Lòng Tham Con Người

(Sài gòn ngày 10/02/1974)

Cái này bữa sau nó làm cái đạo rồng nó xuất hiện hai con rồng hai bên. Bây giờ chú Ngầu muốn kiếm tiền dễ lắm, đề hai chữ đạo rồng rồi cái đi ra ngồi đâu cái để cái bình đó thắp nhang ngồi ngay cái gốc cây nào đó là có ăn chắc chắn. Hỏi chứ ông có cái phép gì, ai muốn cầu số gì cũng được, người ta sắp một trăm người có một ông trúng là ăn không hết rồi. Bồ Tát sống! Cho nên ở thế gian dễ bị phỉnh, cái lòng tham con người đó, vậy bây giờ mình ngồi đó, ông này ông nên đạo rồng bận cái áo kiểu khác đi, để cái bình nhang đó ai muốn cầu gì thì cầu, hai con số đuôi chắc trúng đó, nói vậy đó. Trúng rồi cho cái gì cho, thì tôi hỏi ông, một ngàn người thế nào cũng có người trúng chớ gì. Cái ông trúng là ông bảo vệ cái hay của ông Ngầu, còn ông trật, ông hy vọng mai ông cầu trở lộn lại. Thành ra ngày nào ông Bồ Tát đó cũng sống nhăn à, cũng có affair vô hoài. Do cái lòng tham của con người, cho nên khi mình nói họ tham, không có bao giờ ai tin cái chuyện tham của mình. Sự thật con người nó tham, mà tham là gì, nó tham là nó tối, làm cho nó tối tăm, nó mê tín, còn nếu nó không tham nó sáng suốt, nó anh hùng. Nó không tham, nó không có sự mê tín. Còn nếu mà nó thiếu sáng suốt, nó tối tăm là nó phải mê tín, nó tham, nhưng mà mình nói nó tham nó không hiểu. Hỏi chứ tại sao ông cũng đi cầu xin, tôi cũng đi cầu xin; ơn trên độ tôi mà không độ ông? Tôi tham chỗ nào? Ơn trên độ chớ, ảnh đổ thừa cái đó, ơn trên cho. Còn anh đi tới cầu xin mà anh không có lòng thành với Phật là Phật đâu có cho.

Cho nên ở thế gian người ta có đủ lý do, đủ lý thuyết để tự biện hộ. Thì đối với người tu trong cái thực hành nó không có cái chuyện đó. Tự mình kiểm điểm hồi trước kia mình động loạn thế nào, bây giờ mình thanh tịnh thế nào, cái đó là cái sáng suốt lần lần nó sẽ trở về với ta. Cho nên đừng có sợ, có nhiều người nói tu vậy mà tôi tu tới bữa nay tôi chưa thấy sáng, tôi chưa thấy Mô Ni Châu, tôi chưa thấy gì, tôi lo âu ghê lắm. Đó là còn động thêm nữa, mà họ quên rằng họ đã làm một giai đoạn đường rất rộng cho họ, tiến từ cái động loạn trở về cái thanh tịnh mà họ quên đi. Cho nên các bạn người nào mà có tu là họ biết họ tiến bộ. Tôi nói sơ qua, họ dòm ngó trở lại cái quá trình họ thấy họ tiến bộ, nhưng mà cái lòng tham con người cũng vẫn còn muốn, muốn làm sao tối nay gặp ông Phật. Nhưng mà ông Phật ở trước mắt chứ đâu có xa mình, cái huyệt đó nó mở thì chúng ta thấy. Nghĩa là ông Phật ở trước mắt chứ đâu có xa, trước con mắt thứ ba đó. Cái mình tu sao cho nó mở cái huệ đó là mình thấy. Có chút xíu ở trước con mắt này, có chút đây mình chạy đi đâu kiếm chi cho mệt. Vậy ta lo ta thu xếp bên trong, ta lo ta sửa chữa cái luồng điển bên trong, để cho nó chuyển hóa, nó mở ra, thì lúc đó ta thấy dễ dãi. Cho nên có cái câu nói rằng: “Thế gian vô nan sự, bá nhẫn thành kim thị thái hòa”. Cố gắng làm đi, nay một chút, mai một chút sẽ đạt tới được. Cho nên nhiều người đi tu đi lên núi cũng vậy đó, cho nên các ông sư không biết nói gì hơn, ông nói con cố tu, con niệm phật, làm nhiều công quả một ngày kia đắc đạo. Bây giờ nói gì hơn, bởi vì lòng tham con người nó muốn, phục vụ cho nó được một cái liền. Nhưng mà người ta chỉ nó đi lên nhưng mà nó cứ đâm đầu nó đi xuống. Cho nên các bạn ở trong gia đình thì các bạn tu thấy rõ ràng, tới đây nghe qua những cái âm thinh của tôi nói và những này kia kia nọ, cởi mở cái luồng điển ở bên trên thì các bạn thấy nhẹ nhàng buông bỏ một cái gánh nặng. Nhưng mà trở về gia đình chuyện này chuyện kia chuyện nọ, nó làm, nó kéo bạn xuống, thấy nó nặng. Nó gút thêm năm gút, bảy gút kêu nó làm giam hãm mình ở trong đó mà không hay. Bây giờ, chúng ta tu làm sao những cái gút đó nó không gút chúng ta được và nó không buộc chúng ta được. Cho nên tôi đứng cũng như không đứng, ngồi cũng như không ngồi, nói cũng như không nói, ngó cũng như không ngó, làm sao, làm sao đi tới đó. Cho nên ông Tư có nói là: “Biển cho lặng minh châu mới phát, lòng cho riêng mới gọi là thần”. Bây giờ, chúng ta phải cố gắng tu để cho thoát ra cái phần thanh điển, chúng ta đã có một cơ thể và một chỗ an cư về điển quang trở về đó, thì chúng ta ở thế gian này đứng cũng như không đứng, ngồi cũng như không ngồi mà đi cũng như không đi, thấy không. Cái tâm nó mới định được. Làm sao mới được cái đó, là nó trụ hóa ngay trung tim bộ đầu rồi thì nó đâu có cần thiết. Nó thấy cái chủ điển mà lôi cuốn cái cơ thể đi là cái huyền vi ở bên trên, chứ không phải ở dưới này. Ở dưới này không có cái gì hết trọi, mà đừng tưởng lầm cái chuyện tự thị của chúng ta đây mà sai lầm, cái oai vệ bề ngoài của chúng ta đây mà sai lầm. Chúng ta thâu ngắn lại cái phần thanh điển nhỏ bé. Ở trong vũ trụ này chúng ta chỉ có một điểm sáng chút xíu thôi, không đáng kể, nên sửa lấy ta. Ta lầm lỗi, ta thiếu sáng suốt, chớ mọi người chung quanh đều sáng suốt. Mỗi người mà biết suy tư như vậy thì trong cái quần chúng nhân loại này tốt đẹp lắm, tiến bộ ghê lắm, và trau dồi sửa đổi trong cái thật sự chứ không có ngoan cố giành giữ, chèn ép lẫn nhau, không có những sự đó.

Cho nên các bạn tu càng ngày các bạn thấy buồn mà không biết buồn cái gì. Bởi vì hồi trước nó vui với cái gì, nó vui những cái việc gồ ghề, lớn rộng, động loạn bày đủ thứ, phiền phức, nó vui với cái đó. Bây giờ nó trở về không còn những cái gồ ghề rộn ràng đó, thì nó thấy nó buồn, nhưng mà nó quên rằng cái buồn đó sẽ đem lại cái thanh tịnh. Và sau cái thanh tịnh đó nó mới có kết quả, nó biết được cái sự tinh vi của nó, có sẵn và nó sẽ thừa tiếp cái tinh vi ở bên trên. Cho nên nhiều người không hiểu nói tôi cả ngày cứ ngồi nhắm mắt buồn, làm như vậy ông chồng ông cũng buồn. Hay là có người nói làm bà vợ tôi cũng buồn nữa, không biết ông này ông tu rồi ông có điên không. Ông đâu có điên, ông thấy ông khỏe rồi. Ông thấy ông bỏ được, người ta chửi ông mười câu, ông không trả lời được một câu là ông sướng rồi. Chớ còn người ta mới nói một câu, mà mình tiếp ngay ba câu bốn câu, nó làm càng ngày càng nặng, nó lôi cuốn càng ngày càng nặng. Còn cái này người ta nói mười câu, y chưa trả lời một câu, là y biết y bước lần vô trong cái định giới để tự sửa, tự tiến thì đi vô cái thanh tịnh là do vậy, chớ không phải ghét người ta không nói chuyện. Hết muốn nói rồi, nói cái gì bây giờ, nói nhiều chừng nào thì nó nặng ngực chừng nấy. Mẹ dạy con chẳng hạn, dạy một chặp thấy nó nặng ngực, tức quá muốn nó làm điều đó mà nó không nghe một chặp mình cũng nặng ngực. Nó kéo mình trở lộn ngược, kéo trở lộn xuống, nó lôi mình xuống chớ không phải nó đưa mình lên, thấy không. Mà mình tìm hiểu cái nguyên căn của nó, giáng xuống thế gian, rồi nó sẽ đồng tiến con đường của chúng ta, thì chúng ta chỉ tìm, cái ngộ nghĩnh của cái luồng điển giánh sanh của đứa con mình, mà cố gắng tìm hiểu cái đó và lấy cái từ bi hóa giải cho nó. Đem cái sáng suốt cho nó, còn hơn là chúng ta lấy cái gồ ghề của thế gian, cái uy lực, cái lễ nghĩa của thế gian mà đè trên đầu nó trong lúc nó chưa biết tu được, muôn kiếp nó tự thẹn. Cho nên tôi thường thường nói những người mà đi lên trên đó được, thì gần một chậu bông hay gần một cây bông nào đó, mà chúng ta muốn bẻ cây bông, không xin phép, bẻ rồi thì thấy cô tiên ra ứng hầu chỗ cái bông đó, mình thấy vô lễ biết là bao nhiêu, xấu hổ, ăn năn hối cải, đâu đó vạn vật đều có chủ. Ở thế gian cũng vậy, khi mà chúng ta biết được ở trên đó xuống thế gian chúng ta không muốn động đến cái của, của ai. Cho nên những người tu chơn chánh, cái gì mà không phải của họ, họ không dám động, còn những người mà thừa cơ hội, mượn cơ hội để lấy cái của mình đổi cái của người ta, cũng có nữa, cái đó là phàm tâm, cũng tội nghiệp cho họ. Còn cái người tu chơn chánh, cái nào của họ là họ nhận, không phải là thôi. Bởi nhận thêm một việc là một việc khổ, chớ đâu có việc sướng, thấy không. Nói gia đình mình có mấy đứa con, giờ nuôi thêm con chó là khổ, thêm thì sướng chỗ nào đâu. Hễ nhận thêm một cái là một cái khổ, và giờ chúng ta tu ở đây, chúng ta trở về với cái chơn chánh ở bên trong, chúng ta thấy biết bao nhiêu người, biết bao nhiêu nhân viên, biết bao nhiêu chúng sanh, đang chờ đợi sự giúp đỡ, khai thông của chúng ta. Càng hổ thẹn thêm cho những người tu Vô Vi này không dám làm thầy, không dám tự xưng hô làm thầy người thế gian là cái lý do đó. Chính mình làm thầy mình chưa xong. Trong này biết bao nhiêu đồ đệ ở trong nầy, nó chờ cái sự thức giác của chủ nhân ông, để ảnh hưởng nó, và để nó tương ứng hòa đồng với đường lối sáng suốt của Trời Phật đã vạch sẵn cho chúng nó. Mọi người, chủ nhơn ông như nó đã đồng hưởng, nhưng mà không làm thì nó thấy mình hổ thẹn ghê lắm. Cho nên các bạn tu càng tu càng thấy, họ chọc cái giận là các bạn thấy mình còn lộn xộn ghê lắm. Tôi tu còn sân, còn huống hồ gì lục căn lục trần tôi nó không sân. Cho nên nhiều người mà giận rồi thì nó đề nghị chuyện giận thêm, giữa chị em cũng vậy, giữa anh em cũng vậy, hễ giận một chặp cái muốn giận thêm. Rồi đi mét (1) ba, méc má, méc bà con, méc hết, cái thằng đó nó chửi tôi như vậy làm sao tôi chịu được. Cái đó là cái lục căn, lục trần nó bày càng ngày cái mặt trận càng rộng là cái lý do đó, mà chúng ta trở về chơn chánh thôi. Chính chúng ta có lỗi, không phải một người khác có lỗi, tôi nói cái nầy ra nhiều người nói tôi khùng, nhưng mà trước kia tôi cũng chê những người tu hay nói như vậy là khùng. Sự thật không phải khùng, chúng ta phải trở về với ta chúng ta mới thấy cái sự sai lầm, đừng bắt buộc cái sự sai lầm của họ, bởi vì mức tiến họ phải tiến qua đó rồi họ mới chuyển về hướng khác. Đừng có chửi mắng cái sự sai lầm của họ, nhưng mà chúng ta nên sửa mình để ảnh hưởng người khác, thì hai cái nó mới tiến đồng. Hỏi chớ tại sao tôi xuất hồn được tôi không đi trị bệnh điên, tôi không qua bên kia tôi học thêm cái bùa chú tuyệt diệu để tôi trị bịnh điên, tôi giết con ma, tôi đánh con tà, tôi dẹp con quỷ, không được. Bởi vì con ma, tà, quỷ, côn trùng vạn vật đều có sự sáng suốt. Cái sự từ bi bác ái của Trời Phật đã cho nó một cơ hội cuối cùng để cho nó tự nó tiến. Mình thấy trên mảnh đất phù sanh nó cũng có đủ loại cây, đủ loại trái, chua cay chát đắng mặn nồng đủ hết, đủ chiều tiến hướng đi lên trên, mà trời đất vẫn từ bi, mà người thế gian nói chu choa chua quá, bỏ nó đi, đắng quá, đổ nó đi, dẹp nó đi, tới hồi cần nó rồi kiếm không có nó. Người thế gian hay có cái tánh đó, đắng quá thôi tôi bỏ, không được. Cho nên trời đất đã ban bố tình thương dìu dắt tất cả để cho mở tiến. Rồi bây giờ chúng ta phải dìu dắt để mở tiến. Nếu chúng ta tu về Vô Vi, chúng ta đi cái không không của trời đất, tại sao chúng ta không thực thi cái đường lối đó. Chúng ta còn trở lại, chê cái này khen cái kia, tôn cái nọ, thành ra hư. Bây giờ muốn tu về Vô Vi phải hiểu cái Vô Vi là không không, trong cái không đó mà chúng ta tiến còn không nữa, chúng ta mới thấy cái luật định hóa hóa sanh sanh, cái đương nhiên mà có ở bên trên, nó không động. Mà cái mình chế tạo ở thế gian bày biểu là động ở trong, cho nên chúng ta thực thi ở đây phải bước vô điển mới biết Vô Vi, không bước vô điển tu thì không biết Vô Vi. Hỏi chứ người phàm họ nói điển gì, điển nhà đèn, không phải, tất cả các bạn điều có điển. Người không tu về Vô Vi cũng có điển, biết nói năng là có điển, có nóng có lạnh là có điển. Mà đang sống nhờ điển rõ ràng. Cơm gạo là điển chứ, cái nóng, cái lạnh của mặt trời, mặt trăng, chiếu diệu, hóa sanh, tăng trưởng, kết tinh thành cái chất nhớt đưa vào bản thể bạn. Đói bụng thì mặt xanh mà ăn vô miếng cơm, nó hóa sanh khí, khí biến sanh sắc, rồi nó tiến hóa nó đi lên. Chúng ta mặt xanh, ăn vô nó mặt đỏ mặt hồng chút nữa nó tiêu tan nó đi lên rồi nó chuyển luân nó hóa sanh trở lộn lại. Thì chúng ta nhờ cái gì đây, nhờ cái điển để mà sống, cho nên tất cả các bạn đều có điển chứ đừng có nói tôi chừng nào mới có điển, nhưng mà cái điển các bạn phân phối đi đâu. Phân tán nó, hay là tập trung nó, hướng về phần thanh, hay là hướng về phần trược ở đâu, ở dưới là khác, ở trên là khác. Cho nên chúng ta có thượng, trung, hạ rõ ràng, mà dòm ra thế gian nó cũng có thượng, trung, hạ rõ ràng. Mà phần nào nó cũng có cái phần tiến của nó hết, không có bao giờ không có. Cho nên người tu không có nên chê chuyện của người ta nhưng mà chê chuyện của mình. Chính mình ngu muội, chính mình dại dột, chính mình thiếu sáng suốt, thành ra chúng ta đứng nhau đồng hạng, đồng tiến, đồng dìu nhau mà tiến, nó mới mau hơn và cái đạo pháp rõ ràng ở trước mắt không có bao giờ bị mất.

Nhiều người đã đi tu, ly gia cắt ái, bỏ nhà bỏ cửa đi tu, còn than trách, mạt pháp, nhưng mà mang cái pháp trong mình không thấy mà bây giờ mạt ở chỗ nào đâu! Tôi phân tách ra điển thì các bạn có điển rồi, có phần thanh phần trược, và phần thanh thừa tiếp với thanh là gì, hòa bình chơn đạo chứ gì nữa. Các bạn trở lại cái động loạn, các bạn thấy tối tăm, càng ngày chun (2) trở lộn xuống, thấy tối tăm rồi đâm ra nói mạt pháp, nhưng mà chính mình nuôi dưỡng cái sáng suốt trong cái đường lối tham dục mà không hay. Cho nên nhiều người lớn tuổi rồi, ăn năn, đến giờ phút cuối cùng, muốn tìm một cái gì để cho mình hiểu và mình dẫn tiến lấy mình, tìm không được, rồi đâm ra nó biến tánh, cho nên nhiều ông lão, bà lão hay biến tánh ở chỗ đó. Ông thấy ông già, bà thấy bà già, phải bịnh, phải chết rồi làm sao đây. Tù túng quá, tức quá, rồi suy tư không ra cái gì, cái gì hết. Người ta nói có ông bà thì bà cũng đi chùa, đi cúng ông bà, thần thánh bà cũng thỉnh về thờ đầy nhà hết mà chẳng có thấy ai phù hộ bà hết. Bà nói con không nghe, xã hội họ làm sai mà bà nói cũng không được nữa, mà chính bà buồn bực đây rồi bà cũng giải quyết không xong, thành ra nó phải biến tánh.

Cho nên nhiều ông cụ, bà cụ, bô lão, nó biến tánh vì cái lý do đó. Còn tu ở đằng này hỏi nó có biến, không, bởi vì nó đánh đổ cái đó liền cái trược điển nó đi rồi, cái tăm tối nó không còn nữa, nó còn phần sáng suốt. Nó biết nhượng cái quyền hành cho người khác, nó không có tham gia vô động loạn nữa, thì nó thấy nó ở trong cái hòa bình, thanh thản, tươi tắn, nó lại không có cái biến tánh như những người không tu cái pháp này. Chính tôi thấy rõ ràng ông Tư tám mươi mấy tuổi, tôi theo dõi nhiều năm, coi ông có biến tánh không, ông có thiếu sáng suốt không. Cách một tuần lễ nữa ông chết là tôi đi tới tôi nói chuyện, ông còn phần sáng suốt, vẫn còn sáng suốt. Mình nói gạt ông một cái coi thử coi ông có biết không. Biết liền. Cho nên các bạn tu ở đây rồi cái phần thanh điển nó hội đồng lên trên bộ đầu rồi các bạn đâu có lẫn. Người thế gian họ không có, họ phân tán tầm bậy tầm bạ rồi nó lẫn, còn đằng này không có, đằng nầy nó thống nhất có một con đường một thôi. Chỉ có cái sáng suốt là giải quyết tất cả, minh tâm kiến tánh là giải quyết tất cả, thì tự nhiên nó không có lẫn. Chín chục tuổi cũng không có lẫn, tôi theo sát một bên ông Tư, tôi tìm hiểu coi ông già này có lẫn, nhiều khi tôi nói ngang ông gây trở lại, ông nói bạn chơi tôi đó, coi thử tôi có lẫn không, mà chính rể ông nói ông già này lẫn lắm, ông đừng có nghe lời ông. Ông phải biết là một người trên tám mươi tuổi là sẽ mang cái bệnh lẫn, ông mà nghe lời ông uống thuốc có ngày ông chết. Tôi dẫn mấy người bà con tôi tới uống thuốc nhưng mà ông rể cũng nói không có được, ông lúc này lẫn rồi, không phải. Chính những người đó đã lẫn mà nói chê ông già nầy lẫn.

Rồi tôi cũng dẫn cái người bệnh đó tới uống thuốc, người bệnh đó hết bệnh rồi tới cám ơn ông Tư, để cho người đó sáng mắt, nhưng mà họ cũng không hiểu nữa, chê ông già đó là lẫn.

Cho nên tôi thấy cái kết quả muốn tu, muốn đem ra cho đại chúng, mình phải nghiên cứu.

Chính bản thân tôi, tôi cũng vẫn nghiên cứu, tôi đi rọi kiếng bộ đầu, tôi coi về thần kinh, tôi thử máu, tôi làm đủ thứ. Trong giờ tôi làm việc rất nhiều nhưng mà tôi không có bị tai hại về thần kinh. Tôi thấy có kết quả tốt tôi mới đem phổ biến cho tất các bạn hiện đại, còn nếu mà nó kết quả xấu, sự thật tôi không dám đem ra. Bởi vì chúng ta ăn cái gì đây mà đem ra, đem ra có lợi không? Không! Vô lợi cho bản thân tôi, mà làm hại cho các bạn tôi đâu có làm. Mọi người chúng ta ở đây có làm cái gì vụ lợi, có ăn cắp cái pháp này vụ lợi? Không! Chúng ta nói láo làm gì, chúng ta phải đem sự thật cho tất cả mọi người. Cho nên chúng tôi cũng còn ngừa thêm một cái nữa nghĩa là bạn đạo với bạn đạo là nghiên cứu thôi, không có tin suông lời nói của họ, để chi? Do cái sự kích động và phản động các bạn mới tiến được. Ông nói ông hay là cái căn cơ ông nhẹ từ tiền kiếp, bởi vì mỗi người nó đã chuyển nhiều kiếp xuống thế gian chứ đâu phải một, mà kẻ có tu người không tu. Cho nên khi mà chúng ta thấy người đó hay, mà chúng ta tu sáu tháng, người đó tu sáu tháng thì nó thấy đủ công chuyện mà chúng ta không thấy, thành ra người ta đã tu nhiều kiếp rồi bây giờ nó mở chút xíu rồi nó thấy. Đây rồi chúng ta xét lại tôi cũng tu sáu tháng mà tôi không thấy là tôi nhiều kiếp kia tôi chưa có tu, bây giờ kiếp này tôi mới biết tu, thành ra tôi phải cố gắng tu. À, có cái so sánh, chúng ta mới có tiến, còn nếu không có cái so sánh như vậy nó đâu có tiến được. Cho nên bây giờ các bạn biết chữ mặt tiền không à, cái quá trình các bạn không biết. Cho nên tôi để trong cái tự do để cho các bạn tìm hiểu, rồi các bạn sẽ tiến tới đó. Rồi lúc đó các bạn mới đi trong cái trau dồi sửa đổi,,thấy cái đó là cái cao quý, nhờ đó tôi mới tiến. Nhờ cái ông kia ông đã tu nhiều kiếp rồi ông ảnh hưởng tôi mới tiến. Cho nên chúng ta ở trong cái trau dồi sửa đổi đó, chớ không phải là một cái ông truyền pháp đó là duy nhất, không phải đâu. Phần hồn chủ nhơn ông của các bạn là duy nhất, tỉnh hay là không, bằng lòng hay là không, chấp nhận để tu hay là không, chịu sửa chịu đem cái sự sáng suốt ở bên trên xuống bố hóa cho lục căn lục trần, khai thông cái tiểu thiên địa này hay là không. Cái căn bản chúng ta là vậy, đem cái động loạn này biến thành không không, mà đem cái cơ thể này biến thành cái cơ thể điển hình, cũng là không không, mới thích hợp vô cái Vô Vi, thì lúc đó cái tâm trạng của bạn hết chấp nê. Càng tu, càng thâu gọn lại, đơn giản hóa, nhẹ nhàng, không có gồ ghề như hồi trước nữa nhưng mà cái sự minh tâm kiến tánh đã bảo đảm 100% (một trăm phần trăm), không có bị nhầm lẫn.

Bất cứ cái phong ba bão táp nào đưa đến các bạn cũng rút về cái điển thanh tịnh là cái gì cũng giải quyết hết. Ở thế gian cho chúng ta thấy mặt tiền phong ba bão táp rùm beng hết rồi tới hồi thanh tịnh tốt đẹp quá. Trong tâm chúng ta cũng vậy, ở đây chúng ta dọn trước khi phong ba bão táp xảy đến. Đưa về cõi thanh tịnh là trung ương bộ đầu, trước khi phong ba bão táp xuất hiện trong nội tâm của các bạn, phải giải quyết trước khi đến. Thì chúng ta đi trước tất cả các tại nạn. Hỏi chứ nói ở đời này chứ ma le không cái pháp này, ma le lắm, bởi vì nó bị lầm nhiều quá thành ra nó không có dại mà để người ta khống chế nó, không có dại mà để người ta xâm chiếm trong tư tưởng nó. Mà chính nó từ ở bên trong xuất phát ra để tìm hiểu sự sáng suốt ở bên trên, rồi mới được hòa đồng với tất cả, thì đâu có bị lầm lạc, bị ai gạt nữa. Chỉ nó thấy rõ là chỉ nó gạt lấy nó thôi, chớ chẳng có ai gạt nó. Biểu nó đi xuống nó trở về cái bản tánh đời xưa, tham sân, thất tình lục dục, thì nó bị kẹt trong cái giai đọan đó. Rồi hồi nó thức giác nó sửa, thì nó tự nó so đo lấy, nếu mà bây giờ tôi không sửa, tôi trở lại con đường cũ đó tôi trở lại sau này tôi phải đi trở lại đi bao nhiêu năm nữa. Hỏi chớ tôi có mạng sống bao nhiêu năm nữa tôi mới đạt được tới cái sáng kia không. Nếu mà tôi không có bao nhiêu năm nữa, tôi phải mau mau từ đây tôi sẽ tiếp tục làm nữa, nó quyết định để nó đi tới.

Chứ tôi cũng còn trẻ tuổi mà tại sao tôi cứ quyết định tu cái con đường này, bởi vì tôi thấy cái sáng suốt quý giá quá nó đem lại cho tôi càng ngày càng thanh tịnh, càng ngày càng yên vui, không có mặc cảm và thấy cái nơi mình có cái quê xưa chốn cũ rõ ràng. Rồi mình chứng minh không có mất cái gì hết, còn họ sợ mất họ mới tham lam, họ mới động loạn. À, thành ra cái pháp này nó đã đưa tôi đến tới cái chỗ thanh tịnh đó, rồi bây giờ tôi mới truyền cho các bạn rồi các bạn nắm cái thanh tịnh đó để tiến. Tôi hỏi các bạn đâu có thất bại, tôi cũng là con người, cũng ăn ngủ ỉa như các bạn mà tôi hành được, hỏi chớ các bạn cũng bây nhiêu đó tại sao các bạn hành không được? Xét lại rõ ràng mình làm biếng, hứa, hứa để sửa mình mà không chịu sửa, có bấy nhiêu đó nó chậm trễ thôi. Còn cương quyết bắt buộc nó mỗi đêm cũng như hành quân cũng như nhà binh vậy, sửa chữa thì nó đi lên. Thì chúng ta thấy chúng ta làm cái việc đại sự, tự sửa lấy mình. Cái hiếu thảo đối với cha mẹ không phải là tiền bạc, mà hiếu thảo đối với cha mẹ là chúng ta phải trở về nguyên căn hồn vía để ảnh hưởng, dìu dắt tất cả mọi người, đó mới là hiếu thảo với cha mẹ. Cha mẹ hướng chúng ta làm cái chuyện từ bi bác ái của Trời Phật, chứ không phải chúng ta cha mẹ, tham cái số tiền số bạc mà của con cho đâu. Cho bao nhiêu rồi cũng xài hết nhưng mà còn nhiều khi không hiểu cái lý do đồng tiền do đâu mà đến nữa, nó làm phật lòng cha mẹ nữa. mà nếu chúng ta tu ở đây rồi nó mở nó tiến lên, rồi một câu nói của ta có thể giúp bao nhiêu người, bao nhiêu người thức tỉnh. Cái đó là cái quý giá những người trẻ tuổi mà biết tu cái phương pháp này, nó sẽ rút ngắn thời gian và nó sẽ tiến bộ rất mau. Sẽ đóng góp một phần tốt ở xung quanh nó, và giúp cho cái xã hội tiến bộ, làm cho cái gia cang được ổn định, chớ không phải tôi hy sinh, tôi tự tử, rồi tôi làm cái gì cho cha mẹ tôi được giàu. Giàu gì? Đau khổ thêm thì có, buồn bực thêm thì có, tiền bạc đâu có sửa chữa được cái tâm trạng con người, nhưng mà cái luồng điển thanh cao mới là sửa chữa cái tâm trạng của con người. Cho nên mình cũng do cha mẹ cấu tạo mới có ta, mà bây giờ ta chịu sửa là thực thi cái từ bi của ngài. Con mà biết tu biết sửa biết điều phải quấy và biết tự sửa chữa nó để tự ảnh hưởng người khác thì cha mẹ vui biết là bao nhiêu, sung sướng biết là bao nhiêu. Bởi vì người tiền bối đã để lại cho chúng ta thấy, cũng như đức Thích Ca cũng vậy, Ngài đã thành công ở trong nghịch cảnh. Rồi bây giờ lưu lại, tất cả mọi người đều thích nghe những câu chuyện của Ngài, hành động của Ngài, Quan Âm cũng vậy. Thì bây giờ, chúng ta nên làm những điều trọn hiếu, trọn nghĩa, trọn nhân, đối với gia đình và đối với xã hội, đối với đất nước. Các bạn tự giải thoát được hồn vía, các bạn biết được ngoài cảnh này có một cảnh thiêng liêng sáng suốt, vĩnh cửu thì các bạn đem cái tin lành cho ai? Cho cha mẹ trước, cho gia đình, anh em rồi mới phổ biến ra xã hội, nó lan rộng ra tất cả nhân loại, quần chúng ai cũng được hưởng cái đường lối do tâm phát, do sự cương quyết, tự khắc phục lấy mình để tiến, thì cái đó nó mới đi thực thi cái trọn hiếu, trọn nghĩa, trọn nhân. Thì chúng ta mọi người ở đây đang làm cái gì đang đi cái đường lối đó, chớ không phải các bạn tu cái này là các bạn bất hiếu, bất nghĩa, bất nhân đâu. Các bạn thờ một ông thánh ông thần mà các bạn không thấy mặt ông thánh ông thần, hỏi chớ các bạn muốn đảnh lễ ông thầy, các bạn làm sao đảnh lễ. Tự cái gì nó khuyến khích cho các bạn thích thờ người đó, là cái phần hồn về thiêng liêng, nó mến cảm, thì bây giờ chúng ta tăng trưởng cái thiêng liêng đó, chúng ta tiến tới, ta đảnh lễ Ngài. Hiếu nghĩa rõ rệt không, cha mẹ chúng ta chết, ta mến tríu (3).

Hỏi chứ làm sao gặp, thì chúng ta xuất hồn chúng ta gặp chớ có cái gì đâu. Nó đi đến cái thực thi cái trọn hiếu, trọn nghĩa, trọn nhân mà không làm, rồi cho đó là tà đạo, rồi kiếm cái đạo nào nữa. Đạo là con đường thập thiện, thập ác dĩ hòa bình sáng suốt mới tiến tới được, mà chúng ta không chịu thực thi làm sao tiến tới. Cho nên các bạn sau khi soi hồn, tay mặt, tay trái đút vô trong đó để làm gì, để cho hai luồng điển nó chuyển hóa đồng cái nhịp của nó, thì thiện ác nó mới hòa bình, âm dương nó mới tương hòa, nó mới nhẹ nhàng được. Tại sao bắt hít vô, rồi không bắt giữ đó, bắt hít vô rồi bắt thở ra, có cái âm, cái dương điều hòa trở lộn lại, thập thiện thập ác dĩ hòa bình nó mới sáng suốt minh tâm kiến tánh, nó mới thấy đạo là gì. Chứ đường lối thực thi ở đây nó có nhịp nhàng đường lối rõ ràng khai mở lần lần, dọn đi rõ ràng chứ không có phải là lùi lại. Hàng ngày, hàng đêm các bạn tu để rồi nó chỉ dọn, nó đưa tiến bạn đi lên hội đồng trung ương bộ đầu, lúc đó các bạn mới biết kinh kệ hồi xưa người ta nói để ngũ uẩn giai không, tôi ngồi đây mà tôi thấy mây, thấy sáng suốt chứ tôi không thấy cái bộ đầu tôi nữa kêu bằng ngũ uẩn giai không. Lúc đó mới nhẹ nhàng, nó minh cảm đạo pháp, mới thấy tình thương là gì, từ bi bác ái là gì. Ai muốn hỏi gì nữa tiếp tục.

---------

Ghi Chú:

(1) Mét: mách bảo.

(2) Chun: Chui.

(3) Tríu: Bám chặt lấy không chịu rời.


----
vovilibrary.net >>refresh...