(Sài gòn ngày 26/06/1977) - Tu tiến Giải Minh
Tu tiến giải minh lý trí bàn
Thành tâm sửa đổi pháp thân an
Minh đời thấu đạo là chân lý
Hồn vía phân minh giải pháp tràng
Mình tu tiến là mình sửa, phải có tiến bộ. Rồi lúc đó cái sự tiến bộ đó nó đem lại sự sáng suốt cho mình, mình mới hiểu được rồi tự bàn, tự hóa giải sự uất khí của nội tâm.
“Thành tâm sửa đổi pháp thân an”: Mình phải có cái thành thật tìm hiểu rõ ràng cái đường pháp lý, cái đường đến và đường đi rõ ràng. Rồi mới thành tâm nghĩa là giữ lấy cái nghề chuyên môn đó để mà sửa đổi thì lúc đó cái pháp cũng tiến bộ, cái thân cũng an khương.
“Minh đời thấu đạo là chân lý”: Con người mà hiểu chuyện đời, thông cảm bề trái và bề mặt của chuyện đời thì hiểu được cái đạo lý cao siêu ở bên trên nữa. Đó là chân lý. Mà chúng ta nằm ngay trong chân lý, sống trong chân lý thì nên sống, chết vì chân lý cũng nên chết.
“Hồn vía phân minh giải pháp tràng”: Lúc đó, mới khám phá rõ ràng có hồn có vía nó phân minh. Đó, có hồn có vía, có chủ trương, có phụ tá, mới làm việc được, mới hóa giải, nó mới khuyên người ta tu được.
“Pháp tràng ban sẵn khắp nơi”: Nơi nào cũng có hết.
“Trời cao bể rộng tuyệt vời giải khuây”: Đó, lúc nào có Trời là phải có đất, có âm là phải có dương thì cái pháp tràng chỗ nào cũng có. Ngay trong gia đình chúng ta có, ngay nội tạng chúng ta có, nơi nào cũng có Trời cao bể rộng tuyệt vời giải khuây. Đó, cái sự lớn rộng của Trời đất là giáo hóa chúng ta tu bây giờ. Khi mà chúng ta thấy được, ta dòm được cái sự cao siêu của Trời đất đã tạo ra thì ta có thể tu theo cái pháp nầy rồi. Ta thấy cũng có Trời có đất ở bên trong cũng như bên ngoài.
Minh tâm xét đó là thầy
Trường sanh hóa giải ngày ngày dạy tu
Khi mà chúng ta hiểu được, ta xét đó là thầy. Những cảnh vật cao siêu nới rộng đó là thầy giáo hóa chúng ta để chúng ta tiến càng ngày càng xa, càng cởi mở, càng rộng lớn hơn, không bị sống trong eo hẹp nữa.
“Trường sanh hóa giải ngày ngày dạy tu”: Chúng ta lúc đó thấy trường sanh hóa giải, thấy cái sự chân lý của Trời đất là trường sanh hóa giải. Đó ngày nào, giờ phút nào cũng dạy chúng ta tu.
Dạy cho thức giác hiểu mù
Lượng cao trí rộng an vui muôn đời
Dạy cho thức giác: Dạy cho chúng ta hiểu ta, hiểu tất cả vạn linh.
“Lượng cao trí rộng an vui muôn đời”: Cái lượng cho chúng ta càng ngày càng cao, không phải vì eo hẹp việc nầy, việc kia, việc nọ. Mà chúng ta càng ngày càng cởi mở càng tha thứ, càng tìm hiểu sự sai lầm của mình.
Trí nó rộng an vui muôn đời. Lúc đó trong cái không không nó mới là chân lý, lúc đó chúng ta vui vẻ không có bao giờ thắc mắc nữa.
“Thương người bỏn xẻn ai ơi”: Mấy cái người bỏn xẻn so đo vì tiểu lợi mà quên tất cả cái đại sự đó.
“Vì người chưa thấy luật Trời pháp ban”: Không có hiểu Trời đất đã ban cái luật định rõ ràng. Mà cái người đó người bỏn xẻn eo hẹp chỉ vì lợi cho mình không. Mà làm lợi cho người ta một chút thì nó không chịu, những người đó là không được. Mà chúng ta nên thương họ vì họ mê, họ không hiểu. Người tu chúng ta phải thương đem cái tư tưởng lành cho họ để một ngày kia họ thức giác. Rồi họ thấy cái luật Trời rõ ràng, họ mới nới rộng như mọi người khác.
Thế gian là cảnh huy hoàng
Tại người không chịu mở đàng giao tâm.
Thế gian là cảnh tốt lắm, mọi người đều có cái tâm trí sáng suốt từ cái lố bịch mà có thể tiến giải tới sự khai thông. Đó tại người không chịu mở, không chịu tu lấy gì mở, không chịu khai thông cái tiểu thiên địa nầy đâu có hòa đồng với càn khôn vũ trụ được. Mà đem giao tâm, giao tâm đó là gì? Là từ bi, bác ái sống trong mọi trạng thái của sự đau khổ của con người, lúc đó nó mới chịu tiến bộ. Lúc đó chúng ta mới thấy cái cảnh huy hoàng của Trời đất. Chúng ta mới thấy sự huyền diệu bề trái cũng như bề mặt rồi, chúng ta mới thấy cảnh huy hoàng sắp đặt rất hay, trường sanh.
Lắm khi bực tức thì thầm
Trách Trời trách đất càng lầm càng sai
Đó, những người bỏn xẻn, nó thấy bực tức lắm, nó thì thầm trách Trời tại sao tôi tu tới ngày nay không được cái gì hết. A! Trách đủ thứ hết, càng lầm càng sai. Đó, nhiều bạn ở đây tu cũng vậy đã làm những đó, có những hành động đó, có những tư tưởng đó. Nhưng mà không hiểu cứ trách mãi, trách Trời trách đất. Ôi! Tôi tu tới bây giờ cũng không giúp tôi được cái gì; tôi bỏ, tôi không thèm tu. Những cái đó tôi nghe hằng đêm trong cái công phu bực tức của họ cũng nẩy ra những cái ý tưởng đó. Nhưng mà cái đó đem sự lầm sai cho họ, đem sự nặng trược cho họ, không bao giờ đem sự nhẹ nhàng cho họ.
Bất minh chủ yếu an bài
Chính mình là cảnh là đài giao tâm
Không biết cái chủ yếu an bài. Tôi đã nói cái huyền cơ tạo hóa của Trời đất đã lập cho chúng ta đây là cái chủ yếu an bài.
“Chính mình là cảnh là đài giao tâm”: Mình khai thông được mình hiểu cảnh tiền căn của mình. Rồi bây giờ thế nào? Mình phải phát triển thế nào? Mình phải dùng khởi điểm nào cho nó tốt để sau nầy mình gặt hái cái phước đức vô tận vô biên.
Lý kia chuyển hóa thậm thâm
Thực hành là chánh phải tầm tiến thân
Cái lý kia chuyển hóa thậm thâm. Cũng là một lời nói mà một người tu cao người ta cắt nghĩa khác, một người tu thấp người ta hiểu khác. Nó thậm thâm huyền diệu, chớ nó không phải eo hẹp đâu, thực hành là chánh.
Nhưng các bạn phải thực hành sửa đổi, phải tầm tiến thân. Đó phải tầm, phải tìm hiểu. Mà trong cái thực hành đó là gì? Là đương tầm đó.
Mỗi đêm các bạn thực hành, các bạn sửa đổi tâm tánh, bạn tầm tiến, đụng phải rồi các bạn mới thấy. À! Tôi phải sửa nó mới có tiến thân. Còn nếu tôi ngoan cố tôi giữ cái mức đó, không bao giờ tiến thân.
Quy nguyên nguồn cội phước phần
Biết mình biết họ biết tầng thấp cao
Mình trở về cái nguồn cội phước phần căn bản của mình. Các bạn tu ở đây là các bạn tự vun bồi và trồng cái cây phước đức. Thì cái phần hưởng cái lộc của bạn sau nầy, các bạn đâu có dám nghĩ tới mà hưởng những cái chuyện mà nhiều bạn bây giờ ngày nay được hưởng, không dám suy nghĩ tới vấn đề đó. Nhưng mà nó đến là các bạn phải hưởng. Mà do đâu? Do cái sự cố gắng tu hành của các bạn mới được. Không có cố gắng tu hành, không có bồi, không có vun bồi cái phước đức lấy gì mà có hưởng.
“Biết mình biết họ biết tầng thấp cao”: Mình biết mình, rồi mình biết thiên hạ, biết sự thấp cao của Trời đất đó là huyền cơ.
Thiên cơ chuyển hóa nhiệm mầu
Đi đâu cũng phải đối đầu thiên cơ
Đó, cái sự sắp đặt của bạn ngay trong bản thể bạn. Cái bàn tay của bạn có mấy sợ chỉ tay mà thầy bói người ta cũng đoán được cuộc đời của bạn. Huống hồ gì bạn thức giác mở được cái tiểu thiên địa nầy thì bạn thấy cái thiên cơ chuyển hóa nhiệm mầu rõ ràng. Sắp đặt bạn đến đây học cái gì, rồi tới lúc nào bạn sẽ chuyển đi đâu, mọi người đều có công việc hết.
“Đi đâu cũng phải đối đầu thiên cơ”: Mình đi đâu không có tránh được cái thiên cơ. Cái đồ hình người ta đã tạo cho mình xuống đây để học và để tiến. Nhưng mà mình có cái sự thông minh, mình cố gắng mình tiến mau hơn, mình rút ngắn cái thời gian của thiên cơ là mình đạt tới cái pháp sớm.
Thế gian phân tính giấc giờ
So đo từng chút tạo mờ tạo sai
Ở thế gian phân tính giấc giờ so đo. Còn trên không gian thời gian không có không gian mà không có thời gian thì lúc đó nó không có người nó không có so đo. Chúng ta tu giờ phút nào rồi cũng tu, giờ phút nào chúng ta cũng niệm Phật. Rốt cuộc rồi chúng ta không có định cái giờ mà tu. Đối với những người tại sao ở thế gian phải định giờ cho nó tu, giờ tý cho nó tu. Tại gì nó động loạn quá, phải lựa cái giờ thanh tịnh để cho nó hóa giải cái sự động loạn của nó. Rồi lần lần sau nầy nó không còn giấc giờ nữa, giờ nào nó cũng tu, nó ngồi đó nó cũng thiền, nó đi nó cũng thiền, nó đứng nó cũng thiền, nó ăn nó cũng thiền, nói nó cũng thiền, làm gì nó cũng ở trong thiền. Bởi vì nó minh lý, nó ở trong chân lý nó là thiền.
“So đo từng chút tạo mờ tạo sai”: So đo nghĩa là tu còn binh ông Phật Thích Ca, tu mà còn binh Chúa, tu còn binh Thánh, binh Thần, tu còn binh người truyền pháp. Cái đó là so đo từng chút tạo mờ tạo sai, càng ngày càng sai thêm, không có bao giờ tiến được. Nên các bạn đã hiểu cái chữ pháp lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí Phật Pháp mà tôi đã cắt nghĩa nhiều.
Cái pháp lý là chúng ta có lý trí chúng ta phải tìm hiểu hỏi cái tu nầy nó có ích gì cho tôi không? Nó có ích bản thân tôi không? Nó có ích tới gia đình tôi không? Nó có ích tới xã hội tôi không? Nó có ích tới đất nước tôi không? Nó có ích cho vũ trụ hay là không? Đó là cái pháp lý. Mình phải tìm hiểu rõ ràng. Không có nên ngu muội mê tín mà tu. À! Pháp lý vô vi thì bạn phải phân tách cho nó từ cái có mà đi tới cái không, rồi từ cái không nó mới đạt tới cái có. À! Pháp Lý Vô Vi Khoa Học đó tùy cơ ứng biến. Cái khoa học mà khi bạn tu bạn chấp nhận hiểu rồi thì bạn đụng tới bản tánh sân sẵn có của bạn thì bạn phải đụng những chuyện sân. Mà từ cái sân đó nó mới giải cái sân.
Hai cái chuyển hóa của luồng điển nó đụng chạm rồi nó mở ra, nó thức giác. Cái tham cũng vậy nó đi tới rồi nó cũng đụng chạm rồi nó cũng thức giác. Rồi lần lần những cái huệ đó nó mở hết.
Huyền bí là những người, cái chuyện mà trước kia mình không hiểu, mà hiện tại người thế gian cũng không hiểu. Mình đã hiểu mình và mình thấy cái huyền cơ của tạo hóa rõ ràng.
Phật Pháp: mình sống ở trong sự thanh tịnh bất cứ ở nơi nào. Nằm ngay trong chân lý mà sống. Sống trong chân lý. Chết vì chân lý. Đó, các bạn được tiến hóa lên trên cao.
Cho nên, khi chúng ta tu chúng ta phải ý thức rất rõ ràng. Trời đất có sắp đặt, không phải không sắp đặt. Đừng có tưởng các bạn ở đâu lượm liệng đại xuống đây, không đâu. Mỗi người có một cái tánh khác. Mà mỗi người có đầu óc ý chí bất khuất không có phục ai hết. À! Thì các bạn phải nắm cái đó, đó là cái đèn lồng sáng suốt của các bạn. Các bạn phải thắp để mượn cái thanh điển để thắp sáng lên nữa, càng ngày càng sáng thêm. Thì các bạn mới soi trở lộn lại, hiểu sự căn quả sai lầm của mình, rồi càng sửa càng tiến, càng sửa càng văn minh, càng sửa càng nhẹ nhàng, càng sửa con người nó càng nhỏ lại chớ nó không có già như hồi trước nữa và nó sống trong cái cảnh thơi thới, nó không còn bị bởi buồn vui nữa. Mà khi nó muốn buồn là nó buồn, mà nó muốn vui là nó vui là nó chủ động thay vì bị động. Chủ động là chân lý. Bị động là tà khí ngoại xâm.
Đó, cho nên các bạn hiểu rõ cái đường lối mà tôi đã giải thích hàng tuần cho các bạn biết thì các bạn giữ đó mà tu.
Bây giờ lấy cái gì mà để sửa. Chúng ta đã có sẵn cái nguyên lý của Nam Mô A Di Đà Phật mà tôi đã khám phá ra nói cho các bạn nghe đây. Thì các bạn cứ tin tôi một thời gian ba tháng, sáu tháng đó rồi bạn niệm, các bạn thấy tâm hồn của bạn ổn định, không có cái gì thắc mắc. Lúc mà thắc mắc cái đó nó tới, nó giải cho các bạn.
Thì lúc đó các bạn có một cái chìa khóa của càn khôn vũ trụ. Các bạn nắm Nam Mô A Di Đà Phật các bạn mở ra bất cứ chỗ nào. Cho nên lúc đó các bạn mới hòa với tất cả và học nơi tất cả. Đi tới chỗ nào các bạn cũng thấy chân lý. Chân lý nằm khắp nơi, không có phải ở chỗ nầy có mà chỗ kia không có. Tại vì người ta chưa hiểu mở nó, chưa tìm nó được, chưa nắm được cái chìa khóa để mở ra để thấy cái chân lý. Chân lý là bề trái của sự việc. Thấy được bề mặt mà không hiểu bề trái thì không được. Mặt trái nó phải khai thông, nó mới thấy chân lý.
Cho nên, các bạn tu càng tu, càng cố gắng rồi các bạn thấy các bạn tiến. Mà nhiều bạn ngồi đây nghe tôi nói rồi tự thấy mình tiến rõ ràng cái luồng điển chuyển hóa vô phần hồn các bạn, các bạn thấy mình đã tiến. Các bạn đã được nhẹ nhàng và các bạn đã hiểu cái lý cao siêu mà hồi trước giờ các bạn không hiểu. Tôi nói rất tầm thường những tiếng mộc mạc không, nhưng mà trong thâm tâm các bạn nó hiểu nó cao siêu lắm. Người nhẹ chừng nào thấy cao siêu chừng nấy. Người thấp thì nó nghe nó thấy nó khỏe nhưng mà nó quên. Còn người cao nữa, nó có thể biến hóa cái lời nói tôi ra và để nó chuyển hóa đi lên trên nữa rồi nó mở những giáo lý còn cao siêu hơn nữa.
Đó, các bạn thấy cái sự cố gắng của các bạn đâu có hoang phí. Sự công phu các bạn đâu có uổng. Chúng ta tiến về thanh tịnh mà, chúng ta không phải ở trong động loạn. Cho nên, bày biểu những chuyện ngoại cảnh vô ích.
Cho nên, các bạn không nên tin nơi ai hết, chỉ tin nơi khả năng của các bạn tự tu tự giải. Và cái thanh điển sẵn có của các bạn càng ngày càng bồi dưỡng, càng vun bồi nó càng ngày càng thanh. Rồi nó mới tiếp thu cái thanh cao ở bên trên.
Đó, còn chuyện đời là bạn đạo cũng phỉnh bạn đạo cũng có nữa, cái đó tôi biết. Nói láo với bạn đạo cũng có nữa, cái đó tôi biết. Nhưng mà tôi đã dặn rõ là không tin. Mà nếu các bạn tin là các bạn bị gạt. Nhưng mà gạt rồi là không gạt. Bởi vì các bạn có công phu rồi các bạn có cơ hội được giải cái đó, cũng là đạt cũng tiến nữa, có công phu là được, đừng có sợ cái gì hết. Rồi các bạn sẽ học tới cái dũng dễ dàng.
Bởi vì, người ta người tu ở những cái pháp khác phải do ông thầy điểm đạo. Rồi nói bạn là chức gì ở trên Trời, bạn kia là chức gì ở trên Trời. Rồi phải phân chia ra đừng có cho lộn xộn người nầy, người nọ. Tại sao cái vô vi nầy cho lộn xộn hết trọi? Trong cái lộn xộn đó mà không lộn xộn. Ngồi chung nói chuyện đụng chạm lu bù, nhưng mà không lộn xộn. Bởi vì, về sau cái thời công phu các bạn cái sự giáo dục vô vi bên trên thanh điển chúng tôi có làm việc cho các bạn, chúng tôi biết, không có bị kẹt bởi đâu mà sợ. Dù cho các bạn đạo mánh lới nầy kia, kia nọ gạt cũng không sao. Nhưng mà rốt cuộc mình biết rồi. Hễ khi mình biết rồi, mình đem từ điển mình chiếu hóa cho nó. Mình đem cái từ tâm chiếu hóa cho nó. Nó phải sửa đổi. Chớ cái tánh gian manh của con người ở thế gian nó phải có. Bởi vì nó xuống đây nó nhập vào cơ thể, nó học cái ác trược, học cái hung hăng trước. Rồi nó mới tiến tới cái đạo đức sau. Mà bây giờ, chúng ta đã qua được cái quá trình hung hăng đó rồi. Chúng ta tiến tới cái đạo đức thì tự nhiên gặp thằng hung hăng nó phải gạt một cú, chắc chắn nó phải có những cái chuyện đó. Nhưng mà cái đó là cái thử thách. Thử tâm chúng ta, coi cái tâm chúng ta có động không?
Trong cái lúc đó họ đã làm như vậy, cái đó có giá trị không? Không có giá trị cho họ. Nhưng mà lại có giá trị cho chúng ta. Bởi vì chúng ta tìm hiểu rồi chúng ta không động vì chúng ta mất cái món đồ đó. Nếu mà chúng ta mất món đồ đó mà chúng ta động theo món đồ đó là chúng ta đâu có tu làm chi, uổng công phải không? Thì ta cũng như người bình thường vậy, ta đau khổ vì món đồ đó là không phải người tu. Ta mất món đồ đó và ta cảm, hiểu món đồ đó nó sẽ giúp đỡ những người mà đã ăn cướp, ăn giựt của chúng ta. Rồi chúng ta đem cái tư tưởng lành cho nó qua khỏi cái giai đoạn đó, rồi nó tiến tới giai đoạn đạo đức thì thằng đó không còn ăn cướp nữa.
Đó, cho nên tu bên vô vi nó không làm việc trước con mắt phàm. Nhưng mà nó làm việc ở trong cái giới thanh tịnh kinh, hóa giải cái tâm hồn của con người. Dùng cái thanh điển giáo dục con người. Chớ không có dùng cái hiện thực ở trước mặt. Nhưng mà cái hiện thực ở trước mặt ai giáo dục, cũng là cái phần điển của Trung Thiên Ngọc Hoàng đã giáo dục. Cho đụng chạm đó thấy không? Cho khổ đó thấy không? Cho đau đớn để thấy không? Cho khóc thấy không? Cho vui thấy không? Đó là giáo dục các bạn. Rốt cuộc các bạn xuống đây học không, chớ các bạn có làm cái gì đâu.
Khi mà các bạn đụng phải một sự đau khổ là các bạn thấy một bài học trước mặt, các bạn phải trả bài, phải trả trong cái từ bi sáng suốt. Cái bài đó mới được chấm điểm. Đi trong cái đường lối bi, trí, dũng ở bên trên mới chấm cho các bạn. Mà các bạn làm lôi lôi thôi thôi chút đỉnh vậy mà kêu người ta chấm, rồi kể ơn với ông Trời, ông Phật, cái đó không được. Cái đó không ai chấm, không ai chứng.
Ờ ! Cho nên các bạn tu phải nhớ rằng chúng ta đang hành ở trong bi, trí, dũng để tiến thẳng bên trên. Ba cái ở dưới thế gian thì chúng ta có đầy đủ tinh khí thần, chúng ta mới làm con người xứng đáng. Còn ở bên trên các bạn phải có luồng điển bi, trí, dũng, các bạn mới trở về một chơn nhơn ở thiên cảnh.
Cho nên, gắng tu để đạt tới, đời đạo song tu sắp đặt cho các bạn. Cơ hội nầy là ân xá tất cả những tội lỗi cho các bạn để tu. Các bạn gặp những nghiệp quả nặng hiện tại để trả quả, rồi các bạn tiến thêm. Chấp nhận đi để tiến chớ không có cái gì hết.
Cảm ơn các bạn.
Thầy: Để cái điển nói chuyện có đây ở chỗ nầy thôi, nói ở đây thôi.
Bạn đạo: Vẫn ở trong bản thể của mình.
Thầy: Vậy chứ sao, hai người. Bởi vì trình độ cô Kim tu mười mấy năm rồi. Nó ở trong cái hạnh hy sinh, tu cao hơn những người tu ở đằng nầy. Nó đã tu nhiều lắm rồi, nó hy sinh tất cả. Nó là một người giàu có, một người tiểu thơ nhưng mà nó không hưởng những gì ở thế gian. Nó hy sinh để nó tu, tự tu thì cái hy sinh đó là cái hạnh rất cao, dũng tiến. Thì nó được chứng với cái luồng điển giáo hóa thêm về cái triết lý minh triết cho nó học thì hai cái nó tương đồng, nó dễ tiến.
Còn như ở đây những người nào mà có lòng tu nghe tôi nói cái nó mở lắm. Nó khoan khoái nó có mở. Bởi vì nó chán đời, nó xa đời rồi, nó chỉ hướng về đạo. Mà nó gặp một giọt chân lý là nó thấy sung sướng trong thâm tâm.
À! Cũng vậy đó thôi. Thì cái đằng kia cô Kim cũng vậy. Cô Kim ăn trường chay hồi mười mấy năm. Cô là con nhà có tiền, cô không có hưởng. Cô đi học trong mấy bà sơ, ăn thịt gà, ăn bít tết, cô không ăn, cô ăn một chút rau thôi, còn bao nhiêu cho người ta ăn. Rồi sau nầy cô trở về cô làm có bao nhiêu tiền cô nuôi mấy đứa kêu bằng người ta bỏ ngoài đường, con không cha mẹ, cô nhìn làm mẹ để cô nuôi lấy tất cả những người đó. Cô còn nhỏ mà cô dám hy sinh.
Còn thay vì những người khác người ta có chút tiền, người ta phải làm lợi đồng tiền ra. Cái nầy cô có chút đỉnh tiền, cô lại giúp tất cả mọi người, thấy không? Giúp đỡ những gia đình kêu bằng những con mà không có dạy được, nằm xó chợ, đầu hẻm, cô đem về cô nuôi. Cô nuôi cho bà mẹ cô không biết cô nuôi những người đó. Có bao nhiêu tiền cứ dấu đút đem gởi giáo dục mấy đứa, cho nó trở nên người tốt của xã hội. Cô đã sống ở trong tình thương và chính cô đã tìm thấy rằng cái đó là sự cao quý nhất của loài người. Cái đó cô làm được, tỷ phú cũng không bằng, thấy không? Cô lập được cái hạnh quá tốt. Rồi ở đó nó mới được chứng.
Bạn đạo: Xin lỗi ông Tám, cô Kim làm được cái hạnh tốt vậy đó. Tôi thấy bản thể của cô Kim so sánh với bản thể của ông Tám. Hai người, một cái Trời với đất. Tôi thấy sắc mặt cô Kim xanh và vàng, rồi mắt môi của cô Kim tu bằng cái cách nào, như mà có thể nào nữa. Bà con ông Tám có nghiên cứu về cô Kim tốt không?
Thầy: Bởi vì cô Kim hồi trước cô tu chỉ niệm Nam Mô A Di Đà Phật thôi. Dùng cái tâm tư tu hành, chớ không nói hưởng thụ để cho cơ thể được an khương. Trong lúc cô hy sinh, cô tu cô muốn trở về với Ngọc Hoàng, trở về với Thượng Đế thôi. Cô không chấp cái chuyện ăn uống. Mà cô đi, đứng, ngồi, nằm, cô chỉ niệm Phật thôi, cô sung sướng nhờ cái chỗ đó. Nhưng mà sao đó cô ăn khắc khổ, bịnh hoạn rất nhiều. Cho nên nó xanh người, thiếu máu. Rồi từ ngày cái điển của Ngọc Hoàng xuống, giúp cho cô đó, dạy cho đủ môn yoga nầy kia, kia nọ, luyện sức khỏe. Thành ra bây giờ không có bịnh nữa. Nhưng mà xanh là một chuyện nhưng sức khỏe đầy đủ, không bị chóng mặt, không bị đau bao tử, không bị hồi hộp. Cô có thể nói chuyện mấy tiếng đồng hồ hay là nửa ngày không có mệt, nói thao thao bất tuyệt không mệt, nhưng mà hồi trước không được. Rồi chớ hỏi tại sao bây giờ cho cô ăn mặn, nhưng mà cô không ăn. Bây giờ cô giữ được mười mấy năm, cô muốn giữ luôn để độ cho những người tu ở sau nầy. Còn Ngọc Hoàng kêu cô phải ăn mặn, nhưng mà cô không ăn, thì cũng được. Nhưng mà trong lúc cô không ăn mà cô không bịnh như trước. Mới thấy cái giá trị của thanh điển đã giúp đỡ con người như thế đó, bịnh như thế đó. Ngày nào ăn cơm phải để hai viên thuốc trước mặt uống rồi mới ăn. Nhưng mà bây giờ không, không có uống nữa thì thấy cái điển nó hay, có thể trị toàn thân. Nhưng mà hỏi chứ bây giờ những bạn ở đây đi học châm cứu khổ cực quá, đi học đủ thứ hết. Nhưng mà cô Kim đâu có học châm cứu.
Ờ, cô Kim không cần. Cho cái máy, cô Kim cô trị cho má cô. Mà trong lúc đó má cô mỗi ngày tới trị bịnh ở nhà tôi. Nhưng mà bây giờ cô chuyên trị cho má cô hết bịnh và mạnh và mập trở lại. Mà cô Kim nói là hồi đó điển Ngọc Hoàng nói rằng: “Tao là cha của tụi thầy châm cứu thế gian. Mầy kêu nó đưa cái máy tao là tao trị”.
Nhưng mà trị cho một người chớ không trị nhiều. Hỏi trị nhiều đông người ta tới nhà, y không có thích, y trị, y trị cho con má, bà đó bịnh nhiều lắm, mập bà yếu hết sức. Bây giờ tôi trị một thời gian cho nó chuyển chạy được rồi, bây giờ tiếp tục trị, bà tốt rồi, bà khỏe. Nhưng mà y châm có trật huyệt không? Rất đúng huyệt, thấy không? Nhiều khi mà mình đang trị bịnh mà y nói mầy đang thiếu cái huyệt nào phải châm thêm cái huyệt đó, nó khỏe, biết cái huyệt đó, thấy không? Để thấy rõ là cái điển ở bên trên, không phải là nói láo. Sự chơn chánh sự thật là sự thật. Cho nên, bây giờ cô đâu có uống thuốc gì đâu, không có uống thuốc gì hết!
Bạn đạo: Nhớ có một lần cô Khiết có nói chuyện riêng với tôi. Nó nói vì cô Kim làm cái pháp luân mà riêng cái pháp luân của tôi, hai cái so sánh nó khác nhau nhiều lắm. Nói cô Kim mà thở pháp luân làm cho cô Khiết cô coi làm cái bữa tại nhà ông Tám. Cô Khiết nói làm cho cô coi mà.
Thầy: Không có, đặt điều nói láo nữa rồi.
Bạn đạo: Trời đất ơi! Vậy là nói gạt tôi.
Thầy: Bởi vì người ta làm pháp luân là người ta chỉ dùng điển thôi. Lúc đó là cái điển ở bên trên chuyển hóa.
Bởi vì cái hạnh người ta tốt rồi, người ta không có phức tạp như các bạn. Người ta tu tới kêu bằng diệt dục, không còn cái hạnh động loạn nữa. Rồi lúc đó được bồi dưỡng thêm cái điển để làm pháp luân. Mà cái pháp luân đó nó khác, nó rất hay, rất đúng, chớ không phải không đúng. Mà kêu người thường làm như vậy làm không được. Cái hơi hết sức đầy đủ mới làm được. Nhưng mà hỏi cô kia có đủ hơi không? Không! Nhưng mà hỏi ai làm, cô nói không phải tôi làm, điển chuyển. Bởi vì cô ta không nhìn nhận cái mà cô làm. Nhưng mà làm rồi cô đòi hỏi ấn chứng. Cô đòi hỏi bằng chứng.
Bây giờ ông làm như thế nầy, chút sau nầy tôi phải đạt thế nào? Mầy coi cái đầu của mầy chỗ nầy chưa mở há, chỗ nầy chưa mở há, chỗ nầy chưa mở há. Hai tuần sau mầy rờ lại thử chỗ nầy móp chưa? Móp, đau. Móp, đau.
Móp, đau. Móp, đau. Mở! Bởi vì cô là một người học ở trường Pháp. Cô hiểu khoa học, không gạt cô được. Làm cái gì phải nói, rồi sau nầy phải có kết quả, không kết quả là cô không chịu. Còn bà lấy bằng chứng đàng hoàng.
Bạn đạo: Còn điểm nữa, cái điểm này là Cô Khiết nói để thấy cái phần điển của cô Kim, nó truyền lên hà đào thành, nó thoát khỏi trung thiên. Có thể phải hay không?
Thầy: Cô đó không có bao giờ thấy điển ở bên nầy, cô Khiết.
Bạn đạo: Cái lý thắc mắc của tôi.
Thầy: Bởi vì chú không có hiểu. Cô Khiết thấy về cái phần vía ở thế gian mà thôi. Cô làm sao thấy được cái hào quang của Ngọc Hoàng Thượng Đế. Nếu mà cô thấy được hào quang Ngọc Hoàng Thượng Đế là cô phải quỳ lạy liền, không có phải dễ thấy được. Nó sáng chói vô tận vô cùng, lòa con mắt luôn. Làm sao cô Khiết có thể thấy cái điển của người ta.
Bạn đạo: Ra ngoài kia, nói chuyện riêng với tôi. Thành ra tôi cũng là…
Thầy: Tôi đã nói rằng cô Khiết nên tới học cái hay của người ta. Cô Khiết mới đi chưa tới đâu. Bởi vì cái căn rất nặng, mà tôi đem hết tâm trí tôi dìu dắt tới ngày nay, phải ráng tu để đi lên. Đi ra cõi ma đâu ăn chung gì.
Thiếu gì người nói tôi xuất hồn, cũng ở dưới nầy thôi, cõi thấp. Cô đã thấy cái điển của tôi chưa mà nói thấy cái điển của Ngọc Hoàng. Nói bây nhiêu đó thôi, thấy không? Thì cái chuyện con người tự cao tự đắc, con người sẽ đi tới thất bại. Mà con người chịu học hỏi sẽ tiến bộ. Bởi tôi dặn kĩ rằng hòa với tất cả và học nơi tất cả, thấy không? Tôi không kêu người ta khi thị một ai. Cái mình thấy chưa chắc, mình phải đi tới gần để tìm hiểu cái sự sáng suốt của họ, thấy không?
Cho nên, cô Khiết nhiều khi nói nhưng mà không hiểu rõ. Rốt cuộc rồi lẩn quẩn ở cái giới thấp thôi. Rồi làm sao đi lên trên được. Tôi đã nói hôm trước rồi. Cô xác nhận cho tôi biết rằng cái điển của cô Kim là xanh. Tôi nói không có đúng. Cô không có thấy, làm sao cô xác định được, thấy không? Rồi cô đặt điều, cô nói bậy, rồi người ta nghe người ta sai lầm, không có đúng. Tôi nói không đúng là không đúng. Bởi vì cái mà tôi xác nhận cái đó để cho muôn loài hưởng chứ không phải là riêng cho tôi hay là các bạn. Cái chuyện quan trọng không phải là chuyện tầm thường.
Bạn đạo: Giờ tôi hiểu vậy đó, tôi chuyển qua ông Tám. Còn phần nữa, còn cô Khiết chưa gì nó mà bỏ cuộc một năm nay, mà cô có nói trong cái thời gian ngắn, cô sẽ mà một tháng cô sẽ bù kéo lại tu trong năm nay bỏ cuộc. Trong cái tháng nầy sẽ tu kéo lại phần điển đó hoặc là đủ khả năng bù đắp…
Thầy: Tôi đã nói với chú rằng: Con chú nó bỏ học một năm rồi kêu nó học lại một tháng làm sao nó theo kịp chuyện một năm, nói về đời thôi. Còn về đạo là cái phần thanh nhẹ đâu có phải chuyện giỡn. Phải khổ hạnh mới thành Bồ Tát. Đâu có phải tôi bỏ, tôi làm một chút là nó tới lại, không phải cách nói như vậy. Nó không đúng ở trong cái đường đạo. Mà trong đường đời cũng không đúng nữa, thì nghĩa là xét ra cô bất minh từ đời qua đạo, xác nhận như vậy, thấy rõ chưa.
Cô còn phải học rất nhiều bởi vì phần tiến hóa của cô nặng trược lắm, phải chậm tiến, không có mau được. Bởi vì nhiều khi tự cao là con người nặng trược. Người tự cao chừng nào thì đánh giá mình thấp chừng nấy, thấy chưa? Chú thấy chưa? Con người tự cao chừng nào đánh giá mình càng ngày càng thấp, thấy rõ không?
Cho nên, phải ráng tu. Tôi khuyên cô ấy tu để cô tiến. Đừng cho đó là đủ. Cái chuyện cô thấy ở đây, tôi đã mấy tháng tôi thấy rồi, mà tôi còn bỏ tôi không dám thấy nữa, tôi không dám đi qua những cái giới đó, tôi còn đi lên trên cao.
Bởi vì, nghe là chú ở nhà, chú đi lên tới nhà Hồ văn Em thì chú mới thấy. Cha! Đường Minh Mạng, chu cha đường Minh Mạng radio bán rầm rầm vậy. Rồi chú đâu có thấy Đinh Tiên Hoàng, chú đâu có thấy cầu xa lộ, thấy không? Đi tới nữa rồi có cái cảnh khác nữa. Đó, cho nên nhiều người mới thấy, tôi dặn không có được nói gì với người ta khi thấy thôi, biết để mình hiểu. Cái quá khứ của mình, cái tiền kiếp của mình để mình hiểu. Tại sao mình lẩn quẩn cứ thấy ma quỷ hoài? Là mình đi cái giới ma quỷ thì mình phải thấy ma quỷ, thấy không?
Mà người ta đi lên nhẹ, đi lên trên nhẹ người ta thấy Tiên Thánh là ta mới tới chỗ đó. Nhưng mà người ta cũng không lưu ở đó nữa. Người ta trở về cái hào quang sáng chói ở bên trên, thấy không?
Đó, cho nên tôi khuyên trong băng nói rất rõ. Tôi không có giấu giếm. Nhưng mà tại cô ấy nghe hay là không nghe là cái quyền tự do. Rồi bài thơ, bài thơ nào tôi cũng viết rất rõ, chính cô đó đánh máy. Nhưng mà cô hiểu, không hiểu là quyền tự do. Chớ tôi không thể nắm đầu tôi đánh nữa. Tôi chỉ nói tôi giải cho cô nghe cô hiểu, không hiểu tùy ý. Còn định nói sai nói bậy, cái đó là bị. Cái điển bị đọa, không được!
Bạn đạo: Cũng có cái điểm mà mấy bạn đạo thường khi hỏi cô Khiết. Nhiều cái chuyện mà bạn đạo khuyên cô Khiết nói dóc là đúng. Cái điểm nầy có thể ông Tám phải, cô Khiết đang nói chuyện mà có phần điển của ông Tám tiếp cô nói hoặc là cô tự phát ra nói. Cái điểm cũng là hơi thắc mắc.
Thầy: Khi mà cô đưa tư tưởng lên cao thì được cái thanh điển của vô vi. Không phải là cô được, nhưng mà chú Ngầu cũng được vậy. Nhiều khi chú Ngầu nói chú Ngầu không biết nói cái gì mà ta nghe ta nói chú Ngầu nói hay. Cái đó cái điển của vô vi, người ta dìu dắt.
Cho nên, tôi nói chỉ tu một mình hiểu một mình thôi, nói bao nhiêu đó đủ rồi.
Cái gì mình cũng phải đi học. Bởi vì muốn đi tới trọn lành là học tất cả, chú thấy không? Phải học tất cả mới tiến tới được. Còn không chịu học làm sao tiến. Mà mình tự cao, tự trọng không tiến được, không thể tiến được.
Nhiều khi mình sai với người đó mà bây giờ mình phải tới quỳ lạy họ, mình cũng phải học. Mình làm chuyện có ích cho mình, tại sao mình không đi học. Rồi mình đá đổ họ, rồi mình được gì. Nhưng mà mình là chậm tiến, thấy chưa?
Cho nên, tôi nói rõ trong băng hết. Mà nhiều người nầy nói nầy, nói kia, nói nọ, tôi nói ai muốn biết điển cao thấp nói vô trong băng đi. Á! Mọi người nói một cuốn băng rồi coi thử người nào chịu nghe, không nghe, nghĩa nó đủ rồi.
Bởi vì hồi xưa Đức Phật cho đăng đàng thuyết pháp là người đó mới là biết cái đường lối tu chánh giác. Nhưng mà bây giờ mình không có tổ chức gì để cho nói nghe. Tôi kêu đừng có làm thầy bói, đừng có đoán trước, đoán sau. Cái đó là tôi không chịu. Bởi người tu vô vi không xài cái đó. Người tu vô vi đi tới trọn lành minh triết, không có đi làm thầy bói. Là tại sao những người đó cứ làm thầy bói hoài. Nó nghịch lại cái đường lối giáo dục ở bên trên thì chú thấy nó đi xuống chớ làm sao đi lên, thấy rõ chưa. Không cho, không cho, không cho, một triệu lần tôi không cho làm thầy bói. Tôi không cho đoán việc ai hết. Tôi chỉ biết sự sai của mình, tất cả mọi người đều phải mà mình sai, tu để tiến. Cho đến đổi tôi nói không nên tin bạn đạo, cái câu nầy chắc hẳn hết rồi.
Nhưng mà họ cũng đâm đầu vô họ tin. Cái đó là không phải cái lỗi của người truyền pháp mà chính cái lỗi của mọi người còn tham lam, không chịu sửa mình để tiến mà thôi.
Đó, rồi mấy các bạn đi nghe thét rồi nói đông nói tây, nói đông nói tây, nói đông nói tây, nói đông nói tây, rồi các bạn đâu có thấy gì? Rồi rốt cuộc người đó nói bậy các bạn chết rồi, tiêu rồi, hồn vía cũng tiêu rồi, đi xa rồi.
Thành ra tôi ngừa trước lâu rồi, không phải mới đây, nhiều năm rồi. Tôi không cho, không cho, nhất định không cho, không cho làm thầy bói. Tôi đã nói cái quá trình tôi làm nhiều rồi tại sao tôi bỏ là ông Tư kêu tôi không làm cái đó, thì các bạn nghe là tôi bỏ luôn tới bây giờ. Mà các bạn đi thì đi trực tiếp, chớ không cho bạn làm thầy bói nữa. Đoán việc nầy, việc kia, việc nọ của người ta, không được, không có làm cái đó. Các bạn tu cái pháp nầy đi tới minh triết. Cộng đồng vô vi là đi tới cộng đồng minh triết, không có đoán, không có làm thầy bói, thấy ông Phật ở đâu thây kệ ông, mình lo mình tu.
Đó, cái ảnh hưởng đó là cái ảnh hưởng tốt để sửa mình. Mình thấy mình giúp cho mình. Còn họ chưa thấy mà mình nói: Chu choa, mày đi tới đó thấy ông Phật. Đâu có được! Mày sửa đi để tiến hóa, sửa cái luồng điển thanh, rồi nó sẽ thấy cái thanh. Mà cái đó gặp ông Phật cũng vậy đó thôi, ông Phật cũng khuyên mình tu, cũng phải trở về với mình. Tại sao mình đi làm thầy bói? Đoán việc nầy, việc kia, việc nọ, cái đó cái sai lầm trầm trọng lắm, không được! Cái vô vi, nó không cho mình làm cái đó. Mà nếu mình làm thì mình ở lại cái vị trí làm thầy: thầy bói, địa tiên.
Bạn đạo: Tôi nói tôi xin lỗi ông Tám. Nói chung thì ông Tám nói không kêu bạn đạo làm thầy bói. Cái điểm nầy ông Tám có thường xuyên nhắc nhở hoài. Cũng ông Tám trước khi khuyên mà bạn đạo không làm châm cứu thấy không? Mà bây giờ chun vô cái hành lúc nầy mà ông Tám trở khuyên.
Thầy: Tôi đâu có khuyên bạn đạo không làm châm cứu. Là những người trong mình nó yếu và nó đi châm bằng kim và nó tu cái pháp nầy, nó châm thét rồi nó tu không được, nó mất cái nhân điển của nó. Nói một số người chớ, cái người nào hỏi đó, tôi trả lời ngay người đó thấy không? Nhưng mà cái châm cứu là phải có cái trình độ thiền cao, lúc đó mới châm được. Cái nhân điển mà mình truyền cho người ta mà. Cho nên hồi trước những người đó là yếu lắm. Mà đi châm cứu thì nó bịnh thêm thôi. Chớ ông thầy châm cứu bịnh thêm.
Bạn đạo: Thành ra cái điển có người nó vượt khỏi đi hoài thành ra nó thắc mắc về cái điểm nầy.
Thầy: Có gì đâu. Nếu mà tôi kêu người ta hết đừng có đi châm cứu. Tại sao bao nhiêu người, người ta cũng châm cứu, người ta cũng làm thầy châm cứu vậy. Nhưng mà nó không lợi cho ông thầy. Bởi vì châm cứu nầy là một thiền sư mới làm nổi, nó có nhân điện mạnh. Nó hóa giải được, nó mới châm được. Còn hỏi tôi có trị bịnh người ta không? Hồi trước tới bây giờ tôi đang trị bịnh. Tôi nói cho người ta sửa tánh. Bịnh do tánh sanh. Mà tôi chỉ cho người ta tu như chú chỉ cho người ta soi hồn, pháp luân là chú là người đi trị bịnh cho người ta chứ chú làm gì, sửa cái tánh, nó hết cái bịnh, bịnh do tánh sanh, tánh buồn bực, tánh háo thắng, tánh tự ái, nó dẹp lần lần nó hết bịnh là do cái công phu.
Cho nên, cái công phu và lúc tôi thuyết pháp đó cũng là trị bịnh. Hồi nãy giờ tôi cũng trị bịnh nữa, trị bịnh về tinh thần, trị bịnh hết.
Bạn đạo: Trị bịnh bằng cách nầy là trị bịnh gốc hay hơn trị bịnh nghĩa là dùng cái tay.
Thầy: Dùng cái tay là cái khác. Bởi vì tùy theo cái thời buổi mà làm việc. Bây giờ, tôi trị bịnh nầy, nó thích ứng với nhu cầu hiện tại. Hồi trước, tôi đi trị bịnh như vậy đó chú nhức đầu, chú đâu có cho tôi châm. Ta ra kia ta xỉa ít đồng bạc, ta mua aspirin uống hết nhức đầu. Mà bây giờ bắt buộc chú phải châm. Mà trong lúc chú nhức đầu là chú bị đau khổ, chú làm sao chú tu, nói ví dụ vậy.
Tôi giúp người trong cái lúc cần, tôi giúp. Còn trong lúc không cần tôi đâu có giúp, chú thấy không? Rồi bây giờ người ta không tiền mua thuốc nầy kia, kia nọ, tới tôi châm xẹt xẹt hay ba cái, nó hết nhức đầu, nó đi về nó tu. Hỏi cái gì đều hữu ích cho nhân loại nên làm. Nhưng mà cái nhân điện tôi đủ sức, tôi chịu đựng. Mà những người không có thiền làm cái nầy nó mệt mỏi lắm, chịu không nổi.
Bạn đạo: Nhiều khi thấy ông Tám làm hành động như vậy mà thấy nó kêu là ngu mà nó làm chuyện lớn. Ai mà một người thầy châm cứu, ít nhất tối đa cũng là từ một đồng, hai đồng. Không có thầy châm cứu nầy không biết kêu thầy bằng cách gì, châm xong rồi cho tùy hỉ. Còn không có tiền xe là móc cái tùy hỉ lấy cho tiền xe cũng được. Cái chuyện mình thấy nó nhỏ.
Thầy: Nhưng mà thấy đó, chú thấy rõ không? Chú thấy rõ là mình phải đền ơn mọi người. Tôi đang đền ơn mọi người chớ. Tôi có cơm ăn, có áo mặc là mọi người đã vì tôi thì tôi phải vì mọi người. Thì lúc đó tôi trị bịnh cho người ta, người ta nói : “Ồ! Cái ông đó đáng thương, cho ông chút đỉnh cũng được, kêu bằng tùy hỉ”. Nhưng mà tôi đi trong đường lối mọi người đã vì mình, mình phải vì mọi người. Bây giờ phải như vậy nó mới tiến bộ được. Mà đối với Vô Vi là đúng, phải tu.
Bạn đạo: Biết về vô vi là đúng. Ai mà làm thầy châm cứu cấp kỳ, thầy gì thầy lạp xạp, thầy bê bối cũng có cái tên. Nhưng mà ông Tám lại châm cứu mà tại sao không đặt một cái tên, có là cái gì đâu?
Thầy: Cái tên là cái nhãn hiệu. Nhưng mà cái nhãn hiệu là phải quảng cáo thấy không? Còn cái nầy tôi không có nhãn hiệu, không có quảng cáo. Nhưng mà người ta biết tới cái nhãn hiệu tôi. Ai muốn đặt hiệu gì cũng được, chú thấy không?
Bạn đạo: Như ông Tư hồi trước trị bịnh, ông Tư cũng có đặt cái lon sữa bò treo lên. Thì ông Tám bữa nay ông có đặt cái thùng.
Thầy: Thì tôi bây giờ tôi đặt cái rề rề rề rề của ông Trần châm cứu. Rề rề rề đó là châm cứu rồi đó, kêu cái ông Rề Rề Rề.
Bạn đạo: Chú Ngầu nói tới châm cứu, từ nãy giờ ông Tám giải về châm cứu. Có một cái điều tôi giác trong những buổi mà tôi có thì giờ để gần ông Tám để học hỏi thêm. Tôi nhận thấy là bài học trước tiên ông Tám dạy, riêng cá nhân tôi nhận thức rằng về cái dục nhãn như vậy có đúng không ông Tám?
Thầy: Cái đó không phải bắt buộc nhiều, không phải bắt buộc nhiều. Nhưng mà người thiền mà nó có thanh điển rồi là nó làm được.
Bạn đạo: Tôi thấy rằng nó có một cái hiệu quả, ông Tám. Thấy nếu mà tiếp tục mà có thì giờ tới tiếp xúc với ông Tám trong những buổi ông Tám châm cứu như vậy đó thì tôi thấy cái dục nhãn tôi nó nhẹ lắm.
Thầy: Được. Thì bây giờ tới đây ngồi là cái phần thanh điển hóa giải. Bởi vì khi mà bạn tới gặp tôi là bạn chỉ đem cái thanh ra mà khoe với tôi, chớ bạn dám đem cái trược khoe với tôi đâu. Thì cái thanh nó hòa với cái thanh, nó rút thấy không? Cái trược đâu dám đem ra dấu đi (thầy cười).
Bạn đạo: Còn cái điển Ngọc Hoàng đã xuống rồi mà sao ông Tám không đem cái hồng ân đó đem ban bố cho bạn đạo mà phải đứng đây. Điển Ngọc Hoàng ra ẩn không cho bạn đạo gặp.
Thầy: Bây giờ hồi nãy giờ bạn đạo cũng có hưởng điển của Ngọc Hoàng vậy. Nhưng mà bạn đạo không thấy.
Bạn đạo: Muốn gặp cô Kim.
Thầy: Gặp cô Kim để làm gì? Cô Kim bằng xác bằng thịt cũng như chú Ngầu vậy, có gì đâu mà gặp. Nhưng mà làm sao mình tu vô vi, làm sao mình gặp được cái điển của Ngài, mới là giá trị. Chúng ta đi trong thực trạng giá trị chứ không phải đi ảo ảnh ở thế gian thấy không?
Bạn đạo: Theo tôi nghĩ như vậy có đúng không? Ví dụ như ông Tám có phận sự xuống để truyền bá pháp lý Vô Vi. Còn cô Kim có phận sự nghĩa là tiếp điển Ngọc Hoàng để dạy đạo. Thì hai cái điển nó tương hợp, mỗi người học thêm cái sự sáng suốt.
Thầy: Không! Bởi vì rốt cuộc cô Kim cũng tu mà Ngọc Hoàng cũng tu, nói vậy dì hiểu chưa. Tất cả cũng tôi mà ra thôi thấy không? Bởi vì Ngọc Hoàng là nắm hết cái vũ trụ huyền cơ của Trời đất. Ngọc Hoàng đâu có xuống thế gian. Nếu Ngọc Hoàng xuống thế gian thì sụp đổ hết rồi, ai làm việc, chỉ có một phần điển mà thôi.
Nhưng mà cái điển người ta vẫn làm việc với điển đây mà chị không thấy, vẫn làm việc với chúng ta hàng ngày, hàng giờ, hàng đêm mà tất cả bạn đạo vô vi đều hưởng cái điển của Ngọc Hoàng mà không thấy. Rồi bây giờ muốn thấy cái gì nữa. Đó là cái chuyện mình còn thiếu sót.
Bạn đạo: Cái điển Ngọc Hoàng là nó tỏa cùng hết cả vũ trụ hay là cái điển Ngọc Hoàng xuống cho cô Kim dạy đạo. Mà theo tôi nghe trong băng thì cái điển của ông Tám dạy đạo nó khác, còn cái điển cô Kim nó khác. Thành ra bạn đạo nghĩa là muốn tiếp xúc với ngay cái điển, cái người mà được thọ cái ân điển của Đức Ngọc Hoàng để có giáo lý cao siêu khác để bạn đạo học hỏi tiến trên đường đạo.
Thầy: Thì bây giờ những giáo lý tôi nói đây có giáo lý của Ngọc Hoàng. Cái điển đó tôi bắt còn lẹ hơn cô Kim bắt. Tại sao đòi cô Kim.
Bạn đạo: Thì bạn đạo không thấy cô Kim.
Thầy: Cái đó còn phàm tâm quá nhiều. Còn phàm tâm quá nhiều trong lúc người ta ẩn là người ta không phải làm nhiệm vụ truyền pháp. Tôi là con người làm nhiệm vụ truyền pháp. Chị thấy chưa?
Người ta không phải, người ta chủ của những người truyền pháp nữa, người ta gặp mình chi, người ta le hơn (thầy cười). Thì bây giờ ráng tu để gặp người. Có cơ duyên gặp hết, không phải không có.
Bạn đạo: Có nhiều khi tôi muốn đi kiếm nhà, tôi viếng coi nhưng mà tôi sợ ông Tám rầy. Bởi vì ông Tám nói người ta ẩn, không có tiếp ai.
Thầy: Không bao giờ. Chị gặp, người ta cũng không tiếp chị. Mà trong lúc chị không muốn đi gặp mà tự nhiên người ta tới nhà, người ta kiếm chị, người ta nói cho chị nghe thấy không? Đó, cho nên ráng thiền đi thì thấy không có khó khăn. Chớ còn ấm ức, ấm ức đi kiếm, kiếm làm gì?
Bạn đạo: Đâu có biết nhà đâu mà kiếm. Nghe ông Tám nói ẩn đâu có dám đi.
Thầy: Bởi vì chuyện của người ta, ta làm, ta làm cái chuyện vũ trụ càn khôn, chuyện lớn. Còn mình làm chuyện nhỏ nhỏ, tu thì chút chút đi lên không chịu làm, còn cái chút chút nầy là bỏ luôn, ôm cái lớn kia, nó rớt luôn nó mất luôn.
Bạn đạo: Mình muốn viếng thì kêu người ta viếng vậy thôi chớ còn cái điển của họ, mình không mần được.
Thầy: Viếng cũng mặt, mũi, tai, miệng, cũng ăn uống cũng cười hề hề vậy có gì đâu thấy không? Có người được cơ duyên, tôi đưa cho viếng, tôi đưa cho học hỏi, tôi đưa cho trực tiếp mà họ còn đá đổ mà chị đi tìm chi.
Bạn đạo: Tùy theo ý thích của mọi người chớ.
Thầy: Họ hất hủi, họ đá đổ, họ coi không ra gì. Cái đó là thôi, chi. Cũng không phải là chuyện của đám mình. Cho muốn đóng vai nào cũng được hết, không sao hết, không có mích lòng Ngọc Hoàng đâu sợ.
Bạn đạo: Ông Tám cho hỏi câu. Câu mà “xả phú cầu bần, xả thân cầu đạo”. Đức Phật đã nêu gương cao cả. Người thế nhân khó bắt chước theo được. Từ bi như ông Tám chẳng hạn đã đắc pháp nên thiên hạ quá ngưỡng mộ cất chùa hay chiêm bái. Ở địa phương tôi có một số người hỏi tôi về câu đó. Bởi vì họ nói không thể thực hiện được. Bởi vì họ còn phàm tâm lắm. Nhờ ông Tám giảng..
Thầy: Bác giảng một cách rất dễ dàng cho họ thấy: “Xả phú cầu bần, xả thân cầu đạo”. Bởi vì cái gì phong phú nhất trong đầu óc của bạn: tham, sân, si, hỉ, nộ, ái, ố, dục thì bạn phải mượn cái pháp để yêu những tham, sân, si, hỉ, nộ, ái, ố, dục bỏ nó đi. Xả thân cầu đạo: tu tới ngũ uẩn giai không, nhẹ bỏ cái xác nầy đi lên trên kia.
Rồi họ chiêm ngưỡng Đức Phật mà họ lập chùa, họ cúng lạy là họ chưa xả phú cầu bần, thấy không? Tạo phú chớ không phải xả phú, bác thấy chưa? Bác còn trang hoàng cho ông Phật bằng vàng, tạo cái tham thấy không?
Tạo cái ngôi vị cho Đức Phật, tạo cái giàu có cho Đức Phật, những người đó không phải tu. Mà người vô vi đây là tu xả phú cầu bần, xả thân cầu đạo. Cái phong phú nhất ở trong đầu óc của chúng ta, man rợ nhất trong đầu óc của chúng ta là tham, sân, si, hỉ, nộ, ái, ố, dục. Bây giờ, chúng ta mượn cái pháp nầy diệt nó đi thì nó mới xả phú cầu bần. Quên cái động loạn nầy mà tiến tới cái thanh tịnh, cái gồ ghề nầy không còn trù trì với nó được nữa. Nhưng mà nó chỉ lấy một chút thánh thai Mô Ni Châu là nó tiến tới, giác thêm. Thì cái pháp nầy bác giảng cho nó vậy thì nó dễ hiểu lắm.
Bạn đạo: Bởi họ muốn tu mà họ không biết làm sao.
Thầy: Thì bây giờ bác giảng rõ ràng đó. Thì bây giờ tôi phải đi vô chùa, tôi đi vô chùa tôi cúng ông Phật đâu có được, tạo phú chớ không phải xả phú thấy không? Tạo cho ông Phật giàu. Rồi mình đặt lòng cái tham của cải, mình mới đem đặt cho ông Phật đồng thì tạo thêm cái tham. Còn cái đằng nầy là phải nhớ tham, sân, si, hỉ, nộ, ái, ố dục xả bỏ xả phú cầu bần tiến đến thấy không?
Bạn đạo: Hỏi cách nào để mà xả.
Thầy: Xả là cái pháp đó. Có cái pháp nầy đó là soi hồn, pháp luân, thiền định rồi niệm Phật, rốt cuộc rồi nó sẽ xả. Nó phải đi từ từ. Bởi vì nó cô độc, nó cô nhiều năm rồi. Nó thành một chất cao hổ cốt rồi, lần lần phải giải nó ra. Chớ đâu có ai mà vô tu mà tôi bỏ hết tham, sân, si, hỉ, nộ, ái, ố, dục, đâu có. Người tu mười năm, hai chục năm chưa có dứt khoát.
Bạn đạo: Hiện tại họ đương vô cái trình trạng đó. Họ hỏi tôi, tôi nhờ ông Tám giải thích cho tôi hiểu. Tôi về tôi giải thích lại cho họ.
Thầy: Giờ bác nghe bác hiểu chưa. Bác về bác giải đó. Cái đó cái phong phú của các bạn nhiều nhất là bao nhiêu đó. Chớ không phải của cải xách dạo đem vô chùa, không được. Bởi vì cái bản tánh tham của các bạn đã diệt chưa được thấy không? Trong lúc những người nghèo không có cơm ăn. Các bạn rinh một bao gạo vô thỉnh cho một ông đâu có được. Mục đích gì làm lợi cho mình, cầu xin hồng phước cho giàu thêm là mình học cái tham thêm, đâu có được? Còn cái pháp ở đằng nầy nó tự nhiên xả phú cầu bần, xả thân cầu đạo là mình đang hành đây, lần lần lần lần nó bớt sân, si, hỉ, nộ, ái, ố, dục. Rồi xả thân cầu đạo là tôi trở về cái thánh thai xuất lên trên trung thiên giác thế, lúc đó mới là cầu đạo.
Bạn đạo: Xin cảm ơn ông Tám.
Bạn đạo: Như trong chùa, ông Tám ơi! Mấy ông Phật ở trong ruột trống rỗng, nó còn phải có vàng, làm cái tim bằng vàng hết.
Thầy: Cái đó họ kêu là kim cang đó. Cái đó kim cang nghĩa là một cái tạo thêm cái phú giàu có cho ông Phật. Một cái tạo thêm lòng tham cho thằng ăn cướp để nó vô nó lấy cục vàng đó. Sẽ hiểu hết, lần lần họ sẽ hiểu qua cái cơn khốn cùng rồi họ hiểu. Chớ bây giờ ông Trời không biết giáo dục người ta bằng cách nào. Nó đói nó mới biết Trời Phật. Nó khổ nó mới biết ngoài cái nầy còn cái khác. Sướng hoài nó đâu có biết tu.
Cho nên các bạn cố gắng tu được phước lắm. Tu rồi mình diệt hết mình không tham trong lúc mình thiếu thốn nhưng mà mình thấy vẫn phong phú. Phong phú chỗ nào? Cái thanh điển Trời đất không bỏ mình thấy không?
Mình nhắm con mắt một chút, nó sung sướng rồi, nó đâu có đói khổ, nó không có bận tâm về cái ngoại cảnh nữa.
Cho nên cái tiến hóa nó rất cao là bên cái pháp vô vi nầy. Không phải khen mà chính tôi đã hành và tôi đã thấy, tôi đã đạt được một cái phần nào, tôi mới nói ra. Ai có gì thắc mắc nữa không?
Bạn đạo: Bạn đạo mình thắc mắc, mình hỏi cô. Cô thấy sao cô nói vậy. Mà chính ông Tám đã nói sai. Cô thấy như vậy mà cô nói như vậy mà ông Tám nói sai. Như vậy điển của cô sẽ bị đọa thì cũng tội cho cô. Như đặt trường hợp ông Tám, cô nói láo thì chính của cô và thực tâm của cô không có nói láo. Chẳng qua cô thấy như vậy cô nói như vậy. Thì ngoài cái cách như ông Tám giảng dạy bằng lý thuyết, bằng lời nói như thế nầy. Có cách nào ông Tám giúp cô cái cách khác để mà cho cô ý thức được cái vấn đề cô biết như vậy là sai như theo lời ông Tám nói.
Thầy: Bởi vì tôi đã nói và tôi đã chuyển điển cho cô hiểu rồi. Và tôi nói cái nầy tôi không phải có ngụ ý mà hại cô. Nhưng mà cái người nói láo, nó hiểu lấy nó. Anh làm sao hiểu nó nói thiệt hay là nói láo. Anh không có cặp mắt thứ ba làm sao anh xác nhận sự thật, anh thấy chưa? Anh không phải người trên lầu làm sao anh dòm cái cuộc đụng xe rõ rệt hơn, thấy chưa? Nhưng mà cái đó là cái thương yêu giúp đỡ, mới giáo dục thẳng để cho y tiến lên trên thay vì tiến ở dưới, anh thấy không? Chớ không có cái gì mà tội nghiệp hết. Mà nếu các bạn thấy cái đó là tội nghiệp, các bạn dung dưỡng bạn đạo và cho bạn đạo xuống càng xuống thêm. Tội nghiệp là do các bạn đề cao họ. Rồi các bạn chôn sống họ tại thế gian. Còn các bạn mổ xẻ ra để tìm hiểu sự thật thì các bạn đưa họ đi lên cao, thấy rõ chưa? Thấy không? Còn các bạn, chu cha cô đó cô nói đúng. Hỏi lấy gì mà đo cho đúng, thấy chưa?
Cho nên, tôi xé tôi cắt đứt không có được tin. Mà nếu tin như vậy là sai. Các bạn đúng rồi các bạn đề cao cho cô, cô cũng bị đọa nữa. Bởi vì cô ở trong cái giới tưởng là ta được rồi thấy chưa? Rồi bị kẹt ở đó. Còn cái đằng nầy người ta phá mê phá chấp để tiến. Chớ không phải hành hạ cô đâu. Nhưng mà để cô trở về mọi sự thật để dẹp cái giả tâm đó tiến thẳng lên sự cao siêu sẵn có. Chớ đâu có hành hạ, thấy không? Giúp đỡ mà. Người từ bi không có làm điều hành hạ người khác. Nhưng mà chỉ rõ cho họ thấy để họ hiểu, thấy không? Nhưng mà giờ các bạn hỏi tại sao ông Tám không nói thẳng với cô Khiết biết. Bởi vì cô Khiết không có yêu cầu ông Tám thấy học hỏi và tiến hóa, bằng lòng chết trước khi chết, tức là lìa khỏi xác mà không mến tiếc, luật lệ rõ ràng và công minh. Nhân nào quả nấy chẳng sai, luật Trời có trước luật đời, lui về tự nhiên và hồn nhiên, dẹp bỏ cố chấp mê loạn, mọi việc sẽ bình an.
4) Hỏi : Bão bùng chuyển động do đâu mà ra ?
Ðáp : Thưa, bão bùng chuyển động do trung tâm sinh lực càn khôn vũ trụ chuyển hóa tùy theo duyên nghiệp của vạn linh mà hình thành, vừa cảnh cáo, vừa cứu vớt và vừa trừng trị. Chỉ có tu thiền thanh tịnh thì mới hiểu được sự chuyển động của thiên cơ mà tự tu tự tiến, chứ không phải làm Thầy mách bảo rồi mang họa lây chưa? Cô Khiết không có ở trước mắt nhờ ông Tám dạy con cái nầy, không! Bởi vì, cái việc người ta không cần thiết đến mình, mình có chun vô cũng không có trúng chỗ, bạn thấy chưa?
Rồi các bạn, tại sao nói cho các bạn nghe để làm gì, để các bạn mở đèn rọi cô Khiết để cho cô Khiết tiến hóa, các bạn thấy chưa? Sự hiểu lầm của các bạn và hiểu lầm của cô Khiết không còn nữa với cặp mắt bây giờ, bạn thấy chưa? Với cặp mắt hiện đại nó khác rồi thì cái đó cũng là một phương hướng giáo dục. Cách nhìn khác thì đối phương phải sửa, thấy không?
Cái thằng ăn trộm mà mọi người không nói, mọi người cứ để ý thằng đó là ăn trộm thì sau nầy nó cũng phải sửa, nó không ăn trộm nữa thấy không? Không cần đánh nhưng mọi người biết thằng đó là ăn trộm, nó ngồi thây kệ nó, mình để yên nó thôi là nó hết ăn trộm. Đưa tư tưởng tốt cho họ thấy không? Chớ không phải là cái chuyện hại mình. Giáo huấn người ta trong cái từ bi.
Còn cái nào tôi giáo dục về trong cái bài thơ hàng tuần và triết lý nói là tôi nói thẳng vô con tim của cô từ hồi nào giờ. Bạn không tin bạn vặn băng rồi kêu cô nghe nó có hết. Cô phải tiến hóa, uổng lắm, nếu không tiến hóa uổng lắm, uổng công. Bởi vì, cô quên rằng quá trình của cô, cái thân thể cũng như là con ma tại thế. Những người hồi trước cũng như chú Ngầu thấy là biết. Nhưng mà ông Tư đưa cho tôi phải giúp đỡ. Tôi chỉ cầu xin cái thanh điển đưa cho cô, ban bố cho cô được tránh khỏi bịnh hoạn và khuyến khích cô tu, trong lúc cô siêng năng mỗi tối tới nhà tôi. Mỗi đêm tới thiền thì lần lần cô được khôi phục những cái bịnh trạng nan y sẵn có, thấy không? Rồi thay đổi từ một con người yếu ớt mà tiến tới con người mạnh dạn.
Các bạn đừng nói ông Tám ở ác, không có giáo dục và không có giúp đỡ cô Khiết. Cô Khiết được giúp đỡ tối đa, các bạn thấy chưa? Từ cái bịnh hoạn đi tới cái khỏe mạnh. Từ cái gia đình khủng hoảng đi tới ổn định. Từ cái nhút nhác bây giờ thành một châm cứu sư. Một chuyện giúp đó cha giúp con cũng chưa giúp được. Cái nầy thiêng liêng của ông thầy tôi gởi, tôi phải giúp, luôn luôn tôi phải giúp hết mình, đủ mọi phương diện, không bao giờ tôi phụ lòng ông thầy, thấy không? Thì các bạn dòm cái gương đó sau nầy các bạn hành cũng như tôi hành, các bạn cũng cứu được nhiều người. Nhưng mà giai đoạn họ lên tới đó họ tưởng họ giỏi hơn tôi, hết ga rồi thích qua mặt, chưa được. Người ta tắt máy mà y qua mặt cũng chưa được, thấy không? Thì phải giáo dục cho y tiến lên. Không muốn cho y ở đó và bị sa đọa. Tôi mới nhắc nhở, tôi mới kích thích thẳng trong con tim. Ngay điển của Ngọc Hoàng cũng giáo dục muốn cho y tiến hóa, không muốn bỏ một người đã đi cái công trình mà từ đó lên tới đó uổng lắm, không dễ đâu. Bây giờ, cô ngồi xét lại, cô phải khóc mấy ngày, nó mới xong câu chuyện. Dòm cái thân thể và cái trí tuệ hồi lúc đầu gặp ông Tám, mà cái thân thể và cái trí tuệ ở ngày nay, không phải tôi nói công ơn Trời biển. Không! Nhưng mà cái giáo dục của càn khôn đã giúp cô, thấy không? Mà cô không gắng tiến nữa thì uổng cho cô và tội nghiệp cô. Chớ tôi không biết làm gì hơn nữa, bạn thấy không?
Ráng tu để tiến, bớt nói chuyện đi, lo tu thôi, lo hiểu mình để tiến thôi, đó là đệ tử ruột. Rồi cái biết được chút nầy soi bói chuyện nầy, soi bói chuyện kia, soi bói chuyện nọ, bất mãn chuyện nầy, bất mãn chuyện kia, bất mãn chuyện nọ là mình người đời, không phải người đạo thấy không? Rồi lần lần các bạn sẽ đo lường thấy ai cao thấp. Còn tôi luôn luôn tôi nói rằng tôi là học trò của các bạn, nhưng mà học trò ngoan, thì đã làm những cái gì ông thầy giao phó cho nó, nó đều tiến hóa được hết. Nhưng mà ông thầy làm biếng thì ông thầy phải đứng sau lưng nó, phải chưa? Cô đó cũng là thầy của tôi nữa. Mà qua quá trình giáo dục của cô đối với tôi, tôi đã tiếp thu hết và tôi được tiến bộ. Nhưng mà cô còn giữ cái chức làm thầy của cô thì cô phải đứng lại, thấy chưa ?
Cho nên, chúng ta có một cái đường lối rất tự do, rất văn minh, rất cởi mở trong sự sáng suốt không động, không phải cái chuyện ác trược như người thế gian giáo dục đâu. Cho nên, khi mà bạn nghe rồi, bởi vì hồi nào tới giờ bạn nghe những cái đó bạn thấy khoái, hay hay, hay hay, bạn tin tưởng. Nhưng mà cái đó đều là không hay. Bởi vì tôi nói ở nhà bạn, bạn đi tới đây là bạn thấy biết bao nhiêu cảnh, bạn kể hết cho tôi nghe coi, cũng hay vậy. Nhưng mà cảnh nào cũng chẳng ra cảnh nào, phải không? Không phải mục đích của bạn. Còn mục đích của bạn khác, mục đích của bạn tu phải trở nên một vị Phật. Bạn phải xem đối tượng nó có hành động từ bi chưa? Nó có cái hạnh tự giác chưa hay là nó còn tham mê trần tục, dễ hiểu quá phải không? Lúc đó các bạn không bị sai lạc.
Vì mục đích của các bạn phải trở về sự thanh tao của một vị Phật. Các bạn không có phải là đi làm một nô lệ nữa nhưng các bạn phải trở về một vị thanh cao như Phật thì lúc đó các bạn dễ đo lường đâu có khó khăn. Rồi các bạn mới xét lại nầy kia, kia nọ, các bạn thấy tôi nói rồi, các bạn nghe có tự ái về đời. Các bạn chu choa ông Tám ép cô Khiết hết đường đi. Không phải! Mở đường cho cô Khiết đi, chớ hồi nào tới giờ tôi có tắt đường đâu. Nếu mà tôi tắt đường thì tôi nói với các bạn cái cô đó hay lắm, tin cô đi để tiến thì cô chỉ chết thôi. Cô ở cái giới đó rồi cô sụp đổ luôn. Mà các bạn cũng đi theo ma luôn, thấy chưa? Tôi vì các bạn, vì cô và tôi đem cái sáng suốt để cho các bạn tiến với cô thay vì sụp đổ với cô đó, thấy chưa? Bây giờ bạn còn có gì thắc mắc nữa?
Bạn đạo: Tôi còn cái như trường hợp hồi nãy ông Tám nói nhiều quá thì trí nhớ của con kém. Cái vấn đề mà cô Khiết, cô phải ý thức được vấn đề cô như vậy, cô phải tới cầu xin ông Tám nhờ ông Tám dìu dắt chẳng hạn. Nhưng mà chính cô không ý thức cho nên cô mới không có tới đây hoặc là không có tới gặp ông Tám để xin ông Tám dìu dắt, dạy dỗ.
Thầy: Không cần cô đến tới. Cô không cần đến gặp tôi, nhưng mà cô có đến xin tôi, xin khấn tôi và lạy tôi, xin tôi từ rày về sau cô không dám nữa. Cô có lạy rồi, nhưng mà để xem cái tâm cô có đúng hay là không? Bởi vì chúng tôi cần cái công quả. Tôi cần sự đền ơn của bạn đạo về công quả chớ tôi tham công quả chớ không tham tiền tài và không tham lời nói, thấy không? Chính cô cũng ăn năn và cô thức giác. Cô tới cô quỳ, cô lạy cô khóc rồi. Nhưng mà tôi nói cố gắng tu khổ sát một bên rồi, tôi có nhắc câu đó. Rồi lần lần cô sẽ đến cô học, chớ cô không cần phải tới đây. Tới đây mà cái tâm chống đối, tới làm gì. Cô ở nhà mà cái tâm cô kính nể và cô tìm hiểu, cô tiến hóa, không cần tới đây. Tới đây làm rộn gia chủ, ích gì đâu, phải không? Còn gì nữa?
Hết
(Trích từ băng giảng của Đức Thầy -- Sài gòn ngày 26/06/1977)