(Sài gòn ngày 28/04/1974) - Đại Thừa Tiểu Thừa

Chuyển qua bên này thành ra cảm thấy hứng thú và nhẹ nhàng, tìm được cái con đường chơn chánh trong cái ý muốn của ông để tu tiến. Rồi mấy ông đó gặp nhau vui vẻ lắm và chính ông Thắng cũng có họa rất nhiều vần thơ gởi về cho tôi, tôi cũng lần lần có phúc đáp cho ông, nhưng mà ông rất cố gắng tu. Thì mấy ông gặp ở bên đó sẽ phổ biến ra, giúp đỡ cho nhiều người, người ta mến về cái đạo pháp. Cái đầu nó chạy, ông Thắng thấy lạ kỳ, tại sao hồi nào giờ không có gặp ông Liêm thấy cái đầu, nói chuyện với người khác nó không có rần rần, không có chạy. Mà khi gặp bác Lâm Quang với ông Liêm thì cái đầu nó chạy, lạ kỳ, mình thấy nhẹ nhàng sung sướng, tự nhiên ở trong thâm tâm ông bộc lộ những câu thơ ra mới viết gởi về. Chứng minh ngoài muốn đi tới siêu phàm là chỉ đi tới điển giới thôi, chứ còn nếu mà lấy chúng ta lấy cái vật thể, lấy cái cơ thể mà ỷ lại, lý luận, rồi lý thuyết đi lẩn quẩn, không có lối thoát cho mình ở bên trong. Không có mở những cái lố bịch, bị nghẹt ở bên trong của mình thì lúc nào cũng thấy rất khó thông.

Cho nên tất cả lý thuyết chúng ta đều có đầy đủ hết thảy rồi, chúng ta chỉ khao khát sự thực hành. Cho nên các bạn thực hành đây rồi nó mở ra, nó mở tới đâu rồi các bạn mới thấy tự nhiên mình nói chuyện với những người tu bên Vô Vi thì nó khác, mà nói chuyện với những người tu, không có tu bên Vô Vi nó lại khác. Mà nói chuyện với những người kêu bằng học lý thuyết nói ra thì mình cũng cảm giác khác, thấy nó nặng cái ngực, nặng cái đầu, mà nói với những người mà tu Vô Vi có phần thanh điển thì nó nhẹ nhàng, nó thấy hứng thú. Không phải là mình phỉnh phờ người ta hay là lường gạt người ta, mà chính do sự công phu của mỗi người đã tự đạt, nó mới đi tới cái nhẹ nhàng đó, rồi cái nhẹ nhàng nó hòa cảm với nhẹ nhàng chứ không có cái gì hết. Ở bên trên cũng vậy, cũng như tôi cắt nghĩa hồi nãy là cái di thiện tối lạc, chúng ta bây giờ sửa đi tới cho nó toàn thiện cái phần linh động ở bên trong, âm ra âm, dương ra dương, nó hòa đồng, thì lúc đó, chúng ta mới thấy cái sự nhẹ nhàng. Cái nhẹ nhàng là cái vui vẻ, cái vui vẻ nó hòa đồng với vui vẻ, cái vui vẻ không có hòa đồng với cái sự đau đớn. Thì cái phần thanh điển ở bên trên nó tương ngộ với thanh điển ở bên trên, cho nên người ta gặp đức Di Lạc đâu có khó khăn. Nhưng mà người thế gian ôm lấy cái hận sầu, buồn tủi, rồi đoán rằng đức Di Lạc sẽ xuống thế gian. Cứ suy nghĩ cái chuyện đó là sai, trong lúc mình buồn phiền, mình ôm lấy sự đau khổ, mà cứ đòi đức Phật Di Lạc sẽ xuống thế gian sao được. Rồi đoán ra đức Di Lạc năm nào sẽ xuống thế gian cứu độ chúng sanh, không có.

Cái tâm chúng ta có thể đem cho chúng ta sự buồn bực, cái tâm của chúng ta có thể đem cho chúng ta đi tới chỗ thường lạc. Mà nếu chúng ta tự khắc phục lấy ta thì chúng ta mới tiến được, còn không khắc phục lấy ta thì làm sao chúng ta tiến được. Chúng ta phải sửa, tu là sửa, sửa cho nó nhẹ nhàng, sửa cho nó càng ngày càng thanh, nó mới hòa đồng với cái phần thanh điển ở bên trên. Cho nên, chúng ta tu ở đây bước vô điển giới, tôi nhắc một trăm, một triệu lần cũng bước vô điển giới chớ không có nhắc là ngó cái ngoại cảnh, không có chấp nhận cái đó. Chúng ta trở về với phần thanh tịnh điển quang của nội tâm của chúng ta ngay trung tim bộ đầu, mỗi người phải tự trở về cái đó lúc đó mới minh cảm cái đạo pháp, chớ dùng lý luận xung quanh lẩn quẩn lấy cái lý thuyết nào hay hết sức hay rốt cuộc cũng không đạt tới được đâu. Chính mình phải sửa mình, tiến về với mình, đi bước vào cái điểm thanh tịnh của mình mới xuất phát lên hòa cảm với thanh tịnh ở bên trên.

Cho nên mỗi người đều tự lập, tự tu tự tiến, không có sự ỷ lại. Không có lập thành một cái khối, rồi cái miệng la um xùm cầu nguyện mà trong cái tâm muốn tranh giựt, cướp với nhau cái đó không có tốt. Đằng này chúng ta không, chúng ta đã cướp cái quyền của tạo hóa quá nhiều rồi. Chúng ta là một người xấu giáng sinh trong cái tiểu thiên địa đầy đủ mà chúng ta đã hành hạ, chúng ta đã phá khuấy cái ngũ uẩn và cái ngũ tạng, chúng ta là đi vô trong cái bóng tối thay vì trở về cái ánh sáng. Nơi để ngự trị, kiểm soát, chỉ huy là cái tiểu thiên địa này mà chúng ta đã làm cho cái ngũ uẩn càng ngày cái thần kinh càng yếu ớt, lo ra. Đi theo cái ngoại cảnh không trở về với cái chơn chánh, rồi tham muốn tham thêm, sân muốn sân thêm, buồn muốn buồn thêm, gây cho cái ngũ tạng bất ổn. Chúng ta nghịch thiên thì giả vong, bây giờ chúng ta tu về điển giới thì thuận thiên giả tồn, chúng ta không có theo cái vật thể thế gian nữa, không có theo, không có phá khuấy ngũ tạng nữa. Không có nhiễu động cái thần kinh và suy đụng cái chuyện vu vơ mà không có tiến tới được. Thành ra các bạn áp dụng cái pháp soi hồn là trả lại cái nguyên căn nó, đánh đổ cái phức tạp hằng ngày chúng ta thâu thập, buồn vui lẫn lộn. Bây giờ chúng ta soi hồn cho nó quy nguyên trở lại không không. Hỏi ngày hôm qua làm gì, không có làm gì hết, hồi nãy nói gì, cũng không có nói gì hết. Nó trở lại cái không không, thì cái cơ cấu, nó mới được bền bỉ và nó mới hòa đồng với tất cả được. Cho nên các bạn đã có sẵn kinh kệ, tất cả tôn giáo đã sắp sẵn cho các bạn nghiên cứu cái hành động của đấng trọn lành, từ bản thể con người tiến về cái phần hồn sáng suốt ở bên trên. Thì chúng ta, hôm nay, hiện tại chúng ta đã có một cơ hội từ bản thể con người, từ cái lý trí khôn ngoan, chúng ta thừa tiếp cái luồng điển thành công của người đó và trở về với ta, sửa chữa để tiến đồng tới người. Chúng ta mới được cứu rỗi cái phần hồn, phục hoạt trở lộn lại ở bên trên, thay vì bị đắm mê trong ngũ tạng, đắm mê trong cái thần kinh nhiễu động.

Cho nên cái pháp của chúng ta chỉ điều chỉnh có một chút đó thôi, thì nó bớt nhiễu động thì nhiên hậu chúng ta mới mở cái thượng trí đi lên mà mọi người đều có, chớ không phải là nói cái ông đó là thuộc về đại thừa, bà đó thuộc về hạ căn. Chúng ta từ đại thừa tu tới tiểu thừa, tại sao ông này khùng nói ngược đại thừa lại tu tới tiểu thừa, bởi vì ma nhất trượng, Phật nhất xích. Đáng lẽ chiều hôm qua tôi sẽ giảng hết cái đó, nhưng mà bị ông cụ cúp cái đó thành ra nói không được. Chúng tôi đằng này tu từ đại thừa tu tới tiểu thừa, đại là ma nhất trượng Phật nhất xích chúng ta ông nào cũng ông lớn hết, tìm cái chuyện hơn thiên hạ, dữ hơn thiên hạ, anh hùng hơn thiên hạ. Lớn quá rồi, bành trướng rồi, lập nhà lập cửa, lập cơ sở, lập thế lực, đủ thứ hết. Bành trướng quá, bây giờ chúng ta cắt xén nó đi, bỏ nó đi, phong phú quá rồi. Chúng ta trở về cái tiểu thừa là cái tiên đồng nhẹ nhàng, để đi ra vô dễ dãi cũng như chúng ta xuống thế gian bằng cách nào chúng ta phải trở về bằng cách đó. Trong cái nhỏ mà nó trong sạch, trong cái nhỏ nó mà sáng suốt, trong cái nhỏ nó lại thanh cao. Chứ còn bám lấy cái lớn thì nó cũng không khác gì bị giam vô trong Ngũ Hành Sơn, chớ nhiều người tu được nhẹ nhàng rồi xuất đi, rồi trở về cái chơn tánh tiên đồng, rồi mới nhập tới Phật giới được, chớ đừng nói cái ông đó là ông đại thừa, còn bà kia bà tiểu thừa. Rốt cuộc, chúng ta tu ở đây là ngược lại cái sự bành trướng của đầu óc của chúng ta đây, bây giờ bỏ hết, đi lại cái nhẹ nhàng, nhỏ nhen, thanh cao. Không có lấy chữ đại nữa, mà từ cái nhỏ chúng ta xuất ra vũ trụ, chúng ta có chút xíu thôi, làm sao chúng ta xưng chúng ta đại thừa được. Thấy không! Từ cái nhỏ tiến tới, càng ngày nó càng nhẹ, càng ngày nó càng thanh cao. Hỏi chứ bây giờ chúng ta thí nghiệm cái Apollo từ ở thế gian phóng đi, nó bao nhiêu tấn mà phóng vô cung trăng, nó còn bao nhiêu tấn, từ cái lớn nó đi tới cái nhỏ, thấy không. Thì bây giờ cái lớn của chúng ta đây sẽ đi tới cái nhỏ, trở về cái tiên đồng tánh, phản lão hườn đồng. Đàn bà trở lại về một cô tiên, sáng suốt, nhẹ nhàng, một điểm sáng đó mà thông cảm tất cả một bầu trời thế giới. Chớ không phải lấy cái gồ ghề, to lớn để mà đi khống trị người ta. Nhiều người tu rồi nói ra tôi thấy con ma tôi đánh cái con ma chết, không được, chúng ta nguyên căn là ở trong cái con ma lớn rộng đó. Bây giờ chúng ta tu trở về eo hẹp, thì cái eo hẹp nó lanh lẹ, nhẹ nhàng, nó không có đối diện để ăn thua với thiên hạ, nhưng mà họ tiến tới đâu, nó sẽ tiến tới đó. Có thể nó nhẹ hơn đối phương, chớ nó không có bắt chước cái sự gồ ghề của đối phương, thành ra nó mới hòa đồng với tất cả được. Cho nên nhiều người lý luận, còn giữ ở trong cái con tim bằng thịt bằng cha mẹ đây, rồi người ta nói một hai câu mình chịu không được, sân hận, tức giận, đó là mình ở trong cái lối kẹt chớ không phải lối thoát. Muốn chứng minh mà chúng ta ở trong cái lối thoát rồi, thì dù ở chỗ nào chúng ta cũng thể hòa đồng và chúng ta đem cái sáng suốt để xây dựng cho đối phương.

Cho nên, trong lúc giờ thiền các bạn tới đây, để nghiên cứu cùng tôi, nhiều người sợ từ đây về sau sẽ có nhiều người tới chất vấn mình, hỏi đủ thứ. Nên bình tâm để cho tôi giải đáp lần lần rồi các bạn sẽ tiến, sẽ hiểu, cái thắc mắc của họ là cái thắc mắc của mình mà nên tới họ hòa đồng, họ hiểu lấy họ rồi thì tất cả chúng ta đồng hiểu, lúc đó đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu mới im lìm để mà tu tiến. Mục đích của chúng ta tu tới thanh tịnh, để hóa giải tất cả những nhiễu động ở xung quanh. Thì bất cứ cái nhiễu động nào đến chúng ta cũng không có phải là, vì sự nhiễu động đó nó phá khuấy chúng ta, mà chúng ta đã lấy cái thanh điển của chúng ta để hóa giải cái nhiễu động đó, thì chúng ta mới thức giác được là cái phần thanh điển cao quý. Lúc đó các bạn mới nắm cái thanh điển tu để tiến, thì cái đó nó sẽ giúp ích cho biết bao nhiêu người ở sau này. Cho nên, chúng ta phải bình tâm bất cứ một người nào muốn hỏi, muốn chất vấn, muốn gây gỗ, muốn gì, đằng này có tôi, tôi tìm cách tôi hòa giải. Đem cái phần thanh điển ra để các bạn cảm ứng, rồi các bạn thấy các bạn nắm cái cơ hội đó mà tiến về cái phần thanh điển, nhiên hậu các bạn hóa giải tất cả những cái sự phiền não, sái quấy của các bạn, rồi sẽ ảnh hưởng cho tất cả ở tương lai, cái đó là quý lắm.

(Trích từ băng giảng của Đức Thầy -- Sài gòn ngày 28/04/1974)

Hết


----
vovilibrary.net >>refresh...