video 19860101L7
KHÓA HỌC "KINH A DI ĐÀ" - Cuốn 4
Gồm 14 video clips:
.....
Kim Hiện Tại Thuyết Pháp
Chữ KIM là loại Ngũ Sắc vàng cũng gọi là Ngũ Hành. Theo khoa học, nó là năm thứ đèn của năm Tạng, hóa ra điển quang. Đó là huyền diệu của ta để cho chúng ngươi sai khiến.
Chữ THUYẾT PHÁP là tông chỉ nguồn cội nguyên chất của điển. Khi khoa học của ta chế tạo, thì trở thành ra thứ hào quang chớp nhoáng vô cực vô biên. Những phẩm làm việc muốn chi được nấy, gọi là Khoa học Huyền bí Pháp của Phật, để sanh sanh hóa hóa vạn vật biến hóa vô cực vô biên, ngày giờ phút khắc làm việc. Các phẩm Phật nhờ điển này có dưỡng khí trường sanh, lúc thâu phóng hơi ra vào thì sống kiếp kiếp đời đời, lo chi đói cơm khát nước, lo chi chết chóc, lo chi quần áo mũ nón đều sẵn có đủ cho các phẩm, lo chi là nghèo giàu như dưới thế gian mà phải cực lòng đổ mồ hôi xót con mắt, đó là phép của Phật.
Xá Lợi Phất! Bỉ Độ Hà Cố
Danh Vị Cực Lạc
Lúc ấy Trưởng Lão Xá Lợi Phất quỳ đảnh lễ Phật Tổ, bạch Phật Tổ.
Chữ XÁ LỢI PHẤT có nghĩa là : Chữ XÁ Là bỏ hay là cho. Chữ LỢI Là Như Lai.Chữ PHẤT Là Gió, Điển, Lửa. Chữ BỈ ĐỘ Là trao đưa. Chữ HÀ CỐ Là nguyên chất, gốc gác của điển; Chữ DANH VỊ CỰC LẠC là: Trên thiên đàng thì dùng hai luồng điển cái nóng và lạnh để chiếu xuống thế gian, mỗi mỗi đều có đo lường phân tích lực lượng của điển, làm cho thong thả vui vẻ, để nuôi những chúng sanh bầu trời thế giới các đẳng nhơn vật. Nào là vi trùng, bò bay, máy cựa, cũng nhờ điển này làm căn bản tông chỉ của nó. Xá Lợi ơi! Con có hiểu chưa? Ta chỉ rành rẽ đó, thì chốn thiên đàng gọi là Cực Lạc, có nghĩa là: Điển này chạy thấu đáo bao trùm Trời Phật, mỗi mỗi đều hộ độ, cho đến ngọn rau cây cỏ cũng nhờ điển này, gọi là chốn Cực Lạc là bao trùm vui vẻ, các chỗ cùng cơ sở hễ gặp điển này đều hưởng sự sanh sống vui vẻ gọi là Cực Lạc.
• Ông Tám giảng
Cho nên, chúng ta những bạn đạo Vô Vi, những người tu nhẹ, xuất đi nhẹ rồi, ra cây bông cũng muốn đứng nói chuyện với nó, vì sự reo mừng của nó. Cọng cỏ cây hoa cũng reo mừng, mà có thể nói một vài câu cho nó nghe được. Chuyển điển cho nó, cho nên những bạn cứ thử, bạn trồng một cây bông ở trong gia đình. Mỗi ngày bạn thiền rồi, bạn lấy cái tay bạn vuốt nó thôi. Một cây bạn vuốt, một cây bạn không ngó nghĩ tới nó. Thì mỗi cuối tháng bạn thấy cái cây mà bàn tay của bạn được vuốt vô nó khác, nó tươi nhiều lắm. Lúc đó các bạn mới chứng minh, các bạn mới thấy điển là cái gì, giá trị của điển là thế nào.
Kỳ Quốc Chúng Sanh
Chữ KỲ QUỐC là bao trùm một nước từ âm phủ, thế gian cho đến thiên đàng, làm việc thông dụng cũng nhờ hai luồng điển cái của Hắc Bì Phật, rồi cũng nhờ Thích Ca Mâu Ni hậu tổ, cùng hàng chư Phật mỗi mỗi làm việc bao la thế giới, lúc sanh hóa, lúc nuôi dưỡng gọi là Kỳ Quốc Chúng Sanh.
Vô Hữu Chúng Khổ, Đản Thọ Chư Lạc
Chữ VÔ HỮU CHÚNG KHỔ nghĩa là: Sự sinh sống vui vẻ quên cực khổ.
Chữ ĐẢN THỌ CHƯ LẠC nghĩa là: Mỗi mỗi loại nào cũng vui vẻ, nhờ sự hưởng khí trường sanh của ta, các nẻo đều có điển trường sanh đem tới viện trợ cho chúng nó từ nhơn vật cho đến côn trùng vạn vật cùng rau cỏ cũng hưởng khí trường sanh của ta, thì nó được vui vẻ. Vui vẻ là quên sầu não, lo buồn, quên cực khổ.
Cố Danh Cực Lạc
Xá Lợi ơi! Chữ CỰC LẠC là sự sống vui vẻ tươi tắn của nó.
Hựu Xá Lợi Phất!
Cực Lạc Quốc Độ
HỰU XÁ LỢI PHẤT nghĩa là: Chữ HỰU là hơn nữa, XÁ LỢI là điển lửa Mâu Ni Châu hay là Như Lai. Tông chỉ cốt giác làm ra sự vui vẻ gọi là xứ Cực Lạc.
Chữ QUỐC ĐỘ là: Mỗi cơ sở hộ độ dưỡng khí trường sanh, rồi nó cũng làm việc theo chỗ của nó, từ cực nhọc cho đến sung sướng gọi là Cực Lạc. Hễ có khó mới có khôn, hết tù tội ra thong thả.
Xá Lợi ơi! Còn những chỗ trong bản thể con, nào là Lục Căn, Lục Trần, tả bành chất, hữu bành cư, trung bành mạng, Lục Căn, Lục Trần thuộc về ngũ tạng hóa ngũ hành là năm thứ lửa điển. Còn bành chất, bành cư, bành mạng, gọi là Tòa Tam Pháp, mạng môn tướng hỏa, tông chỉ của nó là Tim, Gan, Phổi. Còn điển của nó làm chủ là hai trái cật sanh ra nước điển, để độ cho bản thể của con. Chỗ nào cũng có điển lửa, rồi hóa sanh hộ độ dưỡng khí bao trùm bản thể.
Bản thể là nước của con cũng như trên thiên đàng vậy. Trên thiên đàng cũng như cõi dương gian, cũng hoa quả vạn vật, rau cỏ. Còn trong bản thể con cũng y như trên trời cùng thế gian gọi là nước của con. Bởi thế Phật gọi là Tiểu Thiên Địa. Mỗi bản thể con người con vật cũng thế. Rồi đây ta cũng kể những tông chỉ tíc tắc trong bản thể của con cũng có mấy vị chức phẩm cùng dân sự gọi là chúng sanh của con. Trong nước bản thể của con đều có hưởng thọ sanh sống vui tươi, mỗi mỗi đều hưởng cực khổ, thanh nhàn khoái lạc. Hễ có cực khổ thì có thanh nhàn, có buồn tủi mới có vui tươi.
Từ thiên đàng cho tới thế gian đều hưởng ứng. Còn sự say mê tội lỗi, say mê là vui sướng thái quá, mê trần, rồi bị cực khổ. Cực khổ là tù tội đó con.
Đây ta kể ra sau: Trong bản thể của con, từ sợi râu, sợi tóc bao la, mỗi mỗi đều hưởng ứng như mấy lời nói của ta.
Xá Lợi ơi! Con muốn tu hành theo ta, thì phải công phu luyện đạo kỹ lưỡng. Mỗi cái đều có tông chỉ, không một chỗ nào sai sót. Con ráng nghiên cứu mỗi mỗi luồng điển và tông chỉ của nó. Con được biết Khoa học Huyền bí của ta truyền dạy 6 chữ Di Đà biến hóa vô cực vô song. Hàng ngày con phải nghiên cứu lấy, để luyện đạo công phu nương theo gót ta về thiên đàng.
Xá Lợi ơi! Cực khổ lắm đó con.
Thất Trùng Lan Thuẫn
Chữ THẤT TRÙNG là 7 thứ vi trùng, do nơi Ngũ Hành năm tạng đủ màu sắc. Chữ TRÙNG là vi trùng chúng sanh trong bản thể của con.
LAN THUẪN là tóc, lông, râu, chân mày. Trong ấy có 7 chỗ cơ sở chánh của nó. Trong mình con chỗ nào lông dài hơn lông thường thì là cơ sở chánh của nó. Chúng nó tuân lời phẩm La Hán gọi là 7 Vía, 5 khóm Ngũ Hành cùng hơi điển nóng và điển lạnh theo các sợi dây gân bao bọc bản thể, để phụ trợ ngoài lớp da chơn lông. Trong đấy có nước trong là bồi bổ phân hướng cho chúng nó. Khi con được đắc quả thì nó cũng nhơn vật nô lệ phụ trợ cho con canh tuần nghiêm nhặt đánh đổ ngoại xâm. Khi nào có thương hàn sốt rét là kẻ thù áp vào bản thể của con, chúng nó phải giữ bờ cõi ranh rấp trong nước của con. Nó có tánh ghét kẻ xâm lăng lấn hiếp.
Xá Lợi ơi! Con thấy chưa? Khi con bị thương hàn sốt rét, vi trùng ngoại xâm áp vào. Dân của con yếu sức, cự không nổi. Từ mình mẩy da thịt con nổi óc chống cự, hoặc là lập kho đồn trú bao vây. Thì kẻ ngoại xâm nó phải gom lại làm cho da thịt con u nần ung thư nhức mỏi. Bản thể con khó chịu. Bởi thế phải ăn uống bồi bổ sức lực, gọi là lương hướng viện trợ cho chúng nó có sức mạnh mẽ hơn, thì bản thể của con được an lành.
Thất Trùng La Võng
Chữ THẤT TRÙNG có nghĩa như trên.
LA VÕNG là giềng chài mặt lưới bao bọc bản thể của con. Giống nó là một thứ gân hay là một luồng dây thép, gọi là một luồng sóng điện của điển, phút khắc nào cũng làm việc luôn luôn không ngưng trệ, để tiếp cho ba thứ huyết trong trắng, đỏ tươi, đỏ bầm. Trong huyết ấy có một chất lỏng hay là điển, tông chỉ của nó để giúp cho da, thịt, xương, máu.
Thất Trùng Hàng Thọ
Chữ THẤT TRÙNG đã giải nghĩa như trên, do nơi 7 phẩm vía con làm đầu.
HÀNG THỌ gọi là cây cối, có hàng thẳng rẳng.
Xá Lợi ơi! Con có biết chăng? Bộ đầu là Núi non, xương sống là cây Hàng Thọ, là 2 thứ hàng cây. Còn tay chân là 4 thứ. Một thứ nữa là bộ sanh hóa cộng là 7 thứ, nương chiều theo 7 vía của con, giúp đỡ cho nó có sức mạnh mẽ, hùng dũng, hùng cường để giữ cho bản thể trong nước của con. Trong đấy có mỡ, tủy, là thứ dầu khoa học. Tông chỉ luồng điển do nơi đó mà ra. Các thứ cây này là rường cột, trại tù, giam linh hồn của con trước kia bị đày đọa.
Xá Lợi ơi! Con được hiểu chưa? Khi linh hồn con sa vào đấy, thì trần thế gọi là Hài nhi. Chớ thật là trại tù để giam con, nhưng nhờ nó che chở nắng mưa sương tuyết, để cho linh hồn con nương theo đấy từ 100 năm trở lại. Thì sự tù tội phạt nhiều hay ít tùy theo Thiên Đình sở định. Niết Bàn của con, nó cũng là một thứ tông chỉ bản thể để cho linh hồn con nương dựa, chờ đến khi mãn hạn. Trại này gọi là bản thể hư nát, mục mạc. Tông chỉ của trại này là đất cát của Hắc Bì Phật Tổ hóa sanh, bởi thế phải trả lại cho đất. Còn linh hồn thì thuộc về Điển Quang Thiên Đàng, thì trả lại cho xứ Phật. Xứ Phật là tông chỉ của quê hương linh hồn con ở.
Giai Thị Tứ BửuChâuTáp. Vi Nhiễu Thị Cố Bỉ Quốc, Danh Vị Cực Lạc
Chữ GIAI THỊ TỨ BỬU CHÂU TÁP nghĩa là: Khi linh hồn con lỗi sẽ bị đày vào xác thân bản thể. Trong bản thể có ba thứ điển. Điển là nước máu thứ trong trắng, thứ đỏ tươi, thứ đỏ bầm, hợp chung lại để làm việc cho bản thể. Trong bản thể là trại giam của con cho chu đáo. Nay con thức tánh thì linh hồn của con là một thứ điển lửa thanh. Rồi con luyện đạo Pháp lý Vô Vi, con được lấy một phần huyết trong của bản thể để phụ trợ cho linh hồn điển của con. Hơn nữa con luyện đạo Pháp Luân Thường Chuyển, lọc lấy nguyên chất huyết đỏ tươi của bản thể phụ trợ cho linh hồn con. Khi con được thành chánh quả thì thâu góp điển ấy lên thiên đàng.
Hồn của con là chánh đáng tông chỉ. Còn huyết của bản thể, thứ trong, cùng đỏ tươi là một thứ trược. Khi con về thiên đàng rồi, nó hóa thành một thứ đất nước cơ sở để cho con ở làm việc. Còn các thứ điển mỡ, tủy, xương sẽ hóa ra núi non, cây cối bao la cùng rau cỏ, bông hoa, làm một cái xứ sở hợp về Tây Bắc, là chỗ góc trời trống lỏng, tạm bợ nơi đó là một nước của con để làm việc cho Phật, gọi là tu tạo nền tảng đó con.
Đất nước của con, con độc quyền tự do ăn ở và sai khiến đồ đệ của con. Con thong thả luôn, cũng như ta lúc trước. Bởi thế chữ tu là nền tảng bồi bổ cho linh hồn sung sướng, gọi là Cực Lạc Quốc Độ. Đó là tông chỉ của con.
• Ông Tám giảng
Cho nên chúng ta tu đây là nay lọc một chút, mai lọc một chút, rồi mới kêu bằng tự tu tự tiến, tự lực cánh sanh, trở về. Hỏi chớ đi về xứ Phật, Phật trống đó mà, đâu có chỗ đất đai gì! Nhưng mà chúng ta đã làm sẵn đây rồi chúng ta trở về đó, cũng có cảnh, cũng có nơi ở, có chỗ ngự, chỗ làm việc, đầy đủ hết thảy. Cho nên Phật không có nương tựa, và không có nhờ ai hết, kêu bằng tự tu tự tiến, và tự lực cánh sanh.
Chữ VI NHIỄU THỊ CỐ BỈ QUỐC DANH VỊ CỰC LẠC
nghĩa là: Chữ TU là trau dồi, sửa đổi, lập lại nền tảng trên thiên đàng.
Xá Lợi ơi! Con có hiểu chưa? Trời thì ba góc đặt có đủ nhân viên làm việc. Còn góc trống thiếu ấy để dành cho những linh hồn nào thức tánh trở về quê hương tự tu tự lập gọi là một nước. Thiên Đàng Cực Lạc của con. Con có công phu thì chư Phật ban chỗ trống ấy cho con, để tự tu tự tạo, tự lập cơ sở trong thành. Con mới rảnh rang thong thả để làm việc, chớ Phật Trời không tư vị. Hễ có làm có ăn. Có tu mới thành Phật mới về cõi Trời được mà chiếm cứ.
Hựu Xá Lợi Phất! Cực Lạc Quốc Độ Hữu Thất Bửu Trì. Bát Công Đức Thủy
Chữ HỰU XÁ LỢI PHẤT, XÁ LỢI PHẤT là điển của đức Di Đà quỳ xuống đảnh lễ bạch Phật: Nếu vậy thì con bị tù tội cực khổ, con thức tánh tu hành về đến đây cũng còn cực khổ hơn? Lúc ấy luồng điển Phật Tổ nói: Đây là ta chỉ cái tông chỉ con được khỏi tù tội mà thức tánh tu hành. Thì con lập nền tảng của con có sẵn. Con đã tạo rồi, gọi là Cực Lạc, sao lại than cực?...
Xá Lợi ơi! Khi con ở thế gian con tu là tạo lập, để khi về thiên đàng con gom góp đem theo sẵn có, con nào cực khổ nữa. Đây ta chỉ nghĩa thêm cho Xá Lợi biết ngũ hành là ngũ tạng, hơi điển nóng cùng lạnh, do nơi hai trái cật cùng trái tim đó là bảy chỗ nước quý báu của con.
BÁT CÔNG ĐỨC THỦY là con được thâu thứ điển tám hướng của bản thể con để đem về Cực Lạc.
Chữ BÁT CÔNG ĐỨC THỦY nghĩa là: Nước mắt, nước mũi, nước miếng, hợp với nước ngũ tạng đã chia ra hợp thành tám thứ nước báu, nhờ con tu hành mới lấy được, cái tông chỉ nó đã chỉ đây rồi. Nhưng điển nước này nó biến hóa vô song huyền diệu vô hồi. Con muốn chi có nấy để cho con cần dùng phép Phật cho con biến hóa vô song. Sự huyền diệu biến hóa khi con được lên thiên đàng con sẽ hiểu.
Đây ta xin chỉ tắt một lời thì con sẽ hiểu rõ được tại làm sao con xuất hồn bay bổng về thiên đàng có phải là BÁT CÔNG ĐỨC THỦY hợp với tám hướng của Trời Đất bao la. Trời là một Đấng Cao Thượng rộng rãi bao la. Khi con muốn đi là trong một khắc thì đầy đủ tám hướng, lại có chỗ biến hóa, thâu hay là phóng. Ví như con đang ngồi công phu luyện đạo con muốn cõi trời đặng gần bên con, thì huyền diệu ấy đem lại để cho con thấy rõ gọi là Thâu. Còn phóng là con thấy thiên nhiên trời đất cao xa, con bay là đến cũng như dưới thế gian trò chơi, con nhảy là tới.
Sung Mãn Kỳ Trung
Chữ SUNG MÃN có nghĩa là: Những lỗ hổng trong khớp xương đều có nước nhớt, trong có váng nhện như kiến, thường thường chiếu năm sắc sáng chói như hào quang.
Chữ KỲ TRUNG là: Trong lỗ hổng khớp xương, trong xương nhiều lỗ tựa như cọng sen. Bởi thế Phật Ngài cho là trong giếng có sen năm sắc, cốt chỉ của nó. Khi chúng ta soi hồn thông điển rồi, thì điển ấy chạy tuốt lên bộ đầu gom lại hóa Hà Sa, Mâu Ni Châu. Phật Ngài cho là Tòa Sen. Khi chúng ta xuất hồn thì chất này nặng hơn các chất khác. Nó là nền tảng để ta đứng mà bay.
Nền tảng là khí trược nặng hơn một chút để tiếp xúc, nhưng khí nặng nề, chúng ta thâu những khí nhẹ của bản thể cha mẹ sanh để phụ trợ cho việc công phu luyện đạo. Lúc ấy bản thể thiếu, không đủ sức, thì nhờ ta làm Pháp Luân Thường Chuyển, thâu dương khí trên tiên thiên đổi thế cho cái trược khí bản thể. Nó cũng có bổ ích cho những người tu để xuất hồn, còn trong bản thể thì nhờ dưỡng khí bổ túc để giúp sự sống sức khỏe trường tồn.
Trì Để Thuần Dĩ Kim Sa Bố Địa
Nghĩa là: Trong ao mấy thứ nhớt nói trên ấy, nữa sau hóa thành một thứ đất trong trắng sạch sẽ, nhờ công phu đã lừa lọc. Lúc ta được nhập Niết Bàn thì đem đất ấy về trên thiên đàng để dùng làm nền tảng, cất dinh trại để cho dân sự chúng ta ở. Thì đất ấy cốt chỉ của nó là xương nhớt của bản thể người. Người tu thì mỗi món gì ở nơi bản thể ta đều quý báu trọng dụng. Nhưng đất này chất nó biến hóa ra ngũ sắc long lanh trên mặt đất để làm nền tảng cho ta cất nhà, dinh thự xây dựng thì trước mắt ta dòm thấy, gọi là cát Ngũ Sắc.
• Ông Tám giảng
Cho nên thường khi các bạn tu có nhiều người, giữa trưa đứng dòm lên mặt trời thấy đóm, đóm, đóm, đóm... ngũ sắc! Mở mắt mà thấy. Rồi đến lúc chúng ta tham thiền chúng ta cũng thấy, mà thấy cả một vòm trời trước ngực của chúng ta, đóm đóm sáng, những cái đó nó thể hiện cho chúng ta thấy.
Cho nên khi mà các bạn thấy những cái đóm sáng đó, không có gì trở ngại hết; nó là sạn cát, và chúng ta sau này gom được đi lên đó mới là cất dinh trại để ở được.
Tứ Biên Giai Đạo
Nghĩa là: Trong bốn phương hướng dinh thự của chúng ta đều có đường đi tứ hướng.
Kim Ngân, Lưu Li,
Pha Lê Hiệp Thành
Nghĩa là: Đất ấy nó cũng có hào quang như mình. Lâu chừng nào càng chói chừng nấy, chiếu ra như Ngọc Lưu Li Pha Lê. Hột cát ấy lâu ngày chừng nào lớn chừng nấy. Hiện nay người đương công phu công dày thì sự sáng chói trước mặt gọi là Hà Sa bay qua bay lại. Tông chỉ của Hà Sa là khí của xương nhớt mà hóa thành, ở trong bản thể ta biến ra.
Thượng Hữu Lầu Các, Diệc Dĩ Kim Ngân, Lưu Li, Pha Lê, Xa Cừ, Xích Châu Mã Não, Nhi Nghiêm Sức Chỉ
Nghĩa là: Dinh thự, lầu các đều có ngọc ngà châu báu gắn lên đẹp đẽ. Nhưng tông chỉ của nó Phật Ngài nói ra và chỉ đạo:
Này Xá Lợi ơi! Lúc con công phu luyện đạo, làm theo Khoa học Huyền bí của ta, nào là Soi Hồn, Pháp Luân Thường Chuyển và Định Thần. Con cố gắng học tập lâu ngày thì những khí điển bản thể gom lại tề tựu nơi bộ đầu Hà Đào Thành, thì biến hóa hào quang ngũ sắc, do ngọc ngà châu báu nói trên là tông chỉ của nó.
Trì Trung Liên Hoa
Nghĩa là: Khi ấy trong Hà Đào Thành, mấy lỗ hổng đều có khí điển tập trung ngũ sắc, lâu ngày biến hóa Tòa Sen. Trong mỗi lỗ hổng khớp xương trên bộ đầu đều có chẽn dừng, để khí ngưng trệ nhóm đọng lâu ngày hóa nên khí ngũ sắc rực rỡ. Khí đọng ấy thừa tiếp cho hào quang ngũ sắc, cũng là một thứ tông chỉ hào quang.
• Ông Tám giảng
Cho nên khi các bạn ngồi tham thiền và thấy những cái cảnh này, cảnh nọ, đẹp vô cùng, xanh biếc, các màu. Nó ở đâu? nó ở những cái khớp xương của chúng ta nó lóng lánh, lóng lánh, lóng lánh, lóng lánh.... nó ra ngay chỗ cái hiệp tích đó. Các bạn thấy trăm hoa đua nở, màu mè tươi đẹp, xinh tươi vô cùng. Không phải như cái màu ở đây, cái màu xanh, chớ cái màu này là cái màu chết nó không có sống động. Những cái màu đó nó sống động, chớp nhoáng, chớp nhoáng nó sáng. Bây giờ các bạn thấy con cá, cái xương của con cá nó còn lóng lánh mà! Huống hồ gì những cái chất nhớt trong khớp xương của chúng ta, nó đủ màu sắc.
Cho nên cái hình của tiểu thiên địa có vẽ ra, hình tiểu thiên địa của Lục Tổ Huệ Năng cũng có vẽ ra. Trước kia cũng có một cái hình đó cũng có vẽ ra. Các bạn thấy sự phân tách ở trong đó, nó là một cái tiểu thiên địa mà chính chúng ta thiếu thanh tịnh và không sử dụng nơi sẵn có của chính mình. Cho nên những người tu về Pháp lý mà đạt pháp rồi, nhiều người không muốn nói chuyện với ai hết, và hầu như người ta làm phách, đưa cái đó mình nói đẹp, nhưng họ nói một chập rồi họ chê, vì họ thấy cái kia đẹp hơn! Họ đã thấy, họ đã chứng kiến mà không có thể nói với người thế gian được!
Họ “ờ” vậy thôi chớ họ không có thấy cảm thức gì hết. Cho nên cái sự thích của họ, dòm là thấy cái tâm nó trong lành, nó thông suốt, đầu óc người ta nhẹ nhàng. Còn ở đây cái dàn cảnh mấy, cho đẹp, cho cách mấy đi nữa, rốt cuộc thấy cũng là nặng trược, một khối trược mà thôi! Cho nên chúng ta càng ngày càng tu càng khám phá được sự huyền bí khoa học ở bên trong, chuyển biến không ngừng nghỉ trong tâm thức của chúng ta, và trong ngũ tạng cơ thể quý báu này. Cho nên các bạn mới tu, ban đầu tu thì è ạch, nhưng mà sau này. ăn cũng phải sửa đổi, tắm rửa cũng sửa đổi, đi đứng cũng phải sửa đổi, lời ăn tiếng nói cũng sửa đổi.
Khi mà mình gặp những vị ở trên đó rồi thì cái chuyện gì mình cũng phải thay đổi, là sự ảnh hưởng. Như các bạn ở Việt Nam, ăn nói khác, mà qua xứ Úc rồi, các bạn thấy cái văn minh của người ta cởi mở hơn, các bạn phải cởi mở. Còn các bạn lên được bồng lai tiên cảnh càng cởi mở nữa. Các bạn có thể đàm đạo với bất cứ cây cối, bất cứ bông hoa thảo mộc nào. Các bạn cũng có thể nói chuyện được hết. Nó vui vẻ vô cùng, kêu bằng bồng lai tiên cảnh. Cho nên cái chuyện này không phải là một chuyện kỳ lạ, nhưng mà đã có sắp đặt trong tiểu thiên địa của mọi người. Nhưng mà con người xuống trần mê trần và vì tội của chúng ta. Chúng ta phải bị đày đọa và phải học, học nhẫn, học hòa. Càng nhẫn thì càng thấy ta hơn. Mà càng thấy ta thì thấy cái tiên cảnh rất rõ rang, trong ta chớ không có ngoài ta. Cho nên ráng tu để tự đạt, mới tận hưởng thái bình trong nội tâm.
Đại Như Xa Luân: Thanh Sắc, Thanh Quang, Huỳnh Sắc, Huỳnh Quang, Xích Sắc, Xích Quang, Bạch Sắc, Bạch Quang, Vi Diệu Hương Khiết
Xá Lợi ơi! Khi con công phu làm theo Khoa học Pháp Luân Thường Chuyển của ta, thì những Ngọc Ngũ Sắc nói trên nhờ tông chỉ ta góp khí ấy hợp vào gọi là Mâu Ni Châu là hột ngọc Kim Cang hóa thành. Tông chỉ của Mâu Ni Châu là hào quang ngũ sắc huyền diệu biến hóa vô song, khi nhỏ khi lớn, khi mất khi còn, khi đen tối, khi tỏ rạng, mùi hương bay thơm bát ngát. Tóm tắt là sự huyền diệu biến hóa vô cực vô biên.
• Ông Tám giảng
Cho nên các bạn, nhiều người tu, cũng có nhiều người ngồi thiền tới mê rồi thì trong căn phòng này, nó không có mùi trầm, nhưng mà tự nhiên nó phưởng phất mùi trầm thanh nhẹ trong lỗ mũi chúng ta. Là chúng ta đã đi tới chỗ đó rồi, mới được hưởng cái đó. Cái nào đi? cái phần thanh nhẹ tri giác của cái Mâu Ni Châu đã đi đến đó, hưởng ngay chỗ đó mà trong lúc mọi người không có ngửi được cái mùi hương trầm thanh nhẹ đó.
Xá Lợi ơi! Chúng ta nhờ nơi ấy luyện đạo may thành chánh quả. Thế gian ưa nhạo báng: Chưa tu, trí còn thấp, thấy nhiều câu kinh của ta rồi cắt nghĩa không rõ, ngạo báng, nói nhiều điều tội lỗi, nhưng ta cũng đại từ đại bi cho nó.
Bởi nó còn mê trần, rồi nói theo câu kinh của ta: “Sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ tưởng hành thức”. Chúng nó nhạo báng nói rằng: Phật mê sắc đẹp. Chứ sự thật tông chỉ của nó là màu sắc là tông chỉ của hào quang, thơm tho, ngọt dịu vô cùng. Không màu sắc làm sao biến hóa các nhơn loại cùng vạn vật. Những vật chi cũng do nơi khí điển này mà nuôi hóa chúng nó, cho đến đỗi rau, cỏ, cây cối trong rừng cùng vật chất. Các thứ mọi mặt đều phải có nó là ngũ sắc hào quang để nuôi dưỡng.
Xá Lợi ơi! Con thấy chăng? Dưới thế gian, tia vàng ánh nắng chói sáng rạng ngời chiếu xuống thế gian trong góc kẹt, hoa quả rau cỏ đều hưởng ứng.
Xá Lợi Phất! Cực Lạc Quốc Độ Thành Tựu Như Thị Công Đức Trang Nghiêm
Khi ấy đức Di Đà quỳ xuống bạch với Phật Tổ: Con xin đảnh lễ Phật Tổ độ con cùng chứng minh cho con. Thì từ đây sắp tới con cố gắng công phu luyện đạo tu hành nghiêm trang tề chỉnh, để cho đức Phật độ con từ trong khoé hóc bản thể hóa thành công đức trang nghiêm.
Hựu Xá Lợi Phất! Bỉ Phật Quốc Độ Thường Tác Thiên Nhạc, Huỳnh Kim Vi Địa, Trú Dạ Lục Thời
Lúc ấy đức Di Đà đảnh lễ bạch Phật: Chúng con nhờ Phật hộ độ Khoa học Huyền bí mà đem những khí thanh bản thể của con nhóm tựu lại thành một khóm, gom các điển thanh cùng trung điển trong bản thể con, nào là ruột, gan, da, thịt, xương, máu, gom góp các thứ trong bản thể của con, biết ăn, ngủ, ỉa tại dương trần. Bộ máy ấy của thế gian, nay nhờ đức Phật dạy Khoa học Huyền bí công phu luyện đạo, ngươn khí ấy hóa vào Hà Đào Thành bộ đầu, hợp nhứt với khí tiên thiên của Phật độ chúng con.
Nay con được phép huyền diệu của Phật cứu độ con hườn hồn, tăng phước thọ. Trở nên một cái hình ảnh trong thế gian gọi là xuất hồn bay thẳng thiên đàng. Sự nhanh chóng hơn cái máy bay của thế gian tạo. Thì sự công đức trang nghiêm của con học đạo. Con nguyện từ đây cố gắng tu hành luyện đạo. Nhưng khác một điều, trong lúc luyện đạo, con nghe trong bộ đầu con rần rần, ồ ồ, cùng kêu tiếng thanh thế tí ti là thế nào? Xin Phật cho con rõ thêm?...
Vũ Thiên Mạng Đà La
Hoa Kỳ Độ Chúng Sanh
Chữ VŨ THIÊN MẠNG là: Khí điển quang hóa bông sen tại thiên đàng sắc màu rực rỡ.
Di Đà ơi! Khi con lên thiên đàng thì con thấy hoa sen sáng chói. Cốt chỉ của nó là hào quang chiếu ra muôn trượng, Phật phóng xuống thế gian để hộ độ cho những người tu hành, giúp cho Mâu Ni Châu, linh hồn được minh mẫn sáng chói.
Di Đà ơi! Ngày nay con có hào quang là điển Phật Tổ cùng ta ban hành, khi con công phu luyện đạo Pháp lý Vô Vi Khoa học Huyền bí của Phật ban hành cho những người luyện đạo. Thì điển trong bản thể của người tiếp xúc hợp với điển thiên đàng hộ độ giúp cho người có thiện tâm chánh đáng. Chớ sự công bình Phật không bỏ ai một tí nào. Có câu: “Hữu công tắc thưởng, hữu tội tắc trừng”.
Công thì giúp cho, Tội thì phạt. Cái tông chỉ của ĐÀ LA HOA là nền tảng căn bản điển quang hóa ngũ sắc hoa. Để chiếu giám cho những người có công tưởng Phật nhờ Khoa học Huyền bí hóa hào quang muôn dặm.
Thường Dĩ Thanh Đán, Các Dĩ Y Các Thành Chúng Diệu Hoa Cúng Dường Tha Phương Thập Vạn Ức Phật
Chữ CÚNG DƯỜNG THA PHƯƠNG là: Tâm chí quyết lòng theo Phật, thì điển quang thấu đến thiên đàng. Chư Phật từ trung chí thượng cùng không không đều thấu đáo.
Chữ THẬP VẠN ỨC PHẬT là: Lúc ấy chư Phật hội cộng đồng nơi Hà Đào Thành của chúng sanh luyện đạo.
Xá Lợi ơi! Con có biết chăng? Lòng của con cố ý tưởng đến ta, ta nào có bỏ. Thì lúc ấy các điển chư Phật nhóm tại bộ đầu, gọi là Hội Cộng Đồng.
Tức Dĩ Thực Thời Hườn Đáo Bổn Quốc Phạn Thực Kinh Hành
Chữ TỨC DĨ THỰC THỜI là: Trong thì giờ lúc ấy.
Chữ HƯỜN ĐÁO BỔN QUỐC là: Lúc ấy điển của chư Phật gom đến Hà Đào Thành của Trưởng Lão Xá Lợi mau chóng theo luồng điển của Xá Lợi đang công phu luyện đạo không trễ phút khắc nào. Lúc ấy luồng điển bay nhập vào hai dây thần kinh của Trưởng Lão Xá Lợi để viện trợ dưỡng khí bồi bổ cho bản thể Xá Lợi được sức khoẻ trường sanh. Còn một phần nữa dưỡng khí ấy để giúp cho linh hồn Xá Lợi được sáng suốt vui vẻ.
• Ông Tám giảng
Chúng ta đã tu chúng ta thấy rồi. Khi mà chúng ta nhập định nhắm con mắt không biết đi đâu. Đó là cái điển của đức Phật đã đến với chúng ta rồi, ban vô trong hai luồng điển đó. Sau một thời công phu thấy chúng ta không còn ở đây nữa. Thì mở mắt thấy nhẹ nhàng sung sướng vô cùng. Đó là nhận được luồng điển của đức Phật đã ban cho chúng ta.
Lúc ấy Phật gọi Xá Lợi ơi! Ngươi có biết chăng? Ngươi cùng ta là cốt giác điển quang trên Trời xuống đây, hóa sanh muôn vật. Khi ngươi bị tội đày xuống thế gian nhập vào bản thể. Cái tông chỉ hồn của Xá Lợi ngày nay ta cho làm chức phẩm là: Trưởng Lão Xá Lợi. Vì ngươi là tông chỉ của Phật trên thiên đàng. Nay ngươi được thức tánh tưởng Phật tu hành cùng những người khác giống như con là tông chỉ chung. Nếu các người ấy tưởng đến Phật. Thì Phật cũng viện trợ giúp đỡ luôn, để linh hồn về xứ Phật gọi là chốn cũ quê xưa. Điển quang đó là tông chỉ cốt giác đó con.
Xá Lợi Phất! Cực Lạc Quốc Độ. Thành Tựu Như Thị Công Đức Trang Nghiêm
Chữ XÁ LỢI PHẤT là: Phật gọi linh hồn điển quang của đức Di Đà.
Chữ CỰC LẠC QUỐC ĐỘ là: Di Đà ơi! Nay chư Phật đến Hà Đào Thành của con, giúp bản thể con được sống lâu, để hoằng hóa chúng sanh dưới thế gian này. Dày công siêng năng chừng nào, thì công đức lớn lao chừng nấy. Trước kia ta là Thích Ca Mâu Ni Phật Tổ đây cũng như ngươi vậy.
• Ông Tám giảng
Cho nên luôn luôn từ trên tới dưới chúng ta đã học. Chúng ta thấy rằng đức Phật rất bình đẳng, và mô tả rất rõ ràng. Chỉ đường đi cho chúng sanh nhưng mà chúng sanh vì trì trệ lười biếng trong mê chấp không chịu đi mà thôi. Chớ kỳ thật đức Phật rất công bằng và mở tất cả những đường lối, thậm chí vạch rõ những gì trong ta có, và chỉ đường cho ta tự đi.
Phục Thử Xá Lợi Phất! Bỉ Quốc Thường Hữu. Chủng Chủng Kỳ Diệu Tạp Sắc Chi Điểu
Chữ PHỤC THỬ XÁ LỢI PHẤT là: Đức Phật Tổ gọi Xá Lợi Di Đà con ơi! Con hiểu chưa?
CHỦNG CHỦNG KỲ DIỆU TẠP SẮC CHI ĐIỂU là: Tại đây có nhiều đóm ngũ sắc bay qua lại, gọi là Chim. Tông chỉ của nó là ngũ sắc điển quang bay qua lại trên Hà Đào Thành do nơi chất nhỏ nhỏ của óc có hơi lên, đó là điển. Ta gọi là Chúng Chim.
Bạch Hạc, Khổng Tước, Anh Võ, Xá Lợi, Ca Lăng, Tần Già, Công Mạng Chi Điểu
Nghĩa là: Xá Lợi Di Đà ơi! Ngươi có biết chăng? Nào là các thứ chim ta nói đây. Khi ngươi luyện đạo 6 chữ Khoa học của ta, lúc con bay lên thiên đàng đảnh lễ chư Phật. Nhưng con muốn không cần bay, con gọi Bạch Hạc hay là các loại nói đây. Cũng do nơi luồng điển Khoa học Di Đà biến hóa huyền diệu vô cực vô biên. Chim Bạch Hạc là loại sắc điển trắng nước màng óc hóa ra. Chim Công xanh đỏ màu sắc theo lông nó, là nước trái cật thành điển sắc xanh, còn đỏ là khí của lá gan cũng là nước điển màu đỏ. Chim Anh Võ màu vàng đậm pha sắc vàng cũng xanh mỏ đỏ, do nơi điển của lá gan chói ra. Còn chim Ca Lăng nó là một con Két hay là con Xích màu xanh mỏ đỏ hay là đen, do nơi trái cật phía bên mặt. Nước điển ấy ở nơi Hà Đào Thành, các lỗ nhỏ nào là lỗ tai, lỗ mũi, lỗ mắt, hơi điển lên tung ra Hà Đào Thành. Hơi tung ra nghe tí tí, ta gọi là Ca Lăng. Còn các chim kia cũng vậy, cũng ca hát. Còn Chim Tần Già thuộc về lá phổi khí điển xanh pha với lá gan khí điển đỏ, cùng khí điển của bao tử sắc đen. Ba thứ màu sắc này pha lẫn nhau, thành ra màu chim Tần Già, tông chỉ của các sắc màu chim.
Khi con luyện đạo, lúc hồn con bay về thiên đàng chầu Phật, con muốn chi thì nó hóa nấy. Khỏi còn lo như lúc con ở thế gian. Phải làm việc lao lực đặng có tiền mua nó cùng nuôi, cực khổ biết bao mới có nó. Còn các thứ khác mọi mặt chi chi trong thế gian đều khổ, cực nhọc, nhưng con muốn gọn gàng khỏi lo chi, thì con luyện đạo 6 chữ Khoa học của ta, muốn chi được nấy, khỏi lo giàu nghèo cực khổ, muốn chi có nấy còn mong gì nữa!...
• Ông Tám giảng
Cho nên đây cũng là phân tách về cái Khoa học Huyền bí của nội tạng. Cho nên khoa học Huyền bí mà đem ra ngoài là trật rồi. Nó chỉ ở trong ta mà thôi. Cho nên chúng ta tu biết bao nhiêu năm tháng và biết bao nhiêu kiếp. Ngày nay chúng ta mới ngộ được cái duyên tự thức và thấy rõ bên trong ta có đầy đủ. Thì chúng ta không có bận rộn và lo âu. Tôi sẽ có hay là tôi không có. Tôi sợ rằng tôi thiếu hành, nếu tôi hành là tôi có. Thì ở thế gian các bạn đi làm thì các bạn có tiền. Mà các bạn muốn về xứ Phật, các bạn hành đạo là các bạn về xứ Phật không có khó khăn. Đã phân tách rất rõ. Người đi trước đã khám phá tất cả những cái gì huyền bí trong nội tâm nội tạng của chúng ta và phân tách mổ xẻ từ li từ tí để cho chúng ta tự thức. Và thấy rõ rằng người thế gian đã mê tín mờ ảo và không tự thức để tự đi. Rốt cuộc trong ta có sẵn hết. Cho nên nếu chúng ta thanh tịnh là có hết.
Xá Lợi Di Đà ơi! Con nghe Thầy dạy con đây: Con phải cố gắng tu hành luyện đạo thì con thong thả thanh nhàn đời đời kiếp kiếp. Ta nói đây con phải tỏ lại cho các chúng sanh nghe. Ta là Phật có đủ điển quang để hóa sanh muôn vật. Còn như một người cha ở nơi dương thế, nuôi các con phải lao lực cực nhọc mới có tiền của sắm sự sản, cực cho đến già đến chết, chưa kịp chia. Rồi các con tranh của cải, cùng nhau đánh lộn. Nhiều phần không tốt đều do nơi tiền căn hậu quả tại trần làm ra. Cư trần nhiễm trần. Tội lỗi càng nhiều do tánh tham lam hung bạo sân si.
Xá Lợi Di Đà ơi! Con cùng các chúng sanh luyện đạo 6 chữ Khoa học Huyền bí của ta. Chúng sanh nào cố gắng tu luyện theo ta, thì ta giúp đỡ hỗ trợ cho các chúng sanh có công tu luyện tưởng đến ta thì của cải khỏi lo chi.
Khi con về nước thiên đàng cũng có đủ cho con. Con muốn chi có nấy. Sự tu luyện dày công của con trong 6 chữ Di Đà. Con muốn chi nó hóa nấy, còn lo chi nữa, khỏi lo tiền bạc như thế gian mà tranh giành cực nhọc.
• Ông Tám giảng
Tất cả đánh đổ sự mê tín, đánh đổ hết, phân tách rất rõ ràng một cuộc cách mạng tâm linh trở về với chơn giác, rất rõ ràng! Các bạn được nghe qua, các bạn cũng không còn sống trong ỷ lại nữa. Mà chính trách nhiệm của chính chúng ta phải hành. Chỉ có hành mới đạt, không hành thì không bao giờ có cơ hội đạt. Cái lý nào, lẽ nào cũng là ở trong động mà thôi! Nhưng mà làm sao quy về sự thanh tịnh. Không động thì ánh sáng nó bừng, hào quang nó bừng trong nội tâm. Thì ngồi đâu cũng thấy an lạc, ở đâu cũng thấy sung sướng.
Thị Chư Chúng Điểu, Trú Dạ Lục Thời, Xuất Hòa Nhã Âm, Kỳ Âm Diễn Sướng, Ngũ Căn Ngũ Lực. Thất Bồ Đề Phận, Bát Thánh Đạo Phần, Như Thị Đẳng Pháp, Kỳ Độ Chúng Sanh
THỊ CHƯ CHÚNG ĐIỂU, TRÚ DẠ LỤC THỜI nghĩa là: Các chim này ngày giờ phút khắc phải ứng hầu tiếp viện luôn. Lúc con luyện đạo phải thừa tiếp cho linh hồn của Di Đà.
XUẤT HÒA NHÃ ÂM, KỲ ÂM DIỄN SƯỚNG nghĩa là: Ca hát tí ti đó là tông chỉ của nó, là điển chiếu qua các nẻo gân xương hơi nhập buộc phải tức khắc chạy điển cho mau lúc ấy cốt chỉ của nó phải kêu, ví như một bộ máy chạy bánh xe trái khế phải chuyển lần, phải kêu, ấy là sự bắt buộc hai đàng thừa tiếp kẹt nhau mới tiếp được, chữ rồ rồ tí ti ca hát cũng một nghĩa mà thôi.
NGŨ CĂN NGŨ LỰC là: Đêm năm canh, ngày sáu khắc.
THẤT BỒ ĐỀ PHẬN là: Bảy vía phải tuân theo lệnh mạng của con trong lúc công phu luyện đạo. Tông chỉ của bảy vía là: Trong năm bộ phận không khác nào năm cơ sở. Các điển ấy thành phần làm việc của nó, giờ khắc của nó không sai ngoa. Năm bộ phận là: Tâm, Can, Tì, Phế, Thận là tông chỉ của nó cùng tâm hồn và tánh vía của con. Cộng là THẤT BỒ ĐỀ PHẬN, là Bửu Pháp của nó mà ta đã ban.
Chữ BÁT THÁNH ĐẠO PHẦN nghĩa là: Tám Thánh Đạo. Khi con luyện đạo là Thánh Đạo trong tám lỗ. Người luyện đạo gọi là Bát Chánh, kể ra như sau
1- Ngay chót sống mũi, luồng điển ta luyện đạo đi ra ngay đó, xuất ra cục điển lửa đỏ. Lỗ thứ 2 tới chỗ tập trung của con cũng thế. Rồi tới giữa trán của con cũng có một lỗ nữa là lỗ thứ 3 cũng thế. Lỗ thứ 4 của con tới chân tóc. Điển ấy cũng chiếu ra điển lửa cũng thế. Trái lại điển này hóa hào quang thừa tiếp cho các điển. Điển thứ 5 là đến lỗ điển trung tâm hồn, cũng một cục lửa như các lỗ kia, nhưng nó phải làm việc mọi mặt, nào là thừa tiếp điển tiên thiên cùng giao thiệp với 7 lỗ mà nó được chức Bồ Đề.
Chữ BỒ ĐỀ là hột điển lửa mà thôi, còn tánh vía của con thì giao cho tâm hồn con giáo huấn. Hễ con được tốt Bửu Pháp thành phần thì chúng nó đồng hưởng, còn nếu con mê trần thì chúng nó bị đọa, con cũng như nó nào khác.
Còn 3 lỗ nữa là: Từ xương cục rõ rẽ phân hai bộ đầu cùng cái cổ, nơi chỗ ấy là chỗ xử tử. Hai khớp xương này không dính liền nhau. Ngay giữa khớp xương có một đường gân cùng một hột tròn ngay giữa, dính liền nhau đây là lỗ thứ 6 làm việc khác hơn mấy lỗ kia. Nó có quyền phân tách. Nó có quyền thừa tiếp. Nó có quyền ngưng trệ. Nó có quyền nóng biến lạnh. Nó có quyền lạnh biến nóng. Nó có quyền lừa lọc. Nó có quyền dâng lệnh truyền bá cho hồn cùng vía để trực tiếp thăng giáng. Trong các lỗ phải tuân theo lệnh của nó. Nó còn có quyền dâng lệnh lỗ Tâm Hồn điển của con.
Lỗ thứ 7 là lỗ Hiệp Tích, ngay xương sống chỗ đùm gan ruột dính lại. Lỗ này là chỗ hội nghị của tiên thiên cùng hậu thiên, các các đều phải ngưng trệ để chia việc làm theo bổn phận của nó, cũng như một cái (poste) trạm cái của điển dây thép, mở cùng đóng cho ngựa qua lại, thâu phóng nẻo nào phân tách theo nấy.
Lỗ thứ 8 ngay nơi hai trái cật, chính giữa xương sống có một lỗ luồng điển thông lên để thừa tiếp nước điển lửa cho các lỗ kia, cùng đem lửa hậu thiên hóa tiên thiên, hòa hưỡn với nhau đến Hiệp Tích là chỗ ngưng trệ, chia sớt nửa phần điển nước qua ngũ tạng, còn phân nửa đến Hà Đào Thành (bộ đầu) tiếp xúc với điển thiên không thay đổi hợp với thán khí của trần, hóa ra luồng điển dưỡng khí trường sanh sắc xanh màu dợt, một phần để nuôi dưỡng bản thể, còn một phần nữa để tiếp xúc cho người công phu luyện đạo đương tỉnh trí an thần. Luồng điển này sắc xanh màu dợt, đó là tông chỉ của Bát Chánh, gọi là Bát Thánh Đạo Phần.
ĐẠO có nghĩa là lỗ điển. Ngoài con mắt thế gian không thấy, da liền, người trần nào biết được. Khi luyện đạo thông khí rồi thì Bát Chánh này là tám lỗ đạo của điển. Nó làm cho những người công phu luyện đạo nhờ 6 chữ Di Đà của ta. Nếu công phu theo Khoa học Huyền bí, khi tỉnh trí an thần thì người đạo được thông minh trí tuệ, sáng suốt điển quang, làm cho chúng sanh được nên một vị Thánh, minh tâm kiến tánh, hiểu quá khứ vị lai trong lúc bản thể con còn ở nơi trần.
Di Đà ơi! Đó gọi Bát Chánh mà Thầy đã biểu con để truyền lại cho chúng sanh. Con hãy cố gắng đi giáo đạo đi con. Khi giáo đạo con phải nhớ đến, con nên thương các bạn của con cũng như ta thương con vậy. Nhưng con không nên phiền trách những người ngu muội nhập môn cầu đạo, phải bác ái đừng phiền phức.
Văn Thị Âm Dĩ Giai Tất Niệm Phật, Niệm Pháp, Niệm Tăng
Nghĩa là: Trưởng Lão Xá Lợi Di Đà ơi! Những ngũ tạng cùng hồn vía của con là điển lửa hào quang hiệp tác. Khi con niệm Phật thì trong bản thể con, các cơ sở, chúng nó đều làm việc theo con. Nếu tâm hồn con yếu mê trần thì nó xúi biểu điều ác, nên con phải ráng luyện phép của ta mà giáo huấn chúng nó, kéo một đường thẳng rẳng chánh trực thì chúng nó phải tuân lệnh tu theo con không chối cãi.
Xá Lợi Phất! Nhử Vật Vị Thử Điểu. Thiệt Thị Tội Báo Sở Sanh, Sở Dĩ Giả Hà ?
Nghĩa là: Lúc ấy Trưởng Lão Xá Lợi Di Đà quỳ bạch Phật Tổ: Phật phán ra sao con chưa rõ? Phật Tổ mới gọi Trưởng Lão Xá Lợi ơi! Các chư chúng điểu là khi con tu đắc đạo đắc pháp thì chúng nó được làm nô lệ hộ trợ linh hồn con, biến hóa mọi phần. Nếu con muốn chi thì nó ứng thành phần nấy.
• Ông Tám giảng
Cho nên khi chúng ta xuất hồn ra vô, các bạn cỡi hạc, ngồi sen cũng do công đức ở bên trong này mà biến hóa ra chớ không phải là ở bên ngoài có. Cho nên đừng có vọng tưởng cái bên ngoài mà tu hoài không đắc đạo và bị sa xuống hố sâu là địa ngục là vậy. Cho nên phải cố gắng làm việc của chính mình. Khai thác nội bộ tới vô cùng tận mới thấy rõ trong ta có đầy đủ.
Tất cả chơn lý, triết lý ở thế gian đã gom trong tiểu thiên địa, trong khối óc của chúng sanh đầy đủ không có bỏ một chút nào đã ghi âm và các màu sắc mầu nhiệm, ẩn tàng ở bên trong. Nếu chúng ta tu mà không chịu tự khai thác lấy mình thì tâm không bao giờ thanh nhẹ và hướng ngoại. Rốt cuộc dùng lý luận không đi đến đâu và không có bao giờ tự thoát được.
Cho nên cuốn Kinh A Di Đà này là phân tách tất cả những chi tiết của nội bộ. Chính ta đang cai quản và sửa tiến ở kỳ chót này có cơ hội tốt lành. Mà không chịu thực hành thì tự xóa bỏ danh tướng sẵn có của chính chúng ta mà sa đọa vô trong cái bóng tối và không có thức tâm. Cho nên phải tự mình thức giác, phá mê phá chấp dũng cảm để quán thông mọi năng khiếu bên trong để khai triển, tận độ, tân tiến cho nó hợp thời, chớ không tu một cách dãi đải xa xưa nữa.
Kỳ thật chúng ta có đủ năng lực sáng suốt để khám phá tất cả những cơ đồ sẵn có của Thượng Đế đã ân ban trong nội thức của chúng ta. Mà nếu chúng ta không chịu làm thì chẳng có ai thay chúng ta làm được. Cho nên các bạn tu trong bốn ngày điêu luyện có thức một phần và hướng ngoại rất nhiều. Cho nên ngày hôm nay chúng ta phải bình tâm và xem xét nội bộ của chúng ta và thấy rõ trách nhiệm giáng lâm trong kỳ chót này phải tự khai thác lấy cơ cấu sẵn có của chính mình mà để gom tất cả những gì ta có quyền sử dụng để đem về trên kia. Tương lai có nơi ẩn náu để tiếp tục tu trong hành trình tốt đẹp của Thượng Đế sẽ sắp đặt về siêu văn minh ở tương lai.
Có câu: “Đắc Đạo giả đa trợ, thất Đạo giả quả trợ”.
Chúng điểu này là điển lửa mà thôi. Tông chỉ của nó để biến hóa cùng hộ độ từ khi con luyện đạo cho đến thành phần, thì nó làm việc phục tùng theo con luôn luôn. Đến khi con được Lục Huệ rồi thì các việc hư nên tai nạn thể nào, nó được biết trước, vì nó tuần báo xung quanh bản thể con, để trình bày khẩu hiệu cho con rõ, mới có thể minh tâm kiến tánh cùng các tai nạn ở thế gian con được rõ biết trước gọi là Linh tánh, linh tâm đó là nguồn cội tông chỉ của nó.
Chữ THIỆT THỊ TỘI BÁO SỞ SANH SỞ DĨ GIẢ HÀ
nghĩa là: Các chim này nó đem về tin tức tai nạn xảy đến cho bản thể của con. Con được biết trước mà lánh nạn, thì giờ phút khắc chúng nó tuần tiễu, để con hiểu biết được tránh. Còn khi nào con tránh không được, thì tội lệ ấy thuộc về tiền căn hậu quả của con đến thì giờ phút khắc ấy đền tội của con làm ra, chớ nào chúng điểu sơ sót.
Xá Lợi ơi! Câu kinh cao mà ta làm sao nói thấp được. Con ráng lấy trí tuệ ra để hiểu biết. Nếu con không hiểu thì sự u ám tội lỗi của con còn mê trần.
Chữ SỞ DĨ GIẢ HÀ nghĩa là: Ta đây phân từ chất từ lượng. Cũng như một cây cân đo lường chất điển quang là linh hồn của con. Khi con tu luyện đạo đến đâu thì lực lượng con đến đó. Ví như một thứ hóa học, hàn thử biểu, khoa học của trần thế bày ra để đo lường khí nóng lạnh, bão bùng nguy hiểm trong đài thiên văn thường có. Còn như ta không cần hàn thử biểu, thì ta đã sắp đặt trước gọi là Thiên Cơ đó con.
Điển con tu luyện đạo thành phần, con được xuất hồn. Con tu đến đâu thì nó đến đấy, không khi nào đi cao lên được. Tùy theo lực lượng của con mà thôi. Cái tông chỉ của nó là một thứ khí lừa lọc. Khí trong thì hồn bay cao tới độ nào thì đến ấy. Còn khí nặng trược đục thì hồn bay thấp. Xá Lợi ơi! Con ráng cố gắng càng tu luyện càng cao, càng dày, càng sáng suốt đó con.
Bỉ Phật Quốc Độ,
Vô Tam Ác Đạo
Chữ BỈ PHẬT QUỐC ĐỘ là: Đưa lời hỏi Phật.
VÔ TAM ÁC ĐẠO là: Trong ba đường ấy có nẻo vạy nẻo ngay, làm sao con rõ được.
Xá Lợi Di Đà ơi! Con thật ở trần hay nghi nan đối giả, vì thế mà tâm không chánh, điển trong bản thể con phân làm ba giai đoạn: Điển tinh, Điển khí, Điển thần. Thần tông chỉ của nó là Hồn. Còn Tinh tông chỉ của nó là hơi điển hiệp nhứt từ thiên đàng sắp xuống, khí thiên đàng hợp với khí bản thể. Còn khí thần định là các khí trược trong bản thể lộn lạo, nhờ ta biến Khoa học Huyền bí gọi là Pháp Luân Thường Chuyển, ba thứ khí này nó trụ lại, lóng lại ba cơ sở của nó.
Còn khí trong gọi là Khí thanh, mà pháp ta đã lọc hợp với khí tiên thiên của ta. Khí tiên thiên để giáo huấn ba đấng khí, gọi là Tinh Khí Thần, đi ngay một đường thẳng rẳng cùng với khí điển cái của Phật Tổ, gọi là Hắc Bì Phật. Năm luồng điển cái này, không bao giờ mà điển chạy lạc được qua đường ác đạo.
Xá Lợi Di Đà ơi! Từ trên thiên không xuống địa phủ thì điển của đức Hắc Bì Phật bao trùm làm việc chánh đáng, đâu cũng có nhơn duyên cơ sở, tuân theo mạng lệnh của Ngài để làm việc ngay thẳng trật tự, nếu có sơ sót thì Trời sập đất tan. Còn các loài ác đạo, đấng ấy mọt mại vi trùng, ví như thế gian là trộm cướp, du côn, cao bồi, là loại ngu xuẩn, khí trược thái quá, có nhân duyên để điều trị. Tụi nó ta gọi là ác đạo chút tí mảy may. Nếu một khi ác ấy sẽ làm ác thêm, thì hóa vi trùng, bọ hung, bù xích, mọt, kiến cùng là rau cỏ, để xử tội ác của nó.
Sự phạt tội ác của nó, nhiều thế chết bất đắc kỳ tử, cho đến đỗi trâu bò chà xát, không còn làm người trở lại thế gian. Còn loài rau cỏ hàng ngày bị xử bá đao, đau đớn mủ máu càng ghê hơn.
Xá Lợi Phất! Kỳ Phật Quốc Độ Thượng Vô Ác Đạo Chi Danh
Nghĩa là: Trưởng Lão Xá Lợi hỏi Phật: Nếu Phật nói như vậy thì Phật bỏ rơi cho ác đạo, chúng nó không còn làm người trở lại thế gian nữa sao?...
Hà Huống Hữu Thiệt. Thị Chư Chúng Điểu Giai Thị A Di Đà Phật
Nghĩa là: Còn như các loại chim chóc trong các bản thể kêu la ca hát, nó cũng tùng quyền theo Phật và theo con, công cán nó ra thế nào?...
Lúc ấy Phật gọi Trưởng Lão Xá Lợi Di Đà con ơi! Sao con khờ quá, không sáng suốt vậy?... Khi con công phu luyện đạo, thì đồng thời nó cũng công phu học hỏi là ca hát của nó. Khi con công phu thành phần, thì nó cũng thành phần theo con. Thế thì đặng chì thì đặng chài, mất chì là mất cá đó con.
Xá Lợi ơi! Ta nói đây con hiểu tông chỉ của nó, ráng soi sáng tâm lý của con.
Dục Tịnh Pháp Âm
Tuyên Lưu Biến Hóa Sở Tác
Nghĩa là: Đồng thời con công phu luyện đạo mà nó ca hát om sòm, làm sao cho con tỉnh trí an thần, để một lòng theo chơn Phật.
Xá Lợi ơi! Con tu Pháp lý đến đây còn mê muội quá, không được phát minh theo ý cùng tánh của ta, đồng thời con thành phần thì nó cũng thành phần, nhưng thành phần theo phẩm của nó, chúng nó cũng làm việc thọ giáo trực tiếp theo lời giáo huấn của con. Dầu sao đi nữa nó có lòng tu luyện giỏi giắn. Con lên cao nó mới được lên, còn phẩm giá của nó không thể trổi cao hơn con được.
• Ông Tám giảng
Tại sao trong này nói “Thành Phần,” là khi chúng ta tu. Có người tu nói rằng: ”Thôi tôi Soi Hồn đủ rồi”. Có người nói: “Tôi làm Pháp Luân tối nay cũng đủ rồi”. Làm một giai đoạn, một giai đoạn vậy, thét rồi tập quán nó biến từ thành phần một. Mà rốt cuộc không đạt tới trọn vẹn là vậy. Cho nên ổng nhắc về thành phần, thành phần.
Xá Lợi ơi! Cái tông chỉ của nó là ta lấy khí trược bản thể của con, ta dạy con làm Pháp Luân Thường Chuyển Khoa học Huyền bí của Phật. Cái khí trược bản thể của con nay hóa thành khí trược trung, mà ngày nay nó gặp được phước đức của con, thành phần của nó là loại chim biết bay, ca hát; tông chỉ của nó là Hà Sa, là điển lửa nội thể của nó. Sao con lại trách ta bỏ rơi nó?
Xá Lợi ơi! Hiện giờ con hiểu chưa? Bởi thế chúng nó thành phần, có chỗ ở ăn, có sở làm việc; học hỏi là ca hát. Nó trở nên một khóm khôn lanh quỷ quyệt hơn khi trước. Nếu mà con không công phu luyện đạo thì con cũng bị tội dưới âm phủ đọa đày. Hồn con sẽ giao về cho Tần Quản Vương cai trị. Còn giống chúng nó là một khí điển thấp thỏi, nặng nề, hợp với thán khí theo gốc cỏ, hoặc là trong phân phướng để hóa sanh vi trùng, khổ sở lắm đó.
.....
video 19860103Q1
Khóa Huấn Luyện Kinh A Di Đà: Vấn Đạo - Cuốn 7A
.....
BĐ: Kính thưa Thầy, Thầy cho phép thì con xin hỏi,
THẦY: Ừ.
BĐ: Thích Ca Mâu Ni Phật, nếu cắt nghĩa theo Đức Ông Tư thì đức Thích Ca phật tổ đắc đạo có tên thật là gì? Vì trong Kinh A Di Đà, “Thích” là giải nghĩa, “Ca” là ca tụng, “Mâu” là mâu ni châu,
THẦY: Ừ.
BĐ: Và “Ni” là chính mình,
THẦY: Ừ.
BĐ: Như vậy Thích Ca Mâu Ni Phật đã chiếu điển cho đức A Di Đà,
THẦY: Ừ.
BĐ: Thì chính vị chiếu điển đó,
THẦY: Ừ.
BĐ: Pháp danh phật là gì?
THẦY: Ừ.
BĐ: Thí dụ như đức Ông Tư đã đắc quả vị Phật,
THẦY: Ừ.
BĐ: Là Phật Bảo Tạng,
THẦY: Ừ.
BĐ: Và Thầy là đức Phật Vĩ Kiên,
THẦY: Ừ.
BĐ: (nghe không rõ)
THẦY: Ừ. Đó là tất cả những danh từ cũng như mượn cây gậy mà chỉ đường cho người ta đi;
BĐ: Dạ.
THẦY: Cũng như chữ “Thích” là giải thích; còn Ông Tư là “Bảo Tạng,” là chỉ cái Pháp Luân Thường Chuyển, bảo tạng; còn tui, người ta nói, “Vĩ Kiên,” là vĩ đại kiên cố, là để dành cho tất cả mọi người tu. Và tên “Thích Ca” cũng cho tất cả chúng sanh chớ không phải riêng Thích Ca; vì Thích Ca có hình thù, Thích Ca là vô danh, không phải là hữu danh! Nếu mà Thích Ca thành đạo, giữ là tên “Thích Ca,” là không phải phật! Phật là vô danh; phật không có danh; nhưng mà thế gian phải mượn cái hình thù, vì chậm trễ, để cho thế gian hiểu cái đó, giá trị đó là cái gì, và nung nấu ý trí trở về gì? Trở về Không, cũng như Thích Ca; Thích Ca là vô danh; nhưng mà thế gian phải hữu danh. Anh hiểu chỗ đó không?
BĐ: Dạ.
THẦY: À. Đặt đó để cho những người sơ căn đi tới: “Vậy chớ, tui tu tui theo ông nào?" "Tui dựa cái lý nào? Tui theo cái đó tui mới truy tầm ra cái chơn lý mà để tui mượn cái cây gậy đó để trở về Không.” A Di Đà cũng vậy; cũng cho mượn cái danh từ ở thế gian thôi! Mà tên của Anh cũng vậy: có ý nghĩa cao siêu về Không hết! Tất cả chúng sanh, danh từ của chúng sanh, đều là mượn cây gậy tại thế, rồi bỏ cái đó, đi trở về Không, mới là thành Phật. Thì tất cả đều vô danh.
BĐ: Dạ; con kính cảm ơn Thầy. Câu hỏi thứ hai: trong trang 31 có hai câu thơ, “Đà, ấy sắc vàng muôn kiếp ghi,”
THẦY: Ừ.
BĐ: “Tròn vo che phủ Núi Tu Di.”
THẦY: Ừ.
BĐ: Và cũng thì hai câu thơ trong trang 35,
THẦY: Ừ.
BĐ: “Đà, ấy sắc vàng trùm khắp cả, ”
THẦY: Ừ.
BĐ: “Tròn vo che phủ Núi Tu Vi”
THẦY: Ừ.
BĐ: Thì ở tại đây,
THẦY: Ừ.
BĐ: Con tự hỏi, “Tròn vo che phủ Núi Tu Di”
THẦY: Ừ.
BĐ: Rồi lại là, “Núi Tu Vi”?
THẦY: Ừ.
BĐ: Thì phải chăng là do xếp chữ lộn? Hoặc là Núi Tu Di là một cái núi ở bên Tầu? Rồi ở dưới này là Núi Tu Vi, là ở đây người ta dùng chữ khác nhau?
THẦY: Cho nên, ở đây nói về cái nghĩa lý đó là cái, trên đầu; trên đầu của chúng ta, người tu Vô Vi, khi mà Anh xuất ra, hay là Anh thanh nhẹ, thấy cái đầu Anh đầy núi hết đó; nhiều cảnh núi; mà cái hào quang nó bao vây đây này: cái mầu vàng hào quang nó bao vây cái núi Tu Di ở trên này. Mà “Tu Di,” “Tu Vi,” cái đó là sắp lộn chữ, cái đó người in cũng có. Nhưng mà cái đó chữ nghĩa, không nghĩa lý gì. Mà thực hành, chúng ta, cái núi của chúng ta là ngay chỗ khối óc này, nhiều núi lắm: cái tiểu thiên địa có chỉ rõ cho các bạn thấy, cái núi, khi mà các bạn nhắm mắt thấy bay là đà đi tới núi này núi nọ là ở trên này, đó; núi này núi nọ, Núi Tu Di. Đó! Cái hào quang nó bao trùm hết thẩy. Nhưng mà cái núi Tu Di này có thể nói về cái càn khôn, chớ không phải cái núi ở bên Tầu đâu! (Thầy chỉ trên đầu) Núi chỗ này; cái núi ở đây, đây là cái Sơn Đình; ở trong này là núi! Thấy không?
BĐ: Dạ.
THẦY: Cho nên, cái hào quang chúng ta bao. Cho nên, người tu, trong đó có nói rõ Soi Hồn, Pháp Luân, Thiền Định, nó mới đi lên trên, rồi nó mới bao, “Ấy sắc vàng bao trùm khắp cả,” cái tiểu thiên địa này.
BĐ: Dạ. Kính thưa Thầy, trong này sau đó có giải,
THẦY: Ừ.
BĐ: Nghĩa như thế này. “Chữ ‘Tu’ là râu mày,
THẦY: Ừ.
BĐ: Chữ ‘Vi’ là Vô Vi.
THẦY: Ừ.
BĐ: “Như ở trong mình ta có hào quang phát ra thấy sáng,”
THẦY: Ừ.
BĐ: “Chúng ta rờ bắt không được, “
THẦY: Ừ.
BĐ: “Không (nghe không rõ) được; ý nghĩa không, mà có. Mầu sắc ấy tốt tươi không bao giờ hoại nát,”
THẦY: Ừ.
BĐ: “Do nơi cục ngọc mâu ni châu của ta biến hoá ra hào quang ấy.”
THẦY: Ừ.
BĐ: Thì, kính thưa Thầy, ở dưới này là, “Núi Tu Vi” có nghĩa là “Tu” là râu, và “Vi” là Vô Vi.
THẦY: Ừ. Thì nó cứ tuỳ theo cái chữ đó; tuỳ theo cái giai đoạn mà cắt nghĩa; kêu bằng, mượn danh từ mà để chỉ thanh điển, mà thôi.
BĐ: Dạ. Cảm ơn Thầy.
THẦY: Chớ không có gì hết.
BĐ: Thưa Thầy, câu hỏi thứ ba là câu hỏi phụ. Trong câu thơ ở trang 31 thì, “Công phu thuần thục lên bờ giác;” con tự cho là tạm hiểu ý nghĩa này;
THẦY: Ừ.
BĐ: “Đắc quả may ra vẫn kịp thì.”
THẦY: Ừ.
BĐ: Đã đắc quả rồi mà còn, “May ra”?
THẦY: Đắc quả thì may ra vẫn kịp thì; là tới đó mình được đi rồi! Mà phải đắc quả cơ mới được; chớ tu tới đó mới có thấy nhẹ tưởng ta đắc đạo rồi; là trật rồi. Phải tu cho đắc quả mới là kịp thì. Phải cố gắng nữa. Cho nên, các bạn muốn xả thiến, tui nói, “Ngồi rang một chút nữa rồi mới xả thiền.”
THẦY: Chớ đừng có nói, “Tu vạy đủ rồi!” Không có đủ đâu. Hiểu không?
BĐ: Dạ.
THẦY: Thì chúng ta ở đây là cắt nghĩa về điển, cho nên danh từ là mượn thôi, chớ kỳ thật nói về điển không à! Khi mà các bạn ý thức là điển, là nó phải tròn vo; lúc nào cắt nghĩa nó cũng tròn vo hết.
BĐ: Dạ.
THẦY: Cho nên, giữ cái tròn và cái không đó,
BĐ: Dạ.
THẦY: Là các bạn hiểu nghĩa lý của Kinh Di Đà. Mà còn không hiểu điển á, đọc vô là nó bực tức.
BĐ: Dạ.
THẦY: Dùng cái trí thức mà đọc cái này là nó hư hết trọi; không được.
BĐ: Dạ.
THẦY: Dùng điển. Khi mà các bạn vô, bước vô là, “Tui ở điển giới, tui không còn thể xác nữa; tui nghĩ về điển giới; giới điển nó tròn, không bị đứt và không bị mất.” Thì lúc đó tui cắt nghĩa mới rõ ràng, dễ hơn. Lấy cái Không trước; dễ hiểu và dễ nhận.
BĐ: Dạ.
THẦY: Còn lấy cái trí thức mà xét về văn tự á, là không được; không hiểu ông này ổng nói cái gì. Nhưng mà kỳ thật ổng nói từ trang một; các bạn phải theo rõi từ câu trên, câu dưới; mà ngồi, mình nghiền ngẫm, cứ đọc và nghiền ngẫm, nó chạy vô, nó chạy vô trong mình; nó chạy; nhiều bạn đọc một chập nó thấy nó, nó, nó rần rần cái đầu, nó thét nó thấy nó buồn ngủ. Đọc một chập nó buồn ngủ á; nó rút à. Đó là cái điển đó; chứng minh cái điển, chớ không phải cái văn tự; văn tự này không nghĩa lý gì. Ổng chỉ mượn như cây gậy để đề ra mà thôi; còn luồng điển trật tự từ ở trên xuống; rất có trật tự; và nếu chúng ta thanh là chúng ta thấy cái đầu nó sáng; và đọc cái này nó thấy càng sáng.
BĐ: Dạ. Con xin cảm ơn Thầy.
THẦY: Ừ.
BĐ: Và ở đây á, sau khi Thầy giảng, “Ma ha thập thích,”
THẦY: Ừ.
BĐ: “Là gồm có ba tạng,”
THẦY: Ừ.
BĐ: Tạng tâm, tạng gan, và tạng thận. “Thì bởi thế, ‘Ma ha là tạng Tâm, tạng Gan, và tạng Thận.”
THẦY: Ừ.
BĐ: “Thì bởi thế, dưới này chữ ‘Ma ha’ là thành ma.”
THẦY: Ừ.
BĐ: Thì con kính xin Thầy giảng câu này mà có một người hỏi con, mà con không thể nào trả lời được.
THẦY: Ừ.
BĐ: Là, “Cao Đài Tiên Ông,”
THẦY: Ừ.
BĐ: “Đại Bồ Tát, Ma Ha Tát.” Theo con nghĩ,
THẦY: Ừ.
BĐ: Đó là danh từ, gọi chung là “Thượng Đế.”
THẦY: Ừ, ừ.
BĐ: Nhưng mà, như vậy cái chữ, “Ma ha” này và chữ “Ma ha tát” bên kia, nó khác nhau như thế nào, thưa Thầy?
THẦY: Cái này nó khác. Cái này tui đã nói Anh rồi: mượn danh từ phân thanh trược.
BĐ: Dạ.
THẦY: Còn cái kia là khác: cái kia người ta giảng về Kinh, mà dùng cái tiếng âm thinh đó để dẫn tiến đệ tử đọc kinh để cái tâm được nhẹ. Còn cái này mượn cái đó mà phân thanh trược cho thấy. Cái bên kia khác ạ! Cái bên kia Anh phải đọc nghê ngha cho nó đẹp á! Cái câu Anh đọc, “Ma ha tát,” Anh cũng phải nhẹ nhàng đi theo cái điệu đó để cho mở tâm; bên kia cũng mượn mà lập thành cái văn từ để cho Anh đọc thành kinh, ngâm nga để giải cho cái tâm nhẹ, mà mọi người đứng xung quanh nghe cũng nhẹ nữa, rồi bắt trước đọc theo; là đọc kinh nó vậy đó! Còn cái đằng này khác: cái này mượn cái này mà mổ sẻ cái lý điển; cái lý điển khác ạ! Phân thanh, trược để thấy rõ. Mà mở cái lý điển, nó khác. Cho nên, khi Anh tu mà thanh nhẹ rồi, Anh đọc mới thấy rõ cái lý điển nó đang chạy trong tâm can của Anh; thấy ba giới quan trọng. Mà thanh tịnh đương đọc rồi mới thấy, “Ba cái này quan trọng!” Rồi dòm lên cả càn khôn vũ trụ, cũng ba cái đó quan trọng! Rồi nhân gian đều ba cái đó là quan trọng. Thấy không? Rồi cái giới ma cũng quan trọng chớ không phải không quan trọng: có trựơc, có thanh; rất rõ ràng. Đó, rồi lúc đó chúng ta mới thức trọn vẹn của chơn lý; nhờ cái đó mà chúng ta thức trọn vẹn chơn lý.
BĐ: Dạ.
THẦY: À. Còn chấp cái này, bỏ cái kia là không, không thức; bởi vì luồng điển nó phải tròn; mà Anh cứ đi tới trong điển là nó phải tròn. Ờ; còn cái đằng kia là phải sắp, nếu mà Anh trật một chữ là cái kinh nó không có nghĩa lý; mà đọc nó không có hay; người ta đọc người ta phải ngâm nga cơ mà; mà mọi ngừơi ngồi xung quanh mà thắp nhang, mà rồi đánh chuông lên, ai nghe cũng nhẹ hết; mà nhẹ trong thời đó thôi; trở về không được nhẹ. Còn cái này mình hành từ trong cái nặng mà mình đạt tới cái nhẹ, thì mình tiến tới cái điển giới, thì cái lý của mình nó sáng hơn. Còn cái kia nó phải mất sau cái thời kinh. Còn ở đây nó sẽ còn, mà khai triển hơn nữa sau thời công phu. Hai bên khác nhau.
BĐ: Dạ. Con kính xin cảm ơn Thầy.
THẦY: Ừ.
BĐ: Đó là những câu hỏi con có.
THẦY: Ừ.
BĐ: Dạ, xin hết.
THẦY: Cho nên tui đã nói đọc kinh A Di Đà là để những người tu có điển mới đọc; nhưng mà ngày hôm nay đem ra dậy cái này là mục đích muốn dậy cho những người sơ căn nữa, và những người tu lâu nữa, hiểu cái nguyên ý của “Nam Mô A Di Đà Phật;” rồi học thêm một phần lý giải của Đức Di Đà mà phổ hoá trong cái điển. Mà đối với những người có điển á, thì cảm thấy cái đầu nó nhẹ nhàng lắm, thấy sung sướng khi nghe được băng giải qua âm thinh của tôi. Rồi đối với những người trí thức, học văn, thì họ nghe họ không chịu, bởi vì họ đâu có biết điển giới là cái gì; họ nghe, không chịu, “Nó khó chịu quá!” Cho nên tui phải pha chế thêm một phần về trí thức: ví dụ này, ví dụ kia, ví dụ nọ, để phần trí thức cũng lần lần sẽ am hiểu và thấy rõ nguyên căn của mình đang trụ trong điển giới của cơ hình; cơ hình của con người trí thức mà không có điển thì khối óc không có sáng lạn; phải có điển là Tinh, Khí, Thần. À; phải có cái phần đó mới minh được lý thuyết và học lý thuyết. Đó.
BĐ: Dạ.
THẦY: Cho nên, ngồi đây mà cắt nghĩa về cái Kinh A Di Đà nó nhiều chuyện khó, là nó đòi hỏi từ cái người không biết gì, và người trí thức, và người có điển, và người mập mờ trong điển; phải cắt nghĩa. Cho nên các bạn, rồi đây các bạn sẽ nghe lại cuốn băng tui đều cũng có phần hết, cho người nào có phần, nghe, hiểu, nhưng mà chưa rớ tới. Rồi hành, lúc đó rớ tới, mới thấy rằng, “Ổng đã lo cho mình, và cắt nghĩa rất rõ ràng!”
BĐ: Dạ.
THẦY: Khi mà trình độ đi tới thì các bạn ngồi nghe thấy rồi; nửa đêm các bạn cứ ngồi vặn băng đi, nghe đi, nó đi tới đâu các bạn nghe thấy rồi; thấy có; thấy cái phần điển nó làm cho mình được nhẹ chỗ nào; tâm mình đang bấn loạn mà nghe qua những cái lời giảng dậy như thế này, giảng giải như thế này, mình thấy cái tâm mình nó nhẹ rồi. Thì cái gì làm mình nhẹ? Phải lời nói? Không phải! Cái điển; cái âm thinh đó nó có cái điển; mà cái điển trùng hợp với cái điển của mình nó mới rút đi lên. Cho nên, Vô Vi là rút ra chớ không có ép xuống.
BĐ: Dạ.
THẦY: Ép xuống nó khác! Không có ép xuống. Ép xuống là nó ra một tràng uy nghi, xưng danh “Thượng Đế,” uy nghi, đặt những câu thơ uy nghi, mọi người phải trầm lặng hết để nghe những sự uy nghi đó; thành ra chính nó không phát triển và không đứng lên được; chỉ nghe thôi; ở hiền vậy thôi. Còn cái này, không; cái này đi đến để tìm ra chơn lý. Mà trước hết muốn đi đến á, phải giải toả cái trược khí, mà tìm thanh khí, rồi trở về với trược điển, thanh điển; lúc đó mới minh được cái đạo pháp. Cho nên chúng ta đi tắt là Soi Hồn, Pháp Luân, Thiền Định; là để chi? Làm việc ở bên trong; không có làm việc bên ngoài. Soi Hồn là làm việc bên trong đó: khai mở cái trược ở bên trong và lưu cái thanh ở bên trong. Làm Pháp Luân Thường Chuyển thì khai, giải cái trược ở bên trong và lưu cái thanh ở bên trong. Thì “Lưỡng nghi hợp nhứt,” nó mới thành ra ánh sáng của đạo vàng trong nội tâm. Thì chúng ta có hành cái này, dễ hiểu; cắt nghĩa ra, biết. Còn có ai có gì thắc mắc nữa không?
BĐ: Dạ kính thưa Thầy, dạ từ lâu con nghe Thầy nói trong một cuốn băng,
THẦY: Ừ?
BĐ: Là anh em bạn đạo ở Canada sáng nào cũng lo uống lít nước, rồi nằm thở, rồi sau đó ăn uống thì tính sau,
THẦY: Ừ.
BĐ: Thì con cũng được lời khuyên tu của anh Phước cũng khuyên uống nước,
THẦY: Ừ.
BĐ: Thì con cũng uống; sang nào con cũng uống vậy. Dạ, thì cũng lâu lắm rồi. Sáng nay thì gặp một số anh em bạn đạo, chẳng hạn như anh Hữu, với một người nữa, nói rằng ảnh uống có 21 ngày, Thầy khuyên uống có 21 ngày; con không biết làm sao; tại vì trong cuốn băng Thầy nói ở Canada đó, Thầy nói uống như vậy, nằm thở để lọc hạ giới; mà nó cũng lâu lắm.
THẦY: Ừ.
BĐ: Mà nay con nghe anh em họ nói Thầy khuyên uống có 21 ngày thôi; con rất thắc mắc không biết làm sao?
THẦY: Cho nên cái đó tôi đã in ra giấy tờ, uống 21 ngày. Cho nên tui kêu mỗi buổi sáng uống nước; trong cái giấy, có đề cái đó. Uống 21 ngày, rồi mình nghỉ. Rồi một thời gian mình uống lại. Mà có nhiều người uống liên tục cũng không có sao. Tuổi trẻ uống liên tục không có sao; nó giải nhiệt; có gì đâu.
BĐ: Dạ.
THẦY: Sợ mấy người già người ta uống (cười) nhiều quá nó hàn bao tử. Chớ ở trong đó người ta có đề bao nhiêu ngày, bao nhiêu ngày; có đề hết. Chớ đâu có gì. Mà nhiều người người ta uống luôn à! Có nhiều người người ta uống tới mấy năm trời, đâu có sao.
BĐ: Dạ, con cũng uống trên một năm rồi.
THẦY: (cười) Tuổi trẻ, đâu có sao! Nó giải nhiệt. Không có ăn đồ nó bị lở miệng đồ, vậy thôi; thanh niên mà!
BĐ: Thưa Thầy, nếu mà uống 21 ngày rồi nghỉ đó,
THẦY: Ừ.
BĐ: Thì cái thời gian uống lại thì chừng bao lâu uống lại lần nữa, Thầy?
THẦY: Thì, mình thấy mình thích thì mình uống lại. Bởi vì nếu mà cái miệng mình ăn phức tạp, đồ chiên, đồ nhậu nhiều quá thì mình phải uống.
BĐ: Dạ.
THẦY: Còn bình thường mình ăn đồ mà mát thì thôi, mình đâu có cần uống. Nó điều hoà thôi.
BĐ: Dạ.
THẦY: Ờ. Còn nếu mà ăn đồ nhiều quá, ăn tiệc tùng nhiều quá, ăn mỡ đồ nhiều, mình uống, lọc. Cái đó là lọc, cũng như rửa nhà; không có gì đâu. Mà uống mỗi lần phải uống 21 ngày;
BĐ: Dạ.
THẦY: Rồi ngưng.
BĐ: Cảm ơn thầy.
THẦY: Dạ.
BĐ: Kính thưa Thầy,
THẦY: Ừ?
BĐ: Trong cái phần nói về phần hồn thì, “Khi mà hồn đã được tự do luyện đạo theo Pháp Lý công phu, thì hồn này mới gọi lục căn lục trần cùng vía lại mà nói rằng,”
THẦY: Ừ.
BĐ: “Hôm nay ta chào các ngươi, Lục Căn Lục Trần cùng Vía nghe theo ta phán, và chúng ngươi phải biết mấy câu kệ của ta, ‘Đố ai có biết lão là ai? Vi phạm Thiên Nhan phải bị đầy.’” Vậy trong phần này, con thắc mắc, vì cái phần hồn đã phạm những tội gì mà bị đầy?
THẦY: Phạm chớ! Không phạm, sao bị Lục Căn Lục Trần nó sai khiến? Liệng một cái, “Ạch” xuống cơ mà! Bây giờ xuống đây các bạn đang phạm tội đó chớ các Bạn không phạm tội thì các bạn đi ra đi vô dễ dãi rồi. Bị bao vây bởi Lục Căn Lục Trần, nó sai khiến, tánh ý nó điều khiển mình, nó làm cho mình bực bội. Bị tội mới bị giam ở trong cái tiểu thiên địa này; cái tiểu thiên địa này là cái khám mà! Mà từ ngày thức giác rồi thì bề trên chư Phật chiếu cho, mình mới tỉnh giậy, mình mới thấy rằng, “À, các ngươi phải nghe lời ta!” Thì ông Chủ Nhân Ông ổng tu rồi. Phạm tội nhiều lắm chớ! Nhiều tội lắm: cướp của, giết người, đủ thứ; luân hồi ở tù biết bao nhiêu kiếp, ngày nay mới được ngồi đây. Mà chưa xong, chưa thấy rõ mình;
BĐ: Dạ,
THẦY: Chưa biết mình tiền kiếp làm cái gì.
BĐ: Dạ,
THẦY: Không phải người hiền đâu.
BĐ: Dạ,
THẦY: Ác lắm đó! Ăn gì cho thiệt ngon, nấu gì cho thiệt chín; đủ thứ muốn không à! Tội nặng lắm. Cho nên tui nói rằng, “Chúng ta là một tội hồn chưa hoàn tất.” Còn đang ở trong cái xác này chưa biết bữa nào xẩy ra đại nạn. Cho nên chỉ có tu, tháo gỡ lần lần, tu thì Bề Trên xoá liền, mà chúng ta cứ tháo gỡ, nay một chút, mai một chút thì không có bị tội. Bịnh là tội đó; nhiều cái bịnh nặng lắm: bị tội đó! Mà không hay; tưởng “Tôi ở hiền.” Tội nặng lắm; từ tiền kiếp, tội nặng lắm. Bây giờ phải chịu, mà để có cơ hội thức tâm ăn năn hối cải lo tu.
BĐ: Thưa Thầy, cái ý con là cái phạm tội này là phạm tội ở trên Thiên Đình?
THẦY: Phạm tội Thiên Đình đó; bởi vì Thiên Đình gởi xuống thế gian để làm việc, mà xuống đây, nghĩa là, enjoy, hưởng thụ. Tội đó! Tham dục; tạo nghiệp. Tội đó!
BĐ: Như vậy là từ trên thiên đình không có bị tội, mà chỉ vì giao cái nhiệm vụ,
THẦY: Chớ sao! Là chứng minh là phần hồn không phải ở thế gian tạo, cái câu này đó!
BĐ: Dạ,
THẦY: Phần hồn này là tội, cái người vô tội mà xuống đây làm nhiệm vụ, mà không tròn nhiệm vụ, thành tội. Tạo nghiệp đó! Chớ đừng có nói, “Tui coi hồ sơ toà án, tui không có tội!” Có tội!
BĐ: Dạ,
THẦY: Có tội mới không thấy rõ mình! (cười)
BĐ: Nếu mà có tội ở trên Thiên Đình, vậy thì ở trên Thiên Đình cũng có luật pháp; vậy cái luật pháp ở trên Thiên Đình là sao, Thầy?
THẦY: Luật pháp ở trên Thiên Đình là kêu bằng, “Cứu độ quần sanh.” Luật pháp ở trên Thiên Đình là phải lo tu tịnh chơn chánh, chuyên cần chơn chánh, chớ không có làm bậy bạ. Mà xuống thế gian rồi, người ta bợ lên cái, ham, thích, làm bậy; cho nên sanh tội. Nội cái tình dục không này, cũng tạo biết bao nhiêu tội không!
BĐ: Dạ,
THẦY: Mình đẻ một mớ con, rồi mình cưng con, rồi đánh nước này, đánh nước kia, đánh nước nọ, rồi tạo tội; cứ cuống cuồng luân hồi tại thế mãi mãi; mà không có giải thoát được. Mà trước kia là một vị tiên rõ ràng! Cho nên, quý vị mà tu giải thoát, tu về cái pháp này, thì con ma nó nói, “Chư tiên đó chớ!” Nó thấy rõ chư tiên! Mà chư tiên phạm tội, phải mang xác phàm! Chớ đâu có phải, đâu có phải tầm thường đâu.
BĐ: Dạ,
THẦY: Bất cứ kinh kệ nào cũng xác nhận là phần hồn ở đây không có thể chế tạo được mà! Từ ở trên xuống! Tại sao? Bây giờ Anh, nói về Bồng Lai Tiên Cảnh, cảnh đẹp, Anh thích không? Thích chớ! Sạch sẽ, Anh thích không? Vốn Anh chỗ đó! Thơm tho Anh thích không? Vốn Anh ở chỗ đó, Anh phải thích chỗ đó! Nhưng mà chưa về được, vì ta đang bị ôm bởi sự trần trược; và sự trần trược đang bao vây chúng ta.
BĐ: Dạ,
THẦY: Cho nên chúng ta mượn cái kỹ thuật tu để tháo gỡ sự trần trược, trở về sự thanh cao. Cho nên từ ngày tu, chưa tu thì mình ăn nói hung hăng; tu rồi, tự nhiên mình xuất ngôn hiền lành. Nó đi tới nhẹ rồi đó! Mà tu rồi, mình thấy mình thương tất cả mọi người: nó nhẹ rồi; quý tất cả mọi người; là mình thấy mình nhẹ rồi;
BĐ: Dạ,
THẦY: Rồi mình đối với những người mà chưa biết tu á, họ muốn hơn thua, họ muốn chèn ép người khác. Còn mình không có cái ý chèn ép một ai hết. Mình có cái ý xây dựng. Thì mình thấy mình bước được một bước, tiến tới một giai đoạn nhẹ rồi.
BĐ: Dạ,
THẦY: Mới thấy rõ, “Ta không phải là người ở đây!” Cho nên, càng tu càng thấy cái quyền năng tha thứ và thương yêu của chính mình, mới học từ bi được; biết tha thứ, biết thương yêu mới học từ bi và thực hiện từ bi được.
BĐ: Dạ,
THẦY: Chớ Anh tưởng Anh là ông gì ở đây? Ông tiên đó chớ! Ông tiên (cười) giáng trần mà bị kẹt tới bây giờ; đi không được. Phải không?
BĐ: Dạ,
THẦY: Đi đâu bị khối trược nó cứ bám theo. Cái xác Anh là khối trược chớ gì nữa? “Ma nhứt trượng, phật nhứt xích.” Nó cứ bám theo à! (b/đ cười) Nó không có thả ổng đâu! Chừng nào mà Ông lo cho nó đầy đủ rồi, nó thả. Nó thức tâm hết rồi, tự nhiên mình muốn đi đâu mình đi. Lúc đó là sống nó nhàn hạ rồi. Cho nên, mình tu là nó phải có cái giá trị ở chỗ đó.
BĐ: Dạ,
THẦY: Mới thấy rõ nhiệm vụ. Lúc đó mới quỳ trước mặt Thượng Đế mà khóc lóc và xin lỗi; là hứa, trước khi xuống thế gian đã hứa với Ngài làm cái gì, nhưng mà bây giờ không chịu làm! Ăn, đi chơi bời! Trước, tui cũng bị; tui quỳ gần nửa ngày với Ổng mà tui khóc;
BĐ: Dạ,
THẦY: Bởi vì trước đây mình nhớ và mình hứa đi xuống đây làm cái gì. Xuống đây chỉ đi chơi! Không làm cái gì hết!
BĐ: Dạ,
THẦY: Sau, trở về gặp được, là khóc. Mình thấy mình sai lầm!
BĐ: Dạ,
THẦY: Bây giờ mình phải ăn năn lo tu, lo cứu mình để độ tha.
BĐ: Dạ,
THẦY: Cho nên dốc long tu. Cho nên, các Bạn ra đây các bạn sẽ gặp à, hễ đi lên được là lẩn quẩn lẩn quẩn đi chơi; thấy cái nhà đẹp lẩn quẩn đi chơi; rồi nó hút vô đó là ứ hơi! Nhắc lại cái tuồng cũ, thấy mình đứng đó, “Trước khi đi mày hứa gì; bây giờ mày làm sao;” hiện ra hết! “Bây giờ mày đi đâu?” Khóc nửa ngày mà!
BĐ: Dạ,
THẦY: Những anh hùng này kia, kia nọ, mà lên tới đó, thôi, khóc; không có nói được cái câu gì hết. Chỉ quỳ ở đó thôi!
BĐ: Dạ,
THẦY: Cho nên, tới trước mặt Thượng Đế là chỉ có quỳ và không có được nói cái gì hết. Chắc chắn là mình có lỗi. Một triệu phần trăm là mình có lỗi; không có nói được cái gì hết.
BĐ: Dạ,
THẦY: Ở thế gian sai Thượng Đế, chê Thượng Đế, này kia kia nọ chớ, đi lên trên đó rồi sẽ biết! Cái hào quang Ngài chiếu một cái rồi, bẩy mươi hai diệu tướng của Ngài chiếu một cái rồi đó là chỉ có khai thôi à! Không có đánh đập!
BĐ: Dạ,
THẦY: Cho nên, các bạn tu thanh nhẹ rồi, những người phàm ở thế gian mà quen bạn rồi, tự nó khai hết trọi hết công chuyện của nó cho bạn nghe. Bạn thấy cái điển nó thế nào. Cái điển của mình là người phàm tu luyện được mà đối phương nó còn khai; hỏi chớ, ông Thượng Đế còn cách nào? Tự nhiên trong ruột gan mình phải được phơi bầy hết trọi rồi; tự nhiên khai hết.
BĐ: Dạ,
THẦY: Khi xuống tới diêm Vương cũng khai hết à; bởi vì ông đó ổng thế Thượng Đế mà! Mà ông đó là ổng cứu! Ông Diêm Vương đó, ổng không có ác đâu; ổng cho mình ở tù đó rồi xong rồi mình ăn năn hối cải mình mới được luân hồi trở lại. Biết được Địa Ngục là ông Diêm Vương là người tốt, không phải người xấu; mà ổng giữ luật công bằng.
BĐ: Dạ,
THẦY: Khi anh luân hồi rồi Anh trở lại, Anh chết rồi Anh trở lại thế gian, Anh xin cái gì ổng cho cái nấy: cho theo ý muốn của mình!
BĐ: Dạ,
THẦY: Mình muốn sung sướng, ổng cho sung sướng: làm con heo sung sướng nhứt: người ta nấu, mình ăn; rồi mình phải hy sinh! Sung sướng nhứt rồi! Phải không? Xin cái gì, cho cái nấy.
BĐ: Dạ,
THẦY: Đó; cho nên ở thế gian hay muốn lắm, “À, tui muốn có cái này, tui muốn có cái kia!” Tui tu, bây giờ tui không giám muốn. Tui có giám muốn đâu! Hỏi con Bê, nó ở gần một bên mà tui đâu có giám mà, “Ờ, Con cho Ba xin” cái gì; không gíam đâu! Chừng nào nó cho thì tui ăn; không cho thì thôi. (cười) Sợ lắm; dễ làm tội lắm! Ờ, mắc tiêu cũng không giám kêu nó! Nó ở bên phòng chớ đâu! Tui đâu có giám kêu.
BĐ: (b/đ cười)
THẦY: Thôi, không có thôi, ráng chịu. Nó không cho! (b/đ cười) Mình ráng chịu. Nó, nó, nó khoẻ quá thành ra ngủ không được; nó mát cái chỗ này á, nó không ngủ đước; nó khoẻ quá không có cái gì, thì cũng không giám qua đó kêu. Cho nên, nhiều khi nửa đêm tui lụi cụi tui giậy tui làm việc, rồi nó thấy tội, nó qua giúp. Hồi trước chị thanh Nguyên hay là chị Truyền cũng vậy. Tui không có giám kêu một người nào. Không có, “A, mày phải làm cho tao cái này.” Không! Tui dậy tui đánh máy; rồi mấy người nghe cốc cốc cốc cốc, tội nghiệp, qua nói, “Thôi, để tui đánh máy; Ông ngồi Ông nói đi. Ờ.” Phát tâm làm thì tui chịu. Còn sai người ta, tui không chịu. Tui làm cas đêm không à! Một, 2 giờ khuya là tui giậy tui đánh máy rồi. Thành ra bữa hôm tới đó, thì qua bà này ngủ bên phòng đó rồi; tính qua làm việc mà thấy hai người ngủ, mình không giám; phải tôn trọng họ; trở về phòng (Thầy và b/đ cười) Không giám. Ờ; chớ giờ đó là giờ tui làm việc đó; tui phải đánh máy thơ từ. Cho nên, không giám động ai hết. Càng biết luật á, thì phải càng đi đúng đèn xanh, đèn đỏ, hơn. Càng không biết luật á, thì dòm không có xe chạy lên chạy xuống, mình chạy ngang! (Thầy và b/đ cười) Phải không?
BĐ: Dạ! (Thầy và b/đ cười)
THẦY: Càng quen ông lớn chừng nào á, lại càng phải giữ luật chừng nấy. Chớ nói, “Tui quen ông Thượng Đế, tui muốn làm gì thì làm!” Đâu có được! Tội còn nặng gấp triệu người không biết Thượng Đế.
BĐ: Dạ!
THẦY: Nó không phải giỡn đâu! Cho nên, cái tinh thần cứu độ, tuyệt đối phải giữ. Nếu mà quen được Thượng Đế, tin Thượng Đế, cái tinh thần cứu độ và hy sinh phải trọn vẹn mới được chứng minh. Còn tinh thần cứu độ phục vụ mà thiếu sót á, không bao giờ Thượng Đế chứng minh! Rồi, ai có gì thắc mắc nữa?
BĐ: Dạ, thưa Thầy, trong cái phần đó, con vẫn còn có một cái thắc mắc.
THẦY: Rồi, Anh nói tới!
BĐ: Là thế này:
THẦY: Rồi!
BĐ: Mỗi một con người ở trên trái đất này coi như là một tiểu thượng đế,
THẦY: Ừ.
BĐ: Bây giờ ở đây, “Ông hồn,” đây là nói chung cả loài người, hay là một cá nhân?
THẦY: “Ông hồn,” tiểu hồn, là của cá nhân; mà đại hồn là cả loài người.
BĐ: Như vậy ở đây, trong cái cuốn sách này dùng chữ, “Ông hồn,” đây là đại hồn, hay là tiểu hồn?
THẦY: Tiểu hồn.
BĐ: Tiểu hồn?
THẦY: Ông hồn; tiểu hồn.
BĐ: Như vậy, nếu tiểu hồn,
THẦY: Ừ.
BĐ: Coi như là lúc trước tiên là ở trên Thiên Đình,
THẦY: Ừ.
BĐ: Mà nhận nhiệm vụ của Thượng Đế xuống đây để làm việc,
THẦY: Ừ.
BĐ: Nhưng không làm tròn, mà mệ trần,
THẦY: Ừ.
BĐ: Không trở về, thành ra đắc tội.
THẦY: Ừ.
BĐ: Như vậy thì bây giờ trên cái đất này có hàng tỷ tỷ người, tức là có hàng tỷ tỷ tiểu hồn,
THẦY: Ừ.
BĐ: Như vậy họ nhận cái nhiệm vụ gì từ Thượng Đế xuống đây,
THẦY: Ừ.
BĐ: Mà từ tỷ tỷ tiểu hồn?
THẦY: Ừ. Thì có; có nhiệm vụ hết trọi; chớ nếu không có nhiệm vụ, ai xây nhà cho Anh ở đây này?
BĐ: Dạ!
THẦY: Ai làm xe hơi cho Anh đi? Ai may áo cho Anh mặc? Mỗi người nó có cái nhiệm vụ. Rồi còn cái nhiệm vụ mà đối với Thượng Đế, nhiệm vụ hy sinh và cứu độ. Nhưng mà nó không hy sinh; nó vụ lợi; nó mang tội.
BĐ: Dạ.
THẦY: Nó chỉ lo cho cá nhân nó thôi, nó không cần biết người khác. Rồi nó còn hạ lịnh giết người khác nữa; hại người ta; đốt nhà người ta; giết vợ giết con người ta. Cái đó nó có tội chớ.
BĐ: Dạ!
THẦY: Anh thấy không? Thấy nó ăn bận ngon lành, đi xe hơi, nhưng mà cái tâm của nó ác lắm. Về buôn bán cũng vậy: “Làm cho nó xập đi; cho tán gia bại sản đi; giết hết cả gia đình nó,” nó mới chịu. Có chớ! Có tội chớ, sao không có tội? Chớ mỗi một cái tội khác nhau! Cho nên, Anh có thời giờ Anh đọc cái “Địa Ngục Du Ký” Anh thấy cái tội, có chớ. Không có, lấy gì giam, lấy gì xử?
BĐ: Dạ!
THẦY: Mà chính mình cũng có tội, mà chưa tới lúc xử đó chớ! Không nhiều thì ít mình cũng có tội; chưa đến lúc xử mình; xử rồi thì mình khai; hồ sơ nắm vững ở đó chớ đâu có bỏ được!
BĐ: Những cái người ở trên Thiên Đình, nếu mình muốn bước vào Thiên Đình đó, thì phải thật thanh nhẹ?
THẦY: Chớ sao?
BĐ: Và taị sao đã đạt được như vậy rồi, lên Thiên Đình lại còn mang những cái trần trược đó để rồi phạm tội đối với lại Thượng Đế để rồi bị đầy xuống đây?
BĐ: Những người mà phạm tội ở thế gian mà được lên Thiên Đình rồi đó, không có giám tái phạm đâu. Cho nên, cho nó học một khoá ở thế gian rồi, nó lên đó nó mới chịu cộng tác với Thượng Đế; mà chỉ thừa lệnh của Thượng Đế mà thôi. Cho nên, nhiều người ở thế gian tu phước, thành thần; cứ làm ông thổ thần hoài à! Tới đó rồi ông thượng Đế ổng cho làm việc là mừng quá rồi; ở đó làm ông thổ thần hoài! Bởi vì chức vụ của ông Thượng Đế không là an ninh đầy đủ, không có bị thất bại. Thành ra người ta không cần tiến; đó là người ta tu rồi; mà tu trong cái giới đó, giới thần; mà thực thi cái quyền năng của Thượng Đế để thức tâm loài người; và những người tà gian gặp Ngài phải kính nể và phải thức tâm. Đó là nằm trong cái ý của Thiên Ý!
BĐ: Dạ!
THẦY: Chớ đâu có trở lại đó rồi trở lại làm người; không! “Trước kia làm người; nay tui được làm vị tiên gia.” Đó; nhiều vị đã nói rồi, “Trước kia tui cũng làm người như các vị; vì tu tui mới được làm tiên gia!”
BĐ: Dạ!
THẦY: “Trước kia tui là một người phàm, ngày nay tui là một vị phật, cũng nhờ tu.” Mà những người đó không có bị trở lộn lại. Mà những người từ ở trên đó mà tách rời bởi Thượng Đế, rồi thấy nhẹ nhõm, chán; sung sướng quá, chán! Rồi dòm ở dưới thế gian này thấy nhiều người nó cần mình, rồi mình nhẩy xuống, cũng như là liến khỉ, xuống chọc chơi! À, chọc thét rồi này kia kia nọ, rồi gá duyên, rồi cái ở lại, bị kẹt luôn! Rồi hoá hoá, sanh sanh; bị kẹt rồi sanh ra ác ý. Nó không ngờ thế gian mà động loạn cho đến nỗi phải chém giết; thì lúc đó những người đó phải lấy cái trí thông minh của họ tạo bùa, tạo phép. Cho nên bùa phép đem xuống thế gian để giết người. Những cái khí giới đó ngay ở Nam Vang, ở Lào, đã xử dụng rất nhiều; ở Thái bây giờ cũng vậy nữa. Đâu có cần súng ống.
BĐ: Dạ!
THẦY: Nó giết cả gia đình người ta! Nó biết tên tuổi của Anh, rồi nó làm chú, bùa chú, mỗi đêm nó mỗi tụng, mỗi làm cho Anh đau chỗ này, đau chỗ nọ. Tui có một người bạn ở Việt Nam, chia gia tài anh em mà không xong, rồi mấy anh em đó, nó ôm hết của người ta, rồi mấy anh em giận, đi qua Thái cầu bùa; bùa mà bên Thái, khi tới giờ mà người ta cúng đó, người ta đánh một cái chuông, đánh cái “Bùm,” mà là cái ngực nghe cái “Bục” liền, nó nhào lăn ra. Con một Hán gian của người Tầu ngày xưa đó, giầu có lắm, ở Việt Nam đó, mà nó không có cách gì chữa hết. Xuống gặp Ông Tư, Ông Tư cũng nói, “Không; vì Bạn quá tham, Bạn phải trả cái của lại cho anh em, thì cái bùa đó mới không có hiệu nghiệm.” Mà đúng giờ á, đúng 11, 12 giờ á, là bên kia người ta cúng lên cái người ta đánh cái, “Bùng!” là ngực nó nghe cái trống lớn lắm, nó phải nhào xuống. Mà nói gì nói, nó cũng nhứt định không chịu. Bây giờ không biết ra làm sao; tui không hiểu. Rồi cái, nó muốn tu cái pháp này. Ông Tư nói, “Tu cái Pháp này mà không bỏ cái đó thì tu không được! Bởi vì Bạn ôm cái này và muốn tu cái pháp kia để giải; giải cái gì? Ôm cái này, làm sao giải được? Của thì Bạn không giải, mà bùa thì nó bám Bạn, nó đánh Bạn. Không cách nào cứu được!”
BĐ: Dạ!
THẦY: Cho nên, những vị tiên xuống trần đểlàm nhiều điều tốt cho thế gian, nhưng mà những người đó đem ra bán mà ăn, thành ra mang tội nhiều lắm. Ngay cả bên Tầu là nhiều nhứt: những vị tiên xuống, làm sách bói đồ này kia kia nọ, rồi đè đầu người ta lấy tiền. Những vị đó bị hết. Chớ trước tiên là ở bên Tầu; như đệ tử của Lưu Bá Ôn đồ, nhiều lắm, biết quá khứ, biết vị lai đồ, biết nhiều lắm. Nhưng mà làm bậy hết!
BĐ: Dạ!
THẦY: Thành ra bị. Không có mấy người chơn đâu! Xuống trần bị hết. Cho nên, hỏi, hồi trước, Trung Hoa có phải tự do không? Sung sướng không? Hưởng thụ! Nhưng mà vì quá thái cho nên bị xụp đổ. Cũng kể cả Việt Nam nữa cũng vậy: hồi đó cũng tự do, nhưng mà quá thái: năm thê bẩy thiếp, nhà lầu, tùm lum. Không kể thằng dân! Thì phải bị đoạ. Cũng một vị tiên vậy! Xuống trần để độ tha, nhưng mà hại tha! Đâu có được! Thì phải bị đại nạn.
BĐ: Con xin cảm ơn Thầy.
BĐ: Kính thưa Thầy, qua sự giải đáp của Thầy về những vị tiên xuống trần bị mê trần, nhiễm trần, và bị đoạ. Vì các chư tiên xuống trần qua bào thai, mặc dù mục đích là xuống để cứu thế giúp cuộc sống của chúng sinh tốt đẹp hơn.
Nhưng mà con, qua nhận xét của con, vì các vị đó xuống trần qua bào thai, xuống trần vì có (không nghe rõ) của người mẹ và người cha, thì mất dần cái tính cách tinh anh, do đó những sự nhận xét và phán xét những nhận thức lúc còn là vị Tiên trên Thiên Đình xuống không còn sáng suốt nữa, thì vì cái sự nhiễm trược của những vị Tiên xuống trần qua hình thức chào đời, lọt lòng từ người mẹ, thì do đó con thiết nghĩ rằng tại sao Thượng Đế cử người xuống mà để làm lu mờ tính linh anh luôn của những vị Tiên xuống trần, để cho đến nỗi họ mê trần, vì họ không thức được?
Như chúng con nghĩ, những vị tiên đó xuống có tính cách mất dần linh anh và sáng suốt, thì cái tội đó có phải chăng, có được nhẹ giảm đi chăng?
Và có phải chăng rằng Thượng Đế có thể cách nào mà để làm, khi xuống trần, các vị Tiên vẫn còn sáng suốt như ở trên Thiên Đường, thì kết quả có tốt đẹp hơn chăng?
THẦY: Khi xuống trần, những vị Tiên có tu thì vô trong một cái gia cang đạo đức; đạo đức, cái gia đình đó đạo đức cho nên sanh ra có cơ hội ăn học. Hồi xưa đó, học thông minh lắm, làm tới Thượng Thơ, làm quan lại, đâu có phải tầm thường! Vẫn còn sáng suốt; và cái ý nguyện của Ngài là cứu độ nhân dân; và thi thơ lưu loát, không có bị tắc nghẽn.
Nhưng mà cư trần, nhiễm trần; ở thế gian quyền thế càng ngày càng bành trướng bao vây, hạnh hy sinh càng ngày càng mất, là do nhân dân ngu muội nhiều quá rồi phục vụ, đề cao vị đó, “Có một, không hai;” rồi giao hết trọn quyền ở trong tay. Thì Ngài cũng vẫn sáng suốt, sáng suốt để mà cai trị; nhưng mà càng cai trị thì càng làm lợi cho chính cá nhân, và không biết cái cách chia sẻ và điêu luyện cho toàn dân tiến tới như mình.
Cái lỗi đó là sai!
Vì ở thế gian phong chức mà! Ông quan không có chơi với dân; ông quan khác, dân khác. Nó không chịu hoà đồng với dân.
BĐ: Dạ!
THẦY: Còn ông Tiên xuống thế gian thì phải cho nó qua cái chỗ ô trược để nó thấy người dân nó bị nhập cái xác phàm là nó ở ô trược, và nó không bị ở cái gia đình nó nuôi nấng nó và cho đề cao nó, nó không có chịu hoà tan với cái giới ô trược, để nó đem cái phần sáng suốt dẫn người ta từ cái trược đi tới cái thanh. Đó.
BĐ: Dạ!
THẦY: Thành ra từ đó nó mới ô nhiễm; vì bưng bít, này kia, kia nọ, nó tạo ra cái tánh độc tài. Nó cũng thấy có sự sáng suốt của nó, vị sự sáng suốt của nó, ra một cái lệnh là tất cả mọi người phải nghe; nó có phải sáng suốt không?
BĐ: Dạ!
THẦY: Nó vẫn xử dụng sáng suốt. Mả cái sáng suốt đó lần lần, lần lần nó quên Thượng Đế, vì nó thấy nó đã tạo được một cảnh Thiên Đàng tại thế gian rồi, cho nó rồi. Cũng như Tần Thuỷ Hoàng đó, tạo được một cảnh cho nó rồi, không bao giờ chết, “Vạn Lý Trường Thành” chận hết, không có ai tới được! Thấy nó ngon không? Sáng suốt nó bành trướng như vậy đó.
Ngày hôm nay người ta còn đi thăm Vạn Lý Trường Thành, vì người ta không thấy rằng cái người đó nó thấy rằng nó đã bành trướng một cái sáng suốt tại thế.
Nhưng mà sáng suốt nó bị giới hạn.
BĐ: Dạ!
THẦY: Cho nên, lịch sủ lưu lại để cho chúng sanh thấy rằng sự bành trướng của một vị Tiên Ông đó bị giới hạn bởi Thượng Đế, vì cái mạng môn của y, tới thời kỳ, phải ly khai.
BĐ: Dạ.
THẦY: Thì nó làm được Vạn Lý Trường Thành, mà y không hưởng được Vạn Lý Trường Thành; thì cái quyền đó ông trời nắm rồi! Y phải bị đoạ; y phải mang tội!
BĐ: Dạ.
THẦY: Còn nếu mà y làm như Thượng Đế, Thượng Đế tạo mặt trăng, mặt trời chiếu cho chúng sanh, chiếu tất cả, không phải chiếu cho một người; tình thương của Thượng Đế ban cho tất cả, hơi thở của Thượng Đế ban cho tất cả, ở trong cái chỗ hôi thúi cũng như chổ thanh sạch; thì y không có bị xụp đổ.
BĐ: Dạ.
THẦY: Cho nên, những vị đó xuống thế gian làm thầy đều thất bại hết.
Không làm thầy, không làm tổ, nhưng mà làm bạn trao đổi thì có quyền.
Cho nên, tui luôn luôn tuyên bố với các bạn, “Tui là bạn đạo mà thôi; không phải 'thầy'”; nhưng mà các bạn, vì cái thói xưa, hồi xưa, cứ kêu, “Thầy”; nhưng mà tui cũng nói rằng, “Các bạn đạo là thầy của Tiểu Thiên Địa thì ‘Tao’ với ‘Mày,’ một thứ thôi,” để cho nó hiểu rõ cái nguyên lý là chúng ta bình đẳng trao đổi, để nghiên cứu để đi lên; nó càng thân mật hơn, cởi mở hơn, và dễ dãi hơn.
BĐ: Dạ.
THẦY: Thấy rõ không? Để tránh những cái sai lầm mà chính chúng ta có thể tạo cho ta.
Nếu bây giờ Bạn đề cao tui, mọi người đề cao tui, phục vụ cho tui, tui ham ăn, ham nhậu, ham chơi bời, các bạn cũng phục vụ luôn, thì tui chết! Phải không?
Cái gì tui cũng giới hạn, Anh thấy không? Tui ăn 5 phút tới 10 phút là hết rồi; không có cho ăn nhiều; không có được tham lam! Phải quảnlý như vậy.
Chớ còn mấy ông kia á, ngồi chễm chệ, món này thưởng thức, rồi tới món nọ, rồi ngồi, này kia, kia nọ, ăn một bữa ăn mấy tiếng đồng hồ!
Tui, 5 tới 10 phút là hết rồi; trễ lắm là 10 phút là phải xong bữa ăn; chớ tui không có cho ăn nhiều nữa: tụi dưới này không có làm được nhiều việc, cho chút đó thôi; êm! Nó không có tham lam được; nó không có quá độ!
Cho nên, tương lai các bạn có thành đạo cũng phải giới hạn.