00000000L20
Đức Thầy giảng:
Đến đây chúng ta mới thấy rõ rằng chúng ta không phải là người ở đây sản xuất. Thấy cái nguyên lý sản xuất chưa? À, của bên trên xuống chớ không phải người thế gian, tôi đã nói nhiều lần. Hôm nay đọc ra mới thấy không khác gì mà tôi đã nói, là tất cả chúng ta không phải là người ở đây, không có ai chế chúng ta ra được hết. Chúng ta có quyền sống tự do trong tâm thức, mà tâm thức của chúng ta muốn thế nào? Muốn hướng thượng hay là muốn làm những điều ác, tranh chấp và sống trong cái chỗ eo hẹp? Muốn đi đường lớn hay là đi đường hẹp? Đó, đi đường hẹp thì cứ đem tham, sân, si, hướng hạ, mà đi đường lớn thì cứ đem tham, sân, si hướng thượng.
Cho nên may mắn nhứt là chúng ta đã có cái pháp. Dù tâm sao lãng nhưng pháp thực hành rồi nó cũng nhắc nhở phải ăn năn hối cải và trở về với sự chơn giác của chính mình. Thì mới thấy rằng chúng ta đâu có phải là người phàm ở thế gian đâu. Tôi nói các bạn không phải người phàm, một nguyên linh của Trời Đất mà liên hệ với Càn Khôn Vũ Trụ là một, mà không chịu ý thức điều đó mà cứ xưng mình là thứ yếu hèn mà không chịu khai thác cái cơ năng sẵn có của chính mình để thực hiện cái hòa đồng của tam giới, cho nên thua thiệt, rất thua thiệt. Thua thiệt ở chỗ nào? Càng ngày càng ở trong cái vị trí eo hẹp, rồi cái vị trí eo hẹp nó làm cái gì? Nó dẫn ta đi xuống cái chỗ tăm tối, tranh chấp vô lý.
Mà ngày hôm nay chúng ta trong giây phút ta đi Thiên Đàng chơi đó, nghe người ta thuật lại Thiên Đàng, và tâm hồn, trong tâm thiền chúng ta thấy họ nói đó, chúng ta đến đó, có cái ý niệm, có cái khái niệm đến đó rồi. Rồi bây giờ chúng ta có cái pháp tu để tháo gỡ những cái gì mà trói buộc mà chúng ta không có đi được. Chúng ta còn ngồi đây lo cho người này, lo cho người kia, lo cho người nọ, là cột cái tâm, làm sao chúng ta bay được. Thấy chưa? Cái chuyện lo đó là Lão Mẫu đã lo rồi! [02:02]
Cho nên kỳ này “Đạo Tâm” đã cho các bạn thấy, nghe lại cuốn Đạo Tâm, Diêu Trì Kim Mẫu đã khóc biết là bao nhiêu, nhắc các con Ngài trong cái bài ngâm (02:16 nghe không rõ) của Lệ Ba, các bạn thấy, cái tình yêu thương và phân tách từ li từ tí để cho các bạn đi/ thức tâm… (có mp3/mp4 có từ “đi”. Có mp3/mp4 có từ “thức tâm”) có gì sung sướng bằng, có gì cởi mở bằng, có gì thương yêu bằng, và chỉ ta chịu nhận hay là không. Nếu chúng ta nhận thì ta dễ về không. Về cái nguyên căn “không” thanh nhẹ chúng ta mới trở về cái cõi đó được. Còn chúng ta ôm sự bận bịu so đo thì làm sao mà chúng ta tiến hóa được. Tất cả đều sắp đặt hết rồi. Cũng như cha Nhẫn Hòa đã giảng rằng, đều nằm trong luật hết, các con là ở trong luật, không có ngoài luật, tại sao con phải sợ người này, sợ người kia làm chi!
Sợ tâm mình xấu!
Luật Trời là thương yêu cởi mở, mà tâm mình cứ nghĩ gắt gao, hành hạ, làm sao tiến? - Tâm mình eo hẹp!
Tâm mình vô tư mà bị trở lại sự ưu tư, phải nặng không? Phải che lấp không? Phải tắt đèn không? Rồi bây giờ than trách với ai? Ai làm nấy chịu!
Cho nên tình thương của Thượng Đế, của Lão Mẫu là phải mở thêm Địa Ngục nữa, để làm chi? Chiều con, và cho nó có cái cơ hội đau khổ nó mới chịu thức tâm. Bình sanh ở thế gian, hoàn cảnh đã dạy nó, nó còn chưa chịu thức tâm. Nó nói: “Tôi có chồng, tôi bỏ thằng này, tôi lấy thằng kia, tôi bỏ thằng này, lấy thằng kia, lấy chục thằng mới có kinh nghiệm”, nhưng mà cái khổ (nghe không rõ)… nó đâu có biết. (03:54 ở video Thầy có nói một vài câu ở đoạn này). Còn thằng kia nó nói: “Ôi xời, tôi qua đây lấy vợ Mỹ”… lấy, lấy tùm lum, rồi bị khảo rồi mới “Trời ơi, chết cha mình ngu”. Rốt cuộc mới thấy ngu! Vậy chứ bây giờ có người ta nhắc và thấy rõ cái nguyên linh của mình, chớ không phải thấy cái xác. Nãy giờ nói không phải thấy cái xác, thấy cái nguyên linh, thấy cái phần hồn. Nguyên linh tròn đầy cũng như là Vũ Trụ, mà sự biến chế đó là phối hợp của ngũ hành mới cấu trúc thành một cái cơ thể siêu nhiên này.
- Và cái tâm hồn chúng ta tại sao không hướng về siêu nhiên, còn dại dột gì không tự chủ?
- Ta phải tự chủ! Ta phải nắm lại cái quyền năng sẵn có của chính ta!
Ở đời, chúng ta biết tha thứ và thương yêu thì cái đầu óc, cái sự sáng suốt của chúng ta nó mới nẩy nở. Mà không biết tha thứ và thương yêu thì cái sự tăm tối nó sẽ tràn ngập hận thù.
Tưởng đâu tôi trừng trị người đó là người đó tiến (phút 04:59, mp3 và mp4 của nơi khác, nghe như không phải từ “tiến”)…. Chính tôi trừng trị người đó, tôi thụt lùi, mà người đó tiến hồi nào tôi không hay. Thấy chưa? Vì mình chưa đủ quyền năng. Còn quyền năng của Ông Trời đặt luật rồi thì có quyền trừng trị. Trừng trị ở chỗ nào? Cái luật này là đi xuống mà cái bên này là đi lên, thì bây giờ đã có thang máy rồi, đứng ở đây cái nó đi lên, mà không nghe lời, đứng đây là nó đẩy ra, nó đi xuống, thấy chưa? À, cho nên đạp trật một chút là sai một li đi một dặm. Đường đi của chúng ta rất rõ ràng, có tam giới: thượng, trung, hạ, làm Pháp Luân Thường Chuyển cho nó khai mở, rồi thanh lọc cái hạ giới cho nó ổn định. [05:40]
Cho nên tại sao Lão Mẫu và Thượng Đế phải lập cái thế gian để làm gì? Ban đầu tưởng gởi Tiên xuống lập cho nó ổn định. Tiên xuống mê trần luôn. Bây giờ xuống, đem những người truyền pháp nhắc cho nó biết. Mà người truyền pháp là người nào? Cái người mê trần nhứt thế gian, là bị đau khổ nhứt thế gian, mà luân hồi nhiều kiếp nhứt thế gian mới được làm giáo chủ. Nó qua nhiều cảnh khổ rồi. Nó đã gỡ rối cho nó rồi, nó mới nói cái thực hành để cho người khác gỡ rối. Là nó rút ngắn con đường cho mọi người được tiến trở về nguồn cội.
Chớ cái người mà lên truyền pháp hay làm giáo chủ không phải dễ. Phải biết ăn phân, phải biết uống nước tiểu, phải biết cái gì dơ nhứt, không chê, không chán, thấy đó là luật, mà cái luật đó là cái luật phổ độ để cho tâm linh tiến hóa.
Cho nên ở thế gian đã thấy nhiều rồi, con người bị khinh khi nó mới chịu đi học; xin chén cơm còn đá chén cơm nữa, nó tức nó mới học, thi thành trạng nguyên. Thấy không? Rồi hoàn cảnh nó ràng buộc nhiều quá, bây giờ chúng ta tức chúng ta mới tu, chúng ta mới thành Phật. (cười)… Hoàn cảnh vày xéo; thấy nó ác lắm nhưng mà nó là ân nhân. Không có hoàn cảnh thì không có bao giờ có cơ hội tiến. Hoàn cảnh là ân nhân, thấy chưa? Sau cái đau khổ rồi chúng ta mới thấy, nhờ cái hoàn cảnh, ngày hôm nay tôi có cái vị trí tu. [07:20]
Chính anh Lạc từ nhỏ muốn tu, mà tu đâu có được! Gia đình nghèo, phải đi học; học hết mình để có cái bourse đi ngoại quốc, rồi đi du học. Du học mà phải lo gia đình, lo báo hiếu; không dám ăn, không dám mặc mà để nuôi dưỡng cha mẹ. Cái đó là cái hoàn cảnh để dẫn anh đi tu; tu từ giai đoạn, ngày nay mới được bước vào làm một Hội trưởng của người tu - Không phải chuyện dễ! Hội trưởng của người tu chớ không phải Hội trưởng của người đời. Khó lắm à! Thì nhân cái cơ hội này mà để thực thi cái đại nguyện của chính mình. Phải sáng suốt, phải thanh tịnh, phải học hỏi, phải nhẫn hòa.
Cho nên, anh Lạc bị chửi rất nhiều. Người khác là đã bỏ rồi, ai làm làm chi, chuyện không công mà bị nó chửi hoài. Nội Trần Văn Trường chửi cũng đủ mệt rồi; gặp Lạc đâu là chửi đó, nhưng mà Lạc lúc nào cũng tiếp rất niềm nở (nghe không rõ).
Hỏi chớ, hai người có phải có tu không? Hai người cũng đã tu từ nhiều kiếp, bây giờ mới tương ngộ với nhau để trao đổi trong chu trình tiến hóa. Đó là một cái ân phước rất lớn, và sẽ đi tới. Các bạn phải nhìn những cái gương lành đó mà học, khuyến khích nhau, rồi tu tiến. Chúng ta không phải ở, gặp ở cõi này nữa, cũng sẽ gặp một cõi khác nữa, rồi chúng kể lại cái chuyện tiền kiếp tu học lôi thôi, rồi cố gắng, rồi cha lên, cha xuống... rồi chúng ta mới biết đường cha đi, ta bắt chước ta đi theo. Cha lên, ch xuống, cha nào cũng hữu ích hết, không có cha nào nói bậy. Cha nào cũng khuyên mình tu thôi. [09:18]
Tại mình không chịu tu, rồi mình đâm ra mê tín, rồi cái thứ cha giả nó xâm chiếm, nó hưởng ngũ vị, nó cũng mượn xác tu thôi. Thấy không? Cũng trên đà tiến hóa tu học. Cho nên ông Trời vẫn để họ làm, nhưng mà tội ai nấy chịu. Người nào đi sái luật thì người đó phải chịu luật. Luật phạt. Luật là công bằng. Thế gian ai cũng thích tự do, mà ông Trời không tự do sao? Có tự do, mà có luật
Xứ Mỹ là tự do đây này, mà đèn xanh, đèn đỏ, đi ngược là nó đụng bể đầu, phải không, ráng chịu. Thấy không?
Cho nên cái nghiệp là cũng như đụng xe vậy đó, bể đầu. Hồi đó chị Hoa chỉ yêu anh Quang đó, rồi tưởng yêu sung sướng, dẫn đi chụp hình… “Chụp gì, bây giờ năm, bảy đứa, chụp gì, tôi không chụp hình nữa, mệt lắm”. (cười)… Năm, bảy đứa… (cười)… “Ông làm gì mà giờ tôi có năm, bảy đứa, nó mệt quá”! Thấy không? Đó, nghiệp đó!
Đụng đầu rồi, đụng rồi mới biết, mới thức tâm, mới lo tu, mới thấy rằng: “Ô cho, cha mẹ mình thương mình; cũng như mình biết thương con mình, mình mới biết thương cha mẹ mình. Rồi ngày nay mình làm mẹ mình mới nhớ rằng, Diêu Trì Kim Mẫu, mình thế Thiên hành đạo, thay Ngài làm một việc tốt cho con, thương yêu con, xây dựng con và lái lèo cho nó đi tới con đường chân chính - là trách nhiệm của người mẹ hiền. Cho nên cái “Đạo Tâm”, Diêu Trì Kim Mẫu cũng có nói, “Con thay mẹ hiền. Mẹ đã làm mẹ, bây giờ con là mẹ, con phải vì con hơn nữa, con phải thương yêu con hơn con hơn nữa, tức là con sẽ thương yêu nhơn loại hơn nữa, thì lúc đó là con được trở về nguồn cội”.
Cho nên cuốn Đạo Tâm nhắc đầy đủ hết, không có thiếu một phận sự nào. Cho nên hôm nay, hôm qua tôi nói lộn ngày rằm, chứ bữa nay ngày rằm, tôi thấy (nghe không rõ) thì nói vậy thôi; tôi cũng không ngày, không giờ gì. (cười)… Rồi tối nay mình sẽ vui, ha! Ờ, tối nay mình sẽ vui. Đến đây là tôi thấy… Nãy giờ vui không?
Các bạn đạo: Dạ vui!
Đức Thầy: Thì ráng vui với chính mình và cởi mở ra để đem cái vui an lạc của kỷ nguyên này độ cho tất cả, nhà nhà yên vui, ha! Thì thôi, các bạn cho phép tôi nghỉ ha! [11:52]
Kết thúc buổi học ngày 7 tháng 10, 1987
Sang buổi học ngày 8 tháng 10, 1987
Đức Thầy: Đêm hôm ngủ có ngon không? Có buồn không? Có cảm thấy có phần sung sướng không?
Bạn đạo: Dạ có!
Đức Thầy: Tại sao có sự cảm thấy sung sướng? Thấy bản năng được hồi sinh! Thấy không còn bơ vơ, không còn đau khổ, có trên có dưới, có sự hòa đồng nó đang nung nấu và ôm ấp tâm hồn. Thấy không? Với cái cảnh này, thế gian có mấy chỗ? Thì phải nhìn ra trên bình diện nhân loại, số người này có phước nhiều hơn, thấy rõ chưa? Vui mà không biết làm sao vui, không có vận dụng cái khả năng mình để hiểu cái giá trị của cái vui đó, thành ra mình cứ nói vui mà không biết sao vui! Tôi không có chèn ép ngũ tạng tôi nữa. Tôi không có uy hiếp tôi nữa; có sao ăn nấy cho nó ấm một chút.
- Mà cái gì tôi ăn nhiều nhứt?
- Tôi ăn toàn là cơm tinh thần, cởi mở, dẫn tiến phần hồn từ cõi này tới cõi nọ; đem tôi trở về với chỗ thức tâm chánh giác trong mấy ngày học hỏi trên đường đi tầm đạo, trên đường truy tầm chân lý mà để đả phá tất cả những sự ngại nghi trong nội tâm, nội thức. [13:18]
- Khi ta vận dụng sự sáng suốt và dẹp bỏ sự ngại nghi trong tâm thức thì ta thấy gì?
- Thấy rõ vô quái ngại.
Bây giờ mọi người sống sao cũng được, thấy luật rồi, sống trong luật rồi. Cái luật tự nhiên và cái luật siêu nhiên, hai cái nó hòa hợp để cho tâm thức được cảm hóa, hiểu Địa Ngục là đâu, Thiên Đàng là đâu!
- Tại sao những người giải thoát lại vận dụng đủ thứ để đem cho những người chưa giải thoát biết đường đi; mà thấy rõ cái đường đi nó nằm ở đâu?
- Nó nằm ngay trong tâm!
- Tâm ở đâu bây giờ mà thấy? Làm sao tìm ra cái tâm?
Cho nên người tu đạo, cứ tu nhứt kiếp, ngộ nhứt thời; bất ngờ mới thấy cái tâm tôi. Tu hoài, tu mãi, kiên trì qua nhịn nhục, qua thử thách rồi từ đó nó mới bộc lộ cái chơn tâm, bản tánh nó hồn nhiên. Khi nó gặp người tai nạn, nó chỉ biết cứu không mà nó không biết cái bản thân của nó. Đó là tâm nó rồi. Thì chúng ta ngồi đây học đạo, thấy Thầy giảng, thấy cha giảng, toàn là cái gì? Có phải suy tư để giảng không? Không! Luôn luôn với cái tâm hồn nhiên hòa với siêu nhiên tận độ chúng sanh.
Trong lúc đó, tất cả những người ở dưới ngồi thấy sung sướng: “Tôi cảm nhận sự thương yêu tôi đang ôm ấp trong lòng, sự hòa ái tương thân là một; tôi thấy đường đi, mà tôi phải giữ lấy tôi đi; giữ lấy cái tâm, tôi đi. Mà từ khi tôi bước vào cái tâm rồi thì tôi bỏ tất cả những cái chuyện động loạn ở bên ngoài tôi mới thấy tâm, là bất ngờ trong giây phút đó. Nhà cháy, tôi nhảy tôi cứu người ta. Tuy tôi không có phương tiện mà tôi vẫn cứu.
Thì đây là cũng như nhà cháy, Trời Phật xuống cứu ta, thì ta phải nhận cái sự hồn nhiên tự tại đó mà để chúng ta tiến thì mới thấy cái tâm. Tâm ở các nơi. Tâm ở trong, tâm ở ngoài, lúc nào cũng sẵn sàng, chớ cái tâm không phải tính; tính là không có tâm. Tâm không bao giờ tính, rồi mới thấy đó là tâm từ bi. Rồi kết luận nó là: Từ bi là sức mạnh. [15:49]
Như tôi đã thường nói: Nhà cháy, một người đàn bà có thể ôm cái tủ sắt chạy tuốt ra ngoài đường, vì tự nhiên có sức mạnh, vận dụng sức mạnh và thấy cái của đó là quý nhứt, ôm chạy.
- Mà ngày hôm nay chúng ta thấy cái tâm chúng ta là quý nhứt, chúng ta làm thế nào?
- Phải hồn nhiên trở về với chơn tâm, ngự hẳn trong tâm, hòa với tất cả Càn Khôn Vũ Trụ là một, huynh đệ tỉ muội là một, tất cả là một, thì nháy mắt chúng ta đã cứu người rồi.
Chúng ta không có làm ô trược bất cứ nơi nào. Nếu tâm chúng ta quy nhứt, ngồi đâu cũng là an lạc, ngồi đâu cũng đầy xán lạn quy nhứt. Thiên, địa, nhơn quy nhứt, tất cả vạn linh đều là một. Chúng ta đã ý thức rõ rồi, nguyên khí của trời đất nuôi dưỡng cây cỏ, thú vật, con người là một. Nếu ông trời mà cứ lo từ thứ, từ thứ là biết chừng nào mà lo được. Cho nên cái nguyên lý đó là chiếu cho vạn linh, mà vạn linh phải tự lo. Đó, bây giờ các bạn là tự lo. Cho cái cơ cấu làm việc, ăn, ngủ, ỉa, tham sân si, hỉ nộ ái ố dục, tự lo để khai mở nó. Ta biết có tâm rồi thì vạn linh cũng có tâm. Ta hướng tâm về vạn linh và tận độ vạn linh trong Tiểu Thiên Địa này thì cái tâm quy nhứt, nơi ta nó mới có, cái thức hồi sinh nó mới phục hồi dễ dãi, đầy sinh khí tương giao với cả Càn Khôn Vũ Trụ, cởi mở vô cùng. Cho nên chúng ta thấy rõ cái đường đi rồi. Cực nhọc, khổ đau, người nào cũng phải trải qua hết rồi, bây giờ chúng ta tìm con đường nhẹ nhàng.
Hôm nay ta tiếp tục đi lên Thiên Đàng lần nữa!
Bê! Cho cái kiếng đi! [17:51]
HỒI NĂM
LẠI DẠO CUNG THÁI THANH
NGHE THÁI THƯỢNG ĐẠO TỔ THUYẾT PHÁP
Phật Sống Tế Công
Giáng ngày 29 tháng 6 năm Kỷ Mùi (1979)
Phật tại Linh Sơn mạc viễn cầu
Linh Sơn chỉ tại nễ tâm đầu
Nhân nhân hữu cá Linh Sơn tháp
Hảo hướng Linh Sơn tháp hạ tu.
Phật ở Linh Sơn chớ kiếm xa
Linh Sơn ở tại đáy tim ta
Linh Sơn tháp báu người người có
Mau tới Linh Sơn tháp đó tu.
Đức Thầy giảng:
Cái Linh Sơn của chúng ta ở trong cái đầu tâm, là trong cái khởi điểm tu học, thì thấy cái đầu tâm. Khi xuất ra thì chúng ta thấy tất cả bầu trời xán lạn, sao chiếu mênh mông, nhưng mà đó là tới cảnh Linh Sơn. Rồi nhiên hậu chúng ta trụ được trên trán này này, ngay chỗ này là cái Linh Sơn, mới ngồi đây thiền 24/24, đó là phần hồn ngay trung tim chơn mày. Đó! Thì có phần điển mới nói đó. Còn người tu này là tu phước mới nói là trong cái tim. Mà người tu về Vô Vi là Linh Sơn phải dụng điển khai mở được trước trán đó. Thì ngày nào chúng ta cũng ở đó, chúng ta đâu có tranh chấp. Nếu mà xuống cái con tim là gặp phải sự tranh chấp, mà ngự ngay chỗ đó là không có tranh chấp, lúc nào nó cũng mát, thanh nhẹ; ngay giữa trung tim chơn mày. Nó trên trung tim chơn mày một chút, nó ngang cái chỗ này. (Thầy chỉ giữa trán) Đây, đây, sơn đây, chữ sơn đây này, đây sơn này... Đó, đây là núi này, cái Linh Sơn nằm ở chỗ đây.
Cho nên tại sao nhiều khi các bạn hỏi tôi cái gì thì tôi ngồi đó và tôi trả lời liền, tôi không phải vận dụng ở dưới này để trả lời. Không! Đó là trì trệ, tu mà gom điển rồi thì ở Linh Sơn làm việc, hỏi là đáp liền, phóng điển từ bi, từ quang phóng liền tức khắc.
Cho nên các bạn đến với tôi, nhiều việc các bạn muốn hỏi lắm, nhưng mà gặp rồi, ngồi xuống, nhìn mặt cái nó quên hết - chiếu thẳng vô cái Linh Sơn của các bạn, rồi tự nhiên nó được thanh lọc thay vì lận đận nói hoài, nhưng mà chỉ ngồi đó một chút, hưởng rồi đi cũng đủ rồi. [20:22]
Tế Phật: Bài thơ đạo trên đây tin rằng nhiều người hiểu thấu được ý nghĩa sâu xa của nó, cùng chân nhận rằng nếu như miệng lưỡi chỉ ê a tụng niệm mà mong đắc đạo thì chẳng thể được nào, bởi lẽ từ khẩu tới tâm còn cách quá xa. Trong thơ nói Linh Sơn vốn là Tâm Đầu Sơn, tức ngã rẽ của nẻo lên Thiên Đường và ngả xuống Địa Ngục, các linh hồn sau khi chết phải tái đầu thai làm kiếp người, hay chịu hình phạt đọa Địa Ngục, hoặc có phước được lên Thiên Đường; hết thảy các linh hồn đó đều bắt đầu từ ngã ba này. Chúng sinh dưới gầm Trời muốn tu tâm hỏi đạo hẳn là chẳng cầu đâu xa, chỉ cần cầm mảnh gương tròn mà soi, rồi tìm hiểu cho kỹ bộ mặt thật của mình xem là đẹp đẽ hay xấu xa? Tự vấn lương tâm xem là thiện lành hay hư đốn, khi ấy chắc chắn sẽ tìm thấy Linh Sơn ở ngay chính giữa tâm ta, quả là một sớm lên non đột nhiên thấy Phật cùng tìm ra ngả lên được Thiên Đàng rồi vậy. Bữa nay ta lại hướng dẫn hồn phách thánh bút Dương Sinh dạo thăm cõi trời viết sách. Dương Sinh mau lên đài sen.
Đức Thầy giảng:
Cho nên đọc ở trong này chúng ta thấy cái phương pháp công phu của Pháp Lý Vô Vi về cái Soi Hồn hay lắm, rất nhanh, mở Linh Sơn rất nhanh, giải hỏa tâm mà mở trước trán luôn. Cho nên các bạn, nhiều bạn nó ê chỗ đó là ngồi đâu thích cứ nhắm mắt, nhắm mắt, nhưng mà nó rút cái phần đó, nó mở cái phần đó ra.
Đó! Cho nên cái phương pháp công phu này nó đi nhanh hơn những cái gì trong này nói. Những cái này nói là về tu tự nhiên, tu phước mà thô! Còn cái phần Soi Hồn, Pháp Luân, Thiền Định, thì nó đi ngắn hơn, nhanh hơn. Cho nên khi các bạn nắm được cái pháp này là nhanh hơn những cái phương tu ở trong cuốn sách này. [22:38]
Dương Sinh: Con đã sửa soạn xong, kính mời ân sư lên đường...
Tế Phật: Bữa nay lại tới cung Thái Thanh để lạy mừng cùng xin thọ giáo Thái Thượng Đạo Tổ, hai thầy trò mình ngồi trên tòa sen phơi phới bay lên cõi Trời tới nơi tới chốn bình yên vô sự.
Dương Sinh: Hình như bữa nay rất nóng?
Tế Phật: Đã gần tới Nam Thiên Môn thực quá mau lẹ, đây là ranh giới của tầng đại khí nên chẳng còn không khí, và vì tốc độ bay của chúng ta quá nhanh cho nên con mới có cảm giác nóng bỏng như vậy.
Dương Sinh: Thưa, khi lên tới cõi Trời có còn không khí chăng?
Tế Phật: Con chẳng từng nghe phi hành gia lái phi thuyền vượt ra khỏi tầng khí quyển, toàn thân họ phải bọc kín, cùng mang theo bình dưỡng khí để hít thở còn không chẳng thể sống nổi. Hiện thời người trần gian còn bất lực trong việc đem thân xương thịt lên sống tại cõi Trời, cần phải tu tới mức thân trở thành kim cương mới mong thích ứng nổi, còn thân trần thế tới đây hẳn biến thành xác chết cứng đơ. Do đó hy vọng người đời nghĩ tới việc tu đạo để khi thành đạt dời được chỗ ở của mình lên chốn hư vô, có đem tâm phóng vào cõi thái hư mới có thể nhẹ nhàng tiêu dao và tồn tại ở nơi đó được. Con từng biết chỉ trong nháy mắt là lên tới mặt trăng, tư thái phơi phới sống đời hồn nhiên tự tại của các vị Tiên Phật đã chứng minh nguyên lý chỉ có khí thanh mới lên cao nổi mà thôi. Vì vậy Tiên Phật đã luyện tinh hóa khí, khí hóa thần, thần trở về hư không đại định, luyện thân xác thành thân pháp, nhìn sắc như không cho nên khi tới đây mới dễ dàng thích ứng với hoàn cảnh sống ở tại Thiên Đàng. Mong người đời ghi nhớ rõ điểm này.
Đức Thầy giảng:
Cho nên, cái này là nói ra là để chứng minh cái hồn đi, cái hồn của Dương Sinh đi chớ không phải cái xác của Dương Sinh đi. Cho nên nhiều người đọc còn lầm là cái xác của Dương Sinh đi. Cái hồn, cái hồn phách, hồn phách của Dương Sinh được đi. [25:11]
Dương Sinh: Thưa ân sư, Vũ Trụ tạo hóa cớ sao lại kỳ diệu đến như vậy được?
Tế Phật: Tạo hóa đã đem các tinh cầu sắp xếp có trật tự trong Vũ Trụ, cho nên cứ theo đường quỹ đạo mà vận hành, hấp lực của lòng đất sinh ra các luồng đại từ trường, từ trường phát ra sóng điện để giữ cho các tinh cầu luôn luôn vận chuyển đúng đường, không va chạm cọ xát lẫn nhau. Đó là sự sắp xếp vô cùng khéo léo và vĩ đại của đấng thần linh chủ tạo vật. Thế giới ngày nay nhờ khoa học kỹ thuật tiến bộ đã chế tạo được phi thuyền thám hiểm các hành tinh, có thể nói là đã đoạt mệnh trời vì giống như kẻ không tu tâm sửa tính lại được mở huệ nhãn nhìn thấu thế giới khác một cách tỏ tường. Dựa vào phương tiện của khoa học để tìm hiểu không gian, bất quá chỉ thấy được cái hình chất thấp kém bề ngoài, còn cái hồn sống cao siêu của các cõi Trời lại bất lực, vô phương tìm hiểu, chẳng khác nào kẻ nhìn mặt đại dương bao la chỉ thấy một màu xanh biếc, sâu thẳm, còn đáy biển chất chứa biết bao điều bí ẩn của trời đất thử hỏi làm sao nhìn thấy được hết?
Dương Sinh: Thưa, ân sư vừa tiết lậu những điều cực bí ẩn của Vũ Trụ, con mới được nghe lần đầu, nếu như đem công bố cho cả thế gian đều biết hẳn là ngàn đời còn mãi lưu truyền.
Tế Phật: Nói về thiên cơ thì vô cùng, những điểm tiết lộ vừa rồi chỉ mới là một chút đấy thôi, còn biết bao nhiêu điều bí ẩn khác có thể cung cấp cho người đời thấu tỏ. Hai thầy trò mải mê bàn luận lẽ đạo, thoáng giây đã tới trước cửa cung Thái Thanh. Bữa nay chốn này yên lặng vắng vẻ vô cùng, bên gốc cây, trong nhà mát nơi nơi các đạo sĩ hài đồng nét mặt ân đức từ bi đều ngồi nhắm mắt dưỡng thần, không vương tà khí, ngời sáng vẻ thiên chân.
Dương Sinh: Thưa ân sư, toàn thân các vị đó đều tỏa sáng, không rõ họ tu luyện theo pháp môn nào?
Tế Phật: Họ đang vận chuyển “huyền công” tâm rỗng tựa hư không, đó là cách sử dụng đạo hạnh tối thượng thừa, hết sức tự nhiên như viên ngọc quý không vương chút bụi trần, chỉ tỏa chiếu hào quang sáng ngời. Chúng ta không thể ở tại đây lâu, phải mau vào cung thỉnh giáo Đạo Tổ.
Dương Sinh: Thưa hay lắm, con trâu xanh một sừng thảnh thơi bên gốc cây coi vẻ rất an nhiên tự tại.
Tế Phật: Trâu này không phải là trâu phàm, vì mỗi cử chỉ đều biểu lộ phong thái chân tu. Chúng ta phải vào trong điện lắng nghe Đạo Tổ thuyết pháp để mở trí.
Dương Sinh: Thưa vâng... Ngu sinh xin cúi lạy Đạo Tổ, bữa nay theo ân sư tới đây để kính xin Đạo Tổ ban lời chỉ giáo.
Đạo Tổ: Miễn lễ, hai vị trải bao gian lao khổ cực mới tới được nơi đây, xin mời ngồi. Đạo đồng mau dâng rượu ngọc Quỳnh Tương.
Đạo Đồng: Xin tuân lệnh... Đã dâng lên, kính mời Tế Phật cùng Dương Thiện Sinh dùng.
Dương Sinh: Cảm tạ Đạo Tổ đã quá ưu ái và hậu đãi.
Đạo Tổ: Chớ khách sáo, hai vị bữa nay lại quá bộ tới thăm nơi này, tôi rất đỗi vui mừng. Tuy sống tiêu dao nơi cõi Trời song lòng tôi lúc nào cũng nghĩ ngợi về thế đạo và chúng sinh, thấy người đời hiện nay kẻ giữ đạo đức rất hiếm nên tôi luôn luôn ráng sức cứu độ các sinh linh trở về nguồn cội. Nay nhờ Thánh Hội do Tam Tào triệu tập đã quyết định tiết lộ phong cảnh Thiên Đường tươi sáng hầu hướng dẫn chúng sinh trở về Trời thực quả là may mắn. Tôi càng vui mừng hơn nữa khi thấy hai vị có được cái vinh dự lãnh trách nhiệm viết sách Thiên Đường Du Ký, hiện tại nhiệm vụ kể cũng khá nặng nề vì đường đi tới mục đích quá xa. Tôi tiết lậu cơ huyền vi của thiên địa tạo hóa là cốt giúp chúng sinh tỏ rõ ngả về Trời, vậy xin hứa hết lòng bày giải cùng người đời để khỏi phụ lòng Trời xanh trông cậy.
Dương Sinh: Hiện tại người đời phần lớn vật chất dư thừa nhưng tinh thần lại trống rỗng, do đó việc tu dưỡng tính tình để tâm thần được yên ổn rất là cần thiết, nhưng khổ nỗi chẳng rõ cái lý của đạo ra sao để mà tu luyện cho có kết quả. Vậy kính mong Đạo Tổ chỉ giáo cho.
Đạo Tổ: Đường lối tu đạo tuy có hàng ngàn vạn pháp môn nhưng cuối cùng không thể không nghĩ tới Thiên Đàng cực lạc. Do đó, muốn tu đạo trước phải lo hiểu rõ lẽ đạo mới mong tránh khỏi tu luyện một cách mù quáng (yêu tu đạo tiên tu liêu giải đại đạo nguyên do phương miễn manh tu hạt luyện). Tốn hao nhiều mồ hôi mà lại lầm đường lạc lối thì thật quả là đáng tiếc. Điểm quan trọng hàng đầu của việc tu đạo là phải có duyên, kẻ vô duyên chẳng thể thức tỉnh đạo tâm, không thức đạo tâm chắc chắn rớt vào cõi mênh mang mờ mịt, chẳng thể tìm được chốn nghỉ. Chưa kể cái thế vận hành của đạo mỗi thời đại lại đổi khác, kẻ không rõ được sự vận hành của Trời thì tuy có duyên song cũng vô phương đắc nổi đạo.
Đức Thầy giảng:
Cho nên người ta tu cứ ôm cái cách, cái phong kiến đó tu là không có được. Phải tùy thời mà tiến, cho nên chỉ có điển mới là đi theo hợp thời được. [31:47]
Giống như kẻ hỏi đường nhưng không rõ giờ xe khởi hành, tới lúc đến được trạm xe thì xe đã rời bến từ lâu. Thế mới biết tuy có duyên nhưng vì không rõ được thời vận thành ra uổng phí rất nhiều công phu mà vẫn chẳng thể đi vào đường đạo, do đó cần phải hiểu rõ vận trời để còn biết đường mà tiến thoái. Tu đạo không khó nhưng cần phải thận trọng từng bước, vì chỉ cần lơ đễnh một chút là có thể gặp hiểm họa. Kẻ đi vào đường đạo phải kỹ lưỡng từng chút, nếu như phản quy tắc, không những bị câu lưu xử tội mà còn nguy hiểm tới tính mạng. Người tu đạo tuân theo lý đạo giống như kẻ đi đường càng đi càng thêm can đảm, cuối cùng đạt mục đích hồi nào không hay; còn như phản đạo giống kẻ đi đường càng đi càng sợ hãi, chẳng thể gặp được sinh lộ mà gặp ngay tử lộ, bởi vậy người tu đạo phải hết sức thận trọng vậy.
Dương Sinh: Thưa con không được rõ tu tới cảnh giới tối cao “Tam Hoa Tụ Đỉnh, Ngũ Khí Triều Nguyên” đạt đạo quả “Kim Tiên” là như thế nào?
Đạo Tổ: Đạo Tiên lấy Kim Tiên là cực phẩm, tức là Vô Cực Kim Tiên, tới được mức này không còn sống chết, vĩnh viễn thoát vòng luân hồi. Tam Hoa Tụ Đỉnh, Ngũ Khí Triều Nguyên là công phu đạt tới mức tối thượng thừa của đạo gia, nếu không tu được tới mức đó hẳn là vô phương vào được cảnh giới Kim Tiên và Vòng Tròn Vô Cực. Xin tạm giảng giải ý nghĩa siêu diệu của Tam Hoa Tụ Đỉnh và Ngũ Khí Triều Nguyên như sau:
1/ Nhân hoa (hoa người): Luyện tinh hóa khí. Người vốn do sự hòa hợp của tinh mà sinh sản, cho nên tinh là chủng tử của luân hồi. Kẻ tu đạo, tâm phải lìa được “hạ tiêu” (tức đường dẫn khí nằm ở phía trên bàng quang chủ về phân biệt thanh trược, chỉ ra mà không vào). Có diệt trừ được dâm dục thì tinh mới không xuất, có quên được chuyện dâm dục thì tinh mới đầy và “hoa chì” mới nở.
2/ Địa hoa (hoa đất): Luyện khí hóa thần. Người ta sống được là nhờ ở khí, kẻ tu đạo tâm phải lìa được “trung tiêu” (tức mạch dẫn khí nằm ở lằn trong bao tử) thì không kinh không sợ, không oán không giận ắt khí hòa thuận bình yên, đạo thông suốt; trung khí đủ thì không nghĩ tới ăn, “hoa bạc” mới nở.
3/ Thiên hoa (hoa trời): Luyện thần hoàn hư. Tinh khí tuy đủ song không có thần ắt thân thể không có ánh sáng thì kể như chết cho nên thần là chủ tể. Kẻ tu đạo, tâm lìa được “thượng tiêu” (tức mạch dẫn khí nằm ở phía trên bao tử) mới không chấp trước, thần mãn túc thì không còn nghĩ tới ngủ, hồn trong lắng tỉnh táo ắt thoát xác trở về hư vô, vào cảnh giới hư không và “hoa vàng” bừng nở.
Đức Thầy giảng: [35:30]
(audio thiếu câu đầu, chữ màu xanh)
Đọc đến đây chúng ta thấy rõ, làm sao, làm sao, làm sao để hiểu những cái điểm này? Làm sao để lìa được trung tiêu? À, rồi mới được tiến hóa làm sao? Cho nên chúng ta đã nhờ cái Pháp Luân Thường Chuyển, nhờ cái thanh khí nó chuyển giải lần lần, lần lần lần lên. Rồi trước kia các bạn ham mê cái này, ham mê cái kia, rồi mà làm Pháp Luân Thường Chuyển rồi tự nó rời lần lần. Ngay như cái tánh ham mê nó cũng bớt rồi. Thì cái dục tính, cái dâm tánh nó bớt thì cái dục nó không còn.
Cứ làm Pháp Luân Thường Chuyển lần lần, lần lần nó rời đi, người ta rời đi hồi nào các bạn không hay. Rồi các bạn sống quen với vậy thì các bạn không có cái gì mà bỡ ngỡ trước cái tình dục, mà trước cái sự quyến rũ hết thảy.
Cho nên cái Pháp Luân Thường Chuyển nó đã dẫn tiến các bạn, và đọc vô trong cái cuốn sách này để chứng minh cho các bạn thấy rằng con người có khả năng làm như vậy bằng một cách tu học, hướng thiện. Nhưng mà chúng ta vận dụng phần nguyên khí của Trời Đất để hỗ trợ cho chúng ta đạt đạo, người ta kêu bằng đốn ngộ, đi ngắn và để tiến tới.
Mà không hành lại chế pháp, sửa pháp thì tu suốt đời không có đến đâu hết thảy. Cho nên nhiều khi các bạn làm Pháp Luân Thường Chuyển nhiều rồi, các bạn tới cái miếng ăn các bạn cũng không cần thiết nữa, thấy ăn chút chơi vậy thôi, cho nó ấm no chớ để cái bao tử nó khỏi cọ xát, chớ kỳ thật không phải là thích ăn và tham ăn nữa, không có vụ đó. Còn thích ăn, còn tham ăn đối với Vô Vi chứng minh là cái người đó chưa đạt một cái gì ở trong nội thức hết thảy. Bây giờ có dùng lý đạo nói cũng chỉ vá víu ở bên ngoài mà thôi, sự thật khả năng sáng suốt nó không có. [37:04]
1/ Tâm (tim): Chứa thần, hậu thiên là thần thức, tiên thiên là “lễ” (phép tắc) không buồn thương ắt thần định là Xích đế (vua đỏ hay lửa) ở phương Nam vì hỏa khí triều nguyên.
2/ Can (gan): Chứa hồn, hậu thiên là du hồn, tiên thiên là “nhân” (lòng thương), không vui sướng ắt thần định là Thanh đế (vua xanh) ở phương Đông vì mộc khí triều nguyên.
Đức Thầy giảng:
Can là thuộc về bên cây, nó là cái màu xanh. [37:40]
3/ Tì (lá lách): Chứa ý, hậu thiên là vong ý (quên ý tưởng) tiên thiên là “tín” (tin tưởng), không tham dục ắt ý định là trung ương hoàng đế vì thổ khí triều nguyên.
4/ Phế (phổi): Chứa phách, hậu thiên là quỷ phách, tiên thiên là nghĩa, không giận ắt phách định là Bạch đế ở phương Tây vì kim khí triều nguyên.
Đức Thầy giảng:
Cho nên trong này chúng ta: Tâm là thuộc về Hỏa này. Can thuộc về Mộc này. Tỳ thuộc về Thổ này. Đó! Phổi thuộc về Kim. [38:25]
5/ Thận (cật): Chứa tinh, hậu thiên là trược tinh, tiên thiên là trí, không vui sướng ắt tinh định là Hắc đế ở phương Bắc vì thủy khí triều nguyên.
Đức Thầy giảng:
Đó! Cái tạng nào nó cũng có cái khí nó đưa lên mà nó dẫn tiến về tâm linh.
Trên đây là cái lẽ Tam Hoa Tụ Đỉnh và Ngũ Khí Triều Nguyên. Nói khác đi, người tu đạo thì ngũ hành trở về ngũ lão, tam hoa hóa tam thanh, quy hoàn bản thể Vô Cực.
Đức Thầy giảng:
Cho nên người tu bên Vô Vi làm Pháp Luân Thường Chuyển không thả lỏng nhưng mà rốt cuộc, ban đầu mình ép xuống, đem lên, rồi tự nhiên nó trở về với tự nhiên là nó thả lỏng, nó hòa với bên trên rồi. “Tam hoa hóa tam thanh quy hoàn bản thể Vô Cực”: Lúc đó là cảm thấy cái tâm nó nhẹ nhàng rồi. [39:20]
đạt cứu cánh viên thông. Tu pháp quả không khó, giữ tinh, khí, thần, tôn nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, không đau buồn, vui sướng, dâm dục, giận hờn, ắt bản tính tự tại thành tựu được quả vị Kim Tiên. Do đó mới nói người ta có thể tu tâm dưỡng tính để thân tâm mình không còn một chút khuyết điểm, có thể tự do qua lại ở chốn thế gian mặc dù có muôn ngàn luật lệ đặt ra vẫn không trói buộc được mình, tự nhiên siêu thoát ba cõi, ra khỏi ngũ hành. Đó chính là cái lý của Tam Hoa Tụ Đỉnh và Ngũ Khí Triều Nguyên. Tam Hoa Ngũ Khí là một loại thần khí thăng hoa, khi kết tụ làm một có thể rung trời chuyển đất hết sức dễ dàng, thần thánh cũng không ngăn nổi, tự nhiên thành tựu được quả vị tối cao là Đại La Kim Tiên.
Dương Sinh: Cảm tạ Đạo Tổ đã khai sáng trí huệ cho ngu sinh. Thưa còn con trâu xanh ở bên ngoài cung Thái Thanh lai lịch của nó thế nào? Ngài có thể giới thiệu qua về nó được không?
Đạo Tổ: Dương Sinh muốn biết rõ lai lịch tôi có thể trình bày sơ qua vài điểm như sau: Sự tích Lão Tử cưỡi trâu xanh qua cửa ải Hàm Cốc thì tiền thân của trâu chính là Mộc Công Thanh Đế ở phương Đông hóa thành. Còn tôi hóa thân làm Lão Tử ở Á Đông, lãnh sứ mạng phổ độ chúng sinh khắp cõi này. Các nước Á Đông vốn lấy nghề nông làm nền tảng duy trì và phát triển quốc gia, vì hầu hết dùng trâu canh tác cho nên việc tôi cưỡi trâu xanh tượng trưng cho sự giúp đời. Tôi hóa làm Lão Tử truyền đạo để giáo hóa chúng sinh và đã cưỡi trâu xanh qua ải Hàm Cốc trao lại cho ông lão canh ải tên là Y Hỷ cuốn Đạo Đức Kinh gồm 5000 chữ. Rồi sau đó tôi lại hóa thân qua Ấn Độ khai mở trí huệ cho dân tộc này khiến họ thờ bò, coi bò là thánh. Đó là nguyên nhân sâu xa của sự thần hóa từ bao ngàn năm trước mà người đời giờ đây mới rõ. Nhân loại hiện thời đa số được trâu bò nuôi lớn, như sữa trẻ con bú là chất tiết ra từ cơ thể bò, vả lại lượng thực phẩm nuôi nhân loại mỗi ngày một sút giảm nên phải dùng sữa bò thay thế trong nhiều trường hợp, và cũng bởi ăn uống lâu ngày nên nhiều kẻ nhiễm tính trâu bò. Loài người rớt xuống hậu thiên sinh trưởng trên mặt đất là do trâu bò hóa kiếp cho nên không lấy làm ngạc nhiên ở điểm đạo tâm khác nhau, tính tình ngày một đổi khác. Mong rằng sau khi nghe tôi thuyết pháp sẽ đội ơn trâu bò, lần lần biết giữ đạo tâm mới không phụ việc tôi hóa thân cứu độ chúng sinh. Còn tại sao trâu lại một sừng? Đó là vì đạo của tôi có một không hai, trên trời dưới đất chỉ có mỗi đạo là độc tôn thôi.
Tế Phật: Xin cảm tạ những lời Đạo Tổ vừa chỉ giáo. Vì thời giờ eo hẹp, tôi phải đem Dương Sinh trở lại Thánh Hiền Đường, xin bái từ.
Dương Sinh: Lạy tạ Đạo Tổ đã ban lời vàng ngọc, vì thời giờ gấp gáp, con phải theo ân sư Tế Phật trở về Thánh Hiền Đường, xin bái biệt.
Đạo Tổ: Mong hai vị còn có cơ hội trở lại nơi đây.
Tế Phật: Còn duyên còn gặp lại.
Đạo Tổ: Ra lệnh cho các đạo đồng hàng ngũ chỉnh tề đưa tiễn.
Tế Phật: Đã tới Thánh Hiền Đường, Dương Sinh xuống đài sen, hồn phách nhập thể xác.
Hết cuốn 3 - ID# 00000000L20 - [43:48]