VẤN ĐẠO - Montréal Ngày 29 tháng 3 năm 1980

Bạn đạo: Thưa ông Tám người ta chết, trong vòng 49 ngày thì cái linh hồn còn nằm trong mả để mà tự phán xét cái lỗi lầm của mình?

Thầy: Không, không còn nằm trong mả đâu; phần hồn chơn chánh không còn nằm trong mả đâu. Nó phải đi theo định luật liền sau khi chết. Còn cái phần của thể xác, cái phần trần trược ở thể xác, nó phải lưu giữ ở đó thôi; còn cái phần kia nó phải đi, phải đi tới định luật: cũng như xuống địa ngục thì nó qua từ cửa một,

Bạn đạo: Dạ.

Thầy: Có người ta rước nó ngay. Còn bảy bảy bốn chín là tục lệ của mình, người Tàu cũng như người Việt Nam, cúng, cầu xin để cho phần hồn được về hưởng; cái đó có về, có về hưởng. Đó, rồi cũng biết được thức giác chuyện sai lầm của mình, nhưng mà phải thọ tội, không chối cãi được. Cái tội, mọi người đều có hết, trừ phi ở thế gian tu và giải thoát, và biết sự sai lầm của mình tự chuộc l,ấy sự sai lầm bằng cách hành đạo và đưa tâm bố thí dìu dắt người ta tu tiến thật sự, thì lúc đó mới chuộc được phần tội của chính mình. Còn không, cũng phải bị tội tự nhiên! Phải học; phải qua những khóa học; phải có học hết. Nhưng mà học đó là tiến hóa; cũng không sao. Ông vua Diêm Vương cũng Ông Trời đặt ra chứ ai! (cười) Rồi cũng phải cho học, học để thức giác mà thôi. Còn người tu nó đỡ nhiều lắm, người tu nó đỡ nhiều lắm; n gười tu cũng phải tiếp tục học nữa, học cái khóa trên, thấy nó gắt nhưng mà nó quen rồi cũng không gắt mấy. Người xuống địa ngục thì cũng gắt lắm, nhưng mà rồi nó thọ hình rồi thì nó cũng cảm thấy nhẹ; không sao.

Cho nên, cái phần hồn con người bất diệt là vậy, phải qua những khóa học: thọ tội, thọ hình có hết, không chối cãi được. Cho nên, người thế gian thường thường nói "Tôi còn sống," hạng nhất mấy người Tàu, "... còn sống để dành tiền tôi mua vàng bạc, tôi đốt, tôi gởi ngân hàng địa phủ để bữa nào chết tôi xuống tôi lãnh xài chơi!" Cái đó khôn quá, không có cái vụ đó. (cười) Hồi ở Chợ Lớn, Anh thấy đốt biết bao nhiêu không? Đốt cả tấn giấy! Rồi mấy chú đó chết rồi, tôi thấy còn khổ hơn mấy người thường ở ngoài; thấy không? Phung phí những cái chuyện vô lối; thực tế nó không phải vậy. Cái tội nào phải chịu chớ không chối cãi được. Cho nên, tu giải thoát thì mình thấy rõ cái tội của mình, người sanh tiền thấy rõ cái tội, cái hình phạt của mình để mình chuộc tội bằng cách xây dựng giúp đỡ cứu khổ ban vui thì mình mới mong được giải thoát cái tội trạng đó.

Cho nên, kêu gọi sự thực hành là vậy, để tiến lên. Chớ không nên yếu hèn nhờ đỡ, tin đầu này đầu nọ, cúng thét hết tiền hết bạc, mà tội vẫn còn nguyên. Ở trên này nghĩa là chát đánh phèng la đưa đám rùm beng, ông này ông nọ thắt cravate đi đưa; xuống kia thì ngồi một đống khóc đó thôi. (cười) Nhiều hình phạt rùng rợn! Rồi đây các bạn sẽ thấy sau hiền huynh của anh Tài làm dịch rồi đọc, rồi sẽ thấy rõ tại sao, tại sao, tại sao, tại sao, thì hết thắc mắc hà.

Bạn đạo: Thưa ông Tám, khi cái người thân nhân mà có người chết, người nhà cúng ở nhà thờ, cúng ở chùa, đại khái như vậy, không có ảnh hưởng chi cả sao?

Thầy: Ăn thua cái người mà chịu tội biết ăn năn không; biết sửa không? Còn sự liên hệ của gia cang mà mình chịu tu hành trì để cầu nguyện siêu độ cho họ, có! Mình gởi luồng điển thiện lành lên cho họ để họ sớm thức giác. Họ được sáng suốt hơn và học mau hơn; thay vì mười năm mà năm năm họ hiểu rồi, họ thức giác rồi, họ được về sớm hơn. Cho nên, phải cần có sự siêu độ của anh em huynh đệ ruột thịt mà tu mới là cứu độ được; thực tâm tu kìa. Còn lấy tiền mà chạy chọt như trần gian, không có vụ đó; âm phủ không có! Không có ông nào nhận đô la ở thế gian hết; chạy mất công; nhưng mà chỉ có huynh đệ mà chịu tu thì mới sửa đổi được người nhà. Mà cái tu đó mình phải làm công quả nhiều, mình phải đóng góp nhiều, mình làm tạo phước nhiều; có dư phước mới độ người được, còn thiếu phước cũng chưa độ được ai.

Cho nên, chúng ta tu đây, mọi người làm việc gấp hai gấp ba người thường, phần hồn làm việc. Đời chúng ta sẵn sàng giúp đỡ mọi người. Chúng ta hành trình trong thực hiện từ bi thương yêu thì mới giải tỏa được những cái phần mà đang bị kẹt; mình liên hệ, mình đang cầu cứu, mình mới gởi được thanh điển tới những người đó; mới cảm động Bề Trên. Lúc đó Bề Trên mới cứu trợ cho; thấy không? Cho nên, nhiều người hiểu lầm, rồi lẩn quẩn trong cái vòng bị gạt thôi, không giải tỏa nổi. Cho nên nhiều người thờ ông Phật Tế Công, kêu gọi đệ tử hàng triệu người đi theo; nhưng mà chết rồi xuống địa ngục cũng phải học lại. Rồi khi gặp Tế Công xuống thì cũng là năn nỉ Ngài giúp đỡ, "Con là đệ tử của Ngài, thờ Ngài trên bàn hàng ngày." Tế Công nói: “Tao không có loại đệ tử đó!” (cười) Thấy không? Bởi vì đi không đúng. Nếu mà nó biết đem Ngài trong tâm nó và nó sửa nó như Ngài, thì khỏi xin Tế Công hộ độ; đương nhiên Tế Công phải hộ độ! Thấy chưa? Còn nó không chịu thực hiện chơn tâm nó, mà nó chỉ thực hiện ngoại cảnh và chỉ cho người khác theo ngoại cảnh mà thôi, không hướng trở về sự căn bản sẵn có của nó để đóng góp với càn khôn vũ trụ xây dựng trong minh đạo pháp giới, thì nó bị kẹt! Rồi giờ ông Tế Công cũng chẳng làm gì hơn! Luật là luật. Chớ hỏi, ông Tế Công tại sao ông không cứu đệ tử Ông, nó xưng là đệ tử, mà ông không cứu? Tại vì Ông thấy rằng đại từ bi đã cho nó học để tiến, mà không cho nó học bài học đó, sau này nó làm sao tiến? Nhưng mà Ngài nói không phải là Ngài bỏ nó chết luôn, nhưng mà Ngài nói "Tội con, con phải chịu chớ. Còn đệ tử của ta, không có loại đệ tử này!" (cười) thì để kích tiến và cho nó học mau hơn cũng nên. Cái câu Ngài cũng độ để cho phần hồn đó sớm trưởng thành hơn và dễ tu hơn, ăn năn dễ tu hơn.

Cho nên, mọi khía cạnh của chơn lý đều hợp tình, hợp lý hết. Người phàm nhiều khi dòm một khía cạnh thôi rồi đâm ra mê loạn đó, rồi lầm tin, lầm tưởng, rồi tự tạo sự sai lầm cho chính mình mà thôi; còn đúng đắn nó không phải vậy. Cho nên, ở đây mình nói "Ông tu ông đắc, bà tu bà đắc" là vậy đó.

Bạn đạo: Thưa ông Tám. Tôi thấy khi mà người xuống trần này, khi mà phải lìa trần thì thường thường bịn rịn với trần gian. Bây giờ có người phải xuống Địa Ngục rồi sau đó từ Địa Ngục lại tu tiên. Có người trên Trời lại bị đày xuống dưới. Thế thì từ Địa Ngục lên trần gian hay từ trên Trời xuống thì có bịn rịn như mình lúc đang ở trần mà lìa trần không?

Thầy: Bị sao? Bị bịnh gì?

Bạn đạo: Bịn rịn. Ví dụ như mình khi mình sống ở trần này, lúc mình chết mình cũng lưu luyến lấy trần. Thế rồi bây giờ xuống địa ngục mà phải lên trên nữa, lên trên trần hay là đang ở trên thiên đàng mà trở lại xuống trần nữa, thì lúc đó có lưu luyến như là lúc mà lìa trần không?

Thầy: Nó cũng có cái chỗ, kêu bằng, ở trần thì nó làm cho con người mê hoặc mà nó có cái cảnh lưu luyến. Còn cảnh địa ngục không có cái chỗ lưu luyến! Khi mà ra đi là mừng lắm rồi, không có lưu luyến nữa. Học, học cho kỳ được để thi, mà để đi, chớ không có lưu luyến cái chuyện địa ngục nữa. Còn Thiên Đàng mà phải rớt xuống trần gian thì có nhiều người vì nhiệm vụ mà xuống trần gian; thấy không? Và có một số quá thái bị sa đọa thẳng xuống địa ngục nữa chớ không phải nói trần gian; cũng phải học vậy thôi. Mà tất cả những khóa đó cũng là ông Trời tạo mà thôi để học và tiến. Thành ra cái thiên đàng mà xuống trần gian nó vì nhiệm vụ, nó không có cái gì lưu luyến, mà nó chỉ đem sự thông minh sáng suốt xuống thế gian. Rồi nó trụ hóa trong cái cơ thể nào, và đứa nhỏ đó đặc biệt thông minh trong đường đạo, học giỏi, tiến mau; mà từ hồi nào tới giờ không học qua cái đó mà vẫn hiểu cái đó. Vì sao? Vì nó có nhiệm vụ, thì phần hồn của nó được ra vô dễ dãi, được đi đó, được đi đi, về về để làm việc, cứu độ. Đó, cái phần ở bên trên xuống thường có như vậy. Còn thành phần bên trên mà làm sái quấy sa đọa xuống thế gian thì tất cả chúng ta đây cũng có rất nhiều đây. Phạt một ngàn năm không cất đầu nổi! Tôi tính ngàn năm cho coi: hôm trước tôi tính cho Anh chưa?

Bạn đạo: Chưa.

Thầy: Anh là ông Tiên, Anh xuống đây Anh cưới một bà Tiên; Anh đẻ một thằng Tiên là thằng con Tiên đó chứ gì. Anh tới 60 tuổi chết, chớ gì, hay là 70 tuổi Anh chết hả. Rồi mấy đứa nó tiếp tục nó là Anh chớ gì nữa; vẫn sống và tiếp tục sanh sản nữa. Cứ đám này tới đám kia, đám nọ, một ngàn năm chưa thanh toán hết cái đợt của Anh; thấy không? Chúng ta cũng vẫn bị đọa xuống thế gian. Đọa là gì? Đọa là cho học và cho tiến. Chớ không phải đọa là mất đâu, Anh thấy không? Nhiều người nói, "Chu cha, tôi đọa xuống trần gian, khổ." Phải học khổ; mà học khổ mới tiến mau. Cho nên, con ma còn thèm thể xác con người, nhập vô thể xác con người để học tu, nhập thể xác con người để vẽ bùa, rồi cũng nói đạo, cũng trị bịnh, nhờ cái cơ cấu đó nó học để nó tiến. Cho nên, con người chúng ta xuống đây có cơ hội học đó chớ! Nhưng mà Bề Trên nói bằng, "Đọa" cho nó tiến thôi. Cũng như ông Trời ông đọa ông Phật, cho ông Phật sáng thêm lên. Đọa là ban bố cho nó chớ, đại từ bi mà! Người cha mà xem xét đúng đắn rồi, nó phạt người con. Cũng như ở Việt Nam, gởi đi qua Hoa Kỳ, cúp không gởi tiền cho nó, thì thằng con bữa sau nó lỡ làm ông gì rồi? Nó tức quá, "Cha tôi không giúp tôi, tôi phải nên thân chớ gì nữa!" Cái đó là đại từ bi, chớ đâu phải eo hẹp? Nó có những trường hợp đó xảy ra. Bây giờ chúng ta cũng vậy: con Trời đang du học tại thế; thấy không? Mà nếu chúng ta không hiểu rõ khổ là bài học thì chúng ta là chậm tiến. Mà chúng ta rõ bài học khổ là bài học, chúng ta tiến nhanh hơn, vững hơn, trưởng thành hơn; Anh thấy không? Mỗi mỗi đều là học thôi, xuống địa ngục cũng học, lên thiên đàng cũng học.

Cho nên, nhiều người nó làm liều, "Hết sức là xuống địa ngục là cùng!" Nhưng mà xuống đó học bài gay gắt! phải học chứ sao. Tại mình chấp nhận mà, "Tôi giết Anh để tôi xuống địa ngục là cùng chớ gì nữa!" Thì nó phải chịu; chứ gì nữa? Đó là sự quyết định của nó tự xuống địa ngục, chớ không phải Thượng Đế bắt nó; thấy không? Cho nên, các giới đều do Thượng Đế là phần hồn của mình là chánh, là chính do mình quyết định mà thôi. Nếu cố công thăng thì nó cũng đi lên nhẹ, mà không cố công thì nó hạ xuống trược; phải không? Ở trong trường chúng ta đều học đủ hết rồi, luân thường đạo lý, gia cang, đủ thứ ở trong trường chú nào học ra cũng được vậy. Nhưng bây giờ ra, làm ăn có tiền, năm thê bảy thiếp, làm cho gia đình lộn xộn. Ai đày nó? Nó đày nó chớ. Chớ đâu có trường nào dạy nó đi làm điều đó! Có trường học dạy nó không? Bây giờ nó đau lưng nó mỏi mắt nó đủ thứ, tại vì hồi đó nó hại nó chớ! Có ông Trời nào hại đâu. Nhưng mà ở thế gian người ta nói, "Trời hại gian thần." Câu đó cũng có, nhưng mà chính nó hại nó, bởi vì nó chấp nhận. "Tôi thách mà. Tôi nếm mà. Tôi đâu có sợ ai. Ngoài tôi, không còn ai hết!" T hì nó phải thọ trong cái cực hình đó, trong cái nghiệp thân đó nó có cơ hội học hỏi và nó cũng có cơ hội thấy sự sai lầm của nó nhiều hơn. Lúc đó, nó ăn năn mới là chánh. Chớ bây giờ mình khuyên nó: "Ờ, đúng!". Ông thầy dạy nó, đúng. Vô trong trường học, đúng! Cái gì cũng đúng hết, nhưng mà ra, nó không có làm đúng. Nói chuyện chúng ta đây, người nào, không nhiều thì ít, cũng vô trường học rồi ra; có chú nào làm đúng? Đâu có! Thế nào cũng chạy méo chút hà,; phải không? Đó, cho nên đời cũng là trường học dạy nữa. Cái sự chênh lệch đó cũng là bài học vậy, mà chính nó tạo cho nó. Cho nên, đừng trách Trời Đất, và đừng trách người khác, mà chỉ nhận xét rõ chính mình tạo cho mình sai lầm, để cho mình sớm chấp nhận sửa đi, nó mau hơn hay là để một ngày kia bị người ta hạch hỏi. Thì cũng nhìn nhận bao nhiêu đó; vô ích; thấy không? Bây giờ ta nhìn nhận sớm còn hay hơn.

Cho nên, tu là vậy, tu bổ. Khi mà Anh tu bổ, Anh thấy chỗ nào lủng, chỗ nào hư, thì Anh thấy sai. Ai làm hư? Ai làm lủng? Ai làm hư? Ai làm cho cái thận hư? Ai làm cho bao tử hư? Cũng cái thằng cha này thôi! Phải không? Thì bây giờ thằng cha này ngưng lại, phải vun bồi cho nó tốt lại, sửa chữa nó đi! Cho nên, tất cả bác sĩ trên thế giới hỏi cái bịnh gì khó chữa nhất? Cái miệng chữa không được thôi! Chớ còn cái bịnh gì cũng chữa được hết; chỉ có cái miệng khó chữa nhứt; thấy không? Mà nếu chúng ta tu, chúng ta thức giác, chúng ta thấy mỗi hành động một do mình có cân lượng phân xét ra. Thượng, trung, hạ đều có cân lượng phân xét mà mình không chịu áp dụng, thì mình bị kẹt đó thôi. Thì chung quy chỉ có phần hồn tự sanh và tự diệt; mỗi hành động đều là bài học hết thảy, thì thấy ở đâu chúng ta cũng cầu tiến. Mà bây giờ hỏi chớ, "Tại sao phải xuống thế cứu người? Khi mà tôi muốn xuống thế cứu người, tôi phải đạt sáng suốt, tôi ngộ được đạo; tôi biết đường đến, đường đi. Tôi xuống độ người chỉ cho họ. Còn tôi trong mờ ám, làm sao chỉ cho người được?" A nh thấy không? Đó, cho nên cái người tu sáng suốt lại tha thiết muốn trở lại độ cho những người tăm tối, vì cái nguyên chất của người tăm tối đó có thể trở nên sáng như người đã đạt sáng. Nếu không chỉ họ thì uổng lắm, tội họ lắm; có chút xíu đó, họ biết rồi; thấy không? Không có khó khăn. Mình là người hành đạo, mình sáng suốt rồi, mình còn tiếc cái gì nữa?

Cho nên, cái người ngộ đạo thì anh muốn nói chuyện mấy tiếng đồ họ cũng nói. Nói chết bỏ cũng nói mà không có lợi gì cho họ, họ cũng nói. Họ nói phải làm vậy làm vậy sướng, họ nói hoài vậy thôi. Mà mình nghe cũng có lý, mà do cái lý đó mình ưng thuận và mình tự sửa mình và mình phải hành, còn không hành thì mất cơ hội. Cho nên, tất cả không phải nói nịnh ông Trời nhưng mà tất cả đều do ông Trời làm ra. Mà bây giờ xét ông Trời là ai? Ông Trời là do bạn mà thôi. (Thầy cười.) Bạn là ông Trời con, muốn làm gì làm. (Thầy cười.)

Bạn đạo: Mà Thầy mới vừa nói rằng: người ở trần gian vì ham mê mà bị đày xuống dưới địa ngục để mà học những bài học thì thôi cam đành đi. Chớ còn những vị Tiên và Phật là những vị đã học xong cái bài học trược rồi và đã thanh rồi mới lên làm Tiên làm Phật thì đối với những vị đó khi mà họ có tâm từ họ chấp nhận xuống trần gian để nhập vào trong một cái xác hài nhi để mà trở nên lớn già, độ đời thì chuyện đó không nói gì. Chớ còn có những vị Phật hay là những vị Tiên người ta gọi là Tiên mắc đọa đó thầy có lý nào những vị đó học xong cái bài đọa đó rồi, cái bài trược rồi mà những vị đó còn mắc đọa nữa sao?

Thầy: Có. Nó mắc đọa một cách như thế này, cái chủ trì địa vị nó vẫn còn nhưng mà nó phải phân thân làm cái việc nặng trược để nó học thêm. Nói đọa hết hoàn toàn không có vụ đó, phân thân xuống mà thôi cũng phải chung sống dưới địa ngục mà phân thân thôi thì như vậy cái căn nó vẫn còn.

Bạn đạo: Thưa thầy như vậy là tiếp tục học không?

Thầy: Tiếp tục học.

Bạn đạo: Chớ không phải là họ bị đọa?

Thầy: Tất cả xuống âm phủ là học chớ! Cái đọa là tiến. Bề Trên cho tiến, mà ở trên cực khổ là cực tiến, cực tối tăm là cực sáng suốt.

Bạn đạo: Như vậy chúng mình ở đây cũng bị đọa hả?

Thầy: Tôi nói, mấy ông có nhà có cửa tốt đẹp mấy ông không chịu ở, cứ lang bang ở đây, rồi u ơ như trôi giữa dòng sông vậy; tức không? Một ngày tu đi, thấy nhà cửa đẹp lắm, huy hoàng lắm, tốt đẹp lắm; lên trên rồi sẽ thấy. Mà muốn lên trên thì bỏ tất cả những cái gì trong tâm mình rước những chuyện ô trược ở thế gian; một chút là nó thấy; có nhà có cửa chớ! Hỏi, bây giờ Ông ở thành phố Hồ Chí Minh, bây giờ thành phố Hồ Chí Minh mất rồi, rồi bây giờ những cái kỷ niệm của Ông còn có ở thành phố Hồ Chí Minh không? Đi ngang đó, người ta nhớ liền chớ gì! Cái ảnh hưởng còn: từng nào cũng có Thích Ca hết; từng nào cũng có Quan Âm hết; không phải Quan Âm ở một chỗ, mà từng nào cũng có, từng nào cũng có; thấy chưa? Cái sự ảnh hưởng còn hoài, không có mất đâu. Cho nên, chúng ta từ trên xuống đây chúng ta có căn chớ, có nguồn cội chớ, có nhà cửa chớ. Tại mình xuống đây mình quên nó đi, và mình thanh tịnh mình thấy "Có chớ, nhà tôi đẹp lắm, có tiên nữ hộ vệ chớ, có chớ; có hoa quả tốt đẹp chớ; có chớ! " Cho nên, ông coi tuồng Tiên, tuồng Phật ông thấy khoái. Tại sao? Tại vì mình hồi trước mình ở cái xứ đó, thấy khoái lắm. Mà cái phim nào chiếu Việt Nam Trần hưng Đạo ông thấy ngon lành, chu cha khỏe quá, nghe khỏe quá. Mà nó thấy chiếu chư Tiên chư Phật mình thấy mình sung sướng quá. Cái origin mình trên đó.

Cho nên, người ta thích, không ai muốn dơ, không ai muốn sự hôi tanh nhưng mà chúng ta phải chung sống trong sự hôi tanh. Thật sự chúng ta hiện tại cái thể xác này là hôi tanh, qua cái miệng này là hôi tanh rồi nhưng mà ta vẫn chê sự hôi tanh. Chừng nào tâm trí chúng ta hòa đồng với hôi tanh thì chúng ta thấy nhẹ, thấy sáng suốt. Lúc đó, trược cũng như thanh, trong trược có thanh, trong thanh có trược thì xuất hiện một màn tươi đẹp cho chúng ta mà chúng ta còn chê còn chấp; không bao giờ thấy -- ngăn cách. Còn chê còn chấp là ngăn cách.

Cho nên, ông Tế Công nói người ở thế gian tụi nó là tụi ở dơ mà nó chê quần áo dơ nó giặt hoài tốn xà bông (Thầy cười.) Mà nó không thấy, phí công của chúng sanh nó không biết, cũng mang tội, (Thầy cười.) Buộc tội bằng cách đó, thấy không? Nó là loại ở dơ mà, nó sống trong dơ dáy mà nhờ sự dơ dáy nhờ vi trùng nó mới có sự sanh trưởng mà nó quên đi. Cho nên sau này dịch rồi đọc cái đó lý thú lắm, nó vui lắm. (Thầy cười.) Nguyên căn khi mà chúng ta thanh nói thiệt ở đâu chúng ta cũng thanh.

Ráng tu đi rồi các bạn sẽ đi sống với những người đau khổ. Tôi nói tôi sống bây giờ tôi sống với tâm tư đau khổ chứ sung sướng không ai chia cho tôi hết. Không tin tới nhà tôi, ông lục bao nhiêu thơ đâu có thơ nào nói “ông Tám tôi mới cưới vợ tối nay tôi mời ông đi sung sướng với tôi, không có vụ đó!” Nó nói “vợ nó bỏ rồi ông Tám ơi! Nó mới tới với tôi”, phải không? Sống với những tâm tư đau khổ không hà. Rồi tôi phải làm sao cho nó hồi tỉnh lại.

Chớ tôi tới từ bao nhiêu năm nay tôi đâu có giờ phút nào tôi thấy tôi sống sung sướng đâu. Tôi sống với những sự đau khổ và để tôi học cái hạnh nhẹ nhàng ở tương lai cho phần hồn tôi nên tôi vẫn học. Tôi hòa tan trong sự đau khổ của trần thế chớ tôi đâu có giờ phút nào sung sướng đâu. (Thầy cười.) Nhiều khi tôi thiền, tôi thấy đau khổ, tôi cầu xin ơn trên, ơn trên refusér thì tôi chỉ khóc thôi. Tôi thấy tình cảnh đó, tôi chỉ rơi lụy. Tôi có thể cảm động được ai. Họ tới hộ độ cho nó sung sướng, tôi biết làm gì hơn nữa. Một người lãnh một nhiệm vụ là cùng. Cho nên nhiều khi phải khóc.

Cho nên sống trong khổ để đạt sự thanh nhẹ ở sau này kêu là khổ hạnh chứ nói thiệt bây giờ các bạn cũng chẳng ai sướng gì. Có ông nào sướng đâu? Bây giờ xét kĩ lại đâu có sướng. Sống trong định luật sanh, lão, bệnh, tử, khổ, chắc chắn rồi.

(Trích từ băng giảng của Đức Thầy – Montreal 29-3-80


----
vovilibrary.net >>refresh...