Nam Mô Ngọc Hoàng Thượng Đế Vô Cực Đại Thiên Tôn
Nam phương đất Việt Linh Thanh giáng
Chuyển hóa chơn hành phước sáng ban
Khờ dại không tu thành đạo tặc
Hướng thanh tự giải điển thành quang.
Mô hữu, hữu mô ai đã thấu ?
Tình đời bạc bẽo lý chôn sâu
Khổ không minh khổ làm sao đạt ?
Chơn lý bất thông cảm thấy sầu.
Ngọc luân đồng chuyển sao không thấy ?
Cứ mãi say sưa chốn khổ này
Tự giải tự hành nung ý chí
Phối hợp điển thanh rõ pháp đài.
Hoàng cung khép mở tùy hành giả
Có điển không khai điển khó hòa
Cha cũng như Con đồng khép kín
Khó hành tương ngộ nếu còn xa.
Thượng thông hạ đạt hòa chơn lý
Khẩu thuyết không hành khó giác tri
Muốn đạt hồn thiên cần dũng trí
Kiên trì thực hiện nhiệm mầu ghi.
Đế vương một cõi đà quy định
Thiên địa hợp thành tiểu kết tinh
Học hỏi tiến lên hợp một hình
Đại Hồn đang đợi Tiểu Quang Linh.
Vô vọng vì đời chưa thức giác
Sanh ly tử biệt vẫn bàng hoàng
Thiên đàng địa ngục nơi giao cảm
Học hết Càn Khôn rõ các màn.
Cực độ hư không hoàn nhất trí
Thanh bình tiến giải khỏi cần suy
Hiện hình trước mắt ta tầm tiến
Thế cảnh lưu linh học tiến tùy.
Đại La địa thế trời giao cảm
Sanh hóa, hóa sanh chuyển pháp phàm
Tiến hóa tùy người minh thiện ác
Khai thông điển pháp chuyển thanh đàm.
Thiên tình ban rải ân hồng tiến
Dìu dắt linh căn tự đạt huyền
Quy định cuộc đời sanh, bệnh, tử
Học rồi lại tiến cảnh huyền thiên.
Tôn thờ thanh pháp từ quang điển
Giáng bút phân lời điển pháp duyên
Mến tiếc thương yêu vô cùng tận
Hào quang thiện cảm chiếu Hoàng Thiên.
Nam phương đất Việt linh thanh giáng : Tại Việt Nam đã có thanh điển chuyển giáng xuống thế gian để giáo dục con người tu tiến trở về nguồn cội. (03:26)
Chuyển hóa chơn hành phước sáng ban : Đó, để cho mọi người được hiểu sự thật và tự tiến về nơi cảnh sáng suốt đời đời.
Khờ dại không tu thành đạo tặc: Những người không biết tự sửa lấy mình để tiến hóa hưởng thanh điển của kỷ nguyên đạo đức, tình thương và đạo đức, là sanh ra manh tâm đạo tặc, tưởng thế gian là đời đời, tưởng của cải là vĩnh cửu, chỉ tiền là trên hết, thế lực là mạnh nhất, súng ống là hay nhất, gây ra chiến tranh đạo tặc.
Hướng thanh tự giải điển thanh quang: Mình hướng thanh đi tới, lên... lên; biết cái chơn cảnh đời đời hư không bất diệt, chúng ta tự giải, thì cái điển ta càng ngày càng sáng suốt lên.
Mô hữu hữu mô ai đả thấu? Ai đã hiểu được trong cái Có nó có cái Không, và trong cái Không nó có cái Có? Mấy ai được hiểu rõ, hiểu được cái việc đó. Thấy Không, nhưng mà Có : người phàm mắt thịt dòm thấy bầu trời thế giới không có gì, nhưng mà nó có ; nó có một cái quy luật rất mạnh, để cứu sinh loài người, dìu dắt nhiều phần hồn tiến hóa. Nó có thể làm nhiều sự kích động và phản động để cho con người tự thức giác trong cái hành trình tiến hóa của phần hồn.
Tình đời bạc bẽo lý chôn sâu: Những cái giả tạo ở thế gian, đặt tình lý ơn nghĩa ở thế gian đều là giả tạo, rồi chôn tất cả mọi sự thật của càn khôn vũ trụ.
Khổ không minh khổ làm sao đạt? Ở thế gian xuống đây học bài mà không hiểu được bài vở, cứ than là khổ. Cái khổ của thế gian là cái bài vở. Một người học sinh vô trường, ông thầy đưa bài là cái con đường dẫn tốt cho nó tiến, nhưng mà nó cảm thấy khổ; nó cảm thấy buồn ngủ; nó cảm thấy nó mệt mỏi trong cuộc hành hương của nó. Ở thế gian này tu cũng vậy, tất cả nhân loại ở thế gian đều có cơ hội tu, có cơ hội tiến hóa: trong nghịch cảnh để tiến hóa, tìm hiểu lấy mình. Bởi vì con người đã giới hạn bởi Trời Đất: nó bao gồm có tim, gan, tỳ, phế, thận; thì trong đó nó là đại diện cho Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, hòa hợp với càn khôn và vũ trụ. Mà trong cái cảnh tham, sân, si, hỉ, nộ, ái, ố, dục hiện tại ở thế gian thì mọi người đã thấy: có nghịch là có thuận. Nhưng mà cái bài nghịch phải học, rồi trả bài, rồi thấy nó nhẹ nhàng. Mà bài thuận đây rồi nó có thể đi tới Cha nó. Thiếu gì người, làm công chúa cũng chán, mà làm vua cũng chán, và làm ông nhà giàu cũng chán, rốt cuộc rồi thằng khổ nó cũng chán. Là tại vì sao ? Là tại vì nó không học bài, tại nó không tiến tới một chút. Người có tiền, có của, phải thực hiện mọi tình thương và đạo đức; sự đó là một phần phương tiện dễ dãi cho chúng ta tiến hóa. Chúng ta không chịu nắm đó mà để đi tới một bước nữa, là vì tất cả mọi người... thì mới thấy rõ là mọi người đã bị bệnh.
Những người giàu có phải thực hiện tới một bước nữa mới là tiến hóa được. Nhưng mà nhiều người lại không. Thấy đó chán quá không, không làm, rồi thấy của cải trên hết, rồi ôm lấy, nuôi dưỡng cái bản tánh tăm tối, không thấy mình, không hiểu họ, rồi độc tài. Đè bẹp người này, đè bẹp người kia, không chịu dẫn giải, rồi không chịu giúp đỡ, không đưa mọi người đi tới sự thật. (07:03)
Thành ra đi lên hay là đi xuống ? Rốt cuộc rồi cũng đi xuống. Được một cái cơ hội tiến tới đó 70%, nhưng mà còn 30% không chịu đi, là cũng vẫn lui lại. Chớ đâu phải giàu có rồi phật tiên chứng minh đâu ! Chính nó phải đi tới, trong cuộc hành hương của nó. Cũng có nhiều người khổ, mà tới đó than khổ, cũng chán nản, cũng không khác gì một ông nhà giàu! Cái khổ là của cải vô cùng tận để thử thách mình, và để hiểu, hiểu cái sự vô cùng tận sẵn có của mình có thể vượt qua sự khổ không ?
Cho nên, những người vượt biên của Việt Nam đây, người ta đi ra giữa biển với một chiếc ghe có một chút xíu đó, mà sống trong cái cảnh trời đất bao la! Rồi cái khổ đó, nói với ai bây giờ? Than thở với ai ? “Chỉ có Ông Trời mới biết tôi... tôi khổ, tại sao tôi phải đi ?” Nhưng mà cái ý chí vô cùng tận của nó, nó đi tìm sự tự do, nó tìm sự sáng suốt riêng biệt, quy định của trời đất, thì nó cứ việc đi. Mà khổ, nó minh khổ, nó biết nhất định nó sẽ đạt được tới kết quả tốt, để sau này nó làm gì? Nó thực hiện tình thương và đạo đức cho mọi người. Nếu nó còn được sống, nó giúp tất cả mọi người, không có đi hại mọi người. Nhưng mà ngược lại, những người đến đây rồi, đạt được lên đất liền rồi, khổ không minh khổ, không biết cái giá trị của nó, cái hành trình giá trị, bài học quý báu của nó mà được Bề Trên ban bố cho nó để cho nó học, nó tiến hóa, nó tới đây, để giúp người. Nhiệm vụ của nó là thực thi tình thương và đạo đức, nhưng mà nó quên, nó bày ra đủ thứ hết: sát phạt người này, sát phạt người kia, làm việc sái quấy, làm lương tâm bất chánh; rồi tự dẫn lấy sự tăm tối, tự đè nén tâm tư của nó, ăn không được, ngủ không được, rồi sanh ra đạo tặc, giết người, đánh lộn, đủ thứ hết. Cái đó là sự sai lầm, tự chôn sống lấy nó, mà nó không hay. Bởi vì tại sao ? Tại vì nó bất thông chơn lý. (09:18)
Chơn lý bất thông cảm thấy sầu : Khi mà nó không đạt lấy chơn lý thì nó... nó có giỏi cách mấy, nó có chém giết người ta, thì nó ăn năn, trong lúc đó nó thấy nó đau khổ. Cho nên, khổ không minh khổ, làm sao đạt ? Con người khổ, chúng ta phải chấp nhận trong hoàn cảnh khổ để tiến. Mà chúng ta phải hiểu nguyên căn của chúng ta là vô cùng tận; có sự giúp đỡ của cả càn khôn vũ trụ để cho chúng ta tiến hóa mãi mãi, đời đời, kiếp kiếp về phần hồn. Hiểu cái đó thì chúng ta chấp nhận. Tuổi trẻ chúng ta chấp nhận, thì một ngày kia chúng ta đi tới cái tuổi lớn, thì chúng ta thế nào ? Chúng ta lại nhẹ nhàng hơn những người đã đi trước chúng ta, và tiến hóa nhanh hơn. Tại sao chúng ta không học cái chữ Nhẫn trong cái hoàn cảnh khổ hiện tại ? Khổ là cái cơ hội để cho chúng ta học nhẫn. Sau cái nhẫn rồi chúng ta học từ bi. Học từ bi là tiến hóa vô cùng tận. Cho nên, nhiều người không hiểu, rồi đi trong sai lầm.
Ngọc luân đồng chuyển sao không thấy. Cứ mãi say sưa chốn khổ này: "Ngọc luân" là tất cả bản thể chúng ta đều có điển, luân chuyển cơ tạng chúng ta hai mươi bốn trên hai mươi bốn, để tiến hóa, rõ ràng. Nó sáng trong như ngọc lành, mặc dầu không chịu trở về với căn bản của bản thể, hướng thượng để tự giải, mà cứ mãi say sưa chốn khổ này. Cứ giành ăn của ngoại cảnh, hơn thua từ câu nói, từ hành động một, bất chánh. Nhưng mà không biết. Từ câu nói, bên ngoài người ta kích động mình là cái bài học cho mình, để mình tìm hiểu coi mình có thanh tịnh không? Mình có nhẹ nhàng hơn đối phương? Nếu nhẹ nhàng thì mình cảm hóa đối phương mà để cho đối phương tiến tới nhẹ nhàng như mình ! Mà lại trở lại gây lộn và động loạn, cái đó là sai.
Cứ mãi say sưa chốn khổ này: Tranh đua từ lời nói này, lời nói kia, lời nói nọ, sát phạt rồi biến chế khí giới, rồi giết lẫn nhau! Cái đó là đi xuống, chớ không phải đi lên. Hiện tại thấy có tiền, có bạc, có thể thâu lợi vô, nhưng mà rốt cuộc rồi thì gặt hái sự đau khổ mà thôi. Cho nên, phải tự giải, tự hành, nung ý chí. Phối hợp điển thanh rõ pháp đài. Phải tự giải, tự hành; phải tự ý thức lấy mình, sự sai lầm của mình, mình mới giải được. Mình thấy trong nhà mình có rác mình mới quét rác được; thấy sự dơ dáy tăm tối của mình, mình mới khai minh được.
Tự hành nung ý chí: Mình phải nung một ý chí, sáng suốt vô cùng tận. Lẽ sống hiện tại của chúng ta là một sự luân chuyển quý hóa, được tiến hóa đời đời ở sau này. Phải trở về với phần hồn căn bản. Phối hợp điển thanh rõ pháp đài, chúng ta mới hòa hợp với cái luồng thanh điển. Chúng ta có lời nói nặng và lời nói nhẹ, rõ ràng. Chúng ta hướng về lời nói nhẹ thì tự nhiên cái thanh điển chúng ta càng ngày càng nhẹ, càng sáng suốt thêm. Thanh rõ pháp đài. Chúng ta phối hợp cái điển thanh, rồi nó mới rỏ cái pháp đài, cho con đường tiến hóa vô cùng tận ở bên trên.
Hoàng cung khép mở tùy hành giả. Có điển không khai điển khó hòa. Hoàng cung là cái cơ thể của chúng ta ở đây nó có ngôi vị cho phần hồn, khép mở tùy hành giả. Nếu phần hồn không chịu tu, rồi phần hồn khép lại. Phần hồn chịu tu là gì ? Chịu tu sửa, tu bổ để tiến hóa, thì phần hồn sẽ được tiến hóa. Có điển không khai điển khó hòa. Mình có thanh điển mà không mở. Bởi vì bộ đầu mình là hòa hợp với càn khôn vũ trụ mình mới có âm thinh, lời nói duyên dáng, đi đứng, mà bây giờ mình không chịu hòa hợp với thanh điển sẵn có của Bề Trên, thì làm sao mình hòa được với mọi người ? Cho nên, có điển không khai, điển khó hòa. Chúng ta phải có điển, thanh điển hòa lên trên, thì mới được. (13:23)
Cha cũng như con đồng khép kín. Khó hành tương ngộ nếu còn xa. Cha, con... Chúng ta biết Thượng Đế là đấng Cha Lành, Chúa là đấng Cha Lành, mà chúng ta còn không tiến, không hòa hợp đi lên trên, để hưởng mà học, làm sao bên trên chiếu xuống nếu hai bên đồng khép kín hết ? Khó hành tương ngộ nếu còn xa. Làm sao mà tương ngộ được ? Nếu chúng ta giữ mãi chúng ta không chịu mở cửa để hòa hợp để đi lên, làm sao chúng ta trở về nguồn cội của chúng ta được? Để mà hưởng cái cảnh hạnh phúc đời đời.
Thượng thông hạ đạt hòa chơn lý. Khẩu thuyết không hành khó giác tri. Đó, chúng ta thượng thông hạ đạt, thì chúng ta mới hòa chơn lý: biết được cơ thể này, biết được càn khôn vũ trụ, biết được mọi nơi đều hòa hợp với chúng ta, chúng ta mới thấy rõ Chơn Lý. Khẩu thuyết không hành khó giác tri. Miệng chúng ta nói hoài, chúng ta cứ cầu Chúa, cầu Phật đủ thứ hết, nhưng mà không hành! Trong tâm chúng ta không thực hành. Chúng ta nhiều chuyện buôn lợi, lợi dụng ông Phật, lợi dụng ông Thánh, lợi dụng ông Thần để làm giàu, cầu xin cho đẻ con, rồi cầu xin cho có tiền bạc, rồi cầu xin này kia kia nọ, giết người này, nuôi người kia, người nọ, đủ thứ hết ! Khẩu thuyết, rồi đọc kinh lu bù... rốt cuộc không biết mình là ai ! Làm sao hiểu được ? Không biết Chúa là ai, không biết Phật là ai, rồi làm sao mới hòa hợp với Bề Trên được ?
Cho nên, phải căn bản tự hành, phải lập hạnh tự hành, hòa hợp với mọi người, hòa hợp với các giới, hòa hợp với thanh điển, rồi mới hiểu càn khôn và vũ trụ, mới hiểu nguyên căn của mình ở đâu đến đây, rồi sẽ về đâu. Lúc đó mình mới là người hiếu đạo, mình người thật sự yêu Chúa, yêu Phật! Chúa, Phật là gì? Vạch rõ con đường cho chúng ta tiến. Mà Chúa Phật đã và đang làm gì để chuyển hóa cho mọi nơi mọi giới được hưởng? Trong cái định luật hóa hóa sanh sanh: nếu không có dưỡng thanh khí thì sao chúng ta sống? Làm sao chúng ta sống ở đây? Có ai làm việc ở bên trên? Có rất nhiều, vì chúng ta động chúng ta không thấy đó thôi. Mà khẩu thuyết không hành, không chịu hành không chịu tiến tới, thì làm sao mà được sự cứu rỗi đời đời?
Muốn đạt hồn thiên cần dũng trí. Kiên trì thực hiện nhiệm mầu ghi. Nó muốn đạt hồn thiên thì chúng ta phải học cái Dũng. Dũng là phải tự sửa mình, chấp nhận, anh hùng, không tham lam của thiên hạ. Không hung hăn, không tham lam, nhưng mà có sức chịu đựng vô cùng tận. Nhẫn tiến để học từ bi mới là có dũng trí. Chứ mỗi thứ mỗi chấp thiên hạ mà tu cái gì? Chỉ nói mà thôi! Mỗi thứ mỗi giận mỗi hờn thiên hạ thì tu cái gì? Thờ Chúa thờ Phật mà lại giận thiên hạ mà tu cái gì? Cho nên chúng phải hiểu cái đường lối đó: xóa bỏ tất cả những sự gì đen tối, và đem lại tất cả những gì sáng suốt cho ta, rồi nhiên hậu mới ảnh hưởng mọi người được.
Kiên trì thực hiện nhiệm mầu ghi. Kiên trì rất kiên nhẫn để tìm hiểu sự sai lầm của chúng ta trước hết! Thực hiện, mới thấy sự nhiệm mầu của trời đất từ trong ta mà ra. Các nơi đều chuyển giải tình thương và đạo đức, chớ không có cái sái quấy đâu. Chúng ta đừng có nghĩ chuyện sái quấy cho người khác mà gây sự sái quấy cho chính ta.
Đế vương một cõi đà quy định. Thiên địa hợp thành tiểu kết tinh. Đế vương một cõi đà qui định: phần Hồn ngự trong cái tiểu thiên địa trong cái bản thể đã quy định rồi. Bản thể chúng ta: bên trong có cái gì thì bên ngoài có cái nấy, cho nên hai bên hai bên nó mới tương ứng. Khi các Bạn thấy cọng cỏ, các bạn thấy cũng sung sướng với chúng nó được, thấy vui đẹp trước mắt, thì trong bạn đã có, mọi tình thương đã sẵn có. Vạn linh kết hợp thành một cái tiểu thiên địa, thành một cái bản thể cho các bạn ở đây, và quy định phần hồn chịu trách nhiệm tất cả. Đế vương một cõi đà quy định.Thiên địa hợp thành tiểu kết tinh. Kết tinh là bản thể này của tiểu thiên địa này. Hợp thành cái tiểu kết tinh, để cho mình hiểu, học, tiến hóa và tự giải lấy mình. Chứ còn nhờ, ỷ lại hoài, không bao giờ giải được.
Học hỏi tiến lên hợp một hình. Cái phần hồn các bạn xuống trong cái cơ thể, với một thánh thai linh điển. Giờ các bạn phải trở về với căn bản linh điển. Rồi tới lúc đó nó cũng có tay chân đi đứng vậy. Khi các bạn thiền, nhắm mắt đi ra khỏi cơ thể, thì mình mới hòa hợp với Đại Hồn đang đợi tiểu quang linh. Chúng ta phân ly bởi Thượng Đế, phân ly bởi Chúa, phân ly bởi Đấng Cha Lành của Bề Trên đã đưa chúng ta xuống đây để học hỏi. Bây giờ chúng ta phải trở về. Chúng ta học làm người, là chúng ta học trong cái trường đại học của cả càn khôn vũ trụ. Chúng ta là một học viên Đời và Đạo, để hiểu mình rồi mới phối hợp lên nguồn cội, trở về nguyên căn, chúng ta mới hưởng cảnh đời đời hạnh phúc. (18:46)
Vô vọng vì đời chưa thức giác. Sanh ly tử biệt vẫn bàng hoàng. Vô vọng là người chưa thức giác. Ôi... tôi đã đẻ con ra, tôi mừng... Rồi tôi chia ly, tôi lại khóc... Rồi tôi thấy bà con chết, tôi lại buồn... Hỏi chứ học được cài gì? Nhửng bài học Sanh Ly Tử Biệt này là để cho chúng ta thấy: sẽ hoàn hư không không. Chẳng có gì động. Đó là định luật, để dạy và vầy xéo từ ly từ tí, để... Cũng như là hột gạo, hột lúa, đưa vô nhà máy lại chuyển chạy thành bột trắng, đẹp. Bây giờ chúng ta được chút đỉnh cơ hội vầy xéo, được chút đỉnh chông gai, chúng ta lại chê, rồi bàng hoàng, rồi đau khổ, rồi ôm ra hận thù, rồi bầy mưu để cho người này sát người kia, người kia giết người nọ. Hỏi đạt được cái gì? Rốt cuộc chỉ lãnh cái khổ! Bên Phật giáo nói là "nghiệp". Thấy chưa? Đó! Bây giờ chúng ta không, chúng ta tu thì chúng ta thấy đó là bài học. Sanh cũng là bài học. Ly cũng bài học. Tử cũng bài học. Học để hiểu rỏ tất cả tình thương ở Bên Trên, chứ chúng không phải ở dưới nầy. Căn bản đời đời trên đại định giới, chứ không phải ở dưới động loạn này. Cho nên chúng ta đừng có chui vào động loạn rồi làm đen tối tất cả những chơn lý.
Thiên đàng địa ngục nơi giao cảm. Thiên đàng địa ngục là cũng giao cảm, là cảnh tạm mà thôi, để cho các bạn học, và phần hồn trở về hào quang với đời đời.
Học hết Càn Khôn rõ các màn: Chúng ta hiểu hết sự kích động và phản động ở càn khôn vũ trụ để giáo hóa loài người tiến hóa, thì chúng ta mới thấy rõ các màn. Lúc đó con người không có chấp. Không có nói "anh này giỏi hơn tôi, tôi dở hơn ảnh", rồi "anh này ảnh gian tôi, rồi tôi ăn gian ảnh". Có định luật hết. Người này ăn gian người kia thì nó sẽ là ăn gian nó, nó sẽ bị cái nghiệp đó. Người này giúp được người nọ thì nó sẽ tiến hóa nhanh hơn. Tình thương và đạo đức luôn luôn tiến hóa nhanh hơn. Cho nên, những người từ thiện người ta đâu có ham hố nhiều. Họ ăn rất ít nhưng mà họ làm rất nhiều; họ cảm thấy nhẹ nhàng sung sướng, họ ăn cơm tinh thần nhiều hơn là ăn cơm vật chất. Còn những người không biết giúp người, thì ăn cho cố vô, rồi sanh ra bệnh, rồi đau khổ, than với ai bây giờ? Mình bệnh, mình chịu, mình chết mình chịu, chứ cha con cũng không giúp được mà! Thì để mình thấy cái bài học rõ ràng của Bề Trên đã chuyển hóa cho mọi người ở thế gian: phải học, phải hiểu. Không phải ăn nhiều là phước; không phải giành của người ta là phước; không phải chửi người ta là phước ! Tất cả đều là làm những cái điều sái quấy đó, là trở về sự đau khổ, và làm cho mình hoang mang chậm tiến hơn, càng ngày càng eo hẹp, càng không có mở rộng cái tầm tiến hóa được. (21:51)
Cực độ hư không hoàn nhất trí. Thanh bình tiến giải khỏi cần suy. Cái cực độ hư không, chúng ta trở về lấy không làm đích, chúng ta đi tới cực độ hư không thì hoàn nhất trí, đâu có ai mà thù hiềm ai nữa. Cảnh thế gian của chúng ta cũng như là thiên đàng, nếu mọi trình độ đều tiến hóa như vậy. Thanh bình tiến giải khỏi cần suy. Lúc đó yên ổn rồi, khỏi lo âu gì mà phải suy nghĩ. Người thế gian lo âu vì sao? Vì tham sanh quý tử, tham sống sợ chết, là cái đại tham của loài người. Đó, nó phải cần suy nghĩ. Rồi cái tham nhỏ mọn nữa, nó sẽ tham nhiều, rồi nó ngồi nằm đâu nó cũng suy tính của cải người ta; đó là nó bị cột, nó bị vầy xéo mà nó không hay, nó ràng buộc mà nó không biết; nó tưởng nó là hay hơn đối phương.
Hiện hình trước mắt ta tầm tiến. Thế cảnh lưu linh học tiến tùy. Hiện hình trước mắt; khi chúng ta tu, ta mở con mắt thứ ba rồi, thì tất cả những hiện gì là trước mắt là bài học mới, chúng ta phải tiến. Người đối diện với chúng ta là bài học, là thầy chúng ta. Anh đó ảnh tới chửi tui, cũng là thầy tui; tui phải hết sức thương yêu ảnh, và tui học cái bài đó để tiến hóa. Thì tự nhiên mới cảm hóa đối phương được. Chứ đối phương mới nói có một câu, rồi chun vô đánh người ta, rồi học được cái gì ? Gây thêm tại nạn cho mình thôi. Thế cảnh lưu linh học tiến tùy. Ở thế gian, nay đây mai đó, rồi các bạn sẽ có cơ hội học. Lấy cảnh làm thầy mới học được. Tất cả những gì cũng đều tốt hết, do Thượng Đế, do Chúa xây dựng; mà chỉ có chính ta sai, chẳng có ai sai; phải hiểu câu nói nầy. (23:35)
Đại La địa thế trời giao cảm. Sanh hóa, hóa sanh chuyển pháp phàm. Đại La địa thế, bao rộng quả địa cầu. Trời giao cảm: thanh điển bên trên chuyển hóa xuống. Nếu chổ nào không có thanh điển thì chổ đó làm sao có cây cối, có sự sanh hóa, có thể nuôi dưởng loài người được? Sanh hóa, hóa sanh chuyển pháp phàm: để cho người thế gian hiểu được cái định luật hóa hóa sanh sanh tiến hóa của muôn loài vạn vật, rõ ràng trước mắt chúng ta, và trong thân tâm chúng ta. Nếu chúng ta thanh tịnh thì chúng ta thấy sự huyền diệu của Trời Đất đã làm.
Tiến hòa tùy người minh thiện ác: Chúng ta tiến hóa, tùy người, người nào minh được thiện ác thì thấy tiến nhẹ, chứ không phải mọi người nào cũng đồng tiến. Nhưng mà người nào hiểu được rồi thì dễ lắm, chúng ta thấy bài học rõ ràng. Ngày đêm 24/24, các bạn đều có bài học, thiện cũng như ác, rồi các bạn sẽ thấy.
Khai thông điển pháp chuyển thanh đài : Khi mà mình hiểu được thiện ác rồi thì khai thông cái điển pháp rồi, ở bên trong sự tiến hóa của cơ tầng bản thể, nó đều nhẹ nhàng. Lúc đó chúng ta đàm đạo, một câu nói chúng ta đều cởi mở thanh giải mọi sự việc, chứ không bị kẹt nữa. Không làm cho người ta mệt và không làm cho người ta buồn, vì sao? Vì chúng ta đã tự sửa, nên ảnh hưởng. Các bạn có cái đèn, mà cái đèn bạn sáng hơn những cái đèn khác thì tự nhiên những cái đèn kia nó cũng được hưởng, và những người không đèn lại được hưởng nhiều hơn.
Thiên tình ban rải ân hồng tiến. Dìu dắt linh căn tự đạt huyền. Thiên tình ban rãi ân hồng tiến: ở bên trên đã ban rãi, ân hồng tiến, sanh hóa hóa sanh chúng ta. Cơ thể chúng ta đều là máu huyết đỏ hết: ân hồng tiến. Nhờ cái đó mà chúng ta có sự ấm và tiến hóa, luân lưu trong cơ tạng của con người. Dìu dắt linh căn tự đạt huyền: để cho chúng ta thấy từ cảnh này đến cảnh nọ, để hiểu được cái cảnh huyền vi, cảnh mắt phàm không thấy mà trong thâm tâm chúng ta hiểu - sự kiến thức của các bạn đó, là đã hiểu được nhiều, được tiến hóa. Rồi sẽ ổn định, tùy theo mọi sự kích động và phản động.
Quy định cuộc đời sanh bệnh tử: Chúng ta thấy quy định rõ rồi. Con người sanh ra, phải bệnh, phải tử. Đó là quy định. Bài học đó chúng ta phải chờ để trả bài mà thôi. Học rồi lại tiến cảnh huyền thiên. Xong cái đó rồi chúng ta đi đâu? Chúng ta đi lên cái chổ đại định giới, thanh tịnh - một cõi thanh tịnh, không động, không còn sự ô nhiễm nữa. (26:20)
Tôn thờ thanh pháp từ quang điển. Giáng bút phân lời điển pháp duyên: Chúng ta phải tôn thờ thanh điển, thanh pháp, là cái nhẹ nhàng nhất chúng ta phải hướng về đó - cái thanh điển sẳn có bên trong của các bạn. Tui đã nói, miếng sắt bị sét mà các bạn chùi thét, trong đó nó cũng sáng mà, huống hồ gì chúng ta chịu sửa chữa lấy chính ta, mà chúng ta không được cái thanh điển hòa hợp càn khôn vũ trụ sao? Cho nên, các bạn thấy mình phải sửa mình, phải tập phải luyện, phải sửa cái căn bản, là sức mạnh vô cùng tận của mỗi phần hồn. Phải trở về nguồn cội mới được. Giáng bút phân lời điển pháp duyên. Đó, có thanh điển, điển hóa văn chứ văn đâu có hóa điển. Các bạn thấy không... càn khôn vũ trụ... thơ, nó có hồn thơ, rồi mới phối hợp trong trí óc các bạn, nó mới phân lời "điển pháp duyên", để nó mở trí cho mọi người hiểu lấy sự căn bản của nó, nó trở về với cái căn bản của nó; đó là cái duyên tiến.
Mến tiếc thương yêu vô cùng tận. Lúc đó chúng ta mới thấy rằng Thượng Đế, Chúa, đã làm nhiều đều rất tốt, và ban cho mọi người, mỗi tình thương, mỗi giới, để mọi người tự hiểu. Được ôm ấp trong cái cơ tạng của chúng ta là biết bao nhiêu chơn lý tốt đẹp, chúng ta phải thương yêu vô cùng tận. Thương Đấng Cha Lành của chúng ta, chúng ta mới trở về với Đấng Cha Lành.
Hào quang thiện cảm chiếu hoàng thiên : Chúng ta thấy một cái thánh điển của Chúa, của Phật, đều là thiện cảm. Chiếu hoàng thiên, chiếu cả khắp càn khôn vũ trụ, trời đất bao la, nơi nào cũng có thanh điển. Nếu chúng ta hướng thượng chúng ta sẽ được hưởng mãi mãi đời đời, do sự dầy công của chúng ta, và chúng ta sẽ tự đạt. (28:27)
Cho nên, phải xét rõ, bản thân của chúng ta ở thế gian này đến, học, rồi đi. Đi đâu? Đi về nơi thanh, hay là luân hồi lại nơi trược? Đó! Cho nên, âm thanh của các bạn, đi đứng ngồi nằm, chúng ta giữ lấy cái này để mà tiến. Cái nhẹ đó không phải là không làm việc được. Cái nhẹ đó mới là hùng dũng vĩ đại. Các bạn thấy không? Một luồng gió thổi qua thì nhà cửa phải sập hết! Hỏi, cái nào mạnh hơn? Hay là cây sắt ? Bạn lấy cây sắt coi thử, bạn đập 3 ngày, 4 ngày, 5 ngày, 100 ngày, một mình bạn đập, cái nhà không sập, mà một luồng gió qua, căn nhà bạn sập! Bạn thấy sức mạnh vô cùng tận chưa? Ở bên trên! Cho nên, chúng ta không hiểu được nguyên căn của Trời Đất, nguyên căn của Đấng Tạo Hóa, nguyên căn của Đấng Cha Lành, và nguyên căn phần hồn của chúng ta, thì luôn luôn các Bạn sống trong bàng hoàng, u ơ, và không làm được việc gì. Cho nên người đời hay cạnh tranh, mạnh hiếp yếu, rồi trở lại lười biếng, không làm được việc gì. Chính nó không giúp nó, và nó cũng chẳng đi giúp người. Nó tưởng rằng: “tôi làm, tôi phải có tiền; tôi làm, tôi phải có lợi, tôi làm phải có cái gì cho tôi, tôi mới làm... Chứ làm không, tôi đâu có làm!” Cái đó là sai. Khi các bạn có tiền rồi, các bạn nghĩ tiền đó là gì? Không hiểu! Tiền đó là gì? Tiền đó lợi, hay là hại? À, nhiều bạn làm được rồi, có tiền đi nhậu nhẹt, chơi bời, hút thuốc, cờ bạc... Rồi nó sanh cái tánh gì? Kết quả, nó lôi cuốn các bạn, cho xuống bùn nhơ, bản tánh các bạn không còn tốt đẹp như lúc các bạn ra đời nữa. Không có thanh nhẹ, không được nhiều người mến. Trong lúc các bạn làm một đứa trẻ thơ... Một đứa trẻ thơ bồng đi đâu, làng xóm ai cũng muốn, ai cũng ẵm, ai cũng thương... Nhưng mà bây giờ lớn rồi, ra là thấy có người thấy mình muốn đánh mình, ghét mình, là tại sao? Chính mình đã tạo cho mình bất chánh, chính mình đã làm cho mình tối tăm, mất sự trìu mến của chung quanh. (31:05)
Cho nên, chúng ta phải tu để làm gì? Tu là sửa, hướng thượng để đi lên, để thanh giải, trở về nguyên căn. Ít nhất các bạn phải trở về sự ngộ nghĩnh lúc sơ sanh, để mọi người được kính mến các bạn. Chứ các bạn tới đây hung hăng, đè bẹp thiên hạ, để được cái gì ? Chuyện xưa, Tần Thủy Hoàng cũng ngon lành lắm, dữ lắm, nhưng mà ai tôn thờ nó bây giờ? Sự độc tài, ai tôn thờ ở thế giới này? Nhưng mà họ chỉ tôn thờ Tình Thương và Đạo Đức sẵn có của họ thôi. Cái sự độc tài, không ai tôn thờ! Họ “dạ, dạ” nhưng trong tâm không ai kính mến sự độc tài! Cho nên, các bạn phải hiểu, mình không nên làm cho mình trở nên một vị độc tài tối tăm nữa, thiếu sáng suốt, thiếu tình thương đạo đức, thiếu căn bản và thực chất của mình. (32:04)
Cho nên, cái câu niệm “Nam Mô Ngọc Hoàng Thượng Đế Vô Cực Đại Thiên Tôn” là nó bao quát đầy đủ ý nghĩa trong cuộc hành trình, hành hương cho mọi phần hồn đang trú ngụ tại mảnh đất phù sanh này. Cho nên cố gắng tìm hiểu nó, tức là phải tìm hiểu mình, để chúng ta tiến, trong thanh tịnh, mới là tìm được sự tiến hóa. Nếu các bạn tiến trong động loạn mãi, và gây thêm động loạn, thì các bạn tạo cho cái đường lối kẹt và giam hãm phần hồn đời đời kiếp kiếp, sẽ luân hồi lại thế gian, không bao giờ có thiên đàng. Miệng các bạn nói thiên đàng, mà các bạn hiểu được thiên đàng là gì không? ở đâu? làm thế nào mới tiến tới? Các bạn không hiểu được. Hai chữ "thiên đàng" dễ thoát khỏi đôi môi, nhưng mà làm sao để tới? Ta nguyện với Chúa, nguyện với Phật, mà không hành, làm sao chúng ta tiến? Cho nên, chúng ta phải hành. Chúng ta bây giờ đầy đủ... Sự thông minh các giới giúp đở chúng ta. Các vị thánh dạy chúng ta làm một ông thánh hiền; các vị phật dạy chúng ta làm phật... Các nhà tu, hiền triết, muốn chúng ta trở nên một thánh nhân tại thế gian... Nhưng mà chúng ta không chịu hành, làm sao chúng ta đạt được? Chúng ta phải tìm hiểu, chúng ta phải học, chúng ta cần bài học hơn, cần có nhiều hoàn cảnh thay đổi. Bất cứ lúc nào chúng ta cũng chấp nhận. Nếu chúng ta tin Chúa, đó là bài Chúa ban cho chúng ta. Nếu chúng ta tin Thượng Đế, Thượng Đế ban cho chúng ta; nếu tin Phật, Phật ban... thì tự nhiên mọi đàng đều phối hợp, chỉ có quy nhất, chỉ có Chúa cao cả ở bên trên thôi. Cho nên, mọi người phải hiểu: Chúa Tể Càn Khôn lo cho tất cả muôn loài vạn vật, mà chúng ta không hiểu thì chúng ta đi ngược trở lộn lại. Hai chân đi dưới đất, đâu đưa lên trời, mà phải lộn ngược cái đầu đi thì thấy mệt lắm, các bạn ơi ! Đi không mấy bước cũng phải ngã, nếu mà chúng ta lộn ngược lại đi. Cho nên chúng ta thấy ở thế gian sự vay trả trước mắt, đều có với tuổi tác, với hành trình và sự hiện hữu của các bạn hằng ngày: vay, ăn miếng, trả miếng, rõ ràng. (34:46)
Cho nên, tuổi trẻ chúng ta phải ở trong tình thương và đạo đức. Các bạn đi sớm được một bước thì các bạn tự giải thoát được một bước (35.01). Học cái dũng, chịu đựng, anh hùng (?) không tham lam, thực hiện sự thương yêu, vì mọi người trước hết. Các bạn đừng nghĩ vì mọi người mà các bạn đói đâu. Không bao giờ các bạn đói. Các bạn vì mọi người thì các bạn sẽ có đời đời và hưởng đời đời. Đừng có nghĩ sai lầm và gây sự đau khổ cho các bạn. Khó tiến, vô vọng, là ở ngay đó.
Cảm ơn các bạn. (35:33)
(… nghe không rõ)
Tham tầm thế sự đa đoan
Bất hành bất luyện nan thành đạt
Mến cảm Như Lai luận đạo làng
Đạo đời có thấp có cao,
Có thanh có trược có đàm thấy sâu
Chăm lo thế sự mưu cầu,
Bỏ quên chơn tại nhiệm mầu bất minh
Mưu theo thế cảnh tạm tình,
Khổ không biết khổ khó minh dưới trời
Cộng đồng thanh điển thoát lời
Biết ăn, biết nói, biết đời dở hay
Không sao hiểu được hằng ngày
Do ai chuyển hóa thân này khổ đau
Rốt cùng cũng tại cái đầu
Bày cho ngũ tạng ăn sâu cõi trần
Giành ăn mỗi lúc mỗi phần
Đạo tặc cũng vậy thấp tầng càng tham
Đâm ra biếng nhát không làm
Ăn rồi không trả, luận đàm u ơ
Tiêu hao của báu thì giờ
Cộng đồng Trời Phật chuyển cơ thực hành
Không tu lại muốn đạt thành
Nghe đâu có thánh lại giành đi theo
Đâu dè mình đã lem nhem
Không lo tự sửa muốn đem thêm vào
Ma thời chẳng biết ma nào
Phật thời chẳng biết phật cao hay lùn
Nghe Cha cũng lại đùng đùng
Tốn tiền xe pháo như khùng như điên
Tại sao không tự giải phiền?
Cha là con vậy, nối liền tự tu
Từ khôn trở lại thành ngu
Ỷ nơi tha điển, cửa tù ai khai
Chỉ cho thiên hạ là tài
Quên mình là kẻ đóng vai Ông Trời
Run run sợ sợ, tâm đời.
Lạy rồi lại lạy khơi khơi một mình
Học không thấu triệt chân tình.
Bàng môn tả đạo phỉnh mình như không
Trở về luận giải nội công.
Hòa cùng các giới tự tầm tự tu
Tâm minh xét rõ uy nghi.
Càn Khôn Trời Phật đang vì chúng sanh
Chuyển cho hóa hóa sanh sanh.
Tâm hành chơn đạo đạt thành chơn như
Phật minh hiểu được tự cười.
Ta là vũ trụ, người người là ta. (38:17)
Phật tại ngã bất (kiến sắc nhơn? - nghe không rõ). Phật tức tâm, tâm tức Phật. Thanh điển quân bình tư tưởng. Hóa giải sáng suốt hào quang chuyển hóa. Người ta không chịu tu làm sao người ta thấy "ta là phật được"?
Tham tầm thế sự đa đoan : Nghe cái gì ở thế gian cũng động, cũng theo dõi, cũng tìm hiểu, rồi tìm không thấu, bỏ dở. Tất cả những bài vở đều là học lưng chừng, 20%, 30%, 50%, 60%, rồi chán ngán, bỏ.
Bất hành bất luyện nan thành đạt. Không chịu tiến tới, không chịu cố gắng đi tới, không chịu dẫm chân vào mọi sự việc, làm sao thành đạt được ?
Mến cảm Như Lai luận đạo đàm: Mến cảm như lai, chúng ta nguyên lai... cái tiểu thiên địa này, nguyên lai phối hợp với kim, mộc, thủy, hỏa, thổ, rõ ràng.
Cộng đồng càn khôn vũ trụ phối hợp hòa đồng cùng một cái cơ thể xác sáng suốt, thì luận đàm đạo pháp mở đường mà đi. Còn tăm tối thì luận đàm sự tranh đấu giết chóc. Đó, tự kẹt lấy mà thôi.
Đạo đời có thấp có cao. Có thanh có trược, có đàm thấy sâu. Đạo đời thì nó có thấp có cao. Đường đạo thì có thấp có cao, chứ không phải đường nào cũng là đạo được. Tu thanh là khác; trược là khác; tu ngoại cảnh là khác; tu nội tâm là khác; thanh điển hóa giải đi lên là khác. Con đường đạo, nó cao sâu có thanh, có trược, có đàm thấy sâu. Chúng ta phải thực hành chúng ta mới thấy được chiều sâu của chơn lý.
Châm lo thế sự mưu cầu. Bỏ quên chơn trạng nhiệm mầu bất minh. Đó, chúng ta cứ theo kinh, theo kệ, theo chuyện ngoài, theo cái hay của thiên hạ mà không hiểu. Cứ cầu nguyện, cầu xin hoài, mà không hiểu. Bỏ quên chơn trạng nhiệm mầu bất minh. Không chịu khai thác lấy mình để hiểu cái cộng đồng của càn khôn vũ trụ, vạn linh hợp nhất. Quy nguyên chỉ có một mà thôi, đâu có gì mà phải lo, phải bận? Cha mẹ, anh em, vợ chồng, rốt cuộc mọi người hiểu, thức giác lấy nó rồi, chỉ có một. Trời Phật, cộng đồng hiểu lấy nó, mỗi một đơn vị hiểu lấy nó rồi, hợp nhất, không có cái gì bị kẹt hết.
Mưu theo thế cảnh tạm tình. Khổ không biết khổ khó minh ý Trời. Cứ nương theo thế sự tạm tình. Chuyện bề ngoài không à, trú ngụ ở bên ngoài, bỏ bên trong, ta bà, không biết mình là ai. Khổ không biết khổ khó minh ý Trời. Gặp cái chuyện trở ngại, than trời trách đất, nhưng mà không biết cái khổ đó là cái gì! Đó là bài học, bài học quý báu cho mình tiến hóa. Phải chấp nhận, thầm thì với trời đất. Chấp nhận cái đó để học để tiến hóa; một cuốn kinh quý báu của Trời sắp đặt cho mình, tại sao không học, không luyện, không tập, không ngâm nga, không ý thức cái cảnh quý báu thiên nhiên Trời Phật đã cho chúng ta, để tiến mau hơn, giải nghiệp sớm hơn! (42:10)
Cộng đồng thanh điển thoát lời. Biết ăn biết nói biết đời dở hay. Cộng đồng thanh điển mới thoát lời được. Mà không có cộng đồng thanh điển thì mọi người đâu có nói ra tiếng được. Âm thinh đâu có xuất phát được. Cho mình biết ăn biết nói biết đời dở hay, biết chuyện này chuyện nọ, nhưng mà không dám đi tới! Cứ sợ mãi. Tu cũng sợ, sợ đủ thứ hết, sợ ma sợ quỉ, mà chính mình ở trong đó có ma quỉ! Ma tham, ma sân, ma si, đủ thứ ma trong mình mình đó mà không biết giải nó đi; không biết luyện cho nó sáng suốt, từ con ma trở nên cộng đồng của trời đất thanh nhẹ, mà không hiểu, thì phải bị kẹt.
Không sao hiểu được hàng ngày. Do ai chuyển hóa thân này khổ đau : Không sao hiểu được hằng ngày... lại có ngày, có đêm, để làm gì đây? “A... bữa nay tôi vui, rồi chút nữa tôi buồn ngủ, đi ngủ..." để làm gì ? Một cơ hội để thanh lọc. Thanh lọc cái gì? Thanh lọc phần hồn, biết trược, biết thanh. Do ai chuyển hóa thân này khổ đau ? ... Cũng ăn, ngủ, ỉa, như thiên hạ nhưng mà cảm thấy sự đau khổ, tại sao? Do ai chuyển hóa? Ngọc Hoàng Thượng Đế dạy mọi người học: từ cái khổ, đi tới cực khổ, vô cùng khổ, không còn khổ! Có bao nhiêu đó mà không chịu học.
Rốt cùng cũng tại cái đầu : Thấy hông, quy nguyên cũng tại cái bộ đầu, chuyển hóa về thanh điển. Bày cho ngủ tạng ăn sâu cõi trần. Đụng phải mọi sự việc rồi mới hiểu.
Giành ăn mỗi lúc mỗi phần. Cao tầng cũng vậy thấp tầng càng tham. Thấy hông, cái bộ đầu mà nghĩ chuyện ăn không à, giành giựt không à, thì ở dưới ngũ tạng nó lại tham dâm chớ sao nữa! Thấy cái gì cũng la đẹp, thấy cái gì cũng đòi hỏi, thì ở dưới nó bắt chước Chủ Nhơn Ông.
Nhưng mà cái đó là cái gì ? Cái đó là bài học. Mà bài học tối hay là sáng ? Sáng thì nó khác: mỗi lúc nó gặp được một cái gì, nó nghĩ đến chơn lý, đó là Bề Trên đã chiếu hóa cho nó rồi. Nó có công tu, và nó được hưởng sự triền miên nới rộng của chơn lý - Bề Trên đã chuyển cho nó. Đó, thì tự nhiên bên trên nó tham, đó là tham về hành tiến, đối với người tu, thì bên dưới nó mới sửa được. Còn nếu mà cứ giữ nguyên trạng như thế gian, dụng cái đầu mình lý luận này kia, kia nọ, rồi thét dạy cho ngũ tạng ăn sâu cõi trần.
Giành ăn mỗi lúc mỗi phần. Cao tầng cũng vậy thấp tầng càng tham : Nó tham hơn... Còn người tu thì ngược lại cái tình thế đó.
Đâm ra biếng nhát không làm. Ăn rồi không trả luận đàm u ơ. Đó, đâm ra biếng nhát, không làm. Ăn rồi không trả, không chịu trả. Không chịu thực hành mà lấy gì trả? Rồi đâm ra đi cúng bái, lập chùa lập miễu, đủ thứ hết... rồi luận đàm u ơ, bày đủ kinh kệ, cuộc rồi không có thằng nào tu được hết trọi, không hiểu gì hết, tu hoài mà không biết mình là ai. Rồi nhờ ông Phật không à. Nhờ ông Trời không à! Rồi làm sao ? Bây giờ mình xét, một bầy con mình không đứa nào chịu học hết... Cái gì cũng có cha có mẹ lo... Tui không học, tui không sửa mình, rồi hỏi cha mẹ nghĩ sao đây? Thấy không ? Cho nên, có đời cho chúng ta học rõ ràng, có đạo cho chúng ta (… nghe không rõ) tại sao không tự hành tiến? Rồi bày ra đủ thứ hết, nhưng không có cái gì xài được hết ! Tại sao không xài được ? Ở trước mắt thấy hay vậy, nhưng mà cái cơ thể, cơ tạng chúng ta không có thì giờ để chờ đợi những cái chuyện chậm chạp như thế đó được! Phải cố gắng thực hành! sửa mình để tiến! Cái đó là cái quan trọng. Chớ còn cứ chờ hoài, cứ u ơ hoài thì sao được?
Phí hao của báu thì giờ. Cộng động trời phật chuyển cơ thực hành : Của báu thì giờ rất nhiều, chúng ta rất nhiều của báu... Nếu mà không có cơm ăn, không có áo mặc, không có thì giờ giáo dục, và không có thanh điển hỗ trợ chúng ta, làm sao chúng ta đi, đứng, ngồi, nằm được? Rồi cứ phí hao của báu thì giờ, thời gian rất là quí báu, việc của cộng đồng... (Hết băng, 47:10)