Bạn đạo: Thưa Thầy, còn cái chưởng hưởng dưỡng khí…
Thầy: Chưởng hưởng dưỡng khí là bộ đầu thông mới chưởng dưỡng được, để thử cái bộ óc của mình. Thả lỏng, hít hết một hơi xem nó xuống bao tử không. Để chi? Để trong lúc đói mình thấy mình ăn trực tiếp. Nhờ cái hít đó mình thấy hàng ngày mình cũng vẫn ăn trực tiếp, cho nên con người nó tươi, tươi tắn, sống động. Nhiều khi mình bỏ đói đừng cho nó ăn coi thử nó ăn không. Tay chân cũng ấm là mình đủ lực lượng. Mà bỏ đói nó, tay chân nó lạnh, thiếu lực lượng. Cho nên, nhiều khi bỏ đói thử 2-3 ngày tay chân vẫn ấm, đó là đủ lực lượng. Nó có thể hút thanh điển và nó có thể dùng thanh điển dưỡng thân, chứng minh rõ ràng.
Bạn đạo: Thưa Thầy, cái Bách hội là Hà Đào Thành phải không Thầy?
Thầy: Phải. Đúng rồi.
Bạn đạo: Hai cái là một?
Thầy: Hai cái là một.
Bạn đạo: Còn cái nê hườn cung nó khác Bách hội hay sao Thầy?
Thầy: Nê hườn. Nê hườn cung.
Bạn đạo: Hai cái nó khác nhau như thế nào?
Thầy: Không! Nê hườn nó cũng ở chỗ đó. Tại danh từ họ nói vậy thôi.
Bạn đạo: Thưa Thầy, tại con thấy nó hai cái nơi....
Thầy: Không có! Không có! Cũng ở chỗ này hết à, cũng ở trung ương. Ở đây này nê hườn
(Đoạn này Thầy dùng tay chỉ chỗ bách hội và nê hoàn cung…)
Đây. Nó ngay chỗ này. Nó cũng nằm ở đây thôi.
Bạn đạo: Tại con thấy nó hai cục khác nhau.
Thầy: Ừ! Hai cục. Cái này đi tới... cục này. Cái này là mỏ ác. Nó không phải là nê hườn. Nó là mỏ ác.
(Đoạn này Thầy nói chuyện qua điện thoại riêng với một bạn đạo)
(05:38)
Thầy: Cái khôn của thế gian là cái ngu của Thiên đàng đó! Lấn áp người ta, mánh lới này kia kia nọ là cái ngu nhất đó chứ đâu phải khôn. Cãi bướng, cãi bỉnh là cái ngu chứ đâu phải khôn. Thật thà Thượng Đế mới cưng. (06:00)
Mới kêu bằng sửa được tâm tánh. Họ ghét mình, mình ghét lại họ, thôi, tu làm cái gì. Còn nhiều khi mà người tu có điển, nhiều khi nói: “Tao thấy mặt mày tao ghét quá”. Để chi? để người đó đưa lên, nó giận nó tập trung, nó muốn ăn thua, rồi lúc đó mình mới chặt đứt nó, cho nó một tràng pháp. Thấy ghét mà độ. Hai cái khác nhau á. Ghét mà độ. Nói cái chữ ghét nhưng mà lại độ. Còn cái kia nói ghét sanh hại, cái đó không có dùng được. Làm sao có trình độ ghét mà độ, nên ghét, còn không thì phải học thương yêu.
Thấy họ ghét, mình phải làm sao để giải tỏa, (nghe không rõ) Ghét mà mình làm sự tối tăm cho mình thì cũng không giải quyết được cái gì cho đối phương hết. Mà đối phương là bài học đem tới cho mình. Thấy không? Ghét cái là mình bị kẹt rồi.
Bạn đạo: Dạ thưa thầy, thí dụ như cái tâm mình không có ghét lại, nhưng mình có làm cách nào để cho người đó không ghét mình nữa được không Thầy.
Thầy: Không. Mình cứ luôn luôn hướng, đem, gửi, gửi cái điển thiệnn lành cho họ. Rồi một ngày nào đó họ thức giác họ sẽ không ghét. Chứ không phải là muốn cho họ không ghét liền, không được. Mình lập tâm thiện lành cứu độ họ, họ càng ghét hơn nữa. Ghét nhiều chừng nào họ lại được gần mình, tới lúc đó là hết ghét rồi. Cho nên, trong bà con, anh em, hổng gặp mặt là nói lu bù, nhưng mà gặp rồi thì có mấy câu, té ra không có gì hết. Thôi, rảnh tới ăn cơm chơi. (cười) Huề. Điển với điển nó truyền cảm là nó huề. Cho nên, một cái chuyện gì mà nói người đó ghét mình, đi gặp họ là hết ghét à, có gì đâu. Mình tới mình dùng từ điển rồi. Coi họ làm cái gì, rốt cuộc huề. Họ nói gì thây kệ họ, một chập là huề. (08:05)
Bạn đạo: Tại con thấy học cái yêu thương khó quá Thầy.
Thầy: Chớ sao. Yêu thương mà yêu thương xây dựng, chứ không phải học yêu thương mà yêu thương bò càng, cái đó là không được. Yêu thương xây dựng.
Bạn đạo: Dạ không. Cái yêu thương xây dựng á Thầy. Khó!
Thầy: Nó không khó, vì mình thiếu Thanh thôi. Thiếu Thanh. Mình thấy là mình ở trong cõi yêu thương chứ đi đâu nữa bây giờ. Chơi với búa, chơi với dao là mình không chơi rồi.
Bạn đạo: Không lẽ mình (nghe không rõ) chấp rồi hả Thầy?
Thầy: Ờ hết rồi, hết mê hết chấp rồi. Mê và thương đó là không được. Mà chấp mà ghét không được. Nó không có lợi cho mình mà mình thiếu sáng suốt vậy à. Mình khao khát sự sáng suốt chứ mình khao khát gì giờ.
Bạn đạo: Nhiều khi có người ghét con, con không có ghét lại nhưng mà con cảm thấy như có khoảng cách đó.
Thầy: Mình niệm Phật cho họ. Họ ngăn cách đó. Họ ngăn cách đó. Mình niệm Phật cho họ thôi.
Bạn đạo: Con thấy có bức tường vô hình…
Thầy: Nhưng cái đó là cái lỗi của mình. Mình phải xét đó là lỗi của mình. Tại sao họ không ghét người khác mà ghét mình. Mình phải xét cái lỗi của mình. Xét được cái lỗi của mình rồi thì họ mới kêu bằng hòa cảm với mình. Tự động, automatic họ phải hòa cảm, hổng có lo làm chi.
Cho nên (Tên riêng của 1 bạn đạo) thấy tới giờ không biết, không biết tu, gần tui mà đâu có biết tu. Rồi bây giờ bị người ta chửi, khóc. Hôm qua điện thoại hỏi tui khóc như con nít: người này chửi này, người kia mắng này. Tại sao? tại mình mắng chửi người ta. Tại mình mắng chửi người ta. Mà nó mắng chửi người ta nó không biết. Bây giờ người ta mới nhớ lại, thằng này nó mắng chửi tui, chửi cho nó một trận. Ảnh chịu không nổi. Cái ảnh chịu không nổi thì cũng phải biết là người ta chịu không nổi như ảnh, hiểu chưa? Khóc lu bù. Cái đó là bài học đó. Nói: “Tui sống với ông, tui đâu có bị người ta chửi dữ vậy”. (cười) Bây giờ tui sống bị đầu này chửi, đầu kia chửi. Bởi vì nó thiếu thông minh, không ai gỡ cho nó. Mà nó không biết. Nó không biết tu, không biết gì hết. Anh em ruột, chị em ruột cũng không có hòa, không có người nào hòa với nó được hết, tại nó chứ đâu phải tại người ta. Tại sao họ lại đi hòa với người khác được mà không hòa với mình được. Tại mình. Cho nên nhớ rằng mình người tu là tui có lỗi chẳng ai có lỗi, nhớ nhiêu đó thôi. Tiến hoài không ngừng. Còn họ cho là phải là họ bị giới hạn là họ đứng dừng, dậm chân tại chỗ. Rất dễ. Hành nó hơi khó một chút thôi. Nhầm lẫn trong cái sự kêu bằng lý luận trần trược, sai.
Bạn đạo: Như hồi hôm qua con học được cái bài này, giữa vũ khí tàn ác đó Thầy với tình thương vô tận của Thầy dành cho chúng con, nó cũng có cái sự, giống như là, gọi là dữ dội trong đó.
Thầy: Sự dữ dội đó là đi vô cùng. Nghĩa là trược cũng vô cùng mà thanh cũng vô cùng. Mà hai giới nó đồng tiến nó mới quân bình. Phải hông?
Bạn đạo: Ai cũng dữ dội như Thầy đó Thầy, rồi cái đâm ra ghét lẫn nhau, thì con nghĩ giống như là cái vũ khí để giết người nó có cái dữ dội trong đó.
Thầy: Bởi vì nó là cái loại vô cùng. Trần gian này nó cũng vô cùng vậy, nhưng mà mình không hiểu giá trị vô cùng của nó là mình bị động loạn. Mà hiểu được cái giá trị vô cùng của nó thì đâu có gì đâu. Gió thổi thì lá nó chạy theo chiều hướng đó thì kệ nó. Phải không, mà gió ngừng thì lá ngưng, thì nó cũng ở trong tịnh thôi, mà mình cho nó là động là lộn xộn rồi đó, phải không.
Đây rồi xuống dưới Marseille rồi có cuộc giành giật nữa, nhưng mà sao băng(nghe không rõ) đi trước thì đỡ, lát êm. Cũng ở trong tình thương. Vì tình thương mà đụng chạm. Cũng nên cho nó đụng để nó hiểu.
Bạn đạo: Nhưng tình thương đáng lẽ nó không nên ích kỷ. [Không nghe rõ]... là của tất cả mà.
Thầy: Chứ sao. Rất là dễ nhưng mà tại người chưa hiểu, thấy chưa.
Bạn đạo: Chứ con thấy Thầy công bằng quá, Thầy đâu có thương ai hơn mà ghét ai đâu. Con thấy Thầy rất là công bằng đó Thầy.
Thầy: Cứu độ nhưng mà sáng suốt. Chứng tâm mà. Cái tâm mà lộn xộn là không có chứng, thời gian sau mới chứng, để đó.
---
(13:18)
Thầy: Đó là trong cái hội. Những cái đó là trong cái hội.
Bạn đạo: Thầy thấy chúng con ở Paris còn thiếu sót gì không Thầy.
Thầy: Có chớ, còn thiếu sót chỗ nào tui nhắn hết rồi. Giữ cái đó đi tới là tốt đẹp.Ở trong cái cuộn băng Thầy giảng ở tại Choisy đêm hôm đó hả? Hay sao?
Bạn đạo: Dạ, sáng hôm qua.
Thầy: Sáng hôm qua à.
Bạn đạo: Dạ.(quay qua nói với bạn đạo khác) Con sẽ kính gửi bác cuộn băng, bác có chưa bác? Dạ để con gửi. Hiện giờ thì anh em Marseille chắc có rồi, ngày hôm nay, rồi thứ 2 này sẽ gửi đi.
(14:04)
Bạn đạo: Chúng con đã phạm nhiều sai lầm to tát. Chúng con phải thực hiện như Thầy đã đạt được.
Thầy: Để tránh những sự lợi dụng ở sau này. Sau này các anh em nó tu nó cũng thành đạo vậy. Mình phải tránh cái vụ đó.
Bạn đạo: Thầy đánh đúng cái tâm thức chúng con nên con thấy anh em ai nấy cũng thức tỉnh hết. Kính Thầy có, nhưng mà cái sự tôn thờ vô ý thức con nghĩ đã dẹp bớt nhiều.
Thầy: Dẹp bớt hết cho rồi.
Bạn đạo: Dạ cái đó cũng nguy hại.
Thầy: Cho nên ở thế gian họ bị lợi dụng, ha. Họ làm hư đạo, thấy hông.
Bạn đạo: Cái sự tôn sùng nó nguy hiểm.
Thầy: Tâm họ loạn thì làm sao mà thành đạo.Dọn đường cho tiến tới thành đạo thì không nên cho tâm nó loạn. Thấy chưa? Mấy ai mà sáng suốt mà chỉ cái đó. Nhiều tôn giáo họ không làm được cái đó. Vì họ đâu có hiểu. Họ đâu có biết cái tâm con người, họ đâu có nằm hẳn trong tâm con người. Họ dùng tâm lý thôi chớ chơn tâm làm sao họ đạt tới. Thành ra nói u ơ bên ngoài thôi. Không có tổ chức nào mà kỹ bằng tổ chức Thiên chúa giáo đâu mà rồi cũng lộn xộn à. Cũng như nghe bà (Tên) nói trong đạo của chúng tôi cũng lôi thôi lắm.(nghe không rõ) Nhiều chuyện lắm. Đó. Thấy. Mình phải dẹp cái đó, sống trong bình thản tiến hóa. Đừng có bôn chôn gì hết nó mới đạt đạo. Mình có cái của vô tận chứ không phải của tạm thời như những tổ chức khác.
Bạn đạo: Lúc trước tụi con cũng nghĩ sao mấy anh em Canada tốt phước quá được Thầy bên cạnh. Nhưng từ ngày mà Thầy thuyết pháp ở Choisy, con nghĩ rằng đó là sự công bằng của trời đất. Bởi vậy không có gì mà phải uất ức mà nghĩ như thế. Nghĩ như thế là còn ỷ lại nhiều. Còn dị đoan. Bởi vậy sau bữa Thầy giảng thì con nghĩ, giờ không có dám nói anh em Canada được cái này được cái nọ, không còn sự phân bì nữa.
Thầy: Canada cũng bị đòn xấp bấc sang bang nó mới tỉnh táo chớ. 6-7 tháng tới giờ chú nào chú nấy trẻ lại rồi. Nó chun trong sách vở, nó núp ở trong văn tự kinh kệ đó. Lôi cổ ra hết.
(16:45)
Bạn đạo: Pháp luân con thở thì có lên bộ đầu nhưng mà nó không có được đều tại sao vậy Thầy.
Thầy: Từ từ, từ từ nó sẽ đi tới dài hơn chứ không phải bấy nhiêu đó. Nó đòi hỏi năm tháng là vậy. Ngày giờ năm tháng nó đòi hỏi, càng ngày càng dài, càng ngày càng nhẹ. Sau này đâu có phải hít nữa. Sau này dùng ý mà nó phải chạy. Ý tui chuyển pháp luân là tự động nó phải chạy. Mà nhu cầu cần thiết nó mới chạy, còn không cần thiết, nó đã lên trên rồi làm chi nữa. Nó làm trên cái trí giác trong Nam mô là Soi hồn, A Di là Pháp luân, Đà Phật là Thiền định. Là ở bên trên đó! Cái đó ở cõi siêu rồi mới làm được cái đó.
Cho nên, nó phải thay đổi từ tầng này đến tầng kia. Còn muốn làm cấp tốc như vậy không được. Phải từ từ. Bởi vì trình độ của mình, cái căn quả của mình, không có thể nào mà phá tan cái công chuyện mà mình không làm mà đạt được đâu. Phải làm mới đạt, mà phải ráng. Có người không thấy nó làm mà nó đạt vì đã nhiều kiếp rồi. Nó cũng khổ nhiều kiếp rồi, bây giờ mới có chút nó minh rồi, tới nơi rồi. Cho nên không có được chê người này mới tu hay người kia tu lâu, cần có những người đó để mình học hỏi. Những người mới tu được quyền chửi trong mặt mình. Mình lấy cái siêu diệu của điển quang để cảm hóa họ, mới là đúng là người tu. Sợ người ta chửi làm sao tu. Chửi là cái bài học mà. Hoan nghênh! Có thầy chùa nào dám kêu “Bà muốn chửi chồng thôi bà chửi tui đi. Anh muốn chửi vợ, anh chửi tui đi”. Đâu có ai dám nói vậy không. Chửi hai ba cái Thầy chùa khóc luôn à. Đằng này không sợ. Đằng này ông Tám: cứ việc làm tới. Rồi nó thông khai suốt hết. Đó mới thực sự là thực hiện thương yêu.
Cho nên, bên Vô Vi người ta quý một cái siêu diệu, chớ không phải quý cái vật chất, không quý cái tiền của, không có quý thế lực. Nó quý sự siêu diệu, thâm thúy trong nội tâm của nó không thể tả ra cho người phàm hiểu được. Cho nên sự thương yêu của đạo hữu có điển rồi nó nhớ nhung nhau lắm. Nhớ lắm, nhớ lắm, muốn được gần nhau. (19:44)
Thầy: Tui lấy roi tui đánh nó cũng chạy theo một bên à. Nói vậy là biết rồi đó. Lấy roi đánh nó cũng chạy theo à. Thương yêu nó vậy đó, phải không. Cho nên sự siêu diệu của nội tâm không phải bên ngoài. Bên ngoài tan xương nát thịt nó không cần. Thật sự là thực hiện tình thương của Chúa, Phật.
Bạn đạo: Dạ thưa Thầy, cái ý chí và ý tưởng khác nhau nào.
Thầy: Ý tưởng là nó dây cái ý niệm thôi. Cái ý chí nó nằm hẳn trong sự thực hành. Con người có ý chí thì cho người ta chửi, cho người ta đánh mà ý chí nó vẫn ngay ngắn, vẫn dũng tiến mà dũng trong tình thương và xây dựng, thấy không? Cái chuyện nó thực hiện tình thương và xây dựng nó là thuộc về ý chí. Còn cái ý tưởng nó mới đạt tới cái niệm thôi à. Muốn, làm không được. Thành ra, những người nói hay lắm, bị người ta chửi ngồi khóc à.
Bạn đạo: Thiếu cái hành hả Thầy?
Thầy: Vậy đó! Thiếu thực hành.
Bạn đạo: Dạ, ý chí là mạnh nhất về ý hả Thầy.
Thầy: Ý chí là mạnh nhất. Ý chí mình phải đại hùng. Đại hùng mà mình phải nhường, phải nhịn. Ở đời thấy nhường mình mà mình lại dẫn tiến cả hai, vừa mình mà vừa họ. Nó mới dũng.
Bạn đạo: Ở trình độ ý chí thuộc về dũng hả Thầy.
Thầy: Ờ dũng rồi, nằm hẳn trong ý chí mới được. Cứ nói ý chí mà không nằm hẳn trong ý chí thì cũng tạo ý niệm cũng như ý tưởng à.
Bạn đạo: Cái ý chí nó có cần một mục tiêu ấn định trước không Thầy?
Thầy: Cái mục tiêu ấn định đó là vô cùng. Trong hành hương của nó thì ý chí phải đụng chạm. Ý chí vô cùng kêu bằng xoa dịu và dẫn tiến. Còn ý chí giới hạn ý tưởng rồi bị kẹt trong đó rồi đâm ra hờn giận sân si.
Bạn đạo: Dạ thưa Thầy, vậy là ý chí không lệ thuộc bởi thời gian và không gian hả Thầy?
Thầy: Không có lệ thuộc. Vượt mức siêu phàm.
Bạn đạo: Bất di bất dịch hả Thầy?
Thầy: Bất di bất dịch. Thành ra, nó ở thế gian người ta nói: “Ô chu choa, ông đó người ta chửi mà sao ổng tốt quá”. Phải không? Nó đâu có dính líu gì nữa. Nó vượt khỏi sức hút của hồng trần rồi. Đâu có đau khổ, đâu có biết đau khổ là cái gì. Nó biết thương yêu để rơi lụy cơ mà. Rơi lụy trong sự thương yêu mà thôi. Không có đau khổ nữa.
Bạn đạo: Nhưng mà lúc sơ khởi cái ý chí phải được củng cố bởi niệm Phật hả Thầy.
Thầy: Phải niệm Phật. Niệm, thường niệm, vô biệt niệm. Cái đó là cái đà, đà để xây dựng ý chí đó!
Bạn đạo: Làm công quả nó cũng dưỡng ý chí hả Thầy?
Thầy: Niệm thường niệm vô biệt niệm thì tự nhiên nó có công quả cho mình làm chớ. Tự nhiên mình thích làm à. Như bây giờ, cái băng không ai sang, tui sang. Sang rồi phải ý thức: À, cái băng này hữu ích, rất hữu ích, truyền bá khắp nơi. Câu nói này sẽ thấu đạt mọi tâm can. Chuyện làm này tôi phải làm. Thích thú quá, sung sướng quá. Tôi phải làm nhiều hơn. Tự nhiên nó thúc đẩy. Thì nó nằm hẳn ở trong đó rồi, nó đang làm việc. Nó làm cái băng nhưng mà nó theo cái băng, thực hiện như cái băng. Nó thấy có giá trị chớ. Việc làm nó xứng đáng. (23:00)
Bạn đạo: Nhưng mà cái sự làm công quả đó Thầy, là từ Bề trên đưa xuống hay là tự mình phải tìm?
Thầy: Sự sáng suốt của mình. Nó cũng thuộc về bề trên chỉ định. Sự sáng suốt của mình. Cái trình độ mình 100 độ thì người ta dùng, sử dụng 100 độ. Nếu mà sử dụng được người ta cho nó tăng thêm, đó. Lần sau mình có người ta sử dụng hết chớ. Hai vai có người làm việc với mình, mà tại vì mình thiếu sáng suốt, ai mà làm việc với mình? Không thấy người ta giúp đỡ mình chớ. Nếu không có cái đó, đưa mình xuống thế gian để làm gì? lấy cái gì học hỏi? Thấy không? (23:36)
Bạn đạo: Vậy là cái sáng suốt nó sử dụng ý chí để thực hiện công quả hả Thầy?
Thầy: Đó! Công là phải nghĩ, hướng về quảng đại. Làm rồi mới thấy kết quả. Chưa làm không có kết quả. Miệng nói tôi làm công quả, mà chưa làm không có kết quả.
Bạn đạo: Trong lúc mình làm công quả có cần phải say mê không Thầy?
Thầy: Tới lúc đó nó say mùi đạo. Lúc đó là nó say mùi đạo, là nó tiến triển rồi. Ai cũng phải qua một cái giai đoạn hiểu đạo, mê đạo, sống trong mùi đạo pháp. (23:27)
Bạn đạo: Trong mấy cuốn băng Phụ Ái Mẫu Ái đó Thầy, từ số 1 đến số 30 đó Thầy, con thấy điển Cha với điển Mẹ sao thấy giống quá vậy Thầy, có đại từ đại bi trong đó.
Thầy: Bởi vậy, bởi vì trong cái nguồn gốc đó mà ra. Như Quan Âm là phần âm của Thượng Đế chứ gì đâu. Nhưng mà nghĩa là thấp hơn một chút để độ cho phần âm. Đại từ bi.
Bạn đạo: Con thấy Cha dạy chúng con là đường lối cứng rắn nhưng để mà tìm đủ mọi cách để trở về với Cha Thầy. Mẹ cũng vậy nhưng mà Mẹ…
Thầy: Cứng rắn mà xây dựng. Mẹ cũng vậy, êm dịu cũng xây dựng. Khi mình buồn bực cái gì bấm cái băng nghe chập cái là hết à. Hai bên đều xây dựng hết rồi. Cái âm với cái dương mà không được xây dựng là nó nghịch, nghịch là nó động rồi.
Bạn đạo: Dạ thưa Thầy, cái phần Phụ ái sao Thầy đọc hết nguyên bài thơ rồi Thầy mới giảng, còn cái phần Mẫu Ái thì con thấy băng nào cũng vậy, Thầy đọc một câu lục bát rồi Thầy giảng, nó khác nhau chỗ nào.
Thầy: Đa dạng, (Cha giảng? nghe không rõ) Nó khác nhau là cái luồng điển nó trực giác nó đi thẳng vô. Rồi đến khi mà đọc tới thì phân vô để cho nó chuyển vô trong, nó gắn liền vô cái dương điển của tâm linh, cái kia mới giảng ra cho nó thấy. Phóng xuống liền rồi mới giảng. Câu nó rồi mới đánh, mới vỗ, câu nó rồi mới vỗ. Giảng đó là vỗ có nghĩa là thợ đồng, (nghe không rõ) vỗ cho đâu đó nó tròn trịa thôi.
Bạn đạo: Như cái cuộn băng Thanh Quang Điển Lành của Cha đó Thầy, con thấy mạnh quá Thầy, mỗi lần con nghe con khóc lu bù Thầy, mà nghe lần nào như lần nấy Thầy. Sao mạnh quá.
Thầy: Mạnh quá.
Bạn đạo: Con nghe có bữa cái hồn con nó khóc Thầy. Nó khóc có 2-3 tiếng cái nó hết khóc, sao kỳ vậy Thầy. Cái tim con nghe tiếng như có ai khóc ở trỏng đó Thầy.
Thầy: Mở lắm.
(Đoạn này nói chuyện khi đang ngồi trên xe)
(27:23)
Bạn đạo: Con thấy con ở trên đó.
Thầy: Phải ở trển chớ. Phải ở trển nó mới đúng chớ. Bởi vì ai cũng có căn hết à. Có căn cội, nguồn gốc. Người nào cũng có nhà cửa công chuyện trên đó hết. Bỏ đi ta bà xuống thế gian này chớ đâu có người nào nghèo đâu. Ngon lành hết mà. Người tu rồi cái mặt tươi.
(Lúc này chỉ đường cho tài xế)
Thầy: Cho ta thấy cái nguyên căn của mình ở đấy. Tâm thành Phật độ cho hay rằng: con không phải là người thế gian, hiểu chưa?
Bạn đạo: Dạ chớ không phải một số người đầu thai lên thế gian này nghĩa là ở biệt mù ở dưới rồi lên sao?
Thầy: Không. Có một số ở dưới thế gian biệt mù rồi bây giờ ngộ tu đi lên. Thì phải cho nó thấy cảnh, thấy chưa? Còn người nó có căn ở trển thì nó đi luôn, cần gì phải thấy cảnh. Nó học dũng, nó không sợ gì hết. Tu mà du côn không sợ gì hết. Nó tới nơi nó dũng. Trí nó mở rồi thì nó làm việc.
Bạn đạo: Thưa Thầy, nếu vậy những người nào có một trình độ Dũng nào đó mới đi con đường đó hả Thầy?
Thầy: Chớ sao. Nó nhiều kiếp rồi. Không phải tất cả những người ngồi đây chưa tu đâu. Tu lâu rồi. Nói mới tu là nói lầm, nói sai.
Bạn đạo: Vậy con đường Bi Trí Dũng nó chông gai lắm hả Thầy? Người nào phải có trình độ gì mới đi được hả Thầy?
(29:57)
Thầy: Ở. Thì bây giờ phải thực hành rồi mới thấy rõ hơn. Không có trình độ gì qua sự thực hành hết. (29:30)
Bạn đạo: Ví dụ như tụi con tu hoài nhưng mà tới ngày nào đó có một số người trong số tụi con mới được về Việt Nam hả Thầy. Còn một số phải ở lại hả Thầy?
Thầy: Cái đó là cái quyền của Thượng Đế đó. Giờ mình ráng mình tu à. Làm cái gì, cái gì người ta ghi sổ hết á. Chú nào tốt xấu ghi sổ hết á. Đến hồi đó là chỉ định là không đi cũng không được. Không đi nó khiến cái gì đó cũng chạy về.
Bạn đạo: Mà muốn về không được về…?
Thầy: Muốn về không được về. Không có. Tới giờ đó nhiều người muốn về cũng không được về.
Bạn đạo: Tại sao về Việt Nam là được một phần thưởng là tại sao lại thế đó. Còn ở lại là không phải là phần thưởng?
Thầy: Có người có nhu cầu cần thiết đi về để cộng tác với Cơ Thánh Đức người ta mới cho về. Còn người mà không có khả năng về chật chỗ. Người ta đang quét dọn, người ta đuổi thứ tầm bậy đi rồi bây giờ trở về làm cái gì. Hữu dụng hay là vô dụng, cần thiết hay là không cần thiết, thì giờ đó sẽ biết. Cái đó là cái sổ ông Thượng Đế nắm. Thánh Thần cũng không được quyền biết vụ đó. Cái pháp bên mình niệm Nam mô Ngọc Hoàng Thượng Đế vô cực Đại Thiên Tôn là đi thẳng lên, rapport (tiếng Pháp, báo cáo) công tác hàng ngày của mình đó. (31:25)
Bạn đạo: Giờ cứ việc công phu tới đâu hay tới đó?
Thầy: Tới đâu hay tới đó.
Bạn đạo: Không cần biết gì hết?
Thầy: Bề trên người ta ghi chép hết rồi, lý lịch.
(Lúc này chỉ đường cho tài xế)
(32:18)
Bạn đạo: Khi con ra khỏi bản thể con hôm đầu tiên, con thấy sao mà quay trở lại nhìn con, sao mà con xấu ơi là xấu. Xấu con không dám nhìn con.
Thầy: (cười) Dơ dáy, bụi trần mà, không có đẹp.
Bạn đạo: Con thấy xấu ơi là xấu.
Thầy: Phần hồn mới là đẹp.
Bạn đạo: Làm sao mà trông nó sợ quá, con không dám nhìn con.
(Lúc này chỉ đường tài xế)
(Nói chuyện trên bàn ăn)
Thầy: Mình đời sắp đặt phiền phức quá, cái này không có lễ nghi, tự nhiên mà vui trong tình thương đầy đủ. [không nghe rõ) vẫn sưởi ấm để đi.
Thầy: Tu mà sao nhậu. (Mọi người cười). Tu mà chạy đồ lậu. Tu không chạy đồ lậu à, bắt đi. Chạy đồ lậu.
Thầy: Biết được Thượng Đế thì mọi việc công bằng. Đây cũng như chúc phúc cho mọi người. Đây là chúc phúc cho mọi người. Uống cái này sống lâu để phục vụ nhân loại ha. (cười) Cái này gửi đi Phi Luật Tân là chị Hồng chỉ khóc á, ức á, tui nói đi theo mà, không có sâm-banh uống.
(Nói chuyện vui vẻ trên bàn ăn)
Thầy: Uống rượu với tui sống lâu, không sao đâu. (42:07)
HẾT.