AMPHION- THUYẾT PHÁP- Cuốn 1 (phần 1)

Đức Thầy: Tìm cái chơn tướng của mình, là một điểm linh quang sáng suốt, chỉ có một điểm thôi à, mà điều khiển cái thể xác này chạy rầm rầm, rì rì hằng ngày, hằng giờ; và có một chút ý chí thôi : quyết định, hay là không quyết định! Thấy chưa? Cho nên, chúng ta tu rồi thanh lọc, khứ trược lưu thanh, rồi đâu đó nó yên, thanh tịnh; cái thanh tịnh là cái vốn, cái thanh tịnh là nguồn cội, mà thanh tịnh là đời đời bất diệt; mà khi thanh tịnh được rồi mình mới thấy cái nhịp thở của mình với Thượng Đế hòa là một!

Cái hạnh phúc của Con ở đâu? Phải tánh tiền không? Hơi thở chớ! “Nếu mà tui không có nhịp thở, lấy gì tui có hạnh phúc? Con Thấy chưa? Người ta có bạc tỉ mà hơi thở tắt là thôi, mất hết giá trị rồi! Cho nên cái hơi thở của mình, Pháp Luân Thường Chuyển Huệ Tâm Khai, là làm Pháp Luân rồi nó mới thấy cái ánh sáng ở bên trong. Mà thấy được cái ánh sáng đó là thấy được hào quang vô cùng tận của Thượng Đế! Thấy không?

Cũng như các Con tin về bên Hồi Giáo, về đấng Allah đó chớ đâu! Ánh sáng đó, ánh sáng của Ngài ban cho mình, mà mình, vì cái sự sân, si, hơn thua; Con hiểu chưa; thì mình quên sử dụng cái sẵn có của mình! Chớ bây giờ chúng ta sử dụng cái sẵn có chúng ta, thì chúng ta hít thở nhẹ, nhẹ, nhẹ, nhẹ, từ từ, lâng lâng lâng, vô trong cái tối nó đi tới cái sáng, càng ngày càng sáng; sáng rồi thấy đó là hào quang! Mà hào quang đó là hào quang vô cùng tận. [T1- 01:37]

Cho nên, chúng ta mãi mãi tiến hoài, tiến hoài không ngừng, không còn trì trệ nữa, và không còn cho đó là hết; bởi vì chúng ta là vô cùng mà, đâu có hết! Mà khi chúng ta biết được sự vô cùng, là chúng ta phục vụ Càn Khôn Vũ Trụ, đứng trước mặt loài người, chúng ta đem thanh điển để cứu độ chúng ta; chớ chúng ta không có lợi dụng, và chúng ta không có sanh những cái sân, si, thù hằn; mà chúng ta thực hiện thương yêu vì chúng ta thấy rõ rằng đấng Cha Trời đã và đang thương yêu chúng ta. Chúng ta được cái sự sáng suốt đó, được cái sự thanh nhẹ đó, và chúng ta hiểu chiều sâu của sự thanh nhẹ đó, chúng ta đang thương yêu tất cả mọi người! Con thấy không? [T1- 02:23]

À! Cho nên mình phải làm; còn mình không làm, làm sao được? Không có ai làm cho mình! Cho nên, các Con dày công tu, tu lần lần cái trí nó mở, cái tâm thức nó thay đổi, rồi những cái chuyện mà nghịch cảnh ở thế gian, gia đình, này kia, kia nọ, càng ngày con hiểu rõ rồi, “Cái đó là cây thước đo lường sự thanh tịnh của tui; chồng tui chọc tui, tui biết rồi thì, nó đo tui, mà tui hiểu nó, thì không bao giờ nó phá tui được!” Thấy không? “Giờ gia đình, vợ con tui nó phá tui, nhưng mà tui hiểu nó, nó không có phá tui được! Tui cứu được tui, và tui cứu được nó.” Con thấy không? Thì Thượng Đế trong Con; và trước mặt Con cũng là Thượng Đế! Tất cả là bài học mà Thượng Đế sắp đặt rất rõ rệt; vì con người thiếu thanh tịnh và không thấy rõ đó thôi; nếu chúng ta đủ thanh tịnh và chúng ta thấy rõ, sung sướng vô cùng! “Một ngày, một giây tui được làm người tui cũng sung sướng! Rồi một ngày nào tui thoát khỏi cảnh trần trược này thì tui cũng vẫn sung sướng, vì làm người mà tui cảm thấy có sự sung sướng của Thượng Đế trong tui; rồi tui chết, tui càng sung sướng hơn nữa, tui qua một giới khác và học hỏi thêm nữa; tui sẽ làm được nhiều hơn, tốt hơn!” Thấy không? “Tui phải vun bồi sự sáng suốt ngay bây giờ!” [T1- 03:46]

Cho nên, mỗi đêm, mỗi khi các Con tu thiền, vun bồi sự sáng suốt và thanh tịnh, Đức Thích Ca đã thành công trong lúc Ngài ngồi ở giữa rừng mà Ngài đã thành công. Thành công trong cái gì? Trong cái thanh tịnh chớ! Còn Ngài đi đánh người ta, làm sao đánh lại với thú dữ? Đánh làm sao đánh lại với ma quỷ. Ngay trong gia đình chúng ta cũng có thú dữ, cũng có ma quỷ, mà chúng ta cứ giữ thanh tịnh thì chúng ta chiến thắng tất cả; thì cũng như Ngài! Thấy chưa?

Cho nên, cái bài học và cuốn kinh Vô Tự không phải kiếm cuốn kinh đọc mới biết, mà hành thì mới thấy; phải trì chí ngồi thiền, đạt tới thanh tịnh, thì mọi sự gì chúng ta cũng được toại nguyện; toại nguyện, không có bao giờ bị kẹt nữa đâu, vì tất cả những cái chuyện lộn xộn trong gia đình, mà Con đem về điểm thanh tịnh, là Con giải quyết hết! Muốn đạt thanh tịnh thì Con phải nhẫn; nhẫn chừng nào Con sáng suốt chừng nấy, mà nhẫn chừng nào thì Con thực hiện tình thương và đạo đức chừng nấy : người ta chửi Con mà con không giận! Thấy không?

Hỏi chớ, Con thua người ta ở chỗ nào? Tự nhiên đối phương nó thua mình, nó ăn năn, nó hối cải, nó thấy nó động loạn, nó thấy nó nói những điều phi lý! Thấy không? Rồi từ đó nó mới biết mình! Nó biết mình, thì mình trao chìa khóa cho nó, thì cứu được mình : mình nhờ nó để đo lường được sự thanh tịnh công phu của mình; mình thấy, “Nhờ nó mà tui thấy tui được yên; tui dám xác nhận là tui yên; bởi vì thằng đó nó chửi ngang, chửi ngược, mà tui thấy tui yên; là tui sáng suốt, tui thấy sự sai lầm của nó, mà tui phải cứu nó! Tui có phận sự cứu nó; mà tui cứu nó bằng cách gì? Lấy cái thanh tịnh tui! Lo tu nhiều hơn, và để phóng thanh điển của tui cho nó. Một ngày nào nó thấy rằng nó đang khao khát thanh điển, lúc đó thì tui truyền thẳng cho nó rồi!” Thấy chưa?

Cho nên, ngay trong gia đình mình cũng hành đạo, không chỉ cho người này cũng chỉ cho người kia, bởi hành động của mình. Bởi hành động của mình chỉ, mà ai thấy đâu! Đâu có phải nói, “Tui chỉ cho em,” hay “Tui chỉ cho Chị, chỉ cho Anh; không! "Tui chỉ tu thôi; đó là tui chỉ cho mọi người : trong lúc mọi người đang động loạn mà tui thanh tịnh, là tui chỉ cho mọi người"; Con hiểu chưa? Mà Con càng thanh tịnh chừng nào, Con càng thiền chừng nào, Con càng thấy mặt mày nó tươi tắn. Người khác sẽ ca tụng “Ôi, mặt mày Con lúc nào sao nó được!” Cái tâm Con nó có đạt được một cái gì; nhiều khi âm thinh và lời nói của mình có thể xoa dịu tâm hồn của người ta. Lúc đó mình mới thấy cao quý; mình thấy mình đang tiến bộ! Thấy không? Mình đang đồng dẫn tiến mọi người! Chỉ có trong thanh tịnh mà thôi; nhưng mà nhiều người không hiểu, động loạn, rườm rà đủ chuyện hết. Cho nên, thầy đi, thầy không muốn ai rườm rà; tới, thương yêu, vui trong cái sự bình đẳng trao đổi, học hỏi; có gì thắc mắc, đàm đạo để nghiên cứu.

Mục đích của mình là đi tới thanh tịnh thôi. Nhưng mà người đời cần người đời giúp đỡ, là vì “Tui bị trong sự động loạn, tui thiếu sáng suốt, không gỡ được”; phải không? “Nhờ người hành đi trước gỡ dùm tui; chút xíu, tui đi tới!” Thấy chưa? "Tui phải ở trong thực chất." Còn rườm rà, rùm beng, Thầy không muốn. Cũng như năm ngoái đi tới, nghĩa là, nhiều quá, rước đón làm linh đình quá, Thầy không thích cái chuyện đó! Thầy thích trong thực chất. Mười người thành đạo hơn một triệu người nói dóc mà không tiến tới! Cần 10 người thành đạo hơn là một triệu người không làm được việc gì; Con thấy không? [T1- 07:46]

Bạn đạo: Dạ.

Đức Thầy: À! Cho nên, nhiều người họ tu họ cũng la, họ lấy cái lý này kia, kia nọ, họ nói đủ thứ; nhưng mà họ đã đạt được cái gì? Mà cái tánh họ, họ cũng chưa sửa được; cái tánh họ mà họ cũng chưa đủ quyền năng để quản lý cái tánh, làm sao họ hiểu được cái đạo? Mà các Con tu đây là các Con quản lý cái tánh, kêu bằng, “Minh tâm kiến tánh.” Con thấy càng ngày càng thanh tịnh thì cái tâm nó minh rồi, lúc đó mới thấy cái tánh hư tật xấu của mình; rồi mình sẽ từ bỏ nó đi, mới kêu bằng sáng suốt! Con hiểu chưa?

Còn động loạn, Con rước động loạn này kia, nói “Ô Thầy Tám tới, tui phải này kia, kia nọ,” làm rùm beng, rồi trách móc chị em với nhau, rốt cục rồi rối một cục, không có tiến! Nhưng mà Thầy Tám tới, mọi người sẽ tới như Thầy Tám, và sống trong bình đẳng tình thương của Thầy Tám, trao đổi với Thầy Tám để sửa chữa tới tiến như Thầy Tám! Thấy chưa? Rồi mình mới biết thương yêu người khác. Thấy không? Cho nên, thực chất giá trị hơn; còn thiếu thực chất là mất giá trị! Con thấy rõ chưa?

Cho nên, không phải là Thầy xấu, hay là để các Con sai đường hay này kia, kia nọ; Thầy muốn các Con biểu lộ thực chất! Có cái gì, Thầy sẽ giúp đỡ! Cái đó quý hơn.

Một giờ, một phút Thầy gần các Con, các Con sẽ được phước nhiều hơn. Còn làm rùm beng, thì các Con chỉ làm chuyện giả tạo bên ngoài thôi, các Con làm sao tiến được? Thấy không?

Nghĩa là, Thượng Đế muốn dìu tiến mọi người trở về nguồn cội; Thượng Đế muốn rất nhiều cán bộ có dũng tín để tiến tới sự sáng suốt, xây dựng cho mọi người. Thấy không? Cho nên, cái gì mình phải ở trong sự thật. Đó, cho nên các bạn tu rồi, càng ngày tu sau này các con cũng vậy : quen một người nào, các con cứ nói tuần tự, nói thực chất của đời, rồi họ mới thấy lời nói của mình khác, thấy hành động của mình khác, họ hỏi mình, “Tui chỉ có cái pháp này; tui nhờ cái này mà tui đi tới đây, chớ tui chưa đi tới kia!” Thấy không? Rồi một ngày nào, họ nói, “Ồ thôi, chỉ cho tui, và tui cứ đi!” Họ đi tới! Họ đi tới đây, thì mình đã đi tới kia rồi! Cho nên có sự trao đổi học hỏi hoài hoài. Nó vui hơn, và thực chất hơn; không có ai lợi dụng ai hết; con thấy không? Cái đó là quý hóa, phải không? [T1- 10:22]

Cho nên, cái chuyện tu, thiếu gì cách tu ở thế gian, nhưng mà rốt cuộc tu trật đường rầy hết, vì không biết sử dụng thực chất sẵn có của họ, và không hiểu rõ nhịp thở sẵn có của họ là cái gì. Cho nên, Thầy đã minh xác cho tất cả mọi người biết : nhịp thở của tất cả chúng ta đây là nhịp thở của Thượng Đế; nếu chúng ta đi sâu trong nhịp thở, thì chúng ta mới tới thấy rõ rằng hào quang của Ngài là vô cùng đang dẫn tiến và đang hỗ trợ cho tâm linh chúng ta tiến hóa, và trở về nguồn cội.

Thì bất cứ cái đạo ở thế gian này mà không có nhịp thở, thì cái đạo đó bất thành! Con thấy rõ chưa? Khi mà Con hiểu được giá trị của cái nhịp thở là cái Pháp Luân Thường Chuyển Huệ Tâm Khai, Con mới thấy rằng luồng Thanh Điển Hư Không Đại Định vô cùng, không có sức mạnh nào cắt đứt nó được, cái đó kêu bằng tình thương và đạo đức. Nếu cái đó không phải là tình thương và đạo đức, làm sao mà nó chạy vô trong ruột, trong gan các Con được, thấy không? Nó đi trong cái chỗ thúi ô trược nó cũng đi, mà đi tới chỗ thanh cao nhất trong đời của chúng ta nó cũng đi.

Hơi thở đó là hào quang vô cùng tận, Con thấy chưa? Cho nên, các Con làm Pháp Luân Thường Chuyển nhè nhẹ rồi nó sẽ đi tới sáng suốt, mà đừng có nôn nói, "Tui nôn, tui đi !" Chưa đâu ! Con phải làm nữa, Con phải học nữa, vì Con bắt được cái giềng mối rồi Con phải nắm đó từ từ để Con phăng tới, tùy theo trình độ, tùy theo hoàn cảnh, tùy theo khả năng sẵn có của chính Con ; thì mỗi một đứa đều tiến bộ khác nhau. Nhưng mà rồi cũng phải đi tới đích. Nếu chịu trì kỳ trí. Như một khi các Con được thanh nhẹ, "Tối nay tui thiền, tui thấy tui thanh nhẹ," ngày mai nó thử thách Con liền hà ! Thấy không? Đụng phải một cái gì, Con chới với rồi, “Trời ơi ! Hồi hôm tui thiền khỏe, mà bữa nay ông này ổng phá tui cái, hư hết !” Không phải ổng phá ! "Chính tui hư, tui độc, tui còn yếu, tui chưa thanh nhẹ, tui còn trược, tui mới hút cái động của đối phương ! Lỗi của tui, không phải lỗi của người khác ; lỗi bên trong, không phải lỗi bên ngoài !" Mình hiểu cái đó, mình dễ tu hơn, Con hiểu không? Nghĩa là "Tất cả mọi người đều tốt, chỉ có một mình tui xấu thôi." Mỗi một người trong quả địa cầu này biết nghĩ như thế đó thì cái thế gian này nó thành thiên đàng ; có một chút đó thôi, mới kêu bằng thực hiện tình thương và đạo đức. [T1- 13:11]

Cho mình phải là không đúng đâu, cho mình phải là bị giới hạn mức tiến rồi. Cho ta không phải, cho ta ngu dốt, cho ta thiếu, cho ta yếu, chúng ta mới học ; thấy không? Mà nếu cho ta đầy đủ, chúng ta học làm chi? Khi không học là không tiến, Con thấy chưa? Thượng Đế cũng vẫn làm việc 24 trên 24. Hỏi chớ, Ngài học cái gì? Ngài muốn đem ánh sáng cho tất cả các con Ngài, ta phải làm việc nhiều hơn là Ngài cũng đang đồng học với chúng ta ; thấy chưa? Cho nên, chúng ta phải biết Ngài đang đồng học, đồng hành với chúng ta. Hỏi, chỗ nào chứng minh ? Bây giờ Con làm người, Con chưa thấy mặt thật Con ; vậy chớ, ai là người thấy mặt thật Con ? Phải Thượng Đế không? Đấng vô hình ! Thấy không? Mà tại sao Con chưa thấy? Vì Con chưa chịu trở về với thanh nhẹ, nhưng mà con còn đang trở về với sự nặng trược.

Có nhiều người tu, tu cho khỏe mạnh, muốn tu để làm thầy, rồi muốn tu để được quyền phép ở trong tay để đánh đuổi tà ma ! Cái đó là học cái động, chớ đâu phải học cái tịnh ; Con hiểu chưa? Đức Thích Ca ngồi giữa rừng Ngài tu, Ngài không có đánh ai hết, chỉ cho người ta đánh, rồi người ta chán. Vì Ngài thấy rằng mỗi mỗi đều phải trở về với thanh tịnh của chính nó. Con thú nó cũng có tình thương và đạo đức ; con ma nó cũng có tình thương và đạo đức ; tất cả đều ở trong tình thương và đạo đức. Ngài giữ cái thanh tịnh, cho nên Ngài thành đạo. Rồi do đó Ngài ảnh hưởng tất cả mọi vật. Mà muốn thành đạo phải trầy da tróc vẩy, chớ khi không ngồi đó mà thành đâu ! Các Con hiểu chỗ đó, từ ngày Con tu tới ngày nay, Con cũng trầy da tróc vẩy ở trong đó : khi không, Con bắt nó hít è ạch, là bắt nó thay đổi tất cả ở bên trong ; thấy không? Khi không, Con bịt lỗ tai để làm gì ? Bịt là để thay đổi những cái gì ở bên trong. Và nó phải quy nhứt, hợp lại làm một, chớ không có 2, 3, 4, 5, 6 lộn xộn nữa. Đó ! Cho nên, cái Pháp Luân Thường Chuyển huệ tâm khai ; Soi Hồn để mở trung tim bộ đầu. Lúc đó cái tâm của các Con đâu còn xài cái tâm này nữa. Và các Con xài trung tim, hòa hợp với trung tâm sinh lực Càn Khôn Vũ Trụ. Ngay cái điểm này, có phải sinh lực cả Tiểu Thiên Địa này không? [T1- 15:53]

Nếu ý chí này không có thì con đâu có sự sống mà ngồi đây con nghe Thầy nói chuyện. Cái sinh lực vô cùng tận đó và nó tập trung được rồi thì nó hòa hợp với trung tâm sinh lực cả Càn Khôn Vũ Trụ. Thì con là gì? Con là Thượng Đế của Tiểu Thiên Địa, mà con sẽ làm việc cho Thượng Đế, theo ý chí của Ngài muốn. Lúc đó, con thấy rõ con không? Con là Ngài chớ ai nữa. Không có khối óc con người làm sao mà chúng ta ca tụng Thượng Đế, không có khối óc con người làm sao chúng ta tìm ra nguyên lý của Thượng Đế. Bây giờ các con tu, các con thanh tịnh, các con thấy rằng Thượng Đế trong tui, trong con mà ra. Mà nguyên lý ma quỷ cũng trong con mà ra, thấy rõ ràng, nếu con chấp nhận cho ma quỷ lưu trú thì con sẽ có nhiều ma quỷ trong cơ thể con, mà con vung bồi sự cao quý, sự dũng cảm, sự vô cùng của Thượng Đế thì ma quỷ yếu hèn trở thành mạnh mẽ, nó đồng được cứu rỗi, chớ chúng ta không giết ma quỷ mà chúng ta xây dựng và cứu ma quỷ, chúng ta mới là người tu. Thành ra chúng ta không có bỏ ai hết, con bước vào điển giới rồi thì lúc đó con mới thấy rằng sức tiến của con là vô cùng, anh dũng vô cùng. Vì sao mình vượt qua được rồi. Hỏi chớ bây giờ hồi xưa không có điện, bây giờ có điện rồi, con thấy cái bóng đèn để trên la phong nó rọi cho tất cả chúng ta đồng hưởng. Hỏi chớ cái bóng đèn này nó hay không? Nó dũng. Nó chịu phân chia cho tất cả mọi người, thay vì để dưới này nó chỉ rọi trong phạm vi eo hẹp mà thôi. Nhưng mà cứ treo trên la phông. Nhờ nó tu nó được đi lên cao, tu bổ sửa chữa gắn nó được lên cao thì cái đèn kia, cái hương đăng trong con, bây giờ tu bổ sửa chữa rồi nó gắn lên trung tim bộ đầu. Hỏi chớ toàn thân con có bị tăm tối như xưa không? Có bị cái sự tham dục đòi hỏi nữa không? Khi mà con, toàn cơ thể con đều sáng như bóng đèn bây giờ thì cái dục tánh con nó đâu còn nữa, con thấy không?

Cho nên, con người sống trong cái thể xác tham dục vì tối tăm, mà thắp sáng cái hương đăng rồi, đâu còn sự tham dục nữa, thì vô nam, vô nữ rồi ; Con hiểu chưa? Sống rất dễ dãi, rất yên vui, không chấp tham dục nữa ; nhưng mà giải tỏa tham dục ; Con thấy chưa? À ! Bây giờ cái bóng đèn chúng ta gỡ xuống đem để dưới bàn, thì cái phần tối tăm nó hoành hành ở bên trên à ! Thấy rõ ràng chưa? Thì chúng ta nuôi cái sân, si ở trong cái nột thức này, thì cái bản tánh xấu xa nó hoành hành, đầu óc chúng ta bị kẹt không khai thông được ; mà chúng ta đem lên trung tim bộ đầu rồi, chắc chắn sẽ khai triển được, được hòa đồng, được sáng suốt, được cởi mở rồi, thì cặp mắt cũng khác, mặt mày cũng khác, đều là tươi đẹp hết, mà để người khác ca tụng ! Trước khi các Con chưa tu, mặt mày nó thế nào? Bây giờ tu rồi, thiên hạ dòm mặt,” Ui chu cha, Con lúc này trúng số hay sao mà mặt mày nó tươi ; ăn cái gì vậy?” "Có cái gì đâu bổ ; lo thiền, ăn chay rồi!" Họ có tiêu hao tiền bạc không? "Có dư, bởi vì tui không có xài bậy ; chuyện không cần thiết tui không dùng, nhưng mà tui dùng trong sự cần thiết mà thôi" ; thấy không?

"Cần thiết là một chút thôi, tui chỉ cần một chút để qua cầu mà thôi ; chớ kỳ thật là tui ăn cái Thanh Khí Điển của Trời Đất ; mỗi đêm tui công phu, tui làm Pháp Luân, tui hít cái Thanh Khí Điển, tui sống với Thượng Đế, tui vui với Ngài và trước mặt tui cũng là Thượng Đế, sau lưng tui cũng là Thượng Đế, mà trong tâm tui cũng là Thượng Đế. Không chỗ nào là không có Ngài, không chỗ nào không có nguyên lý của Nam Mô A Di Đà Phật, “Nam” là lửa, “Mô” là không khí, “A” là nước, “Di” phát triển, “Đà” là màu sắc, “Phật” là linh cảm. Hỏi chớ cọng cỏ nó cũng ở trong nguyên lý đó, mà cái cơ thể tui cũng ở trong cái nguyên lý đó. Và cái công phu của tui đang luyện cũng là trong nguyên lý đó." Thì “Nhất lý thông, vạn lý minh” ; một cái thông là tất cả đều thông ; triệu triệu, ức ức cũng nằm trong cái nguyên lý Lục Tâm Thông. Người động loạn là lục tâm bất thông, mà thanh nhẹ rồi là lục tâm thông ; Con thấy chưa? [T1- 21:08]

Hỏi chớ, các con còn ngu nữa không? Các con được có cơ hội bước vô cái đại học siêu nhiên của Thượng Đế, thanh tịnh không ồn ào nhưng mà mọi sự đều an vui. Rồi đây chiến tranh nó sẽ xảy tới coi thử có hại tới các con không? Để coi Thượng Đế có công bằng hay là không? Họ không tu, họ chạy tâm chạy tột mà các con tu các con ngồi chết với Thượng Đế, coi thử nó thế nào? Chắc là bom nguyên tử không có rớt trên đầu các con đâu, hiểu cái chỗ đó. Khi mà các con hiểu chỗ đó, các con phải giữ chỗ đó. Mà giữ chỗ đó là cứu con và cứu tất cả những người lân cận ở với mình. Cho nên ở thế gian họ tranh giành, họ tăm tối thì đương nhiên họ phải đụng phải. Còn chúng ta không tranh giành, và chúng ta sáng suốt, không bao giờ đụng phải, cái nguyên lý rõ rệt, cho nên các con đừng có sợ sệt cái gì xảy tới. Chỉ lo tu và đạt tới thanh tịnh là đủ rồi. [T1- 22:17]

Đức Thích Ca đã thành công mấy nghìn năm, mà những người đi trước đã thành công, và chính các con đang đi trên bước đường thành công, từ khi chưa tu tâm thức các con khác, tu rồi tâm thức các con khác. Nghe qua những triết lý của người hành trước, rồi con mới thấy rằng mở tâm mở trí thì con bước vào giềng mối khai triển tâm linh, cho nên giữ đó để tiến tới, tiến tới vô cùng là thành đạt chớ gì đâu.

Đừng có chán ngán giữa đường bởi vì con biết từ đầu tới chân của các con đều là giả không có sự thật. Sự sáng suốt của con là sự thật. Rốt cuộc các con ra đi với sự sáng suốt chớ không phải hình thù này. Đừng có nhầm lẫn trong hình thù này, hồn là chủ thể xác không phải cái xác là chủ cái hồn. Cho nên ở thế gian họ lấy cái xác làm chủ cái hồn, thì nó tạo sóng sông mê. Con trai mê con gái, con gái mê con trai, rồi đâm ra loạn. Xã hội loạn các con thấy, nói tui thích tui yêu, mà yêu cái gì? Không biết. Yêu mù yêu quáng rồi đâm ra giết nhau. Thấy rõ chưa? Đó, bây giờ cái tuổi các con đã qua rồi, cái tuổi trẻ đó lại đang yêu mà yêu không có hiểu cái yêu là cái gì? Khờ khờ khạo khạo một cuộc đời, rồi đâm ra gánh lấy cái nghiệp nặng không lối thoát rồi than Trời trách Đất, rốt cuộc chỉ gặt hái cái khổ mà thôi. Mà mình hiểu được rồi, các con qua được rồi, các con thực hành cho đúng rồi sau này các con sẽ dìu dắt những phần sẽ lâm vào cái cảnh như các con đã lầm, mới cứu người ta được. Mình không thực hành lấy gì cứu người ta, [T1- 24:20]

À, càng ngày cái điển càng dồi dào, rồi cái thanh điển chúng ta mới gởi cho tất cả mọi người được. Ngồi ở nhà không đi ra ngoài đường, không có chọt chẹt nói chuyện với ai nhưng mà tâm thức chúng ta làm cho cái khu vực này được yên ổn, đem điển lành cho cả khu vực. Hỏi chớ sức mạnh của người tu thiền thành đạt nó đâu có thua Thượng Đế, chính nó là con Ngài và nó sẽ trở về với Ngài, thì nó hòa với Ngài làm một. Sức mạnh của nó là sức mạnh của Ngài. Cho nên sẽ cứu độ rất nhiều. Các con ít người tu nhưng mà thành đạt và cố gắng, còn hơn một triệu người tu mà không có người thành, con hiểu nhiều đạo giáo ở thế gian, nói không, không làm gì được, mà các con đi vô trong cái Kinh Vô Tự, trong cái tâm kinh của các con, rồi các con sẽ mở, mở cái tâm thức. Rồi các con sống hẳn trong cái thức hồi sinh, con không còn bị tiêu diệt nữa.

Qua cái kiếp này tui sẽ tiến tới cái kiếp khác, qua giai đoạn này tui sẽ bước qua giai đoạn khác. Từ bao nhiêu giai đoạn, từ nhỏ tới lớn các con thấy đã vượt qua rồi, rồi từ đây trở đi sẽ vượt được, mà nhờ cái dũng của các con, các con không bao giờ sợ những cái gì mà ngăn chặn. Các con chỉ giữ thanh tịnh để cứu rỗi mình và tất cả mọi người xung quanh ở tương lai. Cho nên cái điều quan trọng mà Thầy nhắc là cái Thanh Khí Điển Bề Trên, hơi thở nhẹ nhàng của các con đó là Thượng Đế đã chứng rồi. Con phải tiếp tục trong hành trình, đừng thấy cái hít thở này là thô sơ nhưng mà nó là cao siêu vô cùng.

Càng làm càng thích, càng mở càng hít sâu và càng khai triển tới vô cùng. Các con cứ cố gắng nghe những lời Thầy đã nói, ghi nhận cái đó để thực hành, rồi một ngày nào đó các con mới thấy rõ rằng cái huyền vi của Trời Phật có trong ta. Mượn các con để cứu chúng sanh, con phải cố gắng tu [T1- 26:45]

Bạn đạo: …được hồng ân của Đấng Cha Lành mang đến cho chúng con để chúng con được học hỏi nơi Thầy, để học hỏi nơi Thầy hiểu biết hơn. Nhờ ân đức Thầy chỉ dạy chúng con, chúng con cảm ơn Đấng Cha Lành, đội ơn Thầy đã ban cho chúng con để chúng con hiểu rộng về thiên đường và đạo pháp.

Đức Thầy: Các con phải giữ lấy những cái gì mà con hứa trong thâm tâm, giữ lấy để đi tới. Các con sẽ được những cái hồng ân tiếp tục ban cho các con và các con sẽ thấy cái sự huyền diệu cao siêu của Thượng Đế, lần lần đưa con tới bến giác vô cùng giá trị, các con sẽ thấy, cố gắng đi, ha.

Bạn đạo: Khi mà con gặp Thầy, con thì con muốn để mà trở thành một bạn đạo tham dự tại đây. Mà con đã nhiều lần con muốn để con ngồi, nhưng mà nó cứ đủ thứ việc hết.

Đức Thầy: Con không ngồi được, bây giờ chỉ có cách ngồi. Chỉ có Soi Hồn trước. Đi làm về chỉ làm cái này thôi. Làm cho cái bộ thần kinh cho nó ổn định. Cái “ba son" nó chấn động lực nó gia tăng nè, rồi nằm hít. Hít vô, thở ra, hít vô, thở ra...

Bạn đạo: Làm trước 12 giờ

Đức Thầy: Làm Chiếu Minh đó, 2 cái đó thôi. Làm ít nhất 6 tháng cái tánh nó mới thuần. Và nó thêm sức khỏe trong mình rồi, lúc đó ngồi mới được. Bởi vì cái trược ở trong mình chưa có giải được, thấy không? Cái trược bộ óc và trược ngũ tạng, tánh nóng cộc nữa, chưa giải được. Rồi bây giờ làm cái đó, nó trở nên kiên nhẫn, lúc đó mình ngồi thiền được chớ có gì đâu. Sửa nó đi, chỉ có cái này thôi à, với Soi Hồn.

Bạn đạo: Dạ, bây giờ con không biết tiếp tục con Soi Hồn, con hít thở

Đức Thầy: Bây giờ chỉ Soi Hồn với Chiếu Minh thôi à, chớ đừng làm cái kia, đừng thèm ngồi thiền. Rảnh đó, mình co lưỡi răng kề răng niệm Phật. A, niệm từ từ niệm vậy thôi ha. Rảnh thì co lưỡi niệm Phật

Bạn đạo: Dạ [T1- 29:00]

Đức Thầy: Tập cho nó quen. Tập ở trong cho nó thanh tịnh, phải tập nó chớ. Bởi vì hồi nào giờ mình tập cái chuyện động loạn ở bên ngoài. Chuyện hơn thua nhiều quá. Bây giờ mình lấy cái Nam Mô A Di Đà Phật. “Nam” là lửa, “Mô” là không khí, “A” là nước, “Di” là phát triển, “Đà” là màu sắc, “Phật” là linh cảm. Mấy cái đó nó là trật tự của Càn Khôn Vũ Trụ. Cái cọng cỏ nó cũng có vậy, nó cũng có phước, sức nóng làm sao nó sống được. Mà nó không có nước, không được, thấy không? Cho nên, nghĩa là tất cả đều ở trong trật tự mà cái trật tự này mình làm được rồi đó, tất cả cái đó có một. “Nhất lý thông, vạn lý minh”, một cái được là tất cả sẽ được, mình chỉ lo tu có một cái thôi à. Còn tu mà nghĩ chuyện này, chuyện kia, chuyện nọ, tu hoài tu không có đến đâu hết. Cho nên đây chỉ co lưỡi răng kể răng, niệm Nam Mô A Di Đà Phật là Khoa Học Huyền Bí Phật Pháp. Khoa học chớ không phải là mộng mị hay là mê tín, không có. Nam... cái tiếng Nam nó khác, cái điển của mình đó mà nói một nó khác, Mô cái điển nó chạy đây, nó có chỗ có nơi đàng hoàng, A. .. nó chạy xuống, Di... nó ở đây, Đà là màu sắc, Phật là linh cảm. Nó có chỗ, còn mình nói một, hai, ba, bốn, năm, sáu, nó không có chạy. Thấy chưa? Thành ra không có làm giả được, rồi mình phải làm, tập niệm Nam Mô A Di Đà Phật cho nó quen rồi, nó mới được. Còn ở trong, ở trong làm sao nghe được. Còn cái tiếng nói mình có xài, nói ra bên ngoài nhiều quá, nó hư rồi. Mà cái mạng của chúng ta đâu có trường sanh mà ngồi la hoài, thấy không? [T1- 30:48]

Bây giờ mình dùng cái ý niệm co lưỡi răng kề răng, ý niệm Nam Mô A Di Đà Phật, cái ý là khó tập nhất. chớ còn mở miệng nói Nam Mô A Di Đà Phật, ai là không biết nói, cái ý niệm Nam Mô A Di Đà Phật mới là khó. Mà niệm được cái đó rồi đó, là ở trong nó lại hòa, nó nhẹ, lúc đó mới thiền được. Dùng co lưỡi ý niệm Nam Mô A Di Đà Phật có nước miếng nuốt, có nước miếng nuốt, nó trị bệnh cho mình, cái bệnh nóng nó phải tiêu. Mình không trị thì ai trị, thấy không?

Bạn đạo: Dạ

Đức Thầy: Bệnh nóng nảy ai cũng có hết, không có người nào không có cái bệnh nóng nảy đâu? Tại cái nóng nảy đó nó đem lại sự tối tăm cho mình, cho nên rảnh co lưỡi răng kề răng, ý niệm Nam Mô A Di Đà Phật, bất cứ ở nơi nào mình cũng niệm được, không cần tới chỗ bàn thờ. Chỗ nào mình cũng niệm, tập cho nó quen, thấy không? Hồi nào giờ mình thâu cái chuyện trần trược ở thế gian vô trong này nhiều quá, cái nào của ai hay mình cũng la hay, mà cái của mình hay là mình không biết sử dụng. Bây giờ mình niệm Nam Mô A Di Đà Phật là sử dụng cái hay sẵn có của chính mình, nó khác, tự chủ, còn cái kia là lệ thuộc. [T1- 32:00]

Bây giờ học tới tiến sĩ đi nữa cũng là vá víu chuyện thành công của người khác mà thôi. Mà chuyện sự thật của mình chưa biết sử dụng. Bây giờ mình sử dụng thực chất của chính mình, thành ra ý niệm Nam Mô A Di Đà Phật là vậy, tập cái đó trước đã, rảnh là Soi Hồn, làm Chiếu Minh sau khi bụng trống khoảng hai tiếng đồng hồ cứ việc nằm làm Chiếu Minh, mà tập được cái Chiếu Minh rồi anh thấy nó kiên nhẫn ghê lắm

Bạn Đạo: Dạ thưa Thầy, trong một hai lần khi anh Dominic chỉ cho con, con về con cũng có làm, sau khi con làm thì con nằm con ngủ luôn à.

Đức Thầy: Ừm! Thì bây giờ làm đi, cứ việc làm nữa, làm hoài, làm hoài, làm hoài, cứ làm trì chí, nhất định phải làm cho thành công. Chớ có bao nhiêu đó là trật tự trong mình mình, mà trật tự của giai đoạn đầu không được thì trật tự cái sau đâu có được nữa. Thất bại thôi, thấy không? Cứ tập đi, tập rồi nó đổi tướng đổi tâm, đổi tánh, rồi công ăn việc làm, cái gì nó cũng phải tốt. Không có hư đâu, con người nó sẽ hiền và nó thấy rằng tui không cần thiết, nó chỉ cần dùng cái chuyện cần thiết và những chuyện không cần thiết nó bỏ. Thì nó thấy con người không có phải không có nghiệp không và cái gì cũng muốn, phải nghiệp không? phải khổ không? [T1- 33:21]

Bạn đạo: Dạ

Đức Thầy: Mà chúng ta làm những chuyện cần thiết và không làm những chuyện không cần thiết, chúng ta không làm, thì thấy khác rồi đó, thấy không? Thì con người nó rảnh rang chớ có gì đâu, nó không phải giàu nhưng mà nó sung sướng, lúc nào nó cũng thấy nó sung sướng, nó sống với Thượng Đế, nó sống với ánh sáng thực sự chớ không phải với bóng đèn này, khác rồi. Thì mình có cuộc đời hạnh phúc rõ ràng. Bây giờ ai làm cho mình. Mình phải trì chí mình phải dũng, mình phải gan dạ, lật đổ những cái tăm tối, nó mới đem lại sự sáng suốt. Còn mình không chịu anh hùng mà chịu tự sửa thì làm sao quốc gia này mới được thanh bình được, thể xác này là cái Tiểu Thiên Địa là một quốc gia mà. Mà mình muốn cho nó thanh bình thì mình phải dũng để lật đổ nó ra làm sao được. Phải dũng mới được [T1- 34:14]

Phải trì chí, bữa nay không được thì mai, mai không được thì mốt, không sợ. Ngày nào tui nhớ, tui nhớ cách làm này được, chắc chắn là được. Tình trạng của những người mới tu cũng như tình trạng của tui mới tu hồi trước, một thứ thôi. Mà tui nhờ cái hùng tâm dũng chí mà tui đạt tới ngày nay. Ba người đi tu mà chỉ có mình tui à, hai thằng kia nó làm không được, mệt, nó hít vô cái ngũ a, cứ nói vậy hoài mà nó làm không được. Mà tui vẫn trì chí, tui làm cho kỳ được. Càng ngày tui thấy càng khỏe, không cần thiết những cái chuyện ở ngoài nữa. Có cũng được, không cũng được, không có nghĩa lý gì đối với tui hết. Thì tui thanh nhẹ hơn và tui không bận rộn, ở đâu tui cũng sống được, ở đâu tui cũng vui được. Năm nay tui cũng gần 60 tuổi rồi, còn bao nhiêu ngày nữa là 60 tuổi rồi, vẫn khỏe, không nhờ tu này thì làm sao. Nhiều người bạn đồng tuổi tui bây giờ, nghĩa là ông già lụm cụm rồi, khổ cực lắm, buồn bực đủ thứ hết, giờ tui không có nữa. Nhờ tui tu trước, mà trong lúc tui tu, thì mấy người bạn kêu tui thằng khùng, chửi la, đi ngang đá, đánh, đủ thứ hết, tui chỉ trì chí, tui tu thôi, tui còn cảm ơn nó nữa. Rồi bây giờ nó mới gặp tui, nó nói “Trời ơi, tao mà biết hồi đó mà tao biết cái này hay quá, tao bắt chước mầy tu, đến nỗi mà tao già như thế này mà tao bệnh đủ thứ hết”. Bây giờ nó cũng đồng tuổi tui mà giờ nó bệnh đủ thứ, khổ ghê lắm, hết sức khổ, khóc thôi chớ không biết giải quyết bằng cách nào hết, chịu thôi. Cái này là một sự dày công và trì chí của mình mới làm được, còn không chịu thực hiện, không chịu cương quyết. Mình ở đời mình cương quyết làm được một sự việc có tiền hàng tháng. Hỏi cái chuyện cương quyết để xây dựng chơn tâm của mình tại sao không làm? Mình làm cho có phước đời đời tại sao mình không làm. Có tiền hàng tháng mà mình còn chịu làm, thì cái chuyện có phước đời đời mình không làm? Thấy không? Chỉ có cái tu mới đạt được thôi, không có cái tu không thể nào đạt được. Nghe đó rồi về làm hai cái đó thôi, hiểu không? Bắt đầu từ bữa nay làm hai cái đó, rồi nó đi tới cái nghị lực đi tới [T1- 36:41]

Bạn đạo: Dạ

Đức Thầy: Bởi vì mình mở đường được mình mới đi tới được, chớ còn mình bỏ căn nhà này lâu quá, tuy rằng làm chủ thể xác này mà bỏ không chịu về, theo chuyện ở bên ngoài không à, theo cái chuyện tham dục không à. Rồi bây giờ trở về, trở về thì tự nhiên cây cỏ nó mọc lên xum xuê, bây giờ mình phải chặt, gọt, đào mương đào đồ để cho nó thông ở trong, cho nó trở về mới ở được. Cho nên nói tu bổ sửa chữa, mình bỏ rồi, mình mới ta bà rồi, minh mới đi chỗ này chỗ kia chỗ nọ, nhiều kiếp rồi thì bây giờ mình phải trở về. Khi mình trở về là mình thấy phải mở đường chớ ai chun vô mà mở đường cho mình. Nó mọc cỏ, nó mọc đầy hết thì bây giờ mình phải mở đường. Vô căn nhà đồ phải quét dọn, rồi mới có cái ghế ngồi, thấy không? Cho nên nói trở về nguồn cội là bao nhiêu đó, chớ đừng có lầm rồi nói tui tu rồi ông Phật, ông Tổ này kia ổng độ. Ổng đâu có độ. Ổng đã độ mấy ngàn năm rồi. Ông Thích Ca đã độ đệ tử ông mấy ngàn năm rồi mà đệ tử đâu có đứa nào nghe lời ổng. Nó nghe lời ổng, nó làm như ổng thì nó thành rồi, nó không chịu. Nó đem ông Phật thích Ca để ở căn nhà thiệt tốt nó thờ. Nó cũng như là kêu ổng làm gác gian cho nó vậy. Về nó mách cho ổng nghe, ổng lo cho nó, nó khôn quá đâu có được. [T1- 38:08]

Lấy cái trí khôn nó lợi dụng đấng trọn lành là nó bị tội, bị đọa, thấy không? Mà nó biết ông Phật nó phải thực hiện như ông Phật. Nó nói chuyện gian lao, chấp nhận cái học khổ. Sau cái khổ là hạnh phúc đời đời, nó mới đi con đường của ổng đã và đang đi. Còn ngược lại nó chỉ đem thờ ông Tổ nó thôi. Chứ nó không chịu hành như ổng thì làm sao ổng độ được, mấy ngàn năm rồi ổng có độ được đứa đệ tử nào? thấy chưa? Mà đứa nào hành đó thì tới ổng, còn đứa nào không chịu hành thì thôi. Có cúng cho thiệt kỹ, có lấy vàng làm thành ông Phật Thích Ca cũng không có giá trị, phải hành kìa mới có giá trị.

Cho nên mình dễ gì mà có một cái thể xác này, không dễ gì có đâu, từ cây cỏ biến thành cái thể xác này, anh ngồi anh tính thử bao nhiêu triệu, bao nhiêu ức năm mới thành con người. Còn mình được cái thể xác quý giá như thế này tại sao mình không biết lập lại trật tự để tiến tới tốt đẹp hơn? Nhiều người nói “Ui, tui không cần tu, chết bỏ”. Để chết coi thử có bỏ không? Bị giam hãm, bị đau khổ, cũng như cái cây này nó đang đau khổ vậy. Ai biết nó đau khổ. Nó mong được hoạt động như chúng ta đâu có hoạt động được. Nó phải chịu trong định luật đó, khổ chưa? Chừng nào nó mới tiến hóa thành con người ở đây? Chúng ta đã từ đó qua đây rồi, không lý chúng ta trở lại sao. Phải đi nữa chớ. Cho nên con người nói đến cái cảnh thanh nhẹ tốt đẹp ai cũng muốn hết, nó đi nguyên căn mình từ trước cho đến bây giờ. Trên kia xuống, giáng sanh xuống đây học, học rồi mới luân hồi lại, mới làm con người. Từ con người mới đi lên trên đó, kêu bằng mạnh hơn xưa, dũng hơn xưa, rồi lúc đó sáng suốt rồi, chúng ta mới trở lại quả địa cầu này để cứu độ chúng sanh chớ, chớ đâu phải nhiệm vụ của chúng ta tầm thường đâu. [T1- 40:16]

Mọi người không phải tầm thường đâu, nhưng mà ngu muội, cho mình là yếu hèn, cho mình là con vi trùng, con dòi đây nè, anh chặn nó khúc này, khúc này nó vẫn cục cựa, cái thức hồi sinh nó có, nó không bao giờ chịu thua, anh chận nó đầu này rồi đầu này nó cũng cục cựa à. Rốt cuộc lấy kiến hiển vi nó còn có vi trùng, vẫn khôi phục lại được, đập tan nó mà nó vẫn khôi phục được. Không biết bao nhiêu con kiến ở thế gian, loài người có giết hết được con kiến không? Giết hết được con ruồi không? Nó vẫn hồi sinh, thì cái gì hồi sinh? Có điển nó mới hồi sinh chớ. Cái điển con người không có giết được. Con vật con người giết là giết tạm vậy chớ nó vẫn hồi sinh lại con ruồi. Từ hồi nào giờ hóa chất khoa học đủ thứ, muốn giết hết tất cả con ruồi, giết không được nữa. Đừng có nói chuyện lập chiến tranh để giết con người, không có đâu, giết không nổi, không có tiêu diệt được nổi, con ruồi con muỗi tiêu diệt không nổi mà, làm sao mà tiêu diệt được con người. Cái định luật Hóa Hóa Sanh Sanh vô cùng của Thượng Đế là điển giới, nếu mà giết con ruồi chết đó thì bữa sau đâu có cái hình con ruồi giống như con ruồi mà chúng ta giết, thấy chưa? Mình thấy rồi mình cũng sợ nữa, nó còn đây nè, thấy không? Con người cũng vậy, con người nó còn mạnh hơn, nó vô cùng. Trên thế gian này đó, có bom nguyên tử giết cũng giết không hết. Ở xứ Nhật bây giờ còn bao nhiêu người. Ăn bom nguyên tử rồi mà bây giờ còn bao nhiêu người, nó đâu có thiếu. Còn có dư không hà, không có thiếu. Thượng Đế cho chúng sanh thấy rõ rằng sức mạnh của Ngài vẫn tồn tại, tại thế gian nếu các người không biết thực hiện tình thương và đạo đức thì các người tự hủy mà thôi, chớ cái khoa học không có đi đến đâu.

Khoa học là để đánh thức con người và cho con người thấy rằng trí khôn con người có thể tìm ra cái này, cái kia, cái nọ, còn vật chất có thể hãnh diện trình diện trước mắt con người mà còn tâm linh con người tại sao lại không sáng suốt, để đối chiếu và thấy cái ngu của mình, và mình ăn năn trở về với cái Khoa Học Huyền Bí ở bên trong. Xây dựng cái Khoa Học Huyền Bí vô cùng của chính mình. Là con người từ thế gian có thể đi lên thiên đàng và từ thế gian có thể xuống địa ngục, thấy rõ chưa. Cái đó là Khoa Học Huyền Bí. Mỗi người tu cái pháp này là đi tới siêu văn minh, trở về siêu nhiên sẵn có của chính mình, chớ không có bị gạt nữa. Cứ việc nắm lấy từ từ đi đến. Không có nôn. À, anh A, anh B anh thấy là chuyện của anh, còn tui tui chưa thấy, tui có bao nhiêu đó tui làm. Đó Thầy Tám đi trước, Thầy nói làm bao nhiêu đó sẽ đạt được, tui nhất định tui phải đạt, tui không có thua hay là tui giỏi hơn ổng nữa, nhất định là tui không có thua ổng. Mới là cái ý chí vô cùng còn người tu mà lệ thuộc bởi ông Thầy, cái đó tu làm cái gì? Tui đi học tui phải khôn chớ. Học mà ngu tui học làm cái gì?

Bạn đạo: Thầy khỏe không Thầy?

Đức Thầy: Hử!

Bạn đạo: Thầy khỏe?

Đức Thầy: Khỏe, tùy theo người coi thấy khỏe hay là không khỏe. Có người dòm thấy không khỏe mà người dòm thấy khỏe, là tại vì người đó không khỏe thì dòm Thầy không khỏe, còn người đó khỏe thì dòm Thầy khỏe. Hiểu chưa?

Bạn đạo: Dạ

Đức Thầy: Cho nên các con lên thiên đàng cũng vậy, lòng các con trược thì các con dòm thấy Phật là quỷ. Lòng các con thanh thì các con mới được dòm thấy Phật là Phật, hiểu chưa? [T1- 44:18]

AMPHION- THUYẾT PHÁP- CUỐN 1 (PHẦN 2)

Bạn đạo: Bạch Thầy, Con thấy Thầy kỳ này trẻ hơn kỳ trước đó Thầy.

Đức Thầy: Hử?

Bạn đạo: Con thấy Thầy kỳ này trẻ hơn kỳ trước.

Đức Thầy: Kỳ này tao người yêu nhiều hơn.

Bạn đạo: Có con, trong số người yêu của Thầy có con

Bạn đạo: Có con nữa nha Thầy, con là con gái Thầy

Đức Thầy: Cho nên tụi con chỉ yêu một con thôi à, thành ra tụi bây mau già. Còn tao yêu nhiều lắm.

Bạn đạo: Dạ, ở đây là ai cũng sướng hết, con bết quá Thầy.

Đức Thầy: Tại vì mày yêu có một người à (cười). Yêu rộng lên, thấy chưa? Yêu là phải hiểu biết yêu là sao. Khi cái hơi thở tui được thơm nhẹ. Tui gần một người trinh nữ, mà hơi thở tui được thơm nhẹ, tui mới biết yêu chớ. Mà trinh nữ đó là ai? Trinh nữ, con gái đồng trinh là ai? Là Đức Mẹ, tui phải yêu sự thơm tho vô cùng đó, tui mới yêu tất cả, hiểu chưa? Chớ tụi bây xuống thế gian kiếm trinh nữ, thế gian xạo, chút đó mà yêu ăn chung gì? Kẹt, thấy chưa? Hử!

Mình yêu cái lòng trinh nữ tươi đẹp, hà? Mình yêu sự thơm tho huyền diệu vô cùng tận. Vì đó là tình yêu của Đức Mẹ Đồng Trinh. Hiểu chưa? Luôn luôn thanh nhẹ. Mình phải biết yêu. Còn chưa biết yêu mà tụi con mới đọc sách để biết học yêu thôi, nhưng mà cái thằng viết sách chưa biết yêu làm sao dạy con yêu được. Hử?

Tất cả văn sĩ ở thế giới chưa một người nào biết yêu. Vì chưa bao giờ nó biết yêu lấy nó. Nó chưa biết yêu cái sự sáng suốt trinh tiết của chính nó. Mà đó là tình yêu của Thượng Đế, tình yêu của Đức Mẹ ở trong nó mà nó chưa biết yêu. Làm sao nó tác văn sống động yêu thương được. Nó chỉ dẫn đường lạc đường, dẫn đi đường lối lầm lạc cho thiên hạ mà thôi. Vì nó đã lầm lạc. Nếu nó biết yêu nó, nó mới tác những cuốn sách tình yêu như Thích Ca. Thích Ca biết yêu Ngài, biết yêu sự sống động, biết yêu sự thanh tịnh, biết yêu sự vô cùng, Ngài không bị lôi cuốn bởi ngoại cảnh. Bây giờ các con thiền các con làm cái gì? Các con yêu những cái gì mà Thích Ca đã và đang yêu. Các con yêu những cái gì Thượng Đế đã và đang yêu. Thấy rõ chưa? Chúng ta có nhịp thở yêu thương, nếu các con không có nhịp thở, đâu có sự yêu thương, thấy không? [T2- 03:05]

Cái nhịp thở của các con quý vô cùng. Càng hít càng thấy thanh nhẹ, càng hít càng thấy cởi mở. Càng hít càng thấy hòa bình, không có bị động loạn. Càng xây dựng được nội thức của mình. Nội thức là cái gì? Hiểu. Trong sự hiểu đó nó hiểu cái gì? Sáng suốt vô cùng, thanh tịnh. Đêm khuya các con Thiền rồi, các con Xả Thiền cảm thấy sung sướng mà không biết nói cho ai nghe cái sung sướng đó, thấy không?

Mà cái siêu diệu các con cũng không tả được cái sự siêu diệu, vì đó nó không phải là văn chương của thế gian, mà văn chương vô cùng sáng suốt, êm diệu trong tâm thức cuả tui không có thể nào tả được. Rồi con thiền rồi con có một giấc ngủ, có năm phút, mười phút mà nó sung sướng quá. Cũng đủ rồi, đâu có phải tui cần ngủ đủ bảy, tám tiếng đồng hồ, không có vụ đó, con hiểu không?

Rồi con thấy con được đi làm việc, được thấy cái này cái kia cái nọ là đi làm việc và đi học, thấy không? Bởi vì chúng ta từ trần trược đi tới thanh nhẹ, thấy cái này, thấy cái kia, thấy cái nọ, rồi lần lần sẽ thay đổi. Một năm thấy thay đổi khác, một năm thấy thay đổi khác, một năm thấy thay đổi. sự hiểu biết nó khác. Hỏi chúng ta đang học cái gì? Học cái Kinh Vô Tự, không có chữ, không có phí tiền để mua cây viết. Nhưng mà lại đạt tới sự sáng suốt và thanh tịnh. Thấy không? [T2- 04:42]

Cho nên người biết yêu là phải yêu tới vô cùng tận, yêu tất cả những gì mình sẵn có cũng như muôn loài và vạn vật đã và đang có. Đó là cái tình yêu, đó là tình yêu vô cùng tận. Thấy không? Chỉ có Thượng Đế mới biết yêu mà các con cũng là Thượng Đế của Tiểu Vũ Trụ chớ các con đâu có phải là đồ bỏ đâu. Nếu đồ bỏ làm sao Thượng Đế giao cái cơ cấu huyền vi này cho các con. Cái bản thề của các con là cơ cấu huyền vi này. Chút nữa con biết nó xảy ra cái gì không? Huyền là huyền ảo, mắt phàm không thấy và nó sẽ xảy ra, chút xíu nữa thôi chớ đừng nói ngày mai. Một chút thôi, đi tới chỗ kia nó khác, chỗ này nó khác phải huyền vi không? Vi là nhỏ nhất, tinh vi nhất mà con không thấy được, huyền diệu nhất con không lường trước được, thấy không?

Đây bước ra kia nó đã thay đổi rồi, mà con không hiểu. Cho nên chúng ta phải thanh tịnh. Khi con thanh tịnh rồi cái bước đi của con, con được được học, chỗ con đứng con được học, chỗ con ngồi con được học, sung sướng vô cùng. Con ăn những cái thanh khí điển tinh thần của Trời Đất đang ân ban, chớ không phải là người phàm ban cho con được cái gì hết, người phàm chỉ thu hút và hao phí những cái gì con sẵn có mà thôi. Cho nên những người tu nó lại khó già ở chỗ đó.Vì nó mất, nó biết tìm trở lại. Còn người không tu, mất là phải mất luôn. Nó cũng ở định luật Sanh, Lão, Bệnh, Tử nhưng mà nó già một cách luôn luôn mặt mày sáng suốt. Còn cái người phàm mà không tu nó già một cách già lắm. Tiều tụy, khổ sở, thấy không? [T2- 06:31]

Tại vì nó không biết cái cách gặt hái trở lại những cái gì đã bị mất. Mà muốn gặt hái lại những cái đó là gì? Do sự thanh tịnh thôi, con ngồi con nhắm mắt, vậy là con gặt hái trở lại những gì con đã mất. Chúng ta mất những cái gì? Mất sự thanh tịnh mà thôi. Bây giờ chúng ta đạt được sự thanh tịnh là gì? Chúng ta lấy lại sự thanh tịnh, thấy không? Mặt mày con thanh tịnh thì tươi đẹp chớ. Đâu có ai có nói mặt mày con xấu đâu. Mà mặt mày con hung hăng, muốn giết hại thiên hạ, nó là động rồi, đâu có thanh tịnh. Mặt thằng đó xấu xí, giận người ta cái mặt sao mà cù lần, người ta không thích. Tại vì nó chưa có thanh tịnh. Nó không giải quyết được trật tự của chính nó. Trong cái cơ tạng của chúng ta phải có trật tự mới có sự sống. Còn nếu không có trật tự là một người khùng mà thôi.

Cho nên nhiều người ở thế gian tự tử chết là vậy, tại vì không có trật tự. Có bộ đầu mà không biết tổ chức cho bộ đầu, hòa hợp với Càn Khôn Vũ Trụ. Có ngũ tạng mà không biết khai thông ngũ tạng để hòa hợp với ngũ hành, phải mất trật tự không? Ngũ hành là gì? Kim, Mộc, Thủy, Hoả, Thổ. Trong bản thể của các con Tim, Gan, Tì, Phế, Thận, mà không chịu khai thác nó ra để nó kêu blocked một cục như thế này thì làm sao nó được. Cho nên chúng ta phải dùng cái thanh khí điển, làm cái Pháp Luân Thường Chuyển hít vô, để cho chỗ này nó mở, rồi chỗ kia nó mở tuần tự, cứ kiên nhẫn đi tới là nó mở hết.

Cho nên sự dày công của mọi người phải có, vì chúng ta đem cái sự sáng suốt của chúng ta từ tam thập tam thiên, giáng sanh xuống thế gian. Đó, bây giờ các con về nhà phải sử dụng sự sáng suốt của các con không? Chút nữa gặp; “A, ăn cơm chưa?” Muốn ăn cơm tui phải nghĩ tới gạo, phải lấy cái sáng suốt đi theo, Theo dõi gạo chớ gì? Lấy cái sáng suốt theo dõi than, củi, điện, thấy chưa? Rồi lấy cái sáng suốt đi theo dõi cái sự nóng nảy, sống động mà để nấu thành gạo. Rồi lấy cái sự sáng suốt để theo dõi, coi thử cái cơm bây giờ có thể ăn được không? Ăn vô để làm gì? Cũng lấy cái sáng suốt phục vụ, để cho nó tan, ăn vô để biến thành thủy, thủy biến sanh khí, khí biến sanh sắc. Thì mình theo dõi chớ ai theo dõi nữa. Cái sự sáng suốt cứ phục vụ mãi mãi mãi mãi, đi tới. Ăn vô nó thành ra nước nè. Nước nó thành ra hơi nè. Hơi nó thành ra màu sắc, sắc nó quờn hư, mà mình không biết chữ quờn hư. [T2- 09:23]

Mà tui đói bây giờ tui phải đòi ăn. Chỉ biết bao nhiêu đó rồi động loạn mà thôi. Bây giờ tui đói, không cho tui ăn không được. Đó, mà không biết rằng mình đang phục vụ sự tiến hóa của Càn Khôn Vũ Trụ. Qua con người nó mới có tiến hóa. Cây cỏ vạn vật qua con người nó mới có tiến hóa. Con thấy khúc củi, khúc cây mà qua tay con người trở nên hãnh diện khéo léo trước mặt mọi người. Ta đẻo thành một cái hình tượng để người ta chưng bài, con thấy chưa? Cho nên cái sự sáng suốt của mình là vô cùng, phục vụ bất cứ ở nơi nào. Rồi các con mỗi thứ, mỗi người là một nghề, mỗi người là một việc. Các con thấy chưa? À, là do cái sáng suốt của con đi học cái nghề đó. Mà cái nghề đó là gì? Là do sự sáng suốt con có, trong cái tưởng nó có cái tượng con mới làm được. Muốn nấu món ăn mà con không tưởng cái này, ráp với cái kia, kia ráp với cái nọ, đâu có thành ra một dĩa đồ ăn. Cho nên, sáng suốt của chúng ta đem xuống phục vụ chuyện trần trược. Rồi quên, tưởng mình là hay, dắt đi, không chịu trở về vun bồi sự sáng suốt của mình.

Bởi vì sự sáng suốt của mình sẽ đi tới sự vô cùng tận. Cho nên mình mới tin một đấng gì mà mình đã và đang tu. Đấng đó với mắt phàm không thấy, nhưng mà kỳ thật trong tâm thức mình kính mến Đấng đó, Thượng Đế chẳng hạn, Chúa, Ala chẳng hạn. Đó là một vị tối cao trong tâm thức của chúng ta. Thì chúng ta phải vun bồi sự sáng suốt của chúng ta đi tới, kề cận Ngài, thấy không? Vì Người là người đi trước, thì chúng ta là người đi sau mà chúng ta không vun bồi để trình diện Ngài thì làm sao chúng ta học được sự cao siêu nầy. Thấy không? Mình xuống bếp cũng vậy. Cái bà bếp bả nấu lâu nhứt định bả dạy mình một chút là mình làm thông thạo. Còn mình không nhờ cái đó làm sao mình thông thạo. Cho nên mình phải tập trung tinh thần trong lúc mình học. Là mình phải vun bồi sự sáng suốt sẵn có của mình để mình tiến tới gần Ngài. [T2- 11:30]

Cho nên không có cái đạo nào ở thế gian là cái đạo hư hết đó. Chỉ chính con người hư mà thôi. Nó hư, nó không hướng hạ mà nó không chịu hướng thượng. Nói tui bây giờ tui tin đạo này để ông Tổ ổng cho tui có con vợ đẹp. Cho tui có người chồng hiền, thôi à. Vậy thì con người tui yếu hèn quá, nó bị giới hạn có bao nhiêu đó thôi sao? Tui phải là một cái gì hữu ích chớ? Tui tin một vị thánh hiền là tui sẽ đi tới một cái gì hữu ích để đóng góp cho tất cả nhơn quần tại thế. Chớ tui tin một vị thánh hiền mà tui giới hạn có một chút xíu, coi tui như là con dòi, con bọ, không có giá trị, vậy tui tin để làm gì? Để tui tự nhiên còn sướng hơn à. Chớ tui tin một vị nào thì trở nên cái tánh cách của vị đó. Tui mới thật sự là người sùng đạo và hiểu đạo. Còn nếu tin mà ỷ lại, cứ kêu Ngài làm việc cho tui. Bởi vì tui đâu có sống bền. Tui đã nói rằng cái mặt con người đều là giả, không có người nào thiệt hết. Nếu mà thiệt thì nó không có bao giờ bị chết, không bao giờ bị già. Mà mỗi người sẽ bị già và bị chết. Đó là không có thật, mà không có thật thì sanh ra để làm gì? Nhưng mà nhờ nó cái thức nó mới mở, học, thấy không? Sự kích động và phản động nó dạy tâm mình, phải hiền bớt đi, thanh tịnh bớt đi. Để sớm rời cái lớp này và chúng ta sẽ tới cái lớp khác. Nhất định là phải đi học à. Mãn khóa rồi nó đuổi đi chớ nó không có cho lưu bình lại ở thế gian đâu. Không có người nào được lưu hết. [T2- 13:25]

Thiếu gì ông già, bà già tỉ phú có tiền muốn lưu lại, cúng biết bao nhiêu thần thánh nhưng mà tới giờ phút lâm chung phải ra đi. Có người nào được lưu lại tại thế không? Không có điều đó. Chúng ta đã hiểu rằng, chúng ta sống tới ngày nay, nghĩa là triệu triệu ức ức người, mắt, mũi, tai, miệng mà đều khác nhau không? Dòm mặt khác nhau à. Mà thiệt là một cái khuôn chớ không phải hai cái khuôn. Mắt, mũi, tai, miệng, ngũ tạng phải không? Người này cũng mắt, mũi, tai, miệng, ngũ tạng nhưng mà khác nhau. Dòm là anh Hai, anh Ba khác nhau hết đó. Đó là phần điển khác nhau. Cho nên các con phải hiểu rằng cái hồn là làm chủ thể xác, chớ không phải cái xác làm chủ cái hồn. Nếu cái xác làm chủ cái hồn thì giống nhau rồi, đâu cần nói gì nữa, cần học gì nữa. Khác nhau, nhưng mà chết rồi thì mặt nào nấy cũng xanh lè giống nhau hết, xác chết ra ma, thấy chưa? Cái khuôn có một khuôn thôi à. Nếu nó không phải một khuôn, ra tiệm nào đó mua cái áo bận cái nó vừa, cũng giống nhau thôi, thấy không? Nhưng mà cái điển khác nhau. Điển không giống nhau, trình độ không giống nhau, mỗi người mỗi một sự sáng kiến khác nhau, mỗi người một cái nghiệp quả khác nhau, mỗi người một cái ác trược khác nhau, ác cũng khác nhau, mà thiện cũng khác nhau chớ không có giống được. Cho nên nhiều khi ở thế gian bàn cãi việc này, việc kia, việc nọ, năm này tới tháng kia, không có xong những sự khác biệt lẫn nhau về trong cái tâm thức, chớ không phải mặt mày không nghĩa lý gì. Cái đó kêu bằng trình độ, thấy không?

Phải hiểu được cái trình độ, trình độ không mua không bán được. trình độ của mình không có thể bán cho người khác, mà trình độ mình, mình phải tự xây dựng nó mới gia tăng lên cao. Còn mình không tự xây dựng, không bao giờ có tới sự trình độ cao. Hả?

Mình không biết xây dựng, tự chủ đó, là mình bị lợi dụng bởi ngoại cảnh, và lôi cuốn bởi ngoại cảnh thì càng ngày càng thấp, ăn thua, giành giật. Nhưng mà ông Trời có luật Trời, người thế gian không hiểu, tưởng là tui thắng rồi. Tui lấy được của của chị này là tui thắng rồi, nhưng mà nó có biết giờ phút lâm chung có giờ phân xử. Cái tội mày nặng hay nhẹ, thì giờ đó hạ màn rồi mới biết, anh có đi ngồi tù hay là không?

Bây giờ anh hung hăng, anh dữ, anh lấy súng anh giết người nhưng mà tới giờ lâm chung rồi anh mới thấy anh anh đi đâu. Cho nên chúng ta muốn học rất dễ, bây giờ đủ hết rồi, vô ngay nhà thương chơi thôi, dòm những cái giường bệnh. Giờ phút lâm chung những người này như thế này, người kia như thế kia, có người chết khổ ghê lắm mới được chết, vì bài vở nó không chịu học, không hoàn tất thì nó phải khổ trước khi nó lìa thân. Mà những người ta đó hoàn tất cái lúc chết cũng (nghe không rõ). Không cần làm thủ tục nữa, mà những người khó chết đó là phải làm rất nhiều thủ tục [T2- 16:51] vì nó lười biếng, nó trì trệ, nó ác ôn là nó trì trệ, nó tăm tối. Cho nên chúng ta phải nhìn nhận rằng chúng ta ác ôn, chúng ta sống, chúng ta mới tu bổ sửa chữa. Căn nhà chúng ta dột, chúng ta mới tu, đừng có nói mình là người hiền, không có hiền đâu, không có người nào hiền hết. Ai cũng muốn hơn ai hết à, thì bây giờ chúng ta thấy rằng cái căn nhà không tốt, dột, hư, bây giờ chúng ta phải tu bổ sửa chữa.

Cái tu này nó khác, không phải là tu chán đời, vô ngồi đó kêu bằng tu, là ông Thầy chứng kêu bằng tu, cái đó không phải. Mình ý thức được cái hư của mình, mình sửa lại. Cái tánh hư tật xấu của mình, mình phải tu bổ sửa chữa cho nó hoàn thiện, nó tốt. Cái đó là cái quan trọng, thấy không? Cho nên nhiều người không hiểu nói tui đi tu rồi, xưng với người khác nói tui tu mà. Tu cái gì? Tu mà còn giận người ta, còn hờn người ta, còn lấn át người ta. Tu mà không biết cái hồn của mình, không biết cái thực chất của mình, tu cái gì? Đó cho nên cái tu này nó khác, nó đòi hỏi hành giả phải đi tới từ từ. Từ ác đi tới thiện, từ thiện đi tới sáng suốt, từ sáng suốt đi tới hoàn tất, hồn vía của chính mình. Biết mình ở đâu đến đây rồi sẽ về đâu? Mình nắm rõ cái giềng mối tiến hóa vô cùng của chính mình mới là người tu. Cho nên cái tu này phải tự tu, mà thầm tu thầm tiến, không nhờ một ai ngoài mình. Cái pháp này đưa ra mà mình không biết sử dụng thì mình bỏ giỏ rác à. Mình biết sử dụng là cái pháp của mình, đâu có pháp của ông Tám, dầu cho Thượng Đế ban xuống đi nữa, cũng không phải pháp của Thượng Đế, chính pháp của mình. Nếu mình không sử dụng thì cái pháp đó vô giá trị, thấy chưa? Còn mình biết sử dụng thì nó phải mở, từ cái kẹt nó phải đi tới cái thông, từ cái động nó phải đi tới cái tịnh.

Cho nên Đức Thích Ca Ngài đâu có học với ông Thầy nào đâu, Ngài ngồi ngoài rừng vậy đó, giữ cái thanh tịnh, nhứt định thanh tịnh là thắng tất cả. Ngài thành công tới ngày nay, mà chúng ta đi theo Ngài, nhiều người đi theo Ngài, theo đạo, theo ông Tổ, theo đủ thứ hết. Nhưng mà những vị đó cũng là thanh tịnh mới đắc đạo. Mà chúng ta không chịu theo sự thanh tịnh của Ngài thì chúng ta theo sự động loạn mà nhờ Ngài và sợ Ngài thì chừng nào chúng ta mới tiến được. Chúng ta phải gần Ngài, chúng ta là Ngài, vì Ngài chết đi, Ngài mong muốn chúng ta kế tiếp là Ngài, để thay thế Ngài làm việc cho cả Càn Khôn Vũ Trụ, không phải làm việc cho một cá nhân [T2- 19:50]

Cho nên ý chí chúng ta phải biết rõ cái nhiệm vụ học hỏi tu tịnh của chúng ta là đi làm việc lớn chớ không phải làm việc nhỏ. Mà muốn trở về cái vị trí lớn thì phải thanh tịnh. Ông tổng thống nào mà nhảy tưng tưng, người ta bầu đâu có. Không có ông tổng thống nào mà nhảy tưng tưng ngoài đường mà người ta bầu không? Rất thanh tịnh, phải điềm đạm, phải sáng suốt, người ta mới bầu. Nói về thế gian. Còn có một vị Phật nào mà la lô mà người ta kính mến đâu, không có. Luôn luôn Ngài phải thanh tịnh, sáng suốt, thì bây giờ chúng ta đi con đường nào? Phải đi con đường đó, trở về sự sáng suốt thì chúng ta mới nhận định được rằng, Thượng Đế là lớn hơn ông Phật. Lớn hơn chỗ nào? Có cha có mẹ mới có con người ta. Mà không có cha mẹ thì làm sao có người ta mà để tu thành Phật, thành đấng này, đấng kia, thấy không? Những vị đó đều là con của Ngài. Khi chúng ta sáng suốt rồi, chúng ta mới trở về nguồn cội, còn thiếu sáng suốt làm sao trở về nguồn cội. Cho nên chúng ta tu tới thanh tịnh, sáng suốt mới biết đường về nguồn cội [T2- 21:11]

Còn không hành làm sao làm được, dùng lý thuyết, xem sách, nói đủ thứ hết nhưng mà không hành, không chịu sửa. Ở trong này cái tánh có chút xíu thôi, giận người ta không mà giải quyết không được. Giận thôi à, hờn thôi à, mà giải quyết không được, không khai triển nổi cái đó. Là vì kẹt ở trong điểm đó rồi. Cho nên khi chúng ta khai triển được rồi, chúng ta mới thấy rõ, Ngài ở trong ta, Ngài dìu tiến ta, Ngài nuôi dưỡng ta, Ngài luôn luôn thân mật với chúng ta. Thì đâu có vụ xa cách giữa cha và con trong Càn Khôn Vũ Trụ

Rồi hỏi bây giờ cái linh động của luồng điển Càn Khôn Vũ Trụ xa cách, lớn hơn tui nhiều quá mà ổng nói vậy là không đúng. Hỏi chớ bây giờ con có thể cúp cái hơi thở con được không? Cúp hơi thở con đâu có sống được, cúp hơi thở con đâu có tri giác nhưng mà hơi thở đó do đâu có? Liên hệ cả Càn Khôn Vũ Trụ. Hỏi chớ Càn Khôn Vũ Trụ với chúng con đâu có xa nhau, phải gắn liền không? Mà tại sao mình còn bận tâm, cho những vị đó là lớn hơn hết mà tui nhỏ hơn hết thì làm sao tui tu. Tui là những vị đó, tui phải thực hiện như những vị đó, tui phải trì chí như những vị đó. Để đem lại sự sáng suốt của tui cũng như những vị đó. Bởi vì tui đang nợ, tui là con nợ của Càn Khôn Vũ Trụ bây giờ tui phải trả. Tui vay rất nhiều rồi bây giờ tui phải trả, mà trả trong sự sáng suốt, mà tui phải hành đạt được sự sáng suốt tui mới trả lại sự sáng suốt. Còn tui không hành đạt được sự sáng suốt, lấy cái gì mà tui trả lại sự sáng suốt. Định luật vay là phải trả. Cái áo tui đang mặc đây là quần chúng đóng góp cho tui. Trí khôn loài người đã tạo thành cái áo cho tui. Có phải là Thượng Đế ban trí khôn cho mọi người không? Thì tui thiếu loài người là tui thiếu Thượng Đế. Bây giờ tui phải trả lại chớ. Ai là người trách nhiệm điều đó? Tui là người trách nhiệm, tui là người gánh vác để trả lại.

Cho nên tui thực thi, tu rồi tui phải nói lại những đường lối sáng suốt cho mọi người. Để cho mọi người đi, đồng đi với tôii. Cho nên tìm tui là đúng, tui tìm tui là đúng. Tu mà hiểu được tui là mới thành đạo, còn tu mà chưa hiểu mình là ai thì chưa thành đạo? Còn bơ phờ, ngơ ngáo, không biết bến giác ở chỗ nào. Cho nên mọi người chịu hành, không trước thì sau cũng phải đạt, không nên nôn nóng, từ từ giữ cái phương pháp Soi Hồn, Pháp Luân, Thiền Định, bao nhiêu đó là đủ rồi, tùy hoàn cảnh mà làm. Bây giờ tui bận rộn chuyện đời, tui làm, ít một chút. Mà ngày mai nhất định tui cố gắng phải làm nhiều hơn. Tui phải khai triển, tui phải khứ trược lưu thanh, những cái phần nặng trược của tui rất nhiều, nhiều kiếp rồi bây giờ tui phải giải tỏa nó ra. Tui không lưu trữ nữa và tui phải đưa nó lên trên. Tui có nhiệm vụ dìu tiến chúng nó và cho nó tới một chỗ kêu bằng chánh giác, thay vì động loạn. Cho nên các con tu đi tới chỗ không không gian không thời gian, thì con người chúng ta không có so đo nữa. Lúc nào chúng ta cũng ở trong tâm thức êm diu, hòa bình, hạnh phúc, sáng suốt như vậy mới là định, con hiểu không?

Còn nếu mà động loạn, không bao giờ định. Cho nên phải cố gắng thực hiện để đi tới thanh tịnh. Nếu không cố gắng thực hiện không bao giờ thanh tịnh được, chỉ có cái thực hành thôi. Chúng ta hành trong khổ, hiểu rõ cái khổ là gì, hiểu rõ cái buồn là gì? Hiểu rõ cái vui là gì? Hiểu rõ cái sân là gì? Hiểu rõ sự tủi nhục là gì? Thì mọi trạng thái chúng ta hiểu rồi, chúng ta mới hòa tan với mọi trạng thái, lúc đó mới kêu bằng nhập định [T2- 25:25]

Còn từ chối trạng thái này, từ chối trạng thái kia làm sao tui hiểu được. Cái tâm thức tui phải hòa tan trong mọi trạng thái, rồi lúc đó tui mới là định. Tu là tu vậy, chớ chúng ta không tu chấp như trong chùa, chấp như ông sư, chấp như một vị gì ở thế gian. Ở chỗ nào chúng ta cũng sống. Tình thương huynh đệ bao la. Kẻ hung người hiền chúng ta cũng là bạn. Vì trước kia chúng ta là người hung ác. Ngày nay chúng ta hiểu cái hiền, tôi phải chơi với tất cả kẻ hung người hiền, đều là bạn của chúng ta. Chúng ta phải đi tới, hòa tan và học hỏi mới tiến hóa được (nghe không rõ) nhào vô đánh đại.

Đức Thầy: Đó ông Trời cho nó cái tánh dũng đó, ghen đó, ghen là dũng đó. Ông chồng mà đi chơi bời mà ảnh biết được (nghe không rõ) đánh vô, tới đâu tới, dũng đó, có sẵn rồi đó, tại không biết sử dụng chớ đâu khó, dễ ợt à. Vô kẹt cái kẹt là nó dũng à. Thấy không? Khi mà con ngồi thiền thấy được con ma nó tới nó đánh mình, mình niệm Phật nó tan rồi thì lúc đó đâu có mà sợ nữa. con ma nào cũng không sợ hết, cứ niệm Phật nó đi, thấy không? Còn đàn bà mà bắt ghen, bắt được trận, thì trận nào coi như pha, là quánh liển (cười), phải không?

Bạn đạo: Con thưa với Thầy con không biết Thầy

Đức Thầy: Ghen, ghen đó

Bạn đạo: Thưa Thầy dùng (nghe không rõ), khi mình lỡ giết một con vật nào đó thì mình có phạm tội không Thầy?

Đức Thầy: Nói phạm tội là cũng không phải phạm tội, vì mình tối tăm mà thôi, chỉ thiếu sáng suốt mà thôi

Bạn đạo: Không, thí dụ như mình trồng cây, trồng bông. Khi mình đào lên đụng con trùng….lở trúng nó chết

Đức Thầy: Cái đó không sao! Cái đó không sao, nó đi theo mình thì mình lo tu thì nó được giải. mình giết con nào thì nó cũng theo mình hết đó, thì mình lo tu thì nó đi theo mình đi lên

Bạn đạo: Con thú đó Thầy, mình giải niệm Phật nó cũng đi lên đó Thầy

Đức Thầy: Cho nó niệm hết chớ, tất cả nó là sanh linh mà. Cho nên tôi dạy niệm thường niệm vô biệt niệm là vậy, niệm nhiều đi, niệm nhiều, niệm nhiều để cho tất cả đồng niệm với mình, rồi mình mới sáng suốt được[T2- 28:00]

Bạn đạo: Hồi đó Thầy tu tới bao nhiêu lâu Thầy mới thanh tịnh được Thầy?

Đức Thầy: Hồi đó, tu bằng đầu tu sáu, bảy tháng, thấy đi đây đi đó vậy thôi, cũng chưa có thanh tịnh đâu. Tu tới lúc mà mọi người tới tìm đó, tới tìm Thầy đó và hỏi đạo, lúc đó bắt đầu thanh tịnh

Bạn đạo: Dạ, tự nhiên nó thanh tịnh vậy hả Thầy?

Đức Thầy: Tự nhiên thanh tịnh. Bởi vì nếu mà mình không có thanh tịnh, người ta hỏi không có biết đường trả lời, đâu ai tới nữa. Tự nhiên vậy, là Bề Trên chứng à. Bề Trên chứng là mình mới được làm cái việc đó, mà làm việc đó thì càng ngày càng thanh tịnh thôi

Bạn đạo: Con thấy cái quý giá của thanh tịnh, nó cao quá Thầy

Đức Thầy: Sáng suốt lắm, mới trả lời được. Chớ người ta tu mấy chục năm trong chùa, người ta ra người ta hỏi, biết đường đâu mà trả lời, mà mình chưa coi cuốn kinh nhưng mà vẫn trả lời trôi chảy, phải Bề Trên chiếu cho mình? Thì mới chứng minh có ông Trời, ông Phật rõ ràng. Ổng chiếu cho mình mình mới có sự sáng suốt đó, chớ còn căn bản mình làm gì có, thấy không?[T2- 29:03]

Bạn đạo: Sao con dạy lục căn lục trần xuống (nghe không rõ) mà dạy không được Thầy?

Đức Thầy: Thì con cứ niệm Phật thôi chớ con đừng có dạy, bắt nó niệm Phật. Thì trong đó nó niệm Phật, nó thức rồi đó “ Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” lúc đó mình nghĩ là nó phải nghe. Bởi vì nó phải đồng trong cái khác của mình. Nó niệm Phật y như mình rồi đó, ta rảnh ta cứ niệm Nam Mô A Di Đà Phật, thấy không? Niệm thường niệm vô biệt niệm nó mới được.

Bạn đạo: Cũng như là con khi mà con tới khi niệm Phật đó Thầy

Đức Thầy: Ừ!

Bạn đạo: Khi Con nói niệm trước niệm sau. Lúc nó nhớ, nó quên đó Thầy, cái con buồn quá con khóc quá chừng. Cái con tỉnh dậy con nhớ cũng như Thầy khóc với chúng con (nghe không rõ) [T2- 29:48]

Đức Thầy: Cứ từ từ niệm,

Bạn đạo: Thương yêu chúng con Thầy

Đức Thầy: Cứ niệm, ban ngày mà con rảnh, con niệm. Cũng như hồi nào giờ mình bắt nó thâu cái phức tạp lộn xộn. Bây giờ mình kêu nó thâu cái sự thanh cao. Thét thì nó quen à. Như trong gia đình gia giáo, mọi người đểu lo học hành, mọi người đều nói những cái chuyện tươi đẹp thì trong cái gia đình nó ảnh hưởng tốt, thấy không? Mà nói chuyện hung hăng đánh đập này kia kia nọ thì gia đình đó sẽ học cái chuyện xấu thôi, phải không?

Bạn đạo: Thưa Thầy, làm sao mà mình vừa cứu được mình mà vừa cứu được người khác, không có khổ vì mình nữa?

Đức Thầy: Cho nên mình phải cứu mình trước và mình phải niệm thường niệm vô biệt niệm, “Nhứt lý thông, vạn lý minh”, mình thông được nguyên lý Nam Mô A Di Đà Phật thì nhiên hậu tất cả đối diện với mình cũng Nam Mô A Di Đà Phật. Sau lưng mình cũng Nam Mô A Di Đà Phật mà nơi nào cũng ở trong nguyên lý Nam Mô A Di Đà Phật. Thì những người đối diện với mình cũng là nằm trong nguyên lý Nam Mô A Di Đà Phật, thì tại sao mình sáng suốt, mình thức tâm họ cũng như mình có cái gì đâu? Mình cho thấy, họ thấy họ là vô cùng, thì họ đâu còn bị kẹt nữa. Còn họ chưa thấy họ thì họ cần phải dựa nương nơi mình. Mà họ thấy họ rồi là họ tự chủ đâu có cần dựa nương nơi mình.

Bạn đạo: Cái khó là làm sao để cho họ thấy họ

Đức Thầy: Chớ sao? Bây giờ mình thấy mình trước. Mình thấy mình mình mới ảnh hưởng họ. Nhiều khi mà họ gặp mình là gặp cái từ điển thanh nhẹ, và cái thương yêu khác, không phải cái thương yêu trần trược.

Bạn đạo: Nó phản ảnh trong tâm của mình

Đức Thầy: Đó, cái thương yêu khác, không phải cái thương yêu trần trược

Bạn đạo: Mình chuyển cái luồng điển của mình trước hả Thầy?

Đức Thầy: Mình phải lo mình trước, mình cứ lo mình trước, mình lo mình ngu, mình thấy mình thiếu thốn, mình thấy thiếu sáng suốt, mình phải tu mình mới sáng suốt được. Mình càng sáng suốt thì mình càng giúp đỡ được những người nào gần mình. [T2- 31:51].

Bạn đạo: Ai nói gì nói mình cứ lo tu thôi.

Đức Thầy: Mình lo tu thôi

Bạn đạo: Ai muốn làm gì làm

Đức Thầy: Ừ!, Ai muốn làm gì làm, cái chuyện ngu của mình, mình phải giải quyết. Chớ bây giờ người khác không giúp đỡ gì mình được, chỉ mình mới giúp đỡ được mình, nó khác ở chỗ đó.

Bạn đạo: Thầy giảng cho tụi con nghe về tình yêu như hồi nãy thầy giảng, hay quá Thầy. Tình yêu Thầy nói từ đầu đến đuôi đều là giả hết, không đi chỗ nào hết

Đức Thầy: Thì nói rồi đó, có thâu băng rồi đó

Bạn đạo: Dạ, lúc nãy con chưa thâu…..Thầy giảng cho hai chữ lễ độ.

Đức Thầy: Cái lễ độ cũng là ở trong cái sáng suốt. Khi mình có lễ độ là mình muốn những người đối diện với mình tương ứng với mình, hiểu chưa? Trong cái hòa đồng thương yêu. À, con người mà không có lễ độ đó, Tiên học lễ, hậu học văn. Trước hết phải học lễ, rồi sau mới học văn. Con người không có lễ đó thì không có nhẫn. Không có nhẫn thì làm sao học được văn chương được. Phải kiên nhẫn. Đó. Cái lễ là tạo cái nhẫn, nhẫn tánh của con người. Con người vô lễ thì đâu có nhẫn, thấy không? Cho nên mình tu ở đây là trọn khóa. Khi mà các con ngồi Soi Hồn, Pháp Luân, Thiền Định là học nhẫn chứ. Học lễ.

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Đức Thầy: Học lễ nhiều lắm bởi vì thanh nhẹ, nhẫn mới tiến tới sự thanh nhẹ, thì mình nhẫn mình mới tới chỗ đó, còn không nhẫn thì làm sao mà tới chỗ đó được. Có lễ người ta mới cho vô nhập môn. Người ta muốn bước vô nhà mình mà người ta hằn học đó, mình đâu có thích người ta bước vô nhà mình. Vô phải hỏi chủ nhà, lễ độ mới bước vô. Thì mình tu ở đây, mình thanh nhẹ, mình mới nhập thiên môn được.

Bạn đạo: Mà mình cũng có lễ hay là Thầy (nghe không rõ)

Đức Thầy: Là vì tại mình thiếu nhẫn. Bởi vì mình thâu cái ngoại cảnh, cái hồn mình chớ, cái hồn mình tăm tối, thấy chưa? Cái hồn mình sáng suốt thì phải học cái nhẫn chứ. Cái nhẫn là cái lễ. Cái nhẫn quan trọng, thấy không? Mà cái nhẫn là cái lễ [T2- 34:01]

Bạn đạo: Cái nhẫn có phải là cái “Dũng” không thưa Thầy?

Đức thầy: Sau cái nhẫn rồi mới thực hiện từ bi, mà sau cái từ bi mới là “Dũng”, thấy không? Bởi vì từ bi là mình nắm được cái khí giới tình thương và đạo đức. “Dũng” là đi tới chớ có gì đâu? Thấy không? Mà mình thiếu tình thương và đạo đức là mình đi tới đâu? Đi tới đâu họ cũng ghét mình, mình có tình thương và đạo đức, đi tới đâu họ cũng thương mến mình. Cái đó kêu bằng “Dũng” đó. Trong lúc người ta không dám nói chuyện với mọi người mà mình dám nói chuyện với mọi người là mình “Dũng” chớ còn gì nữa, mà mình nói với sự sáng suốt, với sự từ bi thương yêu với mọi sự nhẫn nhục sẵn có của mình để phóng cái Thanh Điển cho họ, thấy không? À, cho nên cái tu này là cái yêu, là yêu thể xác này nè. Cái người yêu đang chung sống với mình trong từng giây từng phút mà mình không biết yêu là cái xác mình [T2- 35:04]

Mình phải xây dựng nó, mình phải khai tâm nó, mở nó, mình phải săn sóc nó từng giờ phút khắc, để nó tiến triển đồng với tâm thức của Chủ Nhân Ông là phần hồn. Phần hồn mình lúc nào cũng muốn thanh nhẹ, không muốn nặng trược, thì cái thể xác này mà mình cho nó nặng trược đó là mình có lỗi, mình người chưa biết yêu. Chưa biết yêu mình, chưa biết yêu Trời Phật, phải biết yêu mình mới biết yêu Trời Phật. Phải biết yêu mình mới biết yêu chúng sanh. Thấy chưa?

Mà bây giờ mỗi người cũng như mình, cũng mang cái thể xác đồng như mình mà mình dị biệt đối với họ là mình có tội, mình người tăm tối. Vì họ cũng làm chủ của một thể xác nhưng họ chưa tiến tới trình độ sáng suốt như mình thì một ngày nào họ sẽ tiến tới, kiếp này không được thì kiếp khác. Cho nên Đức Phật từ bi luôn luôn nhẫn nhục mà để chờ đợi những sự thành công cho những người đang hướng về Ngài. Thì Thượng Đế cũng vậy. Thượng Đế vẫn hằng nuôi chúng ta bất cứ giờ phút nào cũng nuôi và giáo dục chúng ta. Có chồng, có vợ, làm mẹ thì phải có con, đó là cái sự giáo dục trong Kinh Vô Tự, mà giáo dục gì? Giáo dục thực hiện tình thương và đạo đức. Có người mẹ nào không thương con không? Người cha nào không thương con không? Thấy không? Nhưng mà bây giờ thực hiện cho kỳ được cái tình thương cao siêu hơn nữa, siêu nhiên hơn nữa, vô cùng hơn nữa mà để thấy Thượng Đế. Thượng Đế là vô hình vô tướng. Mà nếu chúng ta muốn biết Thượng Đế ở trong hình tướng nào cũng được, vì chúng ta ở trần trược thì phải có hình tướng. Mà chúng ta đi chỗ thanh nhẹ thì đâu có còn hình tướng nữa, thấy không? Thì khi mà vô hình tướng thì chúng ta tìm Thượng Đế ở đâu? Ở trong nhịp thở của mình. Mà Thượng Đế là tình yêu vô cùng sống động trong tâm thức của chúng ta. Hơi thở là tình yêu chớ, không có hơi thở lấy gì có tình yêu, thấy không? [T2- 37:13]

Hơi thở là sống động vô cùng trong nội thức của chúng ta. Đâu có phải của cải, đâu có phải tiền bạc, thấy không? Nhưng mà cái hơi thở. Nếu tỉ phú mà không có hơi thở thì cũng không có sài được. không có tình yêu của Thượng Đế làm gì mà thực hiện được tình yêu thế gian. Cho nên vợ chồng thế gian, bạn bè thế gian, nghĩa là tạo cái chuyện của đôi môi mà thôi. Chớ còn chiều sâu ở trong tâm thức không thấy. Chiều sâu trong tâm thức không thấy làm sao được. Làm sao thành đạo?

Cho nên con người vẫn bơ vơ, vẫn ca tụng tình yêu, vẫn tác ra những cuốn sách tình yêu nhưng mà chính người tác giả chưa biết yêu, làm sao thực hiện được tình yêu. Còn chúng ta tu đây là từ giờ phút khắc, chúng ta đang sống trong tình yêu của Thượng Đế. Không có hơi thở, không bao giờ có sự sống. Cho nên chúng ta phải có cơ thể, mà hơi thở đó, chúng ta đã làm Pháp Luân, chúng ta mới thấy rằng cái chiều sâu của hơi thở càng ngày càng giá trị, càng cao quý, thấy không?

Cho nên thực hiện rồi sẽ thấy. Nhiều người cũng nói tui yêu, anh yêu em, em yêu anh rồi trở về là gây lộn. Chung sống một thời gian rồi bất mãn với nhau. Đó, không hiểu cái nguyên căn nguồn cội. Chớ mỗi con người đều có hồn có vía, “Sống đồng quang, chết đồng quách” mới thật sự là vợ chồng. Hồn vía mới sống đồng quang, chết đồng quách. Sống đồng là sự quan sát và chết chung một cái hòm. Còn vợ chồng thế gian không có sống chung một thời đâu. Ông muốn này bà muốn kia, rồi không có chết chung một hòm đâu. Nói vậy thôi, chết chồng cái tui khóc, bữa sau rồi cũng huề thôi [T2- 39:13]

Cho nên cái gì đó, phải tìm cái thực chất của nó, khi mà chúng ta tìm được thực chất đó, cái tâm chúng ta mới là định. Còn chưa tìm được thực chất đó, cái tâm vẫn động. Mà thực chất nó là gì? Thanh tịnh. Chỉ có hai chữ “Thanh tịnh” là thấy tất cả và có tất cả. Nếu thiếu vắng thanh tịnh đó thì mất tất cả, mất tất cả trật tự. Cho nên chúng ta tu đây là xây dựng trở lại thanh tịnh. Và chúng ta đang có học những bài học thương yêu trước mắt cũng như trong nội thức. Chúng ta xa Việt Nam, chúng ta thương yêu những người Việt Nam đau khổ. Cái đó cũng gợi cho tâm thức cho chúng ta hiểu, thấy không? Rồi chúng ta tu đây, chúng ta từ ở ngoài chúng ta mới thấy ở trong.

Người đó mang thể xác đau khổ, chúng ta đồng đau khổ với họ. Chúng ta thương yêu họ, rồi thể xác chúng ta thế nào? Cũng là trong cái hành trình đau khổ. Cho nên, trong cuộc hành hương chúng ta luôn luôn gặp trở ngại. Nhưng mà sau cái trở ngại đó là kết quả tốt đẹp ở tương lai. Chúng ta phải chấp nhận để tiến tới, không có cái gì khổ đâu. Sau cái khổ là cái sướng mà. Cho nên chấp nhận để học, để đạt tới hạnh phúc. Ở thế gian nói hạnh phúc, đâu có hạnh phúc. Giàu thiệt giàu, tỉ phú mà hai vợ chồng cũng thắc mắc với nhau, đâu có hạnh phúc, thấy không? Cho nên chúng ta tu, để trở về hồn vía mới thấy là hạnh phúc. Chung sống bàn bạc với nhau từ giờ sống tới giờ chết, rồi ta hồi sinh vô cùng. Cũng là bàn bạc với nhau, mới đi tới vô cùng, hạnh phúc là ở chỗ đó. [T2- 40:59]

Cho nên thực hiện rồi thấy rõ, càng thực hiện càng thấy rõ. Bây giờ một năm tu một năm khác, một năm tu một năm tiến bộ. Rồi chúng ta tu một năm bỏ một năm, thấy nó không có tiến bộ, thấy rõ ràng. Mình không xây dựng cho mình không có ai xây dựng cho mình hết. Cho nên phải cố gắng, hả.

Bạn đạo: Con thấy, mình học thanh học trược một lượt là sao Thầy?

Đức Thầy: Học thanh, học trược một lượt là khi mình đạt tới thanh rồi là mình thử, tối nay mình thiền được thanh nhẹ, mai cái nó gặp trở ngại, thì hỏi hồi hôm tui được thanh, bữa nay gặp cái trược. Tại sao tui còn cuốn cuồn trong cái trược, tui chưa tịnh, tui cố gắng tui tịnh. Ngày mai tui mong gặp cái đó tui còn nặng hơn nữa, tui vẫn tịnh, thì thanh trược một lượt. Tui đã thanh rồi thì ở trược không có nghĩa lý gì đối với tui, thanh trược một lượt mà, thấy không? Tui vẫn sống trong trược nhưng mà trong trược tui vẫn có cái thanh. Tui ý thức rõ tui từ cái trược mà tui đạt đến cái thanh ở ngày nay. Và từ cái thanh này tui trở về trược, tui vẫn là thanh. Thanh trược một lượt, tui mới thấy rõ là tui học hai lớp, cơ trược mà, mọi người đều ở trong trược mà ra. Rồi bây giờ chúng ta đàm đạo nói đến Tiên, Phật phải thanh không? Và chúng ta trụ hẳn ở trong thanh rồi, trở lại trược thì chúng ta vẫn thanh. Trong trược có thanh mà trong thanh có trược. Nếu chúng ta nhiễu động một chút là chúng ta trở nên trược, từ cái thanh trở nên trược. Mà từ cái trược mà định một cái đó là trở nên thanh, thấy không? Chúng ta định để hiểu cái thanh, rồi từ cái thanh trở lại cái trược, động một chút coi thử nó thấy thế nào? Chúng ta trở lộn lại mới biết. Cho nên cái Vô Vi này nó thử hoài, đêm hôm tu được nhẹ thì bên này được thử [T2- 43:05]

Bạn đạo: (nghe không rõ) Ngọc Hoàng Thượng Đế

Đức Thầy: Thì đó, khi mình hiểu được trong thanh có trược, trong trược có thanh, đó là ý thức của Thượng Đế, đâu phải ý thức người phàm. Ý thức người phàm nó trược thì nó theo dõi cái trược, tranh đấu cái trược, giết chóc và không có giải quyết nổi, thấy không? Còn Thượng Đế có giải quyết, trong trược có thanh là có giải quyết. Mà mình thấy rõ trong thanh có trược mình cũng có giải quyết. Mình động là nó trược gì? Mà mình biết động nó trược thì mình biết nó trở lại thanh để cho nó tịnh, thấy không? Trong thanh có trược, trong trược có thanh mới là thấy rõ chân lý. Chân lý là Thượng Đế đó, mà mấy ai hiểu cái đó. Khi mình gặp cái trược mình nói “Ờ trong cái trược này có cái thanh nên tui tìm cái thanh trong trược”. Thì mình ở trong cảnh khổ nhưng mình vẫn sướng

Bạn đạo: Ở trong thanh người ta vẫn gọi là có trược hả Thầy?

Đức Thầy: Trong thanh có trược.

Bạn đạo: Là sao Thầy?

Đức Thầy: Nếu bây giờ tui là sáng suốt mà tui ỷ cái sáng suốt tui là cao siêu, tui đem tui chỉ huy người ta, tui làm thầy người ta là tui trược rồi. Cái thanh đi phục vụ cái trược là phải trược rồi, thấy không? Tui có cái thanh và tui chỉ họ tìm cái thanh của họ, thì tui không bao giờ bị trược. Tui sống với trược mà tui không trược, cũng như Thầy dạy về đó hả? Thầy chỉ cho các con tìm cái thanh, phải không? Chớ Thầy đâu có lấy cái thanh của Thầy quản lý các con đâu mà Thầy bị trược. Nếu mà Thầy lấy cái thanh quản lý các con là Thầy bị trược. Tụi con sợ, tụi con cung phụng rồi tụi con coi Thầy như ông vua, thì Thầy trở nên trược chớ cái gì nữa, phải không?

Còn cái này không có, mình sống công bằng, thấy không? Đồng đẳng với nhau để nghiên cứu từ cái trược đi ra cái thanh mà mọi người có quyền đi tới, phải công bằng không? Thấy chưa? Còn nếu Ồ Thầy sáng suốt Thầy đi quản lý tui, cái đó là Thầy sẽ bị trược. Cho nên ông Thầy nào mà đè đầu mình là ông đó bị trược. Còn ổng đứng đồng hạng với mình từ trong cái trược đi ra cái thanh, ổng chỉ đường lối và ổng chỉ cho mình thắp cái đèn lồng để mà mình đi tới, thì ông đó không phải là loại trược đâu. Ổng thanh và mình sẽ thanh như ổng, thấy chưa? Phải sự công bằng của giáo lý không?

Cho nên người đời họ sai, họ ỷ họ làm Thầy và đè đầu người khác, cái đó là không được, trừ ra kêu là bàng môn tả đạo, thầy bùa. Nhiều đứa nó ra tu nó làm Thầy, cái này là mật pháp, tao không thể truyền cho mày được. [T2- 45:50]

AMPHION- THUYẾT PHÁP- CUỐN 1 (PHẦN 3)

Đức Thầy: Trừ ra kêu là bàng môn tả đạo, thầy bùa. Nhiều đứa tu nó ra nó làm thầy, cái này là mật pháp, tao không thể truyền cho mày được. Cái đó là nó tự gạt nó thôi, ông Phật không có cái gì mà. Ông Phật chỉ cho mọi người trở về với sự thanh nhẹ sẵn có của mọi người và để hòa tan với Ngài thôi. Chớ Ông Phật không có chỉ người ta cách biệt, độc tài, đè đầu người này, người kia, người nọ, không có vụ đó. Cho nên người nào tu còn núp ở trong tánh là người đó không bao giờ tiến hóa

Bạn đạo: Dạ, cái tánh mình nó dễ thu hút trần trược phải không Thầy?

Đức Thầy: Ừ, dễ lắm

Bạn đạo: Cái phần hồn của mình nó không có chán trược phải không Thầy[T3- 00:45]

Đức Thầy: Nó chán trược nhưng mà phần hồn phải có trách nhiệm, phần hồn phải có trách nhiệm và để thường xuyên nhắc nhủ cái tánh, và cho thấy cái tánh có cơ hội tiến hóa như cái hồn, thì cái tánh không có trở nên trược. Bởi vì ở thế gian là trần trược, nó xâm chiếm mình bất cứ lúc nào, mà bây giờ mình xây dựng cho cái tánh thanh cũng như là chủ nhân ông. Chủ nhân ông hướng thượng để làm Phật thì cái tánh cũng là Phật tử vậy thôi. Cho nên tất cả nó phải trở về với phật tánh thanh tịnh. Lúc đó mới thấy rằng “Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” hòa đồng với cả Càn Khôn Vũ Trụ, mới kêu bằng sáng suốt, không bị kẹt nữa, không bị phỉnh, không bị gạt nữa. Cho nên, càng tu gặp những người bạn thanh nhẹ mới được tới với mình. Những người trần trược tới thời gian rồi cũng phải xa. Thì tự nhiên thôi. Ờ sao anh đó ảnh tới, lúc đầu ảnh hăng hái nhưng mà bữa sau ảnh không tới nữa. Vì ảnh trược, ảnh không được gần mình. Mình tội nghiệp cho ảnh vậy thôi. Để ảnh học cái khóa đó, rồi một thời gian nào đó, Bề Trên sẽ chuyển cho ảnh tới gặp mình. Nếu ảnh được thanh nhẹ.

Còn nếu ảnh không được thanh nhẹ thì thôi, tới đó hết rồi, mình không có phận sự như anh đó, mình sẽ có phận sự như người khác, thấy không? Cho nên các con đừng sợ mất bạn đạo, Bề Trên sắp đặt có đứa được gần các con và đứa không được gần. Nó có như vậy, đừng có lo, mình lo tu cho mình thôi. Đừng mong cho có nhiều người, nhiều người rồi nó làm cho mất trật tự chớ nó không có tu đâu. Nó bày đủ thứ hết nó mất trật tự thôi, cho nên phải nhớ cái đó. Mình ráng tu, Đức Phật tu có một mình à, không có quảng cáo và không có rủ ai hết. Thì bây giờ mình cũng đi như Đức Phật, kỳ thật mình có cảnh huyền vi, có cảnh Trời Phật, có sự sáng suốt, chuyển động được tâm linh họ, họ tới với mình thì tới, còn không là thôi. Đừng có nôn nóng và đừng muốn phổ biến cho nhiều, rốt cuộc không có kết quả bao nhiêu hết, thấy không? Tự nhiên các con cố gắng tu họ sẽ đến, tự nhiên họ tới[T3- 03:13]

Bạn đạo: Thưa Thầy, có một người đó họ nói với con là cũng như là con thấy người đó dễ thương đó Thầy, con cũng thấy thương, con cho một cuộn băng để nghe, để mà họ hướng vể đạo đó Thầy

Đức Thầy: Ừ!

Bạn đạo: Nhưng mà chồng con không bằng lòng, đập bỏ cái băng này, xé bỏ cái lời nói với con xóa bỏ cái băng này rồi, con nói sao anh không đọc, con cũng không biết nói làm sao nữa?

Đức Thầy: Thôi, cái đó là họ chưa có cái nhân duyên. Mình, bởi vì mình tự tu, mình đào sâu cái chuyện giá trị của chính mình, mình thấy muốn cứu độ họ, nhưng mà họ không hưởng, thì thôi, cái đó là cái chuyện của họ.

Bạn đạo: Khi mình không tiếp tục nói nữa hả Thầy

Đức Thầy: Mình nói cái gì nữa, rồi sau này họ biết được, họ đụng chạm cái hoàn cảnh của họ đau khổ, lúc đó họ trở lại mình, mình cũng vẫn tha thứ, mình giúp đỡ. Lúc đó họ lại kính mến mình nhiều hơn. Họ chửi, họ mắng mình, phải nên để cho họ chửi họ mắng mình vì họ chưa hiểu. Thì một ngày nào đó họ hiểu mình, họ thương, họ quý mình nhiều lắm, thấy không? Như Thầy có làm gì mích lòng người ta, nhiều người người ta cũng tức người ta chửi. Tại sao ông dạy vợ tui tu chi vậy, tui đâu có dạy vợ ông đâu. Vợ ông đi tu, tui đâu có đòi, mà tui đâu có kêu, mà tui đâu có rủ, rồi giận một thời gian thét rồi thương, rồi mến. Mới té ra ông này không có làm bậy, thấy không? Thét rồi họ hiểu. Ông Trời mà còn bị thiên hạ chửi huống chi là mình, thấy không? Ông Trời ở mà chưa vừa lòng người mà mình ăn chung gì, thấy không? Cho nên họ giận, họ đập, họ phá. Cái đó là cái quyền của họ. Không phải cái quyền chưa hiểu của họ. Khi mà họ hiểu cái đó là họ quý lắm, thấy không? [T3- 04:54]

Như hồi trước ở Việt Nam nói tới thằng Tây là họ chửi rồi, bây giờ họ cầu thằng Tây ngó ngàng cho tui chút, chớ để tui qua đây tui ở, phải không? Hồi trước gặp Tây ngoài đường, lấy cái khúc cây đập bể đầu chảy máu, bây giờ (nghe không rõ) có thằng Tây, phải không? Là phải tới ngày nào đó nó phải thức

Bạn đạo: Dạ, bạch Thầy, Thầy nói về cái nghiệp đó. Thí dụ như những người nào có chồng có con là cái nghiệp của họ, hay là trên Thượng Đế sắp đặt cho họ như vậy, còn những người mà có chồng có con, không chồng không con cũng là cái nghiệp của người ta, trên tất cả (nghe không rõ)

Đức Thầy: Cái đó là cái chỗ kêu bằng có tiền kiếp mới có bây giờ. Cái cuộc sắp đặt những cái kêu bằng đối đầu để học và dẫn tiến tâm linh. Cái chuyện vợ chồng cũng vậy, đối đầu với nhau, động chạm để học hỏi, để tiến thôi, chớ không phải hưởng, vợ chồng con cái cũng là bài học hằng ngày, nhưng mà Bề Trên sắp đặt.

Phải vô trong cái khuôn khổ đó nó mới tiến được. Đó, mà có người người ta thức giác trước rồi nói không, tui không có vô khuôn khổ đó nhưng mà tui muốn ở trong cái khuôn khổ lớn rộng hơn là tui tu. Tu để tui thực hiện cái tình yêu của Thượng Đế lớn rộng. Chính Thượng Đế nhiều vợ hơn tui, bây giờ tui muốn thực hiện như Thượng Đế, yêu tất cả muôn loài vạn vật, thấy không? Cái tình yêu cao quý không phải tình yêu hạn hẹp, thì họ thực hiện chứ gì?

Những vị mà tu thiền rồi là họ yêu tất cả mọi người. Mà yêu trong cái thực chất. Mà Trời Phật dạy con người yêu trong thực chất, ở thế gian đụng chạm về xác thịt nhưng mà kỳ thật là cái yêu bên trong thực chất. Nó mới bền, vợ chồng yêu trong thực chất. [T3- 06:55]

Bây giờ những người tu là yêu trong thực chất, mà nó nắm được cái chìa khóa đó thì nó đâu đụng chạm cái chuyện thế gian chi mà bận rộn. Nó không muốn ở trong giới hạn hẹp nữa, nó phải nới rộng ra. Thì lúc đó nó không cần. Mà tùy ý của nó, Trời Phật đã sắp đặt muốn ở hạn hẹp, học hỏi để đi lên cũng được và muốn ở hẳn cái chỗ lớn rộng để hoà tan với các giới, cũng được. Có hai lối. lối nào cũng là lối tu thôi à. Vợ chồng thế gian cũng tu à, mà tu chậm thôi, kiếp này không được thì kiếp khác, vợ chồng rồi cũng phải đẻ con, đẻ con rồi cũng phải lo. Con người đâu có phải là con thú. Con thú mà nó còn biết yêu con nó huống chi là con người, thấy không? Thì mình không có độc ác được, thì mình phải chấp nhận cái nghiệp của mình. Cái nghiệp duyên ở thế gian mình phải lo cho nó hoàn tất, chớ mình đi nửa chừng mình bỏ người ta là không được, không có vụ đó.

Mình tu mình càng thực hiện tình thương và đạo đức, nhưng mình thấy rõ rằng Bề Trên đã sắp đặt cho mình trước hết, chớ không phải mình muốn được. Bây giờ âm thinh của các con đang nói, hành động của các con đang đi, nhưng mà con đâu có biết trước được một giờ đồng hồ sau con đi đâu? Bước bằng cách nào? Chỉ có biết thôi, cũng Bề Trên sắp đặt hết. Cho nên mình chấp nhận mình học, mình chỉ có quyền sửa tâm sửa tánh nhưng mà không có quyền triển hạng làm con người, đừng mong triển hạng để hưởng thụ. Có quyền sửa tâm sửa tánh, để cho càng ngày càng nhẹ. Mình là tiên đồng giáng thế. Đàn bà là một tiên nữ giáng thế. Phải làm sao trở về cái vị trí đó trước rồi mới đi lên trên kia

Cho nên cái phương pháp công phu Soi Hồn, Pháp Luân, Thiền Định là lập lại trật tự, trở về căn bản của mình. Từ đó mình mới vững tiến trong cái dũng trình của chính mình sắp đặt, thấy không? Cho nên giờ các con tu là trở về vị trí sẵn có của mọi người, thanh lọc để trở về vị trí sẵn có, thì mỗi người được trở về vị trí rồi yên chớ gì. Thấy đời chỉ biết cười mà thôi, làm gì hơn nữa, thấy không? Cô cũng là một cô tiên, mà tui cũng là một tiên đồng, mà bị đọa xuống thế gian vậy thôi. Làm sao tính được đọa nè. Hai vợ chồng đẻ đứa con, hai vợ chồng ít nhất cũng sống được sáu bảy chục tuổi nè. Hai người thôi 50 tuổi, hai người 100, thì cái thằng đó nó đi bao nhiêu, rồi nó đẻ ra bao nhiêu. Tính nó cũng đọa, có nhiều người đọa tới mấy ngàn năm nó mới kết thúc được cái công chuyện của nó. Kêu bằng đọa trần mấy ngàn năm xuống thế gian cứ liên tục liên tục liên tục, chừng nào cái đuôi nó hết rồi mới giải quyết. Hỏi cha nào không thương con, mẹ nào không thương con. Người nào trốn tránh trách nhiệm được, không có trốn tránh trách nhiệm được.

Phải chấp nhận. Mình chết rồi mình cũng phải chiếu cho con mình, xuống âm phủ cũng xử mà, cũng xử cũng nói, vợ nói con nói này kia kia nọ, nói đầy đủ chớ không phải là không có nói. Cho mình biết rõ ràng, cái tội của mình đối với vợ thế nào? Đối với con thế nào? Đối với xã hội thế nào? Có cái tội ghi chép hết, phải không? [T3- 10:35]

Cho nên mình tu đây là lập lại trật tự và trở lại vị trí của mình trước, thì lúc đó mình mới thực hiện. Đừng có nói: Ồ tui theo cái đạo này thì tui thành Tiên thành Phật, không có đâu. Trở lại được vị trí của mình, tìm được mình mới là đại phước. Tui tìm được tui, tui mới là thành đạo. Còn chưa tìm được tui, chưa thành đạo. Còn muốn lại kiếm chuyện cho người ta không chớ chuyện của mình không biết, thấy chưa? Khôn là trở về với mình. Chớ bây giờ vị trí nào là vị trí của mình. Sanh, Lão, Bệnh, Tử , Khổ không có vị trí nào là của mình hết, không có nắm được. Mười ngón tay này lúc chết ra đi không có nắm được cái gì hết, nắm được cái gì bây giờ, phải không? Mình phải trở về với căn bản của mình. Cho nên con người bất diệt là vậy. Vô cùng tận, cho nên vật chất nó biến chế tới vậy, thấy không? Miếng sắt mà nó làm thành cái máy để thâu thanh, trước kia nó miếng sắt chớ gì? Mà làm thành cái máy thâu thanh. Hỏi trí khôn của loài người nó thế nào? Nó vô cùng hay ho mà mình càng thanh tịnh đó, mình sử dụng, mình sẽ làm được nhiều việc quý cho thế gian này

Bạn đạo: Thầy, nếu mà con tu con giúp được đó, cái dòng của ba con đó đâu có dứt, tại còn anh em mà không tu, cái dòng đó vẫn chưa dứt

Đức Thầy: Thì con phải cứu độ, cái rừng của con mà con tối tăm quá thì nó đụng bậy đụng bạ. Mà cái hương đăng con thắp sáng mà con đem treo được lên la phong thì con đã thành đạo, là cũng như cái đèn treo la phong nó đã thành đạo mà chiếu cho mọi người

Bạn đạo: Lúc đó mới dứt.

Đức Thầy: Cho nên mọi người tùy thức hay là không? Vẫn chiếu hoài, vẫn chiếu hoài để cho họ thức tâm, rồi mỗi cái đều là cái đèn, mới kêu là vinh quang nguồn cội, thấy chưa? Mình chỉ có lo tu thôi, không nên kêu em, kêu anh tu, mình tu và mình phải gởi cái điển thiển lành, tự nhiên nó thức[T3- 12:44]

Ngày nay, mình được tu là Cửu Huyền Thất Tổ đã gởi cho mình rồi, mình mới chịu tu, soi sáng cho mình mình mới chịu tu. Người khác tại sao nói tu họ ghét họ bỏ đi, thấy không? Còn mình nghe tới tu mình thích là mình được ở bên trên. Cửu Huyền Thất Tổ đã chiếu cho mình, rồi Thượng Đế ban ơn cho mình. Mình mới thích thú con đường thanh nhẹ. Chớ hồi nãy giờ mình nói chuyện đây đâu phải ở trong căn nhà này, mình đi cùng đó chớ. Đi cùng giới này, tới giới kia, tới giới nọ. Mình đụng chạm để mình hiểu hết luồng điển mình đang đi, phần hồn mình đang xuất tiến. Cho nên mình nghe hoài không chán là ở chỗ đó, thấy không? Chớ mình không phải là ở trong thể xác này. Hồn là chủ của thể xác, mà hồn hòa với Càn Khôn Vũ Trụ, nói tới đâu mình thức tới đó, nói tới đâu mình chạy tới đó. Nói tới Thượng Đế mình chạy tới Thượng Đế, nói tới ma quỷ mình hiểu tới ma quỷ, thấy không? Mình có phải là đấng vô cùng hay là không? Mình biết mình là đấng vô cùng thì mình hòa tan với đại hồn. Lúc nào mình cũng sống trong chỗ thanh nhẹ và dũng tiến, không bị kẹt nửa [T3- 13:57]

Bạn đạo: Thưa Thầy,sao người ta nói là mình phải nối dòng để chi vậy Thầy?

Đức Thầy: Nối dòng cái gì? Chuyện đó là chuyện đời, chuyện đời, phải nối dòng, cha đẻ mình, mình đẻ người ta bây giờ chỉ hiểu tới đó thôi

Bạn đạo: Không nối dòng là vô phước đức hả Thầy?

Đức Thầy: Ờ, thì ở đời người ta nói vậy, bởi vì ở đời họ mới hiểu có tới đó thôi, thì họ nói ờ, phải nối dòng cho nó vui vậy thôi. Không lý cha mày chết thì mày không còn ai đây nữa ha. Nhưng mà mình tu rồi mình thấy còn ở đây là tội nghiệp, vậy thôi đem nó đi đi. Tại vì họ chưa mở được tầng lớp ở bên trên, mà mở được tầng lớp ở bên trên thì họ lên được thiên đàng, họ nói tui cũng đem đi

Cũng như ở Việt Nam, mấy người qua được đây cũng muốn đem người nhà qua đây, cũng vậy à. Bây giờ ở Việt Nam là địa ngục trần gian. Nhưng mà địa ngục trần gian là chỗ xây dựng cho tâm linh tiến hóa tới vô cùng. Nhưng mà không chịu nổi, rồi qua đây mình thấy sung sướng, có cái bánh cái trái ăn dễ dãi hơn. Mình muốn đem những người ở bên nhà qua đây. Bây giờ con xuất hồn lên thiên đàng, cũng mong là mình ở tu, tao mang mày đi, dễ hơn là mày ra đây. Ra đây mày có xe hơi, nhà lầu, kêu mày mày không đi, thấy không? Mày tạo nghiệp? Thấy không? Đó, cho nên là giải nghiệp. Ở Việt nam là cơ hội giải nghiệp. Kiếm cái áo tốt bận không có mà, cơm không có ăn mà. Không có cái gì dính trong mình nó được hết trọi, tiêu hết rồi, thì nó chỉ có cái hồn thôi à, cái xác, dễ độ hơn, hiểu không? [T3- 15:33]

Bạn đạo: Thưa Thầy, mình làm sao mình biết mình vào trong điển giới Thầy?

Đức Thầy: Mình trong điển giới, nghĩa là lúc nào phần điễn trung tim bộ đầu nó mới xuất phát ra, thì mình thấy mình không còn sống ở trong thể xác này nữa. Lúc nào mình không còn sống trong thể xác này nữa. Mình thấy con người thân ngoại thân rồi. Tui đây là cái xác này, tui rờ tui mới biết, còn không tui không có biết. Lúc đó mình thấy được thân ngoại thân. Cũng có thân mà nói chuyện khác, âm thinh khác kêu bằng thân ngoại thân. Mới được thật sự là tu

Cái bảng ấy đâu rồi Truyền, có đem ra đây không? Ba cái bảng ở trong đó đem ra đây chưa? Đưa đây Thầy cắt nghĩa cho mấy người nghe.

Bạn đó: Lúc đó mình mới có sự dũng tiến phải không Thầy?

Đức Thầy: Hử?

Bạn đạo: Mình vào vòng điển giới mình mới học được (nghe không rõ)

Đức Thầy: Ừ, sáng suốt là đi chớ gì đâu, tự do rồi, cũng như có passport nắm trong tay rồi

Bạn đạo: Thưa Thầy, (nghe không rõ)

Đức Thầy: Đó, trong này có nói, hiểu không?

“Thức tâm hướng đạo tự tầm tu

Dọn gánh trần gian dẹp ý mù

Sửa tánh quy hồn tâm đạo thức

Hồn minh thanh cảnh chẳng còn ngu”

Đó, là cái thức tâm chúng ta hiểu được, tâm là trung tim bộ đầu, hòa hợp với Càn Khôn Vũ Trụ. Đó là cái chơn tâm của mình. Hướng đạo là hướng sự quân bình, không theo bên này, không bỏ bên kia, thấy không? Tự tầm tu là đi đến tới chỗ trung dung. Cái đó là điển giới đó, thấy không?

Dọn gánh trần gian dẹp ý mù” không nghĩ đến chuyện trần trược, hơn thua ở thế gian nữa. Nếu chúng ta còn nghĩ chuyện hơn thua là chúng ta đang gánh một gánh nặng. Dẹp cái ý mù là sự tăm tối. thấy không? Tưởng hơn người ta mà không bao giờ hơn được, đó là mù, là ngu.

Sửa tánh quy hồn tâm đạo thức” Mình sửa cái tánh, bản tánh tăm tối này nó mới trở lại với Chủ Nhân Ông, quy cái hồn. À, cái tánh nó phải theo lệnh của Chủ Nhân Ông. “Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” ở trên lệnh của chủ nói gì thì dưới nó phải nghe lời cái nấy, thành ra nó không có dục

Quy hồn tâm đạo thức” Lúc đó quân bình rồi, biết rồi, thấy không? Ở trong cơ thể này không có sự động loạn nữa

Hồn minh thanh cảnh chẳng còn ngu” cái hồn mà biết được sự thanh cảnh, cái thanh cảnh đời đời của trong thể xác cũng như là Càn Khôn Vũ Trụ. Không còn ngu nữa, lúc đó là ở trong điển giới rồi, thấy không? [T3- 18:16]

Biết được nguyên căn nguồn cội thì không một ai chịu bỏ dở cơ hội tốt đẹp của chính mình, thấy không? Thấy chúng ta đời đời bất diệt mà. Đâu có bỏ dở cơ hội đó, thấy không? Nếu mà chúng ta thấy chết là hết rồi, chúng ta muốn quánh ai quánh, giết ai giết. Còn đằng này không. Chúng ta thấy đời đời bất diệt thì tui giết chị kia vô ích, giết anh cũng vô ích, thấy không? Đó, tự tin nơi khả năng sẵn có mà giao cảm nguyên ý của Trời Đất đã và đang xây dựng cho loài người

Khi mình tự tin nơi khả năng sẵn có là cái mức tiến hóa vô cùng của chính mình, không bao giờ bị diệt, tin nơi khả năng sẵn có của mình. Thì mình giao cảm với nguyên ý của Trời Đất. Trời Đất là quân bình, thanh nhẹ, tha thứ, thương yêu, tình thương và đạo đức, thấy chưa? Đó, đã và đang xây dựng cho loài người. Lấy cái gì mà minh chứng cái đó? Bây giờ chúng ta có âm thinh đây, có cơ thể đây, có hơi hít thở đây. Ai cung phụng cho chúng ta. Có phải sự quân bình của Trời Đất đã ban bố cho chúng ta, đang xây dựng chúng ta và chờ ngày hội tụ thức giác nguyên căn nguồn cội của chính mình. À, có phải là tình thương và đạo đức của Thượng Đế đã ban cho chúng ta không? Đã xây dựng cho loài người không?

Càn Khôn Vũ Trụ lớn rộng, tâm thức của loài người là vô cùng siêu diệu. Bây giờ Càn Khôn Vũ Trụ tiến tới lớn rộng lắm, nhưng mà tâm thức của loài người là vô cùng siêu diệu. Nếu mà không có vô cùng siêu diệu thì đâu có khoa học hiện tại. Khoa học hiện tại là làm những chuyện tày trời cho chúng ta thấy. Lên cả cung trăng nhưng mà chưa tới đâu. Còn siêu diệu nữa, còn tìm tới nữa, khoa học không bao giờ chịu phục lụy trước hoàn cảnh nào, chỉ tìm tới mãi mãi thì chúng ta cũng vậy. Khoa học do đâu mà có? Do tâm linh của con người kiến tạo nó mới có khoa học. Thì tâm linh là chủ của khoa học. Tâm linh đâu có phục. Khoa học không có phục thì tâm linh cũng không phục, phải trở về với nguyên căn siêu diệu của chính mình. Thức mới tiến, thức mới đạt, thức mới hồi sinh. Thức là biết, hiểu được mới tiến. Biết được mới đạt, biết được mới kêu bằng hồi sinh bất diệt. Chết rồi, trong cái chết nó có cái sống. Luân hồi mãi mãi, mãi mãi. Trong sanh có tử, trong tử có sanh, trong sanh có tử, trong tử có sanh. Sanh trụ hoại diệt cứ tiến hoài, kêu bằng hồi sinh, hiểu chưa? Thể xác nằm trong định luật Sanh, Trụ, Hoại, Diệt, luân hồi mãi mãi. Ước vọng và ước vọng cái thể xác này, thấy không? Đó, nó nằm trong định luật Sanh, Trụ, Hoại, Diệt. Sanh ra làm con người, đó thằng bé đó sanh ra làm con người. Trụ đứng lên, rồi càng ngày càng già, hoại là tiêu rồi, rồi diệt, diệt rồi nó lại sanh, sanh trở lộn lại. Kêu bằng luân hồi mãi mãi. Rồi con người ở thế gian ước vọng. Tui mong năm nay khá, sang năm khá hơn, ước vọng và ước vọng. Đó là đối với cái gì thể xác của con người

Định tâm phân rõ hồn và xác. Hồn là chủ xác chớ không phải xác là chủ hồn, hồn là chủ cuả cái xác, chớ không phải cái xác là chủ hồn. Cái hồn là sự sáng suốt của chúng ta, ngồi đây đang làm chủ thể xác này phải không? Nếu mà thể xác là chủ của cái hồn thì chúng ta vô nhà xác, kêu nó đứng dậy ra nói chuyện chớ cần gì chúng ta ngồi đây nói hoài. Mà cái thể xác, cái đó đâu có biết nghe. Chỉ có cái hồn mới biết nghe.

Cho nên mỗi người có cái hồn mà phủ nhận không có hồn, bị sai lầm ở chỗ đó. Khi mà biết được cái hồn là chúng ta trụ hẳn trong thanh điển là cái hồn bất diệt. Học hỏi hay lắm, vô cùng, tiến triển và chúng thấy thích thú làm người, thấy không? [T3- 22:35]

Không nên nhầm lẫn mà tạo sóng sông mê, không lối thoát. Đó, nhiều người nhầm lẫn, hả! Xác là chủ của hồn đó, là nhầm lẫn, rồi tạo ra cái sóng sông mê. Người này yêu người kia là dòm bên ngoài thôi. Tui thích cái mặt bà đó, tui thích cái lỗ mũi của bà đó, tui thích hình dáng của ông đó. Là bên ngoài rồi tạo sóng sông mê. Cho nên nước này giết nước kia. Tui thích công chúa tui chiếm nước người ta. Lịch sử có cho chúng ta thấy, nước này với nước kia giết nhau vì dòm ngoại cảnh tạo sóng sông mê, mê muội cho đến vô cùng, ngu dại như vậy, thấy không? Không có lối thoát là vậy. Đi tới chiến tranh là không có lối thoát. Người biết tu là người thật sự xây dựng cuộc sống mới cho nhân quần. Người mà biết tu lập lại trật tự, người đó mới thật sự là cống hiến cho nhân loại, trước khi mình lìa thân, trước khi mãn khóa, thấy chưa? Thân ngoại thân mới thật sự là tu, thể xác này chúng ta còn cái hình nữa, thấy không? Trong cái tưởng chúng ta có cái tượng nè. Tưởng thế nào?

Tui muốn có cái mặt đẹp, tui muốn có duyên dáng, phải không? Nó mới hình thành cái hình thù này. Trong cái tưởng nó có cái tượng, mà cái tưởng là cái gì? Thân ngoại thân. Nó ở xa vời hơn cái thể xác. Cho nên chúng ta trụ và hướng thượng đó, lúc đó chúng ta mới thấy rằng “Thân ngoại thân”, có một cái hồn làm chủ cái xác. Chúng ta sống hai giới, về điển giới và thể giới. Đó, rõ ràng nó như vậy.

Nếu tu mà còn núp trong tánh thì cũng như chưa tu. Con người tu mà núp trong tánh giận hờn sân si, người đó chưa có tu. Tu mà không hiểu cái tánh của mình, và cho mình là hay và tự ái, muốn đè cổ thiên hạ, người đó chưa có tu. Nghe nói chuyện biết người đó chưa có tu. Phải hiểu chỗ đó mà để đo lường những người tu cao thấp, nhẹ, thanh hay là trược[T3- 25:00]

Tình thương và đạo đức là khí giới sắc bén nhất của Thượng Đế, không bao giờ bị tiêu diệt, thấy không? Cả bao nhiêu trào lưu, chiến tranh trên thế giới, chữ thập đỏ vẫn làm việc, phải tình thương và đạo đức không? Không bao giờ tiêu diệt, không có cuộc chiến nào mà bỏ chữ thập đỏ được, thấy chưa? À, đó là tình thương và đạo đức. Biết được nó, nên giữ lấy nó và sống với nó đời đời không bao giờ đau khổ.

Chúng ta biết được tình thương và đạo đức. Chúng ta biết thương yêu thể xác này, và biết thương yêu đấng tạo hóa, và biết xây dựng mình trở về vô cùng thì làm sao mình có sự đau khổ. Loài người từ mọi trạng thái mà có, hòa tan với mọi trạng thái mà định, thấy rõ chưa? Khi chúng ta từ mọi trạng thái là chúng ta làm thảo mộc, kim thạch, thảo mộc này kia kia nọ, qua nhiều kiếp rồi mới thành tụ một kiếp nầy. Luân hồi trong luân hồi học hỏi, thấy không? [T3- 26:08]

Đó, thì chúng ta thấy chúng ta từ mọi trạng thái mà có, mà tại sao chúng ta còn dị biệt những trạng thái khác, chê người này khen người kia. Người xấu đó trước kia ta cũng đã xấu như người, người tốt kia trước kia ta cũng có tốt như người. Ta hòa tan với mọi trạng thái ta mới định, ta không có bị kích động, thấy không? Cho nên chúng ta không có nghĩ đến chuyện quá khứ, và không đặt khởi điểm ở tương lai, và không giữ cái tâm của chúng ta bắt đầu là cái tâm ghét, ghen thương yêu bất tồn. Lấy cái không làm đích, thì chúng ta mới tiến hóa tới sự sáng suốt, mới bước hẳn vào điển giới, thấy chưa?

Cho nên cái bài này ráng nghiên cứu và học, có tu, càng tu càng đọc càng thanh nhẹ mới là thấy. Còn ở đây là 10 điều khó dễ :

Pháp đâu mà có thuyết thao thao” Cái pháp ở đâu có mà ngồi đó thuyết đạo, thấy không

Trần thế dạy cho hiểu thế nào?” Nhờ thế gian kích động và phản động chúng ta mới yêu, nghĩ đến chuyện tu,

Trần cấu giải mê tâm tự giác” Cái trần cấu thế gian nó kích động nhiều quá rồi nó thấy nó chán, nó không có mê nữa, tâm của mình nó mới tự giác

Tâm thanh lòng tịnh pháp phân màu” Lúc đó chúng ta chán rồi, chúng ta trở về với sự thanh tịnh sẵn có của chúng ta, thì lòng của chúng ta tịnh, cái pháp nó mới phân ra đường lối tiến hóa cho mình thấy cái sự màu nhiệm mà mình đang hành [T3- 28:12]

“Xuất gia quy hội lý thông cao

Tự nguyện quy tâm rõ nhiệm màu

Tịnh giới không hành sao tự đạt

Một đời tóc bạc thực hành mau’

Xuất gia quy hội lý thông cao” Phần hồn chúng ta xuất ra, chúng ta mới quy hội được đại hồn, cái lý nó mới thông cao

Tự nguyện quy tâm rõ nhiệm màu” Mình nguyện mình phải trở về với căn bản sẵn có của chính mình, mình mới rõ cái nhiệm màu của trời đất.

Tịnh giới không hành sao tự đạt” Chúng ta không hành thiền làm sao mà đạt được, nói dóc thì không bao giờ đạt được

Một đời tóc bạc thực hành mau” Một đời, một kiếp chúng ta, tóc đen đây rồi tới tóc bạc, tới liền, không thực hành làm sao có kết quả, thấy không?

“Trong ta có sẵn Thầy muôn thuở

Tự thức tâm thành giải giấc mơ

Đời đạo quy nguyên quy hội giác

Đui mù tâm giác ý không mờ”

Đó, “Trong ta có sẵn Thầy muôn thuở” Sự sáng suốt chúng ta đã có từ lâu, vì chúng ta bị thu hút trần trược mà quên sự sáng suốt của chúng ta.

Tự thức tâm thành giải giấc mơ” Mình tự thức rồi mình không còn sự mơ ước vọng động nữa

Đời đạo quy nguyên quy hội giác” Đời có đạo và trong đạo có đời mới quy nguyên quy hội giác, lúc đó hội tụ rồi mới giác tâm. Té ra ở đời đang dạy đạo cho tui mà tui không biết. Vợ con đang dạy tui mà tui không hay. Chồng con đang dạy tui mà tui không biết. Tui liền trách móc, tui đi tìm đạo mãi mãi, để làm gì?

Đui mù tâm giác ý không mờ”. Tui bị đui, tui bị mù mà cái tâm tui thức, tâm tui biết sự sai lầm của tui, thì cái ý tui không có bao giờ bị mờ lu nữa. Tui đui mù là tui là người đời, đui, điếc, câm mà. Đui là con mắt thứ ba không mở được, điếc là tui không có nghe được Phật giảng. Ở trên thanh giới giảng mà tui ở đây tui không nghe được, tui điếc. Tui câm là tui nói, người ta không ai thích nghe tui, mới đui, điếc, câm. Đó, nhưng mà tui giác rồi, cái ý tui không có mờ nữa, tui không có ngu nữa[T3- 30:34]

“Trần duyên dạy đạo lý phân màu

Khổ hạnh khùng điên rõ thấp cao

Đại nguyện không hành tâm tự thức

Hồi sinh bất diệt chẳng còn đau”

Cái trần duyên dạy đạo” ở thế gian cái duyên nghiệp ở thế gian nó dạy đạo. “Lý phân màu” đem cái lý này, lẽ kia lẽ nọ, phân ra sự màu nhiệm của Trời Đất

Khổ hạnh khùng điên rõ thấp cao” Người tu là người khùng điên của người thế gian thấy. Người thế gian dòm chúng ta đang khùng điên, ngồi nhắm mắt thằng đó khùng điên, phải không? Nhưng mà thằng đó nó mới rõ sự thấp cao. Thấy không?

Đại nguyện không hành tâm tự thức” Đó, cái đại nguyện của mình mà mình không hành đó, thì cái tâm làm sao mà nó thức được, phải hành chớ, thấy không?

Hồi sinh bất diệt chẳng còn đau” Chúng ta hồi sinh rồi, thấy phần hồn bất diệt, đâu còn đau đớn gì nữa, đâu có chấp đời nữa, đâu có oán than cái chuyện đời nữa, phải không?

Không hành làm sao minh tâm đạo.

Sư đệ dồi trao chẳng khảo đau

Chấp ngã tự cao còn ác trược.

Thông minh phật chuyển chẳng còn cao” [T3- 31:54]

Không hành thì làm sao minh tâm đạo” mình không thực hiện, không công phu làm sao minh tâm đạo được?

Sư đệ dồi trao chẳng khảo đau” Sư đệ phải bàn bạc với nhau kẻ đi trước người đi sau, phải bàn bạc nó đâu có khảo đau. Mà chúng ta giữ rằng ta là sư, ta đè đầu người khác, dạy nó không nghe thì mình đau. Mà bàn bạc với nó thì nó tiến thôi thì đâu có đau nữa, thấy không? Tui đứng đồng hạng để nghiên cứu với nó

Chấp ngã tự cao còn ác trược” Chấp ngã là cho là ta đây tu cao hơn người khác. Tự cao thì còn ác trược, con người không có tốt. Người tu phải làm học trò của người mới tu. Phải kiên nhẫn bình tâm và trao đổi với họ, họ mới tiến, thấy không?

Thông minh phật chuyển chẳng còn cao”, khi mà ta đạt được “ Nhất lý thông, vạn lý minh” rồi thì đâu có còn ai cao hơn ai nữa, phải không? Người tu đạt pháp không có chuyện thấp cao nữa trong bình đẳng thương yêu xây dựng. Thượng Đế đã cho chúng ta nhịp thở là phải bình đẳng không? Người nào cũng có phần hết, không phải là thương đứa này rồi bỏ đứa kia, ha.

Học đạo thiên đàng ngộ đạo cao

Biến hành chữ trược khảo dường bao

Tin rồi thực hiện thân tâm giác

Thuyết lý minh thông chẳng ước ao”

Đó, “Học đạo thiên đàng ngộ đạo cao, chúng ta xuất hồn ta đi lên trên kêu bằng học đạo, lúc đó mới kêu là ngộ đạo cao. Học từ ở bên trên, không phải học ở dưới này

Biến hành chử trược khảo dừng bao”, chúng ta không chịu thực hành, mà dụng lý để nói kinh kệ này, kinh kệ kia thì chữ trược ở trong mình mà thôi, nói chớ không hành thì khổ dường bao. Nói đạo mà không thành đạo. Đó!

Tin rồi thực hiện thân tâm giác” Chúng ta tin cái đường lối rõ rệt để khứ trược lưu thanh, phải thực hiện. Lúc đó cái thân và cái tâm chúng ta tự giác, phải thực hiện

Thuyết lý minh thông chẳng ước ao” Lúc đó chúng ta đạt rồi, càng ngày càng minh, càng thông, không có sự ước ao tui sẽ làm cái gì? tui chỉ nghĩ cái không là chánh, ha [T3- 34:17]

“Đóng cửa tâm không rõ thấp cao

Quy hình chơn trạng pháp phân màu

Thiên cơ chuyển hóa không giờ dứt

Đạo hành dồi trao tiến hơn mau”

Đó, đóng cửa rồi mà tâm giữ không, là khi chúng ta đóng cửa nhắm mắt, ngồi thiền mà tâm chúng ta giữ không. Không có chấp, không có nghĩ chuyện này chuyện kia chuyện nọ trong cái lúc ta thiền đó thì mới rõ thấp cao. À [T3- 34:50]

Quy hình chơn trạng pháp phân màu” Lúc đó chúng ta được xuất hồn trở về cái mô ni châu sáng suốt, quy hình chơn trạng rồi thì pháp phân màu. Nhờ cái đường lối này để tui đi tới đằng kia

Thiên cơ chuyển hóa không giờ dứt” Chuyện Trời Đất sắp đặt không có bao giờ ngừng, ta làm việc ngày đêm chớ không phải chờ ngày đó mới làm việc, ha

Đạo hạnh dồi trao tiến hơn mau” chúng ta nhờ cái đạo hạnh phóng ra, thâu vô trong cái giờ thiền của chúng ta, dồi trao tiến hơn và mau hơn. Không có thực hành không có, không có thiền hướng thẳng về trung tim sinh lực của Càn Khôn Vũ Trụ và trung tim bộ đầu của chúng ta xuất phát ra, thì làm sao mà chúng ta dồi trao và tiến hơn mau được[T3- 35:40]

“Niệm Phật minh tâm rõ Phật cao

Nằm trong nguyên lý ý phân màu

Tâm thân an lạc tâm thường độ

Quy hội pháp thiền chuyển tiến mau”

Niệm Phật minh tâm rõ Phật cao”, Chúng ta niệm thường niệm vô biệt niệm, chúng ta biết cái tâm của chúng ta nằm ở đâu. Ngay trung tim bộ đầu hòa hợp với cả Càn Khôn Vũ Trụ, mới rõ ông Phật đã tiến hóa thanh nhẹ

Nằm trong nguyên lý ý phân màu” Nằm hẳn trong cái nguyên lý của điển giới, ý chúng ta phân rõ rệt, trược thanh, thấy không?

Tấm thân an lạc tâm thường độ” Lúc đó, tâm và cái thân chúng ta lúc nào cũng giữ cái không thì nó “An lạc tâm thường độ” Cái tâm chúng ta muốn chuyển hóa cho những người chưa thức giác

Quy hội pháp thiền chuyển tiến mau” Quy hội cái pháp thiền rồi, chúng ta mới đi tới tiến mau, là trở về với sự căn bản tu tịnh của mình. Thì mình mới tiến mau. Còn cứ bao la, bao đồng đi ra ngoài đó, ta bà cái chỗ này, chỗ kia, chỗ nọ. Muốn đi đây, đi đó là không có bao giờ tiến được. Phải trụ tâm, thiền, ngồi một đống đó tu và ý thức mình xuất phát đi lên tới vô cùng tận, thì lúc đó mình đạt pháp. Thiếu gì người tới chơi với mình, đừng có vội đi đây đi đó, tốn hao tiền của mà không được gì, thấy không? [T3- 37:06]

“ Lạy Phật niết bàn học đạo mau

Nói thương không kỉnh lại thêm sầu

Bất thông ngũ uẩn cũng thêm kẹt

Xương trắng tan đi lại tiến mau

Lạy phật niết bàn học đạo mau” Chúng ta tu tới quân bình là chúng ta hướng thẳng tới niết bàn, học đạo mau. Cái điển chúng ta quân bình rồi

Nói thương không kỉnh lại thêm sầu” dụng cái miệng nói tui thương Phật, tui cúng Phật, tui lạy Phật, tui lo tứ thời vì Phật, nhưng mà không có kỉnh là không có thực hiện như Phật đã và đang làm. Thì lại thêm sầu, tu hoài không thấy đạo.Lo chùa lo miễu hoài nhưng mà tâm tui không thấy đạo, thấy không?

Bất thông ngũ uẩn càng thêm kẹt”, thấy không, đó, mình bất thông ngũ uẩn đó càng thêm kẹt, cái ngũ uẩn, bộ đầu của chúng ta, tư tưởng, lỗ tai, lỗ mũi, cái miệng. Năm bộ phận đó nó không có thông, càng thêm kẹt, kẹt thêm nữa. Tu mà không thông, cái đó càng vọng động

Xương trắng tan đi lại tiến mau” Chúng ta tu chớ không còn biết tới thể xác này nữa, là nó tan cái xương trắng của chúng ta rõ rệt. nếu chúng ta còn trông vào bộ xương này thì không bao giờ chúng ta thành đạo, hả

“Ý tụng tâm hành kinh giáo đạo

Minh tâm kiến tánh rõ đuôi đầu”

Phân minh đời đạo kinh vô tự

Dẹp cảnh lầm than với ước ao”.

Cái ý chúng ta tụng, tâm hành kinh giáo đạo, cuốn kinh nào cũng dạy chúng ta tiến tới quân bình, và không dụng ý, và cái tâm không hành đó thì cái kinh làm sao dạy chúng ta được

“Minh tâm kiến tánh rõ đuôi đầu”. Lúc đó chúng ta biết cái tâm ta ở đâu và thấy cái bản tánh xấu xa, xây dựng cho nó sáng suốt, thì chúng ta rõ đuôi đầu, chuyện trước chuyện sau, chuyện tụ chuyện tan

“Phân mình đời đạo Kinh Vô Tự” Chúng ta phân minh đời và đạo. Chúng ta mới thấy rõ rằng cái kinh Vô Tự ở trong ta. Hằng ngày chúng ta không chịu đọc và không chịu dòm thì làm sao chúng ta thành đạo

“Dẹp cảnh lầm than với ước ao” Tránh những cái cảnh mà sắp đặt ở trước mặt, mà trong tâm không chịu sửa. Nói thờ ông này, ông kia, ông nọ, thờ ông Phật rồi kể với ông Phật, thờ ông Trời rồi kể với ông Trời, làm sao thành đạo. Cho nên chúng ta xây dựng trong chơn tâm thay vì làm những cái chuyện ở ngoài xã hội, sắp đặt chuyện ngoại cảnh[T3- 39:49]

Ở đây kêu là có bài “Đời đạo phân hành”:

“Ở đời lắm chuyện dở hay

Lắm tâm động loạn mà lắm ngày cảm giao

Đổi thay nhiều sắc nhiều màu

Quang minh tăm tối đối đầu đấu tranh

Bên trong có sẵn chẳng hành

Hướng ngoài mê tín mà trở thành quỷ ma

Rõ ràng:

Tâm ta yếu ớt ta bà

Người yếu ớt mới chạy tâm chạy tột, mà cái tâm mình mạnh đó thì không có.

Bỏ nhà bỏ cửa mà bỏ hòa tình thương”, thấy không?

“Sửa mình tiến hóa gieo gương

Trăm đường vạn nẻo, tự lường, tự đi

Cho nên loạn động sân si

Ồn ào quấy rối tâm thì bất an

Cuộc đời diễn biến tùy màn

Đóng vai kép chánh, chàng nàng tùy duyên”

Vợ chồng là kép chánh hết

“Học bài khai triển triền miên

Giao duyên tùy thức nối liền căn cơ

Triển khai từ phút từ giờ

Dũng tâm tự tiến, thờ ơ chẳng còn

Thương người tại thế nỉ non

Nhắc cho hiểu đạo chẳng còn loạn tâm

Cảnh Trời tứ hướng diệu thâm

Đông Tây Nam Bắc mà mở tầm cảm giao

Phân ra muôn sắc muôn màu

Hòa tan chung cõi nhiệm màu khai minh

Xuyên qua thế thái nhân tình

Dìu nhau cùng tiến, đạt khuynh Phật Trời

Lắm khi luận xét phân lời

Lắm khi cũng phải tự rời tham sân

Ước mong đóng góp một phần

Vì mình vì họ mà cơ tầm cảm giao

Có ta phân rõ Trời cao

Muôn màu thích ứng trước sau vui hòa

Biết mình chẳng vọng từ xa

Biết hòa biết tiến mới là người ngoan

Hồn là nguyên lý phân ban

Ngài là chủ thể khai đàn trụ tâm”

Đó, chỉ có cái hồn mới tu được [T3- 41:54]

“Người đời nhiễu loạn lại lầm

Tưởng mình là chánh chẳng tầm được chi

Được rồi lại mất một khi

Mất còn phải có ta thì mới nên

Học rồi rõ sự vững bền

Thức tâm tự giác mới quên vui buồn

Giữ phần sáng suốt về nguồn

Hòa tan chơn thức vui buồn nở hoa

Tu tâm dưỡng tánh tự hòa

Xa gần cũng vậy cũng hòa đến nơi

Khuyên người tại thế ai ơi

Bền tâm vững chí rõ đời tạm khuynh

Học bài tiến hóa nơi mình

Sửa sai chánh pháp tâm linh hợp hòa

Phật Trời chẳng có ở xa

Trong ta có sẵn ta hòa chuyển tâm

Tu thời phải luyện tiến thầm

Vía hồn khai triển tự tầm đến nơi

Quy nguyên vạn giáo về Trời

Một lòng một dạ tự rời thế sanh

Bền tâm vững chí thực hành

Quy về nguồn cội mới thành chơn nhơn

Thế gian châm biếm hay cười

Người tu là dại vậy người ra sao?

Ở đời phân thấp xét cao

Đến ngày dẹp gánh, xác nào cũng ma

Nói hồn họ chấp ghét ta

Muốn sanh sợ tử khó hòa tình thương

Phật Trời sáng tỏ như gương

Vô sanh vô tử là đường khai tâm

Lý trời siêu diệu thẩm thâm

Tâm vô quái ngại tâm tầm đến nơi

Chẳng còn chờ chực thỉnh mời

Thực hành đến mức lý trời cảm giao

Chẳng còn mê chấp phân màu

Chỉ còn hòa cảm tự giàu tâm linh

Hồi sinh học dũng do mình

Thương yêu tha thứ khai tình chơn nhơn

Khai tâm lập hạnh với người

Hòa cùng các giới người người cảm giao

Cộng đồng kẻ trước người sau

Dìu nhau tiến hóa muôn màu tiến chung

Hồn là nguyên lý ” [T3- 44:06]

Cái này nó có nhiều cái chữ, có cái chỗ càng, cái chỗ gì, chỗ càng để cũng

Bạn đạo: (nghe không rõ) Hồi nãy Thầy đọc minh không

Đức Thầy: Đâu?

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Đức Thầy:

“Học đạo thiên đàng, ngộ đạo cao,

Đêm hành chữ trược

Thuyết lý minh không chẳng leo cao”.

Minh không cũng được, minh thông cũng được, không sao! [44:58]

AMPHION- THUYẾT PHÁP- CUỐN 1 (PHẦN 4)

Đức Thầy: Tu phải làm cái đó, sau này con nhẹ rồi con muốn hít vô bây giờ không được, con dùng ý chỉ là phải chuyển rồi, ý chí nó làm Pháp Luân là nó ù ù xuống sát hết, đầy rún đầy ngực tung lên bộ đầu

Bạn đạo: Thưa Thầy, con xin hỏi Thầy là Thầy nói rằng là, thí dụ như mình thiền mà trong người mình nó như là bực bội, đau nhức này nọ

Đức Thầy: Xả

Bạn đạo: Xả rồi nằm ngủ hả Thầy.

Đức Thầy: Xả rồi nằm Chiếu Minh.

Bạn đạo: Con thì con ngồi đó, thì con thấy là con bực bội, đau này nọ, cái con nói là không có phải được như vậy mình phải tiếp tục ngồi, thì con vừa nói vậy thì nó lại khỏe trở lại, thì con ngồi được.

Đức Thầy: Thì được, nếu mà con làm vậy được, còn kêu bằng ta ngồi đó, khi mà ta xuất ra thanh nhẹ, đi thanh nhẹ rồi, một chặp cái nó, đi hết rồi cái nó trở lại tỉnh. Tỉnh rồi đó nó nặng, nặng, nặng. Đó là mình trở về rồi. Rồi mình phải xả nghỉ một chút, nghỉ một chút rồi cái muốn tu nữa, thì ngồi thiền lại. Thấy không? Khi bắt đầu vô thiền thì cái đầu nó rút, ngồi thanh nhẹ cái đầu nó rút đi, rút đi là nó đương đi học. Đi học mà trình độ nó mới tới đó, nó hết rồi, không thể học nữa. Mới trở lộn lại. Qua bữa sau học thêm chút nữa, lần lần lần nó mới đi xa. Còn ngồi một lần con ngồi cho chết xác chỗ đó là không được, nó sanh bệnh, thấy chưa? Và con cứ việc ngồi, chừng nào mà nó cái đầu nó trở lộn lại, nó nặng, thấy rõ ràng mình ngồi ở đây nè, nó phải xả hả [T4- 01:41]

Bạn đạo: Dạ

Đức Thầy: Mà trong lúc đó mà nó mê, mà nó đi nhẹ, nhẹ, nhẹ, lâng lâng, không có cái gì cản trở trong cơ thể. Cái đó muốn xả cũng không được nữa, thích thú. Thích thú ngồi hoài. Thì cứ việc ngồi. Ngồi tới sáng cũng ngồi. Nhưng mà tới hồi mà nó trở động lại là nó tỉnh bơ, ngồi mở mắt tỉnh bơ, dòm thấy biết tường, nhà cửa vậy thôi. Ngủ cái gì nữa? Xong rồi, học xong rồi, đi học về rồi.

Bạn đạo: ……khi về con không nhớ

Đức Thầy: Nó không nhớ, nó phải từ từ nó mới nhớ, sau này nó mới nhớ

Bạn đạo: Dạ, thưa Thầy sao mà?

Đức Thầy: Nó qua nhiều lớp, qua nhiều lớp điển rồi nó rỏ ràng như ban ngày[T4- 02:24]

Cầu xin mẹ làm chi nữa, thấy không? Niệm Phật là con nắm cái chìa khóa là con đi tới, con hiểu chưa?

Bạn đạo: Dạ

Đức Thầy: Bây giờ đang thực hiện Soi Hồn, Pháp Luân, Thiền Định là thực hiện niệm Nam Mô A Di Đà Phật, hiểu chưa? Rồi mình luôn luôn ý chí mình cũng phải luôn niệm Nam Mô A Di Đà Phật, thì nó không làm gì mình hết đó. Bây giờ có phá gì phá, nó tới nó đánh, chém cũng niệm Nam Mô A Di Đà Phật, không có sợ

Bạn đạo: Mà lúc này, con một thời gian lúc này khi mà con bắt đầu vô niệm, con cứ niệm lộn xộn hoài. Cái niệm mà để mình sắp sửa Soi Hồn đó, con cứ niệm lộn xộn hoài. Có khi con niệm mấy câu đó, mà khoảng chừng một tiếng rưỡi đồng hồ chưa xong

Đức Thầy: Ừm!

Bạn đạo: Như vậy là con bị cái gì?

Đức Thầy: Không sao? Bây giờ con cứ bắt đầu mê rồi nó vậy

Bạn đạo: Dạ, đúng rồi. con nhiều khi con niệm cái con mê, con mê cái con tỉnh lại cái con niệm nữa

Đức Thầy: Không sao, con cứ niệm Phật đi. Ban ngày rảnh đó, co lưỡi răng kề răng niệm phật, hả. Ban ngày đó, đi đứng cũng niệm. Cho nó quen đi, rồi tối mình dùng cái ý chí niệm Phật, phải không? Rồi không bị cái vấn đề đó nữa

Bạn đạo: Nó lộn, lộn cái này trước cái kia sau

Bạn đạo: Đó

Đức Thầy: Cái đó không sao nó mê rồi, mê nhiều khi mình vô mình ngồi thiền luôn và niệm Phật luôn cũng được

Bạn đạo: Thưa Thầy, con Soi Hồn, Soi không tới một, hai phút cái nó giật đó Thầy, nó giật mạnh quá là tại sao vậy Thầy?

Đức Thầy: Khỏi cần, con ngồi thiền thôi, rồi niệm Phật đi

Bạn đạo: Con niệm Phật một hồi rồi sao nó cũng giật nữa Thầy, nó mạnh ghê lắm. Cái đó là cái gì?

Đức Thầy: Con phải giữ, kéo về trung tim ở đây. Bởi vì nó giật là nó bắt đầu muốn mở. Trụ nó đi lên. Đó, thì nó giật, nó làm mạnh, kệ nó cho nó đi lên

Bạn đạo: Vậy cho nó giật hả Thầy

Đức Thầy: Vậy nó mới xuất ra chớ

Bạn đạo: Cứ cho nó giật hả Thầy?

Đức Thầy: Vậy nó mới xuất, sợ gì

Bạn đạo: Mà con Soi Hồn đó thì

Đức Thầy: Bởi vì cái ý con động là nó động, nó động cả cái khối thần kinh ở đây. Bá hội nó giật thì cho nó giật. Một thời gian nó hết à.

Bạn đạo: Con làm Soi Hồn mà nó giật quá thì con ngộp thở, còn con thở thì không sao

Đức thầy: Không sao? Không ăn chung gì, ngộp thở đâu có sao, nó rút đi lên nó vậy

Bạn đạo: Vậy con cứ làm tiếp hay là con (nghe không rõ)[T4- 04:28]

Đức Thầy: Ờ cứ rút đi lên à, không sao hết

Bạn đạo: Cứ để vậy hả Thầy

Đức Thầy: Cứ để vậy

Bạn đạo: Cho nó giật, một thời gian rồi

Đức Thầy: Giật rồi thì thấy nó khỏe, mặt mày tươi ghê lắm

Bạn đạo: Con thở bốn, năm hơi vậy nó cũng giật

Đức Thầy: Đó là nó mở đó, kêu là thất tình la võng, bảy lớp gân đang khai triển

Bạn đạo: Cả năm trời mà cũng chưa xong nữa Thầy

Đức Thầy: Khai triển, nhiều chớ. Như hồi đó Thầy giật cả một cái trần nhà mà, cái gác rung lên hết cả cái gác, giật vậy đó

Bạn đạo: Con nó rung hết cả bộ đầu hả Thầy, rung nhiều khi tới vai luôn [T4- 05:05]

Đức thầy: Thây kệ, làm gì làm, kéo chỗ này đi thôi, chết bỏ.

Bạn đạo: Kéo trên đỉnh đầu.

Đức Thầy: Chết bỏ, không sao hết, giải quyết

Bạn đạo: Dạ, tui con cũng nghe Thầy nói cái tiếng chết bỏ, tụi con cũng bắt chước Thầy, con nói không có gì mà sợ hết đó. Đôi khi con cũng ngồi thiền đó. Tại vì anh chị con thiền xong là ngủ hết, mình ên con thiền cũng thấy sợ sệt, không có sợ. Mình không có gì mà phải sợ hết. Tại sao mình phải sợ, mình phải dũng như Thầy con nói vậy tự nhiên cái trấn an mình

Đức Thầy: Chết bỏ.

Bạn đạo: Cái con ngồi, đôi khi con...

Đức Thầy: Con cứ nghe băng thôi, con nghe băng nó đâu có làm gì con được.

Bạn đạo: Dạ, anh này thì ảnh mới thiền đó, nghe băng đó, ảnh không có, con không biết tại sao ảnh nói không chịu để băng.

Đức Thầy: Để băng, bởi vì con làm sao có đủ tinh thần để con dạy lục căn lục trần, nhờ cái băng nó dạy lục căn lục trần, hiểu chưa? Nhờ cái băng nó dạy lục căn lục trần. Cho nên phải để cái băng nó nói là nó dạy lục căn lục trần ở trong. Mình làm sao mình đủ thì giờ dạy lục căn lục trần, thấy không? Cứ việc để nói gì nói thì tụi này nó nghe, không có phá

Bạn đạo: Con có nghe băng.

Đức Thầy: Con có nghe băng hay không nghe thây kệ, nhưng mà cứ để nó nói, đỡ ghê lắm. Cái vấn đáp từ một tới bốn đó, vấn đáp nghe cũng mở ghê lắm, dạy từ sơ cấp cho tới thượng cấp

Bạn đạo: Con nghe băng (nghe không rõ) Thầy dứt cuộn băng (nghe không rõ)

Đức Thầy: Không có, sau này con ngồi thiền con để cái băng. Cái băng nó dạy lục căn lục trần

Bạn đạo: Con nghe niệm Phật nghe thầy giảng (nghe không rõ)

Đức Thầy: Nhiều khi con để như vầy thây kệ nó, cái băng nói gì nói dạy lục căn lục trần. Chớ mình đâu có thì giờ dạy

Bạn đạo: Con về nhà là con mở băng Thầy à

Đức Thầy: Ừ

Bạn đạo: Con không có chơi với ai, con chơi với Thầy hà.

Đức Thầy: Vậy là sướng lắm rồi, mở trí lắm đó

Bạn đạo: Về là con mở máy, con thì con niệm Phật đó, con nghe tiếng Nam Mô A Di Đà Phật nó cao siêu lắm mà trên đỉnh đầu đó, con lắng tai con nghe, con cứ niệm hoài đó, niệm hoài, Nam Mô A Di Đà Phật đó, mà nó nhắc Bề Trên, hướng Bề Trên, trung tâm Càn Khôn Vũ Trụ

Đức Thầy: Trung tâm sinh lực Càn Khôn Vũ Trụ đó

Bạn đạo: Trên này nó rút dữ lắm

Đức Thầy: Đó, cái đó mới là giá trị.

Bạn đạo: Hồi trước kia con niệm Phật, cứ niệm niệm con không biết gì hết, thời gian bây giờ nó rút nhiều lắm

Đức Thầy: Đó, cái đó là tốt nhất, cái đó nó đem lại sự thông minh và may mắn ghê lắm đối với đời, đạo đều mở hết thảy, tốt lắm. Cho nên sau này nó im lặng, thanh tịnh, nhờ cái này nó mở. Cái gì giải quyết không được thì mình cứ đem về đó, xong Bề Trên người ta làm, mình không có quyền gì làm hết, hướng về đó, súng bắn thây kệ, hướng về đó thấy yên. Chặp cái nó yên à, may mắn vô cùng. Mình hướng về trung tâm sinh lực Càn Khôn Vũ Trụ là mình đóng góp với đấng Cha Lành. Mà đấng Cha Lành đang làm việc cho cả Càn Khôn Vũ Trụ nhờ cái điển của những người tu.

Bạn đạo: Như đi làm nó không có mệt

Đức thầy: Không có mệt

Bạn đạo: Nó gặp cứ đi hỏi hoài, nỏ hỏi sao mà mày cứ làm hoài vậy, không có mệt, cứ làm hoài

Đức Thầy: Niệm Phật hoài đó hả

Bạn đạo: Niệm Phật hoài, (nghe không rõ) mà ăn chút đỉnh thôi, ăn bậy bạ, vậy mà nó cũng thấy khỏe hoài

Đức Thầy: Không có mệt,

Bạn đạo: Cũng lạ

Đức Thầy: Nó tươi hoài,

Bạn đạo: Người bình thường ăn vậy mà làm vậy chắc bệnh

Đức Thầy: Cho nên trước khi mà qua đây, Thầy làm việc tới sáng, chỉ ngủ 20 phút, Thầy vô ngồi nhắm mắt thiền 20 phút, rồi chứ mấy. Làm ào ào, một mình làm thôi, không có ai tới giúp đâu, có mình mình thôi. Bởi vì người ta tới giúp người ta cũng không làm được cái gì, tới làm rộn thôi, chứ mình mình làm thôi. Cái thơ mà chị Thanh Nguyên trả lời thơ hay biết mấy nhưng mà nó chê à. Ở Việt Nam nó chê, mà Thầy nói tầm bậy nó thích, bây giờ biết làm sao! Chị Thanh Nguyên nói viết thơ hay lắm, văn chương hay lắm mà nó chê, nó bắt được cái thơ thì bằng đầu thấy ngoài bìa thơ đề tên Thầy mừng ghê lắm, lộn vô trong đọc thấy, mà thơ tao viết hay ghê lắm không phải tầm thường, có điển, mà nó chê à![T4- 09:35]

Bạn đạo: Con biết Thầy, Thầy nói về khía cạnh nào…..nó rút ghê lắm.

Đức Thầy: Thấy nó mở, tao viết thơ cho nó tao nói bậy, chửi nó nó vẫn chịu mà Thanh nguyên viết thơ thiệt đẹp, nói thiệt hay, mà nó chê chớ, mới lạ. Chị Thanh Nguyên bây giờ tu khá lắm à, chỉ viết thơ hay lắm, Thầy làm một bài là y làm một bài đó, tiến bộ ghê lắm, cái máy bên này Thầy đánh bài bên kia đánh lại liền, đâu có thua nhưng mà viết thơ nó không chịu, lạ vậy đó

Bạn đạo: Thưa Thầy, lúc nói cái chuyện gì đó Thầy, như Thầy có cái điển đó, như cái bộ tịch của Thầy nó cũng hòa cảm vô

Đức Thầy: Không, cái của Thầy nói khác, cái kia lấy cái ý nói thôi. Còn cái của Thầy là Thầy lấy của nó nói cho nó, thành ra nó chịu, nó đọc đâu nó chịu đó, thấy không? còn của nó. Còn chị này chỉ lấy cái của chị nói cho nó nghe nó không chịu, còn cái của tui nó đọc chạy tuốt vô trong mình nó, của nó mà. Đâu phải của tui.

Bạn đạo: Thưa Thầy cái câu mà, Thầy nói rằng là con ráng tu đi, con là Thầy, Thầy là con

Đức Thầy: Đó,

Bạn đạo: Thì theo con nghĩ rằng đó, cách mấy hôm nay con nghĩ rằng con là Thầy, Thầy là con. Nơi Thầy là sự sáng suốt từ bi. Nếu mà con đạt được sự sáng suốt, từ bi đó là con đã thực hiện…

Đức Thầy: Thì con đi trong trình độ của Thầy rồi

Bạn đạo: Trong trình độ của Thầy

Đức Thầy: Ừ!

Bạn đạo: Con mới hiểu chớ hồi trước con là Thầy, Thầy là con, con không hiểu cái đó

Đức Thầy: Không hiểu cái đó, cũng như Jesus Christ nói là các người muốn gặp đấng Chúa Cha phải qua ta, phải bằng trình độ của Ngài mới thấy cái ông kia, ổng có trình độ bộ trưởng đâu sánh với tổng thống được. Tất nhiên ví dụ vậy đó nhưng mà nó không biết, thấy không? Khi tụi con đang xây dựng trở về một đấng trọn lành, không không gian, không thời gian. Đi tới không không gian, không thời gian là không có chấp, mà không có mê, không ghét mà chả thương ai, trung dung thôi, con thấy không? Nếu con thương một người và con bỏ một người là con sanh ra chuyện ác trược rồi. Ai sanh ra cũng vậy, không không gian, không thời gian mà. Thì đó là một trình độ, thấy không?

Thôi bỏ đi, thấy không?[T4- 12:01]( đứng băng)


----
vovilibrary.net >>refresh...