Nó vậy đó.
Bạn đạo: Dạ, con xin cám ơn Thầy.
Ông Tám: Cho nên bây giờ ở thế gian, ở xứ Pháp này cũng vậy, đi mua vé coi hát cũng phải nối đuôi; mà mình nói: “Thôi đứng lâu quá, tôi bỏ đi về”, thì mất cơ hội coi hát! Cũng vậy đó. Đợi vậy mà vô được, còn nhiều người mà không chịu đợi thì không có cơ hội vô coi hát đâu (cười). Cái tu này cũng vậy đó thôi. Trong cái thực hành!
Bạn đạo: Dạ, thì cái đó con cũng muốn nói vậy là, là mình tiếp tục tu hành, nhưng mà vẫn hy vọng rằng ngày kia mình ngộ nhứt thời.
Ông Tám: Không cần nghĩ đâu! Ngộ nhứt thời mà, đâu cần phải hy vọng? Ở đâu có biết đâu chút nữa bác ngủ rồi bác thấy bác đi luôn rồi, đâu có biết đâu? Ngộ nhứt thời à, bác đâu có biết đâu? Chút nữa, hay là 3 năm sau, hay là 10 năm sau? Là không cần biết! Biết mình bận tâm, cái lòng tham còn dấy động. Mà diệt trần tâm thì thây kệ nó chứ, cứ làm thinh lo tu thôi hà. Ai chưởi thây kệ, bởi vì tôi chọn đường đó tôi đi rồi. Tôi thấy tôi tiến được, tôi có khả năng, tôi tin nơi khả năng và trì kỳ chí của chính tôi.
Bạn đạo: Dạ, xin cám ơn Thầy.
Bạn đạo khác: Thưa Thầy, mỗi lần con nghe băng A Di Đà mà tại thiền đường đó, con thường hay thấy màu cam, có nghĩa là sao hả Thầy?
Ông Tám: Tốt chớ!
Bạn đạo: Dạ, chỉ thấy ở thiền đường mà thôi.
Ông Tám: Tốt chớ, tốt! Cái đó trình độ cũng thấp, chớ không có cao; mà chừng nào mà thấy màu xanh da trời, mới đúng. Cũng được, nhưng mà màu cam đó là cái màu tận độ chúng sanh. Tất cả mọi người đều ứng hết, mình thấy, cái màu đó đang chan hòa với mọi tâm hồn hướng thượng.
Bạn đạo: Dạ. Dạ còn đang thấy, cũng trong lúc đó luôn, thường hay thấy giống như là có một con chim nó bay ra trong một cái lỗ hổng. Dạ, là sao hả Thầy?
Ông Tám: Cái đó là cái thần thức của con đó thôi. Nó xuất ra, một chút, một chút xíu rồi nó mất, nó bị mất.
Bạn đạo: Dạ chút xíu, không có bao nhiêu, là mất rồi.
Ông Tám: Nó chưa, chưa đầy đủ. Cố gắng giữ lấy cái phần thanh tịnh đó, không nên nói với người phàm trược rồi nó rút cái con mất luôn. Nói ở đây thì hổng sao. (41:14)
Bạn đạo: Dạ con hỏi Thầy một câu. Dạ thưa Thầy, hồi nãy Thầy giảng, thì con thấy trước mặt con có cái màn nhện mà một bên màu tím, một bên màu xanh, là sao?
Ông Tám: Bên màu tím, một bên thì triết lý, mà một bên là sự lo âu của cuộc đời của con. Con vẫn hằng lo âu cuộc đời của con, bởi vì khi mà con biết cái triết lý rồi, con nên sang bớt qua bên triết lý, không nên lo âu cuộc đời nữa. Cuộc đời giao cho bề trên lo, thì con thấy nhẹ.
Bạn đạo: Dạ, xin cám ơn Thầy.
Bạn đạo khác: Thưa Thầy, là mấy ngày nay được gần Thầy, con thấy con được tiến hóa rất nhiều. Con thấy con được thanh tịnh, và con sung sướng, an lạc trong sự thanh tịnh đó. Con lên đây để lập lời đại nguyện, chớ con không có câu hỏi gì hết. Con lập đại nguyện là con sẽ gắng tu, để trở về với đấng Cha lành và để cứu độ chúng sanh sau này. Đó là hạnh nguyện của con.
Ông Tám: Con có hạnh tốt, muốn đi tới, chúng ta phải đến tới vô cùng. Tuổi trẻ biết nuôi dưỡng cái tinh thần đó, là món quà quý của chúng sanh ở tương lai. Cám ơn sự đóng góp của con.
Bạn đạo: Kính thưa Thầy, con muốn hỏi Thầy là: khi con ngồi thiền, nhiều khi con mới vừa, con mới vừa lắng, tâm con mới vừa tịnh được một chút đó, thì tự nhiên làm như có cái gì đó, nó hồi về một cái, nó đập con một cái vầy, thì là sao hả Thầy?
Ông Tám: Cho nên, con chưa đi tới cái chỗ thật sự mở tâm. Cái khi con ngồi đó, tới cái, cái điển con nó còn yếu, con yếu cái người ta đương lên, nó bị dội trở lộn lại liền; vừa vượt lên, cái là vừa bị dội lại, nó còn yếu. Cho nên con cứ thật sự mở đi, không sao hết! Có có, không không của cuộc đời đã thấy rõ rồi, thì cứ việc đi đi, đi cho tới đích. Đó, thì cái phần đó nó sẽ nuôi dưỡng được, và nó sẽ mạnh lên, mạnh trong thanh tịnh và sáng suốt, lúc đó con không bị hồi trở lại, nhưng mà cũng phải bị hồi, từ đây tới đó phải hồi nhiều lần lắm. Nhiều người đi lên thiệt cao, rồi nhiều khi nó hồi trở lại, cái đầu nó gật gật gật, kêu, nhưng mà nó cảm thấy nhẹ nhàng. Con chưa tới trình độ đó, nhưng mà sẽ tới trình độ đó. Đừng có lo, cái chuyện hồi là đương nhiên phải có, vì ở ngoài người ta thanh nhẹ, mình mới xuất ra, chưa có đầy đủ lực lượng thì nó hồi trở lộn lại. Cái đó là đương nhiên phải có. Thì mình đã đo lường được, mình có xuất một phần, nó mới hồi được. (44:04)
Bạn đạo: Khi mà mình ngồi mà nó, mình quên mình luôn, mình cũng như mình ngủ quên luôn, lúc đó là mình xuất hồn hay xuất vía, hay là chỉ một phần điển nó đi lên thôi?
Ông Tám: Lúc đó, cái phần điển nó được thanh nhẹ rồi, thì nó được rút. Thừa thanh, bắt đầu thừa thanh, chớ chưa hòa trong thanh, thì cảm thấy mình như không có ở đây. Nhưng mà khi nó hòa trong thanh rồi, nó gom trở lộn lại, nó rõ ràng lắm; càng ngày càng rõ ràng là đã hòa được rồi. Cũng như con tới chỗ Amphion này đó, con đi đều đều hết, mà bữa đầu đi thì con thấy nó hơi lôi thôi, đường con hay quên, mà đi chừng bốn, năm lần, con nhớ hết à: chỗ nào quẹo, chỗ nào, chỗ nào đi được, là cũng như ở lâu, một thời gian, nó hòa tan với cái đó, thì nó thấy rõ. Còn đi lên tới từng khác cũng vậy. Cho nên đừng cho đó là lạ, mà đừng cho đó là chán nãn, nhưng mà phải đi tới, chắc chắn là có từng bên kia, chớ đừng cho bao nhiêu đó là đủ.
Bạn đạo: Dạ thưa Thầy, có đêm con nằm ngủ, con ngủ con thấy con đi. Con đi, mới đầu con thấy nhà cửa, mà trời màu xanh, mà xanh như chiều tối. Con thấy nhà cửa xong rồi, con nhớ Thầy nói là niệm Nam Mô A Di Đà Phật, thì con nghĩ tới Nam Mô A Di Đà Phật, thì con thấy con bay như nó xẹt vậy đó Thầy, mạnh lắm, mà trời bắt sáng liền, sáng mà con bay rất là mau. Nhưng mà con ngủ Thầy; cái đó là xuất vía hay là nằm chiêm bao Thầy?
Ông Tám: Bởi vì con đi ở trong cái bầu trời ở đây nè, trong cái cơ thể này nè. Nó cũng có tứ hải, có đầy đủ hết trọi. Con thấy như cái cảnh ở bên ngoài, nó rất đẹp.
Bạn đạo: Dạ, hổng thấy cái gì hết Thầy.
Ông Tám: Kêu bằng, con đi nhanh vậy thôi, nhưng mà sau này con sẽ thấy, nó đẹp lắm, nó rất rõ ràng, có núi có sông, hạng nhứt là trong đầu mình, núi nhiều lắm, nhiều cảnh lắm.
Bạn đạo: Còn nhiều khi con nằm chiêm bao, con thấy nguyên cái vùng mà bông không, mà gió thổi là bông nó kêu ra thành tiếng nhạc Thầy. Mà con nhớ hoài tiếng nhạc đó, tới bây giờ con cũng còn nhớ. Là cái gì Thầy?
Ông Tám: Huỳnh đình, ở phía sau này, con để cái tay ra đằng này nè. Huỳnh đình là trăm hoa đua nở, ở phía sau này.
Bạn đạo: Bông không à Thầy.
Ông Tám: Đẹp lắm!
Bạn đạo: Dạ thưa, con chỉ có bấy nhiêu à.
Ông Tám: Con muốn hát bài nhạc đó không? Hát lại cho nghe đi.
Bạn đạo: Con không biết hát. Nó réo rắt, mà con nhớ hoài à Thầy.
Ông Tám: Ờ, con nhớ thì hát lại nghe coi. Thấy hông, nó nói sao?
Bạn đạo: Dạ, con không biết.
Ông Tám: Nó ra sao? Con nhớ mà tại sao con diễn tả không được? Diễn tả ra coi! Diễn tả ra coi! Mình nói không có thật. À, nó sao? Nó í í á á, hay nó sao?
Bạn đạo: Dạ, nó ... Cái bông nó hát, chứ đâu phải con hát.
Ông Tám: Bông nó hát, mà như là cái gì? Cái giọng nó, con nhớ là như là cái gì?
Bạn đạo: Mỗi lần gió thổi là nó réo rắt, hay lắm Thầy!
Ông Tám: Ờ, nó réo bằng cách nào?
Bạn đạo: Con không biết hát Thầy.
Ông Tám: Không có hả? Không biết hả?
Bạn đạo: Con không biết hát nên con ...
Ông Tám: Con nhớ là cái giọng nó như thế nào, thế nào, con diễn tả nó ra.
Bạn đạo: Nó réo rắt như là tiếng ơ ..., tiếng đàn vậy đó.
Ông Tám: Ừ, tiếng đàn, mà cái giọng nó sao?
Bạn đạo: Nó rất là nhẹ.
Ông Tám: Cũng như ta lên, ta lên cái ta nghe người ta hát: o, ô hê, ô hê. Ta nghe người ta hát vậy đó, thấy hông? Ta về, ta cũng lập lại vậy đó, nhưng mà giọng ta không thanh bằng người ta thôi. Rồi bây giờ con lập lại sao?
Bạn đạo: Thế nhưng ...
Ông Tám: Xây mặt ra. Đứng mà đưa cái đít đi ra. Xây mặt ra.
Bạn đạo: Dạ thưa Thầy, con ... Con không biết hát Thầy.
Ông Tám: Con chỉ biết cười thôi. Tiếng cười của con là điệu ca của vạn linh đó con. Đó! (47:56)
Bạn đạo: Dạ, cám ơn Thầy.
Bạn đạo khác: Con xin đảnh lễ Thầy. Con sinh ra, cái nghiệp thân của con quá nặng nên triền miên đau ốm. Từ ngày con biết được pháp, con cảm thấy Cha Trời và Thầy đã thương con, ban cho con một hồng ân quá lớn lao. Nhưng trong cái cơ thể đau nhức của con, làm cho con tu thiền rất khó khăn. Con cảm thấy buồn.
Ông Tám: Cái nghiệp thân là một cơ hội để đánh thức phần hồn. Cái nghiệp thân là một cơ hội để thấy rõ những roi vọt thương yêu của đấng Cha Trời để cho mình có cơ hội thức tâm trở về với chính mình, thấy hông? Cho nên, ngày hôm nay chị có cơ hội tu, chị thấy rằng: phải trở về với chính mình. Cuộc đời nó đã lôi cuốn rất nhiều, nó đã vày xéo rất nhiều, nó chà đạp rất nhiều rồi. Không có cái ngày nào mà hưởng hạnh phúc đâu! Rồi bây giờ chúng ta thấy rằng, cái ngày hạnh phúc là đâu? Ngày hạnh phúc là tu! Thật sự hạnh phúc là tu! Cái tâm hướng thiện, tâm biết, biết về phân hồn, biết về đấng Cha Trời, biết về vạn linh, biết huynh đệ tỉ muội của chúng ta đang trên hành trình tu học cũng là mong được sớm giải nghiệp.
Chị phải lo trì niệm danh Phật để giải nghiệp tâm! Giải nghiệp tâm chừng nào, thì sớm ngộ được thuốc quý để độ thân; chớ đừng cằn nhằn: Ôi chu cha, tôi tu, sao tôi bịnh này bịnh kia bịnh nọ? Nó còn bịnh nữa! Bịnh đã từ tiền kiếp tới bây giờ. Bây giờ tôi nhẹ là tôi không được, tôi không bị đi xin ăn, tôi không bị người ta đánh bằng roi, đạp bằng chưn. Nhưng mà nghiệp thân tôi bịnh đây cũng là tôi đã mang cái nghiệp sát tại trần; thì bây giờ, nó làm cho tôi đau cũng vừa rồi. Tôi phải nhịn nhục! Nhờ cái đau này, tôi mới xây dựng cái đức nhịn nhục; mà càng xây dựng đức nhịn nhục rồi, tôi mới nhớ đấng Từ Bi, tôi mới nhớ Quan Thế Âm Bồ Tát đã nhịn nhục và thương yêu tất cả mọi người, ngày nay Ngài mới thành Phật. Hạnh hy sinh cao độ! Thì bây giờ, tôi phải nhịn nhục và chấp nhận những sự đau đớn này, thì tự nhiên mọi sự nó sẽ êm xuôi, và nó sẽ hướng tới với cái chiều thanh tịnh sáng suốt. Lúc đó, y sư nó sẽ chữa trị cho chị. Chớ người bịnh mà than ván hoài, thì cái phần thanh tịnh và sáng suốt nó không đến với chúng ta.
Bạn đạo: Dạ, con nhiều khi con cũng thấy con ngu muội. Con cứ nghĩ là con đau yếu, con hành thiền không đến đâu, con sợ con không có đi đến nơi đến chốn, rồi cái con cảm thấy buồn nhiều.
Ông Tám: Bây giờ cứ lo niệm Phật đi! Mình có pháp rồi, có pháp tu rồi, có tâm niệm rồi. Cái quan trọng là tâm niệm; mà ngày nay, mình được cái tâm niệm, cao tâm nữa, chớ không phải cao tay! Người ta niệm, rót vào tai mình, rót vào tâm mình, chỉ chờ mình thực hành thôi, thấy hông? Thì giải nghiệp tâm, trị lành bịnh. Lo niệm Phật đi! Tôi nói thật vậy đó, thì mọi sự nó sẽ êm xuôi, và Bề Trên sẽ chuyển những luồng điển sáng suốt để hỗ trợ cho. (51:40)
Bạn đạo:
Dạ, con cám ơn Thầy.
Bạn đạo khác: Dạ, kính thưa Thầy, trong kinh A Di Đà có nói đến Thất trùng la võng. Thất trùng la võng là bảy lớp gân trong người; bảy lớp gân đó, là bảy lớp gân điển, hay là có luôn bảy lớp gân bằng da bằng thịt?
Ông Tám: Lớp gân điển, lớp gân điển nó biến màu sắc. Cho nên, nhiều khi tu thiền thấy như là con gián nhện cũng có nữa. Nó hiện ra nhiều đường lối lắm. Một đường điển gân của nó là bao nhiêu bao nhiêu cây số xa, chớ không phải là ngắn như chúng ta lấy gân thế đâu. Nó là phóng xa lắm; con đường đi trật tự, chằng chịt như vậy mà trong trật tự.
Bạn đạo: Dạ kính thưa Thầy, công dụng của bảy lớp gân nó là như thế nào?
Ông Tám: Thất trùng la võng đó là nó hỗ trợ cho cái tiểu thiên địa này. Cũng như cái càn khôn vũ trụ này đang được hỗ trợ cái vũ trụ này, hỗ trợ bởi thanh khí điển. Nó cũng là la võng vậy, mà trong ta cũng là la võng, là màu sắc đủ thứ hết; nó hỗ trợ cho cái cơ thể này, cái tiểu thiên địa này, được an trụ trong quân bình.
Bạn đạo: Nhưng mà hành giả phải khai thông cái bảy lớp gân đó là mới được đi tới sự sáng suốt?
Ông Tám: Là do cái pháp luân thường chuyển mới khai thông được. Phải trì kỳ chí làm pháp luân thường chuyển. Làm bằng hơi, rồi tương lai phải làm bằng ý; thì lúc đó mới thấy pháp luân thường chuyển, mới thấy cái thất trùng la võng.
Bạn đạo: Bảy lớp gân đó có bị ngăn nghẹt không, mà tại sao hành giả phải làm pháp luân thường chuyển để thông?
Ông Tám: Phải ngăn nghẹt, bởi vì nó bị lố bịch ở trong đó từ bao nhiêu, khi nó giáng lâm xuống thế gian là bị trì kéo bởi ngoại cảnh, và làm cho nó lố bịch luôn luôn. Cái luồng điển bị tắt nghẽn, cho nên nó mới sân si giận hờn. Nó không có sân si giận hờn, thì con người không có bị lố bịch, bởi những cái luồng điển đó không có bị lố bịch; mà luồng điển đó bị lố bịch, thì con người dễ sân si lắm, dễ giận hờn lắm, dễ bực tức lắm.(54:04)
Bạn đạo: Dạ, kính thưa Thầy, khi con làm pháp luân thường chuyển đó, thì cuối mỗi hơi thở thì cả thân thể con nó bị giựt. Như vậy là có phải là ...?
Ông Tám: Đó, là đó là nó đi vô trong con đường đó; nó đi vô con đường đó, nó giựt cả đầu, cả mình, đồ này kia kia nọ, sau một, nó xuất ra đều rồi nó thừa tiếp ở bên trên, thẳng, ngồi đâu ngay đó, lúc đó nó thấy, lúc đó thấy rõ đường rồi.
Bạn đạo: Dạ, con ngồi thì cái lưng con lúc này nó bắt đầu cũng kéo thẳng, nhưng mà cái khúc mà con hít, cuối hơi thở là hai cái tay con nó cũng giựt ra luôn.
Ông Tám: Nó phải giựt, nó phải giựt. Nó sẽ mở, hễ nó sẽ giựt nhiều chừng nào, nó sẽ được mở nhiều chừng nấy.
Bạn đạo: Và khi con làm pháp luân chiếu minh cũng vậy nữa.
Ông Tám: Nó cũng vậy. Rồi một thời gian sau mà nó điều hòa rồi, mình dùng ý ở đâu nó định đó. Vô ngồi là nó phải nghe một cái cụp, ngay ngắn vậy, chớ không có méo, mà không có xê xích qua lại được. Cho nên, cái này là mà nó tung chạy rồi, nó khai thông rồi đó, sau này không có thiêng liêng nào mà mượn cái xác mình được. Hết rồi, không có vô được!
Bạn đạo: Thưa Thầy, sau khi khai thông được thất trùng la võng là, là được cái gì Thầy?
Ông Tám: Khai thông thất trùng la võng là trụ thể rồi, an, ổn định rồi. Ngồi thiền là mình thấy mình xuất dễ dãi, làm việc rồi. Bắt đầu làm việc rồi. Cũng như tôi có bằng cấp rồi, đi làm việc được rồi, đút đơn vô ông Thượng Đế được rồi.
Bạn đạo: Dạ, xin cám ơn Thầy.
Tiếp sau đây, có bạn đạo nào có câu hỏi xin mời lên đây.
Bạn đạo khác: Thưa Thầy, như vậy con xin Thầy hãy mở trí cho con. Con đau, mà không biết đau bịnh gì, mà chữa không hết. Đi thuốc tây mà nó không dứt Thầy.
Ông Tám: Nói bậy nói bạ hả?
Bạn đạo: Nhưng mà nói bậy nói bạ, ai lại nhà cái nó hay ngại, không có dẫn ra, không có tiếp ai hết. Nhưng mà cũng như là, mình không có phá ai, không biết có cái gì phá không? Chở lại rồi, thằng cháu nó chở lại! [56:05]
Ông Tám: Có người ta theo chứ, sao lại không có người ta theo? Theo một thời gian rồi người ta mới xuống, người ta cũng là, cũng vẽ bùa cứu đời đồ vậy á. Có người ta theo đó!
Bạn đạo: Chị em ly dị hết rồi Thầy! Hai người em ở bên Mỹ cũng vậy nữa.
Ông Tám: Nhập đồng đó!
Bạn đạo: Nhập đồng nó khác, hồi đó y cái cách vậy rồi!
Ông Tám: Rồi, nhưng mà có người ta theo ...
Bạn đạo: Có bà con mà lại nhà, nói: nhà tui nó bị chận, đừng có mở cửa, nói gì tầm bậy tầm bạ, tui không có đi nữa. Con cháu tui nó đi, rồi nó chở lại đây. Như vậy là cám ơn Thầy.
Ông Tám: Thôi, cái đó là cái chuyện của người ta. Duyên nghiệp của người ta, há!
Bạn đạo: Dạ, cái này của bà con, người ta gởi người ta đưa Thầy.
Ông Tám: Đưa cái gì?
Bạn đạo: Đưa tiền. Chút đỉnh.
Ông Tám: Trả lại, thôi cám ơn quá đó! Để cho người ta, há!
Bạn đạo: Không phải, không có sao. Cái này của bà, hồi đó đi bên Mỹ, đi quy y.
Ông Tám: Thôi cám ơn.
Bạn đạo: Thầy lấy giùm cho có phước. ... [57:03] (nghe không rõ)
Ông Tám: Nó nói bà cụ tiền nhiều là vậy! Cứ cho tiền tui hoài.
Bạn đạo: Không phải, không phải của tui đâu.
Ông Tám:Gởi trại tỵ nạn đó.
Bạn đạo: Trại tỵ nạn, cái đó riêng. Cái này không phải của tui. Nam Mô A Di Đà Phật, con xin lạy Thầy.
Ông Tám: Dạ, cám ơn…. Nói rồi mà. Xuất xín [57:24] (tiếng Hoa) đó, có một ngày nào nó mới xuất thần ra nó nói chuyện, là trị bịnh đó. Mấy người đó vậy!
Bạn đạo: Thấy y thì cũng tử tế lắm!
Ông Tám: Xuất xín!
Bạn đạo: Thấy là con nhà tử tế mà không biết sao! Lúc rày ai tới nhà cũng không cho lại hết trơn, cứ nói nhà y không rảnh, nhà y có mấy anh chị ...
Bạn đạo khác: Dạ, kính thưa Thầy ...
Ông Tám: Tới lúc người ta sẽ điều khiển mà.
Bạn đạo: Trời ơi, vô nhà thương Thầy ơi, chạy trốn chạy về ... [57:45] (nghe không rõ) Y không có điên!
Ông Tám: Y không phải điên đâu! Người ta mượn xác y mà!
Bạn đạo: Đâu có điên mà bỏ vô nhà thương điên?
Ông Tám: Mượn xác đó!
Bạn đạo khác: Dạ kính thưa Thầy, đến đây cũng đã chấm dứt chương trình vấn đáp ngày hôm nay. Hôm nay cũng là đêm cuối cùng mà chúng con được đặt lên những thắc mắc của con và được sự ban rãi hồng ân của Thầy. Suốt mấy ngày hôm nay thì chúng con, tất cả ai cũng được học rất nhiều. Biết nói gì lên với Thầy, sự quang chiếu của Bề Trên giúp đỡ cho chúng con học hỏi rất nhiều.
Ông Tám: Cho nên chúng ta tu về điển giới, nó khác hơn là tu về cái lý ở đời. Lý ở đời thì nó học hay về con đường nhơn đạo thôi. Còn cái con đường này nó khác lắm, nó về điển giới. Toàn thân, toàn vía, toàn hồn, phải phát đại nguyện xuất ra trở về; không còn chờ đợi thì giờ trì trệ ở đây, sau này nó xảy ra nhiều chuyện khó giải quyết lắm. Lý đời không giải quyết được, chỉ có điển giới mới giải quyết được. Cho nên những người Vô Vi là những người phải hết sức, hết tâm mình thực hiện cho kỳ được để cứu cái kỳ hoạn nạn sắp tới, chớ không phải những người tu này mà chơi đâu! Cơ tạng các bạn được thay đổi, trí ý các bạn thay đổi, các bạn cảm thấy luồng điển là vô cùng, lúc đó các bạn rõ thiên cơ. Chớ bây giờ nói thiên cơ, cũng nghe mờ mờ ảo ảo, không thấy được. Ráng tu đi, mới thấy rõ thiên cơ. Cuộc thay đổi biến thiên nó sẽ có. Mà chúng ta có tâm, có mục đích để giải quyết, làm một cuộc cách mạng của tâm linh để tiến tới vô cùng, thì lúc đó chúng ta sẽ có cái cơ hội tương ngộ trong vinh quang và sung sướng.
Thành thật cám ơn sự hiện diện của các bạn tối hôm nay. (60:08)