Tân Niên Quý Sửu
Sài gòn, ngày 17 tháng 2, 1973.
…Tung ở chỗ nào nó có nơi. Mà nhiều người đạt tới cái nhẹ rồi, họ hít vô, phần nhẹ, thì nó ra nơi lỗ tai này kia kia nọ, phần nhẹ, rồi họ tưởng họ hít hoài đó thôi, mà trong lúc đó là họ mê. Cái vấn đề đó là nó ở mỗi người, do sự công phu của mỗi người. Tùy cái khả năng công phu của mỗi người được nhẹ tới đâu thì nó được làm tới đó thôi, chớ mình không có thể tương đồng như mọi người, mọi người đều khác nhau. Nội cái hít vô thở ra là đều khác nhau lắm, nhưng mà mình phải chủ trương là: “đầy rún, đầy ngực, tung lên bộ đầu”, không có đem xuống. Nếu đem xuống thì sau này nó vọng động, và nó làm cho tánh con người nóng nảy và nó bứt rứt ở trong con người. Vì đó, người ta mới kêu mình phải chú ý: “đầy rún, đầy ngực, tung lên bộ đầu”. Mà tùy nơi khả năng hít của mình! Nhiều người mới tu, kêu hít lên bộ đầu sao được? Phải hít nhiều tháng, nhiều năm, nó mới tung lên bộ đầu, bộ đầu mới rung rinh, mới cựa quậy được. Đó, là thời gian phải lâu. Cái cuộc hành trình thấy một vòng, mình chuyển bằng tay nó có thể tới, nhưng mà lấy hơi mình đo nó cũng vẫn thiệt dài. Nó phải đòi hỏi năm tháng để chuyển hóa thông bộ thận, thông xương sống, thông lên trung ương bộ đầu; cái đó phải do sự dày công của mọi người. Tôi nói các bạn đang hít đây, bây giờ thì các bạn thấy hơi vô; một ngày kia các bạn hít vô, thấy cũng như không có hơi, nhẹ; rồi một ngày nọ các bạn thấy tôi vừa nói hít, là nó thấy tràn ngập ánh sáng vô trong cơ tạng của tôi rồi chuyển lên bộ đầu đều sáng. Cho nên trong lúc đó tôi nói hít mấy tiếng đồng hồ cũng được, bởi vì tôi thấy nó chạy vô mãi mãi mãi mãi với tôi: đó là người ta được thanh nhẹ rồi. Mình không mới tu đây mình chưa làm được, chưa mở được bộ đầu, chưa khai thông được xương sống, thì mình không có thể so sánh với người đã làm lâu! Đó, cho nên mình tu, được đến đâu nói đến đó là quý, bởi vì cái cơ tạng của mình và hoàn cảnh và cái nghiệp quả của mỗi người đều khác nhau. Nhiều người tới đây nghe sự thanh nhẹ, ôn tồn hóa giải, con người được trung tim bộ đầu mở thấy sáng suốt nhẹ nhàng, nhưng mà trở về với đời, con cháu người này nói một câu, người nọ nói một câu, thét rồi mình cũng nặng trược. Nhưng mà trong lúc đó tại sao mình cảm giác mình nặng trược? Là mình chưa trụ một trăm phần trăm về điển thanh, thì mình bị lôi cuốn bởi cái trược. Nếu chúng ta trụ về một trăm phần trăm điển thanh, thì chúng ta có thể hóa giải ngay cái sự trược của gia đình chúng ta để cho nó được thanh thay vì trược.
Đó, những chuyện than ván của gia đình, chuyện này chuyện kia chuyện nọ, chẳng qua là cái nghiệp quả mà thôi! Rồi cái nghiệp là gì? Tự nó tạo ra sự khổ cho nó. Khi người đó nói, mình phải ở ngay hoàn cảnh người đó và xét người đó, thì mình thấy chính nó đã áp dụng những tư tưởng sái và nó làm cho nó khổ mà thôi. Cho nên mình hóa giải cho nó được thanh nhẹ, thì lúc đó mình cũng được thanh nhẹ. Còn nếu mà chúng ta chưa có phần thanh điển mà chúng ta muốn hóa giải, thì không được. Chúng ta lấy lý luận đời chúng ta cãi không lại, rồi thét rồi hai bên nói: "Tao làm cha mày, tao nói mày không nghe, thôi tao cũng chịu”. Đó là gây lộn, thấy chưa? Một ông cha của gia đình phải thanh tịnh và sáng suốt, phải hiểu rõ tình trạng nguyên căn của đứa con, rồi mình phải tìm đủ phương thức để cho nó được tiến hóa dễ thở hơn. Chớ nhiều khi nhiều người nói: "Thôi, bây giờ mày tu mới sáu, bảy tháng mà mày giỏi hơn tao, thì tao cũng không dám nói với mày nữa, thôi tao cũng xin lui”. Cái đó là giận con, phải hông? Trường hợp nó có thể tu 6 tháng nó giỏi hơn mình, mình phải nên nghe, và mình sửa mình, và mình không nên trách nó. Mình nên trách mình để học hỏi sự thanh nhẹ của nó, bởi mỗi người chúng ta không phải ở trong một kiếp này. Nhiều người vừa nói ra, cũng đồng là lời nói của tôi mà người đó nó nghe được và nó sẽ biến hóa ra nhiều câu nói thanh cao hơn nữa, nhẹ nhàng hơn nữa. Tại sao? Tại vì nó được thanh nhẹ từ nhiều kiếp, thấy chưa? Cho nên nhiều người không hiểu, rồi nghe những lời nói của tôi nói, rồi đâm ra biến hóa, chế biến thành ra thời cuộc, nó hư thêm. Rồi chế biến, sỉ mặt người này người kia người nọ, nó càng hư thêm. Bởi vì người ta chủ trương cho mình mở trong tình thương, xây dựng và cởi mở để mọi người được gần với nhau và học với nhau để tiến hóa tới thanh nhẹ thay vì động loạn. Đó, cho nên cái phương pháp công phu cho chúng ta đây, là giải ra, khứ trược lưu thanh rõ ràng. Tôi hàng tuần đều nhắc cho các bạn như vậy: chúng ta giải, chúng ta đã dày công giải nó ra, thì lý luận, mắt xem, tai nghe, lưỡi nói, không có rước cái trược vô, nhưng mà chỉ giải cái trược tới thanh thôi. Nhưng mà cái đó, mấy ai làm được? Vì sự công phu chưa dày dặn và chưa mở được mình, thì thấy nó động loạn và nó hút thêm sự động loạn. Nhưng mà đó cũng là cái bài học! "Hồi hôm tôi thanh thản, tôi tu, tôi được nhẹ nhàng, mà bữa nay con tôi nó chọc tôi, tôi bực, tôi tức quá! Hé hông? Con tôi, tôi đẻ nó ra mà bữa nay nó muốn làm mẹ tôi, nó về nó dạy tôi!" Đó, mình thấy mình tự ái rõ ràng! Cái tự ái của mình dồn một cục, nhưng mà mình không thấy cái thanh nhẹ của con. Thì con nó về nó được, nó đem cái lời thanh nhẹ về cho người mẹ, thì mình phải kêu đứa con tới để mình tìm hiểu nơi nó: "Tại sao lúc này con lại có những sự thanh nhẹ, và con nói cho má được thức giác sự sai lầm của má? Cái chuyện quý báu đó, con nên giữ và con tiến hóa nhiều hơn nữa. Ngày nay con nói được câu nói đó, ngày sau con sẽ nói được câu nói của Đấng Từ Bi. Má rất hoan hỉ và con nên tiếp tục đó. Đó cũng là cái duyên lành cho gia đình mình, mẹ con mình sẽ đi trên con đường tình thương và đạo đức". Thấy thì tự nhiên hai mẹ con nó vui tươi cũng như cái hoa nở đón mừng xuân vậy, thấy hông? Khi mà chúng ta hiểu được thì cái gia đình luôn luôn nó đầm ấm trong tình thương cởi mở, đời lẫn đạo. Không đời lấy gì có đạo? Nhưng mà đời nó bị dồn cục, mà chúng ta biết về cái đạo rồi, chúng ta đem thanh điển, chúng ta rọi, chúng ta chiếu rọi cho cái đời để cho đời nó khỏi đau khổ. Tại sao nó đau khổ ? Tại vì nó tăm tối, tại vì nó tham dục, tại vì nó muốn những cái muốn không đạt được. Nó muốn, không đi tới tận cùng sự muốn của nó, thành ra nó ở lưng chừng của sự muốn, thì nó thấy đau khổ. Còn nó đi tận cùng sự muốn của nó, nó giải quyết rồi, không có cái gì kêu bằng khổ. (7:06)
Cho nên chúng ta tu ở đây, mở đi tới tận cùng, đổi tất cả những luồng điển từ mạch nhâm, mạch đốc để trụ về trung ương thì tự nhiên nó tiến tới tận cùng. Đó, các bạn đã và đang làm đây, khi mà mình thấy mình đau khổ, mình thấy mình không có lối thoát, thì mình nên mình trách mình: tại vì mình không có thực tâm hóa giải cho mình, và mình không chịu dọn những cái bẩn dơ trong đầu óc, tư tưởng của mình đi. Đó, thì bây giờ mình làm cái pháp nào, phương pháp nào để thực hiện cái đó? Thì chỉ có cái pháp này, cái pháp này là khứ trược lưu thanh, phải siêng năng, phải sửa, tin nơi khả năng của mình, mình chỉ có khả năng quét dọn rác rến của mình, thay vì mình nhờ người khác quét. Nhờ người ta quét, người ta mỏi, người ta quét nửa chừng rồi người ta bỏ, thì nhà mình vẫn còn rơi rác; mà mình tự quét, thì những một cọng rác nhỏ nó cũng phải đi ra khỏi lãnh vực tư tưởng của mình.
Đó, cho nên các bạn tu đây, vừa có cái phương tiện để ổn định thần kinh rồi các bạn mới thấy có cái kiến thức nhẹ nhàng để thấy hành động sai lầm của mình, và thấy nhiệm vụ sáng suốt thiêng liêng của mình phải làm cái gì để đối phó với cơ tạng của mình và những người ở xung quanh của mình. Đó, cho nên cái phương pháp này nó sẽ đưa các bạn tới ổn định sáng suốt và trị bịnh, trị cái căn bịnh của các bạn, cái căn bịnh mà các bạn thấy tham dục mà không hiểu tham dục là gì? Nó lưng chừng đó, rồi các bạn tu một thời gian nó chuyển hóa lên rồi các bạn thấy rõ: sự tham dục đó là vì cái tánh chất mê muội, thiếu từ bi, thiếu nhẫn, thiếu tha thứ, thiếu bi, trí, dũng. Bây giờ chúng ta phải thực hiện bi, trí, dũng, rồi chúng ta mới thấy rõ sự sai lầm chính chúng ta đã tạo cho chúng ta, không ai hết! Không nên đổ thừa anh, đổ thừa em, không đổ thừa ai, nhưng đổ thừa chúng ta: là chúng ta sai, chúng ta đã thu thập những cái trược vô thì nó mới vọng động, và nó làm cho chúng ta ngu muội. Rồi chúng ta giải được cái trược thì chúng ta trở về sáng suốt, mà sáng suốt là tình thương. Đó, cho nên trong cái thực hành để thấy, thì kết quả nó hay hơn. Những kinh sách đó viết rất hay, nhưng mà các bạn xem rồi, bỏ ra rồi cũng lộn xộn, là tại vì không chịu sửa nội tâm nội tạng. Rồi thực hành rồi, các bạn thấy đụng chạm nhưng mà nó nhẹ hơn. Hồi trước, bà già bả chửi tôi một câu như vậy là tôi không chịu rồi; bây giờ bả chửi, tôi thấy là bài học mới: Ừ, má tôi đưa tới bài học mới cho tôi, má tôi thương yêu tôi và má tôi muốn tôi tiến bộ hơn, má tôi muốn tôi sáng suốt hơn. Đó, mình thấy có bài học mới, cho nên mình chấp nhận mình học. Đó, rồi nhiều người mẹ thấy đứa con ngày nay nó ngỗ nghịch, cũng là bài học mới của người mẹ nữa. Người mẹ phải biết thương yêu cái bài vở đó mới trả bài cho nó rõ rệt và thông suốt được, còn đưa cái bài vở mới mà người mẹ chê thì sẽ có bài khác. Rồi nhiều bài nó dồn dập, đó là nó sanh ra cái tánh sân, thấy chưa? Bài nào tới, mình phải thương yêu và quý mến cái bài đó để mình giải cho nó thông suốt, để mở cho nó đi tới tột độ sáng suốt. Đó, không có cái gì kêu bằng giải quyết không được! Khi mà quá trình mình lỡ đánh người con mình đau, rồi mình nằm đó mình đau; nhiều bà đánh con rồi vô buồng nằm khóc, tại sao? Thấy hông, nó có cái cuộc hóa giải, nó mới ăn năn. Đó, cho nên nhiều khi con mình nó thích chơi với một người bạn khác mà nó không thích chơi với mình, là tại vì mình không có chịu đem tình thương cho nó và không có tha thiết thương yêu nó cũng như thương yêu mình. Cho nên các bạn tu ở đây là các bạn hiểu các bạn, thương yêu các bạn, thương yêu thân lẫn tâm, phần hồn các bạn. Bạn phải trở về với các bạn mới thức giác được mà chính các bạn đã sai lầm. Tôi ở đây cũng vậy: tôi đã và đang sai lầm tôi mới tu, tôi mới sửa, tôi mới lo tôi chùi cái minh cảnh đài là miếng gương tôi nó càng ngày càng sáng suốt để tôi thấy sự sai lầm mà sửa chữa. (11:35)
À, thì tất cả các bạn cũng đều vậy, mà trời đất cũng đều vậy! Khi mà các bạn làm việc tối đa, thì các bạn đâu còn động nữa? Các bạn làm việc lưng chừng, các bạn còn khoe khoang tài năng của các bạn, thì các bạn ở trong động; mà các bạn làm luôn, làm mãi, làm không tính, không tiếc thì giờ trong các bạn làm việc thì các bạn đi thanh tịnh. Hỏi chứ bây giờ ánh sáng ở bên trên đưa xuống đó, ánh sáng nó chuyển linh động mau hơn cặp mắt bạn, hay là cặp mắt bạn chuyển mau hơn cái ánh sáng đó? Tự nhiên các bạn không thấy chuyển nhưng mà nó chuyển gấp triệu triệu lần trong sự ánh sáng của cặp mắt bạn cho nên các bạn không thấy. Cho nên một phần hồn và một luồng thanh điển tới với bạn, các bạn cũng không thấy là vì cái sự linh động các bạn còn bê trễ, chậm, không thấy. Còn người ta mau hơn, linh động mau hơn thì người ta trở nên một ánh sáng, và ánh sáng đó làm việc nhiều hơn nó mới không động. Cho nên khi các bạn mà ở trong gia đình các bạn siêng năng làm việc sớm mơi tới chiều, làm trong lẽ phải, làm trong tình thương, làm càng ngày càng mở, càng làm càng làm các bạn thấy càng thanh tịnh rồi, các bạn thấy ở trong không động rồi, là tại sao? Vui vẻ và giải thông mọi sự việc thì các bạn đâu có động nữa. Còn các bạn bực tức, chê, sợ, này kia kia nọ, thì nó dồn cục, rồi các bạn thấy bực tức. Mà làm việc nhiều rồi hết à! Cứ việc là có việc làm là tới làm, cứ việc làm, làm làm làm trong sáng suốt, làm trong tốt, không có nghĩ chuyện xấu. À, phải thực hiện cái gì cũng phải tốt. Đừng có nói: "Tôi làm cho người đó uổng!" Không uổng! Khi tôi làm là tôi học trước người đó và tôi cho người đó. Tôi làm cái bánh cho người đó ăn, đâu có uổng công! Nhưng mà tôi học trước người ăn, người ăn chưa biết làm, thấy chưa? Cho nên chúng ta phải làm nhiều.
Cho nên các bạn đã chịu công phu cái pháp này là các bạn đã chịu khổ trong việc làm. Nửa đêm nửa hôm các bạn cũng phải làm, và làm cho thần kinh nẻo hóc phải làm việc. À, 24 trên 24 cũng phải làm! Pháp Luân Thường Chuyển là bắt nội tạng nội tâm đều phải làm việc hết thảy. Không cho nó ngưng thì nó mới sáng suốt! Còn tu mà các bạn cứ ỷ lại, nói: "Tui bây giờ nhờ xâu chuỗi, hay tui cúng nhang …" này kia kia nọ, rốt cuộc rồi các bạn ở trong tối tăm. Bởi vì thực hiện không được, giải tỏa không được sự uất khí của nội tâm thì các bạn làm gì có sự sáng suốt? Giải tỏa được cái uất khí của nội tâm và thực hiện được mọi việc thì các bạn thấy các bạn sáng suốt và nhẹ nhàng. Đó là đi, đó là tiến hóa, đừng có mong tôi xuất hồn rồi tôi bỏ tất cả các việc. Không ! Kiến thức tôi càng ngày càng rộng, tôi thấy nhiều là tôi đi đến rồi. Đó, trong cái Không mà nó Có là ở đó. Các bạn cứ việc tu đi, đừng có mong muốn cái chuyện sai lầm nhưng mà thực hiện để trị cái căn bệnh của mình. Tham, sân, si, hỉ, nộ, ái, ố, dục đây, mình phải rõ: tại sao tôi ở trong cái giới đó mà tôi thoát không được? Tại vì tôi chưa thực hiện tới vô cùng tận; mà tôi thực hiện và mong muốn vô cùng tận thì tôi giải tỏa hết những cái uất khí đó. Tôi tham, tôi tham làm những điều tốt cho càn khôn vũ trụ, cho muôn loài vạn vật, tôi tham tất cả tham là tôi hết tham; rồi tôi thấy tôi nhẹ nhàng và tôi sáng suốt, thấy chưa? Còn các bạn tham, rồi giấu đút, tham của rồi cất trong túi, sợ thằng ăn cướp; cái đó là các bạn càng tối tăm thêm, đâu có sáng suốt được. À, các bạn chịu trồng cái cây cho người khác ăn mà các bạn không có nghĩ tới cái công ơn của các bạn thì các bạn thấy các bạn sáng suốt rồi, các bạn là từ bi rồi, các bạn thực thi trong cái Bi, Trí, Dũng rồi. Chớ đừng có tưởng lao động là không có giá trị! Các bạn lao động, các bạn làm công việc cho tất cả mọi người mà các bạn không có tính toán. Còn sức còn làm, giúp cho mọi người. Các bạn biết rằng: phần hồn xuống đây lâm thời để học và cải tiến để tiến hóa đi trong cái cộng đồng tình thương và đạo đức. Đó, thì chúng ta nên làm, nên chấp nhận, nên giải quyết những chuyện gì mà nó ở trước mặt chúng ta, chúng ta phải làm điều tốt. Đó, rồi các bạn thấy nhẹ, không có nặng. Rồi cái công phu là đã nói cái phương tiện, nó trị cho các bạn ổn định thần kinh, ổn định ngũ tạng, rồi sáng các bạn mới có sự sáng suốt để chấp nhận làm những điều đó. Đó, thì những việc gì hữu ích chúng ta làm, vô ích chúng ta không cần làm. Và cần thiết, chúng ta làm, không cần thiết, chúng ta không làm. Đó, thì thấy nó cả ngày các bạn đều có công việc làm. Các bạn làm 24 trên 24! Chứ nếu mà huyết quản các bạn mà không có lưu chạy, thì làm sao các bạn có sự sống mà ngồi đây để nghe chuyện này chuyện nọ và giải những sự thắc mắc của nội tâm? Đã và đang làm việc hết! Chúng ta không người nào rảnh đâu, nhưng mà không trở về với mình thì không thấy đó thôi! Rồi cứ so sánh chuyện ngoài: "Chà! Ông kia ổng làm giỏi hơn tôi, tôi làm dở". Không! Không có ông nào tài ở thế gian hết! Ông nào rốt cuộc rồi cũng phải quy y trở về ổng ổng mới thấy sung sướng, còn ổng không trở về với ổng ổng không có thấy sung sướng. Chúng ta tu, chúng ta hiểu được sự đau khổ của chúng ta, chúng ta không muốn gánh sự đau khổ cho người khác, là chúng ta mới thấy sung sướng. Chúng ta, sự ngu muội, tăm tối của chúng ta và chúng ta mở cho nó sáng suốt chúng ta mới thấy sung sướng, thấy hông? Sự ngu muội của chúng ta là sự ngu muội của mọi người. Như các bạn đi làm việc, có cái nhiệm vụ người ta giao cho các bạn mà các bạn ngu muội thực thi không đúng chánh sách, thì các bạn hại tất cả mọi người. Mà các bạn sáng suốt, thì lúc nào cái người ta đưa ra hay, các bạn còn làm hay hơn nữa, thì mọi người sẽ tốt chứ gì đâu, thấy hông? Cho nên mọi người chúng ta biết mình, biết thực chất của mình, tu trở về với mọi sự thanh tịnh sáng suốt của mình, lúc đó thì chúng ta sẽ hưởng được hạnh phúc đời đời. Hỏi chứ hạnh phúc đời đời ở đâu? Bởi vì tôi, nay mai gì tôi chết mà, đâu có hạnh phúc đời đời? Cái hạnh phúc đời đời là cái sự ảnh hưởng hành động của các bạn, và cái tâm tư sáng suốt từ bi của các bạn nó hòa đồng với khối Vô Vi thì luôn luôn nó lưu tâm ở trong mọi người. Khi mà người ta thắc mắc, người ta cũng nhớ tới bạn để người ta nhờ đó, cái ảnh hưởng đó mà người ta tiến hóa, nhờ cái ảnh hưởng đó mà người ta cứu rỗi những sự đau khổ của nội tâm. (18:11)
Đó, cho nên chúng ta mỗi một người đều muốn có một cái hành động tốt, nhưng mà mình không chịu thực thi, làm sao có? Mình còn ỷ lại Ơn Trên phù hộ, làm sao có? Nếu Ơn Trên phù hộ thì Đức Thích Ca đã phù hộ người ta mấy ngàn năm thành Phật hết rồi! Ngồi đây rồi có ma, có quỷ đủ thứ, ngồi đây làm gì đây? Đức Thích Ca không có hộ độ một ai nếu người đó không tự lực tiến hóa. Luật công bằng của trời đất có. À, mọi người ngồi ở đây đang khao khát sự công bằng của Vô Vi, của thiên giới. Nói: "Tại sao người đó tu thấy được, tôi tu không được?” Đó là thiếu công bằng, khao khát sự công bằng, thấy chưa? Nhưng mà muốn có sự công bằng đó thì bạn phải làm cho bạn, bạn phải trở về với căn bản của bạn, tự lực cánh sanh, khai thác, giải tỏa cái uất khí của nội tâm nội tạng, ngũ uẩn giai không, nó mới thấy cái đó. Bộ đầu các bạn được thanh nhẹ, bạn mới rõ cái sự việc đó. Mà không chịu làm! Nhiều người nói: "Tôi tu năm, sáu tháng, không thấy cái gì hết!" Trời ơi, cái chuyện nợ nần của các bạn nhiều kiếp rồi, mà năm, sáu tháng, các bạn muốn thanh toán xong sao được? Không đâu! Bạn có cái chìa khóa, bạn mở từ lớp này tới lớp kia, bạn trả cái đống nợ này rồi tới cái đống nợ khác, phải trả hoài, trong định luật vay trả cả càn khôn vũ trụ chứ đâu phải có bây nhiêu mấy người này đâu. Cho nên công việc của chúng ta làm không hết, mà phải gắng làm, mà hiểu hết! Thì cái mục đích của mọi người để tiến hóa tới đại giác. Mọi trạng thái chúng ta phải tham dự vô để làm, không sợ một cái gì. Không sợ trời, sợ đất, nhưng mà chỉ sợ mình không hiểu mình mà thôi! Nếu chúng ta hiểu được phần hồn, hiểu được cơ tạng, hiểu được cái cơ cấu này thì chúng ta mới hòa đồng với tất cả. Còn nếu chúng ta không hiểu, thì chúng ta vẫn còn trong sự đau khổ và bận rộn thêm mà thôi.
Rồi, ai có chuyện gì thắc mắc hỏi không? (20:20)
Bạn Đạo: Thưa ông Tám, ở trong cái lúc mà thiền định đó, đôi khi ngủ quên một chập rồi mới tỉnh lại, mà trong cái lúc ngủ quên đó thì không có tập trung cái tư tưởng ở giữa hai chân mày hay là ở hà đào thành, vậy thì trong cái lúc mà thiền định đó, có nên cố gắng thật là tỉnh táo …?
Đức Thầy: Không cần, bởi vì cái khi mà anh ngồi mà anh ngủ được, đó là cũng nên dỗ nó ngủ. Từ cái đó, cái trược điển bộ đầu sau này nó giải tỏa rồi, trong cái mê nó có cái tỉnh. Không lo cái vấn đề đó, cái mê đó tốt! Nhiều người ngồi cả năm, sáu năm mà chưa mê, vừa ngồi vô rồi nhớ vợ nhớ con, nhớ tiền nhớ bạc, nhớ lung tung beng! Chứ nhiều người năm, sáu năm rồi, tôi thấy nó cứ nhớ cái vụ đó hoài. Tại vì nó không chịu sửa nội tâm, và tại vì nó không có thực hiện và không có muốn trở về với thực chất của nó, cho nên nó thiếu can đảm. Nó nhớ chuyện đời, là người thiếu can đảm. Người đủ can đảm tự giải tỏa mình từ cái trược tới cái thanh: mình nhớ nó chi, mình sáng suốt rồi mình sẽ giúp tất cả. Tại sao mình không học, mà đi học cái vọng động để làm gì, thấy chưa? Cái người đó còn yếu hèn!
Bạn Đạo: Thưa ông Tám, khi con thở pháp luân thường chuyển con thấy nó đau dưới rún là sao? (nghe không rõ)
Đức Thầy: Đau dưới rún, thì bây giờ mình cứ việc nhớ rằng: "đầy rún, đầy ngực, tung lên bộ đầu". Nhiều khi nó nhiệt, cái bàng quang nó nóng, nó đau. À, mà cái nhiệt đó, phải làm thế nào bạn biết không? Phải uống cái thứ gì mà người ta nói lợi tiểu, thấy hông, ăn cái đồ mát. Bởi vì nhiều khi bạn ăn đồ chiên đồ này kia kia nọ nó mới có cái trường hợp đau đó. Không phải là đau luôn luôn đâu, thấy hông? Có bữa nó phải đau là nó bị cái bàng quang nước tiểu nó nhiệt, thì mình cảm giác đau đó, còn ở đây chúng ta nói: "đầy rún, đầy ngực, tung lên bộ đầu" rồi đâu có động tới dưới, nhưng mà cái đó là cái bịnh ham ăn. A, ăn đồ chiên, bánh mì đồ, nó như vậy đó.
Bạn Đạo: Thưa ông Tám … (nghe không rõ) (22:37)
Đức Thầy: À, thì luôn luôn nó có liên quan hết chớ, bởi vì lấy gì mà có Phật tánh? Từ cái động đi tới cái tịnh, bạn thấy hông? Có hạ trí mới có thượng trí, có người mới có tiên Phật, từ cái tối tăm nó mới có sự sáng suốt, từ cái động nó mới có cái tịnh, thì tự nhiên nó phải có liên quan! Khi mà bạn không có tối tăm, bạn đâu khao khát sự sáng suốt? Bạn không có động, bạn đâu có khao khát sự thanh tịnh? Thì sự liên quan đó nó có. Khi mà nó thanh tịnh rồi, nó phải trở về hóa giải cho hạ trí, bạn thấy chưa? Người tu cao nhẹ rồi người ta không muốn tới tình dục, là người ta được hóa giải. Nó phải có liên quan, có hết. Cho nên giới nào cũng có. Cho nên tôi dặn các bạn tu thiền thấy Phật này kia kia nọ, không cần nghĩ tới. Bạn nghĩ sao trở về với thực chất, với bạn mà thôi. Đừng có nghĩ đó, bởi giới nào nó cũng có hết. Phật giả Phật thiệt đủ hết, áp phe làm lung tung cả bầu trời thế giới. Không có tin ai hết, nhưng mà mình chỉ tin khả năng trở về với mình, trở về với thực chất của mình, vô cùng tận với mình, để hướng về thanh tịnh và đạt tới cái vị tha tối đa, thấy chưa? Đó, thì lúc đó là mình ở trong cái định luật vay trả rõ ràng, mình không còn hoang mang thắc mắc nữa.
Bạn Đạo: Thầy vừa nói đến cái thực chất của mình, có phải cái thực chất đấy người ta gọi là cái bản lai diện mục?
Đức Thầy: Bản lai diện mục đó là hào quang không động. Mỗi người là một vị Phật, mỗi người là một vị Ngọc Hoàng, mỗi người là một con thú, mỗi người là một con ma quỷ; nhưng mà mình hiểu rõ về thực chất thì mình ở mọi trạng thái, mình còn động nữa đâu? Cụ sợ ma cụ động chứ, cụ sợ Ngọc Hoàng cụ động chứ, cụ sợ Phật cụ động chứ, cụ sợ quỷ cụ động chứ, còn cụ là ma quỷ cụ sợ ai nữa, thấy chưa? Thì không còn động nữa! Chúng ta phải ở mọi trạng thái, lúc đó chúng ta mới diệt được cái động.
Bạn Đạo: Theo ông Tám đó, thì một cái thành viên đó, một thành viên mà chấp nhận một sự kiện dễ dàng, có phải là một thành viên thiếu suy nghiệm không?
Đức Thầy: Cái gì?
Bạn Đạo: Một thành viên mà chấp nhận một sự kiện nào đó dễ dàng, có phải là một thành viên thiếu suy nghiệm hay không?
Đức Thầy: Không phải thiếu suy nghiệm, nó là học chớ không phải thiếu suy nghiệm. Một sự việc gì tới với tôi, tôi phải học để tôi hiểu nó, là tôi mới có suy nghiệm, bạn thấy chưa? Cái gì mà đưa tới, bạn không hiểu, bạn đá nó đi, thì bạn mất cơ hội; nhưng mà bạn học nó, là bạn tiến hóa. Khi mà bạn học, là bạn ở trong suy nghiệm chớ gì nữa, thấy hông? Còn nhiều khi bạn nói: tôi suy nghiệm trước khi tôi làm việc đó, hỏi chớ cái óc của bạn đã tiến tới đại giác chưa mà bạn suy nghiệm trước khi làm việc đó? Bạn đương đi chập chừng trong đường tiến tới chơn lý thì bạn phải học, phải đụng phải bất cứ bài vở nào bạn tiến, còn bạn tiến tới đại giác thì bạn có quyền suy nghiệm cần thiết hay là không cần thiết. Đó là bạn kiêu ngạo mới được, thấy chưa? Suy nghiệm là kiêu ngạo, mà hiểu rồi mới suy nghiệm. Còn không hiểu suy nghiệm là khùng quẩn, làm sai thêm. Còn chúng ta chấp nhận học để tiến mới là tốt, thấy không? Thì không có cái gì không phải là chân lý, cái gì cũng ở trong chân lý mà ra, nhưng mà chúng ta chịu học hay là không? Học là hòa đồng, hòa đồng là sáng suốt, sáng suốt là kinh nghiệm, kinh nghiệm là rõ tất cả mọi việc, rồi lúc đó chúng ta muốn dùng cái nào là dùng cái đó, kêu bằng suy nghiệm, thấy chưa?
Bạn Đạo: Con có đọc một bài báo về một người mà dạy mấy đứa trẻ bụi đời đó, dạy thiếu niên trẻ bụi đời đó, thì cái người dạy là cái cô dạy. Một bữa nọ thì những đứa trẻ em đó nó nghịch phạm một cái lỗi nào đó rồi cái người cô dạy đó bắt, biểu nó xếp hàng ra rồi răn dạy tụi nó. Thì trong lúc răn dạy đó thì cái người dạy bỗng nhiên, tự nhiên khóc, rồi một lát cái tự nhiên những cái đám thiếu niên cũng khóc theo. Vậy thì thưa ông Tám, thì cái cô đó khóc mà khóc cái gì, tại sao khóc?
Đức Thầy: Bởi vì cô đó có một cái tâm hồn rất cao. Khi mà cô nhận lãnh để dạy bụi đời các em, cô đã thông suốt tình cảm mê muội của các em, cô phải ở ngay trong tình cảnh của các em. Trong lúc các em đã sai, cô đem về trường giáo dục, nhưng các em còn sai nữa, làm cho cô phải cảm động. Cô giáo huấn về từ bi, lấy cái từ bi của mình để ảnh hưởng các em, coi các em còn động, có cảm động, biết cảm động hay không? Các em có tình thương, các em vẫn có tình thương, cho nên cô khóc, khóc trong đó là để dìu dắt và hóa giải em trong một cách xây dựng cởi mở, chớ không phải khóc mà đem cho các em tới buồn đâu, khóc để thầy trò sum họp trong chung một tư tưởng và dẫn tiến lẫn nhau. Bởi khi mình làm một giáo sư mà mình dạy cái lớp đó, mình không ở trong tâm tư của các em học, thì mình làm một giáo sư mất thì giờ của xã hội. Mình phải ở thẳng trong tâm tư của các em, mình nói các em nó mới cảm động. Chớ nói tôi đi tới, tôi nói oang oang rồi đi về tôi lãnh ít đồng. Cái đó vô ích, ở nhà đừng có đi dạy học. Phải thông suốt tâm trạng của mọi người mới là một giáo viên dạy học. Thì luôn luôn các em nó phải nghe! Còn mình lấy những cái hành động mà mình đập, mình đánh nó, là mình thiếu thông cảm với nó. Mình ở trong mọi trạng thái có thể cứu rỗi nó ra khỏi cơn mê muội, và mình làm sao làm cho nó cảm động và nó chung sống với mình, lúc đó mình mới gọi là một giáo viên đứng đắn. Thì cô đó giỏi, cô đó thông minh, cô đó đã học sách nhiều và cô đó có kinh nghiệm trong tình thương.
Bạn Đạo: Tại sao mấy em đó thấy cái cô đó khóc rồi một lát, một chập sau rồi cũng khóc luôn?
Đức Thầy: Phải khóc, bởi vì nó được cảm động rồi. Bởi vì cô đưa cái tâm tư tốt cho các em, cô thấy cô đã vì các em mà tại sao các em như vậy hoài. Cô thấy sự đau khổ tương lai của các em sẽ dồn dập nhiều hơn, vì đó mà cô cảm động cô khóc. Thì tự nhiên nó phải cảm động các em, bởi vì cô ở trong tâm tư các em, thấy chưa? Cho nên cô không có lấy hách dịch và quyền hành cô đối xử với các em. Chính cô là các em, mới là một giáo viên tốt của xã hội.
Bạn Đạo: Thưa ông Tám, vậy một lời nói tự chủ là một lời nói như thế nào?
Đức Thầy: Lời nói sao?
Bạn Đạo: Một lời nói tự chủ.
Đức Thầy: Tự chủ là mình hiểu mình, mình hiểu sự sai lầm của mình và mình ôn tồn với mọi người, kêu bằng lời nói tự chủ. Còn lời nói hách dịch là ta đây, khác, bạn thấy không? Khi mà bạn thấy nhiệm vụ, phận sự, và bạn thấy cái tánh chất của con người và trình độ của con người của bạn, thì bạn phải ôn tồn với mọi người, là bạn tự chủ rồi, trong sáng suốt, phải hông? Còn ta đây, không phải tự chủ.
Bạn Đạo: Có phải lời nói tự chủ là một lời nói hiểu biết không?
Đức Thầy: Hiểu biết, sáng suốt, mới là tự chủ. Cảm động lòng người mới là tự chủ, còn chưa cảm động lòng người được không phải tự chủ.
Bạn Đạo: Kính thưa ông Tám, ông Tám có nói là phải soi hồn ở độ cao mới sửa được cái bộ thần kinh của mình. Vậy soi hồn ở độ cao là sao?
Đức Thầy: Độ cao là sao?
Bạn Đạo: Ông Tám có nói, kỳ trước ông Tám có nói là phải soi hồn ở độ cao mới sửa được cái bộ thần kinh của mình.
Đức Thầy: Không phải độ cao, nghĩa là soi hồn cho nó lâu để nó ổn định trung ương bộ đầu. Đó, thì nhiều lắm 15 phút là đủ rồi. Là cái thì giờ nó tăng như vậy là đã mỏi lắm rồi. 15 phút thì cái bộ đầu ngay trung ương nó nhẹ và xương sống phía sau cần cổ nó cũng nhẹ luôn, thì lúc đó cái thần kinh nó càng ngày càng ổn định. Nhưng mà sửa đổi thần kinh là cũng như là sửa đổi cái số mạng của bạn. Nó phải đòi hỏi nhiều thời giờ. Chớ mỗi ngày, mỗi lần, mỗi lần, mỗi tuần, mỗi ngày, mỗi tháng các bạn tu rồi các bạn thấy bộ óc thần kinh của các bạn tiến hóa lẹ lắm. Hồi trước tôi nói hoài bạn không nghe, bây giờ tôi nói sơ sơ bạn hiểu, là thần kinh bạn mạnh hơn. Là tại sự rung động của các bạn nó tương đồng với sự rung động của tôi thì các bạn hiểu, và nếu nó mạnh hơn nữa, thì nó nắm cái lời nói của tôi nó có thể hóa giải ra những câu có thể cứu người và giúp người được, thấy hông?
Bạn Đạo: Thưa ông Tám, mang bao tay soi hồn được không ông Tám? Tại vì con thiền ở ngoài trời muỗi cắn quá.
Đức Thầy: Ừ, sao?
Bạn Đạo: Con mang bao tay soi hồn được không?
Đức Thầy: Ừ, bao tay, cũng được.
Bạn Đạo: Con mang bao tay, găng tay ông Tám.
Đức Thầy: Cũng được, nhưng mà nó không có tốt bằng cái điển này nó cảm giao. Người ta bỏ cái mùng, lấy cái mùng che lại, há!
Bạn Đạo: Có cái nóc mùng thở không sướng.
Đức Thầy: Không sướng (cười). Thì bây giờ chúng ta học cái dũng, cho nó cắn coi thử có rét không?
Bạn Đạo: Không phải. Thí dụ mà con muỗi nó cắn như vậy có hại lắm không ông Tám?
Đức Thầy: Cũng có thể có hại cho cơ thể, nhưng nhiều người có điển thì không bị, những người yếu thì nó có thể sốt rét, hé hông? Thì bây giờ cẩn thận hơn, bây giờ vệ sinh đã học rồi, thì chúng ta ở trong mùng ta thiền, mà ở trong mùng nhưng mà tâm ta ở ngoài trời thì cũng vậy đó thôi. Đó.
Bạn Đạo: Thưa ông Tám, sao con thở pháp luân cái nghe tim nó đập mạnh nên con sợ quá.
Đức Thầy: Không bao giờ thở pháp luân mà đập mạnh. Tại vì hít vô ngực nhiều nó mới đập mạnh, còn hít vô bụng nhiều không có đập mạnh. Cho nên về kiểm điểm trở lại. Hít vô ngực nhiều là nó phải đập mạnh. Hít vô bụng đi, tập hít vô bụng thì ổn định trái tim chớ không có bao giờ trái tim đập mạnh. Hít vô ngực nó phải đập mạnh.
Bạn Đạo: Thưa ông Tám, gần một năm nay, con công phu gần một năm rồi mà sao con thấy tự nhiên bây giờ con mất ngủ ông Tám, mà trong mình mà thấy không có mệt mỏi gì hết trơn đó. Nhiều khi mất ngủ nhưng mà …
Đức Thầy: Mất ngủ là tại vì cái máu của chị nó thiếu, nó thiếu. Cái ăn uống nó thiếu, thì nó bị bằng huyết, bắt đầu bằng huyết rồi, thấy chưa? Rồi nó làm cũng ngủ vậy, mà nửa mê nửa tỉnh, không có ngủ.
Bạn Đạo: Mà thấy trong người không có mệt đâu ông Tám.
Đức Thầy: Ờ, không có mệt, nhưng mà ăn uống cho nó bổ lại. Đừng có hận đời, vui vẻ, cứu giúp mình trước, cho nó được có máu me, không đâu nói: “Chu cha, tôi bây giờ tôi ăn cái này, cái này, cũng qua, cũng sống được. Tôi uống nước lạnh rồi tôi tu tôi cũng thành Phật”. Cái đó là sai! Bởi vì cái cơ thể mình ở trong định luật vay trả của xã hội: mọi người đã giúp mình, mình phải có sức khỏe để làm lụng trả lại cho người ta, thấy chưa? Cho nên mình phải biết thương mình và yêu đạo, thấy chưa? Yêu đạo là yêu sự quân bình sáng suốt của tư tưởng mình. Khi mà tư tưởng chị được quân bình sáng suốt rồi, chắc chắn chị sẽ làm những điều lành cho mọi người, chị thấy chưa? Và cái cơ thể chị được an khương, không thiếu thốn, thì chị cũng giúp đỡ được nhiều người. Thấy cái chuyện tốt phải làm, phải hông? Không nên nhiều khi: tôi tu cái pháp này rồi chọc giận tôi, tôi không thèm ăn cơm. Một bữa được chớ hai tháng đâu có được, thấy hông? Đó, rồi nhiều người nói: “Thôi, tôi theo ông Tám rồi hít không khí cũng đủ sống”. À, tới hồi gần chết rồi mới biết là mình làm sai (cười). Đó, ông Tám đâu có chủ trương cái đó. Ông Tám muốn mọi người phải văn minh theo thời đại, phải đủ sức khỏe, phải có lý trí xét, phải làm những hành động tốt cho mình và tốt cho tất cả mọi người. Thì tất cả xã hội đang cần nhau: tôi chết tôi cũng cần chị khiêng giùm tôi chôn chớ, nhưng mà chị yếu xịu vậy chị đâu có khiêng tôi được, bởi vậy phải không? Tôi muốn chị có sức khỏe hơn tôi, thấy chưa? Và tôi muốn chị sống lâu, và tôi muốn chị có thực tâm đóng góp cho xã hội, tôi muốn chị có tình thương đối với mọi người, đối với nhân loại, không phải nhân dân Việt Nam nữa, chị thấy chưa? Cho nên cái sự tiến hóa vô cùng tận của chúng ta phải làm việc nhiều, không vụ lợi cá nhân, thấy hông? Chúng ta ở trong tình thương và đạo đức là chúng ta đã hưởng cái hạnh phúc triền miên của trời đất, thấy chưa? của nhân loại, của càn khôn vũ trụ, hưởng ngay cái sự hạnh phúc. Không phải tiền bạc là hạnh phúc, không phải nhà cửa cao sang là hạnh phúc, mà cái tâm tư của chị trong tình thương và đạo đức mới hạnh phúc, chị thấy chưa? Chị ra ngoài đồng ruộng, chị đứng đó chị thấy không: tình thương của trời đất đang bao trùm cơ thể của chị, kim mộc thủy hỏa thổ đang chuyển hóa cho chị được an khương ở trong đồng ruộng đó; rồi chị làm việc, chị thấy chị hào hứng, chị thấy chị sung sướng, chị thấy tôi là mọi người, chị thấy chị làm việc của chị một thước thành hai, khỏi cần người ta nhắc nhở, thấy hông? Đó, cho nên trước hết phải có sức khỏe; mà cái sức khỏe đó là gì? Cái tâm tư chị hóa giải được rồi, chị ăn chén cơm cũng mập. Như tôi ăn chay, nhiều ông ổng đi theo ổng cứ coi, sáng sớm ổng tới nhà tôi coi: “Ông ăn vầy đâu có đủ calori mà thấy ông mập thù lù?” Tôi nói: “Bởi vì tôi không có giận ông và tôi thương ông cho nên ông cho tôi nhiều hơn món ăn này, tôi khỏe, thấy không?”
Bạn Đạo: Thưa ông Tám, nhưng mà ngày 21 tây đó ông Tám, con ngủ đó, con công phu xong con phải làm pháp luân cái con ngủ. Con ngủ con thấy con đi lên núi trên đó, trên dãy núi đó thì tự nhiên con thấy con hóa xuống. Con xuống thì con thấy có hai bà đó nói: “Thôi cô cho tôi đi xuống dưới”. Con nói bà vịn cho tôi xuống đi. Cái con thấy một bà nữa thì con cõng, còn một bà nữa thì con đang vịn con đi xuống cái chạy theo à. Đi xuống cái bà kia bả nói, cái con mới nói: “Thôi tới đất rồi, bà cho tôi, bà xuống đi chớ sao bà ngồi hoài vậy?”, ngồi trên lưng con đó. Cái bả nói: “Thì cô niệm Phật đi, cô niệm Phật đi rồi cho tôi xuống”. Cái bả kéo tay con ra, con đang chấp tay niệm Phật, xong xuôi bả đi mất tiêu. Cái con thấy hiện ra một hình Phật, trước mắt con vậy đó, tự nhiên mình mẩy con tê rần rần rần hết trơn đó, cái con thấy bay trở lộn qua lộn lại vậy đó. Cái có người làm như kêu: “Tà đó, có tà đó, niệm Phật đi”.
Đức Thầy: Cho nên không có nên tin, đó là một bài học. Mà chị đã được qua những cái giới đó, chị hiểu: rốt cuộc rồi chị cũng phải trở về với chơn chánh của chị, thấy chưa? Thì bây giờ những cái đó là những bài học của riêng chị, thấy hông? Chị được học ở trong cái giờ đó, rồi bây giờ chị thức giác trở lộn lại, những cái hiện tượng đó còn không? Chỉ còn có tôi thôi, nhưng mà tôi chưa hiểu tôi là ai, tôi phải tu để hiểu tôi, thấy chưa? À, những ông Phật đó là có phận sự của ổng rồi, những bà đó thì trở về với bả rồi, còn cái bà này phải trở về với bà này. Hả, nó đúng như vậy .
Ông cụ hỏi cái gì?
Bạn Đạo: Thưa ông Tám, tu theo pháp lý này khi chết rồi thiêu có được không?
Đức Thầy: Thiêu, tùy thích. Nếu cụ đang sống, và cụ bằng lòng trả pháp, và cụ bằng lòng giúp đỡ mọi người, rồi trong lúc gần chết cụ hiểu được cụ không có vay nhiều của thế gian, cụ nhịn ăn thay vì ăn uống, thì lúc đó cụ đi thiêu nó không sao. Còn cái này cụ đang vay của người ta, rồi bây giờ sau này cụ đi thiêu, rồi cái thiêu rồi, thì mảnh đất này nó cũng thiếu phân, cụ thấy chưa? Bởi vì cơ thể của các bạn, của cụ là kim mộc thủy hỏa thổ. Tuy rằng mình chôn chết dưới đất, nhưng mà cái ngành nào nó chuyển theo cái ngành đó. Bởi vì mình vay từ từ phải trả từ từ cái thể xác của mình thì nó tốt hơn. Mình chấp nhận trả, thay vì mình chối, mình đốt, cụ thấy chưa? Đó, thì cái đó cũng tùy thích của mọi người, hả hông? Muốn đốt cũng được, mà không đốt cũng được, nhưng mà tôi thấy rõ rằng: cái đốt nó không có lợi cho mảnh đất, mà cái chôn nó lại có lợi hơn cho mảnh đất, hả hông? Bởi vì khi ta chết ta đâu có cần, bởi vì ta mượn cái phương tiện này ta đi rồi, thì ta chết rồi ta phải trả lại cho mảnh đất phù sanh chớ, thấy hông? Cụ thấy cái chỗ nào mà có mồ mả, có chỗ chôn, có thể xác, có này kia kia nọ thì cây cối nó tốt lắm, há. Thì cái luồng điển nó phải chuyển hóa, cây cối nó cũng là phần giải tán và được chuyển hóa lần lần. Cái định luật hóa hóa sanh sanh của trời đất nó phải vậy, phải hông? Khi mình đi rồi thôi, mình không cần nghĩ tới vấn đề đó nữa. Tùy phương tiện của gia đình, muốn chôn cũng được mà muốn thiêu cũng được, nhưng mà mình phải giải thích rõ là tôi bằng lòng chôn để tôi trả nợ, há.
Bạn Đạo: Thưa ông Tám, cho con hỏi: cái lúc con làm pháp luân đó ông Tám, nó nặng cái ngực mà cái đàm nó kéo lên rồi nó bắt ho rồi phải ngừng lại để không thôi … (40:25)
Đức Thầy: Cái đó là chị có cái bịnh suyển, thì phải trị đi rồi mới làm được, thấy hông? Có cái bịnh, mà nếu chị cố gắng mà chị biết hít được vô trong bụng rồi đó, thì cái bịnh suyển đó nó sẽ giảm.
Bạn Đạo: Hít thì nó đau …
Đức Thầy: Ừ, cái đó là trong người có bịnh rồi. Nhưng mà biết cố gắng làm cho đúng đó, thì nó lại trị tất cả những cái bịnh đó; mà còn lôi thôi lôi thôi hoài, hít vô ngực hoài thì không được. Làm sai thì không bao giờ trị hết, mà làm đúng nó sẽ trị hết, và với sự kiên nhẫn của mình mới được.
Bạn Đạo: Hít vô đúng, mà nó ngắn quá cũng kệ?
Đức Thầy: Thì cứ việc hít! Có bao nhiêu hít bây nhiêu, hít lần lần nó sẽ dài. Nay không được thì mai, mai không được thì bữa kia.
Bạn Đạo: Hít đầy rún, đầy ngực, tung lên bộ đầu. Hít cho đầy rún rồi mới cho nó đầy ngực …
Đức Thầy: Thì bây giờ trong lúc, trong lúc mình chưa, chưa hít được đầy rún, thì cái ngực chưa có đầy, thì mình cứ có bao nhiêu hít bây nhiêu thôi. Rồi lần lần càng ngày nó càng dài. Rồi bởi cái lịnh mình nói là: “đầy rún, đầy ngực, tung lên bộ đầu”, là để cho nó không có sai lầm đi xuống, thấy chưa? Nó đi xuống nó vọng động, mà nó đi lên nó lại cởi mở. Cho nên cái khả năng mình hít tới đâu mình cứ việc hít thôi.
Bạn Đạo: Hít đầy rún thôi?
Đức Thầy: Hít đầy rún thôi… Rồi cứ việc…, rồi lần lần nó sẽ… cái lịnh chị nói rồi sau này nó sẽ đi lên, thấy chưa?
Bạn Đạo: Thưa ông Tám cho con hỏi là trong lúc con công phu thì thấy cái huyệt hội âm tức là nhâm trung (nghe không rõ, 41:50) nó nhảy như có ai búng, và sau đó ở hai bên thùy dương có hai cây lửa nó xẹt lên trước mặt con, và ngay ấn đường có những cái vòng trắng như đồng bạc cắc mà nó trắng như bông gòn, ở giữa có một cái điểm sáng như là ánh đèn xì vậy đó, mà tự nhiên nó tuốt lên hết lớp này tới lớp kia. Thì thưa ông Tám, cái tình trạng đó có phải là cái luồng hỏa hầu nó vọng lên …?
Đức Thầy: Cái đó là tại hồi trước bạn có luyện cái pháp nào?
Bạn Đạo: Con luyện khí công … (nghe không rõ, 42:20)
Đức Thầy: Đó, luyện cái khí công cho nên đưa xuống dưới đơn điền quá nhiều. Đó, cho nên bây giờ bạn phải tập nhớ hít bụng, thở bụng thôi, há. Đầy rún thở ra, chớ còn cái phần đó nó động ở dưới rồi, nó động ở dưới rồi, thấy không? Nhưng mà bây giờ phải cố gắng đưa lên trên bộ đầu thay vì ở dưới, bởi khí công nó phải giữ ở dưới, thấy chưa? Thành ra bây giờ bạn phải làm đúng cái pháp luân như bên này, nhưng mà phải một thời gian nó mới đóng cái cửa đó được, chớ bây giờ bạn làm nó cũng còn chạy vậy đó, nhưng mà cố gắng bạn nhớ: đầy rún, đầy ngực, tung lên bộ đầu, là bạn cúp ở dưới, mở ở bên trên. Còn bây giờ cũng có cái soi hồn bên này cũng giúp được bạn một phần nào để cho nó đi lên, há. Mà cái soi hồn này, nó sẽ giải tỏa và nó không có làm, cái điển ở dưới nó không có làm cho bạn quẩn trí được, phải hông? Nhưng mà phải nhớ rằng: tại vì hồi trước hít cái đó quá nhiều, giữ ở đó quá nhiều, nó mở cái đó. Bây giờ mình đổi lại đầy rún đầy ngực rồi cái đó nó sẽ đóng lại.
Bạn Đạo: Thưa ông Tám, mới đêm hôm thứ sáu đây là con nằm con thấy, trong lúc con nằm công phu đó thì ở trên cái hà đào thành có một cái giống như cái dù của mấy cô mà đi che nắng vậy, mà rất là nhiều tia hào quang trong đó mà nó quay, thì trong khi đó tai con nghe nó ù ù như tiếng còi xe cảnh sát vậy. Mà ở bên cạnh thì thấy rõ ràng có người mà cứ ngồi cười hoài. Nhưng mà con tỉnh táo lắm, mà không có sợ sệt gì hết. Thưa ông Tám cái tình trạng đó tốt hay có sao không ?
Đức Thầy: Bạn không cần biết cái đó nữa, bởi vì đó là cái hỏa của trong gan nó xuất phát ra, thấy không? Thì nó thấy như vậy, nhưng mà chỉ có niệm Phật thôi, không cần điếm xỉa tới những cái đó. Họ cười, họ làm gì làm, thây kệ. Mình chỉ có niệm Phật thôi. Mình đang sửa mà, hé hông? Bởi vì hồi trước cái phần của bạn nó đi xuống hạ giới nhiều cho nên nó thấy phần âm. Đó, mấy cái bà đó là thuộc về phần âm rồi; nhưng mà nghe tôi, không cần biết thì nó sẽ giải, không sao! Nếu mà bạn lưu ý cái đó thì nó cứ tới với bạn hoài.
Bạn Đạo: Thưa ông Tám, là trong lúc mà ngồi công phu đó, có hai buổi con công phu chừng 15 phút, đang thở pháp luân, mà sau khi pháp luân bước sang thiền định thì trên đầu con kêu rắc rắc … (nghe không rõ, 44:45)?
Đức Thầy: Tốt, tốt! Cứ giữ đó mà dỗ nó, dỗ nó ngủ, há, cho nó mở.